Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Sử dụng phương pháp điều tra trong dạy học phần lịch sử và địa lý địa phương (môn lịch sử và địa lý) ở tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (659.2 KB, 62 trang )

Tr-ờng đại học vinh
Khoa giáo dục
==== ====

Võ Thuý vân

Sử dụng ph-ơng pháp điều tra trong
dạy học phần lịch sử và địa lý địa ph-ơng
(môn lịch sử và địa lý) ở tiểu học

Khoá luận tốt nghiệp đại học
Chuyên ngành ph-ơng pháp dạy học tự nhiên - xà hội

Vinh1- 2012


Tr-ờng đại học vinh
Khoa giáo dục
==== ====

Sử dụng ph-ơng pháp điều tra trong
dạy học phần lịch sử và địa lý địa ph-ơng
(môn lịch sử và địa lý) ở tiểu học

Khoá luận tốt nghiệp đại học
Chuyên ngành ph-ơng pháp dạy học tự nhiên - xà hội

Giảng viên h-ớng dẫn: PGS.TS. Nguyễn

Thị H-ờng


Sinh viên thực hiện: Võ Thuý Vân
Lớp:
49A - Giáo dục TiĨu häc
M· sè sinh viªn:
0859012083

Vinh 2- 2012


LỜI CẢM ƠN
Đề tài: “Sử dụng phương pháp điều tra trong dạy học phần lịch sử và
địa lý địa phương (Môn Lịch sử và Địa lý) ở Tiểu học” là đề tài thực hiện
trong thời gian ngắn. Do trong quá trình thực hiện gặp khơng ít khó khăn. Bằng
sự nỗ lực của bản thaantrong việc thu thập tài liệu, tìm tịi, suy nghĩ cịn có sự
tận tình giúp đỡ của các thầy cô trong khoa giáo dục. Nhất là sự giúp đỡ nhiệt
tình của cơ giáo trực tiếp hướng dẫn: PGS-TS Nguyễn Thị Hường và sự động
viên khích lệ của gia đình, bạn bè. Với tấm lịng biết ơn sâu sắc, em xin bày tỏ
lịng biết ơn đối với cơ giáo Nguyễn Thị Hường cùng các thầy cô và học sinh
trường Tiểu học Hà Huy Tập 2 - Thành phố Vinh - Nghệ An, trường Tiểu học
Cẩm Lạc - Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh. Cảm ơn các thầy cô trong khoa và bạn bè
giúp đỡ đóng góp ý kiến quý báu. Vì đây là cơng trình tập dượt nghiên cứu
trong lĩnh vực khoa học giáo dục nên kết quả bước đầu chắc chắn khơng tránh
khỏi những thiếu sót, em rất mong sự chỉ bảo, xem xét, đóng góp ý kiến của
thầy cô giáo và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!
Vinh, tháng 5 năm 2012
Sinh viên
Võ Thúy Vân

3



MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 1
2. Mục đích ngiên cứu ...................................................................................... 3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .............................................................. 3
4. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 3
6. Phương pháp nghiên cứu. ............................................................................. 3
7. Cấu trúc của đề tài. ....................................................................................... 4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ................. 5
1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 5
1.1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ...................................................................... 5
1.1.2. Một số khái niệm cơ bản ......................................................................... 6
1.1.3. Khái quát về môn Lịch sử và Địa lý ở tiểu học và đặc điểm nội dung
lịch sử và địa lý địa phương ............................................................................ 11
1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 17
1.2.1. Tình hình dạy học phần Lịch sử và địa lý địa phương ở trường Tiểu
học ................................................................................................................... 18
1.2.2. Các phương pháp giáo viên thường sử dụng trong dạy học lịch sử
và địa lý địa phương ở Tiểu học .................................................................... 20
1.2.3. Nhận thức của giáo viên về vai trò của việc sử dụng phương pháp
điều tra đối với hiệu quả dạy học phần lịch sử và địa lý địa phương ở Tiểu
học ................................................................................................................... 21
1.2.4. Cách thức sử dụng phương pháp điều tra trong dạy học lịch sử và
địa lý địa phương ở Tiểu học .......................................................................... 22

4



1.2.5. Chất lượng học tập phần lịch sử và địa lý địa phương của học sinh
Tiểu học........................................................................................................... 23
1.2.6. Đánh giá chung về thực trạng ............................................................... 23
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................ 25

Chương 2: CÁCH THỨC SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA
TRONG DẠY HỌC NỘI DUNG LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ ĐỊA
PHƯƠNG (MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ) Ở TIỂU HỌC......................... 26
2.1. Cơ sở xuất phát ........................................................................................ 26
2.2. Cách thức sử dụng ................................................................................... 26
2.2.1. Bước 1: Chuẩn bị .................................................................................. 26
2.2.2. Bước 2: Tổ chức cho học sinh điều tra ................................................. 29
2.2.3. Bước 3: Tổ chức cho học sinh trình bày kết quả .................................. 29
2.2.4. Bước 4: Tổng kết .................................................................................. 29
2.3. Điều kiện để sử dụng phương pháp điều tra trong dạy học phần Lịch
sử và địa lý địa phương có hiệu quả ............................................................... 33
2.4. Thử nghiệm sư phạm ............................................................................... 34
2.4.1. Khái quát chung về quá trình thử nghiệm ............................................ 34
2.4.2. Kết quả thử nghiệm.............................................................................. 37
2.4.3. Đánh giá chung về kết quả thử nghiệm ................................................ 42
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................ 43

