Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Bai Kiem tra 10h Luat Thuong mai Quoc Te

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.38 KB, 12 trang )

Đại học Kinh tế - Luật
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ

Tp Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 12 năm 2018


Bài làm:
Câu 1:
Theo quan điểm của cá nhân, các biện pháp trên có thể chịu sự điều chỉnh của các quy
định WTO như sau:
1.1 Hiệp định về Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (Hiệp định TBT)
- Quy định gắn nhãn bảo vệ môi trường lên các loại nước uống giải khát tiêu thụ trên thị
trường nội địa của Richland vào đầu năm 2016 là một quy định kỹ thuật thuộc phạm vi
điều chỉnh của Điều 1 Phụ lục 1, bởi lẽ: quy định kỹ thuật: “bao gồm tất cả hoặc chỉ liên
quan riêng đến thuật ngữ chuyên môn, các biểu tượng, yêu cầu về bao bì, mã hiệu hoặc
nhãn hiệu được áp dụng cho một sản phẩm, quy trình hoặc phương pháp sản xuất”. Trong
trường hợp trên thì đây là nhãn hiệu áp dụng lên sản phẩm nước uống giải khát nên thuộc
phạm vi điều chỉnh của TBT.
- Quy định về việc cấp nhãn cho các loại nước giải khát của Richland rằng các loại nước
giải khát sản xuất sử dụng nguồn năng lượng từ nguyên liệu hoá thạch (nhiệt điện) sẽ có
nhãn đen, nguồn năng lượng từ phong điện và năng lượng mặt trời sẽ có nhãn xanh, còn
lại sẽ được cấp nhãn vàng là thủ tục đánh giá sự phù hợp thuộc phạm vi điều chỉnh của
Điều 3 Phụ lục 1, bởi lẽ thủ tục này được áp dụng trực tiếp để kiểm tra và xác định xem
loại sản phẩm này có được cấp nhãn hay khơng và được cấp nhãn gì.
1.2 Quy định chung về Đối xử tối huệ quốc (MFN) Điều I GATT 1994
- Biện pháp đánh thuế VAT lên sản phẩm có nhãn vàng (nhập khẩu từ Frienland) là 5%,
trong khi sản phẩm có nhãn đen (nhập khẩu từ Dustland) lại là 20% .
+ Theo Điều I:1 GATT 1994 quy định: “… với mọi luật lệ hay thủ tục trong xuất
nhập khẩu và liên quan tới mọi nội dung đã được nêu tại khoản 2 và khoản 4 của Điều


III*, mọi lợi thế, biệt đãi, đặc quyền hay quyền miễn trừ được bất kỳ bên ký kết nào dành
2


cho bất cứ một sản phẩm có xuất xứ từ hay được giao tới bất kỳ một nước nào khác sẽ
được áp dụng cho sản phẩm tương tự có xuất xứ từ hay giao tới mọi bên ký kết khác….”.
+ *Điều III:2: “Hàng nhập khẩu từ lãnh thổ của bất cứ một bên ký kết nào sẽ
không phải chịu, dù trực tiếp hay gián tiếp các khoản thuế hay các khoản thu nội
địa…..”.
+ Như vậy, trong trường hợp trên thì đây là biện pháp về thuế nội địa áp dụng cho
hàng nhập khẩu từ Dustland với hàng nhập khẩu từ Friendland của Richland nên thuộc
phạm vi điều chỉnh của Điều I:1 GATT 1994.
1.3 Nguyên tắc đối xử quốc gia về thuế và quy tắc trong nước (NT) Điều III Phụ lục II
GATT 1994
- Biện pháp đánh thuế VAT lên các sản phẩm có nhãn xanh (sản phẩm do Richland sản
xuất) là V.A.T 5%, trong khi sản phẩm có nhãn đen (nhập khẩu từ Dustland) sẽ phải chịu
V.A.T 20%.
+ Theo Điều III:1 GATT 1994 quy định : “ các khoản thuế và khoản thu nội địa,
cũng như luật, hay quy tắc hay yêu cầu tác động tới việc bán hàng, chào bán, vận tải,
phân phối, hay sử dụng sản phẩm trong nội địa….không nên được áp dụng với các sản
phẩm nội địa hoặc nhập nhẩu với kết cục là bảo hộ hàng nội địa”.
+ Như vậy, trong trường hợp trên đây là biện pháp về thuế nội địa áp dụng cho
sản phẩm nhập khẩu từ Dustland với sản phẩm nội địa của Richland nên thuộc phạm vi
điều chỉnh của Điều III:1 GATT 1994.
- Biện pháp cho vay ưu đãi từ chính phủ để nghiên cứu phát triển (R&D) đối với các
loại nước giải khát gắn nhãn xanh thuộc phạm vi điều chỉnh của Điểm b Khoản 8 Điều
III GATT 1994.


