Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến tài sản, sức khỏe, tính mạng trong các vụ tai nạn giao thông từ thực tiễn tại tỉnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (683.63 KB, 58 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan trong q trình thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp một
cách khoa học và trung thực. Các kết quả, số liệu nêu trong khóa luận đều có
thật, thu được trong q trình nghiên cứu và lần đầu tiên được thể hiện dưới
dạng tài liệu khoa học.


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp, dưới sự hướng dẫn
tận tình của giảng viên, Th.s. Nguyễn Thị Thanh, nhận được sự giúp đỡ của Hội
đồng khoa học luật, các thầy cô giáo trong tổ bộ mơn Luật tư pháp, cán bộ các
Tịa án cùng sự động viên khích lệ từ gia đình, bạn bè. Đặc biệt là sự hướng dẫn,
giúp đỡ nhiệt tình, chu đáo của Th.s. Nguyễn Thị Thanh đã giúp em hồn thành
khóa luận tốt nghiệp của mình.
Xin trân trọng cảm ơn Giảng viên, Th.s. Nguyễn Thị Thanh - Người đã trực
tiếp hướng dẫn, chỉ bảo em hồn thành khóa luận tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn Hội đồng khoa học luật, các thầy cô trong tổ bộ
môn Luật tư pháp, các cán bộ Tịa án đã ln tạo điều kiện thuận lợi cho em
trong quá trình triển khai đề tài khóa luận.
Với kinh nghiệm và năng lực nghiên cứu cịn hạn chế, đề tài khơng
tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các
thầy, cô để em học hỏi được nhiều kinh nghiệm và hồn thành khóa luận tốt
nghiệp của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!

Tác giả
Lê Văn Minh


MỤC LỤC
Trang


A. Mở đầu............................................................................................................. 4
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 4
2. Tình hình nghiên cứu ........................................................................................ 5
3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 6
4. Phương pháp và đối tượng nghiên cứu ............................................................. 6
5. Kết cấu đề tài ..................................................................................................... 6
B. Nội dung........................................................................................................... 8
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do xâm phạm
tài sản, sức khỏe, tính mạng trong các vụ tai nạn giao thông ......................... 8
1.1. Một số khái niệm cơ bản về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng ....................................................................................................................... 8
1.2. Đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao
thông .................................................................................................................... 11
1.3. Khái quát các quy định trong pháp luật dân sự Việt Nam về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông ................................................. 12
Chƣơng 2: Thực tiễn giải quyết bồi thƣờng thiệt hại do xâm phạm tài sản,
sức khỏe, tính mạng trong các vụ tai nạn giao thơng tại Hà Tĩnh ............... 15
2.1. Quy định pháp luật hiện hành về bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn
giao thông ............................................................................................................ 15
2.1.1. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ............................... 15
2.1.2. Xác định thiệt hại trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm tài
sản, sức khỏe, tính mạng trong các vụ tai nạn giao thông .................................. 28
2.2. Thực tiễn giải quyết các vụ án về bồi thường thiệt hại do tai nạn giao thông
tại tỉnh Hà Tĩnh ................................................................................................... 38
Chƣơng 3: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hoạt động áp
dụng pháp luật về bồi thƣờng thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông ..... 47
1


3.1. Những yêu cầu đặt ra đối với việc hoàn thiện các quy định pháp luật về bồi

thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng, tài sản trong các vụ tai nạn
giao thông ............................................................................................................ 47
3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định trong Bộ luật dân sự 2005 về
bồi thường thiệt hại do xâm phạm tài sản, sức khỏe, tính mạng trong các vụ tai
nạn giao thông ..................................................................................................... 49
3.3. Một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hoạt động áp dụng pháp luật về bồi
thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông tại tỉnh Hà Tĩnh ...................... 51
C. Kết luận ......................................................................................................... 54
D. Danh mục tài liệu tham khảo ...................................................................... 55

2


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLDS: Bộ luật dân sự
HĐTPTANDTC: Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
TNGT: Tai nạn giao thông
BTTH: Bồi thường thiệt hại
TNBTTH: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
TAND: Tòa án nhân dân

3


A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất nước ta đang trong giai đoạn cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, giao thơng
đóng vai trị quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế, an ninh quốc
phòng và nhu cầu đi lại của người dân. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh hiện nay bởi

sự mất cân đối giữa cầu, đường, phương tiện, người tham gia giao thông và các
yếu tố xã hội, tình trạng TNGT đã và đang diễn biến hết sức nghiêm trọng, gây
thiệt hại lớn về tính mạng, sức khỏe, tài sản, ảnh hưởng đến an ninh- trật tự, an
toàn xã hội, gây tâm lý lo lắng cho người dân. Theo thống kê của Cục cảnh sát
giao thông đường bộ, đường sắt, trung bình mỗi ngày ở trên đất nước có khoảng
30 người chết do TNGT, đặc biệt số thương vong này càng tăng vào các ngày lễ,
dịp Tết do nhu cầu đi lại càng lớn của người dân. Đồng thời các vụ án dân sự
liên quan đến TNBTTH do xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng, tài sản trong các
vụ TNGT cũng gia tăng đáng kể.
Hiện nay khi giải quyết bồi thường thiệt hại trong TNGT, Tòa án thường
căn cứ vào BLDS năm 2005. Thực tiễn giải quyết việc BTTH trong các vụ
TNGT cịn có nhiều vướng mắc, thiếu thống nhất trong việc xác định thiệt hại,
tính toán mức thiệt hại, xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt
hại và hậu quả xảy ra chưa chính xác. Các vấn đề về việc xác định trách nhiệm,
việc chuyển giao quyền yêu cầu giữa các chủ thể có trách nhiệm bồi thường
chưa có quy định cụ thể, hợp lý. Chính vì vậy, nhằm cụ thể hóa các quy định của
pháp luật cũng như tìm hiểu thực tiễn BTTH do TNGT gây ra, tôi lựa chọn đề
tài “Bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến tài sản, sức khỏe, tính mạng trong
các vụ tai nạn giao thông từ thực tiễn tại tỉnh Hà Tĩnh” làm đề tài khóa luận
của mình.

