Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Ứng dụng phương pháp công tác xã hội trong việc nâng cao năng lực cho trẻ mồ côi hòa nhập cộng đồng (nghiên cứu trường hợp tại xã quỳnh bá huyện quỳnh lưu tỉnh nghệ an)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 108 trang )

Tr-ờng Đại học Vinh
Khoa lịch sử
********************

Ngô thị ph-ợng

Khóa luận tốt nghiệp đại học
ứng dụng ph-ơng pháp công tác xà hội trong việc nâng
cao năng lực cho trẻ mồ côi hòa nhập cộng đồng.
(Nghiên cứu tr-ờng hợp tại xà Quỳnh Bá huyện Quỳnh L-u tỉnh Nghệ An)

Chuyên ngành: công tác xà hội

Vinh, năm 2012

1


Tr-ờng Đại học Vinh
Khoa lịch sử
********************

NGÔ THị PHƯợNG

Khóa luận tốt nghiệp đại học
ứng dụng ph-ơng pháp công tác xà hội trong việc nâng cao
năng lực cho trẻ mồ côi hòa nhập cộng đồng.
(Nghiên cứu tr-ờng hợp tại xà Quỳnh Bá huyện Quỳnh L-u tỉnh Nghệ An)

Chuyên ngành: công tác xà hội
Khóa 49 lớp 49b1 công tác xà hội



Giáo viên h-ớng dẫn: phan thị thúy hà

vinh, năm 2012
2


PHẦN MỞ BÀI
1. Lý do chọn đề tài
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai…” Trẻ em (TE) luôn là niềm hi vọng,
là niềm hạnh phúc của gia đình, là chủ nhân tương lai của đất nước, là lớp
công dân đặc biệt, là nguồn nhân lực tương lai, là lớp thế hệ kế tục sự nghiệp
phát triển của đất nước và là mối quan tâm của toàn xã hội. Sự phát triển của
lồi người nói chung và mỗi quốc gia nói riêng chính là sự thay thế các thế hệ
kế tiếp nhau, thế hệ này thay cho thế hệ trước. Nếu khơng có thế hệ trẻ em sẽ
khơng có sự phát triển kế tục lịch sử của mỗi gia đình, mỗi dân tộc, mỗi quốc
gia và cũng khơng có sự phát triển của nhân loại.
Theo quan niệm coi con người là tiền đề, là cơ sở quan trọng nhất của
mọi sự phát triển kinh tế - xã hội, luôn luôn là tư tưởng nhất quán và xuyên
suốt của Đảng: “Con người là vốn quý nhất, mà thiếu niên nhi đồng lại là cái
vốn quý nhất trong cái vốn quý đó”(Hồ Chí Minh – tồn tập). Quan điểm này
đã được Đảng và Nhà nước ta thể hiện trong mọi chương trình, chính sách
phát triển đất nước. Để trẻ em có thể phát triển toàn diện về cả mặt tinh thần
lẫn vật chất thì trẻ em cần nhận được sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương và
giúp đỡ thường xuyên của gia đình và tồn xã hội nhất là đối với nhóm trẻ em
có hồn cảnh đặc biệt khó khăn (TECHCĐBKK) như: TE mồ côi; TE lang
thang; TE bị lạm dụng sức lao động; TE bị xâm hại tình dục; TE khuyết tật…
Giải quyết những vấn đề liên quan tới TEHCĐBKK sẽ góp phần tạo nên sự
bền vững của quốc gia, đó cũng là trách nhiệm và nghĩa vụ của toàn xã hội.
Bảo vệ trẻ em là một lĩnh vực đặc thù trong hoạt động CTXH và được

áp dụng những kiến thức, kỹ năng, giá trị đạo đức nghề nghiệp để thực hiện
và đảm bảo sự an toàn, phát triển toàn diện cho trẻ em nói chung và
TECHCĐBKK nói riêng. Hiện nay đa phần TEHCĐB đang sống trong hồn
cảnh khó khăn, các em hàng giờ, hàng ngày mong muốn có được một cuộc

3


sống bình thường như bao người bạn cùng trang lứa khác. Theo số liệu thống
kê năm 2007 của viện dinh dưỡng quốc gia: ở nước ta còn khoảng 2,6 triệu trẻ
em suy dinh dưỡng cần dược chăm sóc và bảo vệ. Và hiện nay cả nước vẫn
còn 1,53 triệu TECHCĐB chiếm 6% so với tổng trẻ em và 1,79% so với dân
số (theo số liệu thống kê ngày 04/01/2011). Cũng chính trên cơ sở đó đã có
rất nhiều chính sách, chương trình chăm sóc, hỗ trợ trẻ em nói chung và
TECHCĐB nói riêng. Tuy nhiên sự hỗ trợ hầu như chỉ mang tính tạm thời
chưa bền vững, điều này ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ em mà
trẻ em lại là đối tượng dễ bị tác động và để lại nhiều hậu quả lâu dài. Làm sao
để TECHCĐB có đầy đủ điều kiện và cơ hội phát triển hài hòa cả thể chất và
tâm lý là điều mà những người làm công tác BVCS và GDTE và nhân viên
Công tác xã hội (CTXH) luôn phải cố gắng để có được những giải pháp hiệu
quả giúp TECHCĐB có một cuộc sống tốt đẹp hơn.
CTXH là một ngành khoa học, là một nghề mang tính ứng dụng cao.
CTXH đã và đang bước đầu tạo dựng những nền tảng và khẳng định vị thế
trong việc giải quyết các vấn đề xã hội. CTXH cá nhân là một trong những
phương pháp can thiệp chính của ngành CTXH, tuy nhiên hiện nay chưa có
nhiều nghiên cứu vận dụng phương pháp này để can thiệp cho đối tượng một
cách hiệu quả và bền vững. Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về TECHCĐB
nhưng phần lớn nó mang tính vĩ mơ tìm hiểu về thực trạng, nguyên nhân và
đưa ra giải pháp mà ít tiếp cận tới việc vận dụng phương pháp CTXH theo
hướng chun nghiệp mang tính vi mơ giúp cá nhân phát huy tiềm năng của

mình để họ tự giải quyết vấn đề mình đang gặp phải mang tính bền vững hơn.
Vì thế, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Ứng dụng phương pháp
công tác xã hội trong việc nâng cao năng lực cho trẻ mồ cơi hịa nhập cộng
đồng”.(Nghiên cứu trường hợp tại xã Quỳnh Bá – huyện Quỳnh Lưu – tỉnh
Nghệ An).

