Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

De cuong lich su 11 HKII

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.99 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ 11</b>



<b>Bài 19. NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC (1858 – 1873)</b>
<i><b>Câu 1. Vì sao Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên khi xâm lược Việt Nam ?</b></i>
 Đà Nẵng có vị trí chiến lược quan trọng, là cảng nước sâu, rộng, tàu chiến có thể hoạt động dễ
dàng, thuận lợi cho kế hoạch <i>“chiến tranh chớp nhoáng”</i>.


 Hậu phương Đà Nẵng là vùng đồng bằng Nam-Ngãi rộng lớn, có thể lợi dụng thực hiện âm mưu


<i>“lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”</i>.


 Đà Nẵng nằm trên trục GT Bắc-Nam, gần Huế, có thể dùng Đà Nẵng làm bàn đạp tấn công Huế,
buộc triều Nguyễn phải đầu hàng.


 Là nơi Pháp xây dựng được cơ sở giáo dân theo Kitô, hy vọng được giáo dân ủng hộ.


<i><b>Câu 2. Em có nhận xét gì về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta vào năm 1858 ?</b></i>
 Ngay từ khi Pháp xâm lược, quan quân triều đình cùng nhân dân anh dũng chống giặc.


 Quân dân ta anh dũng chống trả, thực hiện kế sách “vườn không nhà trống” gây cho địch nhiều
khó khăn, đẩy lùi nhiều đợt tấn cơng của giặc, khí thế kháng chiến sôi sục khắp nơi.


 Cuộc kháng chiến của quân dân ta đã bước đầu làm thất bại âm mưu <i>“đánh nhanh thắng nhanh”</i>
của Pháp.


<i><b>Câu 3. Tại sao Pháp lại đánh Gia Định, chứ không đánh ra Bắc Kì ?</b></i>


 Gia Định xa Trung Quốc, tránh được sự can thiệp của nhà Thanh; xa kinh đô Huế, tránh được sự
tiếp viện của triều đình Huế.


 Gia Định và Nam Kỳ là vựa lúa lớn của Việt Nam, chiếm được Gia Định, coi như là chiếm được


kho lúa gạo của triều đình Huế, gây khó khăn cho triều đình về lương thực.


 Từ Gia Định có thể đánh sang Campuchia, làm chủ lưu vực sông Mê Kông.


 Pháp phải hành động gấp, vì: Anh sau khi chiếm Singapo và Hương Cảng cũng đang ngấp nghé
chiếm Sài Gòn.


<i><b>Câu 4. Nguyên nhân triều đình Huế ký với Pháp HƯ Nhâm Tuất ?</b></i>
 Nhân nhượng với Pháp, để bảo vệ quyền lợi của giai cấp và giịng họ.


 Rảnh tay ở phía Nam để đối phó với phong trào nơng dân khởi nghĩa ở phía Bắc.
<i><b>Câu 5. Đánh giá HƯ Nhâm Tuất ?</b></i>


 Đây là một Hiệp ước cắt đất cầu hịa đầu tiên của triều đình Huế, mà theo đó ta phải chịu nhiều
thiệt thòi, vi phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.


 Chứng tỏ thái độ nhu nhược của triều đình, bước đầu nhà Nguyễn đã đầu hàng thực dân Pháp,
tạo điều kiện cho Pháp xâm chiếm toàn bộ Việt Nam.


<i><b>Câu 6. Nhận xét cuộc kháng chiến của nhân dân ta sau HƯ Nhâm Tuất ?</b></i>


 Từ sau 1862, cuộc kháng chiến của nhân dân mang tính độc lập với triều đình, vừa chống Pháp
vừa chống phong kiến đầu hàng.


 Cuộc kháng chiến của nhân dân gặp nhiều khó khăn do thái độ bỏ rơi, xa lánh của triều đình với
lực lượng kháng chiến.