1.4 Các ngoại lệ chung của GATT 1994

- Vì mục đích mà Richland ban hành biện pháp là để chống gia tăng lượng khí thải gây ra
hiệu ứng nhà kính thì có thể thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều XX:b GATT 1994: “bảo
vệ cho cuộc sống, sức khỏe con người…”. Khi xảy ra vi phạm nghĩa vụ MFN và NT thì
Richland có thể viện dẫn điều này để giải thích cho các vi phạm của mình.
Câu 2:
2.1. Quy định của chung WTO liên quan đến Cơ quan phúc thẩm và cách thức để bầu
thành viên của cơ quan này.
2.1.1. Quy định chung WTO liên quan đến Cơ quan phúc thẩm
- Cơ quan phúc thẩm (Appellate Body) là một cơ cấu giải quyết tranh chấp (GQTC)
thường trực trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO. Nếu Ban hội thẩm được xem là
cơ quan quan giải quyết tranh chấp cấp sơ thẩm thì Cơ quan phúc thẩm sẽ là cơ quan giải
quyết trên cấp sơ thẩm (giải quyết những báo cáo của Ban hội thẩm khi có một bên tranh
chấp kháng cáo);
- Thành phần cơ quan phúc thẩm. Cơ quan phúc thẩm là cơ quan thường trực có 7 thành
viên là những người có uy tín, chun mơn trong lĩnh vực luật thương mại quốc tế và
hoạt động độc lập với các chính phủ. Khác với Ban hội thẩm thì quốc tịch thành viên của
Cơ quan phúc thẩm không quan trọng. Chủ tịch sẽ do chính các thành viên cơ quan này
bầu ra và có trách nhiệm theo dõi hoạt động nội bộ của Cơ quan phúc thẩm;
- Số lượng thành viên tham gia giải quyết tranh chấp: 3 thành viên của Cơ quan phúc thẩm.
Làm việc theo chế độ luân phiên;
- Cơ quan phúc thẩm chỉ xem xét các vấn đề pháp lý được đề cập theo báo cáo của Ban hội
thẩm và những giải thích pháp luật của Ban hội thẩm. Báo cáo của cơ quan phúc thẩm
luôn được coi là một nguồn giải thích luật quan trọng của WTO.
2.1.2. Cách thức bầu thành viên của cơ quan này


Cách thức để bầu thành viên của cơ quan phúc thẩm: Các thành viên của cơ quan
phúc thẩm được DSB bổ nhiệm, nhiệm kì 4 năm được tái cử một lần.
2.2 Hãy phân tích cách thức Hoa Kỳ phủ quyết việc bổ nhiệm thành viên của Cơ quan
phúc thẩm dưới góc độ pháp lý.

