Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.37 KB, 5 trang )
Thực phẩm phòng chống say nắng
Mùa nóng, người cao tuổi, phụ nữ mang thai và trẻ em có nguy cơ dễ
bị say nắng khi tiếp xúc với ánh nắng gay gắt của mặt trời. Nếu không chú ý
và xử lý kịp thời thì sẽ vô cùng nguy hiểm.
Ai dễ bị say nắng?
Sở dĩ người cao tuổi dễ bị say nắng là do tuyến mồ hôi dưới da bị teo lại,
hoạt động của hệ tuần hoàn bị suy yếu, cơ thể tỏa nhiệt không nhanh. Còn phụ nữ
có thai và sản phụ là đối tượng có sức khỏe yếu.
Việc mang thai và sinh nở đã làm tiêu hao của họ nhiều năng lượng. Ngay
cả khi ngồi trong nhà nhưng nhiệt độ cao, không thông thoáng, nhóm người này
cũng có thể bị say nắng. Trẻ sơ sinh cũng dễ bị say nắng do cơ thể phát triển chưa
được hoàn thiện dẫn đến việc điều tiết thân nhiệt cơ thể kém.
Ngoài ra, những người mắc một số bệnh tim mạch cũng dễ bị say nắng, do
thời tiết nóng nực khiến thần kinh phấn chấn, tăng gánh nặng cho tim. Mặt khác,
do chức năng tim không hoàn thiện khiến hơi nóng trong người tỏa ra không kịp
nên dẫn đến say nắng.
Người bị viêm nhiễm, suy dinh dưỡng có thể khiến hơi nóng trong người
tăng lên nhanh chóng, vi khuẩn và virus làm cho cơ thể tiết ra những chất không
có lợi cho việc tỏa nhiệt nên dễ bị say nắng. Những người bị suy dinh dưỡng
thường tụt huyết áp, mạch máu bị co bóp mang tính phản xạ.
Triệu chứng thường gặp ở người bị say nắng là: đau đầu, buồn nôn, chóng
mặt, da khô, đỏ, toát mồ hôi, mạch đập nhanh, sốt cao, mắt lờ đờ, có thể bất tỉnh.
Nếu không được sơ cứu kịp thời, say nắng có thể nguy hiểm đến tính mạng. Vì
vậy, ngay từ đầu mùa hè, mọi người nên chú ý các biện pháp phòng ngừa.