Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Tội sản xuất, buôn bán hàng giả trong bộ luật hình sự việt nam năm 1999 một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (657.58 KB, 69 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA LUẬT
===  ===

TỘI SẢN XUẤT, BUÔN BÁN HÀNG GIẢ
TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 1999.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: CỬ NHÂN LUẬT

Cán bộ hướng dẫn:

GV. Đặng Thị Phương Linh

Sinh viên thực hiện: Trần Anh Toàn
Lớp:

49B3 - Cử nhân Luật

VINH - 2012

1


Lời cảm ơn
Để hồn thành khố luận tốt nghiệp cuối khố, ngồi sự cố gắng nổ lực
của bản thân, em đã nhận được sự giúp đỡ của Hội đồng khoa học khoa Luật,
các Thầy giáo, cô giáo trong tổ bộ mơn Luật Hình sự. Đặc biệt, là sự hướng dẫn
và giúp đỡ nhiệt tình, chu đáo của Giảng viên Đặng Thị Phương Linh.
Xin trân trọng cảm ơn Giảng viên Đặng Thị Phương Linh - người trực


tiếp hướng dẫn khoá luận đã hướng dẫn chu đáo, giúp đỡ động viên em trong
q trình nghiên cứu và hồn thành khố luận, xin chân thành cảm ơn Hội đồng
khoa học khoa Luật, các Thầy giáo, Cơ giáo trong tổ bộ mơn Luật Hình sự đã
tạo điều kiện thuận lợi trong q trình hồn thành đề tài khoá luận.
Với kinh nghiệm và năng lực nghiên cứu cịn hạn chế, đề tài sẽ khơng thể
tránh khỏi thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Hội
đồng khoa học khoa Luật, các Thầy giáo, Cô giáo cũng như những người quan
tâm đến vấn đề này.
Xin chân thành cảm ơn!
Vinh, tháng 05 năm 2012
Sinh viên

Trần Anh Toàn

MỤC LỤC
Trang
2


MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu và phạm vi khoá luận .............................. 2
3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.................................................. 3
4. Kết cấu của khoá luận ................................................................................ 3

NỘI DUNG ..................................................................................... 4
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI SẢN XUẤT, BUÔN
BÁN HÀNG GIẢ ........................................................................................... 4
1.1. Khái niệm hàng giả, tội sản xuất buôn bán hàng giả ............................... 4
1.2. Khái quát quy định của BLHS Việt Nam về tội sản xuất, buôn bán

hàng giả ........................................................................................................ 12
Chương 2. TỘI SẢN XUẤT, BUÔN BÁN HÀNG GIẢ TRONG BỘ
LUẬTHÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 1999................................................. 21
2.1. Dấu hiệu pháp lý của tội sản xuất, buôn bán hàng giả .......................... 21
2.2. Hình phạt đối với tội sản xuất, bn bán hàng giả ............................... 35
2.3. Phân biệt tội sản xuất, buôn bán hàng giả với một số tội khác trong
BLHS năm 1999 ........................................................................................... 41
Chương 3. THỰC TIỄN XÉT XỬ TỘI SẢN XUẤT, BUÔN BÁN HÀNG
GIẢ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÁC QUY
ĐỊNH CỦA BLHS VỀ TỘI SẢN XUẤT, BUÔN BÁN HÀNG GIẢ .......47
3.1. Thực tiễn xét xử tội sản xuất, buôn bán hàng giả từ năm 2006 - 2010....47
3.2. Những hạn chế của hoạt động xét xử tội sản xuất, buôn bán hàng giả
và nguyên nhân của hạn chế đó.................................................................... 52
3.3. Một số giải pháp nhằm hồn thiện các quy định của BLHS về tội sản
xuất, buôn bán hàng giả................................................................................ 57

KẾT LUẬN ................................................................................... 62
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

3


* Tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn Ngọc Chí, Tạp chí khoa học ĐHQHN, Kinh tế - luật 2008.
2. PGS. TS Đoàn Minh Duệ - PGS TS Trần Xuân Sinh, giáo trình Phương
pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Tư pháp 2008.
3. Trần Văn Độ, Các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, Nxb Công an
nhân dân, Hà Nội 2004.

4. GS. TS. Nguyễn Ngọc Hoà, Tội phạm và cấu thành tội phạm, Nxb Công an
nhân dân Hà Nội 2005.
5. GS. TS. Nguyễn Ngọc Hồ, Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, Tập I, Nxb
Công An nhân dân 2008.
6. GS. TS. Nguyễn Ngọc Hồ, Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, Tập II, Nxb
Công An nhân dân 2008.
7. Thanh Lê, Xã hội học tội phạm, Nxb Công An nhân dân 2002.
8. Th.s. Đinh Văn Quế, Bình luận án, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh 1998.
9. Th.s. Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự 1999 (Phần các tội
phạm cụ thể), Nxb Thành phố HCM 2002.
10. Trần Quang Tiệp, Lịch sử luật Hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia
Hà Nội 2003.
11. Đào Trí Úc, Tội phạm học luật Hình sự và luật Tố tụng Hình Sự Việt Nam,
Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội 1994.
12. Trường Đại học Luật Hà Nội, Từ điển giải thích thuật ngữ luật học, Nxb
Công an nhân dân 2008.
* Văn bản pháp luật:
13. Sắc luật số: 03.SL ngày 15/3/1976 quy định về tội phạm và hình phạt
14. Pháp lệnh số: 07-LCT/HĐNN7 ngày 10/7/1982 pháp lệnh trừng trị các tội
đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép.
15. Nghị định 46/HĐBT ngày 10/5/1983 quy định về việc xử lý bằng biện pháp
hành chính các hành vi đầu cơ, bn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép.
16. Bộ luật Hình sự Việt Nam 1985, Nxb Tư pháp 2000

4


17. Nghị định 140/HĐBT ngày 25/04/1991 quy định về kiểm tra, xử lý việc sản
xuất và buôn bán, hàng giả.
18. Thông tư liên bộ 1254/TTLB ngày 8/11/1991, về kiểm tra, xử lý việc sản

xuất, buôn bán hàng giả.
19. Bộ luật Hình sự Việt Nam 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009), Nxb Lao
động 2010.
20. Thông tư liên tịch số: 10/2000/TTLT ngày 27/04/2000 của Bộ Thương mại,
Bộ Tài chính, Bộ Cơng an, Bộ khoa học công nghệ.
21. Nghị quyết số: 01/2006/NQ- HĐTP ngày 15/2/2006 hướng dẫn áp dụng một
số quy định của BLHS 1999.
* Một số trang web:






DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
5


BLHS

Bộ luật hình sự

HĐBT

Hội đồng Bộ trưởng

TTLB

Thơng tư liên bộ


TTLT

Thơng tư liên tịch

CT

Chỉ thị



Nghị định

TTG

Thủ tướng

CP

Chính phủ

ĐƯQT

Điều ước Quốc tế

SHCN

Sở hữu công nghiệp

SL


Sắc luật

HĐND

Hội đồng nhân dân

UBND

Uỷ ban nhân dân

TNHS

Trách nhiệm hình sự

VKSNDTC

Viện kiểm sát nhân dân tối cao

HĐTP

Hội đồng thẩm phán

CTTP

Cấu thành tội phạm

PLHS

Pháp luật hình sự


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

6


Hiện nay trên thế giới việc sản xuất hàng giả đã trở thành một nghành
cơng nghiệp có quy mơ rộng lớn nằm rải rác khắp mọi nơi.
Sản xuất hàng giả đã trở thành một nghành cơng nghiệp hùng mạnh góp
phần đáng kể vào nguồn thu ở các nước đang phát triển. Nhưng nó lại làm cho
các nhãn hiệu, các nhà sản xuất bị thiệt hại vơ cùng lớn, có những tác động xấu
đến sự phát triển kinh tế - xã hội.
Sự thiệt hại vì hàng giả, hàng nhái được ước lượng vào năm 2005: tại Mỹ
là 200 - 250 tỉ đô la, tại Pháp là 60 - 80 tỉ đô la, tại Italia là 40 - 60 tỉ đô la… với
các mặt hàng mà nhãn hiệu của nhà sản xuất ở các nước đó bị “ăn cắp” và số
cơng nhân bị mất việc tổng cộng lên đến 900.000 đến 1 triệu người/ năm.
Sản xuất, buôn bán hàng giả đã trở thành “nạn dịch”, với số lượng và mặt
hàng ngày càng đa dạng, tác động không nhỏ đến trật tự kinh tế thế giới.
Ở Việt Nam, kể từ khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, tệ nạn sản
xuất, buôn bán hàng giả ngày càng gia tăng. Tệ nạn hàng giả không chỉ gây ra
những thiệt hại to lớn về kinh tế, làm tổn hại về vật chất, mất uy tín quốc gia,
nhà sản xuất, người tiêu dùng mà tai hại hơn nó cịn có thể gây ra những thiệt
hại về sức khỏe, tính mạng của con người. Theo số liệu thống kê của Cục quản
lý thị trường và theo báo cáo của Công an 43/64 tỉnh thành trong 5 năm 2002 2007 thì lượng hàng giả đã bị bắt giữ bao gồm: 25.450 chai rượu các loại;
85.000 tấn xi măng, 25 tấn mỹ phẩm các loại; 35 triệu cơ số thuốc tân dược; 19
tấn bánh kẹo; 8 tấn bột ngọt… Từ thực tế này địi hỏi phải có những biện pháp
để ngăn chặn đẩy lùi nạn hàng giả, trong đó pháp luật hình sự là một biện pháp
hữu hiệu.
Kế thừa các quy định của BLHS năm 1985, BLHS 1999 có nhiều điểm
mới tiến bộ, trong đó có quy định về tội sản xuất, buôn bán hàng giả thể hiện

đường lối, chủ trương, chính sách hình sự của Đảng, Nhà nước ta trong thời kỳ
đổi mới. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng cũng cho thấy một số quy định về tội sản
xuất, bn bán hàng giả vẫn cịn tỏ ra bất cập. Việc nghiên cứu tội sản xuất,
buôn bán hàng giả trong BLHS Việt Nam khơng chỉ có ý nghĩa trong việc hoàn
thiện lý luận các quy định về tội này, mà cịn có ý nghĩa trong việc nâng cao
7


hiệu quả của hình phạt trên thực tế, góp phần quan trọng trong cuộc đấu tranh
phòng và chống tội phạm.
Với những lý do đó, tơi chọn đề tài: “Tội sản xuất, bn bán hàng giả
trong Bộ luật hình Việt Nam năm 1999. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” để
làm khóa luận tốt nghiệp cho mình.
2. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng nghiên cứu và phạm vi khoá luận
2.1. Mục đích của khố luận
Mục đích của khóa luận là làm sáng tỏ quy định của pháp luật Việt Nam
về tội sản xuất, bn bán hàng giả, từ đó đối chiếu quy định pháp luật với thực
tiễn xét xử để tìm ra những bất cập, vướng mắc, qua đó đề xuất một số giải pháp
nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự hiện hành về tội sản xuất, bn
bán hàng giả.
2.2. Nhiệm vụ của khố luận
Xuất phát từ mục đích trên, khố luận xác định một số nhiệm vụ cần
thực hiện:
Thứ nhất, khái quát một số vấn đề lý luận về tội sản xuất, buôn bán hàng
giả
Thứ hai, Phân tích quy định của pháp luật hình sự Việt Nam, đặc biệt là
BLHS năm 1999 về tội sản xuất, buôn bán hàng giả.
Thứ ba, nghiên cứu thực tiễn và chỉ ra một số bất cập, vướng mắc qua đó
đề xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện quy định của pháp luật hình sự về tội
sản xuất, bn bán hàng giả.

2.3. Đối tượng nghiên cứu
Khoá luận nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng các quy định của
pháp luật về tội sản xuất, buôn bán hàng giả trong BLHS năm 1999.

2.4. Phạm vi nghiên cứu
Khoá luận phân tích, đánh giá, khái quát những vấn đề lý luận về tội sản
xuất, buôn bán hàng giả dưới góc độ luật hình sự trong khoảng thời gian từ 2006
8


đến nay để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của PLHS về
tội sản xuất, buôn bán hàng giả.
3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
3.1. Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu đề tài này là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về chính sách hình
sự trong việc đấu tranh phịng chống tội phạm sản xuất, bn bán hàng giả.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài có sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp thu thập và phân tích tài liệu: đây là phương pháp được sử
dụng trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu, từ việc chọn đối tượng nghiên
cứu, thu thập thơng tin và phân tích kết quả nghiên cứu thơng qua số liệu xét xử
liên quan đến tội sản xuất, buôn bán hàng giả những năm gần đây, các văn bản
tài liệu pháp luật liên quan, kết quả nghiên cứu của các cơng trình khoa học khác
liên quan và các bài báo, thông tin đăng tải trên các phương tiện truyền thơng
đại chúng…
Ngồi ra, trong q trình nghiên cứu tơi có sử dụng các phương pháp khác
như phương pháp xử lý số liệu, sử dụng bảng biểu, phương pháp thống kê kinh
tế, phương pháp so sánh,..
4. Kết cấu của khoá luận

Ngồi phần mở đầu và phần kết luận khố luận được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1. Một số vấn đề lý luận về tội sản xuất, buôn bán hàng giả
Chương 2. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả trong BLHS Việt Nam năm
1999
Chương 3. Thực tiễn xét xử tội sản xuất, buôn bán hàng giả và một số
số giải pháp nhằm hồn thiện quy định của pháp luật hình
sự về tội sản xuất, buôn bán hàng giả.