<i><b>Câu 7. So sánh tinh thần chống Pháp của vua quan triều Nguyễn và của nhân dân từ 1858 – </b></i>
<i><b>1873 ?</b></i>



 <i>Triều đình:</i> tổ chức kháng chiến chống Pháp ngay từ đầu, cùng nhân dân chống Pháp, gây cho
địch nhiều khó khăn; song với đường lối kháng chiến nặng tính phịng thủ, thiếu chủ động, nhà
Nguyễn ảo tưởng cầu hòa với Pháp, bạc nhược trước những đòi hỏi của thực dân Pháp; ngày càng
xa rời cuộc kháng chiến của nhân dân, chống lại nhân dân.


 <i>Nhân dân</i> ta chủ động đứng lên kháng chiến chống Pháp ngay từ đầu với tinh thần cương quyết
dũng cảm. Khi triều đình đầu hàng, nhân dân tiếp tục kháng chiến, bằng nhiều hình thức linh hoạt,
sáng tạo. Tuy thất bại, nhưng cuộc kháng chiến của nhân dân ta thể hiện lòng yêu nước, căm thù
giặc sâu sắc, tinh thần đấu tranh bất khất của nhân dân ta.


<b>Bài 20. CHIẾN SỰ LAN RỘNG RA TOÀN QUỐC.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>NHÀ NGUYỄN ĐẦU HÀNG</b>
<i><b>Câu 8. Ý nghĩa 2 trận Cầu Giấy ?</b></i>


 <i>Lần 1: </i>  Nhân dân ta vô cùng phấn khởi, tạo thời cơ cho quân dân ta đánh Pháp.
 Làm cho Pháp hoang mang, lo sợ.


 <i>Lần 2:</i>  Thể hiện rõ quyết tâm tiêu diệt giặc của nhân dân ta.
 Nhân dân ta phấn khởi, tạo thời cơ tiêu diệt giặc.


 Chứng tỏ khởi nghĩa chống Pháp và thắng Pháp của nhân dân ta.
<i><b>Câu 9. Cuộc kháng chiến ở Bắc Kì lần thứ nhất có điểm gì đáng chú ý ?</b></i>


 <i>Về lãnh đạo</i>: triều đình phong kiến (Nguyễn Tri Phương) nhưng đã nhanh chóng thất bại. Sau
đó, triều đình chuyển sang thương thuyết với giặc.


 <i>Về lực lượng</i>: quân đội triều đình và đơng đảo các tầng lớp nhân dân.


 <i>Về quy mô</i>: phong trào diễn ra mạnh mẽ, rộng khắp, đạt một số thành tựu (trận Cầu Giấy), nhưng


còn phân tán, thiếu thống nhất.


 <i>Về tính chất</i>: Cuộc kháng chiến mang tính dân tộc, thuộc phạm trù phong kiến. Lúc đầu là triều
đình lãnh đạo nhân dân chống Pháp, sau chuyển sang giai đoạn mới: nhân dân vừa chống Pháp vừa
chống triều đình phong kiến đầu hàng.


<i><b>Câu 10. Trận Cầu Giấy năm 1873 ảnh hưởng đến cục diện chiến tranh như thế nào ?</b></i>


 <i>Về phía Pháp: </i>Là tổn thất nặng nề nhất của Pháp, khiến quân Pháp hoang mang, lo sợ, dự tính
rút khỏi Bắc Kì.


 <i>Về phía ta:</i>


 Chiến thắng Cầu Giấy làm nức lòng nhân dân cả nước, nhân dân hăng hái chống giặc.
 Các đội quân bất chấp lệnh bãi binh của triều đình, củng cố lực lượng sẵn sàng đánh Pháp.
Þ Cục diện chiến tranh thay đổi có lợi cho ta, qn Pháp đứng trước tình thế khó khăn, có thể bị
tiêu diệt ở Bắc Kì; nhưng triều Nguyễn đã bỏ lỡ cơ hội tiêu diệt giặc, ra lệnh bãi binh và giải tán các
đội dân binh để thương lượng với Pháp kí Hiệp ước 1874, nhờ đó, Pháp thoát khỏi thế bị tiêu diệt.
<i><b>Câu 11. Nhận xét vê nội dung Hiệp ước Giáp Tuất 1874 ?</b></i>


 Tính chất cướp nước và bán nước ngày càng thể hiện rõ hơn.