4


Với mong muốn vận dụng phương pháp trong CTXH đã học vào thực
tiễn nhằm giúp đỡ trẻ mồ côi giải quyết vấn đề khó khăn mà trẻ đang gặp phải
trong cuộc sống, từ đó giúp nâng cao năng lực để trẻ tự tin và hòa nhập cuộc
sống phát triển một cách toàn diện.
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
2.1 Ý nghĩa khoa học
Đề tài vận dụng kiến thức, kỹ năng CTXH nói chung và CTXH cá nhân
nói riêng nhằm xem xét các mối tương tác giữa NVXH và trẻ mồ cơi với gia
đình, bạn bè, trường học và cộng đồng. Nghiên cứu vận dụng các lý thuyết
(thuyết nhu cầu xã hội của A.Maslow, lý thuyết nhận thức hành vi và lý
thuyết hệ thống…) và các kỹ năng CTXH nhằm thực hiện tiến trình can thiệp
giúp thân chủ giải quyết vấn đề, nâng cao năng lực hòa nhập cộng đồng.
Đồng thời kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung, cung cấp thêm
nguồn lý luận phong phú cho việc ứng dụng các lý thuyết và các phương pháp
nghiên cứu, thực hành với trẻ nói chung và trẻ mồ cơi nói riêng.
2.2 Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu này được tiến hành với việc ứng dụng phương pháp CTXH
cá nhân để can thiệp thân chủ nhằm nâng cao năng lực cho trẻ mồ côi ở xã
Quỳnh Bá.
- Việc ứng dụng tốt tiến trình sẽ mang lại những lợi ích thực sự thiết
thực cho thân chủ thông qua quan hệ tương tác với thân chủ giúp họ giải

quyết khó khăn trong học tập và tăng cường kỹ năng sống giúp trẻ có được tự
tin phát huy tiềm năng của mình để nâng cao năng lực khơng chỉ hiện tại mà
còn ở cả tương lai.
- Nghiên cứu sẽ làm cơ sở cho địa phương vận dụng, chỉ đạo, tổ chức
thực hiện cơng tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Đồng thời kết quả nghiên cứu
cũng giúp ích cho các hoạt động của tổ chức, cộng đồng trong việc định

5


hướng can thiệp giúp nhóm yếu thế vượt qua khó khăn, đặc biệt là với trẻ mồ
côi.
- Thông qua đề tài này sẽ giúp chúng ta hệ thống lại các kiến thức đã
học một cách chắc chắn, đồng thời thực hành được các kỹ năng nghề nghiệp
của mình trong thực tế, tích lũy kinh nghiệm cho cơng việc tương lai sau này.
3. Đối tượng, khách thể, mục đích và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Ứng dụng phương pháp CTXH trong việc nâng cao năng lực cho trẻ
mồ côi hòa nhập cộng đồng
3.2 Khách thể nghiên cứu
- Trẻ mồ côi tại xã Quỳnh Bá, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
- Trường hợp điển cứu: Em: Vũ Thị V là trẻ mồ côi cha ở xã Quỳnh
Bá, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
3.3 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm vận dụng những kiến thức đã học đặc biệt là những
kỹ năng và phương pháp CTXH cá nhân vào đối tượng là trẻ mồ cơi cha.
Mục đích nhằm tìm hiểu tâm sinh lý, những vấn đề khó khăn trong
cuộc sống của họ; đánh giá nhu cầu và nguyện vọng của thân chủ từ đó lên kế
hoạch can thiệp; NVXH hỗ trợ định hướng và khai thác khả năng tiềm ẩn của
thân chủ để họ tự giải quyết vấn đề của mình. Từ đó ứng dụng tiến trình

CTXH cá nhân và kỹ năng làm việc trong CTXH để nhằm nâng cao năng lực
cho trẻ mồ côi tại xã Quỳnh Bá, giúp em tự giải quyết vấn đề của mình và có
điều kiện để phát triển hồn thiện và hịa nhập cộng đồng một cách tốt nhất.
Qua quá trình can thiệp,NVXH đã rút ra những bài học kinh nghiệm khi thực
hành nghề CTXH.

6


3.4 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu được tiến hành tại xã Quỳnh Bá,
huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 02/2012 đến
tháng 05/2012
- Phạm vi về nội dung:
Vận dụng mơ hình tiến trình CTXH cá nhân để nâng cao năng lực cho
trẻ mồ côi tại xã Quỳnh Bá nhằm giúp trẻ vượt qua hoàn cảnh và khó khăn
của mình, có thêm một số kỹ năng sống và tự tin hòa nhập cộng đồng.
Nâng cao năng lực cho thân chủ là giải quyết vấn đề trẻ đang gặp phải,
gồm nhiều lĩnh vực trong cuộc sống như nâng cao năng lực học tập, năng cao
năng lực về kỹ năng sống, hoàn thiện nhân cách và tâm sinh lý cho trẻ. Nâng
cao năng lực là rất quan trọng đối với tất cả mọi người, tuy nhiên đối với trẻ
mồ cơi thiếu thốn về tình cảm và điều kiện sống lại là cần thiết và quan tâm
hơn nữa. Trong đề tài nghiên cứu, tôi đã tập trung nâng cao năng lực về học
tập và một số kỹ năng sống để giúp thân chủ tự tin, dễ dàng hòa nhập cộng
đồng.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp luận
Nghiên cứu dựa trên các nguyên lý chung của chủ nghĩa Mác Lê Nin là
chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử:

- Phương pháp duy vật biện chứng: Đó là việc đặt các sự vật, hiện
tượng có sự tác động qua lại lẫn nhau và có mối quan hệ với các sự vật khác.
Cụ thể là tiến trình CTXH cá nhân nhằm giúp trẻ vượt qua khó khăn để nâng
cao năng lực được đặt trong mối quan hệ với hiện thực cuộc sống, tiềm lực cá
nhân, gia đình, bạn bè, các tổ chức đoàn thể, cộng đồng…để trẻ phát triển
toàn diện.