NỘI DUNG
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI SẢN XUẤT,
9


BUÔN BÁN HÀNG GIẢ
1.1. Khái niệm hàng giả và tội sản xuất, buôn bán hàng giả
1.1.1. Khái niệm hàng giả
Khái niệm về hàng giả là một khái niệm rất phức tạp.
Theo quan niệm chung thì hàng giả là những sản phẩm hàng hóa được sản
xuất trái pháp luật khơng phải là những sản phẩm, hàng hóa được nhà nước cho
phép sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ trên thị trường hoặc những sản phẩm, hàng
hóa khơng có giá trị sử dụng đúng với nguồn gốc, bản chất tự nhiên, tên gọi,
cơng dụng của nó.
Trước khi BLHS năm 1999 ra đời, theo từ điển giải thích thuật ngữ luật
học của Viện khoa học pháp lý thuộc Bộ Tư pháp thì khái niệm hàng giả được
định nghĩa: “hàng giả là thứ hàng hố có giá trị sử dụng của loại hàng mà nó
mang tên (hàng giả về nội dung) hoặc tuy có giá trị sử dụng của loại hàng mang
tên nhưng mang nhãn hiệu của cơ sở sản xuất khác nhằm lừa dối khách hàng
(hàng giả về hình thức)” [12].
Nghị Định 140/HĐBT ngày 25/4/1991 quy định về kiểm tra, xử lý việc

sản xuất và buôn bán hàng giả đã đưa ra định nghĩa về hàng giả. Theo Nghị định
này “hàng giả là những sản phẩm, hàng hoá được sản xuất ra trái pháp luật có
hình dáng giống như sản phẩm, hàng hố được Nhà nước cho phép sản xuất,
nhập khẩu và tiêu thụ trên thị trường; hoặc những sản phẩm, hàng hoá khơng có
giá trị sử dụng đúng với nguồn gốc, bản chất tự nhiên, tên gọi và cơng dụng của
nó” [17]. Đồng thời Nghị định 140 cũng đưa ra 6 dấu hiệu để hàng hoá bị coi là
hàng giả:
1. Sản phẩm, hàng hóa (kể cả nhập khẩu) có nhãn sản phẩm giả mạo
hoặc nhãn sản phẩm của một cơ sở sản xuất khác mà không được chủ nhãn
đồng ý;
2. Sản phẩm, hàng hóa mang nhãn hiệu hàng hóa giống hệt hoặc tương tự
có khả năng làm cho người tiêu dùng nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hóa của cơ
sở sản xuất, buôn bán khác đã đăng ký với cơ quan bảo hộ quyền sở hữu công
10


nghiệp (Cục sáng chế) hoặc đã được bảo hộ theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam
tham gia;
3. Sản phẩm, hàng hóa mang nhãn khơng đúng với nhãn sản phẩm đã
đăng ký với cơ quan tiêu chuẩn đo lường chất lượng;
4. Sản phẩm, hàng hóa ghi dấu phù hợp tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam
khi chưa được cấp giấy chứng nhận và dấu phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam;
5. Sản phẩm, hàng hóa đã đăng ký hoặc chưa đăng ký chất lượng với cơ
quan tiêu chuẩn đo lường chất lượng mà có mức chất lượng thấp hơn mức chất
lượng tối thiểu cho phép;
6. Sản phẩm, hàng hóa có giá trị sử dụng không đúng với nguồn gốc, bản
chất tự nhiên, tên gọi và cơng dụng của nó.” [17]
Thơng tư liên bộ 1254/TTLB ngày 8/11/1991 cũng phân loại hàng giả và
phân biệt hàng giả và hàng kém chất lượng tuy nhiên những định nghĩa, dấu
hiệu và sự phân biệt này chưa chính xác và đầy đủ để nhận biết hàng giả. Do vậy

để giải thích đầy đủ và chính xác hơn thế nào là hàng giả, tại Thông tư liên tịch
số: 10/2001/TTLT ngày 27/4/2000 của Bộ thương mại, Bộ tài chính, Bộ công
an, Bộ khoa học công nghệ và hướng dẫn Chỉ thị số 31/1999/CT-TTG của Thủ
tướng Chính phủ về đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả đã quy định
cụ thể về các dấu hiệu của hàng giả.
Từ đó chúng ta có thể chia hàng giả làm bốn loại như sau:
1. Hàng giả về nội dung: là hàng giả về chất lượng hoặc công dụng. Đây
là loại hàng hóa khơng có giá trị sử dụng hoặc có giá trị sử dụng không đúng
bản chất tự nhiên tên gọi và cơng dụng của loại hàng hóa đó, hàng hố đưa thêm
tạp chất, chất phụ gia không được phép sử dụng làm thay đổi chất lượng, khơng
có hoặc ít dược chất, có chứa dược chất khác với tên dược chất ghi trên nhãn
hoặc bao bì…
Ví dụ: Dùng bột mỳ để làm thuốc B1, dùng nước tinh khiết hòa với muối
để làm thuốc nhỏ mắt…

11


2. Hàng giả về hình thức: là hàng giả về nhãn hàng hóa, kiểu dáng cơng
nghiệp, nguồn gốc xuất xứ … Đây là loại hàng hóa mang nhãn hiệu, kiểu
dáng… của cơ sở sản xuất khác nhưng có giá trị sử dụng.
Ví dụ: Những chiếc đồng hồ mang nhãn hiệu nổi tiếng của Thụy Sỹ
nhưng thực ra là đồng hồ do Trung Quốc được làm với kiểu dáng và hình thức
giống hệt đồng hồ Thụy Sỹ. Hay những chiếc túi xách của hãng thời trang nổi
tiếng Louis Vutton của Pháp được làm giả kiểu dáng giống hệt nhưng chất liệu
kém hơn…
3. Hàng giả về nội dung và hình thức: Đây là loại hàng hóa mang nhãn
hiệu kiểu dáng… của cơ sở sản xuất khác vừa khơng có giá trị sử dụng mà nó
mang tên.
Ví dụ: Những chiếc tivi mang nhãn mác và kiểu dáng của hãng Sony

