Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân tại huyện cam lộ, tỉnh quảng trị giai đoạn từ năm 2014 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 110 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THANH HÙNG

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
CỦA HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN TẠI HUYỆN CAM LỘ, TỈNH QUẢNG TRỊ
GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2014 - 2018

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Chuyên ngành: Quản lý đất đai

HUẾ - 2019


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THANH HÙNG

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
CỦA HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN TẠI HUYỆN CAM LỘ, TỈNH QUẢNG TRỊ
GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2014 - 2018

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 8850103

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS PHẠM HỮU TỴ

HUẾ - 2019


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thanh Hùng


ii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp
đỡ nhiệt tình, sự đóng góp q báu của nhiều cá nhân và tập thể, đã tạo điều kiện thuận
lợi để tôi hồn thành bản luận văn này.
Lời đầu tiên, tơi xin chân thành cảm ơn TS Phạm Hữu Tỵ Trưởng phòng Khoa
học Công nghệ và Hợp tác Quốc tế Trường Đại học Nông Lâm Huế đã trực tiếp hướng
dẫn tôi trong suốt thời gian tôi nghiên cứu thực hiện đề tài.
Tôi xin cảm ơn sự góp ý chân thành của các Thầy, Cô giáo Khoa Tài nguyên

đất và Môi trường Nông nhiệp Trường Đại học Nông Lâm Huế đã tạo điều kiện cho
tôi thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh
Quảng Trị, Phịng Tài ngun và Mơi trường, Phịng Thống kê, Phịng Nơng nghiệp,
Văn phịng Đăng ký Đất đai tỉnh Quảng Trị, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký Đất đai
huyên Cam Lộ , Văn phòng UBND huyện Cam Lộ đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong
thời gian nghiên cứu thực hiện luận văn tại địa phương.
Tôi xin cảm ơn tới gia đình, những người thân, đồng nghiệp và bạn bè đã giúp
đỡ tơi trong q trình thực hiện đề tài.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn !
Tác giả luận văn

Nguyễn Thanh Hùng


iii

TĨM TẮT

Đề tài “Đánh giá cơng tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của hộ
gia đình, cá nhân tại huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị giai đoạn từ năm 2014 2018” nhằm đánh giá được thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đề
xuất một số giải pháp nhằm nâng cao tỷ lệ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên
địa bàn huyện Cam Lộ
Đề tài được thực hiện dựa trên các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp
thu thập số liệu; Phương pháp phân tích, thống kê và xử lý số liệu; Phương pháp bản
đồ; Phương pháp tham vấn cộng đồng; Phương pháp so sánh.
Đề tài đã đánh giá được thực trạng và xác định được một số nguyên nhân ảnh
hưởng đến tiến độ cấp GCNQSDĐ, xác định quy trình cấp GCNQSDĐ đối với hộ gia
đình, cá nhân trên địa bàn huyện; Tổ chức thăm dò, lấy ý kiến đối với 02 đối tượng tác
động trực tiếp trong quy trình cấp giấy là người sử dụng đất và cán bộ thực hiện công

tác quản lý Nhà nước về đất đai.
Huyện Cam Lộ là cửa ngõ phía Tây và phía Bắc của Thành phố Đông Hà, là
huyện thuộc vùng trung du của tỉnh Quảng Trị, trung tâm huyện lỵ cách thành phố
Đông Hà 15 km về phía Tây. có vị trí địa lý tương đối thuận lợi, là nơi hội tụ các tuyến
đường giao thông quan trọng.
Về công tác cấp GCNQSDĐ trên bàn huyện Cam Lộ đã được quan tâm triển
khai thực hiện, tuy nhiên kết quả cấp giấy chứng nhận chưa thực hiện đồng bộ trên các
loại đất. Trong đó, tỷ lệ cấp giấy đối với đất ở đạt kết quả cao nhất với hơn 97,66%; tỷ
lệ cấp giấy đối với đất sản xuất nơng nghiệp cịn tương đối thấp; tỷ lệ cấp giấy đối với
đất lâm nghiệp đạt tỷ lệ rất thấp (hơn 43,02%).
Đề tài đã tiến hành thăm dò ý kiến của người sử dụng đất trong quá trình thực
hiện các thủ tục cấp GCNQSDĐ với các nội dung chủ yếu về mức độ cơng khai thủ
tục hành chính, thời gian thực hiện cấp giấy; Thái độ và năng lực của cán bộ, các
khoản lệ phí phải đóng, thủ tục hành chính trong quy trình cấp giấy,
Xác định các ngun nhân ảnh hưởng đến cơng tác cấp giấy GCNQSDĐ gồm:
chính sách pháp luật về đất đai; hiểu biết của người sử dụng đất; cơ sở dữ liệu về đất
đai; cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ; nhân lực phục vụ;
Nghiên cứu đã đề xuất nhằm nâng cao kết quả thực hiện cấp GCNQSDĐ trên
địa bàn huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.


