Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Vấn đề việc làm cho lao động nông thôn bị thu hồi đất nông nghiệp ở huyện nam đàn, tỉnh nghệ an trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (559.59 KB, 54 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

VẤN ĐỀ VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
BỊ THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN NAM
ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN TRONG Q TRÌNH CƠNG
NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HĨA

NGÀNH: CHÍNH TRỊ - LUẬT

Giáo viên hướng dẫn: TS.Đinh Trung Thành
Sinh viên thực hiện : Đặng Văn Hồng
Lớp

: 49B1 Chính trị-Luật

MS Sinh viên

: 0755022784

NGHỆ AN-2012
1


A. MỞ ĐẦU

4

1. Lý do chọn đề tài



4

2. Tình hình nghiên cứu của đề tài

5

3. Mục đích và nhiệm vụ của khóa luận

7

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

7

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

8

6. Những đóng góp khoa học của khóa luận

9

7. Kết cấu của khóa luận

9

B. NỘI DUNG

10


Chương I: Sự cần thiết tạo việc làm cho lao động nơng thơn trong q
trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
10
1.1. Một số khái niệm cơ bản

10

1.1.1. Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

10

1.1.2. Việc làm

10

1.1.3. Lao động nông thôn

12

1.1.4. Việc làm cho lao động nông thôn.

12

1.2. Nhân tố ảnh hưởng đến việc làm của NLĐ nông thôn trong q trình
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
13
1.2.1. Giảm diện tích đất canh tác

13


1.2.2. Cơ cấu lao động và trình độ của người lao động nông thôn.

14

1.2.3. Sự gia tăng mạnh mẽ dân số ở khu vực nông thôn

16

1.2.4. Vốn đầu tư

18

1.2.5. Vai trò của Nhà nước

19

1.3. Sự cần thiết tạo việc làm cho LĐ nơng thơn trong q trình CNH,HĐH 20
1.3.1. Đối với xã hội

20

1.3.2. Đối với doanh nghiệp

20

1.3.3. Đối với người lao động

21


Chương 2: Thực trạng việc làm và tạo việc làm cho NLĐ nông thôn khi
bị thu hồi đất ở Nam Đàn, Nghệ An trong quá trình CNH, HĐH
22
2.1. Những đặc điểm của huyện Nam Đàn ảnh hưỏng đến tạo việc làm cho
người lao động trong quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
22
2


2.1.1. Khái quát chung về sự hình thành và phát triển của huyện Nam Đàn 22
2.1.2. Đặc điểm của huyện Nam Đàn ảnh hưởng tới tạo việc làm cho người
lao động trong diện thu hồi đất nông nghiệp do quá trình CNH, HĐH
26
2.1.3. Tình hình thu hồi đất nơng nghiệp phục vụ cho q trình cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa ở huyện Nam Đàn.
34
2.1.4. Đặc điểm của người lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp
lao động nông thôn
37
2.2. Thực trạng việc làm của NLĐ thuộc diện bị thu hồi đất nơng nghiệp
trong q trình CNH, HĐH ở huyện Nam Đàn giai đoạn 2005 – 2011
37
2.2.1. Khái quát thực trạng việc làm, thất nghiệp, thiếu việc làm của lao
động bị thu hồi đất
37
2.2.2. Thực trạng việc làm của lao động mất đất theo ngành kinh tế

38

2.3. Các chính sách của huyện Nam Đàn hỗ trợ tạo việc làm cho lao động

mất đất trong cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
39
2.3.1. Các chính sách đền bù, hỗ trợ

39

2.3.2. Thực trạng học nghề và giải quyết việc làm của lao động thuộc diện
bị thu hồi đất nông nghiệp ở huyện Nam Đàn trong thời gian vừa qua.
41
2.4. Những vấn đề đặt ra nhằm tạo việc làm cho lao động thuộc diện thu
hồi đất nông nghiệp ở huyện Nam Đàn.
43
Chương 3: Một số giải pháp cơ bản trong việc tạo việc làm

44

3.1. Các quan điểm về tạo việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nơng
nghiệp trong q trình cơng nghiệp húa, hiện đại hóa.
44
3.2. Phương hướng phát triển kinh tế và dự báo dân số - lao động huyện
Nam Đàn đến năm 2015.
46
3.2.1. Dự báo dân số - lao động huyện đến năm 2015 của huyện Nam Đàn 46
3.2.2. Định hướng chung về phát triển kinh tế

46

3.3. Một số giải pháp cơ bản về tạo việc làm cho người lao động

48


3.3.1. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách.

48

3.3.2. Nhóm giải pháp về cơng tác quản lý và tổ chức thực hiện

51

C. KẾT LUẬN

53

3


A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việc làm luôn là vấn đề quan tâm của toàn xã hội, trở thành nhu cầu
bức thiết ở các vùng nông thôn hiện nay, khi mà quy mô dân số phát triển,
lực lượng lao động trong độ tuổi ngày càng tăng, các làng nghề truyền
thống bị mai một và thu hẹp. Mặc dù quá trình phát triển kinh tế trong
những năm đổi mới, việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển mạnh mẽ
của các ngành công nghiệp đã tạo ra nhiều việc làm, thu nhập cho người lao
động. Song với chất lượng lao động và tay nghề còn thấp, hầu hết là chưa
qua đào tạo nghề, nên việc tiếp cận với nền sản xuất công nghiệp, dịch vụ
công nghiệp của người lao động gặp khơng ít khó khăn.
Thêm vào đó, q trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đơ thị hóa nơng
thơn, nhiều khu công nghiệp, cụm doanh nghiệp được thành lập, cơ sở hạ
tầng giao thông phục vụ công nghiệp được xây dựng và mở rộng, thì một

lượng lớn đất nơng nghiệp đã bị thu hồi để chuyển đổi mục đích sử dụng.
Dẫn đến một bộ phận nông dân vùng nông thơn bị mất đất sản xuất, thậm
chí phải di dời chỗ ở để giải phòng mặt bằng để phục vụ sản xuất công
nghiệp, dịch vụ và chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
Nhà nước và chính quyền các địa phương đã ban hành nhiều chính
sách, tạo việc làm cho người nơng dân bị thu hồi đất, nhưng các chính sách,
biện pháp cịn nhiều bất cập, vướng mắc trong q trình thực hiện. Thời
gian qua việc tìm kiếm việc làm của người lao động nông thôn tại các
doanh nghiệp hay công việc dịch vụ có thu nhập ổn định đảm bảo đời sống
sau khi bị thu hồi đất nơng nghiệp cịn hạn chế.
Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An – là vùng bán sơn địa của của khu
vực miền Trung Việt Nam, với gần 80% dân số sống ở nông thôn với nghề
nghiệp chính là sản xuất nơng nghiệp, thì vấn đề tìm kiếm việc làm khi
chuyển đổi cơ cấu sản xuất, khi bị thu hồi đất là một bài toán nan giải đặt ra
cho người dân cũng như các cấp chính quyền địa phương. Sự dư thừa lao
động và thiếu việc làm trở thành một trong những lực cản chính cho phát
4


