Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Chuyển biến kinh tế ở huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa (từ năm 1996 đến năm 2010)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 80 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA LỊCH SỬ
----------***---------

NGUYỄN THỊ THU

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ Ở HUYỆN VĨNH
TƯỜNG,TỈNH VĨNH PHÚC TRONG THỜI KỲ
CƠNG NGHIỆP HĨA-HIỆN ĐẠI HĨA
(TỪ NĂM ĐẾN NĂM 2010)
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Đặng Như Thường

Vinh – 2012


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài này tôi xin chân thành cảm ơn sự quan
tâm giúp đỡ của Ban tuyên giáo Huyện ủy huyện Vĩnh Tường, Ủy Ban Nhân
Dân, Phòng thống kê, Phòng lưu trữ, Thư viện huyện Vĩnh Tường…đã giúp
tôi tiếp cận và sưu tầm, xác minh tư liệu, phục vụ cho việc nghiên cứu bài tập
báo cáo thực tập chuyên ngành.
Đặc biệt xin được bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến cơ giáo Th.S
Đặng Như Thường đã chỉ bảo hướng dẫn, tận tình chu đáo, đầy trách nhiệm
để tơi hồn thành tốt đề tài này.
Cùng với đó gửi lời cảm ơn tới các thầy cơ giáo trong khoa lịch sử đã
ln nhiệt tình giúp đỡ trong q trình thực hiện đề tài.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè những người ln bên


tơi khi làm đề tài.
Do thời gian có hạn cũng như kinh nghiệm hạn chế nên đề tài cịn
nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và
bạn đọc.
Xin chân thành cảm ơn!
Vinh, ngày 30 tháng 03 năm 2012
Tác giả
Nguyễn Thị Thu


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CNH – HĐH :

Công nghiệp hoá - hiện đại hoá

CNXH

:

Chủ nghĩa xã hội

CBQL

:

Cán bộ quản lý

GDTX

:


Giáo dục thường xuyên

GD & ĐT

:

Giáo dục và Đào tạo

KHKT

:

Khoa học kỹ thuật

THPT

:

Trung học phổ thông

UBND

:

Uỷ ban nhân dân

XHCN

:


Xã hội chủ nghĩa


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài .................................................... 4
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu .................................................. 5
5. Bố cục của đề tài ........................................................................................... 6
NỘI DUNG.................................................................................................................... 7
CHƯƠNG 1: VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI
VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ HUYỆN VĨNH TƯỜNG TRƯỚC NĂM 1996 ......7
1.1. Điều kiện tự nhiên ...................................................................................... 7
1.2. Điều kiện xã hội ....................................................................................... 10
1.3. Tình hình kinh tế huyện Vĩnh Tường trước năm 1996. ........................... 13
CHƯƠNG 2: CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ Ở HUYỆN VĨNH TƯỜNG
TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA (1996 - 2010) .23
2.1. Chủ trương cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa. ........................................... 23
2.1.1. Chủ trương của Đảng. ........................................................................... 23
2.1.2. Chủ trương của Huyện ủy huyện Vĩnh Tường .................................... 26
2.2. Chuyển biến về kinh tế của huyện Vĩnh Tường trong công cuộc công
nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước (1996 – 2010). ........................................ 28
2.2.1. Giai đoạn: 1996 – 2005. ........................................................................ 30
2.2.2. Giai đoạn 2006 – 2010. ......................................................................... 41
2.3. Tác động về kinh tế đối với đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân huyện.48
2.3.1. Tác động về kinh tế đối với đời sống vật chất của nhân dân ....... 49
2.3.2. Tác động về kinh tế đối với đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân . 51

KẾT LUẬN .................................................................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................66
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cho đến nay công cuộc đổi mới ở Việt Nam do Đảng lãnh đạo đã trải
qua hơn 20 năm (từ năm 1986 đến năm 2010), những thành tựu to lớn đạt
được trong quá trình đổi mới đã đưa đất nước ta vượt qua khủng hoảng kinh
tế - xã hội, ổn định và phát triển. Trong nội dung cơng cuộc đổi mới tồn diện
của đất nước, Đảng đã xác định lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm. Khâu mở
đầu và lĩnh vực đổi mới thành công sớm nhất là đổi mới kinh tế trong nơng
nghiệp. Nền kinh tế của Việt Nam nói chung, kinh tế nơng nghiệp nói riêng
đã có một diện mạo mới của nền nơng nghiệp cơ khí hóa, hiện đại hóa, nền
kinh tế ổn định và phát triển tương đối nhanh. Hơn nữa, an ninh - chính trị
được giữ vững, trật tự xã hội được đảm bảo, quốc phòng vững mạnh cũng là
những thành tựu to lớn mà nhân dân ta đã đạt được.
Ngày nay, trên thế giới với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công
nghệ, kinh tế các nước phát triển với tốc độ nhanh chóng như vũ bão, nhân
loại đang bước vào nền văn minh hậu công nghiệp. Các nước đang phát triển
như Trung Quốc, Ấn Độ, Cuba đã và đang tiến hành CNH – HĐH (cơng
nghiệp hóa - hiện đại hóa) và đạt được nhiều thành tựu to lớn. Đặc biệt Trung
Quốc đã trở thành nước có tốc độ phát triển đứng hàng đầu Châu Á. Trước
thách thức lịch sử mới, câu hỏi lớn đặt ra cho Đảng và Nhà nước ta là làm thế
nào để theo kịp và hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Thơng qua việc nghiên
cứu lí luận và tổng kết kinh nghiệm thực tiễn ở một số nước trên thế giới như
Mỹ, Pháp, Nga, Ôxtralia... Việt Nam đã tham khảo và vận dụng con đường
phát triển lấy nông nghiệp làm trọng tâm. Do đó, trong q trình CNH – HĐH
Đảng ta đặc biệt quan tâm đến cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa nơng nghiệp,

nơng thơn và xem đó là quá trình lâu dài. Điều này được khẳng định trong các
Nghị quyết của Đảng từ Đại hội VI đến Đại hội X. Vì vậy, nghiên cứu vấn đề