iv

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
MỤC LỤC .................................................................................................................. iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................... vii

DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................viii
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục đích và mục tiêu của đề tài ............................................................................... 1
2.1. Mục tiêu chung của đề tài ..................................................................................... 1
2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .................................................................................. 2
3.1. Ý nghĩa khoa học. .................................................................................................. 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn................................................................................................... 2
4. Những điểm mới của đề tài: ..................................................................................... 2
Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................... 3
1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu ............................................................... 3
1.1.1. Một số khái niệm có liên quan về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ........ 3
1.1.2. Vai trò và ý nghĩa của cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ........................ 15
1.1.3. Mục đích, yêu cầu và nguyên tắc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ....... 16
1.1.4. Yếu tố ảnh hưởng đến cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất........................ 18
1.2. Cơ sở thực tiễn của các vấn đề nghiên cứu .......................................................... 20
1.2.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất ..................................................................................................................... 20
1.2.2. Kinh nghiệm của Việt Nam về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ........... 23
1.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ kinh nghiệm thực tiễn ........................................ 25
1.2.4. Một số cơng trình nghiên cứu có liên quan. ...................................................... 26


v
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU .......................................................................................................................... 27
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 27
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................... 27
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 27

2.2. Nội dung nghiên cứu:.......................................................................................... 27
2.3. Phương pháp nghiên cứu:.................................................................................... 27
2.3.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu, tài liệu .................................................. 27
2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu bằng các phần mềm máy tính: ................................ 28
2.3.3. Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu, tài liệu: ............................................ 28
2.3.4. Phương pháp so sánh: ...................................................................................... 28
2.3.5. Phương pháp kế thừa:....................................................................................... 28
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................... 29
3.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. .................... 29
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường. ................................. 29
3.1.2. Thực trạng về phát triển kinh tế - xã hội .......................................................... 35
3.2. Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn Huyện Cam Lộ ............. 45
3.2.1. Tình hình sử dụng đất ...................................................................................... 45
3.2.2 Tình hình quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Cam Lộ. .................. 61
3.3. Đánh giá công tác cấp giấy CNQSD đất tại địa bàn huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị
từ năm 2014 - 2018 ................................................................................................... 69
3.3.1. Quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện Cam Lộ, tỉnh
Quảng Trị .................................................................................................................. 69
3.3.2. Những tồn tại, vướng mắc của quy trình, đề xuất giải pháp để hồn thịên quy
trình trình cấp giấy giấy CNQSD đất. .................................................................... 94
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................... 96
1. Kết luận ................................................................................................................. 96
2. Đề nghị .................................................................................................................. 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 98
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 100


vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


STT

Các chữ viết tắt

Ký hiệu

1

Tiêu chuẩn Việt Nam

TCVN

2

Giấy chứng nhận quyền sử dụng

GCNQSD

3

Uỷ ban nhân dân

UBND

4

Đăng ký quyền sử dụng

ĐKQSD


5

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

TNHH MTV

6

Vật liệu xây dựng

VLXD

7

Trung học cơ sở, Trung học phổ thơng

THCS, THPT

8

Hội Đồng nhân dân

HĐND

9

Kinh tế tập thể

KTTT


10

Phịng cháy chửa cháy rừng

PCCCR

12

Nổng thôn mới

NTM

Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp Xây dựng - Thương mại dịch vụ