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 46

5



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. “Tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân”. Do
đó, giáo dục tiểu học đặt nền tảng cho cuộc sống văn hóa và tinh thần cho tồn
dân tộc. Nó là tiền đề cơ bản để nâng cao dân trí, là cơ sở ban đầu hết sức quan
trọng cho việc đào tạo thế hệ trẻ thành những con người “làm chủ tri thức khoa
học cơng nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác
phong cơng nghiệp, có tính tổ chức kỷ luật, có sức khỏe”. Nhiệm vụ đặt ra cho
ngành Giáo dục Tiểu học là phải có sự đổi mới phương pháp dạy học trên cơ sở
phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức hoạt động của học sinh là rất cần
thiết. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học được nghị quyết Trung ương
lần thứ 2 Ban chấp hành khóa VIII khẳng định: “Đổi mới mạnh mẽ phương
pháp Giáo dục và Đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nét tư
duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến và các
phương pháp dạy học hiện đại vào quá trình dạy học đảm bảo điều kiện và thời
gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh” (Nghị quyết BCHTW Đảng lần thứ 2
khóa 8)
1.2. Lịch sử và địa lý là một trong những lĩnh vực kiến thức quan trọng
cần trang bị cho học sinh Tiểu học. Mục tiêu của việc dạy lịch sử ở Tiểu học
nhằm giúp học sinh: biết được một số sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu
biểu, điển hình của Việt Nam từ buổi đầu dựng nước đến nay, hiểu đúng và có
những biểu tượng sinh động về lịch sử Việt Nam qua các mặt xây dựng đất
nước và chống ngoại xâm, qua đó bước đầu hình thành và phát triển ở học sinh
kỹ năng: quan sát, mô tả, diễn đạt những hiểu biết của mình về các sự kiện,
hiện tượng, nhân vật lịch sử, biết thu thập tìm kiếm dữ liệu lịch sử từ các nguồn
thơng tin khác nhau. UNESCO đã xác định mục đích về giảng dạy lịch sử
“Truyền thụ cho học sinh ý nghĩa của quá khứ và sự tiếp tục trong hiện tại, dẫn
1



dắt học sinh hiểu vai trò con người trong cộng đồng và vai trị của cộng đồng
trong thế giới nói chung”. Bên cạnh đó thì Lịch sử địa phương và lịch sử dân
tộc có một mối quan hệ biện chứng không thể tách rời, nằm trong cặp phạm trù
"cái chung và cái riêng".Tri thức lịch sử địa phương là biểu hiện cụ thể, sinh
động và đa dạng của tri thức lịch sử dân tộc.
Lịch sử địa phương là một bộ phận cấu thành lịch sử dân tộc. Nói cách
khác, lịch sử dân tộc được hình thành trên nền tảng khối lượng tri thức lịch sử
địa phương đã được khái quát và tổng hợp ở mức độ cao.
1.3. Thực tiễn dạy học Lịch sử và địa lý địa phương hiện nay ở trường
Tiểu học cho thấy vấn đề dạy học Lịch sử và địa lý địa phương ở các trường
Tiểu học hiện nay đã được chú ý nhiều hơn trước. Tuy nhiên, dung lượng kiến
thức này vẫn còn chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong chương trình Lịch sử và địa lý
địa ở Tiểu học. Ngoài các tiết dạy Lịch sử và địa lý địa phương theo quy định,
thầy (cô) giáo chưa thường xuyên đưa kiến thức Lịch sử và điạ lý địa phương
vào bài giảng . Mà một thực tế cho thấy giáo viên nắm kiến thức Lịch sử và địa
lý địa phương chưa sâu, chưa rộng đã phần nào ảnh hưởng đến chất lượng học
tập của học sinh. Đặc biệt là giáo viên chưa có phương pháp phù hợp nên việc
đưa kiến thức địa phương vào cho học sinh chưa đạt hiệu quả. Hiện nay,
phương pháp điều tra đã được sử dụng trong dạy học Lịch sử và địa lý địa
phương ở Tiểu học, tuy nhiên việc sử dụng phương pháp điều tra đạt kết quả
chưa cao, cách thức sử dụng cịn đơn điệu, chưa lơi cuốn được học sinh, học
sinh chưa tự mình phát hiện ra tri thức, chưa rèn luyện được các kỹ năng. Vì
vậy việc xây dựng quy trình sử dụng phương pháp điều tra trong dạy học Lịch
sử và địa lý địa phương ở Tiểu học khơng những có ý nghĩa về mặt lý luận, mà
cịn có ý nghĩa về mặt thực tiễn, giúp giáo viên có thể vận dụng vào q trình
dạy học Lịch sử và địa lý địa phương, giúp nâng cao chất lượng dạy học môn
này ở Tiểu học. Từ những lý do trên đây tơi chọn đề tài của mình là: “Sử dụng
2



phương pháp điều tra trong dạy học lịch sử và địa lý địa phương (Môn Lịch
sử và Địa lý) ở Tiểu học”.
2. Mục đích ngiên cứu
Chúng tơi chọn đề tài này nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học nội
dung lịch sử và địa lý địa phương (Môn Lịch sử và Địa lý) ở Tiểu học..
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học lịch sử và địa lý địa phương lớp 4, 5
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Sử dụng phương pháp điều tra trong dạy học nội dung lịch sử và địa lý địa
phương (Môn Lịch sử và Địa lý) ở tiểu học.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu trong quá trình dạy học lịch sử và địa lý địa phương (Môn Lịch sử và
Địa lý) giáo viên sử dụng phương pháp điều tra theo một quy trình hợp lý, phù
hợp với đặc trưng mơn học, với đặc điểm nhận thức của học sinh thì sẽ nâng
cao chất lượng dạy học môn này.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
5.2. Đề xuất cách thức, quy trình sử dụng phương pháp điều tra trong dạy
học phần lịch sử, địa lý địa phương lớp 4, 5.
5.3. Thử nghiệm sư phạm để kiểm chứng tính khả thi của quy trình đã đề
xuất.
6. Phương pháp nghiên cứu.
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Đọc, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Phương pháp điều tra: Chúng tôi tiến hành điều tra bằng anket và điều
tra bằng trò chuyện trực tiếp với giáo viên và học sinh ở các trường Tiểu học để
nắm thực trạng sử dụng phương pháp điều tra.
3



+ Phương pháp quan sát sư phạm: Quan sát cách thức sử dụng phương pháp
điều tra trong dạy học Lịch sử và địa lý địa phương của giáo viên Tiểu học.
+ Phương pháp thử nghiệm sư phạm. Dạy thử nghiệm các giáo án đã thiết
kế theo phương pháp điều tra.
6.3. Phương pháp thống kê toán học
7. Cấu trúc của đề tài.
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung của luận văn gồm có 2
chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
Chương 2: Cách thức sử dụng phương pháp điều tra trong dạy học lịch sử
và địa lý địa phương (Môn Lịch sử và Địa lý).