1


nơng nghiệp, nơng thơn rất có ý nghĩa trong việc hiểu đúng đắn và giải quyết
tốt hơn vấn đề nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam.
Là một tỉnh lớn ở khu vực Bắc Bộ, Vĩnh Phúc sớm hưởng ứng theo
đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo. Diện mạo của nơng thơn
Vĩnh Phúc đã có những biến đổi sâu sắc, sức sản xuất được giải phóng, các
tiềm năng được đánh thức. Cùng với nhân dân Vĩnh Phúc nói chung, nhân
dân huyện Vĩnh Tường nói riêng trong hơn 20 năm (từ năm 1986 đến năm
2010) hưởng ứng thực hiện đường lối đổi mới của Đảng đã đạt được những
thành tựu đáng kể về nông nghiệp, ngư nghiệp - lâm nghiệp, công nghiệp tiểu thủ công nghiệp, cũng như thương mại - dịch vụ... Kinh tế - xã hội
chuyển từ tập thể hóa, tập trung hóa với cơ chế quản lý bao cấp sang nền kinh
tế thị trường nhiều thành phần, đẩy mạnh theo hướng CNH - HĐH, đời sống
nhân dân ngày càng được cải thiện.
Việc nghiên cứu “Chuyển biến về kinh tế ở huyện Vĩnh Tường, tỉnh
Vĩnh Phúc trong thời kỳ cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa (từ năm 1996 đến
năm 2010) ” nhằm hệ thống hóa nguồn tư liệu, làm rõ sự chuyển biến về kinh
tế, góp phần khẳng định tính đúng đắn và sáng tạo trong đường lối đổi mới
đất nước của Đảng.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tơi chọn đề tài “ Chuyển biến về
kinh tế ở huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc trong thời kỳ cơng nghiệp
hóa – hiện đại hóa (từ năm 1996 đến năm 2010)” làm đề tài khóa luận tốt
nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong những năm gần đây, CNH – HĐH là vấn đề được nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm. Nghiên cứu quá trình CNH - HĐH nói chung, vấn

đề chuyển biến về kinh tế ở huyện Vĩnh Tường trong thời kỳ công
nghiệp hóa – hiện đại hóa (từ năm 1996 đến năm 2010) nói riêng đang

2


là một đề tài mới mẻ. Một số cơng trình nghiên cứu đề cập đến một số
khía cạnh của vấn đề này:
Ở góc độ Nhà nước, nghiên cứu về thời kỳ CNH –HĐH đã có một số
tài liệu đề cập đến như: Giáo trình Lịch sử Đảng; Các Văn kiện của các kỳ
Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam tại các kỳ Đại hội
VI, VII, VIII, IX...; Các báo cáo của huyện ủy huyện Vĩnh Tường... đã tổng
kết những thành tựu và những yếu kém tồn tại của việc thực hiện nhiệm vụ,
mục tiêu và các Nghị quyết của Đại hội đề ra về việc đẩy mạnh q trình
CNH – HĐH nơng nghiệp, nơng thơn; Các sách báo lí luận: Lịch sử Việt Nam
từ 1975 đến nay; Một số vấn đề lí luận và thực tiễn của tác giả Trần Bá Đệ đã
nêu lên những cơ sở lý luận của cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Cuốn sách: “Một số vấn đề về CNH –HĐH trong phát triển nông
nghiệp và kinh tế nông thôn thời kỳ 2001 – 2020” của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn đã nêu một cách khái quát những vấn đề cơ bản trong
quá trình đẩy mạnh CNH – HĐH nơng nghiệp, nơng thơn Việt Nam.
Nhìn chung, các tác phẩm đều mang tính lí luận cao và đã đặt ra những
giải pháp thiết thực cho công cuộc đổi mới hiện nay.
Riêng tác phẩm “ CNH – HĐH nông nghiệp – nông thôn các nước
Châu Á và Việt Nam” do Giáo sư Nguyễn Điền biên soạn, xuất bản năm 1997
còn là một cơng trình khảo cứu bổ ích về sự phát triển nông nghiệp Việt Nam
theo hướng CNH – HĐH cũng như xu thế của nông thôn Việt Nam trong
những năm đầu thế kỷ XXI.
Ở góc độ địa phương, nghiên cứu về lịch sử huyện Vĩnh Tường suốt hai
phần ba thế kỷ qua (từ năm 1930 đến nay) có nội dung chủ yếu là lịch sử

chính trị, lịch sử quân sự. Việc nghiên cứu đề tài “ Chuyển biến về kinh tế ở
huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc trong thời kỳ cơng nghiệp hóa – hiện đại
hóa (từ năm 1996 đến năm 2010) ” hồn tồn chưa có một cơng trình chuyên
khảo nào. Thực tế đây là một vấn đề nghiên cứu còn hết sức mới mẻ. Tuy

3


nhiên, các nội dung liên quan của đề tài cũng đã có một số cơng trình nghiên
cứu đề cập ít nhiều như:
Cuốn “ Sơ thảo lịch sử Đảng Bộ Đảng Cộng sản huyện Vĩnh Tường
(từ năm 1945 đến năm 1975)”, tập 2, NXB Chính trị Quốc gia, 1995.
Cuốn sách đã trình bày vai trị lãnh đạo của Đảng bộ và cuộc đấu tranh
của nhân dân huyện Vĩnh Tường trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp,
chống Mỹ và trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc XHCN (Xã hội chủ nghĩa)
đổi mới quê hương.
Cuốn “Vĩnh Tường trên hành trình đổi mới và phát triển”, NXB Văn
hóa Sài Gịn đã nêu lên đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và những thành tựu
cơ bản của huyện Vĩnh Tường trong giai đoạn 2000 - 2010.
Cuốn “Lịch sử Đảng Bộ huyện Vĩnh Tường (1930 - 2003)”, nhà xuất
bản Chính trị Quốc gia, do Ban chấp hành Đảng bộ huyện Vĩnh Tường - Tỉnh
Vĩnh Phúc biên soạn là tài liệu có chất lượng tốt, đã nêu lên quá trình hoạt
động và phát triển của huyện Vĩnh Tường dưới sự chỉ đạo của chi bộ Đảng từ
1946 – 2003.
Các tài liệu gốc là các báo cáo tổng kết theo từng thời gian của các ban
ngành, các Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện Vĩnh Tường từ nhiệm kỳ XVI
đến XXI, được lưu hành nội bộ trong các cơ quan, tổ chức của huyện, xã là
nguồn tài liệu hết sức quan trọng của đề tài.
Tôn trọng kết quả nghiên cứu của những người đi trước, trên cơ sở kế
thừa những thành tựu đó, với nguồn tài liệu phong phú đáng tin cậy, chúng tơi

hi vọng có thể tái hiện được những nét chuyển biến về kinh tế ở huyện Vĩnh
Tường, tỉnh Vĩnh Phúc trong thời kỳ cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa (từ năm
1996 đến năm 2010).
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài

