Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

ke hoach bo mon hoa 9 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.65 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD&ĐT ĐAK PƠ TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Đak Pơ, ngày 3 tháng 9 năm 2014. KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY BỘ MÔN HÓA HỌC 9 NĂM HỌC 2014 - 2015 A. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH 1. Thông tin về cá nhân Họ và tên: NGUYỄN THẾ VIỆT . Năm sinh: 1982 Chỗ ở hiện nay : Thôn An Sơn – Xã Cư An – Huyện Đak Pơ – Tỉnh Gia Lai ĐT liên lạc: 0905308194 Số năm công tác, giảng dạy: 09 Trình độ chuyên môn đào tạo: CĐSP ngành Hóa - Sinh Là giáo viên giỏi: -Cấp trường các năm: 2008 đến 2013 -Cấp huyện các năm: 2013 -2014 2. Những thuận lợi, khó khăn trong thực hiện các nhiệm vụ được giao a. Thuận lợi - Được BGH quan tâm , phân công dạy giảng dạy hợp lý - Hầu hết số học sinh là người kinh nên quá trình truyền đạt thuận lợi - Được 8 năm liền tham gia bồi dưỡng HSG hóa cấp huyện, cấp tỉnh b. Khó khăn - Trang thiết bị phục vụ cho dạy học chưa đầy đủ - Nhiều học sinh còn lơ là trong việc học tập làm cho thành tích bộ môn chưa cao. B. KẾ HOẠCH CỤ THỂ 1. Thống kê khảo sát chất lượng đầu năm: ( Môn hóa không khảo sát ) Lớp. Sĩ số. 9A 9B 9C. 29 29 27. Giỏi SL. %. Khá SL. Trung bình SL %. %. Khá SL 12 12 10 34. Trung bình % SL % 41,38 9 31,65 41,38 10 35,15 37,03 10 37,05 40 29 34,11. Yếu SL. %. Kém SL. % 6,9 3,4 3,7 4,71. Kém SL 0 0 0 0. %. Ghi chú. %. Ghi chú. 2. Chỉ tiêu phấn đấu cuối năm: Lớp. Sĩ số. 9A 9B 9C TC. 29 29 27 85. Giỏi SL 6 6 6 18. % 20,07 20,07 22,22 21,18. Yếu SL 2 1 1 4. 3. Biện pháp thực hiện: 3.1 Đối với giáo viên: - Đề nghị với lãnh đạo tạo điều kiên giúp đỡ về CSVC + thiết bị phục vụ đầy đủ khi dạy - Bám sát nội dung chương trình học , dạy đúng , đầy đủ nội dung chương trình - Quan tâm giúp đỡ các học sinh yếu kém , học sinh có hoàn cảnh khó khan - Thông báo kịp thời cho PHHS nắm bắt thông tin và đề ra hướng giải quyết 3.2 Đối với học sinh: - Phải làm đầy đủ nhiệm vụ của mình như soạn bài , học bài, làm bài tập trước khi đến lớp. - Xây dựng được tổ trưởng bộ môn trong lớp, trong tổ để sữa bài, kiểm tra bài.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 3.2.1 Đối với HS khá, giỏi:. - Giáo viên chủ nhiệm + giáo viên bộ môn viên giao nhiệm vụ để kèm học sinh yếu trong lớp - Phải có những bài tập khó để học sinh phát huy khả năng , từ đó tìm ra được những học sinh cốt cán cho đội tuyển bộ môn ôn thi học sinh giỏi các cấp. 3.2.2 Đối với học sinh yếu, kém: - Có kế hoạch dạy phụ đạo để các em nắm bắt kịp nội dung bài học - Xây dựng mô hình học tổ, học nhóm ở nhà với học sinh. 4. Kế hoạch cụ thể của từng chương CHƯƠNG 1 CÁC HỢP CHẤT VÔ CƠ I. Mục tiêu chương : 1.Kiến thức:. -Hoàn thiện về 4 loại hợp chất vô cơ ( thành phần hoá học, phân loại, tính chất, ứng dụng và điều chế - Nắm tính chất, ứng dụng và điều chế một số chất cụ thể : CaO, H2SO4 , NaOH. Nắm thành phần và tác dụng của một số loại phân bón hoá học đối với cây trồng. - Mở rộng quan hệ các chất, chuẩn bị học hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học. - Nâng cao hiểu biết về ứng dụng và điều chế, sản xuất hóa học ( nguyên tố sản xuất nâng cao hiệu suất ). 