Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Nghiên cứu thay thế một phần protein bột cá bằng protein khô đầu hạt cao su trong khẩu phần ăn của cá rô phi vằn (oreochromis niloticus)giai đoạn nuôi thương phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.39 MB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
-----  ------

NGUYỄN TIẾN PHƯƠNG LỢI

NGHIÊN CỨU THAY THẾ MỘT PHẦN PROTEIN BỘT CÁ BẰNG
PROTEIN KHÔ DẦU HẠT CAO SU TRONG KHẨU PHẦN ĂN
CỦA CÁ RÔ PHI VẰN (Oreochromis niloticus) GIAI ĐOẠN
NUÔI THƯƠNG PHẨM

TĨM TẮT KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ NI TRỒNG THỦY SẢN



VINH - 2012

1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
-----  ------

NGHIÊN CỨU THAY THẾ MỘT PHẦN PROTEIN BỘT CÁ BẰNG
ROTEIN KHÔ DẦU HẠT CAO SU TRONG KHẨU PHẦN ĂN CỦA CÁ RƠ

PHI VẰN (Oreochromis niloticus) GIAI ĐOẠN
NI THƯƠNG PHẨM

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Tiến Phương Lợi
Lớp:

49K2_NTTS

MSSV:


0853037932

Người hướng dẫn :

ThS. Nguyễn Đình Vinh

VINH - 2012


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm

Khoa Nông - Lâm - Ngư, Trường Đại học Vinh đã tạo điều kiện cho tôi được học
tập và nghiên cứu nâng cao trình độ của mình.
Tơi xin chân thành bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến ThS. Nguyễn Đình Vinh
người đã tận tình hướng dẫn khoa học, tạo mọi điều kiện giúp đỡ tơi trong suốt q
trình thực hiện khóa luận này.
Tơi xin gửi lời cảm ơn đến các bác, các thầy, cô, các anh chị trong trại thực
nghiệm thủy sản nước ngọt, trường Đại học Vinh đã tạo điều kiện và nhiệt tình giúp
đỡ tơi trong suốt q trình thực tập
Một lần nữa Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè cùng quý
thầy, cô và bạn bè đồng môn, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ, khích lệ tơi để
hồn thành khóa luận này này
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Vinh, tháng 06 năm 2012

NGUYỄN TIẾN PHƯƠNG LỢI


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 7
CHƯƠNG I .................................................................................................................... 9
TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................................................. 9
1.1. Một số đặc điểm sinh học của Rô phi vằn (Oreochromis niloticus). ...................... 9
1.1.1. Phân loại ............................................................................................................... 9

1.1.2. Nguồn gốc và phân bố tự nhiên của cá Rơ phi vằn............................................ 9
1.1.3. Đặc điểm hình thái ............................................................................................ 10
1.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng của cá Rô phi ................................................................. 11
1.1.5. Đặc điểm sinh sản.............................................................................................. 16
1.1.6. Đặc điểm sinh trưởng và sinh học ....................................................................... 17
1.1.6.1. Đặc điểm sinh học...........................................................................................

1.1.6.2. Đặc điểm sinh trưởng………………………………………………………..
1.2. Sơ lược tình hình ni cá Rơ phi trên thế giới và trong nước ..................................18
1.2.1. Tình hình ni cá Rơ phi trên thế giới ............................................................... 18
1.2.2. Tình hình ni cá Rơ phi trong nước ................................................................. 20
1.2.3. Tình hình nuôi cá Rô phi tại Nghệ An .....................................................................22

1.3. Khái quát chung về cây cao su và giá trị dinh dưỡng của hạt cao su .................... 22
1.3.1. Khái quát chung về cây cao su ........................................................................... 22
1.3.2. Giá trị dinh dưỡng của hạt cao su .............................................................................23
1.4. Tình hình nghiên cứu về thức ăn thay thế bột cá .................................................. 25
CHƯƠNG II ................................................................................................................. 30
ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................. 30
2.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................... 30
2.2. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................................... 30
2.2.1. Nguyên liệu chế biến thức ăn thí nghiệm.......................................................... 30
2.2.2. Cơng thức thức ăn thí nghiệm .......................................................................... 30
2.2.3. Dụng cụ thí nghiệm ............................................................................................ 32



2.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 32
2.3.1. Sơ đồ khối nghiên cứu ....................................................................................... 33
2.3.2. Bố trí thí nghiệm ................................................................................................ 33
2.3.3. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................................. 34
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................. 37
2.4. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ......................................................................... 37
2.4.1. Thời gian nghiên cứu ......................................................................................... 37
2.4.2. Địa điểm nghiên cứu .......................................................................................... 37
CHƯƠNG III ............................................................................................................... 38
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................................................... 38
3.1. Kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng ............................................................ 38

3.1.1. Kết quả phân tích thành phần nguyên liệu ........................................................ 38
3.1.2. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn thí nghiệm ................................................ 39
3.2. Sự biến động của các yếu tố mơi trường thí nghiệm ............................................ 40
3.3. Ảnh hưởng của các mức thay thế protein bột cá bằng protein khô dầu hạt cao su
tới sự sinh trưởng của cá Rô phi .................................................................................. 42
3.3.1. Ảnh hưởng của các mức thay thế thức ăn đến sự tăng trưởng về khối lượng
của cá Rơ phi thí nghiệm ............................................................................................. 42
3.3.2. Ảnh hưởng của việc thay thế protein bột cá bằng protein khô dầu hạt cao
su đến tăng trưởng về chiều dài tồn thân của cá Rơ phi vằn ở 3 cơng thức thí
nghiệm. ........................................................................................................................ 49
3.3.3. Ảnh hưởng của các mức thay thế protein khô dầu hạt cao su cho bột cá trong
khẩu phần ăn đến tỷ lệ sống của cá Rô phi vằn ........................................................... 54

3.3.4. Ảnh hưởng của các mức thay thế protein khô dầu hạt cao su cho bột cá trong
khẩu phần ăn đến hệ số chuyển đổi (FCR) thức ăn của cá Rô phi vằn ........................ 55
3.4. Hạch tốn giá thành thức ăn thí nghiệm ……………………………….......... 58
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ......................................................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 61


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt

Tên đầy đủ


&:



CT:

Công thức

Ctv:

Cộng tác viên


FCR:

Hệ số chuyển đổi thức ăn

NTTS:

Nuôi trồng thủy sản

NXB:

Nhà xuất bản


O. niloticus:

Oreochromis niloticus

SL:

Số lượng

G:

Giai thí nghiệm


DO:

Hàm lượng oxy hịa tan

FAO:

Tổ chức nơng lương thế giới

S.E
TCVN:

Sai số chuẩn

Tiêu chuẩn Việt Nam


DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình 1.1. Cá Rơ phi vằn .............................................................................................. 10
Hình 1.2. Cây và quả cao su ......................................................................................... 22
Hình 2.1. Cá Rơ phi vằn (Oreochromis niloticus) ....................................................... 30
Hình 2.2. Thức ăn thí nghiệm ...................................................................................... 31
Hình 2.3. Sơ đồ quy trình sản xuất thức ăn thí nghiệm .............................................. 24
Hình 2.4. Cân ngun liệu .......................................................................................... 25