CN - TTCN XD - TMDV

14

Thủ tục hành chính

TTHC

15

Kế hoạch - Ủy ban nhân dân

KH-UBND

16


Khoa học công nghệ

KHCN

17

Hợp tác xã

HTX

13


vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1 . Diện tích - Dân số - Mật độ dân số năm 2017 .......................................... 43
Bảng 3.2. Cơ cấu, diện tích đất theo đơn vị hành chính .............................................. 46
Bảng 3.3 Cơ cấu, diện tích đất nơng nghiệp ............................................................... 47
Bảng 3.4 Cơ cấu, diện tích đất phi nơng nghiệp ......................................................... 48
Bảng 3.5 Cơ cấu, diện tích đất chưa sử dụng............................................................. 49
Bảng 3.6 Tình hình biến động của các nhóm đất chính .............................................. 50
Bảng 3.7 Tình hình biến động về đất nơng nghiệp .................................................... 51
Bảng 3.8 Tình hình biến động về đất phi nông nghiệp .............................................. 55
Bảng 3.9 Tình hình biến động về đất chưa sử dụng .................................................... 60
Bảng 3.10. Tổng hợp tiến độ cấp giấy CNQSD đất đến 31/12/2013 .......................... 87
Bảng 3.11. Tổng hợp tình hình cấp giấy CNQSD đất trên địa bàn huyện Cam Lộ từ
năm 2014 đến ngày 31/12/2018 ................................................................................. 88
Bảng 3.12. Tổng hợp tiến độ cấp giấy CNQSD đất đến 31/12/2018 ........................... 90

Bảng 3.13. Tổng hợp kết quả đã cấp giấy CNQSD đất ............................................... 91
Bảng 3.14. Kết quả điều tra thông tin qua mẫu 1 (số lượng 60 mẩu) .......................... 94


viii

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Mẫu bằng khốn điền thổ theo Điều 362 của Sắc lệnh ................................ 10
Hình 1.2. Mẫu GCNQSDĐ theo quy định của Quyết định 201/QĐ-ĐKTK của Tổng
cục Quản lý Ruộng đất............................................................................................... 11
Hình 1.3. GCNQSDĐ, theo mẫu ban hành của Quyết định số 24/2004/QĐ-BTNMT . 13
Hình 1.4. Mẫu GCNQSDĐ theo quy định của Thơng tư 17/2009/TT-BTNMT ..........14
Hình 3.1. Sơ đồ hành chính huyện Cam Lộ ............................................................... 29
Hình 3.2. Cơ cấu sử dụng đất của huyện Cam Lộ năm 2017 ...................................... 45
Hình 3.3. Tổng nguồn thu từ đất đai qua các năm 2014- 2017.................................... 66


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý do cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất nhằm xác nhận quyền hợp pháp của người
sử dụng đất, là cơ sở xác định mối quan hệ hợp pháp giữa nhà nước và chủ sử dụng đất,
là điều kiện đảm bảo cho người sử dụng đất yên tâm đầu tư phát triển sản xuất. Đồng thời
thúc đẩy sự hình thành và phát triển của thị trường bất động sản.
Xã hội càng phát triển, dân số ngày càng tăng kéo theo đó là nhu cầu sử dụng đất
ngày càng lớn mà đất đai lại giới hạn về số lượng và không gian. Đặc biệt trong công cuộc
đẩy mạnh cơng nghiệp hố và hiện đại hố đất nước, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo

hướng tich cực. Thực tế đó làm cho q trình sử dụng đất cũng như quan hệ đất đai có
nhiều biến động nên việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày càng trở nên cấp
thiết hơn.
Luật đất đai năm 1993 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật đất đai 1998
và 2001, Luật đất đai 2003, Luật đất đai 2013 ban hành cùng với các văn bản hướng dẫn
thi hành luật đất đai ở nước ta là cơ sở pháp lý cho việc cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất được thuận lợi hơn. Tuy nhiên trên thực tế vấn đề cấp giấy CNQSD đất cho các
đối tượng sử dụng đất cịn gặp nhiều khó khăn phức tạp. Các thủ tục hành chính liên quan
đến lỉnh vực đất đai cịn quá rườm rà, chồng chéo nhau, qua nhiều cấp nhiều ngành làm
mất thời gian cũng như lòng tin của nhân dân đối với cơ quan Nhà nước.
Để khắc phục những hạn chế trên, tỉnh Quảng Trị nói chung và UBND huyện Cam
Lộ nói riêng đã ban hành một số quy trình cấp giấy CNQSD đất phù hợp với pháp luật đất
đai cũng như tình hình thực tế của địa phương, đặc biệt là về thời gian giải quyết hồ sơ và
thủ tục hành chính liên quan đến cơng tác cấp giấy CNQSD đất.
Nhằm tìm hiểu nội dung và phương pháp tiến hành, kết quả đạt được đặc biệt là
sự hài lòng của người dân khi đến làm thủ tục liên quan đến lĩnh vực đất đai nhất là
đối với công tác cấp giấy CNQSD đất. Chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Đánh
giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân tại
huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị giai đoạn từ năm 2014 - 2018” để làm Luận văn tốt
nghiệp chuyên nghành quản lý đất đai.
2. Mục đích và mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung của đề tài
Phân tích thực trạng của quá trình cấp GCNQSD đất và các quy trình áp dụng
trong cơng tác cấp GCNQSD đất trên địa bàn huyện Cam Lộ từ khi thực hiện Luật đất
đai năm 2013 cho đến nay, từ đó rút ra những khó khăn, vướng mắc, thuận lợi để đưa ra
những giải pháp, những kiến nghị nhằm hồn thiện quy trình cấp GCNQSD đất.