4


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Điều tra là phương pháp dạy học mới, tuy nhiên đã được sử dụng nhiều
trong quá trình dạy học các môn học như: Đạo đức, Địa lý ở Tiểu học. Đối với
mơn Tự nhiên và Xã hội thì đã có một số tác giả đề cập đến phương pháp điều
tra trong dạy học Tự nhiên và Xã hội như:
- Tác giả Nguyễn Thượng Giao - Nguyễn Thị Thấn: Phương pháp dạy học
Tự nhiên và xã hội, ĐHSP Hà Nội I - 1995.
- Nguyễn Thượng Giao - Giáo trình phương pháp Tự nhiên và xã hội cũng
đã đề cập đến việc sử dụng phương pháp điều tra trong dạy học môn Lịch sử và
Địa lý.

Tuy nhiên cả hai cuốn sách này chưa đề cập đến việc sử dụng phương
pháp điều tra trong dạy học môn Lịch sử và địa lý địa phương ở Tiểu học.
- PGS.TS. Nguyễn Thị Hường- Đại học Vinh: Giáo trình phương pháp dạy
học Tự nhiên và xã hội, cũng đã đưa ra cách thức điều tra trong dạy học Tự
nhiên và xã hội. Tuy nhiên vẫn chưa đi sâu vào quy trình sử dụng phương pháp
điều tra trong dạy học phần lịch sử và địa lý địa phương.
Một số thầy cơ đã có một số đề tài đề cập vấn đề dạy lịch sử và địa lý địa
phương hiện nay. Tuy nhiên cũng chưa có phương pháp dạy học để đạt hiệu
quả cao trong dạy học lịch sử và địa lý địa phương.
Đề tài: “Tích hợp kiến thức địa lý địa phương vào dạy học địa lý lớp 10
trường THPT” của cô giáo Phạm Hương Giang- Trường THPT Thái Nguyên
cũng đã đề cập đến các phương pháp dạy học tích cực vào dạy học địa lý địa
phương.
5


Đề tài: “Kinh nghiệm vận dụng phương pháp điều tra trong giảng dạy môn
Tự nhiên và Xã hội lớp 5” của cô giáo Nguyễn Thị Khuân- Trường Tiểu học
Phan Chu Trinh đã nêu lên cách thức sử dụng phương pháp điều tra nhưng đang
cịn khái qt đối với mơn Tự nhiên và Xã hội, chưa đi vào cụ thể đối với phần
lịch sử và địa lý địa phương.
Như vậy, sử dụng phương pháp điều tra trong dạy học lịch sử và địa lý địa
phương (Môn Lịch sử và Địa lý) ở Tiểu học là một vấn đề mới mẻ, chưa có tài
liệu nào nghiên cứu.
1.1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.1.2.1. Khái niệm về phương pháp dạy học
Phương pháp là một phạm trù hết sức quan trọng có tính chất quyết định
đối với mọi hoạt động. Phương pháp tồn tại gắn bó với mọi hoạt động của con
người. A.N.Krưlơp đã nhấn mạnh tầm quan trọng của phương pháp: “Đối với
con tàu khoa học, phương pháp vừa la bàn, lại vừa là bánh lái nó chỉ phương

hướng và cách hành động”. Về phương diện triết học, phương pháp được hiểu
là cách thức, con đường, phương tiện để đạt tới mục đích nhất định, để giải
quyết những nhiệm vụ nhất định.
Theo G.Hêgen thì “Phương pháp là hình thức vận động của sự vật” [11 - 57].
Mỗi sự vật đều có bản chất và được thể hiện qua hình thức nhất định. Hình thức
khơng bao giờ tồn tại tách nội dung. Chúng có phương pháp tồn tại của riêng
mình. Nghĩa là mỗi nội dung dạy học có một phương pháp đặc thù, mang lại
hiệu quả nhất định mà không thể thay thế bằng phương pháp khác. Cịn theo
C.Mac: “Phương pháp có tính độc lập tương đối với nội dung sự vật” [11 - 57].
Trên cơ sở phương pháp chung, người ta đã xây dựng khái niệm phương
pháp dạy học. Cho đến nay vẫn còn nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau về khái
niệm phương pháp dạy học.
6


Theo I.U.K. Babanxki: “Phương pháp dạy học là cách thức tương tác giữa
thầy và trò nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển
trong quá trình dạy học” [1].
I.Ia. Lecne cho rằng: “Phương pháp dạy học là hệ thống những hành động
có mục đích của giáo viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh, đảm
bảo cho các em lĩnh hội nội dung học vấn” [13].
Một số tác giả khác như T.P. Dverep cho rằng: “Phương pháp dạy học là
cách thức hoạt động tương hỗ giữa thầy và trị nhằm đạt được mục đích dạy
học. Hoạt động này được thể hiện trong các nguồn nhận thức, các thủ thuật
logic, các dạng hoạt động độc lập của học sinh và cách thức điều khiển quá
trình nhận thức của giáo viên”.
Theo Nguyễn Ngọc Quang: “Phương pháp dạy học là cách thức làm việc
của thầy và trò trong sự phối hợp thống nhất dưới sự chỉ đạo của thầy, nhằm
làm cho trị tự giác, tích cực, tự học đạt tới mục đích dạy học” [17].
Ngồi ra cịn nhiều định nghĩa khác nhau về phương pháp dạy học theo các

quan điểm như điều khiển học, logic học theo bản thân của nội dung.
Qua phân tích các quan điểm như trên có thể hiểu phương pháp dạy học
như sau: Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động tương tác giữa giáo viên
và học sinh, trong đó giáo viên là người tổ chức hướng dẫn trong phương pháp
dạy, học sinh là “người thợ chính” trong phương pháp học nhằm thực hiện tốt
nhiệm vụ dạy học.
Hệ thống các phương pháp dạy học ở tiểu học:
Một số tác giả như: Đặng Vũ Hoạt, Hà Thế Ngữ, Phó Đức Hịa đã đưa ra
hệ thống phương pháp dạy học ở Tiểu học bao gồm:
 Nhóm các phương pháp dạy học dùng lời: Thuyết trình, đàm thoại, làm
việc với sách giáo khoa.
 Nhóm các phương pháp trực quan: Quan sát và trình bày trực quan.
7