7


- Phương pháp duy vật lịch sử: Phương pháp này đặt sự vật hiện tượng
trong trạng thái luôn vận động và biến đổi do sự tác động của các yếu tố
khách quan qua từng thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội. Cụ thể là nghiên cứu
tâm lý, hành vi của trẻ trước, trong và sau khi NVXH ứng dụng phương pháp
CTXH cá nhân làm mơ hình can thiệp.
4.2. Phương pháp nghiên cứu liên ngành
4.2.1 Phương pháp phân tích tài liệu có sẵn
Phương pháp này rất quan trọng trong nghiên cứu CTXH để thu thập
thông tin về đối tượng nghiên cứu. Phân tích tài liệu dựa trên các thơng tin có
sẵn để chọn lọc thơng tin cần thiết cho đề tài nghiên cứu. Các nguồn tài liệu
phục vụ cho nghiên cứu phải đảm bảo độ tin cậy và chính xác.
Trong quá trình nghiên cứu NVXH đã sử dụng những thơng tin có sẵn
dựa trên nguồn số liệu của các báo cáo tổng kết hằng năm như: Báo cáo phát
triển kinh tế - xã hội của xã năm 2011, thống kê danh sách trẻ em có hồn
cảnh đặc biệt năm 2011…Các bài viết, cuộc nghiên cứu liên quan đến hoạt
động hỗ trợ nâng cao năng lực cho nhóm đối tượng là TE nói chung và
TEHCĐBKK nói riêng, để đáp ứng cho mục đích nghiên cứu của đề tài.
4.2.2 Phương pháp quan sát
Trong CTXH cá nhân quan sát là một phương pháp khơng thể thiếu
trong q trình giao tiếp, đặc biệt kết hợp lắng nghe khi tiếp xúc thân chủ.

Mục đích của quan sát là nhằm thu thập và kiểm chứng các thơng tin cơ bản
về hồn cảnh gia đình, thái độ hành vi của thân chủ, mối tương tác với người
thân và mọi người xung quanh.
Chỉ có quan sát NVXH mới hiểu thân chủ được một cách tồn diện vì
nhiều biểu hiện phi ngơn ngữ của trẻ khác hồn tồn những gì trẻ nói. Khi ta
có được những thơng tin đầy đủ và chính xác về thân chủ thơng qua quan sát
NVXH mới có thể thấu cảm và từ đó làm cơ sở dữ liệu để lập kế hoạch hoạt

8


động phù hợp với thân chủ. Bên cạnh đó NVXH còn sử dụng phương pháp
quan sát để đánh giá mức độ tiến bộ của trẻ qua các buổi làm việc, từ đó có sự
điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sau từng buổi can thiệp.
4.2.3 Phương pháp phỏng vấn sâu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu nhằm tìm hiểu sâu
hơn về vấn đề, nhu cầu của thân chủ, thăm dị và phát hiện tìm hiểu chính
sách, nguồn lực tại địa bàn. Mục đích của phỏng vấn là thu thập những thông
tin về thực trạng, nguyên nhân khiến trẻ gặp vấn đề, nhận thức của trẻ về cách
vượt qua tâm lý mất người thân…để làm căn cứ đáng giá bổ sung cho kết quả
từ nghiên cứu định lượng.
4.3 Phương pháp chuyên ngành
4.3.1 Phương pháp CTXH cá nhân
Tiến trình CTXH cá nhân là một chuỗi các hoạt động tương tác giữa
NVXH với thân chủ để cùng nhau giải quyết vấn đề. Trong quá trình này
NVXH dùng các quan điểm giá trị, kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng của mình
để giúp đối tượng hiểu rõ vấn đề của mình; đồng thời khích lệ họ biểu đạt tâm
tư, nhu cầu, phát huy tiềm năng, tham gia tích cực vào q trình giải quyết
vấn đề nhằm nâng cao năng lực cho đối tượng hòa nhập cộng đồng.
Tiến trình CTXH cá nhân là quá trình bao gồm các bước do NVXH và

thân chủ thực hiện để giải quyết vấn đề họ đang gặp phải. Đây là các bước nối
tiếp nhau theo thứ tự logic, nhưng trong q trình giúp đỡ có những bước kéo
dài và có thể đan xen giữa các bước trong q trình dựa trên các hoạt động
như thu thập dữ liệu, thẩm định, và lượng giá.
Có thể mơ hình hóa tiến trình như sau:

9


Tiếp cận thân chủ

Lượng giá và kết thúc

Xác định vấn đề

Trị liệu

Thu thập thơng tin

Lên kế hoạch trị liệu

chuấn đốn

Nhìn vào mơ hình trên ta thấy, tiến trình CTXH cá nhân gồm có 7 bước
đó là:
Bước 1: Tiếp cận thân chủ
Bước 2: Xác định vấn đề
Bước 3: Thu thập thông tin
Bước 4: Chuẩn đoán
Bước 5: Lên kế hoạch trị liệu

Bước 6: Trị liệu
Bước 7: Lượng giá và kết thúc
Trẻ mồ côi cha là người bị suy giảm chức năng do nhiều nguyên nhân
như bị tổn thương về tâm lý do mất cha, mặc cảm tự ti với bản thân và hồn
cảnh gia đình nghèo, thiếu kỹ năng sống nên có những suy nghĩ tiêu cực
…Do đó NVXH ứng dụng phương pháp CTXH cá nhân để giúp một thân chủ
hiểu được và chấp vấn đề. Từ đó mà phân tích những điểm mạnh, những
nguồn lực hỗ trợ để họ có thêm nghị lực thay đổi vấn đề của mình nhằm nâng
cao năng lực cho thân chủ. NVXH sẽ đóng vai trị là người hỗ trợ, định hướng