2
2.2. Mục tiêu cụ thể

- Nắm vững và vận dụng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh
vực đất đai, đặc biệt là những văn bản phục vụ cho cơng tác cấp giấy CNQSD đất.
- Tìm hiểu và phân tích thực trạng của cơng tác cấp giấy CNQSD đất.
- Nghiên cứu hiệu quả của quy trình, thủ tục cấp giấy CNQSD đất đã và đang
thực hiện qua từng giai đoạn.
- Tìm ra những hạn chế và đề xuất các giải pháp để hồn thiện quy trình cấp
giấy CNQSD đất.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học.
- Đề tài đã hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật vào thực tiển để
xây dựng một quy trình cấp giấy CNQSD đất “ một cửa” liên thông từ cấp xã cấp huyện - cấp tỉnh
3.2. Ý nghĩa thực tiễn.
- Thông qua việc xây dựng quy trình cấp giấy CNQSD đất có thể giúp người dân,
các tổ chức sử dụng đất hạn chế việc đi lại trong việc thực hiện các thủ tục hành chính
liên quan đến lĩnh vực đất đai. Để từ đó xây dựng quy trình cho các lĩnh vực hành chính
liên quan khác.
4. Những điểm mới của đề tài:
- Kết quả nghiên cứu của đề tài với mong muốn có thể mang lại sự hài lòng của
người dân, các tổ chức sử dụng đất khi đến làm thủ tục cấp giấy CNQSD đất tại các cơ
quan nhà nước và tại huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.


3

Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Một số khái niệm có liên quan về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
1.1.1.1. Đất đai và phân loại đất đai
a. Đất đai

Theo Đoàn Văn Tuấn (1999), đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao
gồm tất cả các yếu tố cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó như:
khí hậu bề mặt, thổ nhưỡng, địa hình, mặt nước, các lớp trầm tích sát bề mặt, cùng với
khống sản và nước ngầm trong lịng đất, tập đồn động thực vật, trạng thái định cư của
con người và các kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại [17].
Theo Luật đất đai Việt Nam 1993, đất là tài sản quốc gia, là tư liệu sản xuất chủ
yếu, là đối tượng lao động đồng thời cũng là sản phẩm lao động. Đất còn là vật mang
của các hệ sinh thái tự nhiên và các hệ sinh thái canh tác, đất là mặt bằng để phát triển
nền kinh tế quốc dân [11].
b. Phân loại đất đai
Theo Luật đất đai năm 2013, Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân
loại như sau:
* Nhóm đất nơng nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
- Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
- Đất trồng cây lâu năm;
- Đất rừng sản xuất;
- Đất rừng phòng hộ;
-Đất rừng đặc dụng;
- Đất nuôi trồng thủy sản;
- Đất làm muối;
- Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà
khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt khơng trực tiếp trên đất;
xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp
luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập,
nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh;


4
* Nhóm đất phi nơng nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
- Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;

-Đất xây dựng trụ sở cơ quan;
- Đất sử dụng vào mục đích quốc phịng, an ninh;
- Đất xây dựng cơng trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự
nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao,
khoa học và công nghệ, ngoại giao và công tŕnh sự nghiệp khác;
-Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công
nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất
sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;
- Đất sử dụng vào mục đích cơng cộng gồm đất giao thơng (gồm cảng hàng
không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống
đường bộ và cơng trình giao thơng khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử - văn hóa,
danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí cơng cộng; đất
cơng trình năng lượng; đất cơng trình bưu chính, viễn thơng; đất chợ; đất bãi thải, xử
lý chất thải và đất cơng trình cơng cộng khác;
-Đất cơ sở tơn giáo, tín ngưỡng;
- Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;
-Đất sơng, ngịi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;
- Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động
trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực
vật, phân bón, máy móc, cơng cụ phục vụ cho sản xuất nơng nghiệp và đất xây dựng
cơng trình khác của người sử dụng đất khơng nhằm mục đích kinh doanh mà cơng
trình đó khơng gắn liền với đất ở;
* Nhóm đất chưa sử dụng gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng.
c. Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền
sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này, bao gồm:
- Tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội - nghề
nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập và tổ
chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự (sau đây gọi chung là tổ chức);
- Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá nhân);