4


Từ việc xác định những thuận lợi, khó khăn về tự nhiên, xã hội, đối
tượng nghiên cứu chủ yếu của đề tài là tập trung chỉ rõ những thành tựu, tác
động... về kinh tế của huyện Vĩnh Tường trên các mặt như nông - lâm - ngư
nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ... trong thời
kì CNH - HĐH.
Qua đó, khẳng định năng lực sáng tạo của Đảng bộ và các cấp, các
ngành của huyện Vĩnh Tường đã vận dụng sáng tạo đường lối đổi mới do
Đảng đề ra từ Đại hội toàn quốc lần thứ VI ( năm 1986) vào tình hình điều
kiện riêng của huyện mình một cách phù hợp.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu về tình hình kinh tế ở huyện
Vĩnh Tường trong thời kỳ CNH – HĐH ( từ năm 1996 đến năm 2010).
Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu trong phạm vi địa bàn các
xã thuộc huyện Vĩnh Tường (gồm 28 xã và một Thị trấn huyện lị đó là Thị
trấn Vĩnh Tường) nhưng khóa luận chủ yếu trên địa bàn các xã: Thổ Tang,
Tân Cương, Thượng Trưng, Tn Chính, Tam Phúc, Tứ Trưng, Ngũ Kiên, Vũ
Di, Bình Dương, Vân Xuân, Lý Nhân, An Tường, Vĩnh Thịnh, Vĩnh Ninh...
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1 Nguồn tài liệu
Để thực hiện đề tài “Chuyển biến về kinh tế ở huyện Vĩnh Tường, tỉnh
Vĩnh Phúc trong thời kỳ cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa ( từ năm 1996 đến

năm 2010)” chúng tôi tập trung khai thác các nguồn tài liệu sau:
* Nhóm tài liệu gốc: Gồm các báo cáo tổng kết của các ban ngành,
đoàn thể, các đơn vị được lưu giữ tại kho lưu trữ huyện ủy,UBND (Ủy ban
nhân dân), thư viện, phòng thống kê huyện Vĩnh Tường.
* Nhóm tài liệu thành văn: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; Lịch sử
Đảng bộ huyện Vĩnh Tường (2000 - 2003), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội;
Địa chí văn hóa huyện Vĩnh Tường, NXB KHXH, Hà Nội, 2000...

5


Ngồi ra, để thực hiện đề tài này chúng tơi còn sử dụng nguồn tài liệu
điền dã, tiếp xúc, trao đổi và khảo sát thực tiễn để từ đó giúp cho đề tài nghiên
cứu của mình được đánh giá, tổng kết một cách chính xác nhất.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác- Lênin, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu là:
phương pháp lịch sử, phương pháp logic. Ngồi ra, chúng tơi cịn sử dụng các
phương pháp chuyên ngành như thống kê, so sánh, đối chiếu, phân tích tổng
hợp; sự kết hợp giữa hai nguồn tài liệu: tài liệu thành văn và tài liệu điền dã
để xử lý các số liệu trong các bản Báo cáo của UBND huyện.
5. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của
khóa luận được trình bày trong 2 chương:
Chương 1: Vài nét khái quát về điều kiện tự nhiên - xã hội và tình hình
kinh tế huyện Vĩnh Tường trước năm 1996
Chương 2: Chuyển biến về kinh tế ở huyện Vĩnh Tường trong thời kỳ
cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa (1996 - 2010)

6



NỘI DUNG
CHƯƠNG 1:
VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI VÀ
TÌNH HÌNH KINH TẾ HUYỆN VĨNH TƯỜNG
TRƯỚC NĂM 1996
1.1. Điều kiện tự nhiên
Vĩnh Tường là huyện nằm ở đỉnh tam giác Đồng bằng Bắc bộ, thuộc
nền văn minh lúa nước, nằm bên tả ngạn sông Hồng ở về phía Tây Nam của
tỉnh Vĩnh Phúc; phía Bắc giáp hai huyện Lập Thạch và Tam Dương; phía Tây
Bắc giáp Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ; phía Tây giáp huyện Ba Vì, thị xã
Sơn Tây, tỉnh Hà Tây; phía Đơng Nam giáp huyện n Lạc và huyện Phúc
Thọ, tỉnh Hà Tây.
Bao bọc một phần phía Bắc, kéo dài suốt một dải phía Tây và một phần
lớn phía Nam của huyện là hai con sơng lớn: sơng Phó Đáy và sông Hồng làm
danh giới với các huyện, tỉnh lân cận.
Huyện Vĩnh Tường nằm trong tọa độ địa lý 21024' vĩ độ Bắc, 105036'
kinh độ Đông.
Huyện Vĩnh Tường tiếp giáp với Thành phố cơng nghiệp Việt Trì, thị
xã Sơn Tây, cận kề với thị xã Tỉnh Lỵ Vĩnh Yên – trung tâm chính trị, văn
hóa, xã hội, vùng kinh tế năng động đang phát triển mạnh và chỉ cách thủ đơ
Hà Nội hơn 30 km đường chim bay.
Nhìn chung địa hình của huyện là địa hình tương đối bằng phẳng và
hướng dốc dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Địa hình được chia thành ba
khu vực: Vùng đồng bằng phù sa cổ gồm các xã phía Bắc và một phần phía
Tây Bắc; Vùng đồng bằng phù sa có nhiều đầm hồ tạo nên những thắng cảnh
đẹp; Vùng đất bãi trù phú phía ngồi đê sơng Hồng và sơng Phó Đáy. Địa
hình của huyện khá thuận lợi cho phát triển thâm canh cây trồng và chăn nuôi


7


đa dạng với việc tạo ra các mơ hình trang trại khác nhau. Như vậy, Vĩnh
Tường là vùng quê với những xóm làng đơng đúc, cây lá xanh tươi bốn mùa,
với nhiều cảnh sắc tự nhiên tươi đẹp.
Về khí hậu, thời tiết vùng đất Vĩnh Tường thuộc về khí hậu nhiệt đới
gió mùa, nắng lắm mưa nhiều, nhưng do nằm khá sâu trong đất liền đồng thời
có sự che chắn của hai dãy núi: Phía Đơng Bắc có dãy Tam Đảo, Phía Tây có
dãy Ba Vì nên khí hậu ở Vĩnh Tường khơng q khắc nghiệt và ít bị bão lốc
đe dọa. Nhiệt độ trung bình trên địa bàn là 230C giữa nhiệt độ trung bình
tháng cao nhất với nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất chênh lệch 120C
(28,80C so với 16,80C); Độ ẩm trung bình hàng năm là 82%.
Lượng mưa bình quân là 1.500 mm/năm với số ngày mưa trung bình là
133 ngày/năm. Mùa mưa thường từ tháng 4 – 10 với lượng mưa trung bình là
189 mm/tháng; Mùa khô là từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau với lượng mưa
trung bình là 55 mm/tháng.
Nguồn nước ngầm ở Vĩnh Tường qua khảo sát cho thấy ở tầng nước
thứ hai (có độ sâu khoảng 60 m), trữ lượng nước đủ để đảm bảo cung cấp cho
sinh hoạt của nhân dân ở thị trấn, thị tứ và các vùng công nghiệp tập trung.
Theo thống kê của huyện ủy và Ủy ban nhân dân huyện, đến năm 2003,
Vĩnh Tường có tổng diện tích đất tự nhiên là 14.182 ha, diện tích đất bình
qn theo đầu người 543 m2/người, trong đó đất dùng trong nông nghiệp là
10.064,56 ha. Đất đai ở Vĩnh Tường thuộc loại màu mỡ nhờ có sự bồi đắp
phù sa của sơng Hồng, sơng Phó Đáy. Theo khảo sát, đất phù sa có 8.603 ha.
Trong đất canh tác có 1.044 ha là chân ruộng cấy một vụ lúa “bấp bênh” đây
là nguồn tiềm năng thuận lợi để các trang trại kinh tế tổng hợp hình thành và
phát triển theo mơ hình một lúa một cá kết hợp trồng cây ăn quả và chăn ni
gia cầm (ngan, gà, vịt...).
Đất có mặt nước ni trồng thủy sản, diện tích 507 ha chủ yếu thuộc