10


và kết nối nguồn lực còn vai trò quan trọng trong việc tháo gỡ vấn đề là chính
bản thân thân chủ để nâng cao năng lực, đó mới thực sự vững chắc ở hiện tại
và tương lai.
4.3.2 Một số kỹ năng trong CTXH cá nhân
4.3.2.1 Kỹ năng thấu cảm
Trong khi giao tiếp và làm việc với thân chủ, NVXH đã sử dụng kỹ
năng thấu cảm trong suốt tiến trình can thiệp. NVXH đã thấu hiểu được ý
nghĩa những lời nói của thân chủ và hiểu thân chủ qua những hành vi bộc lộ
như: ánh mắt, nụ cười, nét mặt, tư thế, điệu bộ…Khi thân chủ bày tỏ suy nghĩ
thì tơi đã im lặng để tập trung lắng nghe, quan sát và can thiệp bằng cách đặt
câu hỏi đúng lúc, ngoài ra cịn có các biểu hiện thường xun như: nắm tay,
gật đầu, tóm lược nội dung thân chủ vừa chia sẽ. NVXH đã tự đặt vào vị trí
của thân chủ để cảm nhận sâu sắc những cảm xúc, suy nghĩ lệnh lạc của thân
chủ và chấp nhận chúng một cách hoàn toàn.
4.3.2.2 Kỹ năng lắng nghe
NVXH đã tập trung cao độ để lắng nghe thân chủ, nghe không chỉ bằng
tai mà nghe bằng cả trái tim để hiểu và cảm nhận thân chủ một cách tổng

quan nhất.
Trong thời gian giao tiếp, NVXH đã tập trung lắng nghe những điều thân
chủ nói, những cử chỉ mà họ thể hiện khi nói, có những phản hồi kịp thời
đúng lúc và điều chỉnh ngay khi có những yếu tố tác động khác, ngay cả trong
chính bản thân mình. Nhờ vậy mà mối quan hệ giữa thân chủ và NVXH ngày
càng tốt, thân chủ thấy mình được tơn trọng, được chấp nhận và sẵn sàng chia
sẽ hơn.
4.3.2.3 Kỹ năng thúc đẩy sự thay đổi
Tiến trình làm việc cùng thân chủ, NVXH đã sử dụng linh hoạt các thao
tác về kỹ năng thúc đẩy sự thay đổi. Từ việc tìm và xác định vấn đề mà thân

11


chủ đang gặp phải, tiếp đến NVXH cùng thân chủ lập kế hoạch và các hoạt
động thúc đẩy thân chủ dần thay đổi những suy nghĩ tiêu cực như mặc cảm, tự
ti, ghanh tỵ các bạn hơn mình…như trước đây. Từ đó khơi gợi tiềm năng và
sở thích của thân chủ để họ thay đổi tích cực.
5. Giả thuyết nghiên cứu
- Trẻ mồ cơi cha thường gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống như thiếu
tình cảm sự chăm sóc dạy dỗ của cha, mặc cảm tự ti về bản thân…
- Ứng dụng phương pháp CTXH cá nhân giúp trẻ giải quyết vấn đề của
mình đồng thời được trang bị một số kỹ năng sống nhằm nâng cao năng lực
để hòa nhập cộng đồng.
6. Cấu trúc của đề bài
Đề tài bao gồm: Phần mở đầu, phần nội dung chính và phần kết luận.
Phần nội dung chính được chia làm 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn đề tài nghiên cứu.
Chương 2: Tiến trình CTXH cá nhân và những bài học kinh nghiệm rút
ra từ quá trình can thiệp.


12


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Những quan điểm, chính sách và các quy định của Đảng, Nhà nước
ta trong việc chăm sóc, giáo dục và nâng cao năng lực cho trẻ em có hồn
cảnh đặc biệt khó khăn.
Đảng ta đã khẳng định: đi đôi với phát triển tăng trưởng kinh tế là phải
quan tâm giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Xuất phát từ quan điểm đó, Nhà
nước luôn đặc biệt quan tâm đên đối tượng TEHCĐBKK. Vì thế mà Đảng và
Nhà nước ta đã có nhiều chính sách, chương trình hỗ trợ và chăm sóc cho
TECHCĐBKK được tập trung thực hiện các quyền trẻ em, được tạo điều kiện
cho trẻ em được sống trong môi trường an tồn và lành mạnh, phát triển hài
hịa về thể chất, trí tuệ và tinh thần, đạo đức. Trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật sống
trong HCĐBKK được học tập và vui chơi.
Chính sách cụ thể được thể hiện ở luật phổ cập giáo dục tiểu học: Điều
13 quy định học sinh (trong đó có TEHCĐBKK) học tại trường, lớp tiểu học
quốc lập khơng phải nạp tiền học phí. Quyết định 78/1998/QĐ – TTg ngày
31/3/1998 của Thủ tướng chính phủ về việc thu, sử dụng học phí ở các cơ sở
giáo dục và đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Thông tư
54/1998 TTLB – BGDĐT – BTC hướng dẫn thực hiện quyết định
70/1998/QĐ – TTg đã quy định cụ thể: Trẻ em bị tàn tật, trẻ em bị mồ cơi cha
mẹ, con hộ đói nghèo… khi học ở các trường Phổ thông, Trung học dạy nghề,
Cao đẳng và Đại học được miễn giảm học phí và các khoản đóng góp khác.
Ngày 23/05/2005, chính phủ đã có quyết định số 65/2005 phê duyệt đề
án: “Chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em

tàn tật nặng, trẻ em là nạn nhân chất độc hóa học và trẻ em bị nhiễm

13


HIV/AIDS dựa vào cộng đồng giai đoạn 2005 – 2010”; đặc biệt là chương
trình hành động quốc gia vì TE giai đoạn 1990 – 2000 và giai đoạn 2001 –
2010 với mục tiêu tổng quát là: “Tạo mọi điều kiện tốt nhất nhằm đáp ứng
đầy đủ nhu cầu và quyền cơ bản của TE, ngăn chặn và đẩy lùi các nguy cơ
xâm hại TE, xây dựng mơi trường an tồn và lành mạnh để TE Việt Nam có
cơ hội được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục và phát triển tồn diện về mọi mặt, có
cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn”
Nhiều chương trình hỗ trợ, tặng quà của Nhà nước, các tổ chức phi
chính phủ, các nhà hảo tâm dành cho các em có HCĐBKK được tiến hành tại
các địa phương trên cả nước trong nhiều năm qua và nay đã được nhân rộng
ra tồn xã hội thơng qua các chương trình “Đèn Đom Đóm”, “Trái Tim cho
em”…hay các hoạt động khác như tặng sách giáo khoa, đồ dùng học tập cho
trẻ vào dịp đầu năm học mới, trao suất học bổng cho những em nghèo vượt
khó học giỏi…
Cơng tác bảo vệ và giáo dục trẻ em nói chung và trẻ em có HCĐBKK
nói riêng khơng chỉ là trách nhiệm của những bậc cha mẹ, những người thân
trong gia đình các em mà cịn là trách nhiệm của tồn xã hội vì một thế hệ trẻ
tiến bộ hơn. Vì vậy mà chính sách bảo vệ và chăm sóc trẻ em nói chung được
thể hiện rõ nhất trong hiến pháp nước ta năm 1992 đó là “TE được gia đình,
nhà nước và xã hội bảo vệ chăm sóc và giáo dục” (Điều 65). Quan điểm của
nhà nước cũng nêu rõ: “Nhà nước có chính sách tạo điều kiện để trẻ em có
hồn cảnh đặc biệt được hưởng quyền trẻ em, hỗ trợ cá nhân, gia đình chăm
sóc ni dưỡng trẻ em, khuyến khích các tổ chức, các cá nhân tham gia giúp
đỡ trẻ em, thành lập các cơ sở trợ giúp TECHCĐBKK”. Ngoài ra trách nhiệm
trợ giúp xã hội đối với từng nhóm đối tượng TECHCĐBKK cịn được quy