- Các thành viên của Cơ quan phúc thẩm do DSB bầu ra trên nguyên tắc đồng thuận. Như
vậy, để quyết định bổ nhiệm các thành viên của cơ quan phúc thẩm được thơng qua thì
phải 100% thành viên WTO thơng qua. Do đó, bất cứ thành viên WTO nào cũng có thể
phủ quyết đối với việc bổ nhiệm một ứng cử viên cụ thể vào Cơ quan phúc thẩm hay nói
cách khác các thành viên của Cơ quan phúc thẩm là những ứng cử viên nhận được sự ủng
hộ. 1 Hoa Kỳ đã dựa vào khuyết điểm này của cơ chế đồng thuận mà phủ quyết việc bổ
nhiệm thành viên cơ quan phúc thẩm dưới góc độ pháp lý.
- Hoa Kỳ trì hỗn bằng cách tun bố ngăn chặn việc tái bổ nhiệm thành viên cơ quan
phúc thẩm WTO. Việc Hoa Kỳ không thông qua quyết định bổ nhiệm cũng đồng nghĩa
với việc quyết định bổ nhiệm này sẽ không được thông qua. Lý do mà Hoa Kỳ đưa ra là
vì Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cho rằng Mỹ thua nhiều vụ kiện vì các quốc gia
khác có số thành viên trong Cơ quan phúc thẩm nhiều hơn. Cùng với lý do nữa là Cơ
quan phúc thẩm đã liên tục vượt quá thẩm quyền của mình bằng cách xem xét và đảo
ngược chứng cứ hiện thực tế của các Ban hội thẩm và bằng cách diễn giải luật nội địa của
các quốc gia thành viên WTO. Tuy nhiên, dưới góc độ pháp lý thì rõ ràng khơng có sự
phân biệt đối xử kém thuận lợi nào cho Hoa Kỳ bởi lẽ Hoa Kỳ có tỷ lệ thắng-thua tương
tự so với các nước thành viên khác, nếu khơng nói là tốt hơn, so với các quốc gia khác đã
khiếu nại tại WTO và ln có một đặc quyền hiếm có là thành viên của Cơ quan phúc
thẩm ln ln có một người Mỹ. Thực chất, Mỹ đang thể hiện mục đích chống đối của
mình với WTO.

1 />
WTO-MO-HINH-CHO-CAC-CO-CHE-GIAI-QUYET-TRANH-CHAP-KINH-TE-QUOC-TE-KHAC-6225/


- Bên cạnh đó, Hoa Kỳ cịn dựa vào cơ sở số lượng thành viên của cơ quan phúc thẩm. Hoa
Kỳ nhận ra tình hình hiện tại của Cơ quan phúc thẩm dưới góc độ pháp lý là sẽ khơng thể
hoạt động nếu như không đáp ứng đủ số lượng thành viên. Thơng thường có bảy thành
viên Cơ quan phúc thẩm WTO, nhưng nếu Shree Baboo Chekitan Servansing, một thành
viên Cơ quan phúc thẩm từ Mauritius, không được bổ nhiệm lại khi nhiệm kỳ của ông kết

thúc vào ngày 30 tháng 9, sẽ chỉ còn lại ba thành viên – con số tối thiểu để hệ thống hoạt
động. Có vẻ như hệ thống này cuối cùng cũng sẽ bị phá vỡ khi hai thành viên nữa hết
nhiệm kỳ vào tháng 12 năm 2019, nhưng điều này cịn có thể xảy ra sớm hơn nếu bất kỳ
thành viên nào quyết định rút lui khỏi một vụ kiện vì các lý do pháp lý.
- Vì thế, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục duy trì phủ quyết của mình để làm tê liệt hệ thống giải quyết
tranh chấp, nó sẽ chấm dứt 23 năm thực thi của mình tại WTO.
2.3. Hãy đề xuất cách thức để các quốc gia thành viên khác vượt qua trở ngại này từ
Hoa Kỳ.
Theo cơ chế ra quyết định thì khi khơng đạt được sự đồng thuận sẽ tiến hành bỏ phiếu
theo số đông (theo cơ chế đặc biệt). Nếu theo cơ chế đặc biệt này thì quyết định bổ nhiệm
có thể được thơng qua mặc dù cho khơng nhận được sự đồng ý của Hoa Kỳ. Như vậy các
quốc gia thành viên khác có thể vượt qua trở ngại này từ Hoa Kỳ bằng cách thực hiện cơ
chế đặc biệt cho quyết định bổ nhiệm thành viên cơ quan phúc thẩm. Đối với Hoa Kỳ,
Hoa Kỳ đã có lần đề xuất thay đổi cơ chế này băng cách bỏ phiếu theo vốn góp. Tuy
nhiên khơng nhận được sự đồng ý từ các quốc gia thành viên.
Câu 3:
3.1 Biện pháp khi Richland ban hành có thể vấp phải những phản ứng gì từ các quốc
gia thành viên khác tại WTO.
a. Về dự định ban hành bổ sung cho biểu phân loại thuế quan, trong đó táo sẽ được
phân nhánh thành hai sản phẩm riêng biệt: (i) táo sản xuất theo phương pháp