nhưng thực tế bên trong là những linh kiện cũ và bóng hình được thay thế bằng
bóng hình của màn hình máy tính cũ và chỉ dùng một thời gian là bị hỏng.
4. Các loại ấn phẩm đã in sử dụng vào việc sản xuất, tiêu thụ hàng giả:
các loại đêcan, tem sản xuất, nhãn hàng hố, bao bì, sản phẩm trùng hoặc tương
tự gây nhầm lẫn với nhãn hàng hoá cùng loại, tên gọi, xuất xứ hàng hoá được
bảo hộ; các loại hoá đơn chứng từ, tem, vé… có giá trị.
Ví dụ: tiền giả, các loại sách bên ngồi bìa ghi của nhà xuất bản Giáo dục
hoặc nhà xuất bản Lao động… nhưng bên trong là sách photocopy
Hàng giả được phân ra là các loại như vậy là tương đối hợp lý và cũng tạo
điều kiện cho việc nhận biết hàng giả. Tuy nhiên trong thực tiễn đấu tranh chống
lại các tội phạm sản xuất, buôn bán hàng giả đều thống nhất coi hai loại hàng giả
về nội dung và hàng giả cả về nội dung và hình thức là hàng giả. Là đối tượng
của tội phạm quy định tại Điều 156 của BLHS năm 1999. Cịn đối với loại hàng
giả về hình thức thì có hai quan điểm khác nhau:
Có quan điểm cho rằng đây là hàng giả dù có hay khơng có giá trị sử
dụng, thì hành vi sản xuất, bn bán hàng giả này thỏa mãn các cấu thành tội
phạm quy định tại Điều 156 BLHS thì đều bị định tội theo điều này.

12


Có quan điểm khác lại coi loại hàng giả này là hàng hóa vi phạm quyền sở
hữu cơng nghiệp là đối tượng của tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp quy
định tại Điều 171 BLHS vì hành vi sản xuất, mua bán hàng giả này là sử dụng
trái phép kiểu dáng cơng nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa của cơ sở khác.
Vậy loại hàng giả về hình thức là đối tượng của Điều 156 là loại hàng giả
như thế nào? Theo quy định của pháp luật Việt Nam về sở hữu trí tuệ (Luật sở
hữu trí tuệ 2005 - sửa đổi bổ sung năm 2009 và các văn bản hướng dẫn thi hành
Luật sở hữu trí tuệ), cũng như quy định của các ĐƯQT về sở hữu trí tuệ mà Việt
Nam ký kết hoặc tham gia (Công ước Berne, Công ước Paris, Hiệp định

Trips…), thì nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, nguồn gốc, xuất xứ,
chỉ dẫn địa lý là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp. Và việc bảo hộ của
Nhà Nước đối với quyền của sở hữu công nghiệp là thông qua văn bằng bảo hộ
và đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. Quy định này có nghĩa là muốn được
nhà nước bảo hộ quyền của mình đối với sáng chế, giải pháp hữu ích nhãn hiệu
hàng hóa, kiều dáng cơng nghiệp… thì phải đăng ký cơ quan quản lý nhà nước
về sở hữu công nghiệp và được cấp văn băng bảo hộ. Theo luật Tư pháp quốc tế
thì quyền sở hữu cơng nghiệp chỉ có hiệu lực trên phạm vi lãnh thổ mà nó đăng
ký bảo hộ và được cấp văn bằng bảo hộ. Căn cứ theo quy định trên của pháp luật
thì hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu cơng nghiệp là loại hàng hóa mang nhãn
hiệu hàng hóa, kiểu dáng cơng nghiệp, nguồn gốc xuất xứ của cơ sở sản xuất
khác đã đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp hoặc có văn bản bảo hộ
những loại hàng hóa này là đối tượng của Điều 171 BLHS. Còn loại hàng giả về
hình thức là đối tượng của Điều 156 BLHS là loại hàng hóa về nhãn hiệu, kiểu
dáng cơng nghiệp , nguồn gốc, xuất xứ… của cơ sở sản xuất khác chưa đăng ký
bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp hoặc khơng có văn bằng bảo hộ quyền sở hữu
cơng nghiệp.
Hàng giả có thể là hàng trong nước hoặc hàng hố từ nước ngồi nhập
khẩu. Tuy nhiên hàng giả nói đến trong điều 156 cũng không phải là một số mặt
hàng được làm có tính chất bắt chước như thật để phục vụ con người như chân
giả, tay giả…
13


Vậy hàng giả khác hàng kém chất lượng và hàng nhái ở những điểm nào?
Thông tư liên tịch số: 10/2000/TTLT ngày 27/4/2000 có đưa ra một số
tiêu chí về hàng kém chất lượng. Tại chương IV quy định:
“Hàng hóa có một trong các dấu hiệu sau đây được coi là hàng kém
chất lượng:
1. Hàng hóa có giá trị sử dụng, công dụng nhưng các chỉ tiêu, thành phần

cấu tạo về chất lượng chưa đầy đủ như công bố trên nhãn hàng hóa hoặc quảng
cáo, tiếp thị nhưng khơng gây hại đến sản xuất, sức khỏe người, động vật, thực
vật hoặc mơi sinh, mơi trường.
2. Hàng hóa có một trong các chỉ tiêu chất lượng thuộc danh mục bắt
buộc áp dụng thấp hơn mức chất lượng tối thiểu đã công bố, nhưng không gây
hại đến sản xuất, sức khỏe người , động vật, thực vật, mơi sinh, mơi trường.
3. Hàng hóa có chất lượng thực tế thấp hơn mức ghi trên nhãn hàng hóa
hoặc quảng cáo cơng bố nhưng khơng gây hại đến sức khỏe người, động vật,
thực vật.
4. Hàng hóa cũ tân trang, sửa chữa lại rồi mạo hàng mới để lừa dối
khách hàng, bán theo đơn giá của hàng mới.
5. Hàng hóa đã bị đưa thêm tạp chất hoặc các nguyên liệu khác nhau làm
thay đổi định lượng hàng hóa,nhưng khơng gây hại đối với sản xuất, sức khỏe
người, động vật , thực vật hoặc môi sinh, môi trường” [20].
Qua quy định cho thấy, hàng kém chất lượng không cịn được quy định
một cách chung chung như Thơng tư liên bộ 1254/TTLB ngày 8/11/1999 là
những “sản phẩm có mức chất lượng thấp hơn mức chất lượng đã đăng ký và
ghi nhãn sản phẩm, song chưa vi phạm chất lượng tối thiểu” [18] thì dấu hiệu
đưa ra ở Thơng tư số: 10/2000/TTLT đã được cụ thể và rõ ràng hơn.
Như vậy, hàng giả và hàng kém chất lượng giống nhau ở chỗ là không
đạt chất lượng như đã đăng ký hay ghi trên bao bì nhãn mác.
Hàng giả khác với hàng kém chất lượng ở chỗ:
Thứ nhất, hàng giả không có giá trị sử dụng hoặc có giá trị sử dụng nhưng
thấp hơn “mức chất lượng tối thiểu” còn hàng kém chất lượng là có giá trị sử
14