định rõ từ Điều 51 đến Điều 58 của luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
(năm 2004) của nước ta. Theo quy định 67/2007/NĐ-CP thì Đảng và Nhà

14


nước còn ban hành nhiều quy định khác trong từng lĩnh vực đời sống của trẻ
em như:
- Thông tư 14/2005/TT-BYT của bộ y tế hướng dẫn thực hiện khám
bệnh, chữa bệnh và quản lý sử dụng, quyết tốn kinh phí khám bệnh, chữa
bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi tại cơ sở y tế công lập. Đặc biệt mới đây là việc
cấp thẻ BHYT cho các đối tượng có hồn cảnh khó khăn như người nghèo,
dân tộc thiểu số… trong đó có trẻ em.
- Thơng tư liên tịch 86/2008TTLT-BTC-BLĐTBXH của bộ tài chính
và bộ lao động về việc hướng dẫn quản lý và sử dụng nguồn kinh phí thực
hiện qui định số 19/2004/QĐ-TTg ngày 12/2/2004 của Thủ tướng chính phủ
về việc phê duyệt chương trình ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang
thang, trẻ em bị xâm hại tình dục, trẻ em lao động sớm trong điều kiện độc hại
nguy hiểu giai đoạn 2004 – 2010.
Công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục TEHCĐBKK địi hỏi sự nổ lực
đồng bộ, phối hợp có hiệu quả của các ban ngành, các cấp, sự hổ trợ của cộng
đồng, các tổ chức quốc tế và vươn lên từ chính bản thân các em. Song, giải
quyết vấn đề TEHCĐBKK là vấn đề lâu dài và cần có những chiến lược cụ
thể bởi nó cịn chịu những tác động của kinh tế xã hội.
1.1.2 Các chính sách và chương trình hỗ trợ cho trẻ mồ côi tại xã Quỳnh Bá.
Theo chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước, cơng tác bảo vệ
và chăm sóc trẻ em được các cấp chính quyền và địa phương xã Quỳnh Bá
quan tâm chỉ đạo, tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm cho toàn
dân. Huy động mọi nguồn lực thực hiện các mục tiêu chương trình, hỗ trợ trẻ
em hồn cảnh đặc biệt nói chung và trẻ em mồ cơi nói riêng vươn lên hịa

nhập cuộc sống.
Ngồi chế độ trợ cấp xã hội với mức từ 240.000 đồng - 300.000
đồng/tháng/ trẻ em, tương ứng với từng đối tượng quy định thì trẻ em mồ côi

15


còn được cấp thẻ bảo hiểm y tế, đang học văn hóa hay học nghề thì được
miễm giảm học phí.
UBND xã đã phối hợp với ban chính sách và ban văn hóa, tuyên truyền
nâng cao trách nhiệm cho người dân về quyền trẻ em và chăm sóc, bảo vệ trẻ
em nói chung và TEHCĐB nói riêng. Xã đã xây dựng được quỹ Bảo trợ trẻ
em, kêu gọi các cá nhân, tập thể, các cơ quan, doanh nghiệp hảo tâm giúp đỡ,
qun góp. Đến nay quỹ hoạt động tích cực và đã được 11 triệu đồng, có điều
kiện hơn để giúp đỡ những trẻ em có hồn cảnh khó khăn như tặng quà, thăm
hỏi vào các ngày lễ và dịp tết.
Hội khuyến học xã đã khen thưởng, cấp học bổng và hỗ trợ cho học
sinh nghèo, học sinh khuyết tật, học sinh mồ cơi... vượt khó học giỏi. Hội
khuyến học đã phối hợp với Đoàn thanh niên xã đi thăm hỏi, tặng q cho các
em hồn cảnh khó khăn khi ốm đau, lễ tết...,đồng thời tổ chức các hoạt động
vui chơi như tổ chức trại hè thiếu nhi, trung thu, thi bé khỏe bé ngoan...
Ban chính sách xã đã phối hợp với ban chuyên trách dân số và gia đình
tuyên truyền, tập huấn về cách chăm sóc và giáo dục con cái trong từng giai
đoạn của trẻ. Tổ chức cuộc thi "Làm cha mẹ" vào dịp 8/3 để nâng cao kiến
thức và kỹ năng chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Tuy đã có một số hoạt động chăm sóc và hỗ trợ giúp đỡ TE nói chung
và TEHCĐB nói riêng nhưng nhìn chung điều kiện kinh tế xã hội của xã
Quỳnh Bá cịn khó khăn nên điều kiện cơ sở vật chất, chỗ vui chơi cho trẻ em
chưa được đáp ứng nhu cầu của trẻ. Một số bộ phận dân cư thiếu việc làm, thu
nhập thấp nên cuộc sống khó khăn không đảm bảo chất lượng sống cho trẻ em

và sự hỗ trợ mới mang tính vật chất tạm thời chưa mang tính bền vững trong
việc nâng cao năng lực cho trẻ được phát triển toàn diện.

