Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao thành tích nhảy ưỡn thân cho học sinh nam lớp 11 trường thpt hậu loocj2 hậu lộc thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (830.57 KB, 62 trang )

Tr-ờng Đại học Vinh
Khoa giáo dục thể chất
********************

trịnh thị nguyệt

Khóa luận tốt nghiệp đại học
Lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao thành tích
nhảy xa -ỡn thân cho học sinh nam líp 11 tr-êng THPT
HËu Léc 2 - HËu Léc - Thanh Hãa

NghÖ An, 2012

1


Tr-ờng Đại học Vinh
Khoa giáo dục thể chất
********************

Lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao thành tích
nhảy xa -ỡn th©n cho häc sinh nam líp 11 tr-êng
THPT HËu Léc 2 - HËu Léc - Thanh Hãa

Khãa luËn tèt nghiÖp đại học

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Quốc Đảng
: Trịnh Thị Nguyệt


MÃ số sinh viên

: 0859038236

Giáo viên h-ớng dẫn : TS.

Nghê An, 2012
2


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ 1
I. ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................ 2
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................... 5
1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục thể chẩt ........................ 5
1.2. Đặc điểm tâm lý , sinh lý lứa tuổi học sinh trung học phổ thông ....................7
1.2.1. Đặc điểm tâm lý ................................................................................... 7
1.2.2. Đặc điểm sinh lý .................................................................................. 8
1.3. Cơ sở lý luận lựa chọn một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích
nhảy xa ưỡn thân cho học sinh nam lớp 11 trường THPT Hậu Lộc 2 ........... 10
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU ................. 14
2.1 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 14
2.1.1. Phương pháp đọc và phân tích tài liệu ................................................. 14
2.1.2. Phương pháp quan sát sư phạm ............................................................ 14
2.1.3. Phương pháp điều tra, phỏng vấn ....................................................... 15
2.1.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ..................................................... 15
2.1.5. Phương pháp toán học thống kê .......................................................... 16
2.2. Tổ chức nghiên cứu ................................................................................. 17
2.2.1. Thời gian nghiên cứu ........................................................................... 17

2.2.3. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 17
2.2.3. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................ 17
CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................... 18
3.1. Giải quyết mục tiêu 1: Nghiên cứu, lựa chọn một số bài tập nhằm nâng
cao thành tích mơn nhảy xa ưỡn thân cho nam học sinh lớp 11 Trường
THPT Hậu Lộc 2 - Thanh Hóa ....................................................................... 18
3.1.1. Cơ sở để lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao thành tích mơn nhảy xa
ưỡn thân học sinh nam lớp 11 Trường THPT Hậu Lộc 2 - Thanh Hóa ...............18

3


3.1.2. Nghiên cứu, lựa chọn một số bài tập góp phần nâng cao thành tích
mơn nhảy xa ưỡn thân cho nam học sinh lớp 11 Trường THPT Hậu Lộc 2 Thanh Hóa ...................................................................................................... 21
3.2. Giải quyết mục tiêu 2: Ứng dụng và đánh giá hiệu quả bài tập trong
môn học nhảy xa ưỡn thân cho nam học sinh lớp 11 Trường THPT Hậu
Lộc 2 – Thanh Hóa ......................................................................................... 29
3.2.1. Kiểm tra thành tích trước thực nghiệm ................................................ 30
3.2.2. Kiểm tra thành tích, kỹ thuật sau thực nghiệm và so sánh .................. 41

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 48
1. KẾT LUẬN ................................................................................................ 48
2. KIẾN NGHỊ ............................................................................................... 48

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 50

4


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1. Kết quả phỏng vấn nhóm bài tập bổ trợ kỹ thuật (n = 30) ......................24
Bảng 3.2. Bảng kết quả phỏng vấn đối với nhóm bài tập nhằm phát triển
thể lực (n = 30). .............................................................................................. 27
Bảng 3.3. Bảng kiểm tra thành tích bật xa tại chỗ (trước thực nghiệm) ........ 30
Bảng 3.4. Bảng kiểm tra thành tích chạy tăng tốc độ 30m xuất phát cao
(trước thực nghiệm) ........................................................................................ 31
Bảng 3.5. Bảng kiểm tra thành tích nhảy xa theo kiểu bất kỳ
(trước thực nghiệm) ........................................................................................ 32
Bảng 3.6. Xác định lượng vận động của nhóm bài tập bổ trợ kỹ thuật ......... 33
Bảng 3.7. Xác định lượng vận động của nhóm bài tập phát triển thể lực .................. 35
Bảng 3.8. Kết quả phỏng vấn về thứ tự sử dụng các bài tập và lượng vận
động đối với nhóm bài tập bài tập bổ trợ kỹ thuật (số người
phỏng vấn n = 30) .......................................................................................... 36
Bảng 3.9. Kết quả phỏng vấn về thứ tự sử dụng các bài tập và lượng vận
động đối với nhóm bài tập bài tập phát triển thể lực (số người phỏng vấn n
= 30) ............................................................................................................... 38
Bảng 3.10. Kế hoạch tập luyện đối với nhóm bài tập bổ trợ kỹ thuật ......................40
Bảng 3.11. Kế hoạch tập luyện đối với nhóm bài tập phát triển thể lực ........ 41
Bảng 3.12. Test bật xa tại chỗ (sau thực nghiệm) .......................................... 42
Bảng 3.13. Test chạy 30m xuất phát cao (sau thực nghiệm) ......................... 43
Bảng 3.14. Thành tích nhảy xa ưỡn thân. ...................................................... 44
Bảng 3.15. So sánh và phân loại kỹ thuật của 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm ........... 45
Biểu đồ 3.1. Thành tích trước và sau thực nghiệm. Test bật xa tại chỗ trước
và sau thực nghiệm của nam học sinh khối 11 trường THPT Hậu Lộc 2 –
Thanh Hóa. ..................................................................................................... 45
Biểu đồ 3.2. Thành tích trước và sau thực nghiệm. Test chạy 30m xuất phát
cao của nam học sinh khối 11 Trường THPT Hậu Lộc 2 - Thanh Hố ........ 46
Biểu đồ 3.3: Thành tích trước và sau thực nghiệm. Nhảy xa toàn đà của
nam học sinh khối 11 Trường THPT Hậu Lộc 2- Thanh Hoá. ...................... 46