 Đất đai ngày càng bị chiếm nhiều hơn, chủ quyền dân tộc ngày càng bị xâm phạm nghiêm trọng.
 Theo đó, triều Huế nhượng hẳn 6 tỉnh Nam Kì cho Pháp, Việt Nam “chiểu” theo đường lối ngoại
giao của Pháp, Pháp được tự do buôn bán và được đóng qn tại những vị trí then chốt ở Bắc Kì.
 Hiệp ước gây nên làn sóng bất bình trong nhân dân. Cuộc kháng chiến của nhân dân chuyển
sang giai đoạn mới: vừa chống Pháp vừa chống triều đình phong kiến đầu hàng.


<i><b>Câu 12. Vì sao đến năm 1883, Pháp quyết định đánh Thuận An ?</b></i>



Pháp đánh Thuận An năm 1883 vì lúc này nhà Nguyễn đang rối loạn sau cái chết của vua Tự
Đức và các đại thần liên tục phế lập các vua, triều đình nhà Nguyễn đối nội lục đục, đối ngoại kém,
đó là thời cơ tốt nhất để pháp đánh bại hồn tồn triều đình nhà Nguyễn.


<i><b>Câu 13. Vì sao nói HƯ 1883 trên thực tế đã thủ tiêu nền độc lập thống nhất của nước ta ? Vì </b></i>
<i><b>sao Pháp thay đổi HƯ 1883 bằng HƯ 1884 ?</b></i>


 Vì: với HƯ này, triều đình chính thức thừa nhận sự bảo hộ của Pháp, mọi công việc kinh tế,
chính trị, ngoại giao của Việt Nam đều nằm trong tay Pháp.


 Vì: HƯ 1883 vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân ta. HƯ 1884 nhằm xoa dịu dư luận
và mua chuộc những phần tử phong kiến đầu hàng.


<i><b>Câu 14. Những nguyên nhân nào khiến cho cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của quân</b></i>
<i><b>dân ta từ 1858 – 1884 thất bại ?</b></i>


 Khách quan:  Chênh lệch về lực lượng giữa ta và địch.


 Hoàn cảnh các nước ĐNÁ đều bị TD p.Tây xâm lược là tất yếu.
 Chủ quan:


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

 <i>Triều đình</i> bỏ dân, quan lại hèn nhát. Quân sự lạc hậu, cách đánh theo kiểu phong kiến. Chính
sách <i>“bế quan tỏa cảng”</i> làm nước ta suy yếu, lạc hậu.


 <i>Kháng chiến của nhân dân</i> mang tính tự phát, thiếu tổ chức, thiếu sự lãnh đạo thống nhất, triều
đình bỏ rơi, cản trở cuộc kháng chiến của nhân dân ta.


<i><b>Câu 15. Lập bảng thống kê phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 </b></i>
<i><b>đến năm 1884 ?</b></i>



<b>Giai đoạn</b> <b>Diễn biến chính</b> <b>Tên nhân vật tiêu biểu</b>


<i>1858 – 1862</i> - Khi Pháp tấn công Đà Nẵng, Gia Định, nhân dân đã
cùng triều đình chống giặc, làm thất bại âm mưu
“đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp.


- Khi Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Đông, nhân dân
đã bất chấp lệnh bãi binh của triều đình, tiếp tục lập
căn cứ kháng Pháp, gây nhiều tổn thất cho địch.


Trương Định, Nguyễn
Trung Trực, Võ Duy Dương,


<i>1863 –1873</i> Sau Hiệp ước 1862, Pháp tiếp tục đánh chiếm 3 tỉnh
miền Tây Kỳ, phong trào kháng chiến của nhân dân
Nam Kì phát triển, nhiều trung tâm kháng chiến được
xây dựng.