dụng nhưng giá trị sử dụng của hàng hóa này là trên “mức chất lượng tối thiểu”
đã công bố. Theo quy định này, thì mức chất lượng tổi thiểu của hàng hóa được
quy định tại các danh mục các loại hàng hóa phải đạt chất lượng bắt buộc do cơ

quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và mức chất lượng tối thiều do cơ sở
sản xuất công bố đối với sản phẩm của mình. Tuy nhiên việc quy định “mức
chất lượng tối thiểu” hiện nay vẫn chưa thống nhất, gây khó khăn cho cơ quan
chức năng trong q trình xử lý vụ việc.
Thứ hai, hàng giả còn khác hàng kém chất lượng ở chỗ, việc sử dụng hàng
giả có thể dẫn đến những tổn hại về sức khỏe, tính mạng sức khỏe con người,
động vật, thực vật hoặc môi sinh, mơi trường. Cịn hàng kém chất lượng thì
khơng gây hại đến sức khỏe người, động vật, thực vật hoặc mơi sinh, mơi trường
hoặc ít hơn nhiều so với tác hại của hàng giả.
Tuy nhiên, việc sử dụng yếu tố gây hại cho sản xuất, sức khoẻ con người,
động vật, môi sinh, môi trường để phân biệt giữa hàng giả và hàng kém chất
lượng trong một số trường hợp là khơng thật chính xác. Bởi trong một số trường
hợp hàng giả không gây hại cho sức khoẻ con người, động thực vật, hoặc mơi
sinh mơi trường.
Ví dụ: như việc làm giả nước khống Lavie mặc dù khơng đúng về chất
lượng, nguồn gốc xuất xứ nhưng thực chất vẫn là nước tinh khiết
Hàng nhái là sản phẩm, hàng hoá mang nhãn hiệu, hình dáng, màu sắc tương
tự, có khả năng làm cho người tiêu dùng nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hố của cơ
sở sản xuất, bn bán khác đã đăng ký với cơ quan bảo hộ quyền SHCN (Cục sáng
chế) hoặc đã được bảo hộ theo Điều ước Quốc tế mà Việt Nam tham gia.
Như vậy, có thể thấy hàng giả và hàng nhái có khái niệm rất gần nhau,
cũng có thể nói là chúng tương tự nhau.
Từ những phân tích trên đây, tơi mạnh dạn đưa ra một định nghĩa về hàng
giả như sau:
Hàng giả là tất cả những loại hàng hóa từ thơng thường đến cao cấp
được sản xuất trái pháp luật, có hình dáng bên ngồi giống như những sản
phẩm, hàng hóa được nhà nước cho phép sản xuất, nhập khẩu, tiêu thụ trên thị
15



trường không đủ tiêu chuẩn chất lượng của nhà nước; hoặc những sản phẩm,
hàng hóa khơng có giá trị sử dụng đúng nguồn gốc bản chất tự nhiên tên gọi và
cơng dụng của nó nhằm lừa dối người tiêu dùng với mục đích cạnh tranh khơng
lành mạnh và thu lợi bất chính.
1.1.2. Khái niệm tội sản xuất, bn bán hàng giả
BLHS năm 1999 được đánh giá là một sự phát triển mới của luật hình sự
Việt Nam. Bộ luật được xây dựng trên cơ sở sửa đổi, bổ sung một cách tương
đối tồn diện BLHS năm 1985 nhưng có kế thừa những nội dung tích cực, hợp
lý của BLHS này qua các lần sửa đổi, bổ sung. BLHS 1985 quy định về tội sản
xuất, buôn bán hàng giả như sau:
Điều 167. Tội làm hàng giả, tội buôn bán hàng giả.
1- Người nào làm hàng giả hoặc buôn bán hàng giả thì bị phạt tù từ sáu
tháng đến năm năm.
2- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ ba
năm đến mười hai năm:
a) Hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, phòng bệnh;
b) có tổ chức;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc danh nghĩa Nhà nước, tổ chức xã hội;
d) Hàng giả có số lượng lớn; thu lợi bất chính lớn;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3- Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười
năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình [16]
Điều 156 BLHS 1999 quy định “Tội sản xuất, buôn bán hàng giả” nằm
trong Chương các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế là một điều luật có đổi mới.
Điều 156. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả
1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả tương đương với số lượng của
hàng thật có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới một trăm triệu đồng hoặc
dưới ba mươi triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt
hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc một trong các Điều 153, 154,
16



155, 157, 159 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này,
chưa được xố án tích mà cịn vi phạm, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ
ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chun nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Lợi dụng chức vụ , quyền hạn;
đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Hàng giả tương đương với số lượng hàng thật có giá trị từ một trăm
năm mươi triệu đến dưới năm trăm triệu đồng;
g) Thu lợi bất chính lớn;
h) Gây hậu quả nghiêm trọng
3. phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì phạt tù từ bảy
năm đến mười lăm năm:
a) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 500
triệu đồng trở lên;
b) Thu lợi bất chính rất lớn hoặc đặc biệt lớn;
c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
4. Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm
mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức
vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm [19].
Điều 156 không đưa ra định nghĩa cụ thể thế nào là tội sản xuất, bn bán
hàng giả, nhưng dưới góc độ khoa học pháp lý chúng ta có thể xây dựng lên một
định nghĩa về tội phạm này trên cơ sở của định nghĩa tội phạm tại Khoản 2 Điều
8, như sau:
Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là hành vi làm ra, mua đi bán lại hàng
giả, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý xâm phạm

đến trật tự của nền sản xuất hàng hóa, làm mất ổn định thị trường, xâm hại lợi
ích người tiêu dùng.
17