5
- Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa
bàn thôn, làng, ấp, bản, bn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng
phong tục, tập quán hoặc có chung dịng họ;
- Cơ sở tơn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm
phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và
cơ sở khác của tôn giáo;
- Tổ chức nước ngồi có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao,
cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngồi có chức năng ngoại giao được
Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ
quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ;
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch;
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư
nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước
ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư.
1.1.1.2. Quản lý Nhà nước về đất đai
a. Quản lý
Theo Uông Chung Lưu (2015), quản lý là sự tác động lên một hệ thống nào đó
với mục tiêu đưa hệ thống đó đến trạng thái cần đạt được [7].
- Quản lý là thực hiện những cơng việc có tác dụng định hướng, điều tiết, phối
hợp các hoạt động của cấp dưới, của những người dưới quyền. Biểu hiện cụ thể qua
việc, lập kế hoạch hoạt động, đảm bảo tổ chức, điều phối, kiểm tra, kiểm soát. Hướng
được sự chú ý của con người vào một hoạt đơng nào đó; điêu tiết được nguồn nhân
lực, phối hợp được các hoạt đông bộ phận.
- Quản lý là thiết lập, khai thông các quan hệ cụ thể để hoạt động động người
được hình thành, tiến hành trôi chảy, đạt hiệu quả cao và không ngừng phát triển.
- Quản lý là tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý một cách gián tiếp
và trực tiếp nhằm thu được nhưng diễn biến, thay đổi tích cực theo mục tiêu nhất định.

b. Quản lý Nhà nước
Theo Uông Chung Lưu (2015), quản lý nhà nước, hiểu theo nghĩa rộng thì
được thực hiện bởi tất cả các cơ quan nhà nước. Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước là
hoạt động chấp hành và điều hành được đặc trưng bởi các yếu tố có tính tổ chức;
được thực hiện trên cơ sở pháp luật; được bảo đảm thực hiện chủ yếu bởi hệ thống
các cơ quan hành chính nhà nước (hoặc một số tổ chức xã hội trong trường hợp được
giao nhiệm vụ quản lý nhà nước). Quản lý nhà nước cũng là sản phẩm của việc phân
công lao động nhằm liên kết và phối hợp các đối tượng bị quản lý [7].


6
c. Quản lý Nhà nước về đất đai
Theo Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2013), quản lý Nhà nước về đất đai
là tổng hợp các hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để bảo vệ quyền sở
hữu Nhà nước về đất đai, cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử
dụng đất thơng qua 15 nội dung quy định tại điều 22 Luật đất đai 2013. Nhà nước đã
nghiên cứu toàn bộ quỹ đất của từng vùng từng địa phương dựa trên cơ sở các đơn vị
hành chính để nắm chắc hơn về cả số lượng và chất lượng. Đưa ra các phương án về
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để phân bổ hợp lý nguồn tài nguyên đất đai. Đảm bảo
đất được giao đúng đối tượng, sử dụng đúng mục đích, phù hợp với quy hoạch, kế
hoạch, sử dụng có hiệu quả ở hiện tại và bền vững trong tương lai, tránh hiện tượng
phân tán đất và đất bị bỏ hoang [13].
1.1.1.3. Đăng ký đất đai
a. Khái niệm đăng ký đất đai
Theo Lê Đình Thắng (2015), đăng ký đất đai và tài sản gắn liền với đất là một thủ
tục hành chính thiết lập hồ sơ địa chính đầy đủ và cấp giấy chứng nhận cho những chủ
sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, đủ điều kiện và hợp pháp nhằm xác lập
mối quan hệ pháp lý đầy đủ giữa nhà nước với người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản
gắn liền với đất làm cơ sở để nhà nước quản lý chặt chẽ toàn bộ đất đai và tài sản gắn
liền với đất theo pháp luật và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất, chủ sở