Trương Quyền, Nguyễn Hữu
Huân, Nguyễn Trung Trực,
Phan Tôn, Phan Liêm…


<i>1873 – 1884</i> Pháp 2 lần tấn cơng Bắc Kì, nhân dân sát cánh cùng
triều đình chống giặc.


- Pháp thiệt hại nặng ở hai trận Cầu Giấy


Hoàng Tá Viêm, Trương
Quang Đản, Lưu Vĩnh Phúc,




<b>Bài 21. PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM </b>
<b>TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỶ XIX</b>


<i><b>Câu 16. So sánh các giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương về: lãnh đạo, quy mô và </b></i>
<i><b>địa bàn ?</b></i>


<b>Nội dung</b> <b>1885 – 1888</b> <b>1888 – 1896</b>


<i>Lãnh đạo</i> Có sự lãnh đạo thống nhất của triều
đình (Hàm Nghi, Tơn Thất Thuyết) và
các văn thân, sĩ phu yêu nước.


Các sỹ phu, văn thân yêu nước tiếp tục
lãnh đạo từng địa phương.


<i>Quy mô</i> Hàng chục cuộc khởi nghĩa nổ ra với
quy mô nhỏ, thời gian ngắn.


Quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa
lớn, thời gian dài.


<i>Địa bàn</i> Rộng khắp vùng đồng bằng và trung du Trung du và miền núi
<i><b>Câu 17. Phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX:</b></i>


<i><b>a. Tính chất: Phong trào Cần vương thực chất là phong trào đấu tranh yêu nước chống Pháp xâm </b></i>
lược của nhân dân ta mang ý thức hệ phong kiến, thể hiện tính dân tộc sâu sắc, nhằm khơi phục lại
chế độ phong kiến độc lập.



<i><b>b. Nguyên nhân thất bại:</b></i>


 <i>Khách quan:</i>  Nổ ra khi thực dân Pháp đã củng cố nền thống trị của mình,
 Lực lượng còn mạnh, lực lượng khởi nghĩa còn yếu.


 <i>Chủ quan:</i>


 Ngọn cờ phong kiến lỗi thời, triều đình đầu hàng, khơng thể huy động sức mạnh tồn dân tộc.
 Lãnh đạo là văn thân, sĩ phu còn chịu ảnh hưởng của ý thức hệ phong kiến.


 Phong trào mang tính chất địa phương, thiếu sự chỉ huy thống nhất, khơng phát triển thành cuộc
kháng chiến tồn quốc, phân tán, lẻ tẻ, mang tính địa phương, dễ bị đàn áp.


 Khẩu hiệu Cần vương chỉ đáp ứng một phần nhỏ yêu cầu của nhân dân.


 Thiếu giai cấp cấp tiến lãnh đạo. Người lãnh đạo ít chú ý điều kiện để kháng chiến lâu dài, đảm
bảo thắng lợi cho cuộc khởi nghĩa.


<i><b>c. Ý nghĩa:</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

 Làm chậm quá trình bình định của Pháp. Nêu cao tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh, tinh thần
chiến đấu anh dũng chống xâm lược của nhân dân ta.


 Để lại nhiều bài học quý báu cho cuộc đấu tranh chống xâm lược ở giai đoạn sau.
 Là nguồn cổ vũ tinh thần to lớn cho phong trào dân tộc chủ nghĩa ra đời vào TK XX.
<i><b>d. Bài học kinh nghiệm:</b></i>


 Phải có đường lối đúng đắn lãnh đạo của một lực lượng xã hội tiên tiến.


 Phải có sự phối hợp giữa các cuộc khởi nghĩa tạo nên một phong trào mang tính tốn quốc.


 Phải kết hợp nhiều hình thực đấu tranh phong phú,linh hoạt.