 Nhóm các phương pháp thực hành: Luyện tập, ơn tập, làm thí nghiệm,
điều tra.
 Nhóm các phương pháp dạy kiểm tra, đánh giá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo
của của học sinh.
Đối với phần Lịch sử, địa lý địa phương thì có những phương pháp dạy
học sau:
+ Các phương pháp dùng lời: Bao gồm các phương pháp báo cáo, hỏi đáp,
giải thích, miêu tả….
+ Các phương pháp trực quan: Gồm phương pháp quan sát và phương
pháp trình bày trực quan.
+ Phương pháp thảo luận nhóm.
+ Phương pháp điều tra.
+ Phương pháp trò chơi.
1.1.2.2. Phương pháp điều tra
Điều tra là cách thức dùng một hệ thống câu hỏi theo những nội dung

xác định nhằm thu thập những thông tin khách quan nói lên nhận thức và thái
độ của người được điều tra (giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh, người dân
địa phương).
Phương pháp điều tra là cách thức giáo viên tổ chức cho học sinh tìm tịi,
khám phá về một vấn đề và để tìm ra câu trả lời cho một vấn đề, buộc học sinh
phải tiến hành một loạt hoạt động: sưu tầm thông tin, sắp xếp những thơng tin
đó và rút ra kết luận. Cũng có thể nói điều tra là tìm câu trả lời nhờ sưu tầm và
phân tích các thơng tin, các số liệu.
* Ý nghĩa của phương pháp điều tra trong dạy học phần Lịch sử, địa lý địa
phương.
Điều tra là nội dung không thể thiếu của dạy học phần Lịch sử, địa lý địa
phương. Phương pháp điều tra là một phương pháp đặc thù của việc dạy học
8


phần Lịch sử, địa lý địa phương. Vì rằng đối tượng nghiên cứu của lịch sử, địa
lý địa phương là các thể tổng hợp tự nhiên hoặc kinh tế - xã hội theo lãnh thổ.
Muốn cho học sinh hiểu được các thành phần và các mối quan hệ của các thành
phần trong các thể tổng hợp tự nhiên hoặc kinh tế - xã hội thì giáo viên phải
hướng dẫn các em nghiên cứu trên một lãnh thổ cụ thể - địa phương nơi các em
đang sinh sống và học tập. Phương pháp này là nhằm khảo sát điều tra các
thành phần của môi trường tự nhiên, môi trường kinh tế - xã hội ở địa phương.
Vì vậy, phương pháp khảo sát điều tra phải được tiến hành dưới sự hướng dẫn
của giáo viên. Giáo viên đề ra những vấn đề cần khảo sát, đồng thời là người tổ
chức, hướng dẫn, gợi ý để học sinh thực hiện.
Qua đó, phương pháp điều tra có những ý nghĩa to lớn đối với học sinh
Tiểu học.
 Về mặt giáo dưỡng:
Thông qua việc tiếp xúc, tìm tịi, điều tra thực tế địa phương sẽ cung cấp
cho HS những biểu tượng, khái niệm, các mối quan hệ nhân quả về các đối

tượng địa lí mà các em đang và sẽ học.
Phương pháp này giúp cho HS cách quan sát, tìm tịi, thu thập, phân tích,
so sánh các đối tượng địa lí trong mơi trường thực tế, từ đó tìm ra cái mới cho
mình; tâp dượt cho HS làm quen với công tác nghiên cứu khoa học.
 Về mặt giáo dục:
Phương pháp này tạo điều kiện để HS hiểu rõ thực tế địa phương (khó
khăn, thuận lợi), phát triển thói quen thưởng thức sự hài hịa, tinh tế của tự
nhiên. Vì vậy, đây là phương pháp tốt nhất trong việc giáo dục môi trường cho
HS, giáo dục các em tình yêu quê hương, đất nước, quan tâm đến mơi trường
xung quanh và muốn làm việc gì đó để bảo vệ, cải thiện mơi trường địa
phương.
9


Việc khảo sát điều tra thực tế địa phương còn nhằm thực hiện ngun lí
"học đi đơi với hành", giúp cho HS vận dụng các kiến thức lí thuyết vào giải
quyết các bài tập thực tiễn. Vì vậy, phương pháp này còn rèn luyện các kĩ năng
cho HS như: Quan sát, đo đạc, điều tra ngoài thực địa.
Phương pháp điều tra đã thực sự tôn trọng mọi khả năng tự nhận thức, tự
khám phá của học sinh, khêu gợi ở các em tính tị mị, lịng ham hiểu biết trong
học tập và nghiên cứu khoa học, hình thành khả năng linh hoạt, sáng tạo, nhạy
bén cho học sinh, giúp quá trình dạy học mơn Lịch sử, địa lý địa phương trở
nên hấp dẫn hơn, nhẹ nhàng hơn, sinh động và hiệu quả hơn.
Phương pháp điều tra là chiếc cầu nối quan trọng gắn hoạt động học tập
trong nhà trường với thực tiễn xã hội phong phú.
Phương pháp điều tra góp phần hình thành ý thức, trách nhiệm của người
cơng dân nhỏ tuổi đối với đất nước.
Lòng yêu quê hương là biểu hiện quan trọng nhất của lịng u nước chân
chính. Từ thuở bé thơ mỗi chúng ta đều biết về con người, cảnh vật, quá khứ
nơi chôn nhau, cắt rốn của mình. Những câu hát ru, những câu chuyện cổ tích