truyền thống: 5% ad valorem, (ii) táo biến đổi gen: 25% ad valorem có thể vi phạm
nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (Điều I:1 GATT 1994)
- Biện pháp có thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều I:1 GATT 1994 hay không?
+ Theo Điều I:1 GATT 1994 quy định: “Với mọi khoản thuế quan và khoản thu
buộc bất cứ loại nào nhằm vào nhập khẩu và xuất khẩu hoặc đánh vào các khoản chuyển
khoản để thanh toàn hàng xuất nhập khẩu,… với mọi luật lệ hay thủ tục trong xuất nhập
khẩu và liên quan tới mọi nội dung đã được nêu tại khoản 2 và khoản 4 của Điều III*,
….”.

+ Biện pháp mà Richland dự định ban hành là biện pháp về thuế quan đánh lên
mặt hàng sản phẩm táo biến đổi gen nhập khẩu từ Newland.
Như vậy, dự định bổ sung cho biểu phân loại thuế quan, trong đó táo sẽ được phân
nhánh thành hai sản phẩm riêng biệt: (i) táo sản xuất theo phương pháp truyền thống: 5%
ad valorem, (ii) táo biến đổi gen: 25% ad valorem thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều I:1
GATT 1994.
- Biện pháp áp dụng có tạo ra ưu đãi thương mại dành cho sản phẩm đến từ một
quốc gia so với từ các nước khác?
+ Theo Điều I:1 GATT 1994 : “…., mọi lợi thế, biệt đãi, đặc quyền hay quyền
miễn trừ được bất kỳ bên ký kết nào dành cho bất cứ một sản phẩm có xuất xứ từ hay
được giao tới bất kỳ một nước nào khác sẽ được áp dụng cho sản phẩm tương tự có xuất
xứ từ hay giao tới mọi bên ký kết khác ngay lập tức và vô điều kiện.”
+ Ưu đãi thương mại ở đây được hiểu là bất kỳ “lợi thế” nào. Biện pháp thuế quan
mà Richland dự định áp dụng lên mặt hàng sản phẩm táo truyền thống (5%) và sản phẩm
táo biến đổi gen (25%) rõ ràng sẽ sẽ tạo lợi thế cho Ecoland hơn là Newland.
+ Như vậy, biện pháp áp dụng đã tạo ra ưu đãi thương mại dành cho sản phẩm đến
từ Ecoland hơn so với từ Newland.
- Hai sản phẩm có phải tương tự nhau?


+ Dựa vào án lệ Japan-Alcoholic Bevarages II 1996, gọi chung là vụ kiện về đồ
uống thì cơ quan giải quyết tranh chấp WTO cho là phải giải thích nội hàm của thuật ngữ
“sản phẩm tương tự” tùy thuộc vào từng điều luật, từng điều khoản nhất định. Hai sản
phẩm khác nhau nhiều hay ít là do hồn cảnh mình đặt nó vào đó. Việc đánh giá này phải
được xác định theo từng vụ việc cụ thể và đồng thời nhấn mạnh quan điểm này bằng việc
so sánh giữa khái niệm về sản phẩm tương tự và hình ảnh một cây đàn accordion;
+ Dự vào án lệ Spain - Tariff treatment of unroasted coffee, vụ kiện phân biệt
đối xử về thuế quan đối với cà phê chưa rang của Brazil với cà phê nhẹ của Colombia thì
Ban hội thẩm đã dựa vào thành phần chính, mục đích sử dụng cuối, phân loại thuế quan
của sản phẩm để xác định có phải là sản phẩm tương tự hay không;