5


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

GDTC :

Giáo dục thể chất

TDTT :

Thể dục thể thao

NXB :

Nhà xuất bản

ĐC :

Đối chứng

TN :

Thực nghiệm

TTN :

Trước thực nghiệm

STN :


Sau thực nghiệm

nA :

`Nhóm thực nghiệm

nB :

Nhóm đối chứng

VĐV :

Vận động viên

NCNN :

Nhảy cao nằm nghiêng

cm :

Centimet

m:

Mét

s:

Giây


6


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin chân thành bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới Giảng viên - Th.s
Nguyễn Quốc Đảng người hướng dẫn giúp đỡ chỉ đạo giúp đỡ tôi hồn
thành khóa luận tốt nghiệp cuối khóa này.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa giáo dục thể
chất - trường Đại học Vinh, cùng các bạn sinh viên K49 - GDTC đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tơi hồn thành đề tài này.
Và qua đây tôi gửi lời cảm ơn đến tất cả bạn bè, đồng nghiệp đã
động viên khích lệ giúp đỡ tận tình cho tơi trong q trình nghiên cứu, thu
thập sử lý số liệu của đề tài.
Dù đã cố gắng rất nhiều nhưng điều kiện về thời gian cũng như trình
độ còn hạn chế, đề tài mới chỉ bước đầu nghiên cứu trong phạm vi hẹp nên
không tránh khỏi những sai sót nhất định. Vậy rất mong được sự đóng góp
ý kiến của các thầy cô cùng các bạn.

Vinh, tháng 05/2012
Sinh viên
Trịnh Thị Nguyệt

7


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sức khỏe là gốc của cuộc sống , gốc của xã hội. Như Bác Hồ đã từng
nói giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng
cần có sức khỏe mới thành công.

Mỗi một người dân yếu ớt tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần;
mỗi một người dân khỏe mạnh , tức là góp phần làm cho cả nước khỏe
mạnh… Dân cường thì nước thịnh ...”Lời kêu gọi tập thể dục của Hồ Chủ
Tịch “ Thể dục thể thao là một bộ phận của nền giáo dục chủ nghĩa, trong
quá trình trưởng thành và phát triển cuả một con người tồn diện thì giáo
dục thể chất đóng vai trị quan trong. Nó giúp các em có lịng hăng say lao
động, học tập, rèn luyện bản thân.
Đảng và nhà nước rất quan tâm đến mục tiêu giáo dục thế hệ trẻ,
trong đó trí dục, đức dục, được coi là vấn đề quan trọng , nhằm giáo dục
hình thành nhân cách con người. Từ việc quan tâm trên giáo dục thể chất
được xác định là môn học bắt buộc và dạy chính thức trong kế hoạch
giảng dạy của nhà trường từ mầm non đến đại học.
Nghị quyết trung ương IV khóa VII có đoạn :” …người chủ tương lai
của đất nước là những người có lao động phát triển về trí tuệ, cường tráng
về thể chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức…”Tuy nhiên
khơng chỉ có hăng say lao động mang lại kết quả mà phải đòi hỏi người tập
phải tập như thế nào cho phù hợp với cơ thể của mình có như thế thì thể
chất mới phát triển dồi dào.
Khi trồng một cái cây nào đó xuống đất, khơng phải cứ bón phân ,
tưới nước liên tục là xanh tốt mà phải biết thời điểm nào cần tưới nước ,
thời điểm nào cần bón phân và bón bao nhiêu để có một mùa bội thu.
Trong những năm gần đây phong trào tập luyện thể dục thể thao phát
triển mạnh mẽ ở từng cơ quan, doanh nghiệp... Đặc biệt là trong các trường
học. Việc lựa chọn các hình thức tập luyện cũng đa dạng, phong phú về các

8


mơn như: Bóng đá, bóng chuyền, cầu lơng... Đặc biệt là việc tập luyện môn
điền kinh. Đây là môn thể thao thế mạnh của Việt Nam trên các đấu trường

thi đấu thể thao châu lục và thế giới.
Trong hệ thống các mơn thể dục, thể thao thì điền kinh là một trong
những môn được nhiều người quan tâm tập luyện và ưa thích, đặc biệt phổ
biến trong các trường học bởi nó là một mơn cơ bản, dễ học, dễ phổ biến
cho tất cả học sinh - sinh viên tham gia tập luyện. Tập luyện điền kinh
khơng chỉ có tác dụng nâng cao sức khoẻ mà còn là phương tiện để phát
triển tất cả các tố chất thể lực giúp con người phát triển toàn diện. Điền
kinh bao gồm nhiều mơn thi đấu, trong đó mơn nhảy xa nói chung và nhảy
xa ưỡn thân nói riêng là một mơn tập luyện và thi đấu phổ biến rộng rãi
trong các trường phổ thông, các hội khoẻ từ trung ương đến địa phơng. Tuy
nhiên, thành tích nhảy xa ưỡn thân của học sinh, sinh viên so với khu vực
và thế giới còn khá khiêm tốn. Bởi vậy mà việc giảng dạy môn nhảy xa ưỡn thân ngày càng được chú trọng song vẫn cịn gặp nhiều khó khăn.
Nh chúng ta đã biết, nhảy xa ưỡn thân là một môn rèn luyện thể lực
tương đối hấp dẫn trong hệ thống các môn thể thao. Nhảy xa là một hoạt
động vừa có tính chu kỳ và khơng có chu kỳ, có tác dụng nâng cao năng
lực hoạt động của nội tạng, phát triển các tố chất như sức bật, sức nhanh, sự
khéo léo... Không chỉ vậy nhảy xa ưỡn thân cịn có tác dụng rèn luyện tinh
thần dũng cảm, khắc phục khó khăn vợt qua những chướng ngại như:
Mương lạch, giao thông hào... Phục vụ tốt yêu cầu của cuộc sống hằng
ngày lao động sản xuất và chiến đấu.
Đối với học sinh trung học phổ thơng việc tập luyện mơn nhảy xa,
trong đó có nhảy xa ưỡn thân giúp các em rèn luyện phát triển các tố chất
như: Sức nhanh, sức mạnh, độ mềm dẻo, tính linh hoạt. Vì vậy trong giảng
dạy áp dụng những bài tập nhằm nâng cao thành tích nhảy xa ưỡn thân là

