Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bai viet hoi thao Doi moi kiem tra danh gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.64 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD & ĐT VẠN NINH TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TUẤN. BÀI THAM LUẬN “ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC Ở NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP” Giáo viên: Lương Thị Huyền Nga Tổ: Toán –Lý Hóa –Sinh-Công nghệ A. PHẦN MỞ ĐẦU Kiểm tra đánh giá kết quả học tập và giáo dục là một khâu rất quan trọng trong quá trình giảng dạy của giáo viên. Việc kiểm tra sẽ cung cấp những thông tin, dữ kiện làm cơ sở cho việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, công khai hóa các nhận định về năng lực và kết quả học tập của mỗi học sinh giúp cho HS nhận ra sự tiến bộ cũng như sự tồn tại của cá nhân, từ đó khuyến khích thúc đẩy việc học tập của các em. Mặt khác kiểm tra đánh giá còn có tác dụng giúp cho giáo viên biết được kết quả dạy học của mình, giúp cho cán bộ quản lí giáo dục ở các cấp biết được mức độ đạt chuẩn của học sinh so với mục tiêu môn học để từ đó điều chỉnh hoạt động chuyên môn cũng như các hổ trợ khác nhằm đạt tới mục tiêu xác định.Vì vậy trong công tác giảng dạy việc nắm vững vai trò và chức năng của việc kiểm tra và đánh giá kết quả học tập và giáo dục là việc làm hết sức cần thiết và quan trọng nhằm giáo dục học sinh hoàn thiện cả về trí lực, thể chất và tâm hồn. Bên cạnh đó người giáo viên phải có những giải pháp đổi mới trong công tác kiểm tra đánh giá có tính đột phá thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông. B. PHẦN NỘI DUNG I.Thực trạng hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập học sinh 1. Nội dung kiểm tra đánh giá -Thông thường nội dung đánh giá phải bao quát đầy đủ những nội dung học tập của môn học được qui định trong chương trình và trong qui định về trình độ chuẩn của môn học Trong chương trình có bao nhiêu phần kiến thức về kĩ năng thì cần đánh giá đủ những kiến thức và kĩ năng ñó. Đề viết và đề thi không chỉ thể hiện những kỹ năng, kiến thức mà còn thể hiện đúng mức độ và đảm bảo sự phân hóa trình độ của HS qua kiến thức và kĩ năng đó, thái độ học tập mà trình độ chuẩn qui định 2.Phương pháp kiểm tra. 1.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> -Kiểm tra miệng: GV đặt câu hỏi phù hợp với trình độ từng học sinh. Chọn lựa những câu hỏi và bài tập dễ trong nội dung bài học để kiểm tra. Nên kiểm tra 1 HS yếu kèm 1 HS khá giỏi, để HS yếu nhìn nhận lại mình và so sánh kết quả học tập của mình với học sinh khá giỏi. Phải thường xuyên kiểm tra bài tập về nhà của các em. - Kiểm tra viết có kết hợp giữa câu hỏi tự luận và trắc nghiệm khách quan.Các câu hỏi bài tập đề kiểm tra đánh giá cần đảm bảo các yêu cầu :phù hợp vói chương trình chuẩn kiến thức kĩ năng,sát với trình độ HS. Cần có cả câu hỏi ,bài tập dành cho HS yếu kém ở mức độ nhận biết. Nếu bài kiểm tra mà học sinh làm kết quả còn thấp nên cho các em yếu kém kiểm tra lại và đề kiểm tra ở mức độ dễ hơn đề kiểm tra trước giúp các em có cô hội phấn đấu tốt hơn ở bài kiểm tra sau . - Kết hợp với dạy kiến thức mới ôn lại kiến thức cũ cho các em. Cộng thêm điểm cho những em hs yếu có cố gắng phát biểu xây dựng bài nhằm khuyến khích , động viên các em có hứng thú học tập. - Kiểm tra việc học bài và làm bài tập về nhà. 3. Hình thức tổ chức kiểm tra đánh giá - Để kết quả kiểm tra được đánh giá đúng thực chất ,việc kiểm tra được tiến hành dưới hai hình thức: - Kiểm tra làm theo đề chung cho toàn khối(đối với một bài bài kiểm tra 1 tiết) khi cần so sánh kết quả học giữa lớp này với lớp khác. - Kiểm tra riêng theo từng lớp(bài kiểm tra 1 tiết,kiểm tra 15 phút). - Khâu tổ chức thi lại :cần phải nghiêm túc và đúng trách nhiệm. Nếu HS không đủ điều kiện lên lớp nên kiên quyết cho ở lại lớp để những HS này có điều kiện nhìn nhận lại mình để phấn đấu học tập tốt hơn. II. Thực trạng hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục: 1.Nội dung kiểm tra  Nề nếp tác phong, việc thực hiện chuyên cần của học sinh.  Thái độ cư xử đối với bạn bè và thầy cô giáo.. 2.