4


2. Tình hình nghiên cứu
TNBTTH do xâm phạm đến tài sản, sức khỏe, tính mạng trong các vụ
TNGT cũng là một dạng của TNBTTH ngoài hợp đồng. Đây là một nội dung rất
quan trọng trong pháp luật dân sự Việt Nam. Các quy định của pháp luật trong
chế định này đã đảm bảo được khả năng bồi thường cho người bị thiệt hại một
cách kịp thời và hợp lý. Cho đến thời điểm này đã có nhiều cơng trình nghiên

cứu về nội dung này hoặc liên quan đến TNBTTH nói chung, trên nhiều cấp độ
khác nhau: Luận văn Thạc sỹ luật học của tác giả Lê Mai Anh về đề tài “ Những
vấn đề cơ bản về TNBTTH ngoài hợp đồng trong BLDS”; Luận văn Thạc sỹ luật
học của Trần Thị Thu Hiền về đề tài “ Những nguyên tắc BTTH trong Luật dân
sự Việt Nam”; Luận án Tiến sỹ luật học của tác giả Nguyễn Thanh Hồng về đề
tài “ TNBTTH trong các vụ TNGT đường bộ”.
Ngồi ra, cịn có rất nhiều các cơng trình, bài viết của nhiều tác giả khác
nhau được đăng trên các tạp chí khoa học pháp lí chuyên ngành liên quan đến đề
tài này mà điển hình như: Bài viết của TS. Phùng Trung Tập “Bàn về lỗi và
TNBTTH ngồi hợp đồng” (Tạp chí Luật học, số 10/2004); Sách chuyên khảo
của tác giả, TS. Phùng Trung Tập “BTTH ngoài hợp đồng do tài sản, sức khỏe,
tính mạng bị xâm phạm” do Nxb Hà Nội xuất bản năm 2009…, tác giả Nguyễn
Minh Tuấn với bài viết “TNBTTH ngoài hợp đồng do người từ đủ mười lăm tuổi
đến chưa đủ mười tám tuổi gây ra” (Tạp chí luật học, số 5/1998).
Các cơng trình nghiên cứu trên đây nghiên cứu ở bình diện chung nhất
những quy định của pháp luật về trách nhiệm dân sự BTTH ngoài hợp đồng.
Với đề tài đang nghiên cứu, tôi muốn tập trung nghiên cứu một cách đầy đủ có
hệ thống quy định của pháp luật về TNBTTH do xâm phạm đến tài sản, sức
khỏe, tính mạng trong các vụ TNGT trên một địa bàn cụ thể.

5


3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu
Mục đích:
Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn của TNBTTH do xâm phạm đến
tính mạng, sức khỏe, tài sản trong các vụ TNGT.
Phân tích những bất cập, hạn chế của pháp luật Việt Nam hiện hành về
BTTH do TNGT gây ra.
Đưa ra các kiến nghị và giải pháp góp phần vào thực tiễn giải quyết việc

BTTH trong các vụ TNGT.
Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu các quy định của pháp luật về BTTH về thiệt hại sức khỏe, tính
mạng, tài sản do hành vi trái pháp luật gây ra và do nguồn nguy hiểm cao độ gây
ra cụ thể là do phương tiện giao thông gây ra tại BLDS 2005.
Khảo sát thực tiễn giải quyết trách nhiệm bồi thường liên quan đến BTTH
do xâm phạm sức khỏe, tính mạng, tài sản trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong
khoảng 3 năm 2011- 2014.
4. Phƣơng pháp và đối tƣợng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử.
Sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, thống kê, tổng hợp, phương pháp
điều tra xã hội học và phương pháp hệ thống.
Đối tượng nghiên cứu:
Cơ sở lý luận về BTTH trong các vụ TNGT, cơ sở xác định thiệt hại và
thực tiễn giải quyết việc BTTH trong các vụ TNGT tại các TAND tại tỉnh
Hà Tĩnh.
5. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận tốt
nghiệp gồm có 3 chương:

6


Chương 1: Cơ sở lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm
tài sản, sức khỏe, tính mạng trong các vụ tai nạn giao thông
Chương 2: Thực tiễn giải quyết bồi thường thiệt hại do xâm phạm tài sản,
sức khỏe, tính mạng trong các vụ tai nạn giao thông tại Hà Tĩnh
Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hoạt động áp dụng

pháp luật về bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông

7


B. NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG
THIỆT HẠI DO XÂM PHẠM TÀI SẢN, SỨC KHỎE, TÍNH MẠNG
TRONG CÁC VỤ TAI NẠN GIAO THƠNG
1.1. Một số khái niệm cơ bản về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại
ngoài hợp đồng
Trong cuộc sống hiện đại con người không ngừng vận động, học tập và làm
việc để đem lại những giá trị cho cuộc sống của chính mình, thành tựu cho xã
hội và cho nhân loại. Hành vi của con người luôn tiềm ẩn những rủi ro bất ngờ
có thể xảy ra, những rủi ro này gây thiệt hại cho con người về tài sản, sức khỏe,
tính mạng. Thuật ngữ “tai nạn” ra đời nhằm chỉ những hiện tượng như vậy.
Trong mỗi ngành nghề, lĩnh vực tai nạn ln có thể xảy ra. Khi tai nạn xảy
ra trong lĩnh vực, ngành nghề nào thì tên gọi tai nạn gắn liền với lĩnh vực, ngành
nghề đó. Chẳng hạn khi tai nạn xảy ra trong lĩnh vực lao động thì gọi là tai nạn
lao động, tai nạn xảy ra trong q trình tham gia giao thơng thì gọi là TNGT…
Trong nghiên cứu khoa học hay các văn bản pháp lý chuyên ngành thì khái
niệm “TNGT” được nhìn nhận dưới các góc độ khác nhau.
Theo Đại từ điển Tiếng Việt thì “ TNGT là việc khơng may bất ngờ xảy ra
ngồi ý muốn chủ quan của người điều khiển phương tiện giao thông khi đang
di chuyển trên đường giao thông, do vi phạm các quy tắc an tồn giao thơng hay
do gặp những tình huống, sự cố đột xuất khơng kịp phòng tránh, gây thiệt hại
nhất định về người và tài sản”.
Theo Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam tạo bởi Nguyễn Kim Vỹ thì
“TNGT là sự cố rủi ro, bất ngờ xảy ra khi các đối tượng tham gia giao thông
đang hoạt động trên các tuyến đường giao thông cơng cộng, có thể do chủ quan

vi phạm các quy định về đảm bảo trật tự, an tồn giao thơng, hoặc do gặp phải
tình huống, sự cố đột xuất khơng kịp phòng tránh, gây ra những thiệt hại nhất
định về người và tài sản cho xã hội”.
8


