Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Tìm hiểu vai trò của cộng đồng người hoa ở đông nam á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (737.26 KB, 77 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA LỊCH SỬ
==== ====

TÌM HIỂU VAI TRỊ CỦA CỘNG
ĐỒNG NGƯỜI HOA TẠI ĐƠNG NAM
Á

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ THẾ GIỚI

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Phan Thị Cẩm Vân
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Duyên
Lớp
: 49A lịch sử
Mã sinh viên
: 0856021678

Vinh - 2012


2

LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện đề tài này tôi xin chân thành cảm ơn tập thể thư viện
Đại học Vinh và các cá nhân đã giúp đỡ tôi trong công tác sưu tầm, xác
minh tư liệu, đề tài khóa luận tốt nghiệp đại học. Đặc biệt, xin được bày tỏ
lòng biết ơn chân thành đến ThS. Phan Thị Cẩm Vân đã nhiệt tình hướng
dẫn đề tài khoa học, đơn đốc và giúp đỡ tơi trong qúa trình nghiên cứu và


hồn thành khóa luận này.
Nhân dịp này, tơi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban chủ nhiệm, cán bộ
giảng dạy khoa Lịch sử - Trường Đại học Vinh đã tạo mọi điều kiện thuận
lợi cho tơi trong suốt q trình học tập, rèn luyện, tu dưỡng tại khoa và
nhà trường.
Đây là cơng trình nghiên cứu khoa học đầu tiên của tơi nên khơng
tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ
hội đồng khoa học, tập thể cán bộ giảng dạy khoa Lịch sử - Trường Đại
học Vinh.
Vinh, tháng 05 năm 2012
Sinh viên
Trần Thị Duyên


1

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 2
3. Đối tượng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu ................................................. 4
4. Đóng góp của đề tài..................................................................................... 5
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 6
6. Bố cục khoá luận ......................................................................................... 6
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CỘNG
ĐỒNG NGƯỜI HOA Ở ĐƠNG NAM Á .................................................... 7
1.1. Tên gọi và khái niệm về người Hoa ......................................................... 7
1.2. Qúa trình hình thành và phát triển của cộng đồng người Hoa ở Đông
Nam Á ........................................................................................................... 11

1.2.1. Nguyên nhân di cư của cộng đồng người Hoa ở Đông Nam Á .......... 11
1.2.2. Các giai đoạn hình thành và phát triển của cộng đồng người Hoa ở
Đông Nam Á ................................................................................................. 15
1.3. Đặc điểm dân số, Hội đoàn truyền thống ............................................... 21
1.3.1. Đặc điểm, số lượng người Hoa tại các quốc gia Đông Nam Á .......... 21
1.3.2. Các tổ chức xã hội và nghiệp đoàn truyền thống ................................ 25
Chương 2: VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HOA Ở ĐƠNG
NAM Á ......................................................................................................... 27
2.1. Vai trị kinh tế......................................................................................... 27
2.1.1. Thời kỳ phong kiến ............................................................................. 27
2.1.2. Thời kỳ Đông Nam Á chịu sự thống trị của các thế lực tư bản
phương Tây ................................................................................................... 34


2
2.1.3. Thời kỳ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến thập niên đầu thế
kỷ XXI ........................................................................................................... 48
2.2. Vai trị chính trị ...................................................................................... 61
2.3. Vai trị người Hoa Đơng Nam Á trong quá trình tiếp xúc và giao lưu
văn hố giữa Đơng Nam Á với Trung Hoa ................................................... 65
KẾT LUẬN .................................................................................................. 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 72


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khu vực Đông Nam Á với nguồn tài nguyên phong phú, đất đai rộng lớn,
phì nhiêu lại gần gũi với Trung Quốc về mặt địa lý cũng như văn hóa, phong

tục. Chính vì vậy, Đông Nam Á đã trở thành đại bản doanh dừng chân của
người Hoa trên con đường di cư rời quê cha đất tổ để đến định cư ở một vùng
đất mới mà nguyên nhân dẫn đến các làn sóng di cư ấy có thể là do những
biến động chính trị, có thể là do khủng hoảng về kinh tế hay những cuộc
chiến tranh tôn giáo. Ngay từ thế kỷ III TCN, người Hoa đã đặt chân lên
mảnh đất Việt Nam và từ đó trở đi các dịng người di cư từ phương Bắc
xuống khu vực Đông Nam Á liên tục diễn ra. Cho đến nay, số lượng người
Hoa Đông Nam Á có khoảng hơn 20 triệu người chiếm khoảng 5% dân số
khu vực. Và cộng đồng người Hoa Đông Nam Á đã tham gia rõ nét vào đời
sống kinh tế - xã hội ở các nước sở tại, đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế. Xem
xét vai trò của người Hoa trong lịch sử và hiện tại để có cái nhìn khách quan
về đóng góp của họ trong suốt tiến trình lịch sử của các quốc gia Đông Nam
Á từ khi có người Hoa xuất hiện. Và đặc biệt đây là yếu tố quan trọng góp phần
giải thích, đánh giá nhịp độ và khả năng phát triển kinh tế các nước Đông Nam
Á và hợp tác kinh tế trong khu vực hiện nay cũng như trong tương lai.
Trong bài “Từ nhà nước quốc gia đến hệ thống mạng nối kết” đăng trong
tập sách tư duy lại tương lai của GS.TS John Nai Sbitt - một nhà dự báo nổi
tiếng của Mỹ với 12 bằng tiến sỹ dự báo rằng thế kỷ XXI là của Châu Á, rằng
Hoa kiều là mạng lưới kinh tế toàn cầu khổng lồ đầu tiên tiếp đó sẽ là Ấn Độ.
Rằng khơng phải nhà nước Trung Quốc mà là hệ thống người Hoa thống trị
Châu Á. Vì thế đề tài người Hoa ở hải ngoại nói chung, người Hoa ở Đơng
Nam Á nói riêng là một đề tài quan trọng và nhận được sự quan tâm nghiên
cứu của các nhà nghiên cứu trên thế giới và trong khu vực.