Hình 2.5. Khơ dầu hạt cao su ....................................................................................... 32
Hình 2.6. Sơ đố khối nghiên cứu ................................................................................. 33
Hình 2.7. Hệ thống giai thí nghiệm .............................................................................. 34
Hình 2.8. Cho cá ăn ...................................................................................................... 34
Hình 2.9. Đo nhiệt độ mơi trường ............................................................................... 28
Hình 2.10. Đo pH mơi trường ...................................................................................... 35
Hình 2.11. Đo chiều dài tồn thân cá .......................................................................... 28
Hình 2.12. Cân khối lượng cá ...................................................................................... 35
Hình 3.1. Tốc độ tăng trưởng trung bình về khối lượng của cá ................................. 36
Hình 3.2. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng của cá .................................. 36
Hình 3.3. Tốc độ tăng trưởng tương đối về khối lượng của cá .................................. 36
Hình 3.4. Chiều dài tích lũy của cá Rơ phi vằn ở 3 cơng thức thí nghiệm ................ 41

Hình 3.5. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài của cá Rô phi .......................... 52
Hình 3.6. Tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều dài tồn thân của cá Rơ phi ........... 53
Hình 3.7. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ sống của cá rô phi nuôi trong ................................... 55


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Nhu cầu protein của cá Rô phi O. niloticus (% khẩu phần) .......................... 6
Bảng 1.2. Nhu cầu các a.a của cá Rô phi O. niloticus ................................................. 13
Bảng 1.3. Tỷ lệ thức ăn cho cá Rô phi qua các độ tuổi............................................. 14
Bảng 1.4. Phân biệt cá cái và cá đực của cá Rô phi .................................................... 10
Bảng 1.5. Mười nhà sản xuất cá rô phi hàng đầu thế giới năm 2005 ......................... 24

Bảng 1.6. Thành phần dinh dưỡng hạt cao su .............................................................. 24
Bảng 1.7. Thành phần các axitamin trong khô dầu hạt cao su ..................................... 19
Bảng 1.8. Tỉ lệ các amino axit thiết yếu có trong protein của một số nguyên liệu sản
xuất thức ăn chăn nuôi ................................................................................. 26
Bảng 1.9. Các công thức thức ăn sử dụng trong nghiên cứu ...................................... 28
Bảng 2.1. Bố trí thí nghiệm .......................................................................................... 33
Bảng 2.2. Khẩu phần ăn của cá theo khối lượng ......................................................... 34
Bảng 3.1. Thành phần của khô dầu hạt cao su ............................................................. 38
Bảng 3.2. Thành phần dinh dưỡng của một số nguyên liệu sử dụng ......................... 33
Bảng 3.3. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn thí nghiệm ......................................... 40
Bảng 3.4. Biến động của các yếu tố môi trường nước trong thời gian thí nghiệm ...... 41
Bảng 3.5. Khối lượng tích lũy của các cơng thức thí nghiệm ...................................... 42

Bảng 3.6. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (g/ngày) và tốc độ tăng trưởng tương đối
(%/ngày) về khối lượng của cá Rô phi vằn (O. niloticus). ............................. 45
Bảng 3.7. Chiều dài thân tích lũy của cá Rơ phi ở 3 cơng thức thí nghiệm................. 49
Bảng 3.8. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (cm/ngày) và tốc độ tăng trưởng tương đối
(%/ngày) về chiều dài của cá Rô phi vằn (O. niloticus) ............................. 51
Bảng 3.9. Tỷ lệ sống của cá rô phi ở các cơng thức thí nghiệm qua các lần kiểm tra ...... 54
Bảng 3.10. Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) của cá Rô phi vằn nuôi ở các ............... 36
Bảng 3.11. So sánh giá thành thức ăn ở các công thức thức ăn .................................. 40


MỞ ĐẦU
Trong chế biến thức ăn thủy sản, bột cá được xem là nguồn protein tốt nhất, là

nguồn protein chính trong tất cả các loại thực ăn tổng hợp sử dụng trong nuôi trồng
thủy sản. Tuy nhiên, sản lượng bột cá ngày càng khan hiếm, giá thành ngày càng tăng
nên giá thành thức ăn cũng tăng cao, làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của người
ni. Với diện tích nuôi trồng thủy sản ngày càng mở rộng, sự thiếu hụt bột cá trong
tương lai là tất yếu, gây áp lực đối với phát triển ngành nuôi trồng thủy sản.
Với những đặc tính dinh dưỡng ưu việt, bột cá ln là nguyên liệu đặc biệt
quan trong cho ngành sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và NTTS. Bột cá khơng chỉ
là thức ăn cho các lồi cá ăn động vật mà cịn cho cả các lồi cá ăn thực vật trong
thời kỳ ương giống. Theo thời gian, NTTS ngày càng tiêu thụ nhiều bột cá và dầu
cá, hiện nay chiếm khoảng 60% tổng mức tiêu thụ bột cá và 80% tổng mức tiêu thụ
dầu cá của thế giới. Xu hướng này cộng với tình trạng tăng giá của nguyên liệu thức
ăn khiến người ta nghĩ đến 2 khả năng: (1) Trong tương lai, tốc độ phát triển NTTS

bị hạn chế vì thiếu bột cá (2) Nguồn lợi biển sẽ bị khai thác cạn kiệt để đáp ứng nhu
cầu ngày càng tăng của NTTS. Vì vậy việc tìm và nghiên cứu các nguyên liệu có
nguồn gốc từ thực vật thay thế bột cá trong NTTS là việc cần thiết. [14]
Giải pháp bền vững cho vấn đề này là thay thế bột cá bằng các nguồn
protein thực vật. Nhân hạt cao su có thể là một nguồn protein thay thế. Futuga
(1975), Oluyemi et al (1975), Achienewhu (1982), Babatunde (1991) đã nhận thấy
đây là nguồn nguyên liệu đầy tiềm măng [36], [37], [39].
Khơ dầu hạt cao su có giá trị dinh dưỡng cao đặc biệt chứa các axit amin tối
cần thiết cho hoạt động của động vật như lysin (3.6%), methionin (1,4%) [40].
Nó đã được thử nghiệm làm thực ăn cho gia súc nuôi, gia cầm tuy nhiên đối
với nuôi trồng thủy sản thì hướng nghiên cứu này cịn rất mới mẻ [39].
Khi nghiên cứu thành phần dinh dưỡng khô dầu hạt cao su nó chứa một tỷ lệ

đáng kể protein khoảng 29,50% nên khô dầu của hạt sau khi ép đã được dùng làm
thức ăn gia súc bằng cách pha trộn vào thức ăn hỗn hợp theo một tỷ lệ nhất định.