9


việc làm cần thiết, quan trọng và nó góp phần làm phong phú thêm phương
tiện giáo dục thể chất trong trường phổ thông.

Ở nớc ta, việc áp dụng phương tiện, phương pháp tập luyện tiên tiến
trong giảng dạy và huấn luyện còn hạn chế do nhiều nguyên nhân như: cơ
sở vật chất, trình độ chun mơn, kỹ năng sáng tạo của giáo viên cịn hạn
chế… Vì vậy, hình thức phương pháp giảng dạy của giáo viên cũng như
cách lĩnh hội của học sinh cha đa dạng, phong phú làm cho việc học tập của
học sinh cha tích cực tự giác điều đó làm cho chất lượng giáo dục thể chất
ở trường phổ thơng cịn nhiều hạn chế.
Để góp phần vào việc giải quyết các tồn tại trên, vấn đề đặt ra là phải
nghiên cứu đa ra một số bài tập phù hợp với điều kiện thực tế nhằm nâng
cao thành tích mơn nhảy xa ưỡn thân trong chương trình giảng dạy ở các
trường phổ thơng. Xuất phát từ mục đích trên tôi mạnh dạn nghiên cứu đề
tài “ Lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao thành tích nhảy xa ưỡn
thân cho học sinh nam lớp 11 trường THPT Hậu Lộc 2 – Hậu Lộc –
Thanh Hóa”
Mục tiêu nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, qua quá trình sử dụng các
phương pháp khoa học, đề tài nghiên cứu với 2 mục tiêu:
Mục tiêu 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc lựa chọn
một số bài tập nhằm nâng cao thành tích nhảy xa ưỡn thân cho học sinh lớp
11 trường THPT Hậu Lộc 2.
Mục tiêu 2 : Đánh giá hiệu quả việc ứng dụng hệ thống bài tập
nhằm nâng cao thành tích nhảy xa ưỡn thân cho học sinh lớp 11 trường
THPT Hậu Lộc 2.

10


CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục thể chẩt
Việt Nam trong những năm gần đây phong trào tập luyện TDTT phát

triển mạnh mẽ. Đặc biệt là là thế hệ trẻ học sinh - sinh viên. Là một nước
xã hội chủ nghĩa đang chuyển mình tồn diện về mọi mặt để phù hợp, thích
ứng với xu thế của nhân loại. Vì vậy Đảng và nhà nước rất quan tâm dến sự
phát triển thể chất cho mọi người đặc biệt là học sinh - sinh viên. Các nghị
quyết của Đảng và Nhà nước đánh giá "Công tác giáo dục thể chất cho thế
hệ trẻ là một mặt quan trọng không thể thiếu được trong giáo dục và đào
tạo".
Phát triển TDTT là yêu cầu khách quan của xã hội, nhằm góp phần
nâng cao sức khỏe, thể lực , chất lượng cuộc sống của nhân dân,chất lượng
nguồn nhân lực, giáo dục ý chí, đạo đức, xây dựng lối sống và mơi trường
lành mạnh, góp phần củng cố đại đồn kết tồn dân. Mở rộng quan hệ hữu
nghị và hợp tác quốc tế, đồng thời là trách nhiệm của các cấp đảng ủy,
chính quyền, đồn thể, tổ chức xã hội và mỗi người dân.
Ngày nay, quan điểm giáo dục toàn diện về "Đức - Trí - Thể - Mỹ"
khơng cịn là tư duy lý luận mà thực sự trở thành phương châm chỉ đạo
thực tiễn của Đảng và Nhà nước ta.Với chiến lược phát triể con người tồn
diện thì việc tập luyện TDTT chiếm vị trí quan trọng ở mỗi cấp học. Vì vậy
Đảng và Nhà nước ta đề ra mục tiêu GDTC đến năm 2025 là " xây dựng và
bước đầu hoàn thiện giáo dục thể chất cho học đường từ cấp Mầm non đến
Đại học".Thực hiện dạy học thể dục một cách nghiêm túc đảm bảo cho học
sinh đều thực hiện chế độ GDTC bắt buộc trong nhà trường, phát triển hài
hòa về thể chất, nâng cao sức khỏe và thể lực phục vụ yêu cầu học tập, lao
động, sẵn sàng bảo vệ tổ quốc.