Trong TNGT đều có nguyên nhân gây ra thiệt hại và hậu quả xảy ra. Từ các
định nghĩa trên thì nguyên nhân gây ra TNGT có thể là: Do vi phạm các quy
định về an tồn giao thơng, do hành vi cản trở giao thông, do gặp sự cố đột xuất
không kịp xử lý hoặc do trường hợp bất khả kháng…chính những ngun nhân
này gây ra các hậu quả, đó có thể là: thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, thiệt hại
về tài sản hay tổn thất về tinh thần.
Từ những ý kiến, lập luận như trên thì khái niệm TNGT được hiểu như sau:
TNGT là một sự kiện do hành vi con người vi phạm các quy định về an tồn
giao thơng, do sự cố đột xuất hoặc do các trường hợp bất khả kháng gây ra
trong quá trình tham gia giao thơng mà gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài
sản hay thiệt hại về tinh thần.
Hành vi trái pháp luật gây thiệt hại đến tài sản, sức khỏe, tính mạng nói
chung, hành vi gây thiệt hại trong các vụ TNGT nói riêng thì người gây thiệt hại
phải có TNBTTH. Nhà nước ta có nhiều phương thức khác nhau để bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân và tổ chức khi bị xâm phạm bởi hành
vi trái pháp luật. Một trong những quy định quan trọng là chế định BTTH ngoài
hợp đồng được quy định tại Chương XXI Phần thứ ba với các quy định từ Điều
604 đến Điều 630 của BLDS 2005. TNBTTH ngồi hợp đồng cịn gọi là trách
nhiệm dân sự, được áp dụng với những người có hành vi trái pháp luật gây thiệt
hại cho người khác. Nghĩa vụ BTTH là một loại quan hệ dân sự trong đó người
xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, tài sản của người khác mà
gây thiệt hại thì phải bồi thường những thiệt hại do mình gây ra. Khi một người
có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại đối với người khác làm phát sinh các quan
hệ pháp luật về BTTH. Điều 604 BLDS quy định:

“1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe,
danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của cá
nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà
gây thiệt hại thì phải bồi thường.

9


2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi
thường cả trong trường hợp khơng có lỗi thì áp dụng quy định đó”.
Vậy TNBTTH ngồi hợp đồng là gì? Qua những phân tích trên đây, có thể
đưa ra khái niệm về TNBTTH ngoài hợp đồng như sau:
TNBTTH ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm pháp lý, là biện pháp
cưỡng chế của Nhà nước theo đó người gây thiệt hại phải BTTH do hành vi
của mình gây ra khi hành vi đó được thực hiện với lỗi cố ý hoặc vô ý xâm
phạm tới tài sản, sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các
quyền nhân thân khác của cá nhân, tài sản, danh dự, uy tín của pháp nhân
hoặc các chủ thể khác.
TNBTTH ngoài hợp đồng do TNGT gồm hai trường hợp, cụ thể là: do hành
vi trái pháp luật của con người và do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Nguồn
nguy hiểm cao độ ở đây được hiểu như sau: Nguồn nguy hiểm cao độ là những
vật nhất định do pháp luật quy định luôn tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại cho tính
mạng, sức khỏe, tài sản của con người mà con người khơng thể kiểm sốt được
một cách tuyệt đối khi trông giữ, vận hành hoặc cho chúng hoạt động.
Phần lớn các vụ TNGT đều có sự hiện diện của nguồn nguy hiểm cao độ là
các phương tiện giao thông vận tải cơ giới, dưới tác động là hành vi của con
người với lỗi cố ý hoặc vô ý. Chính vì bản thân nguồn nguy hiểm cao độ không
bao giờ gây thiệt hại nếu thiếu hành vi của con người tác động vào chúng như sử
dụng, vận hành, bảo quản cho nên việc xác định TNBTTH do xâm phạm đến tài
sản, sức khỏe, tính mạng trong các vụ TNGT là TNBTTH do nguồn nguy hiểm

cao độ gây ra hay do hành vi trái pháp luật của con người gây ra là điều vô cùng
quan trọng trong việc xác định TNBTTH.
Từ sự phân tích trên thì khái niệm TNBTTH trong các vụ TNGT được
hiểu như sau: TNBTTH trong các vụ TNGT là một loại trách nhiệm dân sự mà
phổ biến là TNBTTH ngoài hợp đồng, gồm TNBTTH về vật chất và TNBTTH
về tinh thần được phát sinh khi người nào đó có hành vi vi phạm các quy định
về an tồn giao thơng xâm phạm đến tài sản, sức khỏe, tính mạng của người
10


khác, xâm phạm đến tài sản của Nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân khác mà
gây thiệt hại.
1.2. Đặc điểm của trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại trong các vụ tai nạn
giao thơng
TNBTTH nói chung, TNBTTH do xâm phạm tài sản, sức khỏe, tính mạng
trong các vụ TNGT nói riêng là một loại trách nhiệm dân sự, do đó TNBTTH do
xâm phạm tài sản, sức khỏe, tính mạng trong các vụ TNGT mang đầy đủ các đặc
điểm chung của trách nhiệm dân sự như: Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền
áp dụng, áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật, luôn mang đến
hậu quả bất lợi cho người bị áp dụng, được đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế
Nhà nước.
Đồng thời TNBTTH do xâm phạm tài sản, sức khỏe, tính mạng trong các
vụ TNGT là một dạng của TNBTTH ngồi hợp đồng. Vì vậy, TNBTTH trong
các vụ TNGT mang những đặc điểm chung sau:
Về cơ sở pháp lý, TNBTTH là một loại trách nhiệm dân sự và chịu sự điều
chỉnh của pháp luật dân sự. Khi một người gây ra tổn thất cho người khác thì họ
phải BTTH, BTTH chính là một quan hệ tài sản do Luật dân sự điều chỉnh và
được quy định trong BLDS ở Điều 307 và Chương XXI và các văn bản hướng
dẫn thi hành BLDS.
Về điều kiện phát sinh, TNBTTH chỉ đặt ra khi thỏa mãn các điều kiện nhất