2. Kỹ năng: - Biết viết PTPƯ xảy ra giữa các hợp chất, biết viết PTPƯ mang tính chọn lọc; Viết dãy biến hóa, bổ túc , điều chế , phân biệt hoá chất mất nhãn ( Phương pháp vật lý và phương pháp hoá học ) - Nắm điều kiện để trao đổi xảy ra hoàn toàn, Biết khái quát hoá từ tính chất của một chất cụ thể và ngược lại. - Biết làm toán tính theo PTHH có liên quan đến hiệu suất và nồng độ dung dịch. - Rèn luyện một số thao tác thí nghiệm, kỹ năng quan sát, tư duy và phân tích. - Phát triển (nâng cao ) kỹ năng xác định loại muối tạo thành khi cho oxit axit ( hoặc AX) tác dụng với dung dịch kiềm. 3. Giáo dục - Ý thức, trách nhiệm bảo vệ Môi trường, tiết kiệm chống lãng phí trong sản xuất. - Giáo dục ý thức an toàn trong lao động và tạo ra niềm tin yêu vào năng lực tư duy của con người trong lĩnh vực khoa học. II . Kiến thức trọng tâm : - Giúp học sinh phân biệt được các loại hợp chất vô cơ như : Oxit , axit , bazo , muối - Nắm bắt được tính chất hóa học và điều chế các hợp chất vô cơ - Áp dụng giải một số dạng bài tập liên quan III. Đồ dùng dạy học :. 1. Tranh vẽ: Sơ đồ sản xuất vôi, sản xuất H2SO4 2. Bảng phụ: - Cấu tạo của oxit, axit, bazơ, muối - Bảng tan trong nước của oxit, axit, bazơ, muối - Bảng phụ nghiên cứu một số định nghĩa : oxit, phân loại oxit, bài tập … - Có thể sử dụng đèn chiếu. 3. Dụng cụ và hóa chất : CaO, H2SO4, Ca(OH)2, CaSO4, NaOH, H2O, Al, Zn, CuO, BaCl2, CaCO3, Na2CO3, NaHCO3, hộp mẫu phân bón, quì tím, phênolphtalein, Cu(OH)2 ,HCl, Ống nghiệm , kẹp gỗ, giá thí nghiệm, pirpet, cốc TT IV. Phương pháp Phương pháp dùng lời, trực quan, thực hành. V. Số bài kiểm tra & thời gian thực hiện : - Số tiết của chương : 19 tiết - Từ tuần :1 đến 10.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Trong đó, tuần 5 (tiết 10), tuần 10 (tiết 20) có kiểm tra 45’ - Tuần 7 kiểm tra 15’ VI. Ghi chú : Trong quá trình dạy có thể thay đổi tiết kiểm tra 15’ hoặc mượn thêm đồ dùng khác . ---------------------------------------------------------------CHƯƠNG 2 KIM LOẠI I. Mục tiêu chương :. 1. Kiến thức :HS nắm: - Phát biểu tính chất của kim loại nói chung, tính chất của nhôm và sắt, viết các PTHH minh hoạ cho các tính chất đó. - Dãy hoạt động hoá học của kim loại, ý nghĩa của dãy về mặt hoá học. - Các khái niệm về gang, thép và quy trình sản xuất gang thép. - Mô tả được thế nào là sự ăn mòn kim loại, các yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại và biện pháp bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn. 2. Kỹ năng: - HS biết làm thí nghiệm nghiên cứu tính chất của kim loại, chứng minh tính chất của Al. Fe. - Giải thích được những hiện tượng trong thực tế có liên quan - Biết làm các bài tập định tính và định lượng có liên quan đến tính chất hoá học của kim loại - Nêu một số ứng dụng của kim loại Al, Fe, gang thép, trong đời sống sản xuất. 3. Giáo dục: Giáo dục HS ý thức bảo vệ các trang thiết bị bằng kim loại, thấy được hoá học rất cần cho đời sống và sản xuất. II . Kiến thức trọng tâm : - Giúp học sinh nắm được tính chất hóa học của kim loại , dãy hoạt động hóa học của kim loại - Hiểu cách điều chế một số kim loại - Áp dụng giải một số dạng bài tập liên quan đến kim loại III. Đồ dùng dạy học :. 