Cá Rô phi vằn (Oreochromis niloticus) là đối tượng nuôi có nhiều đặc tính
ưu việt như: Tốc độ tăng trưởng nhanh, ít dịch bệnh, có phổ thức ăn rộng nên trong
những năm gần đây đã nhanh chóng trở thành một đối tượng nuôi rất phổ biến trên
thế giới. Ở Việt Nam Cá Rô phi đã trở thành đối tượng nuôi chủ lực, một số nơi đã
nuôi cá Rô Phi bằng hình thức thâm canh. Thức ăn là vấn đề được được đặt ra hàng
đầu trong ngành NTTS nói chung và ni cá Rơ phi nói riêng vì thức ăn ni cá Rơ
phi chiếm tới 70% tổng chi phí ni.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trên và được sự đồng ý của Khoa: Nông –

Lâm – Ngư - Trường Đại học Vinh, tôi đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thay thế
một phần protein bột cá bằng protein khô dầu hạt cao su trong khẩu phần ăn
của cá Rô phi Vằn (Oreochromis niloticus) giai đoạn nuôi thương phẩm”.
- Mục tiêu của đề tài:
Xác định khả năng thay thế và mức thay thế nguồn protein bột cá bằng
nguồn protein khô dầu hạt cao su trong khẩu phần ăn của cá Rô phi thông qua các
chỉ tiêu nghiên cứu sau đây:
1. Xác định giá trị dinh dưỡng của nguyên liệu đầu vào.
2. Thử nghiệm thay thế và đánh giá hiệu quả sử dụng khô dầu hạt cao su
thay thế một phần bột cá:
+ Đánh giá tốc độ tăng trưởng của cá thí nghiệm.
+ Đánh giá tỷ lệ sống của cá thí nghiệm.

+ Đánh giá hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) của cá thí nghiệm.
+ Đánh giá giá thành thức ăn ở các cơng thức thí nghiệm.


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số đặc điểm sinh học của Rô phi vằn
1.1.1. Phân loại
Cá Rô phi vằn dịng GIFT được tập hợp từ đàn cá Rơ phi bố mẹ ngoài
tự nhiên và được chọn lọc qua nhiều thế hệ với sự trợ giúp của chương trình GIFT
Foundation, theo Smith (1945) cá Rô phi vằn thuộc:
Bộ cá vược


Perciformes

Bộ phụ

Percoidae

Họ

Cichlidae

Họ phụ

Giống
Loài

Tilapia
Oreochromis
Oreochromis niloticus

1.1.2. Nguồn gốc và phân bố tự nhiên của cá Rô phi vằn
Sau khi cá Rô phi đen Oreochromis mossambicus đưa từ châu Phi vào
Indonesia năm 1939 đã có 4 lồi cá Rơ phi khác được nhập về ni ở các nước Đơng
Nam Á. Đó là, O.hornorum được đưa vào Malayxia từ Zanzibar năm 1958, Rô phi
vằn O. niloticus được đưa vào Thái Lan từ Nhật Bản năm 1969, Rô phi xanh O.

aureus được đưa vào Philippine từ Israen năm 1972 và O. spirulus cũng được đưa
vào Philippines từ Coest năm 1998. Trong đó, cá Rơ phi vằn là lồi có sản lượng ni
lớn nhất, tiếp đến là cá Rô phi xanh. Ở Việt Nam, cá Rô phi đen đã được đưa vào
năm 1951 từ Inđônêxia, cá Rô phi vằn được đưa vào năm 1973 từ Đài Loan [22].
Cá Rơ phi vằn (Oreochromis niloticus) dịng GIFT được Philipine lai tạo
và chọn lọc từ 8 dòng khác nhau, trong đó có dịng cá châu Phi (Egipt, Ghana,
Kenya và Senegan) và 4 dịng cá Rơ phi thuần từ các nước Israel, Singapore, Đài
Loan và Thái Lan. Năm 1993, cá Rô phi vằn dịng GIFT được nhập vào Viện
Nghiên cứu Ni trồng Thủy sản 1 từ Philippine. Đây là kết quả của dự án “Nâng
cao phẩm giống di truyền cá Rô phi nuôi” thông qua lai tạo và chọn lọc từ các
dòng cá khác nhau [22].



Cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus) ở nước ta hiện nay có 4 dịng. Rơ phi
vằn dịng việt (1) được nhập từ Đài Loan vào miền Nam nước ta năm 1973. Năm
1975 được chuyển ra Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I. Năm 1994 Viện
Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I đã nhập về 3 dòng nữa từ Viện công nghệ châu
Á ( AIT Thái Lan) và Trung tâm quốc tế bảo vệ nguồn lợi thủy sản ( ICI, ARM,
philippin ), đó là: (2) Rơ phi vằn dịng Thái Lan ( gọi tắt là dịng Thái ), (3) Rơ phi
vằn dịng Ai Cập ( sơng nil ) và (4) rơ phi văn dịng GIFT, các địa phương vẫn
gọi là dòng “Ghip” là tên viết tắt tiếng anh của dòng cá rô phi văn đã qua chọn
giống của một đề tài lớn tại philippin do các tổ chức quốc tế tài trợ. [45]
Cá có thể ni lồng, ni nước chảy, nuôi kết hợp với cấy lúa, nuôi ao
(nuôi đơn, nuôi ghép), nuôi trong bể xi măng và đặc biệt gần đây Trung Quốc đã

thành công nuôi cá Rô phi mật độ cao trong bè nhỏ (Schmittau và ctv, 1998).
1.1.3. Đặc điểm hình thái

Hình 1.1. Cá Rơ phi vằn
Cá Rơ phi vằn (Oreochromis niloticus) có thân ngắn, mình cao, vẩy lớn
dày và cứng. Màu sắc thân thay đổi theo môi trường và giai đoạn phát triển của
cá. Thân cá có màu hơi sẫm, trên thân có 7-9 sọc đen từ gốc đi đến vây ngực,
ở đi và vây có chấm hoa xếp theo thứ tự thành vạch đen đều đặn, cá đực cũng
như cá cái, nhưng màu sắc của cá đực sặc sỡ hơn. Miệng cá có nhiều răng hàm
nhỏ và sắc, dạ dày bé, đặc biệt cá Rơ phi có ruột dài gấp 6-7 lần chiều dài của cơ
thể [23].