định đó là: Có thiệt hại xảy ra, có hành vi trái pháp luật, có mối quan hệ nhân
quả giữa hành vi gây thiệt hại với thiệt hại xảy ra, có lỗi của người gây thiệt hại
(trong nhiều trường hợp lỗi không phải là điều kiện bắt buộc). Đây là những
điều kiện chung nhất để xác định trách nhiệm của một người phải bồi thường
những thiệt hại do mình gây ra. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt
TNBTTH có thể phát sinh khi khơng có đủ các điều kiện trên điển hình là các
trường hợp BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Về hậu quả, TNBTTH luôn mang đến một hậu quả bất lợi về tài sản cho
người gây thiệt hại. Bởi lẽ, khi một người gây ra tổn thất cho người khác thì tổn
11


thất đó phải tính tốn được bằng tiền hoặc phải được pháp luật quy định là một
đại lượng vật chất nhất định nếu không sẽ không thể thực hiện được việc bồi
thường. Do đó, những thiệt hại về tinh thần mặc dù khơng thể tính tốn được
nhưng cũng sẽ được xác định bằng một khoản tiền theo quy định của pháp luật
để bù đắp lại tổn thất cho người bị thiệt hại hoặc cho người thân của người bị
thiệt hại. Chính vì vậy, thực hiện TNBTTH sẽ giúp khơi phục lại các lợi ích bị
xâm hại cho người bị thiệt hại, hạn chế thiệt hại xảy ra.
Về chủ thể bị áp dụng trách nhiệm, ngồi người trực tiếp có hành vi gây
thiệt hại thì TNBTTH cịn được áp dụng cả đối với những chủ thể khác đó là
cha, mẹ của người chưa thành niên, người giám hộ của người được giám hộ…
Ngoài những đặc điểm chung của trách nhiệm dân sự, TNBTTH do xâm
phạm đến sức khỏe, tính mạng, tài sản trong các vụ TNGT có những điểm khác
biệt sau đây:
+ Hành vi trái pháp luật là hành vi vi phạm pháp luật an tồn giao thơng;
+ Có yếu tố “lỗi” trong quan hệ TNBTTH do xâm phạm tính mạng, sức
khỏe, tài sản trong các vụ TNGT. Tuy nhiên, nhiều trường hợp TNBTTH khơng
cần đến điều kiện có lỗi đó là các trường hợp BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ
gây ra mà cụ thể là do phương tiện giao thông vận tải gây ra.

+ Chủ thể của TNBTTH trong các vụ TNGT có thể là chủ sở hữu phương
tiện, người được chủ sở hữu phương tiện giao chiếm hữu, sử dụng phương tiện
và cơ quan bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường hoặc liên đới bồi thường đối với
thiệt hại xảy ra.
1.3. Khái quát các quy định trong pháp luật dân sự Việt Nam về trách
nhiệm bồi thƣờng thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông
BTTH trong các vụ TNGT đã được ghi nhận rất sớm trong lịch sử pháp luật
Việt Nam. Trong Bộ luật Hồng Đức có ghi rõ: “Người vơ cớ mà phóng ngựa
chạy trong phố phường, đường ngõ trong kinh thành, hay là trong đám đông
người (…) làm bị thương hay chết các súc vật thì phải đền số tiền theo sự mất
giá ( ví dụ như con vật đáng 10 phần, nay làm chết giá chỉ cịn 2 phần thì phải
12


đền giá 8 phần; làm bị thương mất giá một phần thì phải đền giá một phần”1.
Thiệt hại trong quy định vừa nêu có thể được coi là thiệt hại do tai nạn giao
thông và phương tiện giao thông ở đây là ngựa.
Sau khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, ngay lúc này chúng
ta chưa thể ban hành được các văn bản quy phạm pháp luật ngay; việc giải quyết
các quan hệ BTTH ngoài hợp đồng thời kỳ này dựa trên cơ sở tổng kết kinh
nghiệm của ngành Tịa án.
Xuất phát từ tình hình trên, căn cứ vào đường lối, chính sách của Đảng và
Nhà nước và tổng kết kinh nghiệm thực tiễn xét xử của các TAND, ngày
23/3/1972, TAND tối cao đã ban hành thông tư số 173- UBTP “ Hướng dẫn xét
xử về BTTH ngồi hợp đồng”. Đây là văn bản mang tính quy phạm đầu tiên của
nước ta quy định cụ thể về TNBTTH ngồi hợp đồng nói chung, TNBTTH trong
các vụ TNGT nói riêng. Thơng tư này đã được TAND áp dụng trong thực tiễn
xét xử cho đến ngày BLDS năm 1995 có hiệu lực pháp luật (ngày 1/7 /1996).
Trong thời điểm lúc này vấn đề BTTH trong các vụ TNGT trong thực tiễn cuộc
sống cũng như trong thực tiễn giải quyết tại TAND cho thấy nguyên tắc BTTH,

căn cứ để xác định thiệt hại, ấn định mức BTTH đều dựa vào hướng dẫn tại
Thông tư này. Tuy nhiên, những quy định tại Thông tư này không thể dự trù hết
được những vấn đề xảy ra trong việc xác định TNBTTH trong các vụ TNGT,
bởi vì việc BTTH trong các vụ TNGT có những khó khăn, đặc thù nhất định.
Với lý do đó, ngày 5-04-1983 TAND tối cao đã ban hành thơng tư số 03:
“ Hướng dẫn giải quyết một số vấn đề về BTTH trong tai nạn ô tô”. Thông tư
này nhằm cụ thể hóa một số hướng dẫn trong Thơng tư số 173/UBTP nói trên và
hướng dẫn một số vấn đề thường gặp trong thực tiễn giải quyết của TAND.
Ngày 28/10/1995, kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa IX đã thơng qua BLDS
1995, BLDS 1995 có hiệu lực từ ngày 1-7-1996 quy định về BTTH ngồi hợp
đồng nói chung và BTTH trong các vụ TNGT nói riêng. Trong phần thứ ba của
BLDS “ Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự” tại chương V quy định về
1

Điều 553 Bộ luật Hồng Đức.