1. Tranh vẽ: Sơ đồ lò luyện gang, lò luyện thép 2. Bảng phụ: Bảng phụ ghi một số bài tập và Lý thuyết (hệ thống hoá) 3.Dụng cụ và hóa chất - Hộp mẫu kim loại và hợp kim - Dụng cụ hoá chất để thí nghiệm trongcác bài : Bài 15, 16, 17, 18, 19, 21, 23 IV. Phương pháp Phương pháp dùng lời , trực quan , thực hành. V. Số bài kiểm tra & thời gian thực hiện : - Số tiết của chương : 9 tiết - Từ tuần :11 đến 15 - Có 2 bài kiểm tra 15’ (1 kiểm tra viết; 1 kiểm tra thực hành) VI. Ghi chú : Trong quá trình dạy có thể thay đổi tiết kiểm tra 15’ hoặc mượn thêm đồ dùng khác . ------------------------------------------------. CHƯƠNG 3. PHI KIM – SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC I. Mục tiêu chương :. 1.Kiến thức : -Biết được tính chất chung của phi kim,tính chất,ứng dụng của Cl2, C, Si,viết được PTHH.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Biết được các dạng thù hình của nguyên tố Cacbon một số tính chất vật lý tiêu biểu và các ứng dụng của nó. - Nêu được tính chất hoá học cơ bản của C, CO, CO2, H2CO3, và muối cacbonat. Mở rộng cho HS tính chất muối axit, muối trung hòa. Viết được PTHH - Biết một số ứng dụng của SiO2, sơ lược về CN silicat - Biết bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học : Nguyên tắc sắp xếp, cấu tạo bảng tuần hoàn( ô nguyên tố, chu kì, nhóm), sự biến thiên tuần hoàn tính chất trong chu kì và nhóm, ý nghĩa của bảng tuần hoàn( biết vị trí suy ra cấu tạo, tính chất và ngược lại ) -Hướng dẫn cho HS nắm được cách giải của một số dạng toán về cấu tạo nguyên tử, về xác định nguyên tố…. 2.Kỹ năng: - HS có kĩ năng làm thí nghiệm, quan sát, phân tích và giải thích các hiện tượng trong thí nghiệm và đời sống. - Biết viết PTHH để minh hoạ cho tính chất của phi kim và tính chất của một chất cụ thể. - Biết vận dụng kiến thức trong chương để giải các bài tập hoá học có liên quan 3.Giáo dục - Giáo dục HS có thái độ yêu thích khoa học bộ môn và có ý thức bảo vệ môi trường - Thấy được tầm quan trọng của hoá học trong đời sống và sản xuất II . Kiến thức trọng tâm : - Giúp học sinh nắm bắt được tính chất hóa học của một số phi kim, điều chế một số phi kim quan trọng . Biết được mức độ mạnh yếu của phi kim . - Nắm được cấu tạo bảng tuần hoàn và cách sắp xếp các nguyên tố trong bảng - Áp dụng giải một số dạng bài tập liên quan III. Đồ dùng dạy học :. 1.Tranh vẽ: - Hoạt động của bình điện phân, sơ đồ ứng dụng của Cl2, hoạt động của lò quay. - Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học - Một số thí nghiệm mô tả qua máy chiếu. 2.Bảng phụ - Bảng phụ ghi một số bài tập và kiến thức cơ bản - Dùng máy chiếu để dạy một số bài không có hóa chất làm thí nghiệm 3.Dụng cụ và hóa chất Dụng cụ, hoá chất theo sự phân phối trong các bài học (SGK) IV. Phương pháp Phương pháp dùng lời, trực quan , thực hành V. Số bài kiểm tra & thời gian thực hiện :. -01 lần kiểm tra học kì I (tiết 36) -Tuần 19 có 1 tiết sữa bài, 1 tiết hệ thống kiến thức học kì I. VI. Ghi chú : Trong quá trình dạy có thể thay đổi tiết kiểm tra 15’ hoặc mượn thêm đồ dùng khác . -----------------------------------------------. CHƯƠNG IV. HIĐRO CACBON. NHIÊN LIỆU I. Mục tiêu chương :. 1. Kiến thức : - Học sinh hiểu được định nghĩa và cách phân loại hợp chất hữu cơ..