1.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng của cá Rô phi
* Thức ăn cho cá Rô phi:
Cá Rô phi là loại ăn tạp, thức ăn gồm các tảo dạng sợi, các loại động thực
vật phù du, mùn bã hữu cơ, ấu trùng các loại côn trùng, động vật sống ở nước, cỏ
bèo, rau và cả phân hữu cơ. Ngồi ra chúng có khả năng ăn thức ăn bổ sung như
cám gạo, bột ngô, bánh dầu lạc, các phế phụ phẩm khác và thức ăn viên. Ở giai
đoạn cá hương chúng ăn sinh vật phù du, chủ yếu là động vật phù du, một ít thực
vật phù du. Giai đoạn cá giống đến cá trưởng thành chúng chủ yếu ăn mùn bã hữu
cơ và thực vật phù du. Đặc biệt chúng có khả năng hấp phụ 70% - 80% tảo lục, tảo
lam mà một số lồi cá khác khó có khả năng tiêu hoá [ 48].
Cá ăn tạp, thức ăn chủ yếu là thực vật phù du, các loài tảo (tảo lục, tảo

khuê), một số thực vật bậc cao (Trewavas, 1982). Chúng ăn cả động vật nổi, ấu
trùng côn trùng, bọ gậy, đôi khi ăn cả cá con, bèo, cám, rau, bã đậu, bã rượu, vụn
ngơ, . . . (Mai Đình n, 1969). Ngồi ra theo Chervinski (1982), khẩu phần ăn của
cá Rơ phi bao gồm cả vi khuẩn và mùn bã hữu cơ [1].
Tính ăn của cá Rơ phi rất thay đổi tùy thuộc theo lồi, giai đoạn phát triển
và mơi trường nuôi. Theo Trewavas (1982) ở giai đoạn sớm của cá hương chúng ăn
động vật phù du, chất cặn vẩn và những ấu trùng dưới nước, cho tới khi đạt 6 cm thì
chuyển sang ăn thực vật phù du nhiều hơn. Tới tuổi trưởng thành, cá Rơ phi có phổ
thức ăn khá rộng: tảo, mùn bã hữu cơ, động vật phù du, ấu trùng, côn trùng, những
thực vật thượng đẳng mềm và cả thức ăn viên khi nuôi trong ao, lồng bè [23].
Trong nuôi thâm canh hay bán thâm canh mật độ cao, thức ăn tự nhiên trong ao
nuôi không đủ cung cấp cho nhu cầu dinh dưỡng của cá, vì vậy phải sử dụng thức ăn

bổ sung nhằm tăng tốc độ tăng trưởng và năng suất cá. Trên thị trường có rất nhiều loại
nguyên liệu để làm thức ăn bổ sung cho cá Rô phi như bột ngô, cám gạo, sắn, cá khô,
đậu tương, .... Schmittous và ctv (1998) cũng cho rằng cá Rơ phi có thể sử dụng thức
ăn tự nhiên trong nước giàu dinh dưỡng, nhưng để nuôi cá trong những thủy vực khơng
có thức ăn chúng cần được cung cấp một khẩu phần hoàn chỉnh. Nhiều tác giả khác
cũng đồng quan điểm, để nuôi cá Rô phi đạt hiệu quả cao thì hàm lượng protein trong


thức ăn viên khô phải là 30-35%, sự kết hợp hài hoà giữa các nguyên liệu để đảm bảo
nhu cầu về protein cho cá sẽ đạt được hiệu quả cao trong thực tiễn sản xuất [16].
*Nhu cầu dinh dưỡng của cá Rô phi
Nhu cầu dinh dưỡng của cá Rô phi trong khẩu phần về protein, amino acid,

lipid, axit béo, carbonhydrat, vitamine, khoáng, năng lượng,...đã được kiểm nghiệm
bởi nhiều nhà khoa học trên thế giới.
- Vitamin và muối Khoáng.
Một số tác giả như Steffens (1989); Vũ Duy Giảng và đồng tác giả (1999); Lại
Văn Hùng (2004); Nguyễn Anh Tuấn và đồng tác giả (2006); Vũ Duy Giảng (2007),
cho rằng: vitamin là chất hữu cơ có vai trị lớn trong việc kích thích tăng cường trao đổi
chất, tăng cường q trình tiêu hoá và hấp thụ, tăng cường sức khỏe và khả năng đề
kháng, mặc dù nhu cầu về vitamin của động vật nói chung khơng cao.
Vitamin có các loại như vitamin A (kích thích sự phát triển của trứng), vitamin
D (tăng cường hấp thụ canxi), Vitamin C, E (tăng cường sức đề kháng) [23].
- Khoáng:
Khoáng là thành phần quan trọng để tạo mơ, các q trình trao đổi chất giữ cân

bằng thẩm thấu giữa nội dịch và môi trường. Cá Rô phi cần 22 loại khống trong đó
một số loại khống thiết yếu trong khẩu phần và một số khống hồ tan có sẵn trong
nước như Ca2+, Mg2+, Zn2+, K+, . . . nên cá có thể trao đổi dịch giữa cơ thể và môi
trường nước thông qua mang [23].
Sự thiếu hụt khống có thể làm giảm tăng trưởng của cá, thiếu máu, kém ăn,
khung xương biến dạng, cá lờ đờ. Bệnh nặng thì da vây mịn, đục thủy tinh thể, cơ
thoái hoá, tỷ lệ chết cao [23].
- Protein và các amino acid.
Protein là chất dinh dưỡng không thể thiếu trong cấu trúc và chức năng của
tất cả các cơ thể sống, bao gồm cả cá Rơ phi. Bởi vì, protein là thành phần quan
trọng nhất dùng để xây dựng các tổ chức và sản xuất các enzyme cho cơ thể, là
nguồn cung cấp liên tục các amino acid (Vũ Duy Giảng, 2003).

Nhu cầu protein phụ thuộc vào tuổi và kích thước cơ thể và dao động từ 28–
50%. Đối với cá hương, protein khẩu phần dao động từ 36–50% cho tăng trưởng tối


đa (Davis và Stickney, 1978; Jauncey và Ross, 1982; Santiago và Laron 1991;
El.Sayed và Teshima, 1992). Đối với cá giống, 29–40% protein khẩu phần cho tăng
trưởng tối ưu (Cruz và Laudensia, 1977; Teshima và cộng sự, 1978; Mazid và các
cộng sự 1979; Kubaryk, 1980; Jauncey và Ross, 1982; Siddiqui và cộn sự, 1988;
Wee và Tuan, 1988; Twibell và Brow, 1998). Trong đó, nhu cầu protein của giống
cá Rơ phi vằn được thể hiện ở Bảng 1.2.
Bảng 1.1. Nhu cầu protein của cá Rơ phi O. niloticus (% khẩu phần)
Giống


Kích cỡ cá (g/con)

Nhu cầu

Nguồn

1,5 – 7,5

36

Kubaryk (1980)


3,2 – 3,7

30

Wang et all (1985)

0,8 – 38

40

O. niloticus


Siddiqui et all (1988)
40

30

24

7,5 – 35

Wee và Tuan (1988)


0,012

45

El-Sayed và Teshima (1992)

Nguồn: Dinh dưỡng và thức ăn trong nuôi trồng thủy sản.
Lê Đức Ngoan và các đồng tác giả (2008).
Cá Rơ phi khơng có nhu cầu protein cố định, song chúng cần hỗn hợp cân
bằng các axit amin thiết yếu và không thiết yếu [23].
Cá Rô phi có nhu cầu về 10 axit amin thiết yếu như các áo loài cá khác
và các động vật trên cạn. Số lượng các axit amin thiết yếu cho sự phát triển của

cá Rô phi O. niloticus được xác định bởi Santiago và Lovell (1988) như trên Bảng 1.3.
Các axit amin khơng thiết yếu có thể được cá tổng hợp, nhưng sự có mặt của
chúng trong khẩu phần ăn vẫn có ý nghĩa dinh dưỡng bởi vì giảm được nhu cầu
tổng hợp chúng.