11


Theo chỉ thị 36/CT - TW ngày 24/3/1994 của Ban Bí thư TW Đảng
cộng sản Việt Nam đã xác định mục tiêu cơ bản, lâu dài của công tác
TDTT là hình thành nền TDTT phát triển và tiến bộ, góp phần nâng cao

sức khỏe, thể lực đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân và phấn
đấu đạt được vị trí xứng đáng trong các hoạt động thể thao quốc tế, trước
hết là khu vực Đông Nam Á.
Thể thao đã có tiế bộ rõ rệt, góp phần nâng cao vị trí của Việt Nam
trên thế giới và Châu Lục. Kể từ 2003 - 2010 thể thao Việt Nam liên tục
đứng trong nhóm 3 nước dẫn đầu trong các kỳ SEA game. Trong 2 kỳ Đại
hội Châu Á gần đây Việt Nam trong tốp 23 của Châu Lục, trong các kỳ
Đại hội thể thao Olypic năm 2000 và năm 20008 đã dành được 2 Huy
Chương Bạc. Năm 2009 Đại hội thể thao Châu Á trong nhà thành công về
mọi mặt, đoàn thể thao Việt Nam đã thể hiện bước tiến mạnh mẽ ngôi Á
quân với 42 Huy Chương Vàng, 30 Huy Chương Bạc, 22 Huy Chương
Đồng. Đặc biệt trong năm 2010 thể thao VIệt Nam đã có những bước tiến
vượt trội.
Đối với bộ môn điền kinh, trong các cuộc thi đấu thể thao đây là một
trong những bộ môn thế mạnh của nước ta trên các đấu trường quốc tế, ở
mỗi nội dung chúng ta đều có những VĐV đạt nhiều huân huy chương như:
VĐV Bùi Thị Nhung đạt Huy Chương Vàng giải Điền kinh ngôi sao Châu
Á, diễn ra tại Bhopal Ấn Độ năm 2009. VĐV Trương Thanh Hằng đạt Huy
Chương Vàng chạy 1500m nữ tại SEA game 24. Và môn nhảy xa chúng ta
cũng tự hào khi VĐV Thu Lan đạt Huy Chương Vàng môn nhảy xa tại
SEA game 21... Để có được kết quả rèn luyện giáo dục thể chất toàn dân,
toàn diện, phụ thuộc vào sự cố gắng, nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, đặc
biệt là những nhà khoa học, những người hoạt động trong cơng tác TDTT.
Ngày nay, quan điểm giáo dục tồn diện về "Đức - Trí - Thể - Mỹ"
khơng cịn là tư duy lý luận mà thực sự trở thành phương châm chỉ đạo

12


thực tiễn của Đảng và Nhà nước ta.Với chiến lược phát triể con người tồn

diện thì việc tập luyện TDTT chiếm vị trí quan trọng ở mỗi cấp học. Vì vậy
Đảng và Nhà nước ta đề ra mục tiêu GDTC đến năm 2025 là " xây dựng và
bước đầu hoàn thiện giáo dục thể chất cho học đường từ cấp Mầm non đến
Đại học".Thực hiện dạy học thể dục một cách nghiêm túc đảm bảo cho học
sinh đều thực hiện chế độ GDTC bắt buộc trong nhà trường, phát triển hài
hòa về thể chất, nâng cao sức khỏe và thể lực phục vụ yêu cầu học tập, lao
động, sẵn sàng bảo vệ tổ quốc.
1.2. Đặc điểm tâm lý , sinh lý lứa tuổi học sinh trung học phổ thông
1.2.1. Đặc điểm tâm lý
Đối với học sinh THPT, độ tuổi các em đang ở giai đoạn từ 15 đến
18 tuổi, gọi là thanh niên mới lớn ( lứa tuổi thanh niên được tính từ 15 đến
25 tuổi ) các em có hình dáng của người lớn, có những nét của người lớn
nhưng chưa thành người lớn. Ở lứa tuổi này, các em muốn tỏ ra mình là
người lớn thực sự, địi hỏi người xung quanh phải tơn trọng mình, các em
ưa làm việc của người lớn, có hồi bão lớn.
Động cơ của hoạt động học tập trong môn thể dục của lứa tuổi học
sinh THPT trong nhà trường bai gồm:
- Học thể dục nhằm thỏa mãn như cầu giải trí sau các giờ học văn
hóa căng thẳng.
- Tham gia tập luyện TDTT nhằm đạt thành tích cao trong mơn học.
- Một động cơ nữa cần phải kể đến đó là "yếu tố bắt buộc" tức là
tham gia tập luyện TDTT để thực hiện chương trình học trong nhà trường.
Ngồi ra cịn thêm hứng thú học tập môn thể dục để cải thiện vóc
dáng của bản thân.
Trên cơ sở những đặc điểm tâm lý đó, trong q trình dạy học, người
giáo viên kích thích sự phát triển hứng thú của học sinh. Đây là một yếu tố

13



quan trọng nhất tạo nên sự thành công của công tác dạy học, do đó cần
được quan tâm đúng mức.
Từ những đặc điểm tâm lý đó mà ta lựa chọn một số bài tập với
lượng vận động và quảng nghĩ sao cho phù hợp với đặc điểm lứa tuổi
THPT, đặc biệt là áp dụng các bài tập phải căn cứ vào tình hình tiếp thu kỹ
thuật, đặc điểm thể lực nhằm hướng tới mục tiêu thúc đẩy quá trình giảng
dạy đạt kết quả cao, giúp các em học sinh trở thành con người phát triển
toàn diện về thể chất, nâng cao kết quả học tập, lôi cuốn các em hăng say
tập luyện và thi đấu.
1.2.2. Đặc điểm sinh lý
Lứa tuổi học sinh THPT là lứa tuổi đầu thanh niên, đang trong thời
kỳ phát triển cả về thể lực và chức năng sinh lý. Các cơ quan và hệ cơ quan
trong cơ thể đều chưa hoàn thiện, đang trên đà phát triển mạnh mễ. chính vì
vậy mọi hoạt động trong giai đoạn này phải có nhiệm vụ lái hướng phát
triển cơ thể các em theo chiều hướng tích cực, tránh những diễn biến xấu,
phát triển sai lệch của cơ thể . Đặc điểm giải phẩu của lứa tuổi THPT được
khái quát như sau:
* Hệ thần kinh
Hệ thống thần kinh tiếp tục phát triển để đi đến hồn thiện. kích
thước của vỏ não và hành tủy đạt tới mức của người trưởng thành. Khả
năng tư duy phân tích tổng hợp của não tăng lên, tư duy trừu tượng được
phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc
hình thành nhanh chóng phản xạ có điều kiện.
Do hoạt động mạnh của tuyến giáp, tuyến sinh dục, tuyến yên làm
cho tính hưng phấn của hệ thần kinh chiếm ưu thế, giữa hưng phấn và ức
chế không cân bằng ảnh hưởng đến hoạt động thể lực, đặc biệt đối với nữ
tính nhịp điệu giảm nhanh, khả năng chịu lượng vận động yếu. Ở lứa tuổi
này , học sinh không chỉ học đơn lẻ các phần của động tác mà chủ yếu là