1.2. Khái quát quy định của BLHS Việt Nam về tội sản xuất, buôn
bán hàng giả
1.2.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến trước khi có BLHS năm 1985
Ngày 2/9/1945 Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời - “Nhà nước
công nông đầu tiên của Đông Nam Á”. Nhà nước và bộ máy của nó vừa mới
được thành lập đã phải đương đầu với bao khó khăn và thử thách: “giặc đói,
giặc dốt, giặc ngoại xâm,…”. Để bảo vệ thành quả của cuộc cách mạng tháng
tám năm 1945, bảo vệ quyền và lợi ích của giai cấp mình, nhiệm vụ quan trọng
và hàng đầu của nhà nước ta là giữ vững an ninh quốc gia, ổn định kinh tế đảm
bảo đời sống cho nhân dân. Nhiều chính sách luật được ra đời (Sắc luật) nhưng
chưa thể cho ra đời một chính sách Luật hình sự được pháp điển hóa do hoàn
cảnh lịch sử chưa cho phép. Trong khoảng tời gian từ năm 1945 đến năm 1975,
đất nước ta liên tục có chiến tranh, cả nước tập trung tồn bộ sinh lực vào cuộc
chiến đấu bảo vệ đất nước, các văn bản pháp luật mang tính hình sự ra đời cũng
chỉ tập chung vào quy định các tội có liên quan đến cuộc chiến như: tội phản
cách mạng; tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa; các tội về kinh tế là: tội đầu
cơ, bn bán hàng cấm…có ảnh hưởng nhiều tới cuộc chiến tranh.“Tội sản xuất,
buôn bán hàng giả” trong giai đoạn này không hề được quy định trong bất kỳ
một văn bản pháp luật mang tính hình sự nào. Do tại thời điểm này, nền kinh tế
nước ta còn bao cấp mà tất cả sinh lực của đất nước đều tập chung cho cuộc
chiến tranh, hành hóa lưu thông trên thị trường đều do các doanh nghiệp nhà
nước sản xuất hoặc do các nước viện trợ, chính vì vậy mà hàng giả gần như là
khơng có cơ hội phát triển.
Năm 1975, đất nước ta hoàn toàn thống nhất, nền kinh tế đất nước sau
chiến tranh hết sức nghèo nàn và lạc hậu, bọn tư sản mại bản được sự tiếp tay

của tư sản nước ngồi khơng ngừng gây rối loạn thị trường, trong đó nạn hàng
giả cũng là một trong những nguyên nhân gây rối loạn. Nhằm ổn định thị
trường, thắt chặt sự quản lý nhà nước đối với nền kinh tế, Chính phủ cách mạng
lâm thời cộng hòa miền nam Việt Nam ban hành Sắc luật số: 03.SL ngày

18


15/3/1976 quy định về tội phạm và hình phạt. “Tội sản xuất, buôn bán hàng
giả” cũng được quy định tại Sắc luật này trong các tội kinh tế:
“Điều 6. Tội kinh tế.
Tội kinh tế là tội gây thiệt hại về tài chính cho Nhà nước, cho Hợp tác xã
hoặc cho tập thể nhân dân, gây trở ngại cho việc khôi phục và phát triển sản
xuất, cho việc ổn định đời sống nhân dân, gồm các tội:
- Sản xuất hàng giả cố ý lừu gạt người tiêu thụ;
- Kinh doanh trái phép, cố ý trốn tránh quy định của Nhà nước;
- Làm bạc giả, hoặc tiêu thụ bạc giả;

Phạm một trong các tội trên đây, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm
và phạt tiền đến năm mươi nghìn đồng Ngân hàng hoặc một trong hai hình phạt
đó. Trong trường hợp nghiêm trọng, thì phạt tù đến hai mươi năm, tù chung
thân hoặc xử tử hình và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.” [13].
Việc quy định tội sản xuất hàng giả trong Sắc luật số: 03.SL đã đáp ứng
phần nào yêu cầu đấu tranh chống tội phạm về hàng giả trong tội phạm về kinh
tế. Qua đó thể hiện được tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội sản xuất hàng
giả và thái độ của Nhà nước đối với tội phạm này là rất nghiêm khắc. Nhưng
Sắc luật số: 03.SL bên cạnh những ý nghĩa tích cực cịn bộc lộ những hạn chế
nhất định và quy định tội sản xuất hàng giả cũng vậy. Sắc luật chưa có sự phân
hóa các tội phạm về kinh tế nói chung và tội sản xuất hàng giả nói riêng. Điều 6
của Sắc luật chỉ quy định “Sản xuất hàng giả cố ý lừa gạt người tiêu thụ” mà

không quy định hành vi buôn bán hàng giả cũng là tội phạm, không đưa ra
những đối tượng hàng giả cụ thể như: hàng giả; hàng giả là lương thực, thực
phẩm, thuốc chữa bệnh, …mà chỉ quy định hàng giả chung chung, thậm chí cịn
khơng có một văn bản pháp luật nào hướng dẫn hàng giả là loại hàng hóa như
thế nào? Việc quy định như vậy là không cụ thể và đầy đủ. Về hình phạt, điều
luật quy định hình phạt áp dụng chung cho các tội phạm, việc quy định như vậy
chưa cho thấy rõ mức độ nguy hiểm cho xã hội của từng loại tội phạm, cũng như
chế tài áp dụng đối với tội phạm đó. Là văn bản pháp luật đầu tiên quy định về
19


các tội phạm thuộc lĩnh vực kinh tế như thế này thì Sắc luật cịn q nhiều
những hạn chế cả về kỹ thuật lập pháp cũng như khả năng áp dụng trong thực
tiễn của pháp luật, gây ra khơng ít những khó khăn trong việc giải quyết các vụ
án trong thực tiễn xét xử của tịa án. Nhưng do hồn cảnh lịch sử mà Sắc luật
này vẫn được áp dụng trong cả nước từ năm 1978 cho đến năm 1982.
Để khắc phục những hạn chế, thiếu sót của Sắc luật số: 03.SL và phù hợp
hơn với tình hình mới của nền kinh tế, trên cơ sở của Hiến pháp năm 1980, Pháp
lệnh số: 07-LCT/HĐNN7 ban hành ngày 10/7/1982 pháp lệnh trừng trị các tội
đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép. Đây là văn bản pháp luật
đầu tiên quy định về các tội này cho đến trước khi có BLHS năm 1985. “Tội làm
hàng giả hoặc bn bán hàng giả” quy định tại Điều 5 Pháp lệnh, trong đó:
“Điều 5. Tội làm hàng giả hoặc bn bán hàng giả.
1. Người nào làm hàng giả hoặc buôn bán hàng giả nhằm thu lợi bất
chính, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm và bị phạt tiền từ năm nghìn
đồng đến năm vạn đồng;
2. Phạm tội làm hàng giả hoặc buôn bán hàng giả là lương thực, thực
phẩm, thuốc chữa bệnh hoặc phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng quy định
tại Khoản 1 Điều 9 pháp lệnh này thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm, bị
phạt tiền đến năm trăm nghìn đồng và có thể bị tịch thu một phần tài sản;