2
Từ vai trò của cộng đồng người Hoa ở các nước Đông Nam Á đặc biệt là
về kinh tế đã góp phần quan trọng làm biến đởi nền kinh tế - xã hội của các
nước trong khu vực và từ những thành công của người Hoa rút ra được những
bài học kinh nghiệm cho quá trình phát triển kinh tế của khu vực nói chung và

Việt Nam nói riêng trong xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa hiện nay.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề “Tìm hiểu vai trò
của cộng đồng người Hoa ở Đơng Nam Á” làm đề tài cho khóa luận tốt
nghiệp đại học của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề người Hoa cho đến nay đã có khá nhiều những cơng trình nghiên
cứu với những đóng góp to lớn thể hiện tâm huyết của rất nhiều tác giả.Tuy
nhiên, việc tìm hiểu về sự hình thành cộng đồng người Hoa cùng với vai trò
của họ đối với lịch sử các nước Đông Nam Á, trong các lĩnh vực kinh tế chính trị - văn hóa cũng như ý nghĩa của những đóng góp đó đối với các quốc
gia sở tại trong thời gian gần đây thì chưa có những công trình nghiên cứu
mang tính hệ thống, trọn vẹn. Vấn đề người Hoa ở Đông Nam Á đã thu hút
được sự quan tâm của các học giả trong và ngoài khu vực. Các sử gia ở các
nước Đông Nam Á trước đây cũng đã quan tâm đến vấn đề người Hoa dưới
nhiều góc độ khác nhau, nhưng những cơng trình mang tính hệ thống và
chuyên sâu rất hiếm. Do hạn chế về mặt tư liệu nên tôi xin đề cập dưới đây
một số cơng trình nghiên cứu có đề cập đến người Hoa ở Việt Nam của các sử
gia trong nước thời phong kiến. Các tác gia của các bộ Đại Việt Sử Ký Toàn
Thư, Việt Sử thông giám cương mục, Đại Nam thực lục, các sách chuyên
khảo như: dư địa chí, lịch triều hiến chương loại chí đều có ghi chép về sự
hiện diện những hoạt động thương mại khai thác mỏ của người Hoa cũng như
những văn bản và điều lệ quy định của các triều đại phong kiến Việt Nam về
việc nhập quốc tịch, di chuyển chỗ ở, việc đóng thuế ruộng đất, thuế kinh


3
doanh và những quy định về việc lập làng, bang, hội của người Hoa. Tuy
nhiên, những ghi chép này còn tản mạn và cũng chỉ dừng lại ở việc mô tả sự
kiện và liệt kê số liệu.
Năm 1924 ở Việt Nam lần đầu tiên xuất hiện công trình mang tính
chuyên khảo của Đào Trinh Nhất: “thế lực khách trú và vấn đề di dân vào

Nam Kỳ”. Trong tác phẩm ông đã đề cập đến hai vấn đề chính là: Sự di cư của
người Hoa vào Nam Kỳ và thế lực kinh tế của họ trên trường bn Sài Gịn Chợ Lớn. Trong những năm gần đây, vấn đề người Hoa đã thực sự trở thành
một vấn đề khoa học được đưa ra bàn luận ở nhiều hội thảo tại Hà Nội năm
1985, 1989.
Cũng trong thời gian này xuất hiện những công trình nghiên cứu của viện
khoa học xã hội Việt Nam, viện nghiên cứu Đông Nam Á, đặc biệt là những
công trình nghiên cứu của hai tác giả chuyên nghiên cứu về người Hoa Châu
Thị Hải và Trần Khánh.
Trong cuốn “Vai trò của người Hoa trong nền kinh tế các nước Đông
Nam Á” của Trần Khánh, ông đã cung cấp cho người đọc thấy bức tranh toàn
cảnh về quá trình di cư của người Hoa, vai trò của họ trong nền kinh tế các nước
Đông Nam Á từ trước thời kỳ thuộc địa đến sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Những công trình nghiên cứu của tác giả Châu Thị Hải như: “người Hoa
Việt Nam và Đơng Nam Á: hình ảnh hôm qua và vị thế hôm nay”, tác giả đã
cho độc giả thấy được hình ảnh của cộng đồng người Hoa Đông Nam Á xưa
và nay: từ khi người Hoa đặt chân lên Đông Nam Á, dần dần xác lập vai trò
và vị trí của mình trong nền kinh tế - xã hội bản địa cho đến cuối thập niên 90
của thế kỷ XX.
Về mặt dân tộc học, trong cuốn “Các dân tộc ở Đông Nam Á” do
Nguyễn Duy Thiệu chủ biên người Hoa được đề cập đến là một thành phần
trong cấu trúc dân tộc ở Đông Nam Á.


4
Đặc biệt, Luận án Tiến sĩ của Đỗ Ngọc Toàn: “Vai trò người Hoa Đông
Nam Á trong sự phát triển của Trung Quốc (1978 – 2005)” do NXB Khoa
học xã hội Hà Nội phát hành năm 2009 cũng nêu lên cụ thể tình hình người
Hoa Đông Nam Á: các giai đoạn hình thành và các giai đoạn phát triển, chính
sách của chính phủ các nước Đông Nam Á và Trung Quốc đối với người
Hoa...

Vấn đề người Hoa Đông Nam Á cũng thu hút được sự quan tâm của các
học giả nước ngoài như: “Những người Hoa kiều ở Đông Nam Á” của
Eliprontee - tác giả khái quát về tình những Hoa kiều ở Đông Nam Á, ảnh
hưởng của họ đối với khu vực và chính sách của chính phủ Bắc Kinh đối với
họ. Trong cuốn: “Lịch sử Đông Nam Á” của D.G.E.Hall, nhà xuất bản chính
trị quốc gia tổ chức dịch và phát hành năm 1997, viết theo phương pháp thơng
sử có đề cập đến người Trung Hoa sang các nước Đông Nam Á trong suốt
tiến trình lịch sử của các quốc gia trong khu vực song chỉ rất sơ sài.
Trên cơ sở những tài liệu đã tiếp cận được, chúng tôi nhận thấy các tài
liệu chỉ đề cập hoặc đề cập đến nhưng chưa đầy đủ về sự hình thành cộng
đồng người Hoa ở Đơng Nam Á, vai trị kinh tế - văn hóa - chính trị của họ,
cũng như tác động của những đóng góp đó đối với lịch sử các quốc gia trong
khu vực. Dẫu vậy, đây cũng chính là những tư liệu hết sức quý báu để chúng
tôi thực hiện đề tài này.
3. Đối tượng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng của đề tài
Đối tượng chính của đề tài là nghiên cứu về vai trị của người Hoa ở
Đơng Nam Á đối với lịch sử các nước sở tại trong suốt tiến trình lịch sử từ khi
họ di cư đến các nước Đông Nam Á đến thập niên đầu thế kỷ XX trên các lĩnh
vực kinh tế - chính trị - văn hóa, đặc biệt là về kinh tế.