14



từng bước hoàn thiện, ghép những phần trước đã học trước thành một liên
hiệp động tác tương đối hoàn chỉnh, ở điều kiện khác nhau cho phù hợp với
đặc điểm riêng của từng học sinh. Vì vậy khi giảng dạy cần phải thay đổi
nhiều hình thức taaoj luyện, vận dụng các hình thức thi đấu để hồn thành
các u cầu đề ra của bài tập.
* Hệ tuần hoàn
Hệ tuần hoàn đang trên đà phát triể mạnh để kịp thời phát triể toàn
thân. Buồng tim đã phất triển tương đối hoàn chỉnh, tim to hơn, khả năng
co bóp của tim phát triển mạnh, do đó nâng cao khá rõ lưu lượng máu/phút.
Mạch đập của nam 70 - 85 lần/phút. Phản ứng của hệ tuần hoàn trong vận
động tương đối rõ rệt nhưng sau vận động mạnh, huyết áp tăng tương đối
nhanh chóng.
Từ những đặc điểm sinh lý mà ta lựa chọn một số bài tập trên căn
bản phù hợp với khối lượng cường độ vận động của lứa tuổi học sinh
THPT, đặc biệt sự phục hồi của tim mạch sau hoạt động thể nói chung phụ
thuộc vào độ lớn hơn so với người lớn. Nhưng ngược lại những lượng vận
động lớn cơ thể các em lại hồi phục chậm hơn cho nên khi áp dụng bài tập
chúng ta cần phải căn cứ vào giảng dạy đạt kết quả cao, giúp cho các em
học sinh trở thành những con người phát triển tồn diện về thể chất lẫn tinh
thần.
* Hệ hơ hấp
Đặc điểm sinh lý ảnh hưởng đễn chức năng hô hấp. Trong q trình
trưởng thành cở thể có sự thay đổi theo độ dài của chu kỳ hô hấp, tỷ lệ thở
ra hít vào, thay đổi độ sâu và tần số hơ hấp.
Hơ hấp ở lứa tuổi có đặc điểm thở nhanh và khơng ổn định, thở nơng
và có tỷ lệ hít vào thở ra bằng nhau. Dung tích sống của các em nhỏ hơn
người lớn, hấp thụ oxy ở trạng thái yên tĩnh của các em thấp hơn người lớn.
Cơ thể các em chịu sự thiếu oxy kém hơn. Vì vậy thời gian nín thở ngắn


15


hơn người lớn. Trong hoạt động thể lực thơng khí phổi tăng lên chủ yếu do
ntawng tần số hô hấp chứ không phải tăng độ sâu hô hấp. Việc tăng tần số
như vậy làm cho cơ thể các em nhận được oxy ít hơn so với người lớn.
* Hệ vận động
- Hệ xương: Ở lứ tuổi này cơ thể các em phát triển một cách đột ngột
về chiều dài, chiều dày, hàm lượng chất hữu cơ trong xương giảm do hàm
lượng magiê (Mg), photpho (P), canxi (Ca) trong xương tăng. Q trình cốt
hóa xương ở các bộ phận chưa hồn tất, chỉ xuất hiện ở một bộ phận như:
xương cột sống, xương cẳng tay, xương cánh tay, xương bàn chân, xương
đùi... các tổ chức xương được thay thế bằng mô xương nên cùng với sự
phát triển của xương cột sống khơng giảm mà có xu hướng cong vẹo, vì
vậy q trình giảng dạy cần tránh cho học sinh tập luyện với nội dung có
trọng lượng quá nặng và các hoạt động gây chấn động mạnh, sai lệch thư thê.
- Hệ cơ: Sự phát triển cửa hệ cơ phụ thuộc rất nhiêu vào mức độ phát
triển của hệ xương, khối lượng cơ tăng lên tuy nhiên sự tăng trưởng của cơ
xảy ra không đều, giữa các giai đoạn phát triể của các nhóm cơ. Có những
cơ phát triển rất mạnh về cả khối lượng và sức mạnh như: Cơ cánh tay, cơ
đùi cũng có những cơ phát triển chậm, chủ yếu nhỏ và dài. Do vậy khi cơ
hoạt động với lượng vận động lớn sẽ dẫn đến mệt mỏi. Trong quá trình
gảng dạy và huấn luyệ cần nắm rõ đặc điểm của hệ vận động từ đó đề ra
các bài tập hợp lý.
1.3. Cơ sở lý luận lựa chọn một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao
thành tích nhảy xa ưỡn thân cho học sinh nam lớp 11 trường THPT
Hậu Lộc 2
Giảng dạy kỹ thuật thể thao kỹ thuật toàn bộ tất cả các biện pháp có
mục đích, có tổ chức nhằm làm cho học sinh có khả năng tiến hành các

động tác thể thao bằng một kỹ thuật được nắm vững một cách có phối hợp
và thích hợp.