các xã phía Tây và Tây Nam của huyện. Tuy đã được khai thác nuôi trồng

8


thủy sản song hiệu quả chưa cao. Đây là tiềm năng thuận lợi để thành lập các
trang trại.
Bình quân diện tích đất canh tác ở Vĩnh Tường là 466 m2/người, đó là
một mức tương đối thấp, thể hiện là một huyện “đất chật người đông” với mật
độ dân số hiện nay là 1.354 người/km2.
Trong nơng nghiệp, tính đến hết năm 2004, hệ thống thủy lợi phục vụ
cho sản xuất của huyện gồm có: Ba trạm bơm tưới, một trạm bơm tiêu, 39 km
kênh mương tưới cấp hai, 33 km kênh mương tưới cấp ba do công ty thủy lợi
Liễn Sơn quản lý. Các cơng trình do huyện, xã quản lý gồm 46 trạm bơm
tưới, 5 trạm bơm tiêu, 9 trạm bơm tưới – tiêu kết hợp.
Về giao thông vận tải, Vĩnh Tường có mạng lưới giao thơng đường bộ
khá hồn chỉnh, trên 50% chiều dài đường đã được cứng hóa. Vĩnh Tường có
9 km đường quốc lộ 2A và 14 km đường quốc lộ 2C chạy qua nên rất thuận
lợi cho việc lưu thông tiêu thụ nông sản của huyện. Đồng thời có hai ga hàng
hóa đường sắt tuyến Hà Nội – Lào Cai (Bạch Hạc và Hướng Lại)
Về đường sơng có hai cảng sơng trên sơng Hồng tại xã Vĩnh Thịnh và
xã Cao Đại, có hai khu cơng nghiệp Chấn Hưng và Tân Tiến – Yên Lập đang
được triển khai, có đầm Rưng rộng hơn 100 ha là trung tâm du lịch đầy tiềm
năng trong tương lai.
Tuy không giàu có về khống sản như một số nơi khác, song Vĩnh
Tường vẫn có những mỏ sắt, cồn sị điệp. Sị khơng chỉ là loại hải sản có giá
trị mà là vật liệu tốt cho xây dựng các cơng trình dân dụng.
Bên cạnh những thuận lợi về điều kiện tự nhiên như đã nêu trên, điều
kiện địa lí tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Vĩnh Tường cũng có những khó
khăn nhất định. Về địa hình: đặc điểm dễ nhận thấy là sự chia cắt, ngay ở một

số nơi có thể xảy ra q trình tích lũy, lại vừa xảy ra q trình rửa trơi làm cho
bề mặt đất khơng ổn định, khơng đồng đều gây khó khăn cho q trình canh
tác, nhất là vấn đề mất nước trong mùa khô, sự cắt xẻ phức tạp của địa hình

9


làm cho một số nơi xuất hiện gió xốy hoặc mưa đá gây hư hại tài sản của
nhân dân. Ngoài ra, Vĩnh Tường cũng là địa bàn chịu ảnh hưởng trên con
đường đổ bộ của các cơn bão trong mùa bão tố.
Cũng như toàn thể cư dân Vĩnh Phúc, cư dân huyện Vĩnh Tường đã vất
vả trong việc chế ngự thiên nhiên, thời tiết, khí hậu để sinh sống và sản xuất.
Nhìn chung, Vĩnh Tường là một huyện có tiềm năng về đất đai, sơng ngịi,
giao thơng vận tải... để hướng tới một nền nông nghiệp đa canh. Điều kiện tự
nhiên có nhiều thuận lợi song cũng cịn khơng ít khó khăn về thời tiết gây ảnh
hưởng đến q trình sản xuất kinh tế (đặc biệt là kinh tế nông nghiệp – thế
mạnh của huyện) và đời sống nhân dân - vấn đề đặt ra là phải triệt để khai
thác những mặt tích cực, có kế hoạch hình thành một cơ cấu kinh tế thích hợp,
làm tăng tổng sản phẩm xã hội.
1.2. Điều kiện xã hội
Khơng chỉ có cảnh đẹp núi sơng và sự giàu có của thiên nhiên, Vĩnh
Tường cịn được biết đến là một vùng đất có bề dày truyền thống lịch sử - văn
hóa lâu đời.
Vĩnh Tường nằm ở chóp của đồng bằng Bắc Bộ, là vùng đệm vững
chắc từ miền núi, trung du ghi dấu tổ tiên cha ông xưa đi khai phá vùng đồng
bằng lập ấp sinh sống, với bề dày lịch sử giàu truyền thống yêu nước và cách
mạng. Từ buổi đầu các Vua Hùng khởi nghiệp lập nên nhà nước Văn Lang,
đến thời đại ngày nay, thời đại Hồ Chí Minh non sơng liền một dải, cả nước
sống trong hịa bình, thống nhất, đi lên CNXH (Chủ nghĩa xã hội). Trong suốt
tiến trình lịch sử ấy, người dân Vĩnh Tường tự hào đã có những đóng góp

xứng đáng cùng nhân dân trong tỉnh và cả nước xây đắp nên truyền thống đấu
tranh dựng nước và giữ nước huy hoàng của dân tộc.
Đến đầu công nguyên, hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng,
nhân dân Quận Giao Chỉ đã tích cực tham gia đánh giặc cứu nước.