+ Như vậy, từ đó có thể dựa vào các tiêu chí sau để đánh giá hai sản phẩm có phải
là sản phẩm tương tự hay khơng. Trong trường hợp trên thì :
- Về đặc tính lý hóa: táo sản xuất theo phương pháp truyền thống về kích cỡ, màu sắc, bản
chất là giống với táo biến đổi gen;
- Mục đích sử dụng cuối của sản phẩm táo là dùng để ăn;
- Thói quen và thị hiếu người tiêu dùng: trên thị trường Richland khơng có sự thay đổi thị
hiếu tiêu dùng giữa táo truyền thống và táo biến đổi gen;
- Phân loại thuế quan: Hai sản phẩm táo này được xác định trên cùng mã số phân loại
hàng hóa được quy định tại Hệ thống hài hịa và mơ tả hàng hóa của tổ chức Hải quan thế
giới (HS code).
+ Như vậy, táo truyền thông và táo biến đổi gen là hai sản phẩm tương tự.
- Biện pháp đó có được áp dụng một cách “ngay lập tức và vô điều kiện”?
Biện pháp khi Richland chính thức ban hành ra thì sẽ trao lợi thế cho quốc gia sản
xuất táo truyền thông ngay lập tức mà khơng địi hỏi thêm bất kì một điều kiện nào khác
từ quốc gia này.


b. Việc Richland tăng thuế lên 25% ad valorem đối với táo biến đổi gen, trong khi cam
kết thuế quan cho mặt hàng táo của Richland tại WTO là 20% thì Richland có thể
bị kiện vì vi phạm cam kết Biểu nhân nhượng về thuế được quy định tại Điều II:1
(a) của GATT 1994.
- Theo Điều II: 1 (a) GATT 1994 quy định: “Mỗi bên ký kết sẽ dành cho thương mại của
các bên ký kết khác sự đối xử không kém phần thuận lợi hơn những đối xử đã nêu trong
phần tương ứng thuộc Biểu nhân nhượng…”
- Trong Biểu nhân nhượng thuế quan Richland cam kết thuế quan cho mặt hàng táo là
20%. Việc Richland tăng thuế lên 25% ad valorem đối với táo biến đổi gen đã tạo ra sự
đối xử kém thuận lợi những đối xử mà Richland đã cam kết.
- Như vậy, việc Richland tăng thuế lên 25% ad valorem đối với táo biến đổi gen, trong khi
cam kết thuế quan cho mặt hàng táo của Richland tại WTO là 20% thì Richland đã vi
phạm cam kết Biểu nhân nhượng về thuế được quy định tại Điều II:1 (a) của GATT 1994.

c. Về việc cấm hoàn toàn sản phẩm táo biến đổi gen trên thị trường Richland có thể sẽ
vi phạm nguyên tắc hạn chế định lượng (Điều XI:1 GATT 1994)
- Theo Điều XI GATT 1994 quy định: “Khơng có một sự cấm hay hạn chế nào khác ngoại
trừ thuế quan và các khoản thu khác, dù mang hình thức hạn ngạch, giấy phép nhập
khẩu hay xuất khẩu hoặc các biện pháp khác sẽ được bất cứ một bên ký kết nào định ra
hay duy trì vào việc nhập khẩu từ lãnh thổ của bất kỳ bên ký kết nào….”
- Việc cấm hoàn toàn sản phẩm táo biến đổi gen trên thị trường Richland là một biện pháp
cấm nhập khẩu sản phẩm táo biến đổi gen từ Newland.
- Như vậy, biện pháp này đã vi phạm Điều XI GATT 1994.
3.2 Richland nên làm gì để bảo vệ sức khỏe người dân khỏi tác hại từ thực phẩm biến
đổi gen.