<i><b>e. Phong trào Cần Vương thất bại nói lên</b></i>sự thất bại của con đường cứu nước theo hệ tư tưởng
phong kiến, cần phải tìm kiếm con đường cứu nước mới.


<i><b>Câu 18. Vì sao khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần </b></i>
<i><b>vương ?</b></i>


 <i>Thời gian</i> chiến đấu lâu dài: 12 năm.


 <i>Lãnh đạo:</i> Phan Đình Phùng – sĩ phu đại khoa đồng thời đã từng là đại thần trong triều đình –
Cao Thắng – nhà chế tạo vũ khí nổi tiếng đất Hồng – Lam (Nghệ - Tĩnh).


 <i>Quy mô</i>: lớn, địa bàn hoạt động rộng khắp 4 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình;
xây dựng nhiều căn cứ, trung tâm là núi Vụ Quang.


 <i>Tính chất</i> ác liệt, chiến đấu cam go chống Pháp và tay sai, tính chất của cuộc kháng chiến đã
thay đổi, đó là xung đột giữa nhân dân Việt Nam và đế quốc Pháp, tức nội dung dân tộc đã được thể
hiện rõ chứ không chỉ đơn thuần chỉ là xung đột giữa đế quốc và phong kiến.


 <i>Lực lượng</i> đông đảo, bước đầu có liên lạc với các cuộc khởi nghĩa khác.


 <i>Tổ chức chặt chẽ:</i> nghĩa quân được phiên chế thành 15 quân thứ, chia làm nhiều nơi đóng quân,
thường xuyên liên lạc đảm bảo sự chỉ huy thống nhất. Ngồi vũ khí tự tạo, Cao Thắng và các nghĩa
quân còn chế tạo được súng trường theo kiểu của Pháp để trang bị cho nghĩa quân.


 <i>Phương thức hoạt động:</i> tiến hành chiến tranh du kích nhưng hình thức phong phú, linh hoạt, có
khi chủ động tấn cơng vào sào huyệt kẻ thù hoặc đánh rộng xuống đồng bằng, gây cho giặc nhiều
tổn thất. Thực dân Pháp phải rất vất vả mới đàn áp được.



 Cuộc khởi nghĩa đã huy động đến mức cao độ tiềm năng to lớn của nhân dân.


® Khởi nghĩa Hương Khê là khởi nghĩa tiêu biểu nhất phong trào Cần Vương cuối TK XIX, có
quy mơ rộng lớn, tổ chức tương đối chặt chẽ, lập nhiều chiến công, gây cho địch những tổn thất
nặng nề.


<i><b>Câu 19. Nguyên nhân thất bại của khởi nghĩa Yên Thế ?</b></i>


 Sau khi phong trào Cần vương tan rã, Pháp có điều kiện tập trung lực lượng đàn áp khởi nghĩa
Yên Thế.


 So sánh lực lượng chênh lệch: quân Pháp đông và mạnh, vũ khí tối tân, chiến thuật tiên tiến.
 Pháp dùng thủ đoạn đê hèn, mua chuộc tay sai, sát hại Đề Thám.


 Mang nặng hệ tư tưởng phong kiến, thiếu vai trò lãnh đạo của giai cấp tiên tiến.


 Phong trào mang tính chất địa phương, khơng có khả năng phát triển thành cuộc kháng chiến
toàn quốc.


<i><b>Câu 20. So sánh khởi nghĩa Yên Thế và các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương?</b></i>


<i>* Giống nhau:</i>


+ Đều là phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta cuối TK XIX.
+ Đều có sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân.