16


1.1.3 Các lý thuyết vận dụng trong đề tài
1.1.3.1 Lý thuyết nhu cầu của Maslow
Abraham Maslow (1908 – 1970), nhà tâm lý học người Mỹ. Ông được
thế giới biết đến như là nhà tiên phong trong trường phái tâm lý học nhân văn
bởi hệ thống lý thuyết về bậc thang nhu cầu của con người. Từ khi ra đời cho
tới ngay nay lý thuyết có tầm ảnh hưởng rộng rãi và được ứng dụng ở nhiều
lĩnh vực khoa học.
Maslow nhìn nhận con người theo hướng nhân đạo, vì vậy lý thuyết của
ông được xếp vào trường phái nhân văn hiện sinh. Ông cho rằng con người
cần đáp ứng những nhu cầu cơ bản để tồn tại và phát triển đó là nhu cầu thể
chất, nhu cầu an toàn, nhu cầu tình cảm xã hội, nhu cầu được tơn trọng và nhu
cầu được hoàn thiện. Những nhu cầu này được sắp xếp theo thang bậc từ nhu
cầu cơ bản nhất, có vị trí nền tảng và có ý nghĩa quan trọng nhất tới nhu cầu
cao hơn và ở vị trí thứ bậc thang cao hơn.
Có thể mơ hình hóa bậc thang nhu cầu của A.Maslow như sau:
Nhu cầu được hoàn thiện

Nhu cầu được
tơn trọng
Nhu cầu tình cảm:
Tình u thương...
Nhu cầu an tồn:
Được gắn bó, được bảo vệ, …


Nhu cầu sinh học:
Nhu cầu được sống, được ăn, được uống, …
17


+ Nhu cầu thể chất/ sinh lý
Đó là nhu cầu về thức ăn, nước uống, khơng khí, tình dục… Ơng cho
rằng đây là nhu cầu cơ bản nhất để con người có thể tồn tại và duy trì sự sống
của bản thân vì vậy nó là một nhu cầu được đáp ứng đầu tiên.
+ Nhu cầu an toàn
Con người cần có một mơi trường sống an tồn, đảm bảo về an ninh để
tính mạng họ khơng bị đe dọa. Họ sẽ phát triển rất khó khăn khi sống trong
mơi trường khơng ổn định và đầy nỗi sợ hãi. Vì vậy gia đình, xã hội cần có
trách nhiệm tạo ra mơi trường an toàn cho cuộc sống của các thành viên.
+ Nhu cầu tình cảm xã hội
Đây là nhu cầu thuộc về nhóm xã hội của con người, là sự mong muốn
nhận được sự quan tâm của các thành viên trong nhóm xã hội. Con người cần
có gia đình, cần tới trường để học tập và vui chơi trong nhóm bạn bè cùng
lớp, cần được tham gia giao lưu với những người khác và hịa nhập vào các
nhóm khác trong xã hội. Sức mạnh họ được nhân lên, họ được khẳng định vai
trị, vị trí của mình trong xã hội. Sự cơ độc, khơng gia đình, khơng nhóm xã
hội nào thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển tâm lý và quan hệ xã hội của
cá nhân.
+ Nhu cầu được tơn trọng
Con người ln cần được bình đẳng, được lắng nghe, khơng bị coi
thường, dù đó là ai: trẻ em hay người lớn, người giàu hay người nghèo… tất
cả đều có nhu cầu được tơn trọng, được ghi nhận về sự hiện diện cũng như
chính kiến của cá nhân. Sự chèn ép hay lấn át với một cá nhân ở bất kỳ nơi
đâu đều có thể gây nên những ức chế tâm lý, sự thụ động và hạn chế sự đối
kháng. Tuy nhiên nhu cầu này ở những nhóm người yếu thế trong xã hội như

người nghèo, trẻ em HCĐB…thường khơng được sự tơn trọng.
+ Nhu cầu được hồn thiện và phát triển

18


Đó là nhu cầu được đến trường, được nghiên cứu, lao động sáng
tạo…để phát triển toàn diện. Là nhu cầu về lý tưởng, tinh thần đồng đội, nhu
cầu về sự riêng tư cá nhân, nhu cầu về sự độc lập…Đây là nhu cầu có ý nghĩa
quan trọng, song chúng được xếp ở bậc thang cuối bởi nó chỉ được đáp ứng
khi những nhu cầu cơ bản được đáp ứng.
Đối với trẻ mồ cơi những nhu cầu này dường như cịn thiếu và chưa có
điều kiện, cơ hội để thể hiện khả năng của mình. Bởi vậy mà cịn nhiều nhu
cầu và khả năng tiềm ẩn của trẻ vẫn chưa được khám phá và phát huy. Vì vậy
vận dụng lý thuyết nhu cầu của A.Maslow nhằm xác định, đánh giá nhu cầu
thực tế mà trẻ đang mong muốn, để xem họ đang ở bậc thang nhu cầu nào, từ
đó có những kế hoạch và giải pháp can thiệp phù hợp.
1.1.3.2 Lý thuyết nhận thức hành vi
Lý thuyết này là sự kết hợp giữa lý thuyết nhận thức và lý thuyết hành
vi để có thể kiểm định được những mơ hình nhận thức với kết quả thực hành
kỹ thuật hành vi. Trong đó lý thuyết nhận thức được phát triển dựa trên cơ sở
của lý thuyết học tập và lý thuyết học tập xã hội. Còn sự ra đời của lý thuyết
hành vi là để phản đối lại lý thuyết tâm động học. Chủ yếu dựa trên quan sát
những hình tượng có thể mơ tả được. Có thể nói rằng q trình trị liệu nhận
thức hành vi bao gồm việc thiết lập, củng cố và đánh giá hành vi mới đó là:
+ Thiết lập hành vi mới
Trị liệu này nhằm thiết lập một hành vi mong muốn, trong trị liệu nào
người ta cũng cần phải tìm hiểu hành vi khơng mong muốn cần loại bỏ và
hành vi mong muốn cần thiết lập. Sau khi xác định hành vi cần thiết lập, nhân
viên CTXH thảo luận với thân chủ và lựa chọn kỹ thuật thiết lập hành vi trên

cơ sở lựa chọn và quyết định của thân chủ. Nhân viên CTXH không thể áp đặt
ý kiến của mình trong giai đoạn này. Những thay đổi hành vi tương đối lớn