của bà, mẹ, chị mà một phần khơng nhỏ nói về quê hương, đã sớm in sâu vào
tâm trí trẻ em, làm tăng thêm lòng yêu quê da diết và là tri thức ban đầu về quê
hương. Những tiết lịch sử địa phương có ý nghĩa quan trọng đối với việc cung
cấp, bổ sung những kiến thức khoa học về tự nhiên, xã hội của quê hương trên
mọi lĩnh vực cho học sinh.
Phương pháp điều tra phát huy cao độ vốn sống, vốn hiểu biết của học sinh
Tiểu học trong q trình học tập mơn Lịch sử và địa phương.
Đối với nhà giáo dục thì phải biết tổng kết những kinh nghiệm ngây thơ
của trẻ từ thực tế xung quanh. Giúp các em biết tổng kết, biết khái quát chúng
thành các tri thức khoa học. Khi thực hiện nhiệm vụ điều tra, học sinh phải biết
phát huy mạnh mẽ vốn sống, vốn hiểu biết của mình để thâm nhập thực tế, thu
10


thập và xử lý thơng tin, số liệu. Từ đó rút ra những kết luận quan trọng liên
quan đến nội dung bài học.
* Một số yêu cầu của phương pháp điều tra trong dạy học lịch sử và địa
lý địa phương ở Tiểu học.
Để sử dụng phương pháp điều tra có hiệu quả cần lưu ý một số yêu cầu
sau:
- Nội dung điều tra phải phù hợp với bài Lịch sử và địa lý địa phương và
khả năng hoàn thành của học sinh Tiểu học.
- Công việc điều tra phải mang ý nghĩa nhất định có tác dụng giáo dục
lịng yêu nước của học sinh. Giáo viên phải thiết kế được phiếu điều tra và
hướng dẫn học sinh cách thực hiện các nhiệm vụ điều tra.
- Giáo viên phải có biện pháp thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực
hiện các nhiệm vụ điều tra của học sinh.
1.1.3. Khái quát về môn Lịch sử và Địa lý ở tiểu học và đặc điểm nội
dung lịch sử và địa lý địa phương
1.1.3.1. Khái quát về môn Lịch sử và Địa lý

 Đặc điểm môn Lịch sử.
Phân môn Lịch sử bắt đầu được dạy từ lớp 4 bao gồm những kiến thức về
lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước cho đến nay. Tuy nhiên, các kiến thức
Lịch sử khơng trình bày theo một hệ thống chặt chẽ, mà mỗi bài học là một sự
kiện, hiện tượng hay nhân vật lịch sử tiêu biểu, điển hình của một giai đoạn
nhất định. Sự lựa chọn cấu trúc và mức độ nội dung như vậy nhằm đảm bảo
mục tiêu, phù hợp với thời lượng dành cho mơn học cũng như trình độ nhận
thức của học sinh. Tuy nhiên, một sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử khơng
thể hình thành và phát triển một cách cô lập mà trong một bối cảnh cụ thể và
liên quan tới rất nhiều sự kiện, hiện tượng và các nhân vật lịch sử trong bối
cảnh đó.
11


Phân môn Lịch sử cung cấp kiến thức cho học sinh tiểu học gồm bốn loại
cơ bản sau:
+ Kiến thức về các sự kiện lịch sử.
+ Kiến thức về các nhân vật lịch sử.
+ Kiến thức cơ bản về các thành tựu mọi mặt trong đời sống xã hội của
lịch sử dân tộc.
+ Kiến thức cơ bản về các thành tựu mọi mặt trong đời sống xã hội của
lịch sử dân tộc.
+ Kiến thức cơ bản về một giai đoạn thời kỳ lịch sử.
Trong các nhóm kiến thức trên, thì nhóm kiến thức về các sự kiện lịch sử
chiếm thời lượng lớn, kiến thức về nhân vật lịch sử là vừa phải.
 Đặc điểm mơn Địa lý
- Chương trình địa lý lớp 4 chủ yếu nhằm cung cấp biểu tượng địa lý và
bước đầu hình thành một số khái niệm và mối quan hệ địa lý đơn giản. Những
kiến thức được đưa vào nội dung về các miền lãnh thổ khác nhau của Việt Nam
dựa theo đặc trưng nổi bật của vùng đó. Mỗi miền chọn trường hợp mẫu nhằm

tập trung vào một số biểu tượng tiêu biểu của địa lý đất nước.
- Trên cơ sở vận dụng những khái niệm, mối quan hệ đơn giản của chương
trình lớp 4, chương trình địa lý lớp 5 trình bày kiến thức địa lý tương đối hệ
thống theo trật tự từ đặc điểm dân cư, tới đặc điểm kinh tế Việt Nam, sơ lược
địa lý các châu lục, các quốc gia tiêu biểu của các châu lục đó, các đại dương.
Chương trình cũng mở rộng và cung cấp thêm cho học sinh một số khái niệm
địa lý khác, ví dụ: khí hậu lục địa, xavan, hoang mạc, rừng taiga... Kiến thức
địa lý lớp 5 so với các lớp dưới phức tạp hơn, khó hơn, yêu cầu học sinh phải
có khả năng nhận thức cao hơn, tư duy trừu tượng cao hơn.
1.1.3.2. Đặc điểm lịch sử và địa lý địa phương ở Tiểu học
Trước đây, nội dung lịch sử, địa lý địa phương được dạy ở phân môn Lịch
sử lớp 4, 5. Tuy nhiên, sau này thì phần lịch sử, địa lý địa phương đã bị giảm tải
12