10


Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược nước ta nối tiếp truyền thống yêu
quê hương của cha ông, nhiều người dân Vĩnh Tường đã tham gia các phong
trào dân binh tiêu biểu là Nguyễn Quý Tân, Nguyễn Hữu Hòa...
Vĩnh Tường là mảnh đất đã sản sinh và nuôi dưỡng lớp lớp các thế hệ
nhân dân cần cù, sáng tạo trong lao động, thơng minh, tài trí trên đường học
hành, khoa cử; kiên cường, bất khuất trong chiến đấu để tồn tại và phát triển
lên những tầm cao mới của lịch sử; đã hình thành, tạo dựng nên đời sống văn
hóa, cốt cách con người của vùng quê giàu truyền thống yêu nước và kiên
cường cách mạng. Chính truyền thống lịch sử và văn hóa lâu đời đó là nền
móng cơ bản để nhân dân Vĩnh Tường tiếp nhận ánh sáng của Đảng, đấu
tranh giành độc lập, tự do.
Ngày 03/02/1930 Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời, thống nhất đường
lối lãnh đạo cách mạng trong cả nước, dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng nhân
dân Vĩnh Tường đã nhanh chóng nắm bắt và triển khai nhiều hoạt động theo
đường lối, chủ trương của Đảng với các hình thức: mít tinh, biểu tình, chống
khủng bố... Các tổ chức nơng hội đỏ và phụ nữ giải phóng ở Đại Đồng là cơ
sở, đầu mối tiếp nhận sự lãnh đạo của Đảng, sau đó lan rộng ra các xã Thượng
Trưng, Vũ Di... Các hoạt động rải truyền đơn, treo cờ kỷ niệm ngày Quốc tế
lao động 01/05/1930 diễn ra ở nhiều nơi như Đại Đồng, Tam Phúc, Chợ
Rưng... thu hút được đông đảo bà con trong phiên chợ chú ý, gây được ấn
tượng sâu sắc về hoạt động của Đảng trên đất Vĩnh Tường.
Giữa năm 1941, trước sự khủng bố điên cuồng của địch, phong trào

cách mạng ở Vĩnh Tường gặp nhiều khó khăn; hàng loạt cơ sở bị vỡ nhiều
cán bộ Đảng viên và quần chúng trung kiên bị sa vào tay địch, nhiều đồng chí
trong Ban cán sự Tỉnh bị bắt.
Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Tường đã kiên cường chiến đấu giữ đất, giữ
làng, thực hiện “giặc đến ta đi, giặc đi ta về”, bám làng bám đất để chiến đấu.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Vĩnh Tường đoàn kết một lịng, tích

11


cực tăng gia, lao động sản xuất. Nhân dân Vĩnh Tường khơng những đã vượt
qua nạn đói mà cịn huy động được hàng ngàn tấn lương thực, thực phẩm cho
bộ đội và tiếp tế, chi viện cho tiền tuyến để cùng qn dân cả nước lập nên kì
tích của chiến dịch Điện Biên Phủ.
Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, quân và dân Vĩnh
Tường đã chiến đấu 312 trận, tiêu diệt 3.500 tên địch, bắt sống gần 1.000 tên,
thu nhiều vũ khí và các phương tiện chiến tranh khác của địch. Tồn huyện đã
qun góp gần 10.000 đồng Đông Dương cùng nhiều quần áo, vật dụng cho
bộ đội, ủng hộ được 2 kg vàng, 21 kg bạc và hàng trăm đồng, góp phần chiến
thắng thực dân Pháp xâm lược.
Hịa bình lập lại ở miền Bắc, Vĩnh Tường gặp mn vàn khó khăn
trong cơng cuộc khơi phục và phát triển kinh tế do phải hàn gắn các vết
thương chiến tranh. Nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân trong huyện
đã hăng hái lao động sản xuất, khai hoang phục hóa hàng trăm mẫu ruộng
quanh đồn, bốt địch.
Trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, Đảng bộ và nhân dân Vĩnh
Tường ln đi đầu trong phong trào đóng góp sức người, sức của cho tiền
tuyến. Với khẩu hiệu “Thóc khơng thiếu một cân, quân không thiếu một
người”, Vĩnh Tường đã cố gắng hết sức mình vì miền Nam ruột thịt. Bình
quân hàng năm, Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Tường đóng góp 6.000 tấn lương

thực, 1.800 tấn thực phẩm, tỉ lệ đóng góp lương thực thực phẩm của huyện
bằng 1/3 tổng số đóng góp lương thực thực phẩm của tỉnh.
Khi giặc Mỹ mở cuộc chiến tranh bằng không quân bắn phá miền Bắc,
huyện Vĩnh Tường đã thành lập một đại đội trực chiến cấp huyện, mỗi xã
thành lập một đại đội dân quân tự vệ để sẵn sàng chiến đấu.
Trải qua nhiều cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và xây dựng,
bảo vệ Tổ Quốc, Vĩnh Tường có 3.520 liệt sỹ; 1.958 thương binh; 186 người
được công nhận là nạn nhân chất độc da cam và hàng ngàn gia đình có cơng

12


với cách mạng Việt Nam. Từ những thành tích, cơng lao, đóng góp to lớn đó,
trong suốt q trình đấu tranh, Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Tường đã vinh dự
được Đảng, Nhà nước trao tặng nhiều Huân chương, Huy chương lao động,
kháng chiến các hạng cho tập thể và cá nhân. Đặc biệt, huyện Vĩnh Tường và
8 xã đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân
thời kỳ chống Pháp.
Như vậy, bằng trí tuệ, tài năng và sức lực của mình, Vĩnh Tường càng
vững bước trên con đường đổi mới khi mà cơ hội đầu tư đang mở ra những
tương lai sáng lạng. Chắc chắn trong tương lai không xa, Vĩnh Tường sẽ vươn
lên ngang tầm thời đại, xứng đáng với truyền thống của miền quê văn hiến
anh hùng.
1.3. Tình hình kinh tế huyện Vĩnh Tường trước năm 1996.
Thắng lợi của dân tộc Việt Nam trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy
mùa Xuân 1975 có ý nghĩa vơ cùng to lớn. Trong niềm vui chung của cả
nước, Đảng bộ và nhân dân huyện Vĩnh Tường bắt tay vào thực hiện nhiệm
vụ khôi phục, phát triển kinh tế. Phát huy truyền thống cách mạng, cần cù,
chịu khó, nhân dân huyện Vĩnh Tường đã vượt qua mọi khó khăn, giành được
những được thành tựu đáng tự hào.

Hịa chung vào khơng khí đó, Đại hội Đại biểu lần thứ XIX (1976)
được tiến hành. Đại hội đã khẳng định và biểu dương thành tích chung của
Đảng bộ, chính quyền, mặt trận cùng các đồn thể, các tầng lớp nhân dân toàn
huyện đối với sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, góp phần giải phóng hồn tồn
miền Nam, thống nhất đất nước; đồng thời nêu bật những kết quả đạt được
trong một năm phấn đấu sau ngày vui đại thắng.
Các nghị quyết 22, 24 của Trung ương Đảng, các chỉ thị 208, 209 của
Ban bí thư Trung ương Đảng đã được Đảng bộ quán triệt và thực hiện có hiệu
quả. Đảng bộ đã xác định được bước đi phù hợp với nền sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp và lưu thông phân phối.