19


cần được chia nhỏ ra thành các giai đoạn với những thay đổi nhỏ để cuối cùng
có được sự thay đổi lớn.
+ Củng cố hành vi mới
Liên tục củng cố hành vi mới để hành vi mới có thể được duy trì. Củng
cố từng bước để hành vi mới dần dần đạt đến mức độ mong muốn. Bỏ dần
những hoạt động củng cố mà vẫn duy trì được hành vi mới để hành vi mới
được thiết lập trong bối cảnh khác không bị phụ thuộc vào các hoạt động thiết
lập.
+ Đánh giá được thực hiện theo các bước sau:
- Mô tả vấn đề từ các cách nhìn khác nhau
- Đưa ra các ví dụ, ai bị ảnh hưởng và bị ảnh hưởng như thế nào
- Mô tả lại vấn đề từ khi bắt đầu đến từng giai đoạn thay đổi, ai làm
thay đổi, ai thay đổi và thay đổi như thế nào
- Xác định các bộ phận của vấn đề (chia vấn đề ra thành từng phần) và
mô tả sự nối kết của từng phần trong vấn đề
- Đánh giá động cơ của sự thay đổi
- Xác định các loại hình tư duy và cảm giác trước, trong và sau các sự
kiện của vấn đề hành vi
- Xác định các sức mạnh trong và xung quanh thân chủ
Đối với trẻ mồ côi, vận dụng lý thuyết nhận thức hành vi vừa có tính hỗ
trợ, vừa có tính củng cố cho thân chủ thay đổi nhận thức, hành vi cũ và thiết
lập nhận thức, hành vi mới. Cụ thể là thay đổi hành vi mặc cảm, tự ti, ghen tỵ
của thân chủ và mối tương tác cộng đồng…thay đổi hành vi mới giúp trẻ học
tập tốt, nâng cao năng lực hòa nhập cộng đồng.

1.1.3.3 Lý thuyết hệ thống
Đây là lý thuyết quan trọng dùng trong CTXH nhằm chỉ ra cho thân
chủ thấy những gì họ tả, những hệ thống trợ giúp nào họ có thể tiếp cận và

20


tham gia bởi trợ giúp của hệ thống là hướng đến những cái cụ thể và mang
tính hịa nhập.
Các quan điểm trong CTXH có nguồn gốc từ hệ thống tổng quát của
nhà sinh vật học Bertalanffy được đề xướng năm 1940. Lý thuyết của ông là
một hệ thống sinh học cho rằng: “Mọi tổ chức hữu cơ đều là những hệ thống
được tạo nên từ các tiểu hệ thống và ngược lại nó cũng là một hệ thống lớn
hơn. Do đó con người là một bộ phận của xã hội và được tạo nên từ các phần
tử mà được tạo dựng từ các nguyên tử nhỏ”. Sau này được nhiều nhà khoa
học nghiên cứu và phát triển.
Khái niệm hệ thống : “Hệ thống là tập hợp các thành tố được sắp xếp
các trật tự và liên hệ với nhau để hoạt động thống nhất”. Một hệ thống có thể
gồm nhiều tiểu hệ thống, đồng thời hệ thống đó cũng là một bộ phận của hệ
thống lớn hơn. Hai yếu tố quan trọng của hệ thống là cấu trúc của hệ thống và
sự tác động qua lại của hệ thống. Trong đó cấu trúc hệ thống là cách thức tổ
chức, nhấn mạnh đến ranh giới giữa các mối quan hệ giữa các thành viên
trong hệ thống gần gũi hay xa cách. Còn sự tác động qua lại đề cập đến mối
quan hệ giữa cá nhân với nhau trong hệ thống và quan hệ trong môi trường
xung quanh họ. Lý thuyết mô tả con người sống và làm việc chịu sự tương tác
với gia đình, bạn bè, hàng xóm, các tổ chức xã hội…
Trong CTXH cá nhân, hai hình thức cơ bản của lý thuyết hệ thống
được phân biệt rõ ràng:
- Lý thuyết hệ thống tổng quát
- Lý thuyết hệ thống sinh thái

Lý thuyết hệ thống đóng góp quan trọng trong CTXH, một trong những
đóng góp đó là định nghĩa 3 cấp độ hệ thống:

21


- Cấp vi mô: Con người là tiểu hệ thống tạo thành bởi hệ thống tâm,
sinh lý, xã hội, các tiểu hệ thống này tác động lẫn nhau. CTXH can thiệp ở
cấp độ hệ thống này hướng vào nhu cầu con người, những vấn đề và điểm
mạnh của họ. Đồng thời nhấn mạnh tính chất cá nhân và giúp họ thực hiện
chức năng của mình.
- Cấp trung mơ: Hệ thống này đề cập đến nhóm nhỏ ảnh hưởng lên cá
nhân như gia đình, nhóm làm việc, nhóm xã hội khác.
- Cấp vĩ mơ: Hệ thống này nói đến các nhóm và hệ thống lớn hơn gia
đình. Bốn hệ thống vĩ mô tác động đến cá nhân là các tổ chức, các thiết chế,
cộng đồng và nền văn hóa.
Trong xã hội, mỗi cá nhân đều có mơi trường và hồn cảnh sống, họ
phải chịu tác động của các yếu tố môi trường và bản thân tác động lại môi
trường xung quanh. Do đó nhân viên CTXH vận dụng lý thuyết hệ thống để
hiểu rõ hệ thống của thân chủ và có cách tiếp cận và huy động nguồn lực cho
thân chủ giải quyết vấn đề của họ. Mặt khác lý thuyết này cũng được áp dụng
để xây dựng mơ hình can thiệp vào 3 cấp độ của hệ thống: cá nhân, gia đình,
cộng đồng.
1.1.4 Các khái niệm cơng cụ
1.1.4.1 Khái niệm trẻ em
+ Theo định nghĩa sinh học: “TE là con người ở giai đoạn phát triển, từ khi
còn trong trứng nước tới khi trưởng thành”.
+ Nhìn từ góc độ xã hội học: “TE là giai đoạn con người đang học cách tiếp
cận những chuẩn mực của xã hội và đóng vai trị xã hội của mình, đây là giai
đoạn xã hội hóa mạnh nhất và là giai đoạn đóng vai trị quyết định của việc

hình thành nhân cách của mỗi con người”.