khơng cịn đưa vào tiết học riêng mà chương trình lịch sử, địa lý địa phương
được lồng ghép vào trong các bài có liên quan đến địa phương mà học sinh
đang sống. Cụ thể là:
* Chương trình lịch sử địa phương ở Tiểu học được dạy trong các bài liên
quan đến các cuộc kháng chiến chống Mĩ. Giáo viên vận dụng phương pháp
điều tra để học sinh điều tra về những tấm gương, những hình ảnh, nhân vật, sự
kiện có liên quan đến cuộc kháng chiến của nhân dân ta như điều tra, thống kê
trên địa bàn nơi các em sinh sống có cựu chiến binh nào đã tham gia chiến đấu
ở Trường Sơn, đã sống và chiến đấu ở Địa Đạo Củ Chi, đã từng tham gia Đồng
Khởi Bến Tre (bài “Bến Tre đồng khởi”) hay đã tham gia chiến dịch Hồ Chí
Minh Lịch sử 1975 (bài “Tiến vào Dinh Độc Lập”) để hiểu rõ về truyền thống
yêu nước của nhân dân ta. Ngồi ra, ở lớp 5 cịn có 2 tiết lịch sử địa phương
vào cuối học kỳ 2 với bài: Tìm hiểu về người anh hùng mà trường em mang tên
(Đối với những trường mang tên về người anh hùng), Tìm hiểu về quê hương
em (Đối với những trường khơng mang tên người anh hùng thì tìm hiểu về xã

(phường, thị trấn) nơi em đang sinh sống).
* Chương trình địa lý địa phương ở Tiểu học được lồng ghép trong các
bài:
+ Lớp 4:
Thông qua các bài như “Dải đồng bằng duyên hải miền Trung”, “Đồng
bằng Bắc Bộ”, “Đồng bằng Nam Bộ”, “Trung du Bắc Bộ”, Tây Nguyên”... thì
lồng ghép chương trình địa lý địa phương vào để giúp học sinh tìm hiểu về diện
tích, dân số, đặc điểm kinh tế, văn hóa... của địa phương mình.
+ Lớp 5: ví dụ từ bài 8 đến 14, có thể lồng ghép vào cho học sinh hình
thành bảng điều tra về tình hình dân số, sự gia tăng dân số, về tình hình cơng
việc làm, về cơng (hoặc nơng) nghiệp ở địa phương mình, qua đó phản ánh một
phần về tình hình địa lý – dân cư nước ta.
13


1.1.3.3. Sử dụng phương pháp điều tra trong dạy học lịch sử và địa lý địa
phương ở Tiểu học
Từ những đặc điểm của phần lịch sử, địa lý địa phương như đã trình bày ở
trên chúng tơi nhận thấy đây là một mơn mà giáo viên có nhiều cơ hội để đổi
mới phương pháp dạy học. Do đặc điểm tâm lý của của học sinh tiểu học, đặc
điểm của môn học ta thấy điều tra là phương pháp dạy học đặc trưng của môn
lịch sử, địa lý địa phương ở Tiểu học.
Lịch sử địa phương là một môn học dựng lại quá khứ vẻ vang của địa
phương, của dân tộc. Còn địa lý địa phương lại huy động vốn kiến thức của học
sinh để tìm hiểu về địa phương mình. Tìm hiểu tất cả các thành phần của điều
kiện tự nhiên, từ vị trí địa lý đến tài nguyên thiên nhiên; các đặc điểm nhân văn,
từ dân cư, dân tộc, các khía cạnh cơ bản của dân số (số dân, kết cấu, động
lực,...) đến lịch sử hình thành và phát triển của địa phương; các vấn đề về văn
hóa; các hoạt động kinh tế của con người trên lãnh thổ; nghiên cứu cấu trúc
kinh tế, các đặc điểm cũng như sự phân bố trong không gian, sự biến đổi theo

thời gian, các mối quan hệ kinh tế ngành, đa ngành ở trong và ngồi vùng;
nghiên cứu vai trị của con người với tự nhiên, những tác động tích cực, tiêu
cực đối với mơi trường tự nhiên bao quanh... Do đó nó là một phần học dễ khai
thác vốn hiểu biết, vốn kiến thức của học sinh. Sử dụng phương pháp điều tra
trong dạy học lịch sử, địa lý địa phương là một trong những phương hướng đổi
mới phù hợp. Hướng đổi mới này không những phát huy được vốn sống, vốn
kiến thức ở các em mà còn phù hợp với xu hướng đổi mới phương pháp dạy
học và đào tạo con người mới trong giai đoạn hiện nay. Khi sử dụng phương
pháp điều tra trong dạy học lịch sử, địa lý địa phương giáo viên khơng cịn là
người truyền thụ những tri thức có sẵn cho học sinh theo kiểu áp đặt, bắt học
sinh phải nhớ, phải thuộc mà giáo viên trở thành người thiết kế, tổ chức các
hoạt động cho các em, tạo điều kiện cho các em được điều tra, trao đổi ý kiến
để rút ra tri thức của bài học. Do đó học sinh đóng vai trị chủ thể của hoạt động
14


nhận thức, các em tiếp nhận nhiệm vụ học tập thông qua việc tham gia vào hoạt
động điều tra, qua sự tổ chức của giáo viên và tự rút ra kết luận khoa học.
1.1.3.4. Một số đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học có liên quan đến đề tài
Lứa tuổi tiểu học được tính từ giai đoạn 6 – 12 tuổi. Về mặt tâm lí, các q
trình và các thuộc tính tâm lí cũng đang dần phát triển. Chính vì vậy, các sự vật
hiện tượng xảy ra trong thời điểm này đều gây ấn tượng mạnh mẽ và sâu sắc
đến các em.
Ở giai đoạn này, nhất là các lớp cuối cấp thì hoạt động chủ đạo là hoạt
động học tập. Do đó khi sử dụng phương pháp điều tra dạy học lịch sử và địa lý
địa phương sẽ là phương pháp dạy học tối ưu để gây hứng thú học tập cho các
em, phù hợp với sự phát triển tâm sinh lí của học sinh trong giai đoạn cuối cấp
tiểu học này.
* Tri giác:
Đối với HS lớp 4 và lớp 5, tri giác đã phát triển hơn so với học sinh đầu