triển kinh tế, giáo dục, nâng cao dân trí, xóa đói giảm nghèo và là mầm
mống phát sinh tệ nạn xã hội tại địa phương.
Những năm qua các cấp chính quyền ở Nam Đàn đã rất tích cực
hưởng ứng chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước trong chuyển
đổi cơ cấu kinh tế, tạo việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp, nhằm
chuyển dịch lao động nông thôn. Những chính sách và dự án tập trung vào:
đào tạo nghề, khuyến khích phát triển làng nghề, phát triển doanh nghiệp
vừa và nhỏ, cung cấp tín dụng… Nhưng đối với người dân sống ở vùng
nông thôn, tạo thêm việc làm và khả năng tự tạo việc làm, hoặc tiếp cận với
các chương trình, dự án kinh tế, xã hội vẫn cịn gặp nhiều khó khăn, chưa
được tổng kết và đánh giá đầy đủ để tìm ra giải pháp mang tính hiệu quả,

thiết thực.
Trước những tác động của q trình cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước và các địa phương, một số câu hỏi đặt ra là: Q trình đó ảnh
hưởng đến người lao động ở nông thôn như thế nào? Số lao động mất việc
làm do thu hồi đất là bao nhiêu, họ có cơ hội tìm được việc làm phù hợp
khơng? Các chính sách của nhà nước, địa phương đã hỗ trợ, giúp đỡ người
lao động những gì? Làm thế nào để tạo nhiều cơ hội cho người lao động
tìm kiếm việc làm tăng thu nhập, ổn định đời sống?..
Với những trăn trở đó, em đã chọn: “Vấn đề việc làm cho lao động
nông thôn bị thu hồi đất nông nghiệp ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
trong quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa” làm khóa luận Tốt nghiệp
đại học ngành Chính trị - Luật.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Vấn đề việc làm nói chung và việc làm cho lao động nơng thơn nói
riêng từ trước đến nay đã được nhiều người quan tâm dưới nhiều góc độ
khác nhau. Ở nước ta, từ những năm 90 của thế kỷ trước đến nay nhiều tác
giả đó có những cơng trình bài viết xung quanh vấn đề này, tiêu biểu như:

5


- Ảnh hưởng của nền kinh tế tri thức với vấn đề giải quyết việc làm ở
Việt Nam, GS.TS Đỗ Thế Tùng, Tạp chí Lao động và cơng đồn số 6,
2002.
- Chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam, TS. Nguyễn Hữu Dũng
– TS. Trần Hữu Trung, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997.
- Vấn đề việc làm cho lao động nơng thơn, Vũ Đình Thắng, Tạp chí
kinh tế phát triển, số 13, 2002.
- Thực trạng lao động - việc làm ở nông thôn và một số giải pháp cho
giai đoạn phát triển 2001 – 2005, Bùi Văn Quán, Tạp chí Lao động và xã

hội, số CĐ3, 2001.
- Dạy nghề cho lao động nông thôn hiện nay, Đỗ Minh Cương, Nông
thôn mới, số 91, 2003.
- Làm thế nào để đẩy mạnh công tác dạy nghề cho lao động nơng
thơn, Đặng Đình Hải - Nguyễn Ngọc Thụy, Tạp chí Lao động và xã hội, số
259, tháng 03 – 2005.
- Giải quyết việc làm sử dụng hợp lý nguồn nhân lực ở nông thôn
hiện nay, Vũ Văn Phúc, Châu Á – Thái Bình Dương, số 42,2005.
- Kinh nghiệm đào tạo nghề cho lao động nơng thơn, Lê Văn Bánh,
Tạp chí Lao động và xã hội, số 218, 2003.
- Thực trạng giải quyết việc làm, thu nhập, nhà ở, chuyển đổi cơ cấu
lao động của những người bị thu hồi đất trong các khu công nghiệp tỉnh
Hưng Yên, Sở Lao động – Thương binh & Xã hội tỉnh Hưng Yên, năm
2008.
Ngoài ra cũng có một số đề tài luận văn thạc sĩ viết về vấn đề việc
làm ở các tỉnh như Lạng Sơn, Kiên Giang, Bắc Ninh và việc làm cho lao
động nữ ở Hà Tĩnh…Song cho đến nay chưa có một cơng trình khoa học
nào nghiên cứu vấn đề việc làm cho người lao động nông thôn bị thu hồi
đất ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

6


3. Mục đích và nhiệm vụ của khóa luận
- Mục đích
Góp phần làm rõ vấn đề việc làm và thực tiễn giải quyết việc làm
cho lao động nông thôn bị thu hồi đất ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An;
Trên cơ sở phân tích thực trạng, tìm ra những hạn chế, bất cập để
đưa ra các giải pháp chủ yếu giải quyết việc làm cho người lao động ở nông
thôn huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện

đại hoá.
- Nhiệm vụ
Làm rõ vấn đề việc làm; việc làm của người lao động nông thôn; sự
cần thiết phải giải quyết việc làm cho người lao động nơng thơn trong thời
kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hóa; những nhân tố ảnh hưởng đến giải quyết
việc làm cho người lao động nông thôn bị thu hồi đất nông nghiệp để làm
cơ sở đưa ra những giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho người lao động
bị thu hồi đất nông nghiệp ở nông thôn huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Phân tích, đánh giá thực trạng giải quyết việc làm cho người lao
động nông thôn bị thu hồi đất nông nghiệp ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ
An từ 2005 – 2011.
Nêu những phương hướng cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm giải
quyết có hiệu quả vấn đề việc làm cho người lao động do bị thu hồi đất
nông nghiệp trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nông thôn
huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề giải quyết việc làm cho
người lao động nông thôn thuộc diện thu hồi đất nông nghiệp ở huyện Nam
Đàn, tỉnh Nghệ An
- Phạm vi nghiên cứu

7


Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng việc làm và giải quyết việc
làm cho người lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp ở nông thôn
huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An từ 2005 – 2011; đề xuất một số giải pháp
chủ yếu nhằm giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông
nghiệp ở nông thôn huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An từ nay đến 2015.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận
Đề tài được nghiên cứu dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt
Nam trong các văn kiện Đại hội Đảng và Hội nghị Ban chấp hành Trung
ương các khóa về kế hoạch phát triển kinh tế, cơ cấu, chuyển đổi nền kinh
tế, chính sách việc làm và giải quyết việc làm trong q trình cơng nghiệp
hố, hiện đại hố đất nước ở Việt Nam; các nghị quyết Đại hội Đảng bộ
huyện Nam Đàn, Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An các khóa xung quanh vấn
đề này. Ngồi ra, luận văn có kế thừa và sử dụng có chọn lọc một số đề
xuất và số liệu thống kê của một số công trình có liên quan của các tác giả
trong và ngồi nước.
- Phương pháp nghiên cứu
Đề tài vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử trong quá trình nghiên cứu;
Đồng thời luận văn cũng sử dụng các phương pháp khác như: Hồi
cứu tài liệu (sưu tầm và nghiên cứu tài liệu) nhằm kế thừa có chọn lọc các
cơng trình, sản phẩm nghiên cứu đã cơng bố có liên quan để tiết kiệm thời
gian và cơng sức trong q trình thực hiện;
Sươ dụng phương pháp tổng hợp, thống kê so sánh, phân tích, khái
quát để làm sáng tỏ vấn đề nội dung cũng như số liệu có liên quan.
Đồng thời sử dụng phương pháp chuyên gia: tuân thủ sự chỉ đạo của
giáo viên hướng dẫn, tham khảo ý kiến của các thầy, cô giáo, các nhà khoa
học, cán bộ quản lý kinh tế ở địa phương và góp ý của các bạn sinh viên.

