Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Bao cao cong tac tu van tam ly hoc duong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.94 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GDĐT CHÂU THÀNH TRƯỜNG THCS TÂN PHÚ. Số:. /BC-THCSTP. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. Tân Phú, ngày 14 tháng 4 năm 2015. BÁO CÁO CÔNG TÁC TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG NĂM HỌC 2014 - 2015 Căn cứ công văn số 285/PGDĐT- HC ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Phòng giáo dục đào tạo Châu Thành về việc tham dự Hội nghị trực tuyến “Củng cố và phát huy hiệu quả mô hình tư vấn học đường”; Trường THCS Tân Phú báo cáo công tác tư vấn tâm lý học đường năm học 2014- 2015 như sau; 1. Thực trạng đời sống, tâm lý học sinh: Tân Phú là một xã vùng sâu mà người dân sống chủ yếu là nông nghiệp, kinh tế khó khăn, đa số đi làm thuê kiếm sống, chính vì vậy gia đình ít quan tâm đến việc học của con em mình, cũng như sự phát triển tâm sinh lý của con mình trong giai đoạn hiện nay. Các em thường gặp những khúc mắc trong học tập, tâm sinh lí, trong mối quan hệ với thầy cô, gia đình, bạn bè…nếu không được điều chỉnh, giải tỏa kịp thời, thì rất dễ dẫn đến hậu quả đáng tiếc như nhẹ thì chán học, bỏ học; nặng thì trầm cảm,.. thậm chí tự kỷ, gây hậu quả nghiêm trọng. Bên cạnh những học sinh ưu tú thì cũng không ít học sinh có những biểu hiện đáng lo ngại trong tư tưởng đạo đức, lối sống cũng như trong học tập. Do nhận thức còn non kém nên một số học sinh chưa có ý thức rèn luyện bản thân. Lối sống hưởng thụ của một số học sinh coi đó là sự văn minh, hiện đại. Chính lối sống ích kỉ của học sinh, thiếu sự quan tâm của gia đình và người thân đã tạo ra một cách nhìn nông cạn nên khi gặp những khó khăn, vướng mắc trong cuộc sống ít tỉnh táo để tháo gỡ mà nhiều khi hành động mù quáng. Những biểu hiện trong đời sống tâm lý của một số học sinh như trên là đáng lo ngại. Các em chưa mạnh dạn tâm sự với “người bạn, người thầy” để chia sẻ, giúp các em định hướng đúng về các lĩnh vực trong cuộc sống, giúp các em vượt qua những khó khăn; giải quyết những vướng mắc tâm lý trong tình bạn, trong mối quan hệ với những người xung quanh. 2. Thực trạng hoạt động tư vấn tâm lý học đường: a/. Thực trạng hoạt động tư vấn tâm lý học đường: Trong các năm học vừa qua nhà trường đã thành lập được hội đồng tư vấn học sinh với 10 thành viên trong đó: - Ban giám hiệu 2 người trình độ Đại học. - Chủ tịch CĐCS 01 người trình độ Thạc sỹ. - Bí thư chi đoàn 01 người trình độ Đại học. - Tổng phụ trách Đội 01 người trình độ Đại học. - Tổ trưởng chuyên môn tổ Văn-Sử-Địa-CDCD 01 người trình độ Đại học. - Tổ trưởng chuyên môn tổ Hóa-Sinh-Công nghệ 01 người trình độ Đại học. - Tổ trưởng chuyên môn tổ Ngoại ngữ-Nhạc-Mỹ thuât-Thể chất 01 người trình độ Đại học. - Giáo viên môn Sử-Địa 01 người trình độ Đại học..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Giáo viên môn GDCD 01 người trình độ Đại học. Tất cả các các thành viên trong tổ tư vấn học sinh có trình độ đào tạo trên chuẩn về chuyên môn và làm công tác kiêm nhiệm. b/. Nội dung tư vấn: - Giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong tình bạn. - Những băn khoăn, vướng mắc xung quanh vấn đề ứng xử với cha mẹ, thầy cô, người thân trong gia đình mong muốn được gần gũi, chia sẻ. - Học sinh bị nghiện game, bị bạo hành gia đình … - Học sinh có nguy cơ bỏ học, khó khăn về học tập. Trong lĩnh vực học tập, lứa tuổi học sinh, các em luôn có tâm trạng băn khoăn, lo lắng, rất mong muốn được giúp đỡ về nhiều mặt như: phương pháp học tập, đặc biệt là những vấn đề về tâm lý, tình cảm sâu sắc tế nhị, cách ứng xử với những vấn đề phức tạp trong cuộc sống… c/. Kênh