<span class='text_page_counter'>(3)</span>  Việc thực hiện nội qui của trường, lớp.  Tham gia các hoạt động,phong trào do trường lớp tổ chức xử lí kịp thời 2.Phương pháp:  Theo dõi, nhắc nhở những học sinh vi phạm và có những biện pháp sử lí kịp thời. Bên cạnh đó còn động viên hổ trợ tinh thần để học sinh có thêm động lực để tiếp tục học tập .  Có biện pháp khen chê thích đáng giúp HS thấy được những mặt tốt mà phát huy hơn nửa và khắc phục những mặt còn hạn chế . III. Công tác thi cử: - Tích cực: Trong các đợt thi kiểm tra học kì, Nhà trường đã tổ chức bố trí chỗ ngồi HS theo số báo danh, mỗi bàn 1 HS tránh việc sao chép bài lẫn nhau giũa học sinh này với HS khác, tránh các hiện tượng tiêu cực trong thi cử. Giáo viên trung thực trong việc đánh giá, cho điểm xếp loại học sinh, có sự nhìn nhận, cân nhắc đúng đắn công bằng và khách quan trong cách cho điểm. - Hạn chế: Chưa có biện pháp xử lý thích đáng đối với HS quay cóp tài liêu, vi phạm qui chế thi. Cần phải có biện pháp nào đó chẳng hạn: hạ bậc hạnh kiểm nhằm răn đe, tránh tái phạm lần nửa và làm gương cho HS khác. IV. Giải pháp đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập, giáo dục ở nhà trường phổ thông: -Nên tổ chức kiểm tra đề chung đối với tất cả các bài kiểm tra một tiết và nộp tất cả các bài kiểm tra để nhà trường quản lí và theo dõi chặt chẽ để tránh hiện tượng giáo viên tự nâng điểm bài kiểm tra, làm thay đổi kết quả học tập của học sinh. Làm được điều đó phần nào sẽ hạn chế được bệnh thành tích trong giáo dục. V. Những bất cập và những đề xuất đổi mới thi tốt nghiệp phổ thông và tuyển sinh đại học *Theo tôi giáo dục phổ thông hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, cụ thể: - Bệnh thành tích trong giáo dục vẫn còn.. 3.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Do công tác phổ cập đưa vào trường học gây ảnh hưởng đến việc giáo dục học sinh của giáo viên. Vẫn còn hiện tượng HS trốn học nhiều ngày, muốn học thì học, muốn nghỉ thì nghỉ, em này trốn học kéo theo em khác trốn theo. Nhà trường vẫn chưa có biện pháp xử lí nào đối với các em này nên tình trạng này cứ kéo dài mãi gây ảnh hưởng không tốt đến việc giáo dục cho những HS khác Do đó giáo viên luôn chịu áp lực từ phía nhà trường, từ phía học sinh và từ phía thực hiện công tác phổ cập giáo dục trong trường học ở từng địa phương. - Công tác phân luồng sau khi HS hoàn thành chương trình THCS chưa được thực hiện tốt.Trường THPT có chỉ tiêu tuyển sinh vượt quá số lương HS tham gia xét tuyển, trong đó có những học sinh yếu nhưng vẫn được vào lớp 10. Những học sinh này hoặc là bỏ học giũa chừng vì thiếu kiến thức căn bản một cách trầm trọng không thể tiếp tục học được nửa hoặc yếu kém về mặt đạo đức gây ảnh hưởng đến việc học của những học sinh khác và phải nhận hình thức xử lí của nhà trường. - Kì thi tốt nghiệp TH phổ thông vẫn chưa khách quan, thực chất. Nhiều trường có tỉ lệ đỗ tốt nghiệp 100% trong khi đó vẫn còn những học sinh học rất yếu. VI. Một số giải pháp - Cần tích cực hơn nửa, thực chất hơn nửa trong việc thực hiện cuộc vận động lớn của nghành giáo dục “chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. - Cần có sự phân luồng đối với học sinh đã hoàn thành chương trình THCS bằng việc tạo điều kiện cho các em đi học nghề và bố trí công ăn việc làm sau khi đã hoàn thành chương trình đào tạo nghề. - Nên bỏ kì thi tốt nghiệp THPT sẽ đỡ tốn kém cho nhà nước chuyển sang phương án xét tốt nghiệp THPT dựa trên kết quả ba năm học của các em để các em tập trung tốt hơn vào kì thi quan trọng là đại học –cao đẳng. - Nên thực hiện công tác phổ cập ngoài nhà trường, để việc phổ cập không ảnh hưởng đến những học sinh đang có kết quả học tập tốt ,đạo đức tốt khỏi bắt chước những thói hư tật xấu từ những học sinh hư hỏng . C. KẾT LUẬN Tóm lại, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập và giáo dục là việc làm hết sức cần thiết và quan trọng nhằm giáo dục học sinh hoàn thiện cả về trí lực, thể chất và tâm hồn. Bên cạnh đó người giáo viên phải có những giải pháp đổi mới trong công tác kiểm tra đánh giá có tính đột phá thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông./.. 4.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Vạn Long, Tháng 4/2014 Người viết: Lương Thị Huyền Nga GV- Trường THCS Trần Quốc Tuấn Huyện Vạn Ninh – Tỉnh Khánh Hòa. 5.

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

×