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Biết được tính chất các hợp chất hữu cơ không chỉ phụ thuộc vào thành phần phân tử mà còn phụ thuộc vào công thức cấu tạo phân tử của chúng. - Nắm được cấu tạo và tính chất của Hiđrôcacbon tiêu biểu trong các dãy đồng đẳng - Biết thành phần cơ bản của dầu mỏ, khí thiên nhiên và tầm quan trọng của chúng đối với nền kinh tế - Biết một số loại nhiên liệu thông thường và nguyên tắc sử dụng nhiên liệu một cách hiệu quả 2.Kỹ năng: - Phân biệt được hợp chất hữu cơ với hợp chất vô cơ viết công thức cấu tạo của một số hợp chất hữu cơ đơn giản, biết viết phương trình hoá học của các hợp chất hữu cơ: phản ứng thế, cộng và phản ứng cháy - Biết vận dụng các lí thuyết của hiđrôcacbon và nhiên liệu để làm các bài tập có liên quan - Biết vận dụng những hiểu biết về hiđrôcacbon và nhiên liệu vào thực tế đời sống sản xuất - Biết làm một số thí nghiệm về các hợp chất hữu cơ. 3. Giáo dục. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, bác bỏ thuyết duy tâm “Lực sống” bước đầu hình thành thế giới quan khoa học biện chứng II . Kiến thức trọng tâm : - Giúp học sinh hiểu được về hợp chất hidrocacbon - Nắm bắt được tính chất hóa học và điều chế một số hợp chất H-C quan trọng như CH4 , C2H4 , C2H2.. - Áp dụng giải một số dạng bài tập liên quan III. Đồ dùng dạy học :. 1. Tranh vẽ: Các loại thực phẩm, lương thực, đồ dùng bằng chất hữu cơ, ứng dụng của một số chất hữu cơ. 2. Bảng phụ: Bảng phụ để ghi một số bài tập và lí thuyết(hệ thống hoá) 3. Dụng cụ và hóa chất - Hộp mẫu lắp ráp phân tử hữu cơ. - Dụng cụ hoá chất để thí nghiệm nghiên cứu chứng minh thực hành theo SGK IV. Phương pháp Phương pháp dùng lời , trực quan, thực hành V. Số bài kiểm tra & thời gian thực hiện : Kiểm tra 45’ – tiết 53 VI. Ghi chú : Trong quá trình dạy có thể thay đổi tiết kiểm tra 15’ hoặc mượn thêm đồ dùng khác . --------------------------------------------CHƯƠNG V. DẪN XUẤT CỦA HIĐROCACBON . POLIME I. Mục tiêu chương :. 1. Kiến thức : - Biết được tính chất các hợp chất dẫn xuất H-C. Và các đồng đẳng của chúng -Biết viết CTCT và phản ứng đặc trưng của mỗi chất -Biết điều chế được các chất dẫn xuất H-C -Mối quan hệ của các dẫn xuất H-C và các hợp chất H-C 2.Kỹ năng: - Phân biệt được dẫn xuất H-C và H-C - Biết vận dụng tính chất dx H-C và H-C để làm bài tập, vận dụng vào sản xuất và đời sống - Làm một số thí nghiệm liên quan 3. Giáo dục. - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường - Tính ham học hỏi ở HS II . Kiến thức trọng tâm : - Giúp học sinh hiểu được về hợp chất dẫn xuất hidrocacbon - Nắm bắt được tính chất hóa học và điều chế một số hợp chất dẫn xuất H-C quan trọng như C2H5OH , CH3COOH , …..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Áp dụng giải một số dạng bài tập liên quan III. Đồ dùng dạy học :. 1. Tranh vẽ: Các loại thực phẩm, lương thực, đồ dùng bằng chất hữu cơ, ứng dụng của một số chất hữu cơ. 2. Bảng phụ: Bảng phụ để ghi một số bài tập và lí thuyết(hệ thống hoá) 3. Dụng cụ và hóa chất - Hộp mẫu lắp ráp phân tử hữu cơ. - Dụng cụ hoá chất để thí nghiệm nghiên cứu chứng minh thực hành theo SGK IV. Phương pháp Phương pháp dùng lời, trực quan ,thực hành V. Số bài kiểm tra & thời gian thực hiện :. - 1 bài kiểm tra 45’ ( tiết 60 ), 1 bài kiểm tra 15’ - 1 bài thực hành lấy điểm 15’ ( tiết 67 ) - 1 bài thi học kỳ II (tiết 70) VI. Ghi chú : Trong quá trình dạy có thể thay đổi tiết kiểm tra 15’ hoạc mượn thêm đồ dùng khác .. C. BỔ SUNG KẾ HOẠCH : ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………. TỔ CHUYÊN MÔN. Thái Hữu Lộc. Cư An, ngày 3 tháng 9 năm 2014 Người lập kế hoạch. Nguyễn Thế Việt. CHUYÊN MÔN NHÀ TRƯỜNG.

<span class='text_page_counter'>(7)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×