8


6. Những đóng góp khoa học của khóa luận
- Tìm hiểu một số khái niệm liên quan đến vấn đề việc làm nói chung

và việc làm của người lao động nơng thơn nói riêng.
- Phân tích, đánh giá thực trạng việc làm và giải quyết việc làm cho
người lao động bị thu hồi nông nghiệp ở nông thôn huyện Nam Đàn, tỉnh
Nghệ An từ 2005 – 2011.
- Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm cho
người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp ở nông thôn huyện Nam Đàn,
tỉnh Nghệ An đến năm 2015.
- Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc học tập, nghiên
cứu và giảng dạy môn Kinh tế chính trị.
7. Kết cấu của khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa
luận gồm 3 chương.
Chương I: Sự cần thiết tạo việc làm cho lao động nơng thơn trong
q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Chương II: Thực trạng việc làm và tạo việc làm cho người lao động
nông thôn thuộc diện thu hồi đất nông nghiệp ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ
An trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Chương III: Những giải pháp chủ yếu nhằm tạo việc làm cho lao
động nông thôn thuộc diện thu hồi đất nông nghiệp ở huyện Nam Đàn, tỉnh
Nghệ An trong q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hóa.
Sau đây là nội dung chính của khóa luận:

9


B. NỘI DUNG

Chương I
SỰ CẦN THIẾT TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NƠNG THƠN TRONG
Q TRÌNH CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HĨA


1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
Cơng nghiệp hóa, hiện đại hố là q trình chuyển đổi căn bản, tồn
diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý nền kinh tế, xã
hội từ sử dụng sức lao động thủ cơng là chính sang sử dụng một cách phổ
biến sức lao động với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến,
hiện đại tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
- Cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng thơn: là quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế gắn với việc đổi mới căn bản về công nghệ và kỹ thuật ở
nông thôn, tạo nền tảng cho việc phát triển nhanh, bền vững nền kinh tế
nơng thơn.
- Cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp: là q trình đưa máy
móc, thiết bị, ứng dụng các phương pháp sản xuất kiểu công nghiệp vào các
lĩnh vực của sản xuất nông nghiệp.
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một quy luật kinh tế phổ biến, là
một tất yếu khách quan đối với các nước kinh tế lạc hậu quá độ lên chủ
nghĩa xã hội. Trong đó cơng nghiệp hố, hiện đại hố nông nghiệp, nông
thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để hồn thành sự
nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước.
1.1.2. Việc làm
Việc làm là mối quan tâm số một của người lao động và giải quyết
việc làm là công việc quan trọng của tất cả các quốc gia. Cuộc sống của
bản thân và gia đình người lao động phụ thuộc rất lớn vào việc làm của họ.
Sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia cũng gắn liền với tính hiệu quả

10


của chính sách giải quyết việc làm. Với tầm quan trọng như vậy, việc làm

được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau như kinh tế, xã hội học, lịch
sử... Khi nghiên cứu dưới góc độ lịch sử thì việc làm liên quan đến phương
thức lao động kiếm sống của con người và xã hội loài người. Các nhà kinh
tế coi sức lao động thơng qua q trình thực hiện việc làm của người lao
động là yếu tố quan trọng của đầu vào sản xuất và xem xét vấn đề thu nhập
của người lao động từ việc làm.
Ở Việt Nam trước đây, trong cơ chế kế hoạch tập trung, quan liêu
bao cấp, người lao động được coi là có việc làm và được xã hội thừa nhận,
trân trọng là người làm việc trong thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa.
Theo cơ chế đó, xã hội khơng thừa nhận việc làm ở các thành phần kinh tế
khác và cũng không thừa nhận thiếu việc làm, thất nghiệp...
Ngày nay các quan niệm về việc làm đó được hiểu rộng hơn, đúng
đắn và khoa học hơn, đó là các hoạt động của con người nhằm tạo ra thu
nhập, mà không bị pháp luật cấm. Điều 13, chương II Bộ luật Lao động
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Mọi hoạt động lao
động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là
việc làm”
Theo quan niệm trên, việc làm là các hoạt động lao động được hiểu
như sau:
- Làm các công việc để nhận tiền cơng, tiền lương hoặc hiện vật cho
cơng việc đó.
- Làm những cơng việc tự làm mang lại lợi ích cho bản thân hoặc tạo
thu nhập cho gia đình, cho cộng đồng, kể cả những công việc không được
trả công bằng hiện vật.
Theo khái niệm trên, một hoạt động được coi là việc làm cần thoả
mãn hai điều kiện:
Một là, hoạt động đó phải có ích và tạo ra thu nhập cho người lao
động và các thành viên trong gia đình.

11



Hai là, người lao động được tự do hành nghề, hoạt động đó khơng bị
pháp luật cấm. Điều này chỉ rõ tính pháp lý của việc làm.
Hai điều kiện này có quan hệ chặt với nhau, là điều kiện cần và đủ
của một hoạt động được thừa nhận là việc làm quan niệm đó đó giúp phần
mở rộng quan niệm về việc làm, khi đa số lao động chỉ muốn chen chân
vào trong các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước. Về mặt khoa học, quan
điểm của Bộ luật Lao động đã nêu đầy đủ yếu tố cơ bản nhất của việc làm .
1.1.3. Lao động nông thôn
Lao động nông thôn: là những người thuộc lực lượng lao động và
hoạt động trong lĩnh vực kinh tế nông thôn. Họ không thuần túy là những
người trong độ tuổi lao động mà đa dạng hơn, miễn là họ cịn có sức khỏe
và có nhu cầu làm việc. Tuy nhiên, hoạt động của họ chủ yếu là phục vụ
chính bản thân mình và gia đình, khơng có chế độ hưởng lương. Cũng có
trường hợp th mướn lao động và có trả cơng nhưng chủ yếu là hợp đồng
được thỏa thuận bằng miệng. Trong giai đoạn chuyển đổi cơ cấu nông
nghiệp và công nghiệp nhiều người lao động nông thôn cũng tham gia lao
động công nghiệp theo tính chất ngắn hạn hay thời vụ, mà họ vẫn được gọi
là “công nhân nông nghiệp”.
1.1.4. Việc làm cho lao động nông thôn.
Việc làm cho lao động nông thơn: là việc làm phù hợp với kỹ năng
và trình độ của người lao động nông thôn. Như: việc làm trong sản xuất
nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi); dịch vụ nông nghiệp (cung cấp phân
giống, tưới tiêu, bảo vệ thực vật); việc làm thuộc các làng nghề sản xuất
sản phẩm thủ công truyền thống; các dịnh vụ thương mại tại chỗ phục vụ
dân sinh trong vùng (bn bán tạp hóa, quán ăn, sửa chữa xe đạp, xe máy,
cơ khí thủ cơng..); các việc làm có tay nghề kỹ thuật phụ vụ nhu cầu tại địa
phương như thợ mộc, thợ xây dựng.. Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu
của nhân dân ngày càng cao thì tại các vùng nơng thơn việc làm cũng trở

