Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Tài liệu Phân tích tài chính công ty Hải Hà 2 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.74 KB, 4 trang )

1. Phương pháp P/E
Với giả thiết là công ty không phát hành thêm cổ phiếu vào năm 2010, và tiếp tục tăng
trưởng đều với g=12,6%, ta có bảng sau:
g 12,6%
r 17,4626%
Tỉ lệ chi trả cổ tức = D/EPS 39,44%
EPS 4 quí gần nhất 3.803
Theo công thức ta có:
P/E = tỉ lệ chi trả cổ tức x (1+g)/(r-g)
= 0,3944 x (1+0,126)/(0,174626-0,126)
= 9.133 tỉ số này cao hơn trung bình của kinh đô , BBC, NDK nên cho thấy, thị trường kỳ
vọng Hải Hà sẽ ăn nên làm ra trong thời gian tới.
EPS
1
= EPS
0
x (1+g)
= 3803 x (1+0,126)
= 4282,178
Po = P/E x E
0
= 4.282,178 x 9,133 = 39.109,13
Theo phương pháp P/E, nhận thấy giá cổ phiếu HHC trên thị trường vào thời điểm đầu
năm 2010 là 52.000 lớn hơn giá trị định giá rất nhiều. Vậy thị trường đang định giá quá cao cổ
phiếu Hải Hà, Nếu nhà đầu tư đầu tư vào cổ phiếu Hải Hà trong hiện tại thì có thể sẽ gặp phải rủi
ro giá xuống trong thời gian tới.
Tuy nhiên, do thị trường chứng khoán Việt Nam chưa hiệu quả, giá cả chưa phản ánh đúng thông
tin thị trường, do đó, phương pháp này ít được vận dụng và chỉ có tính chất tham khảo.
Sau khi đã định giá cổ phiếu của Hải Hà bằng phương pháp DDM và P/E ta thấy giá cổ phiếu
được định giá ngày 21/5 này ở hai phương pháp chênh nhau khoảng 4.000 VND, mức chênh lệch
không đáng kể. Điều này càng chứng minh rằng, cổ phiếu Hải Hà đang được định giá quá cao trên


thị trường, tiềm ẩn rủi ro cho nhà đầu tư trong tương lai.
3. Phương pháp giá trị tài sản ròng
Giá trị TS ròng là giá bán của tất cả các bộ phận cấu thành nên TS của DN trên thị trường
(bao gồm cả đất đai, TS cố định, hàng hóa…) vào thời điểm định giá DN sau khi đã trừ đi các
khỏan nợ của DN được tính theo công thức:
Giá trị tài sản ròng thuộc về CSH DN = tổng giá trị TS phục vụ SXKD – các khỏan nợ bên
phần nguồn vốn của bảng cân đối kế toán
Dựa vào bảng cân đối kế toán ta có tổng tài sản phục vụ sản xuất kinh doanh của HHC là:
Tổng tài sản 181.592
Các khoản đầu tư tài chính 9.500
Tài sản cho SXKD 172.092
Đơn vị: triệu đồng
Giá trị các khoản nợ của doanh nghiệp là 52.629 triệu đồng
1
Vậy giá trị tài sản ròng thuộc về chủ sở hữu doanh nghiệp là 172.092 – 52.629 = 119.463 triệu
đồng.
Giá trị tài sản ròng trên mỗi cổ phiếu là: 119.463.000.000/ 5,475,000 = 21.819
21.819 có thể coi như là giá trị tối thiểu mà chủ sở hữu doanh nghiệp sẽ có thể nhận được trong
trường hợp rủi ro doanh nghiệp bị thanh lí tài sản. Giá trị tài sản ròng trên mỗi cổ phiếu thấp hơn
rất nhiều so với giá cổ phiếu hiện hành, và so với giá cổ phiếu được định giá bằng các phương
pháp ở trên. Nguyên nhân chính dẫn tới sự sai biệt này là do phương pháp này tập trung vào chênh
lệch giữa giá trị của tài sản phục vụ SXKD và giá trị nợ của doanh nghiệp mà không đề cập tới
phần giá trị xuất phát từ lợi nhuận và trả cổ tức. Cụ thể, phương pháp này chú trọng vào giá trị của
tổng tài sản thuộc về chủ sở hữu doanh nghiệp còn các phương pháp khác lại chú trọng vào sự
tăng trưởng của cổ tức; phương pháp này chưa cho thấy được tốc độ tăng trưởng của công ty. Đây
cũng là nhược điểm của phương pháp NAV này, vì nó chỉ là phép cộng đơn thuần các tài sản hiện
có của Hải Hà chứ không phải là hiệu quả sử dụng và khai thác tài sản để tạo ra lợi ích kinh tế
tương lai cho các cổ đông. Sự khác biệt ở đây một phần cũng được lí giải bởi phương pháp chưa
thể hiện được sự kỳ vọng của thị trường vào cổ phiếu công ty, và giá trị các khoản nợ của doanh
nghiệp ở đây tương đối lớn. Trên thực tế, phương pháp này có giá trị không cao và ít được sử

dụng.
1
Bảng cân đối kế toán quý 1 năm 2010
Kết luận: từ các phương pháp định giá cổ phiếu ở trên có thể thấy rằng, nhìn chung, cổ phiếu của
Hải Hà đang được thị trường định giá cao hơn so với giá trị thật của nó rất nhiều. Nhà đầu tư
không nên mua ngay cổ phiếu Hải Hà ở thời điểm hiện tại vì tương lai cổ phiếu có thể rớt giá.

×