Bảng 1.2. Nhu cầu các a.a của cá Rô phi O. niloticus
TT

Các loại axit amin

Nhu cầu (% Protein khẩu phần)


1

Arginine

4,20

2

Histidine

1,72


3

Isoleusine

3,11

4

Leucine

3,39


5

Valine

2,80

6

Phenylalanine

3,75


7

Methionine

2,68

8

Threonine

3,75


9

Lysine

5,12 (0,6÷0,8/28)

10

Tryptophan

1,00 (0,2÷0,4/28)


Nguồn: Dinh dưỡng và thức ăn trong ni trồng thủy sản
Lê Đức Ngoan và các đồng tác giả (2008).
- Lipid
Lipid trong cơ thể cá dự trữ dưới dạng mô mỡ, khi thiếu thức ăn mô mỡ này
sẽ được sử dụng để cung cấp năng lượng cho cá. Lipid cũng được tìm thấy trong
não, tế bào thần kinh là tiền thân của hormon giới tính và các hormon khác trong cá
(new, 1987). Theo Jauncey (1982) cho biết cá Rô phi không sử dụng mức cao của
khẩu phần lipid như cá hồi và cá chép. Cá Rô phi cỡ 25g nên sử dụng mức lipid là
10% và giảm xuống 6% đối với cá lớn. Khi nghiên cứu nhu cầu lipid cho cá Rô phi
O. niloticus cái với các khẩu phần ăn chứa 5%, 9% và 12% lipid. Hanley (1991) kết
luận: việc tăng hàm lượng lipid trong khẩu phần ăn không làm tăng tốc độ tăng

trưởng nhưng lại làm tích lũy lipid trong cơ thể cá Rô phi [6].
* Tỷ lệ cho ăn và số lần cho ăn
- Tỷ lệ cho ăn:
Theo Schmittous và ctv (1998) tỷ lệ thức ăn tối ưu của cá Rô phi nuôi thâm
canh là lượng thức ăn làm thỏa mãn gần 100% nhu cầu của cá, chính là tổng lượng
thức ăn tiêu thụ ở mỗi lần cho ăn. Tỷ lệ cho ăn lý tưởng là thỏa mãn 90% nhu cầu


ăn của cá, lượng thấp hơn sẽ tiết kiệm thức ăn song ảnh hưởng tới tăng trưởng hoặc
cho ăn quá nhiều sẽ tiêu tốn nhiều thức ăn hơn [6].
Bảng 1.3. Tỷ lệ thức ăn cho cá Rô phi qua các độ tuổi
Cỡ cá (g)


Tỷ lệ thức ăn (% khối lượng cơ thể cá)

0– 5

30 giảm xuống 20

5 – 20

14 giảm xuống 12

20 – 40


7 giảm xuống 6,5

40 – 100

6 giảm xuống 4,5

100 – 200

4 giảm xuống 2

200 – 300


1,8 giảm xuống 1,2
(Nguồn: Tacon, 1998).

Theo Tacon (1998) tỷ lệ thức ăn cho cá Rô phi từ 30%/khối lượng cơ
thể/ngày (cỡ cá 0-5g/con) giảm xuống 1,2% (cỡ 300g/con). Schumittou và ctv
(1998) cho rằng, khi nuôi cá Rô phi mật độ cao trong lồng bè nhỏ, cho cá ăn thức ăn
chứa 32% protein có thể giảm dần tỷ lệ cho ăn từ 4,5% (cỡ cá 25g) xuống 3,7% (cá
cỡ 50g), 3,2% (cá cỡ 100g), 2,8% (cá cỡ 300g), 2% (cá cỡ 400g) và chỉ còn 1,7%
đối với cá cỡ 500g [34].
- Số lần cho ăn:
Số lần cho ăn thay đổi tùy theo kích cỡ hoặc tuổi của cá: Từ 12 lần mỗi ngày đối

với cá mới nở, 2-3 lần/ngày đối với cỡ cá giống, 1-3 lần/ngày cho cá trưởng thành
và 1 lần/ngày cho cá bố mẹ. Cho ăn nhiều lần trong ngày có thể tăng tỷ lệ sinh
trưởng (đặc biệt hệ thống tiêu hố của cá Rơ phi phù hợp hơn với sự cung cấp một
lượng nhỏ thức ăn và thường xuyên còn hơn là với một lượng thức ăn lớn mà cung
cấp không thường xuyên), tuy nhiên tần suất cho ăn tối ưu phụ thuộc vào nhiều yếu
tố như cỡ cá, khoảng cách giữa hai lần cho ăn và nhiệt độ, vì thời gian cho ăn có thể
ảnh hưởng với cá cỡ lớn trên 100g. Cho ăn nhiều lần không chỉ cải thiện hơn về
sinh trưởng mà còn tiêu tốn thức ăn (Schumittous & ctv, 1998).


1.1.5. Đặc điểm sinh sản
Cá Rơ phi là lồi dễ sinh sản, nhanh và nhiều, sức sinh sản lớn. Chúng

có thể sinh sản tự nhiên trong ao nuôi rất nhiều. Đây là một đặc điểm của cá Rô phi
khác với nhiều lồi cá ni khác và cũng là một điều cần chú ý trong q trình ni
cá Rơ phi. Cá sinh sản tự nhiên trong ao quá nhiều sẽ gây khó khăn cho sự quản lý
của người ni và chất lượng của đàn cá thương phẩm sẽ không cao do mất tính đực
hóa trong đàn dẫn tới năng suất ni thấp [43].
* Tuổi và cỡ cá thành thục lần đầu: cá Rô phi vằn thành thục lần đầu sau khi
nuôi được 5-6 tháng và khối lượng cơ thể đạt 100-150 g/con. Tuy nhiên trong điều
kiện khác nhau thì cá thành thục ở những độ tuổi và kích thước khác nhau [12].
* Mùa vụ sinh sản: ở miền Bắc và miền Trung cá Rô phi vằn thường sinh sản
từ tháng 12-2 năm sau, khi có gió mùa Đơng Bắc thì cá ngừng sinh sản do nhiệt độ
quá thấp. Cá đẻ rộ vào tháng 4-5 và cuối tháng 9-11 ở nhiệt độ thích hợp là 2023oC. Ở miền Nam cá thường đẻ quanh năm trừ khi nhiệt độ xuống thấp cá mới
ngừng sinh sản [12].