nên đa dạng và phong phú. Xuất hiện nhiều việc làm mới có thu nhập cao

12


như cắt tóc, gội đầu, mát xa, phục vụ nhà nghỉ, lái xe, phun sơn, điện nước,
điện lạnh ....
1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc làm của người lao động
nơng thơn trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
1.2.1. Giảm diện tích đất canh tác
Q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là q trình gia tăng và lớn
lên của hệ thống đơ thị, các nhà máy, xí nghiệp, q trình biến từng vùng
nơng thơn thành đơ thị là nguyên nhân cơ bản làm giảm diện tích đất canh
tác trong nông nghiệp. Hàng năm sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống đô
thị, xây dựng các khu công nghiệp ở nước ta đã lấy đi gần 10.000 ha đất
canh tác. Trong điều kiện diện tích đất nơng nghiệp bình qn đầu người ở
nơng thơn nước ta hiện nay rất thấp, chưa đến 0,2 ha/người. Như vậy, hàng
năm chính sự phát triển và hiên đại của công nghiệp, đô thị đã đẩy hơn
63.000 người dân ở nông thôn rơi vào cảnh khơng có đất để sản xuất, kinh
doanh, sinh sống.
Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa làm người dân mất đất nhưng đổi lại
người dân lại được đền bù một khoản tiền khá lớn, với tiền đền bù này đó
giúp cho rất nhiều gia đình thực hiện việc đầu tư, đổi mới ngành nghề, tạo
công ăn việc làm mới, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống. Tuy nhiên,
cũng không ít gia đình nơng dân trước đây nghèo khó, thiếu thốn đủ thứ,
nay tuy mất đất nhưng lại được một khoản tiền lớn, họ dùng tiền đền bù
vào việc thoả mãn nhu cầu phục vụ sinh hoạt bản thân, gia đình: như xây
nhà, mua sắm tiện nghi, thậm chí ăn tiêu lãng phí để rồi trở thành thất
nghiệp sau một thời gian ngắn…
Trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa hệ thống cơ sở hạ tầng

ngày càng được phát triển, nhiều diện tích đất “bờ xơi, ruộng mật” nhường
chỗ cho các cơng trình giao thơng, văn phịng, nhà ở…Từ năm 2001 đến
nay, riêng ngành giao thông vận tải đã cải tạo, nâng cấp và làm mới 4.567
km đường quốc lộ vào hơn 4.690 m cầu đường sắt. Cơ sở hạ tầng ngành
giáo dục trong những năm qua tăng đáng kể, năm học 2008-2009 các địa
13


phương đã đầu tư xây dựng thêm 494.766 phòng học cho các lớp mầm non
và 85.466 phòng học cho các lớp phổ thông. Hệ thống các trường dạy nghề
cũng được tăng lên, năm 2007-2008 có 521 trường (346 trường Đại học và
cao đẳng, 275 trường trung học chuyên nghiệp); năm 2008-2009 có 562
trường (trong đó: 389 trường Đại học và cao đẳng, 273 trường trung học
chuyên nghiệp. Nhiều khu công nghiệp, thị trấn, thị tứ, thị xã, thành phố
được xây dựng, mở rộng, cải tạo, nâng cấp, nhiều bến cảng được xây dựng
và đi vào hoạt động (cảng Cái Lân, khu kinh tế Vũng Áng…), nhiều doanh
nghiệp được xây dựng: tính đến cuối năm 2008, cả nước đã có 330.872
doanh nghiệp trong các ngành kinh tế đăng ký hoạt động theo Luật doanh
nghiệp, và hơn 70.000 trang trại hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, tạo
việc làm cho hàng triệu lao động. Q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đã
tạo cơ sở hạ tầng thuận lợi cho sản xuất phát triển, đẩy nhanh q trình
phân cơng lao động xã hội.
Tuy nhiên, đối với một nước đang phát triển như Việt Nam, trình độ
văn hố, khoa học kỹ thuật tay nghề của người lao động thấp, chưa đủ khả
năng khai thác những thuận lợi đó để giải quyết cơng ăn việc làm cho
mình. Do vậy, q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa càng diễn ra nhanh
chóng nguy cơ thất nghiệp và thiếu việc làm cho lao động càng tăng. Trong
quy hoạch phát triển đô thị, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, vấn đề
giải quyết việc làm cho lao động (đặc biệt là những người mất đất canh tác)
là vấn đề hết sức cần thiết và cấp bách.

1.2.2. Cơ cấu lao động và trình độ của người lao động nơng thơn.
Trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông
thôn đặt ra những yêu cầu mới cho người lao động, đòi hỏi người lao động
phải nâng cao năng lực, trình độ của mình. Nếu người lao động nơng
nghiệp nói riêng, người lao động trong các ngành nói chung không được
đào tạo và đào tạo lại đáp ứng u cầu mới, thì tự họ sẽ mất cơng ăn việc
làm, cơ hội tìm kiếm việc làm sẽ rất khó khăn tình trạng thất nghiệp và thiếu
việc làm là khơng thể tránh khỏi.

14


Ở Việt Nam, những năm qua, nhất là từ năm 2001 đến nay, quá trình
dịch chuyển cơ cấu lao động diễn ra khá nhanh và rõ nét hơn trước. Nhìn
trên phạm vi cả nước, tổng lao động làm việc trong các ngành nông, lâm,
ngư nghiệp và thuỷ sản chiếm 54,7% (năm 2006), 52,8% (năm 2007) tổng
lao động xã hội; hàng năm có hàng chục vạn lao động nơng nghiệp chuyển
sang làm các ngành nghề phi nông nghiệp. Tuy nhiên, sự chuyển dịch cơ
cấu lao động, nhìn chung diễn ra vẫn chậm chạp, chưa tương thích và đáp
ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đến năm 2007, trong GDP
giá trị nơng nghiệp đó giảm xuống cũn 19,6%, trong khi đó lao động nơng
nghiệp vẫn cịn chiếm tới 52,8%. Nghịch lý này phản ánh một thực tế: công
nghiệp, dịch vụ trên địa bàn nông thôn chưa đủ sức tạo nhiều việc làm mới
để thu hút lực lượng lao động nơng nghiệp cịn rất tiềm tàng. Ngồi một bộ
phận khơng nhiều được tuyển vào các doanh nghiệp trên địa bàn hoặc đi
kiếm việc làm ở các đô thị, các khu công nghiệp lớn, phần đông lao động
vẫn đang bị ùn đọng trong khu vực nông nghiệp, nông thôn. Một bộ phận
lao động tiếp tục sản xuất nông nghiệp trong điều kiện diện tích đất canh
tác ngày càng thu hẹp, một bộ phận chuyển sang các hoạt động phi nông
nghiệp giản đơn, theo cơ chế thoả thuận. Thực trạng này chứng tỏ q trình

cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa chưa gắn kết chặt chẽ và tác động mạnh mẽ
đến nông nghiệp, nơng thơn, nơng dân. Tình trạng thiếu việc làm, dư thừa
lao động; sự phân hố thu nhập và những khó khăn về đời sống của người
lao động, phần lớn có nguyên nhân từ đây.
Thực trạng về lao động và việc làm ở nước ta đó chứng minh: lao động
có tay nghề cao, có trình độ chun mơn giỏi đang rất thiếu, trong khi lao
động thủ cơng và lao động có tay nghề thấp lại thừa với số lượng lớn. Do vậy,
muốn giải quyết được công ăn việc làm cho lao động nơng thơn trong q
trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa cần thiết phải quan tâm tới việc đào tạo
đội ngũ người lao động nơng nghiệp nói riêng, lao động xã hội nói chung theo
cơ cấu lao động hợp lý phù hợp với từng giai đoạn cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa nơng nghiệp nơng thơn.

15


Đồng thời với quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, tất yếu dẫn
theo sự dịch chuyển dân cư theo hướng chuyển hóa cư dân nơng thơn thành
cư dân đơ thị. Sự chuyển hố này diễn ra lâu dài thơng qua các dòng
chuyển cư theo chiều hướng khác nhau tuỳ thuộc vào trình độ phát triển và
đặc điểm, hồn cảnh của mỗi quốc gia. Dưới ảnh hưởng của quá trình cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa và q trình đơ thị hố đó diễn ra sự chuyển dịch
dân cư nơng thơn - nông thôn, dân cư nông thôn - đô thị. Một bộ phận dân
cư ở một số tỉnh miền núi phía Bắc đó di chuyển một cách tự phát thiếu tổ
chức, thiếu qui hoạch vào một số tỉnh phía Nam, tập trung nhất là ở địa bàn
Tây Nguyên. Ở một số vùng nơng thơn, điển hình là nơng thơn đồng bằng
Sơng Hồng, đồng bằng sơng Cửu Long xuất hiện dịng chuyển cư về thành
thị, chủ yếu về các khu công nghiệp tập trung các đô thị lớn, đặc biệt là thủ
đơ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tình trạng tăng vọt dân số cơ học ở
các thành phố lớn làm tăng thêm sự mất cân đối trong phân bố dân cư, lao

động trên phạm vi toàn quốc; làm cho các thành phố lớn phải gánh chịu áp
lực quá tải, nặng nề về dân số, lao động, việc làm, về cơ sở hạ tầng kỹ
thuật, hạ tầng xã hội và khơng ít khó khăn, phức tạp trong cơng tác quản lý
đô thị. Nếu giải quyết tốt việc làm cho lao động ở nông thôn sẽ làm giảm
áp lực các vấn đề xã hội cho các đô thị.
1.2.3. Sự gia tăng mạnh mẽ dân số ở khu vực nông thôn
Dân số, lao động, việc làm và nguồn nhân lực là yếu tố quyết định
đến
sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tăng trưởng dân số với tốc độ và
quy mô hợp lý là nguồn cung cấp nguồn nhân lực vô giá. Tuy nhiên, nếu
dân số phát triển quá nhanh, quy mô phát triển lớn, vượt quá khả năng đáp
ứng và yêu cầu của xã hội, thì tăng trưởng dân số khơng phải là yếu tố tích
cực mà lại là gánh nặng cho nền kinh tế.
Mức sinh, mức chết, cơ cấu giới, tuổi của dân số đều ảnh hưởng đến
quy mô của lực lượng lao động. Nếu mức sinh cao dẫn đến gia tăng nhanh
chóng số lượng người trong độ tuổi lao động trong tương lai, ...

16


Ngồi ra, vấn đề di dân và các dịng di dân, đặc biệt là di dân từ nông
thôn ra đô thị gây ra các áp lực kinh tế-xã hội và chính trị cũng nguy hiểm
hơn so với tỷ lệ gia tăng dân số nhanh chóng. Q trình đơ thị hố gây ra
hậu quả trực tiếp đến vấn đề việc làm, để có thể thu hút hết số lao động
này, cần phải nhanh chóng tạo ra một số lượng lớn chỗ làm việc. Một vấn
đề khác là chất lượng của số lao động này về học vấn, đào tạo,trình độ nghề
nghiệp không đáp ứng được với yêu cầu công việc trong khu đơ thị. Do đó,
tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm sẽ tăng lên.
Trong kế hoạch phátt triển kinh tế - xã hội, việc khống chế mức tăng
dân số được gắn với vấn đề giảm áp lực đối với việc làm. Vấn đề dân số

thường được gắn với vấn đề sử dụng nguồn lao động và giải quyết việc
làm. Nhìn chung, giảm tỷ lệ gia tăng dân số cũng có nghĩa là có sự đầu tư
cao hơn vào các lĩnh vực giáo dục, sức khoẻ và các dịch vụ xã hội.
Ở nước ta, nhân tố dân số đó được Đảng và Nhà nước ta thể hiện
trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ, đặt con người vào vị
trí trung tâm trong chiến lược phỏt triển xã hội, con người vừa là mục tiêu,
vừa là động lực cho sự phát triển. Tuy nhiên, khi nguồn lực này vừa tăng
quá nhanh vừa chưa sử dụng hết lại là lực cản, gây sức ép về đời sống và
việc làm.
Nước ta đến nay vẫn còn hơn 62 triệu người sống ở nơng thơn, trong
đó số người nằm trong độ tuổi lao động là khoảng 43,26 triệu người, chiếm
75,18% lực lượng lao động, nguồn thu nhập chính là nơng nghiệp. Đặc
điểm của lao động nơng thơn là tăng nhanh, ít qua đào tạo, đa dạng về lứa
tuổi, sử dụng theo thời vụ, có nhiều cơ hội tìm việc làm nhưng giá tiền
công lại rẻ, di chuyển lao động và một bộ phận lao động tự do.
Sau 25 năm thực hiện đường lối đổi mới, sản xuất nơng nghiệp đó
phát triển tương đối tồn diện theo hướng sản xuất hàng hố và đạt được
tốc độ tăng trưởng cao. Trong quá trình cơng nghiệp hố và đơ thị hố,
nhiều vùng nơng thơn biến thành đơ thị, nhiều diện tích đất nơng nghiệp
biến thành các khu công nghiệp, đường giao thông, trung tâm thương mại
và đất khu dân cư.
17


Tính chung, trong 05 năm 2005-2010 trung bình mỗi năm cả nước
mất khoảng 73.300 nghìn ha đất nơng nghiệp cho các nhu cầu phi nơng
nghiệp. Trong khi đó lao động nơng nghiệp đó dư thừa trên 23% và số
lượng cứ tăng dần với tốc độ 2% mỗi năm. Năm 2005, lao động nơng thơn,
nơng nghiệp có 27 triệu người, chiếm 80% lao động nông thôn; năm 2010
tăng lên 29,85 triệu người.