13


Đặc biệt là mùa xuân 1976, toàn huyện đã mở chiến dịch chuyển dần
lên đồi cho 4 xã vùng Thổ Tang với lực lượng lao động trên 30.000 người,
trong 15 ngày di chuyển 2.059 hộ với 4.700 ngôi nhà, giải phóng 500 ha đất
giành cho sản xuất nơng nghiệp.
Để khắc phục những khuyết điểm, từng bước vươn lên, đáp ứng yêu
cầu giai đoạn mới, Đại hội đã đề ra phương hướng nhiệm vụ 2 năm (19761977). Nhờ đó diện tích gieo trồng (tháng 5/1976 đến tháng 6/1977) đã tăng
gần 2.000 ha so với năm 1975. Nét nổi bật là công tác khai hoang phục hóa
được triển khai mạnh nhất, đạt kết quả cao nhất so với trước. Tổng cộng cả
hai hình thức làm tập trung và phân tán tồn huyện có tới 1.559 ha diện tích
mới khai hoang phục hóa.
Chăn ni phát triển khá tồn diện. Tổng đàn gia súc tăng khá nhanh so
với năm trước cả về số lượng và chất lượng; đàn lợn nái có chiều hướng phát
triển tốt. Đàn vịt đều tăng nhanh, cá nuôi thêm 10 vạn con. Hơn 50% số hợp
tác xã trong huyện đã hồn thành chỉ tiêu nghĩa vụ thực phẩm [32; 202].
Cơng tác trồng cây có tiến bộ rõ nét. Hầu hết các hợp tác xã đã thành
lập được Đội chuyên, có kế hoạch khoanh vùng trồng và bảo vệ. Nhiều hợp

tác xã có vườn ươm tốt (như Phù Lập) và làm cả nhiệm vụ cung cấp cây
giống thực phẩm cho dân. Một số hợp tác xã có kế hoạch làm ăn lớn, khoanh
trồng từng vùng để kinh doanh. Trong một năm, tồn huyện đã trồng 2 triệu
cây, khoanh ni 4.000 ha, khai thác trên 1 vạn m3 gỗ so với năm 1975.
Tháng 02/1979 xảy ra chiến tranh trên toàn tuyến biên giới phía Bắc,
đất nước ta đứng trước tình hình vừa có hịa bình vừa có chiến tranh, phải
giành một phần quan trọng sức người, sức của để củng cố quốc phòng sẵn
sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc và làm trịn nghĩa vụ quốc tế.
Trước u cầu đó, Đại hội Đại biểu Đảng bộ Vĩnh Tường lần thứ XXI
(8/1979) đã được tổ chức. Đại hội khẳng định “ trong 5 năm chúng ta đã làm được
một khối lượng công việc bằng hàng chục năm trước đây cộng lại” [1; 42].

14


Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, lâm nghiệp tuy gặp khó khăn về
vật tư, tiền vốn, song các ngành vẫn có cố gắng đạt được một số thành tích
đưa tổng giá trị công nghiệp đạt 2,5 triệu đồng. Sản phẩm gỗ đạt 17.000 m3.
Trồng rừng đạt 100% kế hoạch, trồng cây phân tán 1,5 triệu cây (100% kế
hoạch) [32; 284].
Tuy nhiên, trong công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, phương hướng,
mục tiêu, biện pháp chưa rõ ràng. Các hợp tác xã, thủ cơng nghiệp cịn yếu
kém, cơng nghiệp chế biến chưa hình thành. Vì vậy, thu nhập về tiểu thủ cơng
nghiệp cịn rất thấp.
Cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp tuy gặp khó khăn về vật tư, tiền vốn
và thời tiết bất lợi nhưng Đảng bộ đã tập trung chỉ đạo khắc phục kịp thời,
phát triển nghề làm mật đường từ cây mía ở Vĩnh Ninh, Vĩnh Thịnh, An
Tường... nghề trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa ở Yên Lập, Vân Xuân... nghề đan
cót ở Bích Chu. Đặc biệt làng nghề lâu đời nhất phải kể đến là làng rèn ở
Thùng Mạch, Lý Nhân, nghề nẩu rượu ở Vân Giang, nghề dệt vải ở Vân Ổ,

Vân Xn. Chính vì thế, trong dân gian cịn truyền lại:
“ Lụa Chàng, vải Ĩ khốn khó cũng mua”.
Năm 1981, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị 100 về khốn sản
phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp. Chỉ thị 100
ra đời như một luồng gió mới thổi vào nơng nghiệp, được bà con xã viên hợp
tác xã nhiệt tình hoan nghênh và hăng hái thực hiện.
Tiếp đến Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XXII (1/1982) đã
đánh giá toàn bộ các mặt hoạt động của Đảng trong thời gian qua, đồng thời
đề ra phương hướng, mục tiêu cho thời kỳ mới (1982 - 1985).
Tình hình kinh tế trong những năm 1982 – 1985 rất căng thẳng, bức
xúc. Đó là thời điểm đất nước ta bị cấm vận, vừa phải đối phó với các cuộc
chiến tranh biên giới Tây Nam và phía Bắc, hậu quả để lại cịn nặng nề, lại bị
nhiều trận bão lụt tàn phá nghiêm trọng. Tại Vĩnh Phúc nói chung và Vĩnh

15


Tường nói riêng, đời sống của nơng dân cũng như công nhân viên chức rất
bấp bênh, lương thực thiếu thốn, thực phẩm khan hiếm, hàng tiêu dùng vừa
hiếm, vừa đắt đỏ ảnh hưởng rất lớn đến mọi lĩnh vực hoạt động. Một số doanh
nghiệp trả lương bằng sản phẩm hoặc thơng qua khốn sản phẩm, đời sống
nhân dân gặp rất nhiều khó khăn.
Đại hội Đại biểu tồn quốc lần thứ VI của Đảng (12/1986), đánh dấu
một bước ngoặt quan trọng, mở đầu cho cơng cuộc đổi mới tồn diện đất
nước. Đường lối đổi mới đã thổi một luồng gió mới, khơi dậy và nhân lên
những tiềm năng to lớn, giải phóng năng lực tiềm tàng của nhân dân, tạo nên
một sức bật mới trên các lĩnh vực của cả nước.
Bước vào công cuộc đổi mới, Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Tường có
những thuận lợi và khó khăn nhất định. Thuận lợi cơ bản là có Nghị quyết Đại
hội VI soi sáng và các Nghị quyết của Bộ chính trị, Quyết định của Hội đồng

Bộ trưởng về vấn đề giao quyền chủ động cho cơ sở. Quá trình tiến hành Đại
hội Đảng các cấp đã tạo ra khí thế mới thúc đẩy các mặt hoạt động kinh tế xã hội. Về khó khăn, nguyên liệu sản xuất, tiền vốn vẫn tiếp tục mất cân đối,
những khuyết điểm trong việc thực hiện giá lương – tiền và thiên tai lũ lụt đã
tác động mạnh đến sản xuất và đời sống nhân dân.
Phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn. Đảng bộ và nhân dân các xã
trong huyện bước vào thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, văn hóa, xã hội.
Về sản xuất nông nghiệp: mặc dù bị lũ lụt nặng nề, nhưng với quyết
tâm cao trong sản xuất, các xã đã gieo trồng được 31.972 ha đạt 96,2% kế
hoạch. Diện tích gieo trồng tăng, sản lượng lúa cũng tăng lên, tổng sản lượng
lương thực quy ra thóc năm 1986 đạt 77.482 tấn.
Năm 1987 là năm đầu tiên huyện thực hiện Nghị quyết Đại hội VI của
Đảng, theo tinh thần đổi mới của Nghị quyết, huyện tập trung chỉ đạo điều
hành các chương trình kinh tế - xã hội nên sản xuất nơng nghiệp có bước phát
triển khá. Tổng diện tích gieo trồng đạt 33.470 ha, tăng 150 ha so với năm