* Tập tính sinh sản: Trước khi đẻ, cá đực đào hố xung quanh bờ ao, nơi có nền
đáy là thịt pha cát, ở mực nước 50-60 cm. Hố đẻ hình lịng chảo, đường kính 30-40
cm, sâu 7-10 cm. Sau đó cá cái đẻ trứng vào hố, cá đực rưới tinh lên. Cá cái đẻ xong
thu toàn bộ số trứng vào miệng và ấp trứng trong miệng. Trong thời gian ấp trứng cá
cái không sử dụng thức ăn. Đây là một đặc điểm cần chú ý trong sinh sản nhân tạo cá
Rô phi để tránh trường hợp cung cấp dư thừa thức ăn trong thời gian cá ngậm trứng
và thiếu thức ăn để cá sinh sản lần kế tiếp. Thời gian ngậm trứng phụ thuộc vào các
yếu tố mơi trường đặc biệt là nhiệt độ. Bình thường cá ngậm trứng khoảng 2-4 ngày.
Khi cá con nở được 4-5 ngày cá mẹ vẫn ấp cho tới khi tiêu hóa hết khối nỗn hồng ở
bụng thì nhả con ra và tiếp tục bảo vệ ở phía dưới
Ở 200C thời gian ngậm trứng của cá là 6 ngày.
Ở 280C thời gian ngậm trứng của cá là 4 ngày.

Ở 300C thời gian ngậm trứng của cá là 2 ngày [12].


* Chu kì sinh sản: cá Rơ phi vằn O. niloticus là loài sinh sản nhiều lần
trong năm, trong điều kiện ấm áp cá có thể đẻ 10-11 lần/năm ở miền Nam và 5-6
lần ở miền Bắc. Khi giải phẩu cá, trong buồng trứng ln có trứng ở đủ các giai
đoạn, do đó nếu kiểm sốt khơng tốt thì trong ao ni cá Rơ phi ln có cá con ở
các giai đoạn khác nhau. Đây là một khó khăn trong nuôi cá Rô phi thương phẩm
trong trường hợp cá đã được đực hóa. Khoảng thời gian giữa hai lần sinh sản của
cá trung bình là 3-4 tuần [12].
* Phân biệt đực cái: chúng ta có thể phân biệt cá đực và cá cái qua các đặc
điểm như trên Bảng 1.1.

Bảng 1.4. Phân biệt cá cái và cá đực của cá Rô phi
Đặc điểm
Đầu
Màu sắc
Lỗ sinh dục

Cá đực
To, nhô cao
Vây lưng và vây đi sặc sỡ,
có màu hồng hoặc màu đỏ
Có 2 lỗ: hậu môn, sinh dục


Cá cái
Nhỏ, hàm dưới trễ do ngậm trứng
Màu nhạt hơn
Có 3 lỗ: niệu, sinh dục, hậu môn

1.1.6 Đặc điểm sinh học và sinh trưởng
1.1.6.1. Đặc điển sinh học
Cá sinh trưởng và phát triển trong nước ngọt, nước lợ và có thể phát triển ở
biển có độ mặn 12‰. Phát triển tối ưu ở độ mặn dưới 5‰. Cá sống ở tầng nước
dưới và đáy. Có thể chịu đựng được ở vùng nước có hàm lượng oxy hoà tan thấp 1
mg/l, ngưỡng gây chết cho cá khoảng 0,3 - 1 mg/l. Giới hạn pH: 5 - 11 và có khả
năng chịu được khí NH3 tới 2,4 mg/l. Cá có nguồn gốc nhiệt đới, nhiệt độ thích hợp

để phát triển là 200C - 350C và tối ưu từ 28 - 300C, song chịu đựng kém với nhiệt độ
thấp, nhiệt độ gây chết cho cá là 110C - 120C. [20]

1.1.6.2. Đặc điểm sinh trưởng
Cá Rô phi lớn nhanh, tuy nhiên tốc độ lớn phụ thuộc vào tác động của nhiều
yếu tố như: nhiệt độ, thức ăn, mật độ ni, di truyền, giới tính....Vì vậy trong q
trình ni chúng ta nên chú ý tới các điều kiện cụ thể và tác động của các yếu tố này


nhằm đảm bảo cho cá đạt tốc độ tăng trưởng tốt nhất. Cá ở giai đoạn nhỏ có tốc độ
tăng trưởng nhanh hơn và giảm dần khi lớn lên. Cá sau 1 tháng tuổi đạt 2-3 g/con.
Sau 2 tháng tuổi đạt 15-20 g/con. Nuôi thương phẩm sau 5-6 tháng nuôi có thể đạt

400-500 g/con [43].
Hiện nay cá rơ phi đơn tính dịng Đường Nghiệp có tốc độ tăng trưởng trung
bình cao khoảng 125-142g/con/tháng, gấp 1,4-1,6 lần rơ phi đơn tính dịng GIFT, năng
suất đạt khoảng 20 tấn/ha. Cá có thời gian nuôi ngắn, hệ số tiêu tốn thức ăn thấp từ 1,2
đến 1,2 kg thức ăn/ kg cá.Cá ít bị phân đàn thuận lợi cho q trình chăm sóc, quản lý và
thu hoạch. Giống cá này được nhiều đánh giá có hiệu quả kinh tế cao, có triển vọng
nhân ra diện rộng, tạo hướng đi mới cho nhiều vùng nuôi trồng thủy sản [46].
1.2. Sơ lược tình hình ni cá Rơ phi trên thế giới và trong nước
1.2.1. Tình hình ni cá Rơ phi trên thế giới
Cá Rơ phi có nguồn gốc từ châu Phi, được con người đưa vào nuôi từ năm
1924, song nghề nuôi cá Rô phi hiện đại thì mới được phát triển ở những năm gần đây,
phong trào nuôi cá Rô phi mới bắt đầu dấy lên từ những năm 1990 và đầu những năm

2000 [43].
Trung Quốc, Ai Cập, Thái Lan, Philippin, Đài Loan, Indonesia là những nước
đang đứng đầu thế giới về sản lượng cá Rô phi nuôi (Pullin và Capili 1988, Capili
1995, Macintash và Little 1995, Guerero 1996). Trong tổng sản lượng cá Rô phi ni
của thế giới thì sản lượng cá Rơ phi vằn (Oreochromis niloticus) chiếm tới 80% [10].
Nước sản xuất cá Rô phi lớn nhất thế giới là Trung Quốc, chiếm đến 45%
tổng sản lượng toàn cầu. Các nước châu Á đóng góp tới 80% tổng sản lượng cá Rơ
phi ni trên thế giới (Helga, 2001).
Sau cá chép, cá Rô phi là lồi ni làm thực phẩm quan trọng thứ hai trên
thế giới. Năm 2005, sản lượng ni tồn cầu đã vượt 2 triệu tấn, trong đó các nước
Đơng Nam Á chiếm khoảng 22%, có 5 nước trong khu vực nằm trong danh sách 10
nhà sản xuất cá Rô phi nuôi hàng đầu của thế giới [22].