Như vậy, trung bình mỗi năm lao động nơng nghiệp tăng thêm
khoảng 45 vạn người trong khi đó diện tích đất nông nghiệp lại giảm xuống
kéo theo giảm việc làm cho nơng dân. Ruộng đất ít, lao động thừa, việc làm
thiếu và thu nhập thấp, đời sống nơng dân cịn nghèo, khoảng cách chênh
lệch nơng thơn và thành thị có xu hướng gia tăng. Vì vậy, vấn đề đặt ra
hiện nay là làm thế nào để tạo việc làm mới cho lao động nơng thơn nói
chung, nơng dân nói riêng là mối quan tâm hàng đầu trong chiến lược phát
triển kinh tế, xã hội.
1.2.4. Vốn đầu tư
Vốn đầu tư có ý nghĩa to lớn đối với việc làm của người lao động:
Vốn dùng để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, mua sắm máy móc, thiết bị,
đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ người lao động... Đặc biệt trong điều kiện
tồn cầu hố, hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay, để phát triển sản xuất đòi hỏi
phải đổi mới nhanh chóng máy móc, thiết bị, tích cực ứng dụng tiến bộ khoa
học - công nghệ. Trong năm 2010, Chương trình mục tiêu Quốc gia về việc làm
đó bổ sung 293 tỷ đồng nâng tổng nguồn vốn lên 3.755 tỷ đồng, có vốn đầu tư
lớn, đem lại lợi thế cho doanh nghiệp và đơn vị sản xuất, và người lao động.
Nhiều doanh nghiệp ra đời khai thác được lợi thế của đất nước, đồng thời thu
hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài đối với Việt Nam. Trong những năm qua
Việt Nam đó thu hút được một lượng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI)
cũng như nguồn vốn viện trợ (ODA) khá lớn, năm sau cao hơn năm trước.
Dịng chảy của vốn đầu tư nước ngồi vào Việt Nam đó tạo cơ hội cho chúng ta
thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực cạnh
tranh của sản phẩm, tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Do đó, để
18


giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn trong q trình cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa cần phải có sự quan tâm giúp đỡ của Nhà nước, các

cấp, các ngành trong việc tạo nguồn vốn đầu tư, tập trung phát triển mạnh các
nghề phi nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, thương mại và dịch vụ.
1.2.5. Vai trò của Nhà nước
Với xuất phát điểm thấp, bản thân những người lao động nông thôn
không đủ khả năng để tự giải quyết cơng ăn việc làm cho chính mình trong
q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để góp phần giải quyết công ăn
việc làm cho người lao động nông thôn cần thiết phải có sự hỗ trợ của nhà
nước trên nhiều mặt. Vai trò của nhà nước ảnh hưởng tới việc làm của
người lao động nông thôn thông qua việc xây dựng chiến lược phát triển
đất nước, chương trình, dự án phát triển kinh tế-xã hội trọng điểm quốc gia,
quy hoạch xây dựng phát triển nông thôn mới; Qua quy hoạch phát triển
các ngành, quy hoạch xây dựng phát triển các vùng, các ngành chiến lược,
xây dựng đội ngũ người lao động cho phù hợp. Cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa gắn với quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn, gắn với chuyển
dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp nông thôn các ngành sẽ hỗ trợ nhau và
tạo điều kiện cho nhau phát triển, tạo nhiều việc làm cho người lao động.
Ngồi ra, thơng qua các chính sách, chương trình, dự án của nhà
nước, các cấp, các ngành, đặc biệt “chương trình mục tiêu Quốc gia về việc
làm đến năm 2015”, “chương trình mục tiêu Quốc gia về Giáo dục và Đào
tạo đến năm 2015”, Đề án 1956 “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến
năm 2020” của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, “chiến lược phát
triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020” của Thủ tướng Chính phủ,
trong đó phấn đấu tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2015 là 55%, tỷ lệ
này vào năm 2020 là 70%... đó tỏc động tới việc đào tạo nguồn nhân lực,
hướng dẫn, khuyến khích người lao động phát triển ngành nghề, tạo việc
làm, tạo vốn cho đầu tư phát triển ngành nghề mới tạo việc làm cho người
lao động nơng thơn trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

19



1.3. Sự cần thiết tạo việc làm cho người lao động nơng thơn trong
q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hóa
1.3.1. Đối với xã hội
Việc làm là yêu cầu khách quan của xã hội. Lịch sử phát triển sản
xuất loài người cho thấy, bất cứ một quốc gia nào, đều có nhu cầu sử dụng
hợp lý nguồn lao động của mình để khai thác tài nguyên thiên nhiên, phát
triển kinh tế của đất nước. Người lao động là một nguồn lực quan trọng, là
một trong những yếu tố cơ bản để phát triển. Mọi chủ trương, đường lối,
chính sách đúng đắn trong lĩnh vực kinh tế phải tập trung phát huy cao độ
khả năng của nguồn lực quan trọng đó. Nếu có những sai phạm về chủ
trương, chính sách và biện pháp thì nguồn lao động rất có thể trở thành
gánh nặng, thậm chí gây trở ngại, tổn thất cho nền kinh tế.
1.3.2. Đối với doanh nghiệp
Tạo việc làm cho người lao động là trách nhiệm của các cấp chính
quyền và các tổ chức kinh tế xã – hội, vì vậy việc tạo việc làm cho người
lao động và trách nhiệm vừa là nghĩa vụ của các doanh nghiệp. Đây cũng là
một trong các nội dung quan trọng của việc thực hiện trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp. Trong doang nghiệp thì người lao động là yếu tố khơng
thể thiếu được, là động lực quan trọng thúc đẩy sản xuất phát triển. Chất
lượng lao động tốt quyết định đến năng suất, chất lượng, hiệu quả của quá
trình sản xuất, tiết kiệm tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu, hạ giá thành sản
xuất.
Khi các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế được thành lập tại các vùng
nông thôn người sử dụng lao động ln có phương án sử dụng lao động tại
chỗ, có thể bước đầu họ phải bỏ công sức đào tạo, huấn luyện về chuyên
môn kỹ thuật, song lại tận dụng được rất nhiều lợi thế. Trước hết là doanh
nghiệp đã thực hiện đúng cam kết của mình khi có kế hoạch thu hồi đất
nông nghiệp, là tạo ra một số chỗ làm việc bắt buộc cho lực lượng lao động
tại địa phương (tại chỗ). Lao động tại chỗ từ nông thôn sẽ là lao động giá