5
3.2. Nhiệm vụ của đề tài
- Làm rõ được nguyên nhân di cư, quá trình hình thành và phát triển của
cộng đồng người Hoa ở các quốc gia Đông Nam Á.
- Nêu được sự thay đổi trong chính sách của chính phủ các nước Đông
Nam Á đối với người Hoa, Hoa kiều qua các thời kì.
- Làm rõ vai trò của người Hoa Đông Nam Á đối với các nước sở tại
trong tiến trình lịch sử từ khi có người Hoa xuất hiện đến thập niên đầu thế kỷ

XXI, trên các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - chính trị.
- Đánh giá được ý nghĩa, tầm quan trọng của những đóng góp của cộng
đồng người Hoa đối với các quốc gia Đông Nam Á trong lịch sử, đặc biệt là
những thập niên gần đây.
3.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Về mặt không gian: tập trung nghiên cứu về vai trị của người Hoa
Đơng Nam Á trên các mặt kinh tế - chính trị - văn hóa bên cạnh đó đề tài cịn
khái qt về q trình hình thành cộng đồng người Hoa Đông Nam Á cũng
như ý nghĩa của những đóng góp của họ đối với lịch sử các nước bản địa.
-Về mặt thời gian: từ khi người Trung Hoa di cư xuống Đông Nam Á
vào khoảng thế kỷ 6 đến thập niên đầu thế kỷ XXI.
4. Đóng góp của đề tài
Trước hết luận văn góp phần quan trọng đánh giá thực trạng và triển
vọng vai trò của cộng đồng người Hoa ở các nước Đông Nam Á đặc biệt là
trên lĩnh vực kinh tế trong thời gian từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến
thập niên đầu thế kỷ XXI.
Từ vai trò của cộng đồng người Hoa ở Đơng Nam Á nói chung, Việt
Nam nói riêng sẽ điều chỉnh và có những chính sách thu hút tiềm lực của
người Hoa và cộng đồng kiều bào ở nước ngoài trong phát triển đất nước.


6
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, phương pháp lịch sử và phương pháp lô
gic được sử dụng xuyên suốt. Ngoài ra, còn sử dụng các phương pháp phân
tích, nhận định, so sánh, tổng hợp tài liệu...
6. Bố cục khoá luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khoá luận
chia làm hai chương.
Chương 1: Khái quát về quá trình hình thành cộng đồng người Hoa ở

Đông Nam Á
Chương 2: Vai trò của cộng đồng người Hoa ở Đông Nam Á


7

Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CỘNG ĐỒNG
NGƯỜI HOA Ở ĐÔNG NAM Á
1.1. Tên gọi và khái niệm về người Hoa
Tên gọi và khái niệm của người Hoa là một vấn đề gây nhiều tranh cãi.
Để có một cái tên khá thống nhất hiện nay cũng phải tốn nhiều công sức
thông qua các cuộc tranh luận gay gắt, giữa các nhà khoa học. Bởi lẽ có người
chỉ cơng nhận phạm vi giới hạn tộc người của người Hoa khơng vượt ra ngoài
phạm vi tộc Hán, có người thì cho rằng nếu giới hạn phạm vi khái niệm như
vậy thì không phản ánh đầy đủ tính chất và đặc điểm của cộng đồng người
Hoa trong khu vực. Vì theo thói quen của nhiều địa phương, những người di
cư từ đất nước Trung Hoa bất luận là họ thuộc tộc người nào cũng được gọi
theo tên các triều đại phong kiến thống trị ở Trung Quốc như: người Hán,
Tùy, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh. Những tên gọi này chỉ phù hợp
với những dòng người di cư trong các thời điểm lịch sử tương ứng, không thể
đại diện cho mọi thời điểm lịch sử. Gọi họ là người Hán cũng không được vì
trong thành phần di cư có cả Hán, Mơng, Hồi, Tạng... Gọi người sở tại gốc
Hoa như người Malaixia gốc Hoa, người gốc Hoa, gốc Hoa, người Việt gốc
Hoa... cũng không thể chính xác. Bởi vì, vấn đề đặt ra là căn cứ vào hiện tại
hay quá khứ để xác định đặc trưng tộc người là vấn đề rất khó. Hơn nữa, Hoa
hay Trung Hoa là cách gọi biểu trưng của một nền văn hố và văn minh chứ
khơng có ý nghĩa về tộc người.Trong nguồn tư liệu thành văn của Trung Quốc
cho thấy rằng tên nước và tên người được gọi theo tên các triều đại và dòng
họ lên nắm quyền như người Hạ, người Ân, người Thương, người Chu... Sau

khi nhà Tần thống nhất Trung Quốc, tên người, tên nước, tên triều đại cũng
nhất loạt được gọi là Tần. Với thế lực hùng mạnh của Tần Thủy Hoàng và các


8
Hoàng đế của triều Tần tiếp theo mà ảnh hưởng của nó khơng chỉ lan tỏa
trong phạm vi của các nước chung quanh vùng Hoa Hạ mà còn đến tận cả các
nước ngoài khu vực. Kể từ đó về sau, trong các văn bản chính thức và không
chính thức của người phương Tây danh từ Chin (Tần) được dùng biểu trưng
để gọi người Trung Quốc và được chuyển âm viết theo đặc trưng ngôn ngữ
của từng quốc gia khác nhau như Chin, China, Chinise... Và cho dù các từ này
được dùng dưới dạng danh từ hay tính từ thì tiết tố đầu tiên là Chin (Tần) vẫn
được giữ nguyên. Tiếp theo sau các triều đại Ân, Thương, Chu, Tần là Hán,
Ngô, Tùy, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh. Tương ứng với triều đại nào,
người Trung Quốc di cư được gọi theo tên của triều đại đó như người Hán,
người Ngơ, người Tùy, người Đường, người Tống, người Nguyên, người
Minh, người Thanh. Từ sau những trào lưu duy tân và cách mạng dân chủ,
trong ngôn ngữ chính thức hoặc không chính thức của người Trung Hoa xuất
hiện những tên gọi mới để chỉ tên nước và tên của người dân của nước ấy
thay cho các tên gọi truyền thống của các triều đại phong kiến xưa kia. Đó là
các từ Trung Quốc, Trung Hoa Dân Quốc thay cho nước Đại Thanh. Những
người trí thức có tinh thần cách mạng ở nước ngoài thường dùng chữ Hoa để
chỉ người dân Trung Quốc thay cho người Thanh ngày càng phổ biến. Khi
hoạt động ở Trung Quốc Tôn Trung Sơn cùng các đồng chí của mình đang
sing sống ở nước ngoài. Cùng với Hoa kiều các từ Hoa thương, Hoa công
được dùng rộng rãi ở các nước có người Hoa nhập cư, nhất là các nước chịu
ảnh hưởng của văn hóa Hán sâu đậm. Sau cuộc cách mạng Tân Hợi và chính
thể Trung Hoa Dân Quốc được thành lập, các tên gọi người Trung Quốc,
Trung Hoa, người Hoa, Hoa kiều xuất hiện chính thức và trở nên phổ biến
không những trong nội bộ của Trung Quốc mà cả trong quan hệ đối ngoại.