Bảng 1.5. Mười nhà sản xuất cá rô phi hàng đầu thế giới năm 2005
Quốc gia

TT

Sản lượng (tấn)

1

Trung Quốc


897.276

2

Ai Cập

199.038

3

Philippin


145.869

4

Indonexia

139.651

5

Thái Lan


97.653

6

Đài Loan

89.275

7

Brazin


69.076

8

Lào

29.205

9

Côlômbia


27.953

10

Malayxia

24.039

Nguồn: Đỗ Hạnh dịch theo Infofish International 5/2007
Theo thống kê của FAO, tổng sản lượng cá Rô phi trên thế giới đang tiếp tục
tăng một cách nhanh chóng, trong đó sản lượng ni chiếm 70%. Theo báo cáo sơ

bộ của FAO, sản lượng cá Rô phi nuôi năm 2010 toàn cầu hiện nay ở mức 3,2 triệu
tấn hàng năm [43].
Việc sản xuất cá Rơ phi đơn tính đực bằng cách dùng hormon sinh dục đã
được áp dụng rộng rãi trong các trại giống tư nhân, nhất là tại Thái Lan, Philippin,
Malayxia, . . .. Việc cải thiện đặc tính di truyền của cá Rô thi vằn đã đạt được thành
công đầu tiên thông qua Dự án cải thiện đặc tính di truyền của cá Rơ phi ni
(GIFP) của Trung tâm Quốc tế Quản lý Nguồn lợi Thủy sinh (nay là Trung tâm
Thủy sản Thế giới – WFC) tại Philippin vào những năm 1980. Cá rơ phi dịng GIFP
đã được nuôi thử nghiệm ở các nước khác trong khu vực. Năm 2002, từ cá Rơ phi
dịng GIFP, Philippin đã sản xuất cá Rơ phi được nâng cấp các đặc tính di truyền
(GET) [27].
Công nghệ nuôi cá Rô phi trên thế giới ngày càng được phát triển nhằm thu

năng suất cao và tạo ra sản lượng tập trung. Các hệ thống nuôi thâm canh bao gồm
nuôi trong ao, trong hệ thống bể nước chảy, trong lồng bè trên sông hồ. Hệ thống
nuôi cá Rô phi thâm canh trong ao xây được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước như Đài


Loan, Trung Quốc và Thái Lan. Hệ thống nuôi này đã cho năng suất 10-15
tấn/ha/năm. Nuôi cá Rô phi trong lồng bè rất phổ biến ở các nước như Đài Loan,
Indonesia, Philippin và Malaysia. Năng suất cá Rô phi nuôi lồng dao động từ 40-200
kg/m3, tùy thuộc vào kích thước lồng và trình độ thâm canh. Lồng có kích thước nhỏ
sẽ cho năng suất cao hơn lồng có kích thước lớn do khả năng trao đổi nước trong và
ngoài lồng cao hơn. Lồng ni cá Rơ phi có kích thước giới hạn từ 5-20m3 là phù hợp
nhất [13].

Cá Rô phi cũng có vai trị đáng kể trong việc làm sạch nước ao nuôi tôm
nước lợ trong khu vực, ngăn cản bệnh do vibrio gây ra. Tại Philippinesthar 20.000–
30.000 cá giống Rô phi vằn/ha hồ chứa hoặc nuôi trong lồng ở các ao nuôi tôm đạt
năng suất 3–3,5 tấn/ha sẽ duy trì sinh khối của vi tảo có lợi như Vibrio harveyi.
Philippin cũng nuôi thành công cá Rô phi lai chịu mặn (lai cá O.mosambocus x cá
O. niloticus, O.mosambocus x O. honrum và O.spirulus x O. niloticus) trong bè (0,1–0,2
ha) ở sơng nước lợ có độ mặn 15–25‰. Cá cỡ 5–10g, thả 5–10 con/m2, nuôi 4–5 tháng,
cỡ cá thu hoạch 200–300 g, tỷ lệ sống 70–80%, hệ số thức ăn 1,5–1,8 [13].
Cá Rô phi nuôi thương phẩm vừa phục vụ cho tiêu thụ nội địa, vừa cung cấp
nguồn thực phẩm rẻ tiền, giàu đạm động vật cho dân nghèo, vừa có thể xuất khẩu thu
ngoại tệ. Đến nay, cá Rô phi đứng thứ 10 trong số các lồi cá ni có giá trị cao trên
thế giới. Tiêu thụ cá Rô phi tại Mỹ và đặc biệt tại EU tiếp tục tăng mạnh trong 10 năm

qua và đến nay đã xếp thứ 4 về giá trị trong các mặt hàng thủy sản. Về khối lượng,
nhập khẩu cá Rô phi năm 2008 lên tới 453.264 tấn, chỉ đứng sau cá Hồi. Nhập khẩu
của Mỹ đã thúc đấy sự phát triển của ngành sản xuất cá Rơ phi trên tồn cầu [19].
1.2.2. Tình hình ni cá Rơ phi trong nước
Năm 1973, lồi cá Rơ phi vằn (O. niloticus) đã được nhập vào miền Nam
nước ta từ Đài Loan, sau đó nó được mở rộng nuôi trong cả nước vào những năm
1970-1980. Tuy nhiên do sự lai tạp của các lồi cá Rơ phi đen (Oreochromis
mossambicus) trong các hệ thống nuôi, khiến cho chất lượng di truyền của lồi cá Rơ
phi vằn này bị thối hóa, kéo theo sản lượng cá Rơ phi của nước ta trong những năm
cuối 1980 đầu 1990 bị giảm sút nghiệm trọng. Để góp phần khơi phục và phát triển
nghề nuôi cá Rô phi ở nước, trong những năm 1994-2007, Viện Nghiên cứu NTTS 1



(Viện I) đã nhập nội và thuần hóa 3 dịng cá Rô phi vằn (Oreochromis niloticus) từ
Philippin và Thái Lan. Trong đó, dịng GIFT là dịng có sức sống cao nhất, nó được
tiếp nhận và phát triển ở nhiều nơi, đặc biệt là các tỉnh đồng bằng sông Hồng
(Nguyễn Công Dân và ctv, 2000).
Để ổn định và nâng cao phẩm chất giống của cá Rơ phi dịng GIFT mới nhập, từ
năm 1998 đến nay, Viện Nghiên cứu NTTS 1 đã tiến hành chương trình chọn giống
dịng cá này nhằm tăng sức sinh trưởng và khả năng chịu lạnh. Sau 3 năm thực hiện,
đến năm 2000 đã chọn được đàn cá Rơ phi có sức sinh trưởng cao hơn 16% so với đàn
cá Rơ phi dịng GIFT thường (Nguyễn Cơng Dân và ctv, 2001). Chương trình chọn
giống này đã được tiến hành ở Viện Nghiên cứu NTTS 1 với nguồn kinh phí của dự án
NORAD [20].