rẻ, không phải tốn thêm các khoản chi phí hỗ trợ như đi lại (xăng xe), nhà
20


ở, nhiều doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình khơng phải bỏ thêm khoản chi
phí ăn ca (ăn trưa cho người lao động). Lao động nông thôn hầu hết là lực
lượng lao động trẻ khỏe, thể lực tốt, nhiệt tình hăng say trong lao động sản
xuất, luôn cầu thị tiến bộ, mong muốn trưởng thành trong lĩnh vực công
nghiệp.
Khi nền kinh tế phát triển nhanh, các khu công nghiệp, khu chế xuất,
cụm doanh nghiệp phát triển nhiều thì nhu cầu tìm kiếm lao động của các
doanh nghiệp cũng trở nên bức xúc. Các doanh nghiệp đã sử dụng nhiều
biện pháp, chính sách đãi ngộ để cạnh tranh,thu hút lao động phổ thông.
Tuyển dụng được lao động tại chỗ sẽ bảo đảm tính ổn định cao, khơng tạo
ra sự biến động di chuyển lao động vào các dịp trước và sau tết Nguyên
Đán.
1.3.3. Đối với người lao động
Việc làm đối với người lao động là nhu cầu để tồn tại và phát triển,
là yếu tố khách quan của người lao động. Con người muốn tồn tại và phát
triển họ phải tiêu tốn một lượng tư liệu sinh hoạt nhất định. Để có những
thứ đó con người phải sản xuất và tái sản xuất mở rộng. Quá trình sản xuất
tạo ra hàng hoỏ, dịch vụ đó là việc làm. Như vậy, muốn tăng tổng sản phẩm
xã hội, một mặt phải huy động triệt để mọi người có khả năng lao động
tham gia vào nền sản xuất xã hội tức là mỗi người phải có việc làm đầy đủ.
Mặt khác, phải nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, nhằm khai thác triệt để
tiềm năng của mỗi người nhằm đạt được việc làm hợp lý và việc làm hiệu
quả. Tạo việc làm đầy đủ cho người lao động không những tạo điều kiện để
người lao động tăng thu nhập, nâng cao đời sống mà còn làm giảm các tệ
nạn xã hội, làm cho xã hội văn minh hơn. Khi nghiên cứu lý thuyết về sự
phát triển, mọi người đều nhận thức rằng: Một trong những vấn đề cơ bản

nhất trong cấu trúc của nó là phát triển nguồn lực, coi đó là đỉnh cao nhất,
là mục tiêu cuối cùng của mọi quá trình phát triển. Điều này hoàn toàn
đúng đắn và phù hợp với nhận thức mới về phát triển con người. Con người
ở đây được xem xét trên hai khía cạnh thống nhất với nhau hay nói cách
khác nó là hai mặt của một vấn đề được thống nhất trong mỗi con người.
21


- Con người với tư cách là chủ thể sáng tạo ra mọi của cải vật chất và
tinh thần. Như vậy, để tồn tại và phát triển, con người bằng sức lao động
của mình là yếu tố của quá trình sản xuất, là lực lượng sản xuất cơ bản
nhất, tạo ra giá trị hàng hoá và dịch vụ.
- Con người cần phải sử dụng và tiêu dùng của cải vật chất thơng qua
q trình phân phối và tái phân phối. Từ lý luận và thực tiễn cũng đó chứng
minh, có 3 yếu tố cơ bản nhất để phát triển con người là đảm bảo an toàn
lương thực, an toàn việc làm và an tồn mơi trường. Trong q trình phát
triển, con người vừa là đối tượng hưởng thụ, mặt khác lại là người cung cấp
đầu vào quan trọng cho quá trình biến đổi sản xuất. Hoạt động lao động ra
đời cùng với sự hình thành và phát triển của lồi người, đó là một hoạt
động thuộc về bản năng sinh tồn, con người chỉ có thể tồn tại, phát triển và
hồn thiện khơng ngừng thơng qua lao động sản xuất. Do vậy, nhu cầu có
việc làm là nhu cầu để con người tồn tại và phát triển, là yếu tố khách quan
và chính đáng của người lao động.
Chương 2
THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
NÔNG THÔN THUỘC DIỆN THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở NAM ĐÀN,
NGHỆ AN TRONG Q TRÌNH CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HÓA

2.1. Những đặc điểm của huyện Nam Đàn ảnh hưỏng đến tạo
việc làm cho người lao động trong quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại

hóa.
2.1.1. Khái qt chung về sự hình thành và phát triển của huyện
Nam Đàn
Huyện Nam Đàn nằm ở hạ lưu sông Lam, xưa là trung tâm của bộ
Việt Thường khi nước ta mang tên là Văn Lang. Với nhà nước Âu Lạc,
vùng đất Nam Đàn vẫn thuộc bộ Việt Thường. Trước và sau thế kỷ thứ
nhất, đó là đất thuộc huyện Cửu Đức. Thời Tam Quốc (Nguỵ, Thục, Ngô),
huyện Cửu Đức bao gồm các huyện: Hưng Nguyên, Thanh Chương, Nam

22


Đàn và một phần Đô Lương, Đức Thọ ngày nay. Đây là một huyện lớn, đất
rộng, người đông, nên khi nhà Ngô định lại duyên cách các khu vực địa lý
hành chính đó tách riêng đất Nam Đàn và Đơ Lương hiện tại thành huyện
Đơ Giao. Huyện lỵ đóng ở vùng Nam Xn, Nam Thanh ngày nay (vì ở đó
có một cánh đồng Thành Đơ với di chỉ một tồ thành cổ khá lớn). Qua thế
kỷ thế VI, Cửu Đức đổi thành Đức Châu, Nam Đàn là vùng đất của huyện
Đức Châu.
Nhà Đường cai trị nước ta chia Nghệ Tĩnh thành hai châu: Hoan
Châu và Diễn Châu. Hoan Châu có bốn huyện: Cửu Đức, Phố Dương, Việt
Thường và Hoài Hoan.
Chúng ta được biết ở Sa Nam và Vân Diên hiện tại có di tích thành
Vạn An, nơi Mai Thúc Loan “Hùng cứ Hoan Châu khắp một vùng” thành
lập đô thành làm căn cứ khởi nghĩa chống nhà Đường đô hộ. Sau khi trấn
áp cuộc khởi nghĩa của vua Mai Hắc Đế, vùng đất Nam Đàn hiện nay được
tách riêng ra, nhà Đường đặt tên thành huyện Nam Đường. Và Nam Đường
được giữ nguyên tên gọi cho đến thế kỷ XVIII thời nhà Nguyễn. Dưới triều
Minh Mạng, do tên gọi Nam Đuờng trùng với tên huý của nhà vua là điều
tối kỵ, nên huyện Nam Đường được đổi tên gọi thành huyện Nam Đàn. Tên

gọi huyện Nam Đàn được giữ nguyên từ ngày đó cho đến tận ngày nay.
- Về vị trí địa lý, dân cư
Vị trí địa lý: Hiện nay, huyện Nam Đàn có diện tích đất tự nhiên là
293,9 km2, trong đó đất nơng nghiệp là 199,2 km2 (chiếm khoảng 67.3%).
Nam giáp huyện Đức Thọ và Hương Sơn – Hà Tĩnh.
Bắc giáp Nghi Lộc và Đô Lương – Nghệ An
Tây giáp Thanh Chương và Đô Lương – Nghệ An
Đông giáp Hưng Nguyên – Nghệ An.
Huyện lỵ Nam Đàn đóng ở thị trấn Sa Nam (nay gọi là thị trấn Nam
Đàn), cách thành phố Vinh 20 km về phía Tây.
Hệ thống giao thơng: Nam Đàn có các đường giao thơng lớn chạy
qua như Quốc lộ 46, Quốc lộ 15A, đường du lịch ven sông Lam, tất cả đều
23