hữu tài sản gắn liền với đất [14].
Khoản 15, Điều 3, Luật Đất đai năm 2013, đăng ký đất đai, nhà ở, tài sản khác
gắn liền với đất là việc kê khai và ghi nhận tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và quyền quản lý đất đối với một
thửa đất vào hồ sơ địa chính.
b. Vai trị đăng ký đất đai
Theo Đặng Anh Quân (2011), đối với chủ thể sử dụng đất, quản lý đất và
các chủ thể liên quan, đăng ký đất đai đảm bảo cho người sử dụng đất được thực
hiện các quyền của mình theo pháp luật. Đối với Nhà nước, đăng ký đất đai đảm
bảo hiệu quả cho công tác quản lý đất đai, bảo vệ quyền sở hữu đất đai của Nhà
nước. Đối với xã hội, với những thơng tin của mình, đăng ký đất đai góp phần hiệu
quả trong việc bình ổn xã hội, thúc đẩy sự phát triển của thị trường đất đai và bất
động sản, hạn chế ô nhiễm môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững của tài
nguyên quốc gia [10].
Đăng ký đất đai là một trong 15 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai theo Luật
Đất đai năm 2013. Đăng ký đất đai nhằm xác lập quyền sử dụng đất hợp pháp, quyền
sở hữu tài sản hợp pháp trên đất; xây dựng cơ sở pháp lý để quản lý đất đai thường
xun. Bên cạnh đó thơng qua cơng tác này người dân cũng yên tâm đầu tư sản xuất,
khai thác hết mọi tiềm năng của đất.


7
c. Phân loại đăng ký đất đai
Theo Luật Đất đai năm 2013 thì đăng ký đất đai gồm 2 loại là đăng ký lần đầu
và đăng ký biến động.
- Đăng ký lần đầu là cơ sở giúp Nhà nước nắm đầy đủ thơng tin về thửa đất. Từ
đó Nhà nước thực hiện việc thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật
đảm bảo sử dụng công bằng, hiệu quả, được thực hiện đối với người sử dụng đất và
chưa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Theo Khoản 3, Điều 95, Luật Đất đai
năm 2013, đăng ký lần đầu được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

+ Thửa đất được giao, cho thuê để sử dụng;
+ Thửa đất đang sử dụng mà chưa đăng ký;
+ Thửa đất được giao để quản lý mà chưa đăng ký;
+ Nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chưa đăng ký.
- Theo Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2013), đăng ký biến động là việc
thực hiện thủ tục để ghi nhận sự thay đổi về một hoặc một số thông tin đã đăng ký vào
hồ sơ địa chính theo quy định của pháp luật, được thực hiện đối với trường hợp đã được
cấp giấy chứng nhận hoặc cơng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi. Theo Khoản 4,
Điều 95, Luật Đất đai năm 2013, đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp
đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi sau đây:
 Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền
chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất,
tài sản gắn liền với đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
 Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép đổi tên;
 Có thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích, số hiệu, địa chỉ thửa đất;
 Có thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký;
 Chuyển mục đích sử dụng đất;
 Có thay đổi thời hạn sử dụng đất;
 Chuyển từ hình thức Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm sang
hình thức thuê đất thu tiền một lần cho cả thời gian thuê; từ hình thức Nhà nước giao
đất khơng thu tiền sử dụng đất sang hình thức thuê đất; từ thuê đất sang giao đất có thu
tiền sử dụng đất theo quy định của Luật này.
 Chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với
đất của vợ hoặc của chồng thành quyền sử dụng đất chung, quyền sở hữu tài sản chung
của vợ và chồng;


8
 Chia tách quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với
đất của tổ chức hoặc của hộ gia đình hoặc của vợ và chồng hoặc của nhóm người sử

dụng đất chung, nhóm chủ sở hữu tài sản chung gắn liền với đất;
 Thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo kết quả
hòa giải thành về tranh chấp đất đai được UBND cấp có thẩm quyền công nhận; thỏa
thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ; quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, quyết định hoặc bản
án của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi
hành; văn bản công nhận kết quả đấu giá QSDĐ phù hợp với pháp luật;
 Xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề;
+ Có thay đổi về những hạn chế quyền của người sử dụng đất [13].
d. Đối tượng đăng ký đất đai
Theo Khoản 1, Điều 95, Luật Đất đai năm 2013, đăng ký đất đai là bắt buộc
đối với người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý; đăng ký quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu.
Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử
dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 5, Luật Đất đai năm
2013 bao gồm:
- Tổ chức trong nước;
- Hộ gia đình, cá nhân trong nước;
- Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa
bàn thơn, làng, ấp, bản, bn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng
phong tục, tập qn hoặc có chung dịng họ;
- Cơ sở tơn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm
phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và
cơ sở khác của tơn giáo;
- Tổ chức nước ngồi có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ
quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngồi có chức năng ngoại giao được Chính
phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc
tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ;
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về
quốc tịch;

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư
nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước
ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư.