13


“TNBTTH ngoài hợp đồng” bao gồm ba mục với 25 điều. Về cơ bản, các quy
định trong chương này được pháp điển hóa từ các hướng dẫn trong thơng tư số
173/UBTP ngày 23-3-1972 của TAND tối cao nhưng cụ thể hơn, rõ ràng hơn,
đó là các quy định về TNBTTH; các căn cứ làm phát sinh TNBTTH; nguyên tắc
BTTH; việc xác định thiệt hại do tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, uy
tín bị xâm phạm; việc xác định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm cũng như vấn đề
BTTH trong một số trường hợp cụ thể, trong đó có vấn đề BTTH do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra là một trong những loại trách nhiệm dân sự phổ biến trong
các vụ TNGT.
Sau gần 10 năm là cơ sở pháp lý vững chắc cho hướng giải quyết các vụ
việc về BTTH nói chung và BTTH trong các vụ TNGT nói riêng. Ngày 14-62005, kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XI đã thơng qua BLDS 2005, ra đời thay thế

cho BLDS năm 1995, BLDS năm 2005 gồm 36 chương, 777 điều. Các vấn đề
liên quan đến việc giải quyết BTTH ngoài hợp đồng được quy định tại chương
XXI, từ điều 604 đến điều 630; trong đó tại điều 623 quy định về BTTH do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Các quy định của BLDS 2005 là các căn cứ
pháp lý cao nhất về TNBTTH ngoài hợp đồng nói chung và trong các vụ TNGT
nói riêng. Bên cạnh đó, ngày 08 tháng 07 năm 2006, HĐTPTANDTC đã ban
hành Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của
BLDS năm 2005 về BTTH ngoài hợp đồng. Cùng với BLDS 2005, đây là hai
văn bản pháp lý đang còn hiệu lực dùng làm căn cứ để giải quyết BTTH ngồi
hợp đồng nói chung và BTTH do xâm phạm tài sản, sức khỏe, tính mạng trong
các vụ TNGT nói riêng của nước ta hiện nay.

14


CHƢƠNG 2: THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI
DO XÂM PHẠM TÀI SẢN, SỨC KHỎE, TÍNH MẠNG TRONG CÁC VỤ
TAI NẠN GIAO THÔNG TẠI HÀ TĨNH
2.1. Quy định pháp luật hiện hành về bồi thƣờng thiệt hại trong các vụ
tai nạn giao thông
2.1.1. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
TNBTTH trong các vụ TNGT là một loại TNBTTH ngồi hợp đồng, do đó
các quy định của pháp luật về điều kiện phát sinh TNBTTH ngoài hợp đồng
cũng chính là điều kiện phát sinh TNBTTH trong các vụ TNGT. Việc xác định
căn cứ phát sinh TNBTTH có ý nghĩa hết sức quan trọng, là cơ sở để xác định
trách nhiệm bồi thường, mức bồi thường…Căn cứ phát sinh TNBTTH được đề
cập tại Điều 307 (TNBTTH) và Điều 604 (Căn cứ phát sinh TNBTTH) của
BLDS 2005. Trên cơ sở quy định tại hai điều luật này, căn cứ phát sinh
TNBTTH được xác định gồm 4 điều kiện - đây cũng là các điều kiện là căn cứ
của TNBTTH trong các vụ TNGT.

 Có thiệt hại xảy ra
 Có hành vi gây thiệt hại trái pháp luật
 Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và hậu quả xảy ra
 Người gây thiệt hại phải có lỗi
a) Có thiệt hại xảy ra
Đây là điều kiện tiên quyết, quan trọng nhất của TNBTTH ngồi hợp đồng
nói chung và TNBTTH trong các vụ TNGT nói riêng, bởi khơng có thiệt hại thì
TNBTTH khơng bao giờ phát sinh.
Thiệt hại được hiểu là sự biến thiên theo chiều hướng xấu đi của các giá trị
vật chất, tinh thần được pháp luật bảo vệ. Biểu hiện của thiệt hại là làm hư hỏng
hoặc hủy hoại tài sản, gây tổn hại đến tính mạng, sức khỏe, làm tổn thương tinh
thần của người khác. Khi đánh giá một thiệt hại là cơ sở để xác định trách nhiệm
bồi thường phải nhìn nhận thiệt hại một cách khách quan và chính xác, có cơ sở;
15


những thiệt hại đã xảy ra trên thực tế và những thiệt hại chắc chắn xảy ra, xác
định được. Những thiệt hại do suy đốn đều khơng được xem là thiệt hại.
Những thiệt hại thực tế xảy ra có thể là thiệt hại về vật chất hoặc thiệt hại
về tinh thần. Thiệt hại về vật chất được hiểu là sự mất mát, giảm sút về lợi ích
vật chất có thể tính tốn được thành một số tiền nhất định. Những thiệt hại đó
bao gồm những hư hỏng mất mát về tài sản, những chi phí bỏ ra để ngăn chặn,
hạn chế, sửa chữa, khắc phục thiệt hại, những khoản thu nhập bị mất hay bị
giảm sút.
Khi một người có hành vi trái pháp luật gây ra những thiệt hại về sức khỏe,
tính mạng của người khác thì việc xác định thiệt hại được xác định như thế nào?
Xét về bản chất, sức khỏe, tính mạng của một người là vơ giá khơng thể tính
thành tiền. Con người khơng phải là tài sản, do đó khơng thể quy đổi con người
dưới bất kỳ hình thức vật chất, tài sản nào. Đây được hiểu là những BTTH vật
chất, là các chi phí cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc, phục hồi chức năng

cho bên bị thiệt hại hoặc những chi phí cần thiết khác giúp khắc phục, giảm bớt
thiệt hại xảy ra.
Vấn đề này đã được quy định trong các văn bản pháp luật. Cụ thể: theo
thông tư 173/UBTP- TAND của TAND tối cao ngày 23/3/1972 hướng dẫn thì
thiệt hại được xác định: “ Đó là thiệt hại về vật chất, biểu hiện cụ thể là thiệt
hại về tài sản hoặc những chi phí và những thu nhập bị mất, do có sự thiệt
hại về tính mạng, sức khỏe đưa đến. Thiệt hại đó phải thực sự xảy ra và tính
tốn được”2.
Những thiệt hại này phải là thực tế. Thiệt hại thực tế được hiểu là sự mất
mát, hư hỏng về tài sản, sự đau đớn về thể xác, đó có thể là cái chết của con
người, sự giảm sút hoặc mất các khoản thu nhập, các chi phí để khắc phục lại
tình trạng vốn có ban đầu bị gây ra bởi hành vi vi phạm pháp luật.