- Để bảo vệ sức khỏe người dân khỏi tác hại từ thực phẩm biến đổi gen, Richland vẫn có
thể ban hành biện pháp như trong dự định ban hành bổ sung cho biểu phân loại thuế
quan, trong đó táo sẽ được phân nhánh thành hai sản phẩm riêng biệt: (i) táo sản xuất
theo phương pháp truyền thống: 5% ad valorem, (ii) táo biến đổi gen: 25% ad valorem ,
sau đó nếu bị khiếu nại vi phạm Richland có thể viện dẫn Điều XX:b để bảo vệ cho sự vi
phạm và tiếp tục duy trì biện pháp.
- Các bước Richland cần phải làm để viện dẫn Điều XX:b khi bị khiếu nại vi phạm một
trong các nghĩa vụ ở trên:
+ Richland phải chứng minh mục tiêu muốn nhắm đến của biện pháp là nhằm bảo
vệ sức khỏe và cuộc sống của con người, động vật, thực vật thuộc phạm vi điều chỉnh của
Điều XX:b. Dựa vào án lệ Brazil-Retreaded Tyres (2007), trong vụ kiện này Brazil đã chỉ
ra mối nguy sinh ra từ các vỏ lốp xe cũ là dịch bệnh phát sinh từ con muỗi. Như vậy,
Richland có thể chỉ ra mối nguy hại đến sức khỏe con người từ việc sử dụng táo biến đổi
gen;
+ Đồng thời, Richland phải xem xét và đảm bảo biện pháp ban hành ra tạo ra “sự
phân biệt đối xử” nhưng không tùy tiện và có thể chứng minh được hay khơng tạo ra sự
trá hình trong thương mại.

Câu 4:
Khơng tạo ra sự “phân biệt đối xử” của Điều XX có gây trùng lắp với Điều I và Điều
III của GATT?
- Dựa trên Điều I, Điều III, Điều XX của GATT 1994.
- Cách hiều không ra tạo ra sự phân biệt đối xử ở Điều I là khơng tạo ra bất kì một “lợi
thế” nào cho nước khác về mặt thuế quan, thuế nội địa, kể cả quy định nội địa đối với hai
mặt hàng là sản phẩm tương tự.
- Cách hiểu không tạo ra sự phân biệt đối xử ở Điều III là không “vượt quá”/ “không tương
đương” đối với thuế nội địa áp dụng cho hai sản phẩm là sản phẩm tương


tự/ sản phẩm thay thế được cho nhau và “không kém phần thuận lợi hơn” đối với quy định
nội địa.
- Như vậy, cách hiểu không tạo ra “sự phân biệt đối xử” ở Điều I và Điều III của GATT là
giống nhau, đều có nghĩa là cấm hồn tồn, khơng chấp nhận bất kì một biện pháp
nào tạo ra “sự phân biệt đối xử” giữa các mặt hàng sản phẩm.
- Cịn cách hiểu khơng tạo ra “sự phân biệt đối xử” ở Điều XX là chúng ta chấp nhận sự
tồn tại của “sự phân biệt đối xử” nhưng biện pháp ấy phải khơng tùy tiện và có thể
chứng minh được giữa các nước cùng điều kiện như nhau, hay không tạo ra một sự
hạn chế trá hình với thương mại quốc tế. Tuy nhiên, để viện dẫn vào Điều XX thì biện
pháp phải thuộc phạm vi điều chỉnh ở phần riêng, tức là mục đích của biện pháp này là
mục đích tốt hướng tới lợi ích chung như là bảo vệ cuộc sống, sức khỏe con người, động
vật và thực vật (Điều XX:g), gìn giữ nguồn tài ngun có thể bị cạn kiệt,…. Sau đó, mới
xét tới “sự phân biệt đối xử” ấy có tùy tiện hay khơng, có thể chứng minh được hay tạo ra
sự trá hình thương mại hay không? Nếu “sự phân biệt đối xử” là một sự tùy tiện, không
thể chứng minh được giữa các nước cùng điều kiện như nhau, hay tạo ra sự trá hình
thương mại thì vẫn bị coi là vi phạm. Ví dụ như vụ án US-Shrimp, cơ quan phúc thẩm đã
xác định sự phân biệt đối xử là “tùy tiện” khi biện pháp được áp dụng một cách cứng
nhắc và không linh hoạt. Đồng thời, cũng “không thể chứng minh được” khi Mỹ chỉ ký
hiệp định đa phương về việc bảo tồn rùa biển với các quốc gia Châu Mỹ mà khơng với

các nước khiếu nại.
Tóm lại, quy định về khơng tạo ra “sự phân biệt đối xử” của Điều I, Điều III
không gây sự trùng lắp với Điều XX của GATT và không làm Điều XX trở nên vô hiệu
trên
thực tế.




×