Cách gọi này nhanh chóng được lan đến các nước có người Trung Hoa cư trú,
đặc biệt là các nước chịu ảnh hưởng văn hóa Hán một cách trực tiếp. Theo từ


9
điển Hán ngữ hiện đại và nguồn tư liệu gốc của Trung Quốc thì từ Hoa kiều
xuất hiện lần đầu vào năm 1878. Như vậy, để đi đến một tên gọi thống nhất là
người Hoa hay Hoa kiều để chỉ người Trung Quốc nhập cư vào khu vực Đông
Nam Á đã trải qua khá nhiều tên gọi khác nhau trong lịch sử. Hoa kiều và
người Hoa là hai khái niệm khác nhau và tương đối phổ biến.Vậy dựa vào
những tiêu chí gì để phân định rạch ròi sự khác nhau giữa hai khái niệm này,
lấy mốc thời gian hay dựa vào đặc điểm huyết thống, quốc tịch để tìm ra đâu
là “gốc” đâu là “ngọn” cho có căn cứ khoa học, rành mạch và rõ ràng là một
vấn đề được đưa ra thảo luận ở nhiều cuộc hội thảo khoa học trong và ngoài
nước. Trong quá trình thảo luận xuất hiện ba loại ý kiến khác nhau:
Loại ý kiến thứ nhất cho rằng: người Hoa có thể mở ngoặc gọi là người
Hán từ Trung Quốc di cư sang, không giới hạn thời gian cư trú có thể hịa
nhập nhưng chưa hịa nhập hoàn toàn, ở họ cịn có nhiều yếu tố văn hóa khác
với sắc thái văn hóa bản địa.
Loại ý kiến thứ hai cho rằng: người Hoa là những người Hán từ Trung
Quốc di cư sang đã lâu năm nhưng cũng chỉ đặt vấn đề nghiên cứu trong
khoảng thời gian hai đến ba năm trở lại đây, không đặt vấn đề nghiên cứu lâu
hơn, vì trước khoảng thời gian đó họ khơng cịn có khả năng nhận diện so với
người bản địa để có thể phân định rạch rịi về sự khác nhau của hai khái niệm
này.
Loại ý kiến thứ ba có vẻ như dung hịa hai ý kiến trên với quan niệm:
khái niệm người Hoa được dùng để chỉ chung những người di cư từ đất nước
Trung Hoa, bất luận họ ra đi trong thời kỳ lịch sử nào và cư trú trong thời gian
bao lâu, chỉ cần họ cịn lưu lại ít nhiều sắc thái văn hóa Trung Hoa truyền
thống.

Những ý kiến khác nhau này đã đặt ra khơng ít khó khăn khi lựa chọn
một tên gọi chuẩn xác. Nhưng trải qua nhiều cuộc hội thảo khoa học, sau khi


10
phân tích, lý giải để tìm ra những tiêu chí thích hợp kết hợp với tư liệu điền dã
trên một số địa bàn cuối cùng đã đi đến thống nhất cách gọi và xác định khái
niệm người Hoa dựa trên 5 tiêu chí cụ thể sau đây:
- Có nguồn gốc Hán hoặc đã bị Hán hóa
- Sống ởn định và thường xuyên ngoài lãnh thổ Trung Hoa
- Đã nhập quốc tịch và trở thành công dân cử các nước sở tại
- Vẫn còn bảo lưu được các giá trị văn hóa Trung Hoa truyền thống
- Vẫn tự nhận mình là người Hoa
Với 5 tiêu chí này, những người được nằm trong phạm trù khái niệm
“người Hoa” phải là những người có nguồn gốc Hán di cư từ đất nước Trung
Hoa kể các dân tộc ở các tỉnh ở phía Nam Trung Quốc đã bị Hán hóa đến các
nước trong khu vực Đông Nam Á và con cháu họ sinh ra và lớn lên tại khu
vực này, họ đã mang quốc tịch bản địa và trở thành công dân của nước này,
nhưng vẫn cịn lưu giữ những giá trị văn hóa Trung Hoa truyền thống như
tiếng nói, chữ viết, phong tục tập quán luôn tự nhận mình là “người Hoa”.
Như vậy, những người khơng có đủ 5 tiêu chí này thì không nằm trong
phạm trù người Hoa mà họ là những người Hoa kiều. Hoa kiều là những
người có cùng nguồn gốc dân tộc với người Hoa nhưng không mang quốc tịch
bản địa.
Như vậy, những người di cư từ đất nước Trung Hoa và hiện đang cư trú
ở các nước nằm ngoài lãnh thở Trung Quốc nhưng khơng có đầy đủ 5 yếu tố
này thì họ vẫn là Hoa kiều. Hai khái niệm Hoa kiều và người Hoa có sự khác
biệt về mặt pháp lý và thuộc phạm trù biến đổi chứ khơng nằm trong trạng
thái ởn định. Đó là khả năng chuyển từ khái niệm Hoa kiều khi họ mới di cư
đến, rồi được chuyển thành khái niệm người Hoa lúc họ đã chuyển thành công

dân của các nước sở tại, và cùng với thời gian họ có thể bị bản địa hóa hoàn
toàn. Quá trình này được trải qua dưới sự tác động kép của hai chiều: đó là sự


11
nhận đồng (chấp nhận sự hòa đồng) của người Hoa và sự khoan hòa dung nạp
của người bản địa.
1.2. Qúa trình hình thành và phát triển của cộng đồng người Hoa ở
Đông Nam Á
1.2.1. Nguyên nhân di cư của cộng đồng người Hoa ở Đông Nam Á
1.2.1.1. Nguyên nhân chính trị
Lịch sử Trung Hoa với những biến động chính trị được tạo ra bởi những
cuộc chiến tranh giành quyền lực, lật đổ, đảo chính giữa các triều đại phong
kiến, do các cuộc khởi nghĩa và các cuộc chiến tranh nông dân ở trong nước
cũng như các cuộc chiến tranh xâm lược từ các thế lực bên ngoài đối với
Trung Quốc diễn ra thường xuyên đã làm cho xã hội nước này ln ln có
sự rối loạn và bất ởn định từ đó dẫn đến nhiều đợt di cư đưa một lượng lớn
người Trung Hoa ồ ạt đổ về khu vực Đông Nam Á. Mặt khác, với chính sách
bành trướng và đồng hóa bằng vũ lực, các cuộc chiến tranh xâm lược do các
triều đại phong kiến Trung Hoa phát động chống lại các nước Đông Nan Á từ
thời Tần, Hán, Đường, Nguyên, Minh, Thanh cũng kéo theo một lượng đông
đảo người Trung Hoa từ phương Bắc ồ ạt đi xuống khu vực này. Trong đó,
nhiều người trong hệ thống quan lại, sĩ quan, binh lính của triều đình phong
kiến được phái tới những quốc gia thuộc quyền của đế chế Trung Hoa để cai
trị và “khai hóa văn minh” cho người bản địa cũng như những người dân tị
nạn hay nhiều người tù chính trị bị đày cũng dồn tới đây. Ngay từ thời Tần,
bán đảo Đông Dương, trước hết là Việt Nam là mảnh đất đầu tiên của khu vực
Đơng Nam Á tiếp nhận dịng người Hoa nhập cư dưới sự xâm lăng của Tần
Thủy Hoàng và sau đó chịu sự cai trị của chế độ phong kiến nhà Hán trong
suốt 1000 năm Bắc thuộc. Sau đó, bằng hai con đường trên bộ và trên biển,