2

Khoản 1, Mục II Thông tư 173/UBTP- TAND của TAND tối cao ngày 23/3/1972 hướng dẫn xét xử về
BTTH ngoài hợp đồng.

16


BLDS năm 1995 và BLDS năm 2005 ghi nhận việc buộc người gây thiệt
hại “bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần” cho người bị
thiệt hại, người thân của họ.
Pháp luật dân sự quy định về BTTH về tinh thần nhưng khác với thiệt hại
về vật chất, thiệt hại về tinh thần là những thiệt hại phi vật chất, khơng thể có
cơng thức chung để quy ra tiền áp dụng cho các trường hợp. Trên thực tế, việc
giải quyết bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cũng chỉ làm
an ủi, động viên, làm dịu đi chính nỗi đau của nạn nhân. Đây cũng là vấn đề
phức tạp nhưng hiện tại các cơ quan có thẩm quyền chưa ban hành văn bản

hướng dẫn cụ thể để áp dụng cho thống nhất, vì vậy khi vận dụng vào thực tiễn
cịn gây nhiều tranh cãi chưa thống nhất.
Thiệt hại do tổn thất về tinh thần là sự thiệt hại về giá trị tinh thần, tình cảm
hoặc sự suy sụp về tâm lý, tình cảm của cá nhân bị thiệt hại. Ngoài ra, những
thiệt hại này người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân cũng phải gánh chịu tổn
thất về tinh thần như đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, cần phải
được bồi thường một khoản tiền nhằm bù đắp tổn thất mà họ phải gánh chịu.
Trong pháp luật dân sự, thuật ngữ “thiệt hại tinh thần” được hiểu là tâm
trạng, trạng thái tình cảm buồn phiền, lo âu, dằn vặt của người bị thiệt hại về sức
khỏe hay của người thân thiết gần gũi nhất với nạn nhân bị mất người thân mới
được BTTH tinh thần. Khi xác định những người thân thiết gần gũi cần căn cứ
vào các yếu tố sinh học và sự gắn bó trong cuộc sống giữa họ. Thơng qua các
quy định của pháp luật có thể xác định diện những người thân thiết gần gũi bao
gồm bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, vợ hoặc chồng của nạn nhân.
Căn cứ xác định những thiệt hại tinh thần ln ln phức tạp, vì tinh thần
khơng phải là vật chất mà nó tồn tại ở dạng vơ hình khơng phụ thuộc về mặt
khơng gian và thời gian. Xét về khía cạnh tâm lý, thì tinh thần của một cá nhân
ln biến đổi theo trình độ nhận thức trong một hoàn cảnh sống cụ thể và tần số
của tinh thần ln biến động trong hồn cảnh sống đó. Vì vậy, trong việc xác
định trách nhiệm bồi thường tổn thất về mặt tinh thần không xem xét yếu tố biến
17


đổi tâm lý của người bị thiệt hại, của người có người thân thích bị gây thiệt hại
về sức khỏe, tính mạng mà xem xét trong mối quan hệ xã hội cụ thể của người
bị gây tổn hại về mặt tinh thần. Xét về mặt quan hệ xã hội của người bị gây thiệt
hại về tinh thần, việc trước tiên cần xác định hồn cảnh riêng của người đó trong
tổng thể các quan hệ xã hội mà người bị hại là chủ thể. Tuy nhiên, thiệt hại tinh
thần không thể tính tốn bằng tiền, Tịa án có thể căn cứ vào từng trường hợp
xác định số tiền bù đắp tổn thất về tinh thần nhằm bảo đảm quyền lợi và gia đình

của họ. Ví dụ: Người con trai duy nhất trong gia đình bị chết trong TNGT,
người mẹ đau buồn, ngã bệnh và nghĩ việc quá thời gian quy định của pháp luật
lao động, dẫn đến mất việc làm. Trong trường hợp này, có đủ điều kiện buộc
người gây tai nạn phải bồi thường cho người mẹ này những thiệt hại thực tế do
thiệt hại về tinh thần gây ra.
Như vậy, thiệt hại về vật chất cũng như thiệt hại về tinh thần làm phát sinh
trách nhiệm bồi thường phải là thiệt hại thực tế, chắc chắn, không suy diễn và có
thể tính tốn được.
Thiệt hại trong các vụ TNGT do xâm phạm tài sản, tính mạng, sức khỏe là
thiệt hại về vật chất và tinh thần, phát sinh bởi các hành vi vi phạm quy định về
trật tự, an tồn giao thơng. Thiệt hại về tinh thần là hệ quả của sự thiệt hại về
tính mạng, sức khỏe kéo theo tổn thất về mặt tinh thần. Thiệt hại về vật chất là
thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của người bị TNGT hoặc làm mất mát, hư hỏng
tài sản và kéo theo đó là những tổn thất về tinh thần của nạn nhân hay thân nhân
của họ.
b) Có hành vi gây thiệt hại trái pháp luật
Hành vi trái pháp luật là hành vi của một người được tiến hành gây ra
những thiệt hại về vật chất, tinh thần của cá nhân, tổ chức và các chủ thể khác
mà những lợi ích đó được pháp luật quy định bảo vệ. Hành vi gây thiệt hại có
thể được thực hiện bằng hành động hoặc không hành động. Hành động gây thiệt
hại có thể là tác động trực tiếp của chủ thể vào đối tượng gây thiệt hại hoặc có
thể là tác động gián tiếp của chủ thể vào đối tượng thông qua công cụ, phương
18


tiện gây thiệt hại. Không hành động gây thiệt hại là một hình thức của hành vi
gây thiệt hại cho khách thể bằng việc chủ thể không làm một việc pháp luật quy
định bắt buộc phải làm mặc dù có đủ điều kiện để làm việc đó. Những hành vi
này phải là hành vi pháp luật cấm thực hiện, nếu hành vi được thực hiện mà
pháp luật khơng cấm thì người thực hiện hành vi đó khơng phải bồi thường nếu