đi qua thị trấn Sa Nam. Ngồi ra có sơng Lam, sông Đào, cùng với hệ
thống đường liên huyện, liên xã, liên thơn cơ bản đã được nhựa hố và bê
tơng hố tạo thành mạng lưới giao thơng của huyện khá hồn chỉnh. Thuận
lợi cho việc lưu thơng giữa huyện với thành phố Vinh (trung tâm kinh tế chính trị - xã hội của tỉnh Nghệ An) và các huyện trong tỉnh.
- Dân số, văn hóa
Nam Đàn tính đến 01/4/2009 là 159.433 người, trong đó có 84.615
người trong độ tuổi lao động, mật độ trung bình là 542 người/km2, chủ yếu
là dân tộc kinh, sinh sống tại 23 xã và 1 thị trấn, với 328 khối, xóm.
Nam Đàn vinh dự và tự hào là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh
kính u, là huyện có nhiều di tích lịch sử văn hóa, cách mạng, nhiều nhà
yêu nước, khoa bảng v nới nhiều danh thắng cảnh đẹp. Cùng với những di
sản về vùng quê, thiên nhiên và con người Nam Đàn được xác định là vùng
trọng điểm phát triển du lịch, cùng với Vinh, Cửa Lò tạo thành tam giác
phát triển du lịch của Nghệ An và Bắc Trung bộ.
- Về quy mô và tăng trưởng kinh tế

Tổng giá trị sản xuất (giá 1994) năm 2000 đạt 403.279 triệu đồng,
đến 2005 đạt 738.198 triệu đồng. Năm 2006 đạt 853.036 triệu, năm 2008
đạt 1.119.354 triệu đồng, ước thực hiện 2009 đạt 1.312.575 triệu đồng và
năm 2010 đạt 1.676.090 triệu đồng. So với mục tiêu Đại hội Đảng bộ
huyện khoá 24 nhiệm kỳ 2005-2010, năm 2010 đạt 85%. So với mục tiêu
quy hoạch KTXH 2000 – 2010, năm 2010 đạt 113 %.
Giá trị sản xuất phân theo các ngành: Nông lâm, ngư nghiệp; năm
2000 đạt 301.738 triệu đồng, năm 2005 đạt 441.032 triệu đồng, năm 2006
đạt 479.278 triệu, năm 2008 đạt 564.361 triệu đồng, năm 2009 đạt 611.871
và năm 2010 đạt 660.820 triệu. Với thời gian tương ứng, giá trị lĩnh vực
công nghiệp, xây dựng là: 50.981 triệu; 141.804 triệu; 187.198 triệu;
279.204 triệu; 354.589 triệu và 593.708 triệu. Dịch vụ, thương mại là:
50.560 triệu; 155.362 triệu; 185.560 triệu; 275.789 triệu; 346.115 triệu và
421.562 triệu.

24


Tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2000-2005 đạt 12,85%/ mục
tiêu Đại hội 11-12 %/ mục tiêu kế hoạch 10,8 %. Trong đó nơng nghiệp đạt
bình qn 7,89%/mục tiêu Đại hội 6-7 %/ mục tiêu kế hoạch 7,5 %; Cơng
nghiệp, xây dựng đạt bình qn22,7%/ mục tiêu đại hội 20-22 %/ mục tiêu
kế hoạch 14,5 %. Giai đoạn 2005-2010 đạt bình quân 17,82%/ mục tiêu Đại
hội 16-17%/ mục tiêu kế hoạch 12,5 %. Trong đó nơng nghiệp đạt 8,42%/
mục tiêu Đại hội 7,8 %/ mục tiêu kế hoạch 7,1 %. CNXD đạt 33,16%/ mục
tiêu Đại hội 24,9%/ mục tiêu kế hoạch 12,05 %. Dịch vụ đạt 22,1%/ mục
tiêu Đại hội 34,4%/ mục tiêu kế hoạch 21,85 %.
- Về cơ cấu kinh tế
Nông nghiệp năm 2000 chiếm 74,97%, năm 2005 chiếm 59,27%,
năm 2006 chiếm 55,77%, năm 2008 chiếm 50,1%, năm 2009 chiếm

44,65% và năm 2010 chiếm 33,61%/ mục tiêu đại hội 39,54 %/ mục tiêu kế
hoạch 45,12 %. Tương ứng với thời gian đó, cơng nghiệp, xây dựng là
12,37%; 18,34%; 21,21%; 28%; 37,49% và 47,6%/ mục tiêu đại hội 27,02
%/ mục tiêu kế hoạch 16,72 %. Dịch vụ tương ứng thời gian là: 12,66%;
22,39%; 23,02%; 21,9%; 17,87% và 18,79%/ mục tiêu Đại hội 33,44 %/
mục tiêu kế hoạch 38,16 %.
+ Quy mơ kinh tế của huyện cịn nhỏ bé. Năm 2008 mới chỉ chiếm
8,1% của tỉnh. Trong đó cơng nghiệp đạt 5,75% và dịch vụ đạt 5,6% so với
toàn tỉnh. Trong khi đó dân số chiếm 5,3% tồn tỉnh.Tốc độ tăng trưởng
kinh tế bình quân giai đoạn 2001-2005 đạt 12,85%/năm, trong đó ngành
Nơng - lâm - thủy sản đạt mức tăng trưởng bình qn 7,89%/năm, cơng
nghiệp - xây dựng đạt 22,7%/năm và ngành dịch vụ đạt 25,17%/năm.
Kinh tế có tốc độ tăng trưởng khá, đến năm 2008 là 2,77 lần so với
năm 2000 (tính theo giá so sánh). Trong đó tốc độ tăng trưởng của các
ngành như: Nông - Lâm - Thủy sản tăng 2,17 lần, Công nghiệp - xây dựng
tăng 90,1 lần; Các ngành dịch vụ năm 2008 tăng 54,5 lần so với năm 2000.
Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong giai đoạn vừa qua phát triển
đúng hướng, dịch chuyển theo hướng tích cực, tỷ trọng nơng nghiệp ngày

25


×