địa bàn xâm lược và cai trị của thế lực phong kiến Trung Hoa thời Đường
Tống đến đời Minh Thanh đã chỉ bó hẹp ở những quốc gia trong bán đảo


12
Đơng Dương mà cịn mở rộng ra các nước Thái Lan, Malaixia và các quần
đảo Nam Dương (tức Inđônêxia) và Lu Song (tức Philippin ngày nay), làm
cho số lượng người Trung Hoa tăng lên. Cuối đời Minh, đầu đời Thanh, số
người Quảng Đông di trú ở hải ngoại đã tăng vọt so với thời kỳ cuối Đường,
đầu Tống, nhất là sau cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc 1840 thất bại,
những nhân sĩ, quân sĩ “cờ đen” của Lưu Vĩnh Phúc, những người nông dân
Quảng Tây, Quảng Đông và Khách Gia cũng đổ về cư trú ở Việt Nam,
Malaixia và quần đảo Nam Dương để tránh sự trừng phạt của nhà Thanh cũng
như tìm cơ hội mưu sinh. Mặt khác, các cuộc đấu tranh giữ nước của một số
nước Đông Nam Á chống trả sự xâm lược của thế lực phong kiến Trung Hoa
trong thời kì này cũng liên tục nổ ra, làm cho các cuộc chinh phạt của đế quốc
phong kiến Trung Hoa nhiều lần thất bại, tiêu biểu như các cuộc khởi nghĩa
Hai Bà Trưng trong thời kì Bắc thuộc hay các cuộc kháng chiến chống quân
Nguyên, Minh, Thanh dưới thời phong kiến của Việt Nam. Sau thắng lợi của
các nước bản địa, nhiều tù binh Trung Quốc bị bắt giữ đều xin ở lại sinh cơ
lập nghiệp, lấy vợ, đẻ con, tạo ra một thế hệ Hoa lai, góp phần làm tăng số
lượng người Hoa ở Đơng Nam Á.
Đến thời cận hiện đại, tính chất di trú mới đã xuất hiện. Chính sách “bế
quan tỏa cảng” nghiêm cấm xuất dương của triều định nhà Thanh cùng với
các cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Anh, Pháp tấn cơng Trung Hoa
nở ra cũng tạo ra làn sóng di của người Trung Hoa ra nước ngoài càng lớn.
Vào thế kỷ XIX, khi yếu tố tư bản chủ nghĩa của các cường quốc phương Tây
đã xâm nhập mạnh vào đời sống kinh tế, xã hội, chính trị của Trung Hoa và
các quốc gia Đông Nam Á, các thương nhân người Hoa cùng với tư bản nước
ngoài đã nhanh chóng mở rộng các hoạt động khai thác nguồn tài nguyên

thiên nhiên ở khu vực Đông Nam Á, đẩy mạnh đầu tư xây dựng các cơ sở sản
xuất, các nhà máy, hầm mỏ, thu hút rất nhiều công nhân người Trung Hoa


13
sang làm việc và di trú tại đây. Đặc biệt, sau chiến tranh nha chiến (1840), khi
các cường quốc phương Tây buộc triều đình Mãn Thanh phải kí kết một loạt
hiệp ước cho phép họ được trực tiếp tuyển mộ lao động tại Trung Quốc qua
hình thức “lao động khế ước” ở các nước Đông Nam Á bắt đầu hình thành
một dạng di trú lao động khá đặc biệt, được gọi là xuất khẩu cu - li do không
đủ tiền về nước nên phải ở lại sinh cơ lập nghiệp nơi đất khách.
Đầu thế kỷ XX, cuộc nội chiến giữa Quốc Dân Đảng và Đảng cộng sản
Trung Quốc vào những năm 1924 - 1927, 1936 - 1939, 1946 - 1949 và cuộc
chiến tranh xâm lược của Nhật Bản chống Trung Quốc những năm 19301931; 1937 - 1945 cũng đẩy người Trung Quốc phải lưu vong, lánh nạn ra
nước ngoài, dẫn đến làn sóng di dân chủ yếu sang các nước Đông Nam Á tăng
lên đến hàng vạn người. Sau khi nước Cộng hịa nhân Dân Trung Hoa thành
lập, làn sóng di cư của người Trung Quốc vẫn tiếp tục nổ ra. Những năm 60
thế kỷ XX, ở Trung Quốc nổ cuộc “cách mạng văn hóa”, với chính sách “cực
tả” nghiệt ngã, một bộ phận cư Trung Quốc do có sự bất đồng và khơng hài
lịng với chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa, đã di cư sang các khu vực ngoài
sự quản lý của chính phủ Trung Quốc, trong đó phần lớn sang Hơng Kơng và
Đài Loan số cịn lại thì định cư ở các nước Đông Nam Á. Đến nay, những
người Hoa ở các nước Đông Nam Á đã sinh sống và kinh doanh n ởn và có
vai trò to lớn trong sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước sở tại.
1.2.1.2. Nguyên nhân kinh tế
Đây là nguyên nhân chủ yếu xuyên suốt qua các thời kỳ lịch sử, từ khi
các thương nhân Trung Hoa mở ra con đường lưu thông trên biển. Sự lưu lại
tạm thời của các thương nhân ở nước ngoài sau khi đến khu vực Đông Nam Á
là một trong những nhân tố hết sức quan trọng khơng chỉ góp phần mở rộng
quan hệ buôn bán giữa Trung Quốc với hải ngoại mà còn tạo ra cơ sở hình