9
e. Trách nhiệm thực hiện đăng ký đất đai
Người chịu trách nhiệm việc đăng ký bao gồm các đối tượng sau:
- Người đứng đầu tổ chức, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đối với sử dụng đất của tổ chức mình
- Thủ trưởng đơn vị quốc phịng, an ninh;
- Chủ tịch UBND cấp xã đối với đất do UBND cấp xã sử dụng;
- Chủ hộ gia đình đới với việc sử dụng đất của hộ gia đình
- Cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đối với việc sử dụng đất của mình
- Người đại diện cộng đồng dân cư sử dụng đất đối với việc sử dụng đất đã giao
công nhận cho cộng đồng dân cư.
- Người đứng đầu cơ sở tôn giáo đối với việc sử dụng đất đã giao cho cơ sở
tơn giáo
- Người có chung quyền sử dụng đất hoặc người đại diện cho nhóm người có
chung quyền sử dụng đất đối với việc sử dụng đất đó.
1.1.1.4. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Theo Khoản 6, Điều 3, Luật đất đai năm 2013, giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà
nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất
hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản
khác gắn liền với đất (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2013) [13].
Theo Điều 362 của Sắc lệnh Điền thổ ngày 21/7/1925 thì “Bằng khốn điền thổ
là bằng chứng duy nhất và tuyệt đối về quyền sở hữu đất và người đứng tên trên Bằng
khoán là chủ sở hữu được pháp luật thừa nhận một cách không thể đảo ngược”
(Nguyễn Văn Xương, 1971) [23]. Các bằng khoán điền thổ này do Sở Địa chính thời

Pháp thuộc lập và cấp cho chủ sở hữu cho tới trước ngày 30/4/1975.


10

Hình 1.1. Mẫu bằng khốn điền thổ theo Điều 362 của Sắc lệnh
Tại khoản 5 điều 9 Luật Đất đai năm 1987 (được Quốc hội thơng qua ngày
29/12/1987), tuy có đề cập đến việc cấp GCNQSDĐ nhưng GCNQSDĐ là loại giấy
nào thì Luật khơng quy định rõ. Quy định cụ thể về GCNQSDĐ chính thức có từ
Quyết định 201-QĐ/ĐKTK ngày 14/7/1989 của Tổng cục Quản lý ruộng đất.
Những thay đổi của mẫu giấy chứng nhận từ sau khi có Luật Đất đai năm 1987
đến nay:
- Thực hiện Điều 18, Luật Đất đai năm 1987, Tổng cục Quản lý Ruộng đất đã
ban hành Quyết định 201/QĐ-ĐKTK ngày 14/07/1989 về việc ban hành quy định cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được gọi là “sổ đỏ”. Tuy nhiên, “sổ đỏ” chỉ áp
dụng cấp cho quyền sử dụng đất mà không áp dụng cấp cho đất có nhà ở tại đơ thị


11

Hình 1.2. Mẫu GCNQSDĐ theo quy định của Quyết định 201/QĐ-ĐKTK
của Tổng cục Quản lý Ruộng đất


12
- Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, ngày 05/7/1994, Chính phủ đã ban hành Nghị
định 60/CP về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị, quy định người
sử dụng đất ở và sở hữu nhà ở tại đô thị được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà
ở,quyền sử dụng đất ở. Mẫu giấy chứng nhận này do Bộ Xây dựng phát hành và do có
bìa màu hồng nhạt nên thường được gọi là giấy hồng. Theo đó, đối với đất nơng