+ Đều thất bại


<i>* Khác nhau</i>



<b>Nội dung</b> <b>Các cuộc khởi nghĩa trong </b>


<b>phong trào Cần vương</b> <b>Khởi nghĩa Yên Thế</b>


<i>Thời gian</i> 1885 – 1896 (30 năm) 1884 – 1913 (12 năm)


<i>Lãnh đạo</i> Văn thân, sĩ phu yêu nước Nông dân


<i>Lực lượng</i> Các tầng lớp nhân dân Nông dân


<i>Địa bàn</i> Vùng đồng bằng, trung du, rừng núi Bắc


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<i>Mục đích</i> Chống Pháp, khôi phục chế độ phong


kiến độc lập. Bảo vệ xóm làng, cuộc sống của nhân dân địa phương.


<i>Hình thức</i> Vũ trang Vũ trang kết hợp giảng hịa


<i>Tính chất</i> Giải phóng dân tộc Tự phát, tự vệ


<i><b>Câu 21. Nhận xét chung về phong trào chống Pháp cuối thế kỷ XIX (từ sau năm 1884) </b></i>
 Bối cảnh: triều đình đầu hàng Pháp, Pháp bắt đầu bình định Việt Nam.


 Lãnh đạo: văn thân, sĩ phu yêu nước, hưởng ứng chiếu Cần vương hoặc nông dân.
 Lực lượng: đông đảo các tầng lớp nhân dân, nhất là nông dân.


 Mục tiêu: chống đế quốc và phong kiến đầu hàng, giải phóng dân tộc, bảo vệ quê hương, cuộc
sống của nhân dân.


 Tính chất: diễn ra sơi nổi, quyết liệt, rộng khắp cả nước.



 Hình thức: đấu tranh vũ trang hoặc vũ trang kết hợp giảng hòa.
 Hầu hết đầu thất bại.


<i><b>Câu 22. Đặc điểm khởi nghĩa Yến Thế ?</b></i>


 Là phong trào tự phát của ND, kết hợp được yêu cầu độc lập dân tộc với nguyện vọng dân chủ.
 Là phong trào đấu tranh lớn của ND cuối TK XIX – đầu TK XX.


 Sự đấu tranh bền bỉ suốt 30 năm nói lên tiềm năng, ý chí, sức mạnh lớn lao của ND, sự độc đáo
của chiến tranh du kích.


 Xuất phát từ mục đích bảo vệ xóm làng, bảo vệ cuộc sống người dân nên đã vượt lên tất cả các
cuộc khởi nghĩa khác về thời gian tồn tại.


 Lãnh đạo là các tướng lĩnh, nghĩa quân trung kiên, trưởng thành trong chiến đấu, nên họ đã có
bài học về thất bại và thành công, đặc biệt, hầu hết họ là ND.


<b>Bài 23. PHONG TRÀO YÊU NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG Ở VIỆT NAM </b>


<b>TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914)</b>


<i><b>Câu 23. Bối cảnh nảy sinh khuynh hướng mới trong phong trào vận động giải phóng dân tộc </b></i>
<i><b>đầu thế kỉ XX.</b></i>


 <i>Tình hình trong nước:</i>


 Phong trào Cần vương chấm dứt, phong trào đấu tranh theo hệ tư tưởng phong kiến thất bại, các
phong trào tự phát của ND tạm lắng.



 Cuộc khai thác thuộc địa của Pháp đã làm quan hệ sản xuất TBCN được du nhập vào nước ta
bên cạnh quan hệ sản xuất phong kiến; nảy sinh những lực lượng xã hội mới như công nhân, tư sản
và tiểu tư sản, đã tạo ra những điều kiện bên trong cho một cuộc vận động giải phóng dân tộc theo
xu hướng mới.


 <i>Ảnh hưởng của trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản từ bên ngoài vào Việt Nam:</i>


 Đúng lúc này, các sách Tân thư, Tân báo do Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu viết được đưa vào
Việt Nam đã cổ vũ các sĩ phu tiên tiến hướng theo lý tưởng cuộc vận động Duy tân của Trung Quốc,
cuộc Duy tân Minh Trị, vào con đường cách mạng tư sản.


 Những đổi mới của Nhật sau cuộc Duy tân Minh Trị và thắng lợi trong chiến tranh Nga – Nhật
càng củng cố niềm tin của họ vào con đường cách mạng tư sản.