thành các quần thể, phố chợ, làng chợ của người Trung Hoa di trú ở các nước


14
Đơng Nam Á. Mặt khác, do chính sách thuế khóa ngặt nghèo của chính thể
cầm quyền Trung Quốc đã hạn chế hoạt động kinh doanh, buôn bán khiến
nhiều nhà buôn muốn ra đi tìm nơi buôn bán thuận lợi hơn. Rất nhiều thương
nhân mang theo nguồn vốn, của cải vật chất, kinh nghiệm và đội quân làm
thuê sang các nước Đông Nam Á buôn bán, cạnh tranh với người bản địa để
làm giàu. Đặc biệt là từ khi mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa hình thành và
phát triển, các nước tư bản phương Tây đã hướng đến Trung Quốc - một thị
trường có nguồn nhân lực khởng lồ. Thực dân Tây Ban Nha và Anh đã tìm
cách hình thức buôn bán nô lệ trước đây bằng các hình thức khế ước, hợp
đồng đã bí mật đưa những người thất nghiệp Trung Quốc đến lao động ở các
thuộc địa của chúng. Có thể nói đây là thời kỳ người Trung Hoa di cư ồ ạt và
dồn dập đến nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á - một
vùng đất thuộc địa đang hình thành.
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, đã xuất hiện làn sóng di cư mang
tính quốc tế. Từ những năm 50 đến 70, rất nhiều người Hoa cư trú ở Đông
Nam Á đã di cư sang các nước Bắc Mỹ, Nam Mỹ và Úc kiếm sống.
1.2.1.3. Nguyên nhân do điều kiện sinh thái, đói kém, thiên tai
Nguyên nhân dẫn đến sự di trú này phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên,
điều kiện địa lý và phong tục tập quán. Trong lịch sử Trung Quốc, tình trạng
mất mùa, bệnh tật, sinh đẻ q mức, ruộng ít, người đơng, thiếu đói triền miên
diễn ra thường xuyên đã làm cho đời sống của người dân vơ cùng khó khăn.
Đồng thời, cịn có những nguyên nhân khác làm cho tình trạng này càng thêm
căng thẳng. Chẳng hạn như cuộc xâm lược và thôn tính của Mãn Thanh lật đổ
nhà Minh (năm 1644) và cuộc nội chiến dai dẳng sau đó cũng làm cho nạn đói
kém, bệnh dịch hoành hành liên tục, lan tràn ở trong nước buộc một số lượng
lớn dân cư là những người Trung Hoa phải dồn về các vùng ven biển Đông

Nam Trung Quốc như Quảng Đông, Phúc Kiến và tiếp tục di cư sang đảo Đài


15
Loan và một số nước Đông Nam Á. Sức ép về dân số và đói nghèo đã là
nguyên nhân chính buộc một bộ phận dân cư Trung Quốc phải tìm cách di cư
ra nước ngoài để làm ăn và tồn tại. Theo thống kê của giáo sư trường Đại học
Nhân dân Bắc Kinh Trần Đạt (1892 - 1975) trong cuốn “Hoa kiều Nam
Dương với xã hội Tây Nam Mân” cho biết, số Hoa kiều ra nước ngoài cư trú
mưu sinh chiếm 70%, số đi theo cùng họ hàng, thân thích chiếm 20%, số ra đi
vì nguyên nhân thiên tai, mất mùa chiếm 3% và do các nguyên nhân khác chiếm
7% [17, tr. 19]. Do đó, có thể thấy phần lớn người Trung Hoa phải rời bỏ quê
cha đất tổ ra đi chủ yếu là đáp ứng nhu cầu sinh sống là ăn n ởn của họ.
Có thể thấy rằng do nhiều nguyên nhân khác nhau mà người Trung Hoa
phải di cư đến các khu vực ngoài lãnh thổ Trung Quốc để sinh tồn. Trong đó,
khu vực Đơng Nam Á là nơi lý tưởng để người Trung Quốc di cư dừng chân
và lập nghiệp.
1.2.2. Các giai đoạn hình thành và phát triển của cộng đồng người
Hoa ở Đông Nam Á
1.2.2.1. Thời kỳ phong kiến
Quá trình người Hoa di cư đến các nước Đông Nam Á được xác định bắt
đầu từ thời Đường (618 - 907). Ban đầu, trong quá trình buôn bán trên biển,
tàu bè của người Hoa thường phải đậu lại ở các bến cảng của các cảng ở các
nước Đông Nam Á để tránh thời tiết xấu hoặc để kinh doanh. Các thủy thủ và
các thương nhân phải cư trú tại chỡ nên cịn gọi là “trú phiên”. Sử sách của
Trung Quốc còn ghi lại rằng, từ thời kỳ này trở đi, khơng chỉ có các thương
gia và người di cư tự do lui tới các quần đảo Malaixia, Inđơnêxia, Philippin
mà cịn có nhiều nhà tu hành sang Ấn Độ lấy kinh bằng đường bộ, khi về
đường biển qua eo biển Malacca đã ghé thăm, truyền giáo ở những nơi đó và
nhiều người trong số họ ở lại hành nghề tại các nước Nam Dương [17, tr. 21].

Thời kỳ Ngũ Đại cuối đời Đường (907 - 960), số người di cư ở đảo Sumatra


16
(thuộc Inđônêxia) đã quá đông, một lượng lớn người Hoa đến sau đã tản ra
bán đảo Malaixia để trú ngụ và sinh sống, tên gọi người Đường đã được
truyền khẩu rộng rãi từ đó [17, tr. 21].
Từ đời Nguyên (1206 - 1368), những thương nhân ở ven biển miền Nam
Trung Quốc như Phúc Kiến, Quảng Đơng có hoạt động thương mại phát triển
từ đời Đường đã nổi lên rầm rộ. Họ là những người Hoa đầu tiên xuất dương
giao lưu với thế giới bên ngoài, không chỉ buôn bán khá sơi động với dân bản
địa Đơng Nam Á mà cịn với các nhà buôn từ Ấn Độ Dương đến dưới sự
kiểm soát của người Arập và người Ấn Độ [17, tr. 21]. Do muốn duy trì hoạt
đông buôn bán hoặc nhiều nguyên nhân khác nhau, người Hoa đã tạm trú lâu
dài ở Đông Nam Á. Hơn nữa, sau khi đế quốc Nguyên Mông tiến hành ba lần
xâm lược Đại Việt và một lần tràn xuống Inđônêxia, cũng tạo ra đợt nhập cư
lần thứ hai trong lịch sử di cư của người Hoa xuống Đông Nam Á. Nếu như ở
thế kỷ thứ V mới chỉ có vài cụm dân cư ở phía bắc đảo Java, thì sau những
cuộc xâm lăng không thành, những làng mạc người Hoa sinh sống lại được
mọc lên ở các đảo phía Nam như Sumatra, Billiton của Inđônêxia hay như
đảo Temasek của Xinhgapo [17, tr. 21]. Đầu thế kỷ thứ XV, hầu hết các trung
tâm kinh tế và các đô thị chính của quần đảo Malaya như thành phố Surabaya,
Semarang, Surakarta, Jakarta (thuộc quần đảo Java), Bukomi(nay thuộc
Bruney), Sambece (phía đông Malaixia ngày nay), Pantianak và Sukagan
(phía Tây đảo Kalimantan ngày nay), Temasek (thuộc Xinhgapo) và thành
phố Malacca (phía Nam bán đảo Malacca) đã hình thành các cộng đồng người
Hoa ổn định và tương đối vững chắc trong cơ cấu xã hội đa nguyên của
Inđônêxia và Malaixia [17, tr. 21]. Cuối thế kỷ XVI, người Hoa đã di cư và
định cư rất đông ở các nước Xiêm La (nay là Thái Lan), Philippin và Bruney.
Người Quảng Đông sang Xiêm La hoạt đông buôn bán rất đông, quan hệ