tư vấn: Hoạt động tư vấn qua nhiều kênh: điện thoại, làm việc trực tiếp tại văn phòng, trao đổi gặp gỡ phụ huynh tại gia đình, qua giáo viên chủ nhiệm, Tổng Phụ trách Đội. d/. Kết quả tư vấn: Năm học 2014 – 2015 nhà trường đã tư vấn cho 21 trường hợp học sinh và phụ huynh về các lĩnh vực sau: Học sinh bỏ học quay lại trường: 13 học sinh Gia đình có hoàn cảnh khó khăn không cho con đi học: 1 phụ huynh. Học sinh khuyết tật khó khăn về học tập: 2 em Có biện pháp quản lý học sinh việc đi học chuyên cần qua điện thoại: 0 phụ huynh Tư vấn về sức khỏe cho: 2 học sinh Ngoài việc tư vấn trực tiếp khi học sinh có nhu cầu, tổ tư vấn tâm lý học đường của nhà trường tổ chức các buổi nói chuyện, hội thảo chuyên đề ngoại khóa giáo dục sinh sản vị thành viên cho tất cả sinh toàn trường, tạo điều kiện để các em được đối thoại. Thành viên trong tổ tư vấn giao tiếp thân thiện. Phối hợp với Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên tổ chức các hoạt động ngoại khóa lồng ghép các nội dung giáo dục. Biễu diễn văn nghệ tạo sân chơi lành mạnh hữu ích cho học sinh. 3. Thuận lợi, khó khăn: a/. Thuận lợi: Nhà trường đã thành lập tổ tư vấn tâm lý học đường có đủ trình độ chuyên môn. b/. Khó khăn: Việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công tác tư vấn tâm lý học đường cũng chưa đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng và chất lượng. Học sinh không chủ động, thường ngại tư vấn tâm lý do các em có suy nghĩ “tư vấn tâm lý là có vấn đề” hoặc sợ bí mật riêng tư bị tiết lộ. Mỗi khi gặp sự cố tâm lý mà không biết cách giải quyết, các em thường tự chịu đựng hoặc chia sẻ với bạn bè thân chứ không thổ lộ với gia đình hoặc thầy cô giáo. Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa thành viên tư vấn tâm lý và các giáo viên chủ nhiệm, cán bộ Đoàn, Đội; cha mẹ học sinh… trong việc phát hiện học sinh có “vấn đề” để chủ động tư vấn, hướng dẫn..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Nhà trường chưa có giáo viên tư vấn tâm lý chuyên trách, phòng tư vấn tâm lí . Do đó, hoạt động tư vấn tâm lý thiếu tính chuyên nghiệp, thầy cô lại bận công tác chuyên môn. 4. Bài học kinh nghiệm: Lắng nghe các em một cách chân tình, chăm chú. Dành thời gian để nhận ra cảm xúc của các em, chia sẽ tâm tư, đồng cảm với học sinh. Cùng các em thiết lập nội quy trong gia đình, lớp học cho các hoạt động. Tạo giới hạn và bình tĩnh khi các em vi phạm nội quy. Luôn giữ cho âm điệu, giọng nói của mình hài hòa tạo bầu không khí tôn trọng. Tùy theo tình huống, có lúc giọng nói thể hiện sự quan tâm, phấn khởi, khích lệ, có lúc rõ ràng, kiên quyết, nghiêm khắc. 5. Đề xuất giải pháp: - Phòng Giáo dục và Đào tạo điều kiện bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên tâm lý học đường để chủ động chuẩn bị nguồn nhân lực đủ chất lượng phục vụ hoạt động tư vấn tâm lý học đường trong các năm tiếp theo. - Bố trí một Phòng tư vấn tâm lý lịch sự tạo tâm lý thoải mái, gần gũi cho học sinh khi đến liên hệ; không dùng chung với các phòng khác. Nên trang bị một số sách, báo mà học sinh ưa thích trong phòng này. - Ngoài việc tư vấn riêng khi học sinh có nhu cầu, Tổ tư vấn tâm lý cần tổ chức các buổi nói chuyện, hội thảo để tư vấn chung cho học sinh và tạo điều kiện để học sinh được đối thoại. - Tổ tư vấn cần phối hợp chặt chẽ với các lực lượng khác trong và ngoài nhà trường khi thấy cần thiết có sự hỗ trợ đặc biệt. - Giáo viên tư vấn hay Tư vấn viên phải thân thiện, khéo léo gợi mở và phải giữ bí mật thông tin mà học sinh tiết lộ. Trên đây là báo cáo công tác tư vấn tâm lý học đường năm học 2014- 2015 của trường THCS Tân Phú. Nơi nhận: - Phòng GD&ĐT - Lưu VT.. HIỆU TRƯỞNG.

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

×