16


Hiện nay có rất nhiều khái niệm về bài tập bổ trợ chuyên môn của
các tác giả khác nhau. Bài tập bổ trợ chuyên môn là bài tập nhằm hỗ trợ
cho việc nhanh chóng tiếp thu và thực hiện có hiệu quả bài tập chun
mơn, trong đó bài tập chun môn là những bài tập bổ trợ cho việc tiếp thu
kỹ thuật động tác. Theo quan điểm của PGS Nguyễn Tốn và TS Phạm
Danh Tơn thì "Bài tập bổ trợ chuyên môn là các bài tập phức hợp các yếu
tố của động tác thi đấu cùng các biến dạng của chúng cũng như bài tập dẫn
dắt tác động có chủ đích và có hiệu quả đến sự phát triển các tố chất và các
kỹ xảo của vận động ở chính ngay mơn thể thao đó". Cịn một số tác giả
nước ngồi thì cho rằng: Bài tập bổ trợ là một trong những biện pháp giảng
dạy, bao gồm các bài tập mang tính chuẩn bị cho vận động. Bài tập mang
tính dẫn dắt, bài tập mang tính chuyển đổi và bài tập tăng cường các tố chất
thể lực. Quan điểm của các học giả Trung Quốc về tập bổ trợ chuyên môn
là những bài tập chuyên biệt cho từng môn thể thao, từng kỹ thuật riêng
biệt (Từ điển thể thao Trung Quốc, trang 17, xuất bản năm 1993).
Các khái niệm trên tuy có khác nhau về cách trình bày nhưng ln có
sự thống nhất về ý nghĩa.
Như vậy, bài tập bổ trợ chun mơn là các bài tập mang tính chuẩn
bị, tính dẫn dắt, tính chuyển đổi và tính thể lực chuyên biệt cho từng kỹ
thuật và từng môn thể thao khác nhau.
Trong nhảy xa ưỡn thân người ta phân tích kỹ thuật thành bốn giai
đoạn: Chạy đà, giậm nhảy, trên không và tiếp đất. Trên cơ sở người học
nắm bắt từng phần sau đó liên kết lại hình thành được kỹ thuật hoàn chỉnh.
ở mỗi giai đoạn kỹ thuật, để giúp người học hình thành đợc kỹ thuật, người

ta sử dụng các bài tập.
- Mang tính chuẩn bị nhằm đưa người học vào trạng thái sinh lý, tâm
lý thích hợp với việc tiếp thu kỹ thuật.

17


- Mang tính dẫn dắt nhằm làm cho người tập nắm được các yếu lĩnh
từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp và từ đơn lẻ đến liên hồn kỹ thuật
cần học.
- Mang tính chuyển đổi từ động tác này đến động tác khác với cảm
giác không gian và thời gian khác nhau nhằm tạo ra sự lợi dụng các kỹ
năng đã có hình thành ra các kỹ năng mới.
Bài tập bổ trợ chun mơn cịn có thể đáp ứng cho người học thực
hiện thuận lợi các kỹ năng đang học, người ta còn cần tập các bài tập bổ trợ
thể lực chuyên môn cho người tập. Trong nhảy xa ưỡn thân muốn đưa cơ
thể đi xa nhất thì người tập phải có đơi chân để giậm nhảy đồng thời phải
có sức mạnh, độ mềm dẻo và khả năng phối hợp động tác. Vì vậy, đi đơi
với bài tập bổ trợ chuyên môn về kỹ thuật người ta cũng rất chú trọng đưa
vào trong quá trình giảng dạy các bài tập để tăng cường một số tố chất thể
lực chun mơn cần thiết. Có thể nói bài tập bổ trợ chuyên môn vừa là biện
pháp để nắm kỹ thuật phức tạp và khó, vừa là một khâu quan trọng để thúc
đẩy nhanh quá trình hình thành kỹ năng vận động.
Nhiệm vụ và vai trò của bài tập chuyên môn rất quan trọng trong dạy
và học nhảy xa ưỡn thân, vì:
+ Bài tập chun mơn tạo một vốn vận động ban đầu làm cơ sở cho
các hoạt động tiếp theo.
+ Bài tập chuyên môn tạo dùng làm các bài tập bổ trợ hoặc các phương tiện để tác động có chủ đích đến sự hình thành và phát triển các năng lực
thể chất riêng .
+ Bài tập chuyên môn tạo giúp hình thành và đạt đến độ hồn thiện

cần thiết các kỹ năng kỹ xảo vận động cơ bản cần có trong cuộc sống hằng
ngày, lao động, thể thao và các lĩnh vực vận động khác.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của quá trình dạy học động
tác và phát triển các năng lực thể chất đó là định hình các bài tập thể chất

18


đặc biệt là bài tập "bổ trợ" như các phương tiện để tác động có chủ đích đến
q trình dạy học động tác. Trong quá trình giảng dạy kỹ thuật các mơn
nhảy xa do đặc điểm có nhiều nội dung có cấu trúc động tác khác nhau, vì
vậy việc giảng dạy cho từng kỹ thuật rất khó nếu nh khơng biết vận dụng
các bài tập bổ trợ kỹ thuật thì khó có thể hình thành được kỹ năng kỹ xảo
động tác kỹ thuật một cách nhanh chóng. Vì vậy, vai trò của bài tập bổ trợ
rất quan trọng trong dạy học động tác mới, đặc biệt là trong dạy học các kỹ
thuật nhảy xa trong đó có nhảy xa ưỡn thân.
Như vậy, có thể nói trong dạy học kỹ thuật nhảy xa ưỡn thân thì các
bài tập bổ trợ có vai trò rất quan trọng để giúp người học nắm được kĩ thuật
chính xác và rút ngắn thời gian tập luyện cũng như hướng tới việc phát
triển các năng lực cần thiết để đạt hiệu quả cao trong tập luyện và thi đấu.
Kỹ thuật mơn các mơn thể thao nói chung cũng như kỹ thuật các
mơn điền kinh nói riêng là hệ thống chuyên môn của các động tác tiến hành
đồng thời và tuần tự theo phương pháp tổ chức lý luận hoạt động tương hỗ
giữa lực bên trong và bên ngồi với mục đích tận dụng đầy đủ và hiệu quả
những lực ấy để đạt thành tích cao. Như vậy nắm vững kỹ thuật môn điền
kinh cần nắm cách dùng lực chính xác