cấp. Tuy nhiên tri giác của các em cịn mang tính tổng thể, chưa đạt đến trình
độ của tri giác phân biệt. Nét nổi bật của tri giác giai đoạn này là tính chất ít
phân hố của nó. Tuy nhiên hoạt động này khơng theo suốt q trình phát triển
tâm lí của học sinh mà có sự biến đổi, phát triển lên nhờ quá trình học tập, nhất
là ở cuối bậc tiểu học. Để hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình, các em phải
thực hiện các thao tác trí tuệ như: phân tích, tổng hợp, đối chiếu,… nhờ đó mà
tính tổng thể của tri giác dần nhường chỗ cho tri giác chính xác.
* Chú ý:
Ở lứa tuổi tiểu học, chú ý không chủ định vẫn chiếm ưu thế. Sự chú ý này
không bền vững nhất là khi các em gặp phải những bài tập khó hay những tình
huống chưa có kinh nghiệm xử lí. Các em thường chú ý vào cái không bản chất
nên dẫn đến kết quả sai trong quá trình giải quyết những vấn đề đặt ra. Do đó
trong dạy học lịch sử và địa lý địa phương (Môn Lịch sử và Địa lý) phương
pháp điều tra có nhiều ưu điểm phát huy được sự chú ý cao độ của học sinh
15


trong việc xử lí, giải quyết nhiệm vụ học tập. Các em cùng nhau bàn bạc, trình
bày ý kiến của các nhân, cùng đi thực tế để phỏng vấn, điều tra theo nhiệm vụ
học tập, do đó sự chú ý có chủ định của học sinh dần được hồn thiện hơn.
* Trí nhớ:
Trí nhớ của học sinh tiểu học ở lớp cuối cấp đã được hình thành một cách
có chủ định. Tuy nhiên trí nhớ của các em vẫn nghiêng về trí nhớ trực quan
hình tượng. Các em nhớ những sự vật, hiện tượng cụ thể nhanh hơn và tốt hơn
những lời giải thích dài dịng. Chính vì vậy, các em sẽ thấy khó khăn khi phải
ghi nhớ máy móc, phải học thuộc lịng những kiến thức khơ khan trong sách
giáo khoa. Do đó sử dụng phương pháp điều tra trong dạy học phần lịch sử và
địa lý địa phương là hồn tồn phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi của các em.
Các em được trực tiếp tham gia điều tra, phỏng vấn, sưu tầm tư liệu, được tiếp
xúc, cảm nhận về những vấn đề của địa phương. Ở lứa tuổi tiểu học, nhân cách

của học sinh dần hình thành, các thói quen hành vi cịn ở mức độ thấp, đang
được phát triển và định hình dần bằng chính các hoạt động của các em dưới sự
tổ chức, hướng dẫn của giáo viên. Chính vì vậy đây là phương pháp tốt để giáo
dục lòng yêu quê hương của các em.
* Tư duy:
Tư duy là mức độ nhận thức cao hơn cảm giác và tri giác. Tư duy thường
xuất hiện trong hồn cảnh có vấn đề, vấn đề đó có thể là một câu hỏi, một bài
tập, một nhiệm vụ điều tra. Chính vì vậy, trong q trình giảng dạy, nhiệm vụ
của giáo viên là phải tạo nên những hồn cảnh có vấn đề để thúc đẩy học sinh
tư duy. Có như vậy học sinh mới nắm được tri thức. Và việc sử dụng phương
pháp điều tra sẽ tạo ra những tình huống có vấn đề giúp học sinh có khả năng tư
duy. Vì đó là những nội dung khơng q khó, cũng khơng q dễ giúp học sinh
đủ trình độ để tư duy.
* Tưởng tượng:
Tưởng tượng là một hoạt động có tính chất sáng tạo. Học sinh có thể tưởng
tượng khi đứng trước một hoàn cảnh mới, một đòi hỏi mới của nhiệm vụ học.
16


Nhờ có tưởng tượng, học sinh mới hình dung được kết quả cơng việc được
giao, giúp các em có những định hướng tốt đối với hoạt động đó, thúc đẩy hoạt
động đi tới kết quả cuối cùng. Chẳng hạn khi học sinh được giao nhiệm vụ
xuống địa phương điều tra, tìm hiểu ở địa phương, các em sẽ phải cùng nhau
tượng tượng ra kết quả công việc sẽ như thế nào, các em sẽ gặp những thuận lợi
hay khó khăn gì trong quá trình điều tra, phỏng vấn những người có liên quan.
Nếu khơng có tưởng tượng, học sinh khó mà có kết quả học tập tốt được.
Tưởng tượng cịn ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách và cũng là một căn cứ
để đánh giá nhân cách của học sinh. Nếu học sinh có khả năng tưởng tượng cao
thì hoạt động học của các em sẽ có hiệu quả hơn và có thể làm cho nhân cách
phát triển theo một chiều hướng nhất định.

* Ngôn ngữ:
Trong hoạt động dạy học chủ yếu cũng chỉ được thực hiện nhờ ngôn ngữ
qua lời giảng của mình, người thầy truyền thụ tri thức và làm phát triển nhân
cách của học sinh. Ngôn ngữ là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động giáo
dục. Nó quyết định chất lượng giáo dục. Cả thầy và trị đều phải trau dồi ngơn
ngữ. Bên cạnh đó, vốn ngôn ngữ của học sinh phát triển thông qua trao đổi,
giao lưu, qua khả năng làm việc hợp tác giữa học sinh với giáo viên nhất là khi
người thầy sử dụng có hiệu quả phương pháp điều tra.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Để xác lập cơ sở thực tiễn cho đề tài nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành
khảo sát thực trạng dạy học lịch sử và địa lý địa phương, sử dụng phương pháp
điều tra trong dạy học lịch sử và địa lý địa phương ở trường Tiểu học.
- Mục đích khảo sát: Nhằm đánh giá tình hình thực trạng sử dụng phương
pháp điều tra trong dạy học lịch sử và địa lý địa phương ở trường Tiểu học.
- Nội dung khảo sát:
17


+ Tình hình dạy học phần lịch sử và địa lý địa phương ở trường Tiểu học.
+ Nhận thức của giáo viên về vai trò của việc sử dụng phương pháp điều
tra trong dạy học lịch sử và địa lý địa phương.
+ Cách thức sử dụng phương pháp điều tra trong dạy học lịch sử, địa lý địa
phương ở Tiểu học.
+ Chất lượng học tập nội dung lịch sử và địa lý địa phương (môn Lịch sử
và Địa lý) của học sinh tiểu học.
- Phương pháp khảo sát:
+ Điều tra bằng an két.
+ Quan sát tiến trình dạy học trên lớp của giáo viên và học sinh.
+ Dự giờ.
+ Trò chuyện.