 Đầu thế kỷ XX, một phong trào yêu nước mới ở nước ta nảy sinh theo khuynh hướng dân chủ tư
sản, tiêu biểu là Phan Bội Châu – người lãnh đạo xu hướng bạo động và Phan Châu Trinh – người
lãnh đạo xu hướng cải cách.


<i><b>Câu 24. Vì sao PBC chủ trương bạo động vũ trang và dựa vào Nhật để giành độc lập ? Bài học</b></i>
<i><b>học rút ra từ phong trào Đông du ?</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

 PBC muốn dựa vào Nhật Bản để giành độc lập vì ơng cho rằng: NB là nước đồng chủng, đồng
văn, lại đi theo con đường tư bản châu Âu giàu mạnh lên, đánh thắng đế quốc Nga và thốt khỏi đế
quốc xâm lược nên có thể nhờ cậy được.


 Bài học:


 Chủ trương bạo động là đúng, nhưng tư tưởng cầu viện là sai <i>“đuổi hùm của trước, rước sói cửa</i>


<i>sau”</i>, khơng thể dựa vào đế quốc để đánh đế quốc được.



 Cần xây dựng thực lực trong nước, trên cơ sở đó mà tranh thủ hỗ trợ quốc tế chân chính.
<i><b>Câu 25. Nguyên nhân dẫn tới phong trào chống thuế ở Trung Kì năm 1908.</b></i>


 Do chính sách cai trị tàn bạo của thực dân Pháp, nông dân vô cùng khốn khổ về các thứ thuế.
 Ảnh hưởng của cuộc vận động Duy Tân.


<i><b>Câu 26. XX (về chủ trương và phương pháp) của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh.</b></i>


<i>* Giống nhau:</i> đều xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, là phong trào yêu nước theo khuynh
hướng dân chủ tư sản, chịu ảnh hưởng tư tưởng tiến bộ bên ngồi, nhằm mục đích cứu nước, cứu
dân.


<i>* Khác nhau: </i>của hai ông thuộc về phương pháp: Phan Bội Châu chủ trương bạo động, Phan Châu
Trinh chủ trương cải cách.


<b>Xu hướng</b> <b>Bạo động của Phan Bội Châu</b> <b>Cải cách của Phan Châu Trinh</b>


<i>Chủ trương</i> Bạo động vũ trang đánh đuổi giặc
Pháp giành lại nền độc lập dân tộc,
xây dựng xã hội tiến bộ.


Chủ trương tổ chức lực lượng trong
nước, tranh thủ sự viện trợ từ bên
ngoài, trước hết là Nhật Bản.


Giương cao ngọn cờ dân chủ cải cách
xã hội, nâng cao dân trí, dân quyền.
Dựa vào Pháp để đánh đổ ngôi vua và
phong kiến hủ bại. Đề cao phương


châm <i>“tự lực khai hố”</i>.


<i>Biện pháp</i> Tổ chức phong trào Đơng Du, đưa
học sinh sang Nhật học, chuẩn bị cho
công cuộc đánh Pháp cứu nước


Bạo động, ám sát.


Cổ động thực nghiệp, lập hội kinh
doanh.


Mở trường theo lối mới để nâng cao
dân trí.


Vận động đổi mới “phong hóa”, cải
cách lối sống, bài trừ mê tín dị đoan.


<i>Khả năng </i>


<i>thực hiện</i> Phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, nhưng chủ trương cầu viện Nhật
khó thực hiện.


Khơng thể thực hiện được vì trái với
đường lối của Pháp.


<i>Tác dụng</i> Khuấy động lòng yêu nước, cổ vũ


tinh thần dân tộc. Cổ vũ tinh thần học tập, tự cường, chống các hủ tục phong kiến.


<i>Hạn chế</i> Ý đồ cầu viện Nhật Bản là sai lầm,


nguy hiểm.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×