có thiệt hại xảy ra.
Như vậy, khi xác định hành vi gây thiệt hại cho người bị thiệt hại để phát
sinh TNBTTH, chúng ta có thể thấy những đặc điểm của hành vi trái pháp luật
gây thiệt hại:
Thứ nhất, hành vi gây thiệt hại trái pháp luật, nếu không trái pháp luật thì
khơng phải bồi thường mặc dù có thiệt hại xảy ra. Hành vi trái pháp luật ở đây
được hiểu là hành vi vi phạm các quy định của pháp luật, ngoài ra những hành vi
vi phạm quy tắc xử sự sinh hoạt trong đời sống cũng có thể coi là hành vi trái
pháp luật nếu gây ra thiệt hại. Trong các vụ TNGT, những hành vi gây thiệt hại
nhưng do phịng vệ chính đáng hoặc tình thế cấp thiết hay sự kiện bất ngờ thì
khơng phải là hành vi trái pháp luật. Ví dụ: gây tai nạn khi có một tốn cướp
chặn đầu xe để cướp, gây một tai nạn khác khi có người lao đầu vào xe tự tử…
Thứ hai, hành vi trái pháp luật có thể được thực hiện dưới dạng hành động
hoặc không hành động.
Về bản chất hành vi gây thiệt hại là hoạt động có ý thức, ý chí và trái pháp
luật. Trong các vụ TNGT, hành vi gây thiệt hại bao gồm:
- Hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thơng. Đó có
thể là: chạy q tốc độ, chở q trọng tải, vi phạm luật an tồn giao thơng…
- Các hành vi đưa vào sử dụng các phương tiện tham gia giao thơng khơng
đảm bảo an tồn kỹ thuật gây thiệt hại.
- Các hành vi giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện
tham gia giao thông như biết người khơng có giấy phép lái xe mà giao xe cho
chạy, hay cho người đang trong tình trạng say rượu mượn, thuê phương tiện mà
gây thiệt hại.
19


Các hành vi trên gây thiệt hại là căn cứ làm phát sinh TNBTTH trong các
vụ TNGT. Đồng thời, tùy theo mức độ mà người thực hiện hành vi này có thể bị
xử phạt hành chính hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

c) Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra
Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật có mối quan hệ nhân quả với
thiệt hại xảy ra. Điều cần thiết là phải có sự vận động của hiện tượng là nguyên
nhân trong những hoàn cảnh cụ thể mới nảy sinh hiện tượng là kết quả. Xét về
nguyên tắc, nguyên nhân phải xảy ra trước kết quả trong khoảng thời gian xác
định và hành vi trái pháp luật là nguyên nhân trực tiếp đối với thiệt hại xảy ra.
Thiệt hại xảy ra phải đúng là kết quả tất yếu của hành vi vi phạm và ngược lại,
nếu khơng có hành vi vi phạm thì thiệt hại sẽ không xảy đến. Nếu không xác
định được mối quan hệ này sẽ khơng xác định được TNBTTH của người có
hành vi vi phạm và không buộc được người gây thiệt hại phải bồi thường cho
người bị thiệt hại.
Một hành vi trái pháp luật cũng có nhiều thiệt hại vừa về vật chất, vừa về
tinh thần. Có trường hợp thiệt hại xảy ra do một hành vi trái pháp luật khác xen
vào gây ra chứ khơng phải do hành vi có chứa đựng khả năng thực tế làm phát
sinh thiệt hại. Trong các vụ TNGT, điều này có thể xảy ra khi người bị nạn chưa
chết ngay tại hiện trường mà được đưa vào cấp cứu ở bệnh viện.
Ví dụ: A gây tai nạn cho B bị thương ở vùng bụng, B được mọi người đưa
vào bệnh viện cấp cứu. Tuy nhiên, khi tiến hành phẩu thuật, các bác sỹ đã không
vô trùng dụng cụ cứu chữa nên vết thương của B bị nhiễm trùng dẫn tới hậu quả
là B chết.
Việc xác định TNBTTH trong những trường hợp này phải xác định được
nguyên nhân tử vong bằng các kết luận giám định của chun mơn để xác định
người bị chết có phải là do TNGT gây ra hay là do sự can thiệp sai sót của y tế
tại các tuyến cơ sở sơ cứu, điều trị ban đầu.
Một điều quan trọng trong việc xác định mối quan hệ nhân quả là cần phân
biệt giữa nguyên nhân và điều kiện: nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại, điều
20


kiện khơng trực tiếp gây ra thiệt hại nhưng có tác động để gây cho thiệt hại xảy

ra nhanh hơn. Nếu khơng có ngun nhân thì khơng có hiện tượng, sự vật xảy ra
và cũng không tồn tại một điều kiện. Nhưng nhiều trường hợp có nguyên nhân
xảy ra nhưng khơng có kết quả nếu khơng có điều kiện.
Ví dụ: M chở hai sọt trái cây ra chợ bán bằng phương tiện xe máy. Khi xe
chạy tới gần cầu thì có một tốp học sinh đang đi học đi ngược chiều và có vài
người đang đi chợ. Đoạn cầu hẹp và có nhiều ổ gà, tuy nhiên M đã điều khiển xe
vượt những người đi chợ khác và tránh các ổ gà nên sọt hàng phía sau đụng phải
cháu H, làm cháu ngã xe và bị chấn thương sọ não. Trong trường hợp này,
nguyên nhân xảy ra tai nạn là do hành vi điều khiển phương tiện của M vi phạm
các quy định về tránh vượt cịn đường có ổ gà hay do việc phải tránh những
người đi đường của M được xem là điều kiện của hậu quả xảy ra.
Về ngun tắc thì khơng có việc hiện tượng này chỉ là nguyên nhân hiện
tượng kia chỉ là điều kiện. Mối quan hệ nhân quả có ý nghĩa rất quan trọng trong
việc xác định thiệt hại. Về mặt lý luận cũng như thực tế, để xác định mối quan
hệ nhân quả là một vấn đề tương đối khó khăn. Bởi vì, sự thiệt hại thơng thường
thì do nhiều ngun nhân chứ không phải chỉ do một nguyên nhân gây ra. Các
nguyên nhân này không tồn tại độc lập mà phối hợp với nhau làm phát sinh kết
quả, nếu thiếu một trong các ngun nhân này thì khơng có kết quả xảy ra. Tuy
nhiên, mức độ tác động của từng nguyên nhân đối với kết quả có thể là khác
nhau, sự khác nhau này tạo thành vai trò chủ yếu và thứ yếu của từng nguyên
nhân. Không thể căn cứ vào thứ tự trước sau của hành vi mà xác định nguyên
nhân chủ yếu hay thứ yếu được, nhất là trong trường hợp hành vi của nhiều
người cùng gây thiệt hại. Xin được dẫn ra đây một ví dụ: Nguyễn Đình Tâm có
giấy phép lái xe hợp lệ điều khiển xe khách chạy tuyến Hà Tĩnh- Kon Tum. Khi
xe dừng lại để cho khách lên xuống thì Hồ Văn Sâm nhảy lên xin đi nhờ (do
quen biết chủ xe). Khi xe chuyển bánh, cửa lên xuống của xe khơng đóng. Sâm
đứng ở bậc lên xuống, phụ xe yêu cầu Sâm đứng vào trong vì đứng ở cửa xe gây
lộn xộn và nguy hiểm, nhưng Sâm không vào. Khi xe chạy đến Thị trấn Lai Hai
21