Từ năm 2000 đến nay, cá Rơ phi dịng GIFT đã được cơng nhận là ưu việt và
mở rộng nuôi trong cả nước. Trong năm 2002-2003, Viện I đã cung cấp 1,5 triệu cá
giống Rô phi dòng GIFT thế hệ chọn giống thứ 3, 4 cho 60 tỉnh thành trong cả nước
để nuôi thành cá bố mẹ, phục vụ cho việc sản xuất giống, cung cấp con giống cho
người ni. Cùng với chương trình chọn giống, điều khiển giới tính cá Rơ phi dịng
GIFT ni thương phẩm cũng đã được khảo nghiệm tại Viện nghiên cứu nuôi trồng
thủy sản I ở cả hai hệ thống là trong ao đất và trong bể xi măng cũng đã được thực
hiện. Kết quả cho thấy cá Rơ phi dịng GIFT đơn tính lớn nhanh hơn dịng Thái Lan
và đặc biệt là có thể ni cá Rơ phi dịng GIFT đơn tính đạt cỡ cá thương phẩm trên
500g/con trong vịng 5 tháng ni [18].
Tình hình ni cá Rơ phi ở nước ta trong những năm vừa qua đã bắt đầu phát
triển do cá Rơ phi được xác định là lồi cá chủ yếu trong cơ cấu đàn cá nuôi nước

ngọt và nước lợ, trong đó cá Rơ phi vằn (O. niloticus) là đối tượng nuôi chủ yếu. Ở
miền Bắc, cá Rô phi vằn (O. niloticus) được nuôi ở một số tỉnh như Hà Nội, Hải
Phòng, Hưng Yên và Bắc Ninh, Nghệ An. Ở miền Nam, cá Rô phi vằn (O.
niloticus) được nuôi chủ yếu trong lồng bè trên sông Tiền và sơng Hậu. Các tỉnh có
sản lượng lớn về cá Rô phi vằn nuôi là An Giang, Vĩnh Long và Tiền Giang [43].


1.2.3. Tình hình ni cá Rơ phi tại Nghệ An
Năm 1998, Trung tâm Khuyến ngư tỉnh Nghệ An đã liên kết với Viện
Nghiên cứu NTTS 1 chuyển cá bột đã qua xử lý 21 ngày tuổi về nuôi mỗi năm lên
tới 3-5 triệu con, chưa tính lượng cá nhập theo con đường tư nhân. Phong trào nuôi
cá Rô phi đã được Tỉnh và trực tiếp là Sở Thủy sản Nghệ An tập trung phát triển, cá

được nuôi phổ biến ở vùng ven biển tới vùng đồng bằng [10].
Năm 2003, tỉnh có chủ trương ni cá Rơ phi đơn tính trở thành vùng
nguyên liệu phục vụ cho xuất khẩu đạt 1.500 tấn. Hình thức ni cá Rơ phi đang ở
mức độ thấp, chủ yếu là ni xen với các lồi cá khác, năng suất thấp chủ yếu đạt 23 tấn/ha. Hiện nay ở các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, vùng phụ cận
thành phố Vinh có diện tích ni tơm khoảng 1.630 ha [9].
Sau vụ tôm sẽ nuôi tiếp cá Rô phi thời gian từ tháng 8 đến tháng 11 nhằm cải
tạo lại ao và cho ao nghỉ trong thời gian nuôi cá để đảm bảo tôm vụ sau đạt năng
suất và chất lượng tốt hơn. Các ao nuôi tôm bị bệnh nên chuyển sang ni cá Rơ phi
đơn tính với năng suất 10 tấn/ha [9].
1.3. Khái quát chung về cây cao su và giá trị dinh dưỡng của hạt cao su
1.3.1. Khái quát chung về cây cao su
Cây cao su thiên nhiên (Hevea brasiliensis) có nguồn gốc từ Brasil và các

nước trồng nhiều cao su trên thế giới là Brazil, Trung Quốc, Thái Lan.... Cao su là
cây có giá trị kinh tế lớn nhất trong chi Hevea. Chất nhựa của cây (nhựa mủ-latex)
là nguồn chủ lực trong sản xuất cao su tự nhiên [41].

Hình 1.2. Cây và quả cao su


Cây cao su được du nhập vào Việt Nam được đã trên 110 năm (năm 1897).
Thờì kỳ 1920-1940 là thời gian cây cao su được trồng nhiều ở nước ta. Năm 1930
đã khai thác trên 10.000 ha, sản xuất 11.000 tấn. Năm 1950, sản xuất 92.000 tấn,
trên diện tích khai thác gần 70.000 ha.
Cây cao su phát triển tốt trên đất bazan, do vậy chúng được trồng

nhiều ở các tỉnh Đơng Nam Bộ như Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước,
một số huyện tại thành phố Hồ Chí Minh, và phía Tây Nghệ An như huyện Nghĩa
Đàn. Theo viện nghiên cứu cao su Việt Nam thì tổng diện tích cây cao su tính đến
năm 2010 là 715.000 ha. Dự kiến diện tích cây cao su của Việt Nam năm 2015 là
800.000ha [41].
Nghệ An là một trong những tỉnh có điều kiện đất đai khí hậu thuận lợi cho
phát triển cây cao su, đặc biệt là các huyện miền núi phía Tây. Tại Nghệ An cây cao
su được trồng tại các nông trường Phủ Quỳ từ những năm 1960, đến năm 1995 diện
tích đạt 1.560 ha. Cuối năm 2005, tồn tỉnh có 3.383 ha cao su, trong đó 2.103 ha
kinh doanh (chủ yếu cao su trồng từ vốn dự án 327 vào 1992-1997) và được phân bố
trên 3 huyện Nghĩa Đàn (2.094 ha), Quỳ Hợp (570 ha), Tân Kỳ (719 ha). Năm 2007
tổng diện tích cây cao su tồn tỉnh đạt trên 4.700 ha, diện tích cho sản phẩm gần

1.700 ha [41].
Định hướng trước mắt của tỉnh Nghệ An là tập trung vào phát triển vùng đất
thuộc các công ty nông lâm nghiệp, nông trường quốc doanh và một số diện tích
cao su tiểu điền thuộc các huyện Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Tân Kỳ [41].
Cây cao su cho quả khi được 4 tuổi. Quả cây cao su là một nang có 3 ngăn,
mỗi ngăn chứa một hạt. Khi chín, quả sẽ nổ ra, phóng thích ra hạt. Một ha cây cao su
cho khoảng 300 - 400kg hạt mỗi năm. Tỷ lệ nhân chiếm 51% tổng khối lượng hạt,
hiện nay nhân hạt cao su chủ yếu được thu gom tận dụng để ép lấy dầu dùng trong
chạy máy hoặc ép lấy dầu làm hỗn hợp pha với sơn. Tiềm năng về hạt cao su là rất
lớn cần có nhiều nghiên cứu mới hơn nữa về việc sử dụng hạt cao su nhằm tận dụng
hạt cao su đồng thời nâng cao năng suất cho người trồng cao su [41].
1.3.2. Giá trị dinh dưỡng của hạt cao su

Theo tiêu chuẩn của FAO hạt cao su có thành phần dinh dưỡng như trên
Bảng 1.6.


×