- Đối tượng khảo sát:
+ Giáo viên: gồm 30 giáo viên trường Tiểu học Hà Huy Tập 2- Thành phố
Vinh- Nghệ An và trường Tiểu học Cẩm Lạc- Cẩm Xuyên- Hà Tĩnh.
+ Học sinh: Học sinh lớp 4, 5 của 2 trường Tiểu học trên.
Kết quả khảo sát được thể hiện qua các mặt sau đây:
1.2.1. Tình hình dạy học phần Lịch sử và địa lý địa phương ở trường
Tiểu học
Trong chương trình hiện hành của mơn Lịch sử và Địa lý ở trường Tiểu
học phần Lịch sử và địa lý địa phương được dạy ở các lớp 4 và 5 nhằm giúp
học sinh: biết được một số sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu, điển
hình của địa phương từ buổi đầu dựng nước đến nay, qua đó bước đầu hình
thành và phát triển ở học sinh kỹ năng: quan sát, mô tả, diễn đạt những hiểu
biết của mình về các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử, biết thu thập tìm
kiếm dữ liệu lịch sử từ các nguồn thông tin khác nhau. Địa lý địa phương thì
18


giúp học sinh tìm hiểu được các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội... của địa
phương mình.
Theo điều tra của chúng tôi đối với giáo viên về việc thực hiện chương
trình lịch sử và địa lý địa phương thì cho thấy:
- Đối với chương trình địa lý địa phương thì được lồng ghép vào trong các
bài dạy nên đa số giáo viên không cung cấp thêm phần nội dung này vào bài
dạy. Nếu có cung cấp thì giáo viên chỉ cung cấp thông tin về địa phương cho
học sinh nghe. Sau bài học học sinh không lĩnh hội được kiến thức về địa lý địa
phương.
- Đối với chương trình lịch sử địa phương thì chương trình ít, chỉ có 1,2
tiết nên đa số giáo viên không tiết lịch sử địa phương mà thay vào đó một mơn
học khác. Đến khi có phịng về kiểm tra khi đó giáo viên mới thực hiện chương
trình. Tuy nhiên, việc dạy lịch sử địa phương cũng chỉ mang tính hình thức.

Chính vì thế mà chất lượng giảng dạy phần lịch sử và địa lý ở Tiểu học
còn thấp. Điều này do nhiều nguyên nhân đó là: Quan niệm khơng đúng vai trị,
ý nghĩa của phần lịch sử, địa lý địa phương. Đó là các phương tiện dạy học lịch
sử còn nghèo nàn. Một trong những nguyên nhân chủ yếu làm giảm sút chất
lượng dạy phần lịch sử, địa lý ở trường Tiểu học là do phương pháp dạy học cũ
không được đổi mới, không đáp ứng được việc thay đổi nội dung, cấu tạo
chương trình.
Đa số giáo viên đều có tư tưởng cho rằng lịch sử và địa lý địa phương là
môn học phụ, nên hay cắt xén thời gian và chuẩn bị bài sơ sài, không công phu.
Giáo viên chưa biết sử dụng phương tiện trực quan để phát huy tính tích cực
của học sinh vì thế mà giờ học lịch sử, địa lý địa phương diễn ra rất nặng nề,
thụ động. Trong hướng đổi mới phương pháp dạy học lịch sử, địa lý địa phương
là một điều cần chú trọng là bằng mọi cách khắc phục lối dạy học nhồi nhét do
quan niệm sai lầm cho rằng học lịch sử, địa lý địa phương chỉ cần nhớ chứ
19


khơng địi hỏi trí thơng minh, kỹ năng diễn đạt. Vì vậy, việc sử dụng phương
pháp điều tra trong dạy học lịch sử, địa lý địa phương là một trong những
hướng đổi mới phương pháp dạy học theo quan niệm hiện đại nhằm tích cực
hóa hoạt động nhận thức của học sinh.
1.2.2. Các phương pháp giáo viên thường sử dụng trong dạy học lịch sử
và địa lý địa phương ở Tiểu học
TT

Các phương pháp dạy học

Số ý kiến

Tỉ lệ (%)


1

Phương pháp giảng giải

20

66,66

2

Phương pháp điều tra

3

10

3

Phương pháp hỏi đáp

5

16,66

4

Phương pháp thảo luận nhóm

2


6,66

Qua bảng trên thì ta thấy chỉ có 10% giáo viên sử dụng phương pháp điều
tra, 66,66% giáo viên sử dụng phương pháp giảng giải, 16,66% giáo viên sử
dụng phương pháp hỏi đáp, 6,66% giáo viên sử dụng phương pháp thảo luận
nhóm. Như vậy, đa số giáo viên chưa nhận thức đúng về phương pháp điều tra,
chưa hiểu rõ bản chất của điều tra. Kết quả dự giờ thì tơi thấy: giáo viên rất
ngại tổ chức cho học sinh điều tra vì mất thời gian và khi các nhóm báo cáo thì
lớp có thể gây ồn. Vậy để đạt được hiệu quả cao trong dạy học lịch sử, địa lý
địa phương thì giáo viên phải nắm được bản chất của phương pháp và biết cách
tổ chức các hoạt động dạy học.

20


×