22


+ Theo công ước quốc tế về quyền trẻ em của Liên Hợp Quốc năm 1989 xác
định “Trong phạm vi cơng ước này, trẻ em có nghĩa là dưới 18 tuổi, trừ
trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đã quy định tuổi thành niên sớm
hơn”. Công ước quốc tế nhấn mạnh “TE là người non nớt về thể chất và trí
tuệ” do vậy cần được bảo vệ và giúp đỡ để các em được phát triển đầy đủ và
hài hịa nhân cách của mình, được trưởng thành trong mơi trường gia đình của
mình, trong bầu khơng khí thương yêu, đồng cảm.
+ Ở Việt Nam theo quy định của luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em thì
“TE là cơng dân Việt Nam dưới 16 tuổi” (Điều 11), năm 2004.
Như vậy, TE là người chưa thành niên dưới 16 tuổi, chưa phát triển đầy
đủ về thể chất và tinh thần, chưa thực hiện một số quyền và nghĩa vụ nhất
định theo pháp luật.
1.1.4.2 Khái niệm trẻ mồ côi
Hiện nay khái niệm trẻ mồ côi vẫn là một vấn đề gây nhiều tranh cãi và
có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm này. Đã có nhiều ngành, nhiều đề
tài nghiên cứu khoa học đưa ra cách hiểu khác nhau nhưng phổ biến nhất là
có hai khái niệm: Trẻ mồ côi thực tế là một đứa trẻ chia ly vĩnh viễn với một
người thân (cha hoặc mẹ) do cha hoặc mẹ bị chết, hoặc cả cha và mẹ đều chết.
Và trẻ mồ côi xã hội là đứa trẻ bị đột ngột chia ly vĩnh viễn hoặc tạm thời
trong một khoảng thời gian dài với cha, mẹ mặc dù họ vẫn còn sống.
Theo bộ luật dân sự: Trẻ mồ côi là đứa trẻ dưới 16 tuổi, mồ côi cả cha
lẫn mẹ hoặc bị bỏ rơi, bị mất nguồn nuôi dưỡng và khơng cịn người thân
thích để nương tựa, cha hoặc mẹ, những người còn lại là cha hoặc mẹ bị mất
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục
trẻ em năm 2004: “TE mồ côi là trẻ em dưới 16 tuổi mồ côi cả cha lẫn mẹ

hoặc bị bỏ rơi, bị mất nguồn ni dưỡng và khơng cịn người thân thích ruột
thịt (Ơng, bà nội ngoại; bố mẹ ni hợp pháp, anh chị) để nương tựa”.[5]

23


Với khái niệm này cụ thể đưa ra ba tiêu chí để nhận dạng trẻ mồ cơi:
- Mất cả cha lẫn mẹ: Cha mẹ đều chết hoặc chết một người cịn người kia mất
tích.
- Mất cha: Cha chết hoặc bỏ đi mất tích, mẹ khơng có điều kiện chăm sóc.
- Mất mẹ: Mẹ chết hoặc bỏ đi mất tích, cha khơng có điều kiện chăm sóc.
Trong bài nghiên cứu này tôi sẽ tiếp cận với trẻ mồ côi cha.
1.1.4.3 Khái niệm CTXH và CTXH cá nhân
+ Khái niệm CTXH
Có nhiều khái niệm khác nhau về công tác xã hội, theo định nghĩa của
Hiệp hội nhân viên xã hội Quốc tế thông qua tháng 7 năm 2000 tại
Montreal,Canada(IFSW) “Nghề công tác xã hội thức đẩy sự thay đổi xã
hội,giải quyết vấn đề trong mối quan hệ của con người, tăng năng lực và giải
phóng cho người nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái,dễ
chịu.Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội, công
tác xã hội tương tác vào những điểm giữa con người với môi trường của họ.
Nhân quyền và công bằng xã hội là nguyên tắc căn bản của nghề”[9]
+ Khái niệm CTXH cá nhân
Theo Lê Văn Phú: CTXH cá nhân là một phương pháp can thiệp giúp
đỡ một cá nhân thốt khỏi những khó khăn trong điều kiện về vật chất và tinh
thần, chữa trị, phục hồi và vận hành các chức năng của họ để giúp họ tự nhận
thức và giải quyết các vấn đề xã hội bằng khả năng của chính mình.
CTXH cá nhân là một cách thức, quá trình nghiệp vụ mà nhân viên xã
hội sử dụng các kỹ năng kiến thức chuyên môn để giúp đối tượng (cá nhân
hoặc gia đình) phát huy tiềm năng tích cực tham gia vào quá trình giải quyết

vấn đề cải thiện đời sống của mình. Cơng cụ chủ yếu trong CTXH cá nhân là
mối tương quan giữa nhân viên xã hội và các cá nhân để giúp họ tự hiểu rõ

24


vấn đề của chính mình. Đồng thời khích lệ họ biểu đạt tâm tư, nhu cầu qua đó
để nhân viên xã hội hiểu được các vấn đề của đối tượng và tiến hành các hoạt
động trợ giúp.
Với các tiếp cận trên, quan điểm CTXH cá nhân khi can thiệp hỗ trợ
một cá nhân là giải quyết vấn đề của cá nhân trong tình huống cụ thể nghĩa là
giải quyết vấn đề cá nhân trong mối quan hệ tương tác giữa môi trường xã hội
và cá nhân. Tr6[19]
1.1.4.4 Khái niệm nâng cao năng lực
Theo Peter Okley và Andrew Clayton: “Nâng cao năng lực là một thuật
ngữ để chỉ sự tăng lên của cá nhân, nhóm hay cộng đồng về mặt năng lực
trước đây chưa được phát huy. Trong phát triển, nâng cao năng lực như một
tiến trình tác động giúp các cá nhân, nhóm, cộng đồng đối mặt với những vấn
đề của chính họ và giúp họ tự vượt qua những vấn đề đó”[4]
Năng lực cịn được hiểu là: “Khả năng của một người hoặc một nhóm người
để thực hiện các chọn lựa có chủ đích, nghĩa là người có khả năng dự tính và
chọn lựa các lựa chọn một cách có chủ đích”
Xét một cách tổng thể: “Nâng cao năng lực được định nghĩa là quá
trình tăng cường năng lực của một cá nhân hoặc một nhóm người được thực
hiện những lựa chọn có chủ đích, để chuyển đổi những lựa chọn đó thành
những hành động mong muốn”[14]
1.2 Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
1.2.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Theo số liệu cập nhật của Bộ LĐTB&XH (ngày 16/1/2010) cả nước có
khoảng 1.478.567 TECHCĐBKK trong đó có 85.193 TE mồ cơi khơng nơi

nương tựa, 1.316.227 trẻ khuyết tật, 21.903 TE lang thang, 10.328 TE bị
nhiễm chất độc hóa học. Nhà nước đã thực hiện nhiều hình thức chăm sóc cho
trẻ có hồn cảnh khó khăn như: gia đình nhận ni, mơ hình xã hội, làng trẻ

25


×