3. Phạm tội làm hàng giả hoặc bn bán hàng giả có chất độc hại hoặc
các chất khác có thể nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng, hoặc
phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Khoản2 Điều 9
Pháp lệnh này thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân,
bị phạt tiền đến một triệu đồng, và có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài
sản.” [14].
“Tội làm hàng giả hoặc buôn bán hàng giả” được quy định trong Pháp
lệnh đã thể hiện một sự thay đổi căn bản về trình độ lập pháp so với Sắc luật số:
03/SL. Khơng cịn quy định đơn giản chỉ một câu mà tội phạm này đã được quy
định trong một điều luật riêng, trong đó hành vi bn bán hàng giả đã được coi
là tội phạm và có tính nguy hiểm cho xã hội tương đương với hành vi làm hàng
20


giả; hàng giả đã được phân định thành nhiều loại hàng giả với mức độ nguy
hiểm khác nhau và chế tài áp dụng với từng loại hàng giả khác nhau. Tuy nhiên,
Pháp lệnh cũng có những hạn chế nhất định. Các tình tiết như: “ phạm tội trong
trường hợp đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Khoản 2 Điều 9 Pháp lệnh này
thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân” [14] mà theo
quy định tại Điều 8 của Pháp lệnh thì trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì
hình phạt cao nhất là “tử hình”. Những quy định này thể hiện tính khơng nhất
quán của pháp luật đối với hành vi phạm tội. Pháp lệnh cũng chưa phân định
được tội phạm và vi phạm pháp luật khác mà phải áp dụng Nghị định 46/HĐBT
ngày 10/5/1983 quy định về việc xử lý bằng biện pháp hành chính các hành vi
đầu cơ, bn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, Nghị định này đưa ra một
số các dấu hiệu định lượng và định tính để xác định tội phạm và vi phạm pháp
luật bị xử phạt vi phạm hành chính, cụ thể là:
“Mọi hành vi đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép thuộc
loại vi phạm nhỏ chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự đêù bị xử lý bằng
các biện pháp hành chính theo quy định của Nghị định này.

Vi phạm nhỏ là vi phạm trong trường hợp giá trị hàng phạm pháp dưới hai
vạn đồng, tính chất việc vi phạm không nghiêm trọng, tác hại gây ra cho sản xuất,
đời sống nhân dân, trật tự và an toàn xã hội là khơng nhiều, người vi phạm khơng
có tiền án, tiền sự, khi bị phát hiện khơng có hành vi chống lại cán bộ, nhân viên
làm nhiệm vụ”, nhưng Nghị định cũng nêu “…hàng giả thuộc loại lương thực,
thực phẩm, thuốc chữa bệnh thì bất cứ trường hợp nào cũng bị truy cứu trách
nhiệm hình sự” [15] do loại hàng giả này có mức độ nguy hiểm cao hơn so với
các loại hàng giả khác. Trên thực tế khi áp dụng pháp luật để xử lý một hành vi
làm hoặc buôn bán hàng giả các cơ quan chức năng phải căn cứ vào cả hai văn
bản pháp luật này để xác định truy cứu TNHS hay xử lý bằng các biện pháp hành
chính, phần nào đã gây ra những trở ngại nhất định, không thuận tiện. việc cho ra
đời một BLHS là vấn đề cần thiết để quy định cụ thể và khoa học về tội làm hàng
giả, buôn bán hàng giả nói riêng và các tội phạm hình sự nói chung.

21


1.2.2. Giai đoạn từ khi BLHS năm 1985 ra đời đến khi ban hành BLHS
năm 1999
Năm 1985, BLHS Việt Nam đầu tiên và cũng là bộ luật đầu tiên của nước
ta được ban hành. Đây được coi là một mốc son trong lịch sử lập pháp của nước
ta. Từ đây các tội phạm khơng cịn được quy định riêng lẻ trong các văn bản pháp
luật dưới luật nữa mà được tập hợp trong một BLHS. Mỗi một tội phạm và hình
phạt đối với tội phạm đó được quy định trong một điều luật riêng và được sắp xếp
vào từng nhóm tội khác nhau. Cũng như vậy, “Tội làm hàng giả, tội bn bán
hàng giả” thuộc nhóm “Các tội kinh tế” quy định tại Điều 167 của Bộ luật.
“Điều 167. Tội làm hàng giả, tội buôn bán hàng giả.
1. Người nào làm hàng giả hoặc bn bán hàng giả thì bị phạt tù từ sáu
tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây bị phạt tù từ ba năm

đến mười hai năm.
a. Hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, phịng bệnh;
b. Có tổ chức;
c. Lợi dụng chức vụ quyền hạn hoặc danh nghĩa Nhà nước, tổ chức xã hội;
d. Hàng giả có số lượng lớn thu lợi bất chính lớn;
đ. Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội trong những truờng hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù
từ mười năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.” [16]
Quy định trên cho thấy Điều 167 BLHS năm 1985 đã có tính kế thừa
Pháp lệnh số: 07-LCT/HĐNN7 nhưng cũng có những thay đổi có tính tiến bộ
hơn: Khoản 1 khơng đổi so với Pháp lệnh mà chỉ thay đổi về hình phạt; ở Khoản
2 không đưa ra thuật ngữ “ phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng” mà thay
vào đó là các trường hợp cụ thể; về hình phạt, Điều 167 chỉ quy định một loại
hình phạt là tước tự do (tù) khác so với tại Pháp lệnh 07 quy định hai loại hình
phạt là hình phạt tù và hình phạt tiền. Việc quy định như vậy theo tơi thì chưa
thực sự khoa học.

22


Để giải thích thế nào là hàng giả thì tại Nghị định 140/HĐBT ngày
25/4/1991 của Hội đồng bộ trưởng về kiểm tra xử lý việc sản xuất, buôn bán
hàng giả và Thông tư liên bộ số: 1254-TTLB ngày 8/11/1991 của Ủy ban khoa
học Nhà nước, Bộ thương mại và du lịch hướng dẫn thực hiện Nghị định
140/HĐBT đã đưa ra định nghĩa hàng giả, các dấu hiệu nhận biết hàng giả và
phân biệt hàng giả với hàng kém chất lượng. Trong đó: “ Hàng giả theo Nghị
định này là những sản phẩm, hàng hóa được sản xuất ra trái pháp luật có hình
dáng giống như những sản phẩm, hàng hóa được Nhà nước cho phép sản xuất,
nhập khẩu và tiêu thụ trên thị trường, hoặc những sản phẩm, hàng hóa khơng có
giá trị sử dụng đúng với nguồn gốc, bản chất tự nhiên tên gọi cơng dụng của