16


1986. Năng suất lúa cả năm bình quân đạt 57,5 tạ/ha, bình quân lương thực
đầu người là 290.9 kg/người.
Năm thứ hai thực hiện Nghị quyết Đại hội VI, kinh tế trong huyện có
bước phát triển, đời sống nhân dân được nâng lên từng bước. Huyện chỉ đạo
đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ chính trị về đổi mới cơ chế quản lý
trong nơng nghiệp. Ngày 22/05/1988, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đã về
thăm Vĩnh Tường, kiểm tra thực hiện khoán 10 ở xã Vân Xuân. Một số nơi
trong huyện đã mạnh dạn thực hiện cơ chế khoán thanh toán gọn. Ở Ngũ Kiên
Đảng bộ đã chỉ đạo thí điểm chia 36 mẫu đất 5% (chỉ thu thuế thủy lợi). Với
các ngành nghề khác nhau như chăn nuôi, thủ công, dịch vụ cũng được thực
hiện theo cơ chế khoán. Kết quả đã tạo ra một bước chuyển biến lớn lao, kinh
tế tăng trưởng nhanh chóng. Tổng kết mơ hình, nhân rộng ra tồn huyện, Vĩnh

Tường trở thành nơi đi đầu trong thực hiện Nghị quyết 10 của cả nước.
Tháng 01/1989, Đại hội Đảng bộ huyện Vĩnh Tường lần thứ V được
tiến hành. Đại hội đã kiểm điểm, đánh giá những kết quả đạt được của Đảng
bộ và nhân dân trong huyện nhiệm kỳ 1986 – 1988; đồng thời đề ra những
nhiệm vụ cho nhiệm kỳ tới. Đại hội xác định phương hướng chung của nhiệm
kỳ 1989 – 1991 là: coi nông nghiệp thực sự là mặt trận hàng đầu, tập trung
vào phát triển ba chương trình kinh tế lớn là lương thực – thực phẩm, hàng
tiêu dùng, hàng xuất khẩu.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, nhân dân các xã trong huyện đã đạt
những kết quả khích lệ trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Trong hai năm
1989 – 1990, huyện tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, tăng cường đầu
tư áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đổi mới cơ cấu giống, tạo
ra chuyển biến trong thâm canh.
Vụ đông tiếp tục phát triển đã trở thành vụ sản xuất chính. Hệ số sử
dụng đất tăng từ 2,09 lần (1987) lên 2,12 lần (1990). Tổng sản lượng lương
thực quy ra thóc bình quân hai năm 1989 – 1990 đạt 85.201 tấn. Trong đó,

17


thóc tăng 3,04%, đỗ tương tăng 454 tấn, cây dâu tằm phát triển khá tạo ra giá
trị kinh tế gấp hai lần trồng màu trên cùng diện tích.
Cùng với trồng trọt, huyện phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm và thả
cá. Năm 1986, thực hiện Nghị quyết phát triển chăn nuôi – thủy sản, đã đạt
nhiều kết quả. Tổng đàn bò đạt 13.187 con (1986) và tăng lên 21.517 con
(1990); đàn lợn đạt 62.633 con. Đặc biệt, nghề nuôi thả cá được chú ý, sản
lượng cá đạt 1.000 tấn/năm vào năm 1990 – là sản lượng từ khi thực hiện nuôi
trồng thủy sản.
Tuy đạt được một số kết quả, nhưng sản xuất nơng nghiệp phát triển
chưa tồn diện và chưa vững chắc. Bình qn lương thực đầu người cịn thấp

(315 kg/người/năm), giá lương thực trên thị trường giảm. Lạc, đay khơng xuất
khẩu được, cây mía giá bấp bênh.
Về sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khi chuyển sang mơ
hình tổ chức và cơ chế quản lý mới nhiều cơ sở sản xuất tự lo về vật tư,
nguyên liệu, vốn và tiêu thụ sản phẩm nên gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy, một
số cơ chế sản xuất, hợp tác xã khắc phục tình trạng thiếu than, điện, sắt duy trì
sản xuất, giá trị tổng sản lượng đạt 66,69 triệu đồng (1987). Một số tổ hợp sản
xuất mới được thành lập và đi vào sản xuất theo quyết định 27, 28 của Hội
đồng Bộ trưởng, có nhiều triển vọng, tạo ra nhiều sản phẩm mới như đường,
thức ăn gia cầm, gia súc. Năm 1990, huyện thực hiện việc giao quyền tự chủ
cho các đơn vị sản xuất kinh doanh, nên các đơn vị đã năng động hơn.
Công tác giao thông vận tải được các ngành, các cấp quan tâm thích
đáng. Vốn đầu tư cho cơng trình giao thơng 12,6 triệu đồng. Mạng lưới giao
thơng thuận tiện, khuyến khích các cơ sở sản xuất, các hợp tác xã mua bán và
tư nhân phát triển thêm ô tô vận tải. Trong nông thơn nhiều hộ có xe cải tiến
và xe trâu bị kéo. Phong trào làm đường giao thông phát triển mạnh ở nhiều
xã. Một số tuyến đường trục huyện được duy trì, bảo dưỡng, làm mới như Vũ
Di đi Thổ Tang. Giao thông nông thôn tiếp tục phát triển.