buôn bán giữa hai nước phát trển mạnh mẽ. Thời gian này ở Thái Lan có “phố


17
người Đường”. Sách “Hải ngữ” có ghi: “có phố sữa là có người Hoa trú ngụ”
và sử tịch về người Hoa còn cho biết, người Hoa di trú ở Thái Lan nhiều nhất
là người Triều Sán của Quảng Đông và người Chương Tuyền của Phúc Kiến
[17, tr. 22].
Tương tự phong kiến nhà Minh (1368 - 1644) cũng có tham vọng đẩy
mạnh chính sách bành trướng đẩy mạnh bành trướng xuống vùng biển phía
Nam. Từ năm 1405 - 1433, tướng Trịnh Hịa đã bảy lần xuất dương xuống
vùng Đơng Nam Á, đổ bộ lên khu vực này bắt đầu từ Vịnh Thái Lan, Campot,
Xiêm đến các đảo Sumatra, Ceylon (thuộc Inđônêxia), rồi trải rộng sang 14
nước và khu vực khác [17, tr. 22], dẫn đến sự hiện diện các quần thể dân cư
mới của người Hoa ở hầu khắp các nước trong khu vực nói trên. Bên cạnh đó,
cuộc chiến tranh xâm lược do nhà Minh phát động từ năm 1418 - 1428 chống
lại nhà nước Đại Việt cũng tạo ra đợt di cư mới của người Trung Hoa. Sau khi
đánh đuổi được bọn xâm lược, nhiều binh lính không muốn vế nước, xin ở lại
sinh sống. Đến khi nhà Thanh lên cầm quyền (1644 - 1942), Việt Nam lại tiếp
tục thu nhận làn sóng di cư của người Hoa. Họ là những thần dân, quan lại,
dân di cư tự do của nhà Minh sau cuộc chiến tranh chống Thanh ở phía Nam.
Điển hình là nhóm người Hoa gồm 3000 người vượt biển chạy xuống Quảng
Nam của Việt Nam vào năm 1678 do Dương Ngạn Địch và Trần Thượng
Xuyên chỉ huy, được chúa Nguyễn cho định cư ở vùng Biên Hòa và Mỹ Tho.
Một nhóm khác thì do Mạc Can dẫn đầu gồm 4000 người vượt biển vào vùng
đất Hà Tiên của Việt Nam và vùng Campot của Campuchia. Họ đã biến nơi
này thành một trong những trung tâm buôn bán sầm uất, đồng thời còn trở
thành điểm truyền bá văn hóa phương Đơng ở Việt Nam và Campuchia lúc
bấy giờ. Dưới sự tác động của hoạt động buôn bán tư nhân và sự gia tăng của
số lượng lớn dân nhập cư từ Trung Quốc, ở khu vực miền Bắc và miền Trung

của Việt Nam đã xuất hiện các quần thể dân Trung Hoa di cư, sống tương đối


18
ổn định và thường xuyên như ở Phố Hiến, Hội An. Sự định cư, sinh sống,
buôn bán của người Hoa di cư kể cả các thương nhân Nhật Bản và Âu châu đã
biến hai địa điểm này trở thành trung tâm buôn bán sầm uất của Việt Nam từ
thế kỷ thứ XVII - XVIII [17, tr. 22 - 23].
Myanma từ cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX đã xuất hiện các quần thể
di cư người Hoa ở các thành phố lớn, đặc biệt ở Amarapura (thủ đô cũ của
Myanma) có tới 5000 nhà bn người Hoa và ở các vùng ven biển phía Nam
nước này đã hình thành những làng phố mới, tập trung người Hoa di cư từ các
tỉnh phía Nam Trung Quốc bằng đường biển. Vùng hạ nguồn sông Travadi đã
trở thành nơi định cư chính thức của họ. Từ năm 1768 - 1782, nền kinh tế
Thái Lan bắt đầu phát triển, nhiều đô thị, xưởng thủ công ra đời. Chính phủ
nước này đã thu hút hàng chục ngàn người Hoa nhập cư. Cộng đồng người
Hoa ở đây ngoài các nhà bn, cịn có rất nhiều nơng dân di cư và định cư tại
đây. Từ năm 1882 - 1809, thương nhân người Hoa đã lập nên các phố chợ
người Hoa ở Sampeng được gọi là phố người Hoa và không lâu trở thành một
trong những thành phố chính ở Băng Cốc. Ở Malaixia, cộng đồng người Hoa ở
Malacca được hợp lại bởi các dân tộc khác nhau của Trung Quốc. Họ ở khắp
nơi, có số lượng rất đông và đều giữ lại phong tục, ngôn ngữ của dân tộc mình.
Như vậy, trước khi chủ nghĩa thực dân phương Tây xâm nhập vào đời
sống kinh tế - xã hội và chính trị của các nước Đông Nam Á, khu vực này đã
hình thành các nhóm cộng đồng người Hoa như một thực thể, một bộ phận ổn
định, thường xuyên trong cơ cấu xã hội của các quốc gia Đông Nam Á. Đây
là giai đoạn đầu trong tiến trình hình thành và phát triển cư dân người Hoa ở
nước ngoài. Những người Hoa và hậu duệ của họ đã phân bố ở hầu hết các
nước Đông Nam Á, hình thành nên các khu vực cư trú tập trung cao độ như
Xinhgapo, Jakata, Băng Cốc, Manila, Sài Gòn.