nó.” (Điều 3- Nghị định 140/HĐBT) [17].
“Điều 4: Sản phẩm, hàng hóa có một trong những dấu hiệu dưới đây
được coi là hàng giả.
1. Sản phẩm, hàng hóa (kể cả nhập khẩu) có nhãn sản phẩm giả mạo
hoặc nhãn sản phẩm của một cơ sở sản xuất khác mà không được chủ nhãn
đồng ý;
2. Sản phẩm, hàng hóa mang nhãn hiệu hàng hóa giống hệt hoặc tương tự
có khả năng làm cho người tiêu dùng nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hóa của cơ
sở sản xuất, buôn bán khác đã đăng ký với cơ quan bảo hộ quyền sở hữu công
nghiệp (Cục sáng chế) hoặc đã được bảo hộ theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam
tham gia;
3. Sản phẩm, hàng hóa mang nhãn không đúng với nhãn sản phẩm đã
đăng ký với cơ quan tiêu chuẩn đo lường chất lượng;
4. Sản phẩm, hàng hóa ghi dấu phù hợp tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam
khi chưa được cấp giấy chứng nhận và dấu phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam;
5. Sản phẩm, hàng hóa đã đăng ký hoặc chưa đăng ký chất lượng với cơ
quan tiêu chuẩn đo lường chất lượng mà có mức chất lượng thấp hơn mức chất
lượng tối thiểu cho phép;
6. Sản phẩm, hàng hóa có giá trị sử dụng khơng đúng với nguồn gốc, bản
chất tự nhiên, tên gọi và cơng dụng của nó.” [17].
23


Từ đây, ta có thể thấy hàng giả được chia làm hai loại: hàng giả về hình
thức (sản xuất và sử dụng nhãn giả và bao bì mang nhãn giả hoặc sử dụng nhãn
của người khác, của cơ sở sản xuất khác mà không được phép của chủ nhãn (bao
gồm nhãn sản phẩm, nhãn hiệu hàng hóa và dấu hiệu phù hợp tiêu chuẩn chất
lượng Việt Nam)); hàng giả về nội dung (hàng khơng có giá trị sử dụng, khơng
đúng với nguồn gốc, bản chất tự nhiên, tên gọi và cơng dụng của nó; hoặc có
mức chất lượng dưới mức tối thiểu do Nhà nước quy định, nhằm đánh lừa gây

thiệt hại cho người tiêu dùng để thu lợi bất chính). Hàng giả là hàng có mức chất
lượng thấp hơn mức chất lượng tối thiểu, còn hàng kém chất lượng là hàng có
mức chất lượng thấp hơn mức chất lượng ghi trên nhãn đăng ký song chưa vi
phạm mức chất lượng tối thiểu.
Qua những quy định trên đây, hàng giả đã được phần nào làm rõ hơn với
những dấu hiệu cụ thể của nó mà trước đây chưa hề có một văn bản pháp luật
nào của Nhà nước đưa ra khái niệm hàng giả. Nó có một ý nghĩa lớn trong việc
áp dụng để phân định hàng giả, hàng thật và hàng kém chất lượng. Tuy nhiên thì
định nghĩa và dấu hiệu này vẫn chưa phản ánh đúng bản chất của hàng giả. Hàng
giả được chia thành hai loại trong đó có hàng giả về hình thức, nhưng từ định
nghĩa đến dấu hiệu của loại hàng này cho thấy đây không phải là hàng giả mà là
hàng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Việc đưa ra quy định “mức chất
lượng tối thiểu” để phân định hàng giả và hàng kém chất lượng, nhưng thực tế
không phải bất cứ loại hàng hóa nào cũng có được quy định mức chất lượng tối
thiếu mà đa phần là khơng có. Do vậy việc áp dụng thực tế của các quy định này
là rất khó khăn.
BLHS năm 1985 với những hạn chế lịch sử của nó là: được xây dựng trên
cơ sở kinh tế xã hội của nền kinh tế bao cấp và trên thực tiễn của tình hình tội
phạm của thời kỳ đó. Do vậy trong khoảng thời gian 15 năm tồn tại, BLHS năm
1985 được sửa đổi, bổ sung 4 lần. Trong đó Điều 167 được sửa đổi, bổ sung 2
lần, ở lần sửa đổi, bổ sung thứ hai (năm 1992) Điều 167 được sử đổi, bổ sung
theo hướng tăng hình phạt lên mức cao hơn và bổ sung thêm đối tượng hàng giả
mới là: “Vật liệu xây dựng, phân bón thuốc trừ sâu”. Với sự sửa đổi, bổ sung
24


mới này ta thấy được các loại hàng giả ngày càng đa dạng hơn và việc tăng hình
phạt nên mức cao hơn thể hiện thái độ của Nhà nước là nghiêm khắc hơn đối với
loại tội phạm này. Mặc dù đã sửa đổi, bổ sung nhưng Điều 167 vẫn có những
hạn chế về cả nội dung và kỹ thuật lập pháp, nó đã tạo ra những khó khăn nhất

định trong việc áp dụng pháp luật như: việc không đưa ra các tiêu chuẩn để định
lượng cũng như định tính để xác định một hành vi làm, buôn bán hàng giả là tội
phạm hay vi phạm pháp luật khác do vậy một người có hành vi làm, bn bán
hàng giả sẽ có 3 khả năng có thể xảy ra: người đó có thể bị truy cứu TNHS theo
Điều 167 BLHS; có thể bị xử phạt hành chính theo Nghị định 57/CP ngày
31/5/1997 quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường
chất lượng hàng hóa; hoặc có thể bị xử lý bằng các biện pháp khác như: cảnh
cáo, bị tịch thu tài sản… Cả ba khả năng trên cùng tồn tại cho thấy Điều 167 cịn
khơng kế thừa được cả điểm tích cực này của văn bản pháp luật trước đó là Pháp
lệnh số: 07.LCT/HĐNN7 và Nghị định 46/HĐBT ngày 10/5/1983.
Để đáp ứng yêu cầu cấp thiết của sự phát triển kinh tế - xã hội, trước diễn
biến phức tạp của tình hình tội phạm sản xuất, bn bán hàng giả địi hỏi phải có
pháp luật hình sự phù hợp và tiến bộ hơn. BLHS năm 1999 ra đời là cần thiết
đối với pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng.

Tiểu kết chương 1:
Như vậy, qua nghiên cứu một số vấn đề lý luận về tội sản xuất, buôn bán
hàng giả chúng ta đã rút ra được khái niệm hàng giả, đưa ra các tiêu chí để phân
biệt hàng giả với hàng kém chất lượng và hàng nhái.
25


×