19



CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1 Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài này chúng tôi sử
dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
2.1.1. Phương pháp đọc và phân tích tài liệu
Phương pháp này chúng tôi sử dụng để tổng hợp tài liệu có liên quan
đến đề tài nhằm tìm hiểu tình hình phát triển mơn nhảy xa nói chung và
nâng cao thành tích nhảy xa ưỡn thân nói riêng. Các tư liệu có liên quan
nhằm mở rộng thêm kiến thức lý luận, phương pháp giáo dục. Đặc biệt là
tìm hiểu sâu về hệ thống một số bài tập nâng cao thành tích cho học sinh
lớp 11 trường THPT Hậu Lộc 2.
Trong q trình nghiên cứu đề tài, chúng tơi đã đọc và tham khảo
một số sách chuyên môn như: Giáo trình điền kinh, Luật điền kinh, sinh lí
học TDTT, tốn học thống kê….Việc tham khảo tài liệu chuyên môn này
giúp chúng tơi nhiều trong q trình nghiên cứu.
2.1.2. Phương pháp quan sát sư phạm
Đây là phương pháp thu thập thông tin trực tiếp từ đối tượng nghiên
cứu, thông qua quan sát, theo dõi quá trình tập luyện để đánh giá mức độ
phát triển các tố chất thể lực nói chung và nâng cao thành tích nhảy xa ưỡn
thân nói riêng của đối tượng nghiên cứu.
Trong quá trình thực tập tại trường, chúng tôi đã sử dụng quan sát sư
phạm, dự giờ các thầy cô giáo trong môn điền kinh, đặc biệt là q trình
nhảy xa ưỡn thân. Qua đó chúng tôi đã rút ra những kinh nghiệm thực tiễn
kết hợp với lý luận để xác định áp dụng bài tập hợp lý nhằm nâng cao hiệu
quả học tập môn nhảy xa ưỡn thân.
- Khi quan sát chúng tôi luôn đề ra mục đích và nhiệm vụ rõ ràng,
xây dựng kế hoạch quan sát trong quá trình nghiên cứu theo từng buổi và
quan sát có chọn lọc.

20



- Khi quan sát chúng tơi có ghi chép lại những kết quả thu được
thơng qua đó chúng tơi đánh giá được chính xác vấn đề.
Để thực hiện tốt phương pháp này chúng tơi sử dụng các hình thức:
+ Quan sát trực tiếp giờ dạy thể dục và có nhận định, đánh giá khách quan
+ Quan sát công khai.
+ Quan sát liên tục.
2.1.3. Phương pháp điều tra, phỏng vấn
Khi nghiên cứu chúng tơi sử dụng phương pháp này dưới hình thức
phỏng vấn gián tiếp tới các giảng viên chuyên nghành các môn điền kinh
của khoa GDTC trường Đại học Vinh và thầy cô giảng dạy bộ môn thể dục
trường THPT Hậu Lộc 2 về việc cần thiết khi sử dụng các bài tập nhằm
nâng cao thành tích .Từ đó để có cơ sở cho việc bổ sung thêm các dữ liệu
cần thiết loại bỏ những vấn đề chưa phù hợp,tạo điều kiện thuận lợi ,xác
định hiện trạng vấn đề nghiên cứu.
Để có cơ sở chọn bài tập nhằm nâng cao thành tích nhảy xa ưỡn
chúng tơi đã điều tra phỏng vấn các vấn đề liên quan đến bài tập này như:
- Xây dựng các bài tập nhằm phát triển thể lực trong nhảy xa ưỡn thân.
- Xây dựng lựa chọn các bài tập bổ trợ kỹ thuật trong nhảy xa ưỡn thân.
- Xây dựng thứ tự bài tập và lượng vân động đối với từng nhóm bài tập.
2.1.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Đây là phương pháp nghiên cứu khá phổ biến trong các cơng trình
nghiên cứu khoa học đặc biệt trong nghiên cứu khoa học GDTC. Mục đích
của thực nghiệm sư phạm là chứng minh hiệu quả của việc ứng dụng và lựa
chọn một số bài tập nhằm nâng cao thành tích nhảy xa ưỡn thân cho học
sinh lớp 11 trường THPT Hậu Lộc 2.
Để đánh giá khách quan chúng tơi chia đối tượng nghiên cứu làm 2 nhóm:
Ø Nhóm A (nhóm thực nghiệm): 20 học sinh tập luyện theo giáo án
đặc biệt theo chúng tơi xây dựng.

Ø Nhóm B ( nhóm đối chứng): 20 học sinh tập luyện theo giáo án
bình thường của giáo viên trường THPT.

21


Thực nghiệm tiến hành trong 6 tuần, sau đó so sánh kết quả giữa
nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm.
2.1.5. Phương pháp tốn học thống kê
Trong q trình nghiên cứu chúng tôi sử dụng phương pháp này để
sử lý số liệu, đánh giá hiệu quả của việc ứng dụng các bài tập mà chúng tôi
lựa chọn gồm các công thức:
- Cơng thức tính trung bình cộng:

Trong đó:

là số trung bình cộng
Xi là giá trị khảo sát của i
n: là số cá thể

- Cơng thức tính độ lệch chuẩn:

n < 30

n > 30
- Cơng thức tính hệ số biến sai:

(CV < 10% thành tích tương đối đều)
- Cơng thức so sánh sự khác biệt:


22


Trong đó:

Là giá trị trung bình của nhóm đối chứng

Là giá trị trung bình của nhóm thực nghiệm
nA, nB là số người của 2 nhóm
- Nếu Ttính > Tbảng thì sự khác biệt có ý nghĩa
- Nếu Ttính < Tbảng thì sự khác biệt khơng có ý nghĩa
2.2. Tổ chức nghiên cứu
2.2.1. Thời gian nghiên cứu
Đề tài này chúng tôi tiến hành nghiên cứu từ 15/11/2011 đến ngày
15/05/2012 và được chia làm 4 giai đoạn :
 Giai đoạn 1: Từ ngày 15/11/2011 đến ngày 15/12/2011 đọc đề
tài, xác định hướng nghiên cứu, đặt tên cho đề tài và lập đề cương.
 Giai đoạn 2: Từ ngày 16/12/2011 đến ngày 25/02/2012 giải quyết
nhiệm vụ 1.
 Giai đoạn 3: Từ ngày 26/02/2012 đến ngày 15/04/2012 giải quyết
nhiệm vụ 2.
 Giai đoạn 4: Từ ngày 16/04/2012 đến ngày 15/05/2012 phân tích
sử lý sử lý số liệu, viết đề tài và báo cáo nghiệm thu.
2.2.3. Đối tượng nghiên cứu
Gồm 40 học sinh lớp 11 trường THPT Hậu Lộc 2.
Chia thành 2 nhóm gồm:
+ 20 học sinh ở nhóm thực nghiệm
+ 20 học sinh ở nhóm đối chứng.
2.2.3. Địa điểm nghiên cứu
Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại:

+ Trường THPT Hậu Lộc 2
+ Trường Đại học Vinh.

23


CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Giải quyết mục tiêu 1: Nghiên cứu, lựa chọn một số bài tập
nhằm nâng cao thành tích mơn nhảy xa ưỡn thân cho nam học sinh lớp
11 Trường THPT Hậu Lộc 2 - Thanh Hóa
3.1.1. Cơ sở để lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao thành tích
mơn nhảy xa ưỡn thân học sinh nam lớp 11 Trường THPT Hậu Lộc 2 Thanh Hóa
Trong tập luyện thể dục thể thao nói chung và tập luyện nhảy xa ưỡn
thân nói riêng thì vấn đề yếu tố thể lực được đặt lên hàng đầu và giữ vai trò
quan trọng. Nhảy xa ưỡn thân là một hoạt động vừa có tính chu kỳ và
khơng có chu kỳ, có tác dụng nâng cao năng lực hoạt động của nội tạng,
phát triển các tố chất nh sức nhanh, mạnh bền, khéo léo… Trong tập luyện
nhảy xa ưỡn thân tố chất thể lực thể hiện rõ với hoạt động dùng sức mạnh
để đa cơ thể đi xa nhất. Để làm được điều đó việc huy động các tố chất
nhanh, mạnh, bền, khéo léo trong từng giai đoạn của nhảy xa ưỡn thân là
điều hết sức quan trọng. Để thực hiện nhiệm vụ đạt kết quả cao nhất thì
tinh thần tự giác, tích cực hăng say tập luyện, cũng đóng vai trị vơ cùng
quan trọng. Nhưng yếu tố cốt lõi cơ sở đầu tiên đặt nền móng cho kết quả
thực hiện vẫn là việc chuẩn bị thể lực, trong đó tố chất nhanh, mạnh, bền là
những yếu tố quan trọng nhất.
Để đánh giá vai trò của các tố chất đó trong nhảy xa ưỡn thân chúng
ta phải hiểu được bản chất của từng tố chất đó.
* Cơ sở sinh lý của tố chất sức mạnh
Sức mạnh là khả năng khắc phục trọng tải bên ngoài bằng sự căng cơ.
Sức mạnh mà cơ phát ra phụ thuộc vào:

- Số lượng đơn vị vận động (sợi cơ) tham gia vào căng cơ.
- Chế độ co của đơn vị vận động (sợi cơ) đó.
- Chiều dài ban đầu của sợi cơ trước lúc co.

24


Khi số lượng cơ là tối đa các sợi cơ đều co theo chế độ co cứng và
chiều dài ban đầu của sợi cơ là chiều dài tối u thì cơ sẽ co với lực tối đa,
lực đó gọi là sức mạnh tối đa. Sức mạnh tối đa của một cơ phụ thuộc và số
lượng sợi cơ và tiết diện ngang (độ dày) của các sợi cơ.
Thực tế sức mạnh cơ của con người được đo khi cơ co tích cực,
nghĩa là có sự tham gia của ý thức. Vì vậy sức mạnh đó thực tế chỉ là sức
mạnh tích cực tối đa.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến sức mạnh
* Các yếu tố trong cơ ở ngoại vi.
+ Điều kiện cơ học của sự co cơ và chiều dài ban đầu của cơ học là
các yếu tố kỹ năng của hoạt động sức mạnh, hoàn thiện kỹ thuật động tác là
tạo điều kiện cơ học và chiều dài ban đầu tối ưu cho sự co cơ.
+ Độ dày (tiết diện nang của cơ): Khi độ dày của cơ tăng thì sức mạnh
cũng tăng. Tăng tiết diện ngang của cơ do tập luyện thể lực gọi là phì đại cơ.
+ Đặc điểm các loại sợi cơ chứa trong cơ: là tỷ lệ các loại sợi chậm
(nhóm I) và nhanh (nhóm II - A, II - B) chứa trong cơ.
* Các yếu tố thần kinh trung ương điều khiển sự co cơ và phối hợp
giữa các sợi cơ và cơ trước tiên là khả năng, chức năng của nơron thần
kinh vận động, tức là mức độ phát xung động với tần số cao.
- Cơ chế cải thiện sức mạnh: Cơ sở sinh lý của phát triển sức mạnh là
tăng cường số lượng đơn vị vận động tham gia vào hoạt động, đặc biệt là các
đơn vị vận động nhanh, chứa các sợi cơ nhóm II có khả năng phì đại cơ lớn.
Nhiệm vụ trong giáo dục sức mạnh nói chung là phải phát triển toàn

diện các loại sức mạnh: Sức mạnh tuyệt đối, sức mạnh bột phát… sử dụng
hợp lý trong các điều kiện khác nhau. Vì thế, trong khi lựa chọn các bài tập
hay phương tiện khác để giáo dục sức mạnh thì phải tạo ra được sự căng cơ
tối đa.

25


×