19
1.2.2.2. Thời kỳ thuộc địa và phụ thuộc phương Tây
Giữa thế kỷ XIX, sự trì trệ của triều đình phong kiến Mãn Thanh đã làm
tăng thêm mâu thuẫn bên trong và bên ngoài Trung Quốc. Cuộc khởi nghĩa
Thái Bình Thiên Quốc (1850 - 1864) của nông dân nổ ra cùng một lúc với
cuộc Chiến tranh nha phiến, biểu thị cho sự can thiệp bằng vũ lực của các thế
lực tư bản phương Tây chống Trung Quốc diễn ra trong khoảng thời gian khá
dài, khiến xã hội Trung Quốc chao đảo, hỗn loạn. Từ năm 1807 - 1848, khi
Anh và một số nước phương Tây tiến hành xây dựng đường sắt, khai thác mỏ
thiếc, phát triển kinh tế trang trại ở Đông Nam Á, nguồn lao động lại bị thiếu
nghiêm trọng. Do đó, thực dân phương Tây tìm mọi cách buộc triều đình nhà
Thanh phải ký kết một loạt điều ước bất bình đẳng biến hàng triệu công nhân
người Hoa được ký kết thông qua hình thức “lao động khế ước”, trở thành
một loại cu-li “Người Lợn” được đưa về các nước Đông Nam Á. Theo thống
kê chưa đầy đủ, từ năm 1881-1930, số người Hoa đến các vùng ven biển
thuộc Anh như Xinhgapo, Penang, Malacca khoảng chừng 6,3 triệu người,
trong đó 70% là “Người Lợn” [17, tr. 24]. Ngồi ra, phải kể đến nhiều người
Trung Quốc đã thông qua mối quan hệ thân hữu, đồng hương và nhiều
nguyên nhân khác mà di cư sang các nước Đơng Nam Á. Đó khơng có vốn và
kỹ thuật chun mơn nên họ chỉ có thể làm những cơng việc vất vả, sử dụng
lao động chân tay hoặc buôn bán nhỏ là chính.
Sự vận động bên trong của môi trường di trú và chính sách khai thác
kinh doanh thuộc địa mang tính thực dụng của tư bản phương Tây đã thúc đẩy
hoạt động kinh doanh buôn bán của người Hoa tăng nhanh, thu hút mạnh mẽ
dịng người Hoa nhập cư vào các nước Đơng Nam Á tìm cơ hội làm ăn. Đồng
thời, nó cũng tạo điều kiện cho tầng lớp nhà buôn tư sản người Hoa trở thành
lực lượng chính thúc đẩy sự hình thành và phát triển mạng lưới buôn bán xuất
nhập khẩu, kể cả chức năng môi giới thương mại giữa tư bản phương Tây với



20
người sản xuất và tiêu dùng ở các nước bản địa. Ước tính đến những năm 40 của
thế kỷ XX, người Hoa ở Đông Nam Á đã đạt tới trên 8 triệu người [17, tr. 24].
Sự di cư và nhập cư trong giai đoạn này đã làm cho cơ cấu dân tộc ở các nước
Đơng Nam Á có sự thay đổi mạnh mẽ.
1.2.2.3. Thời kỳ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến thập niên đầu thế
kỷ XXI
Từ sau khi đế quốc Nhật đầu hàng vô điều kiện, kết thúc cuộc chiến
tranh xâm lược trên toàn khu vực Đông Nam Á vào năm 1945, chế độ thực
dân dần dần bị tan rã ở các nước thuộc địa, các nước Đông Nam Á lần lượt
giành được độc lập. Sau khi giành được độc lập, việc đầu tiên của chính phủ
các nước Đông Nam Á là đồng loạt thi hành chính sách dân tộc hóa và bản
địa hóa từng bộ phận tư bản phương Tây cùng với một số lượng lớn Hoa kiều
nhập cư vào các nước Đông Nam Á từ lâu đời và đã có vị thế quan trọng
trrong đời sống kinh tế của các nước bản địa. Trong vòng từ 10 - 15 năm sau
khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, đại đa số Hoa kiều ở các nước Đông
Nam Á đã lần lượt gia nhập quốc tịch bản địa. Cộng đồng người Hoa đã có sự
thay đổi to lớn mang ý nghĩa lịch sử từ một cộng đồng kiều dân Trung Quốc
bao gồm Hoa kiều là chính dần dần chuyển thành cộng đồng người Hoa bao
gồm những người công dân người Hoa mang quốc tịch nước sở tại và hậu duệ
của họ. Con cháu người Hoa sinh ra và cư trú ở các nước này đã thúc đẩy xã
hội di dân chuyển sang xã hội định cư, đưa xã hội Hoa kiều được hình thành
trước đây chuyển sang xã hội người Hoa. Sự chuyển hóa căn bản này là kết
quả tất yếu của sự phát triển xã hội và chính sách đối với người Hoa của chính
phủ các nước Đông Nam Á và chính phủ Trung Quốc. Cho đến nay, người
Hoa đã hoàn toàn công nhận chế độ xã hội nước sở tại và thực sự trở thành
công dân các nước này. Điều này không chỉ làm cho tình hình chính trị, kinh
tế - xã hội của các nước sở tại phát triển ổn định mà cịn làm thay đởi rất



21
nhiều không gian sinh tồn của người Hoa Đông Nam Á so với trước chiến
tranh, trở thành một cộng đồng dân tộc mới có vị thế và vai trị quan trọng
trong đời sống kinh tế - xã hội ở các nước Đơng Nam Á nói riêng và thế giới
nói chung.
1.3. Đặc điểm dân số, Hội đoàn truyền thống
1.3.1. Đặc điểm, số lượng người Hoa tại các quốc gia Đông Nam Á
Người Hoa cư trú ở nước ngoài thực chất là dân di cư mà đặc trưng của
dân di cư mang tính lưu động rất cao, thường cư trú bất ổn định. Do đó, khó
có thể có những tư liệu chính xác số người Hoa di cư, di trú và định cư trong
từng thời kỳ lịch sử cụ thể. Đến giữa những năm 50 của thế kỷ XX, tuy tư liệu
thống kê về người Hoa chưa chính xác và đầy đủ song thơng qua một số quốc
gia có nhiều người Hoa nhất trong khu vực cũng có thể có phần nào phân tích
và đánh giá được tiến trình phát triển của cộng đồng người Hoa.
 Ở Xinhgapo: vào thời điểm năm 1819 thành phố hải đảo này chỉ có
150 người sinh sống trong đó 80% là người Malai chỉ có 20% là người Hoa.
Từ sau 1819, người Anh thi hành chính sách mở cửa chào đón thuyền bn
dưới mọi sắc cờ cùng với vị trí chiến lược của một thương cảng quốc tế đã
làm cho xứ sở này trở thành một trung tâm buôn bán chuyển khẩu mậu dịch
và phân phối lao động nhập cư cho cả khu vực Đông Nam Á. Sự nhộn nhịp
của đô thị cảng này đã thu hút dòng người ồ ạt từ Trung Quốc, Ấn Độ, từ bán
đảo Malacca và các đảo lân cận của Inđônêxia. Trong đó, từ nửa sau thế kỷ
XIX, người Trung Quốc đã nhập cư ồ ạt vào Xinhgapo đưa cộng đồng người
Hoa trở thành một nhóm tộc người chính, chiếm đại đa số trong cơ cấu dân cư
- dân tộc Xinhgapo. Năm 1957 chính phủ nước này đã xác lập quyền cơng
dân Xinhgapo, trong đó cho phép những người Hoa sinh ra ở nước ngoài đã
cư trú ở Xinhgapo đủ 8 năm thì được trở thành công dân Xinhgapo. Pháp lệnh
này đã làm cho khoảng 220.000 Hoa kiều Xinhgapo sinh ra ở Trung Quốc



×