nghiệp, lâm nghiệp và đất ở tại nông thôn vẫn tiếp tục sử dụng mẫu GCNQSDĐ (giấy
đỏ), cịn đất ở có nhà tại đô thị sẽ được cấp giấy hồng.
- Bên cạnh việc cấp “sổ đỏ, giấy hồng” của hai ngành đất đai và xây dựng cũng
trong giai đoạn này, Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 20/1999/QĐ-BTC ngày
25/02/1999 và thơng tư số 122/1999/TT-BTC ngày 13/10/1999 về kê khai đăng ký sử
dụng trụ sở làm việc thuộc sở hữu nhà nước.
- Tại Khoản 1 Điều 48 Luật Đất đai 2003 quy định: “GCNQSDĐ được cấp
cho người sử dụng đất theo một mẫu thống nhất trong cả nước đối với mọi loại đất.
Trường hợp có tài sản gắn liền với đất thì tài sản đó được ghi nhận trên
GCNQSDĐ; chủ sở hữu tài sản phải đăng ký quyền sở hữu tài sản theo quy định
của pháp luật về đăng ký bất động sản” [12]. Người đã được cấp giấy đỏ hoặc giấy
hồng sẽ được đổi sang giấy mới khi có sự chuyển quyền sử dụng đất. Theo Quyết
định số 24/2004/QĐ-BTNMT ngày 01/11/2004 ban hành quy định về GCNQSDĐ
thì mẫu giấy chứng nhận này cũng có “màu đỏ.


13

Hình 1.3. GCNQSDĐ, theo mẫu ban hành của Quyết định số 24/2004/QĐ-BTNMT
- Theo Nghị định 88/2009/NĐ-CP về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do Chính phủ ban hành và Thông
tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy
định về GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp
theo một mẫu thống nhất và được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất,
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.


14
Hiện nay, theo Thơng tư 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2014 của Chính phủ
quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác

gắn liền với đất, giấy chứng nhận gồm 1 tờ có 4 trang, in nền hoa văn trống đồng màu
hồng cánh sen (được gọi là phôi giấy chứng nhận) và trang bổ sung nền trắng, mỗi
trang có kích thước 190 mm x 265mm.

Hình 1.4. Mẫu GCNQSDĐ theo quy định của
Thơng tư 17/2009/TT-BTNMT


15
+ Trang 1 gồm Quốc hiệu, Quốc huy và dòng chữ "Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu Nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất" in màu đỏ; mục "I. Tên
người sử dụng đất, chủ sở hữu Nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất" và số phát hành
Giấy chứng nhận gồm 2 chữ cái tiếng Việt và 6 chữ số, bắt đầu từ BA 000001, được in
màu đen; dấu nổi của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
+ Trang 2 in chữ màu đen gồm mục "II. Thửa đất, Nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất", trong đó, có các thơng tin về thửa đất, Nhà ở, cơng trình xây dựng khác,
rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm và ghi chú; ngày tháng năm ký Giấy chứng
nhận và cơ quan ký cấp Giấy chứng nhận; số vào sổ cấp Giấy chứng nhận.
+ Trang 3 in chữ màu đen gồm mục "111. Sơ đồ thửa đất, Nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất" và mục "IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận".
+ Trang 4 in chữ màu đen gồm nội dung tiếp theo của mục "IV. Những thay đổi
sau khi cấp Giấy chứng nhận"; những vấn đề cần lưu ý đối với người được cấp Giấy
chứng nhận; mã vạch.
1.1.2. Vai trò và ý nghĩa của cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
1.1.2.1. Vai trò của cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một trong những công cụ quan trọng để
quản lý quỹ đất đai chặt chẽ đến từng thửa đất, chủ sử dụng đất. Là cơ sở để Nhà nước
bảo hộ tài sản hợp pháp của chủ sử dụng đất, cũng như cơ sở để chủ sử dụng đất thực
hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước. Cấp giấy chứng nhận chính là nắm chắc quỹ
đất quốc gia, bảo vệ đất đai, chủ quyền sử dụng đất được giao đất phải chiu trách

nhiệm bảo vệ vốn đất được giao. Giấy chứng nhận quyền sử dựng đất là mối quan hệ
hợp pháp về đất đai giữa chủ sử dụng đất và Nhà nước (Uông Chung Lưu, 2015) [7].
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chính là công cụ đảm bảo đất đai được sử
dụng đúng mục đích, đúng quy hoạch, đúng pháp luật. Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất còn là cơ sở để quản lý biến động về đất đai hữu hiệu nhất.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy tờ hợp pháp để người sử dụng đất thực
hiện 9 quyền mà Nhà nước giao cho, đó là quyền cho tặng, chuyển nhượng, chuyển đổi,
cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là điều kiện tiên quyết để người sử dụng
đất được bồi thường thiệt hại về đất đai, tài sản có trên đất khi Nhà nước thu hồi đất sử
dụng vào mục đích khác.
Giấy chứng nhận quyến sử dụng đất là căn cứ để xác định thẩm quyền giải
quyết tranh chấp đất đai giữa hệ thống tòa án nhân dân với UBND.


×