18


Công tác thủy lợi, tập trung chủ yếu vào tu sửa kênh mương, bảo đảm
tưới tiêu và đắp đê phòng lụt. Toàn huyện đã đắp 24 km đê, bồi cao trên báo
động II 60 cm. Nhiều trạm bơm được xây dựng có tác dụng lớn trong việc
bơm nước phục vụ nông dân trồng cây. Việc chống lụt, hạn được giải quyết
tương đối vững chắc trên phạm vi toàn huyện trong đồng và ngoài bãi.
Về hoạt động thương mại, phân phối lưu thơng và tài chính ngân hàng.
Sau khi xóa bỏ dần cơ chế bao cấp, thị trường có nhiều biến động, đời sống
người hưởng lương và sinh hoạt của người dân cịn khó khăn. Với cơ chế

mới, việc lưu thơng vật tư, hàng hóa trên thị trường thơng thống, nhiều thành
phần kinh tế tham gia, giá cả các mặt hàng tương đối ổn định. Đặc biệt lưu
thông lương thực trên thị trường có tác động lớn đến việc ổn định đời sống
nhân dân và ổn định giá cả.
Công tác tài chính, tiền tệ và tín dụng gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy,
ngành tài chính vẫn cố gắng đáp ứng được những nhu cầu thu chi thường
xuyên. Ngành ngân hàng có thay đổi cơ bản trong cơ chế quản lý, hạn chế lạm
phát qua thẻ tín dụng, xử lý nợ quá hạn, tạo điều kiện về vốn cho các ngành
sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu thu chi tiền mặt trên địa bàn huyện
Vĩnh Tường.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII và các Nghị
quyết của Ban chấp hành Trung ương, Đảng bộ và nhân dân huyện đã thực
hiện phương châm “Đẩy mạnh phát triển sản xuất gắn liền với giảm nhanh
nhịp độ tăng dân số”. Chủ trương tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ
thuật, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, sử dụng các
loại giống mới, giống thuần chủng cấp I có năng suất cao, tạo ra chuyển biến
mới về trình độ luân canh, xen canh gối vụ, mở mang hoạt động dịch vụ phục
vụ sản xuất, đảm bảo cho nơng nghiệp có tốc độ phát triển nhanh theo hướng
sản xuất hàng hóa. Diện tích gieo trồng tăng, hệ số sử dụng đất từ 2,17 lên

19


2,37 lần. Giá trị sản lượng cây vụ đông đạt 30.163 triệu đồng/ha. Năng suất
bình quân hai vụ đạt 59,5 tạ/ha.
Huyện tập trung phát triển nông nghiệp trên cơ sở áp dụng kỹ thuật,
giống mới vào thâm canh, tăng năng suất cây lương thực, chuyển đổi và bố trí
lại cơ cấu cây trồng hợp lý, tăng cây công nghiệp, cây thực phẩm có giá trị
kinh tế cao. Do vậy năm 1995, tổng sản lượng lương thực đạt 110.000 tấn,
diện tích lúa đạt 22.000 ha. Cây ngô và cây công nghiệp, cây thực phẩm khác

diện tích tăng dần, trong đó cây ngô đạt 18.000 tấn.
Chăn nuôi phát triển ổn định, đàn lợn và gia cầm tăng. Chất lượng đàn
gia súc được chọn lọc, thuần chủng. Xuất hiện nhiều mơ hình chăn ni có
sản lượng và giá trị hàng hóa cao. Một số xã cịn ni lợn giống, baba, ếch.
Xã Vĩnh Sơn phát triển ni rắn, có hộ thu lãi từ 10 – 20 triệu đồng/năm.
Chăn nuôi cá được khôi phục nhất là nuôi cá giống, cá thịt trên mặt nước
chảy, nước tĩnh, ao hồ như Vũ Di, Vĩnh Thịnh… có tới 150 lồng nuôi cá.
Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tạo hiệu quả cao, phát
triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo hướng đa dạng hóa về
thành phần, hình thức, sản xuất, sản phẩm, huyện đã sắp xếp lại một số cơ sở
quốc doanh, tập thể, thay đổi phương thức quản lý cho phù hợp với tình hình
mới, chú trọng khai thác mọi ngành nghề kinh tế gia đình. Thay đổi về cách
nhìn nhận vai trị, vị trí cũng như phương thức quản lý, điều hành sản xuất,
Đảng bộ và nhân dân các xã đã tạo được mơ hình sản xuất tiểu thủ cơng
nghiệp phù hợp với điều kiện tình hình ở địa phương, chú trọng phát triển các
ngành nghề truyền thống: rèn, mộc, xay xát… Nhờ đó giá trị sản lượng cơng
nghiệp – tiểu thủ công nghiệp năm 1995 đạt 7,8 tỷ đồng. Tỷ trọng giá trị hàng
hóa cơng nghiệp năm 1993 là 50%, tăng 8% so với năm 1990.
Để tạo điều kiện phát triển sản xuất hàng hóa, UBND (Ủy ban nhân
dân) huyện đã ban hành quy định tạo ra môi trường thuận lợi cho lưu thông,
thương nghiệp, dịch vụ. Các dịch vụ về cung ứng vật tư, xăng dầu, điện, thủy

20


nơng, phân bón, thuốc trừ sâu tương đối ổn định. Thực hiện chủ trương xây
dựng nông thôn mới của Đảng, các trung tâm kinh tế, thị trấn, thị tứ được
hình thành, chuyển dần một phần lao động nông nghiệp sang làm thương
nghiệp và dịch vụ, năm 1993 đã có 4.650 lao động chuyển sang làm ngành
nghề khác. Hoạt động kinh doanh diễn ra sôi nổi ở Thổ Tang, Vĩnh Thịnh,

Ngũ Kiên… Hệ thống chợ nông thôn được củng cố, nhiều chợ mới được xây
dựng như chợ Thổ Tang, chợ Vũ Di, chợ Tứ Trưng… Các bến xe khách đi
Vĩnh Yên, Việt Trì, Hà Nội được mở rộng, tạo sự giao lưu buôn bán giữa
Vĩnh Tường và các tỉnh lân cận, các xã trong huyện. Thương nghiệp quốc
doanh và thương nghiệp tư nhân phát triển năng động với nhiều hình thức
kinh doanh, trên nhiều địa bàn tạo nên một thị trường sôi động, đáp ứng được
yêu cầu tiêu dùng, trao đổi hàng hóa của nhân dân.
Bước đầu vận dụng có hiệu quả cơ chế quản lý mới, Vĩnh Tường đã
thúc đẩy được nền kinh tế phát triển, từng bước tăng cường về cơ sở vật chất
phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt, tạo tiền đề cho bước phát triển cao hơn.
Huyện đã kêu gọi vốn đầu tư, tranh thủ sự giúp đỡ của Trung ương, tỉnh và
sức đóng góp của nhân dân để xây dựng các tuyến đường, cầu cống, hồ, đập,
trạm bơm và các trụ sở cơ quan. Kết quả thực hiện chương trình “Giao thơng
nơng thơn”, đến năm 1995, toàn huyện đã tu bổ nâng cấp 422 km đường, làm
được 5,45 km đường nhựa.
Hoạt động tài chính, ngân hàng thực hiện thu đúng, thu đủ thuế, Ủy ban
nhân dân huyện đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã tăng cường quản lý
thuế bằng biện pháp thành lập Hội đồng tư vấn phân hạng đất. Đăng ký quản
lý kinh doanh, điều chỉnh mức doanh thu, gắn việc phát triển khai luật thuế
nông nghiệp với đẩy mạnh chống thất thu cho ngân sách. Người nông dân
được vay vốn đầu tư cho sản xuất. Trong hai năm 1994 – 1995, ngân hàng đã
huy động được 20,3 tỷ đồng cho 14.610 hộ sản xuất.

21


×