thuộc huyện Đồng Xn, tỉnh Phú n thì Sâm địi nhảy xuống, nhưng phụ xe
ngăn không cho, bảo Sâm để xe dừng rồi nhảy xuống. Mặc dù vậy, Sâm vẫn cứ
nhảy xuống khi xe đang chạy và bị trượt chân ngã vào gầm xe, bị bánh xe cán
qua người chết ngay tại chổ. Tại bản án sơ thẩm số 02 ngày 04/02/2011, TAND
huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên nhận định rằng do việc Nguyễn Đình Tâm điều
khiển xe khơng đóng cửa xe là đã vi phạm các quy định về trật tự an tồn giao
thơng vận tải và đóng cửa xe khi xe chạy thì khơng dẫn đến cái chết của Hồ Văn
Sâm. Tại bản án phúc thẩm hình sự số 30 ngày 21/04/2011 của TAND tỉnh Phú
Yên lại nhận định rằng mặc dù hành vi khơng đóng cửa xe khi xe chạy là vi
phạm các quy định về trật tự an tồn giao thơng, song đây khơng phải là nguyên
nhân trực tiếp gây ra cái chết của Hồ Văn Sâm, bởi lẽ Sâm là người đủ năng lực
hành vi. Khi lên xe Sâm đã được phụ xe yêu cầu ngồi vào ghế và khi xuống xe
Sâm đã tự ý nhảy xuống mặc dù phụ xe đã ngăn cản vì xe đang chạy.
Qua ví dụ trên, cho thấy cách đánh giá của hai cấp Tòa án khi xét xử vụ án
cụ thể này là khác nhau về nguyên nhân gây tai nạn, do đó đã ảnh hưởng đến
việc xác định trách nhiệm hình sự và TNBTTH.
Trên thực tế cho thấy các hành vi vi phạm các quy định về trật tự an tồn
giao thơng sau đây thường là ngun nhân gây ra tai nạn: Vi phạm tốc độ, tránh,
vượt, rẽ, sang đường; say rượu, bia; phương tiện không đảm bảo an tồn; do tình
trạng sức khỏe mệt mỏi, ngủ gật, sự cố kỹ thuật của phương tiện. Tương tự, có
những hiện tượng hay hành vi vi phạm các quy định về trật tự giao thơng là điều
kiện như: Tình trạng thời tiết, tình trạng cầu, đường; vi phạm về đỗ, dừng
phương tiện; vi phạm về biển báo hiệu.
Như vậy, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm về trật tự an tồn
giao thơng và thiệt hại xảy ra là mối liên hệ tất yếu, tuân theo quy luật khách
quan khơng phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người. Vì vậy, việc xác định
mối quan hệ nhân quả phải phân biệt được nguyên nhân và điều kiện, phân biệt
nguyên nhân nào là nguyên nhân chủ yếu, nguyên nhân nào là nguyên nhân thứ


22


yếu gây nên thiệt hại đó, để từ đó mới xác định được TNBTTH một cách chính
xác, phù hợp.
d) Người gây thiệt hại phải có lỗi
Người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm dân sự khi họ có lỗi. Điều 604
BLDS quy định: “Người nào do lỗi cố ý hoặc vơ ý xâm phạm tính mạng, sức
khỏe…mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”. Xét về hình thức, lỗi trạng thái tâm
lý bên trong của người có hành vi gây ra thiệt hại, lỗi được thể hiện dưới dạng
cố ý hay vô ý.
Khoản 2 Điều 308 BLDS quy định:
“ Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của
mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc
không mong muốn nhưng để mặc cho hậu quả xảy ra.
Vô ý gây thiệt hại là một người không thấy trước hành vi của mình có khả
năng gây ra thiệt hại mặc dù phải biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước
hành vi của mình có khả năng gây ra thiệt hại nhưng cho rằng thiệt hại sẽ
không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được”.
Lỗi được cấu thành bởi hai yếu tố đó là lý trí và ý chí. Lý trí là sự thể hiện
năng lực nhận thức thực tại khách quan, cịn ý chí là yếu tố biểu hiện năng lực
điều khiển hành vi trên cơ sở nhận thức thực tại khách quan.
Có thể xem hành vi của người gây thiệt hại trên các mặt sau:
- Nhận thức của người gây thiệt hại
- Hành vi gây thiệt hại có đúng hay là trái pháp luật
- Hành vi cụ thể của người gây thiệt hại
Nếu xét lỗi dưới góc độ là quan hệ của cá nhân thì lỗi của người gây thiệt
hại là sự biểu hiện quan hệ giữa bản thân người gây thiệt hại và xã hội mà nội
dung của nó là sự phủ định chủ quan những quy tắc xử sự chung của xã hội, đòi
hỏi cá nhân phải tôn trọng được thể hiện bằng các quy định của pháp luật.

Để bảo vệ lợi ích của người bị thiệt hại trong quan hệ giữa các công dân với
nhau và đặc biệt là trong quan hệ giữa cơng dân với Nhà nước, lợi ích cơng
23


×