Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Tài liệu Giáo trình Chăn nuôi dê và thỏ - Chương 1 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (857 KB, 15 trang )

Chương 1
GIỐNG VÀ CÔNG TÁC GIỐNG DÊ
Giống có tính chất tiền ñề trong chăn nuôi nói chung cũng như trong chăn nuôi dê nói
riêng. Những kiến thức chung về giống dê và những việc cần làm ñể không ngừng nâng cao
chất lượng giống dê là là nội dung chính của chương này. Trước hết những thông tin cơ bản
về nguồn gốc và một số ñặc thù sinh học của dê sẽ ñược ñề cập. Các giống dê ñịa phương và
gíông ngoại nhập ñược nuôi phổ biến ở nước ta cũng sẽ ñược giới thiệu. Tiếp theo là những
nội dung cơ bản về chọn lọc và nhân giống dê. Phần cuối của chương nói về một số biện
pháp theo dõi và quản lý ñàn dê.
I. NGUỒN GỐC VÀ ðẶC THÙ SINH HỌC CỦA DÊ
1.1. Nguồn gốc và phân loại của dê
a Nguồn gốc dê nhà
ðã có trên 350 giống dê ñược ghi nhận và cũng ñã có nhiều nghiên cứu khác nhau về
nguồn gốc của dê nhà. Tuy còn nhiều ý kiến khác nhau về vấn ñề này song các nhà khoa học
ñều thống nhất cho rằng dê là một trong những loài vật ñược con người thuần hoá sớm nhất,
sau ñấy mới ñến chó (Zeuner, 1963). Giống như các vật nuôi khác sau khi thuần hóa, ñầu tiên
dê ñược nuôi ñể lấy thịt, sau ñó ñược nuôi ñể lấy sữa.
Nguồn gốc của dê nhà là dê rừng. Dê rừng (Capra aegagrus) trên thế giới ñược chia
làm ba nhóm:
+ Nhóm 1 là dê Bezoar (C.a aegagrus) có sừng hình xoắn (xem hình 1-1), phân bố tự
nhiên ở vùng Tây Á
+ Nhóm 2 là dê Ibex (C.a Ibex), phân bố tự nhiên ở vùng Tây Á, ñông châu Phi và châu
Âu
+ Nhóm 3 là dê Markhor (C.a Falconeri) thường có sừng quặn về phía sau (xem hình 1-
1), phân bố ở Afghanistan và vùng Kashimir-Karakorum.














Hình 1-1: Kiểu sừng của dê rừng


b: Markhor
a- Bezoar
Khó xác ñịnh ñược thật chính xác thời gian và ñịa ñiểm lần ñầu tiên con người thuần
hóa dê rừng. Nhiều tài liệu cho rằng nơi thuần hóa các giống dê ñầu tiên là vùng núi Tây Á
vào thiên niên kỷ thứ 7-9 trước Công nguyên (Thực tế ngày nay còn cho thấy nhiều loài dê
nguyên thủy với số lượng lớn ở thung lũng ñầu nguồn sông Ấn và ở những dãy núi nằm ở phía
ñông con sông này). Có tài liệu cho rằng khu vực nuôi dê cổ nhất là ở các nước Trung ðông,
sau ñó ñến Ấn ðộ và Ai Cập, tiếp ñến là các nước phương Tây và châu Á, châu Phi. Khu vực
nuôi dê mới nhất là ở ðông Nam Á.
b. Phân loại dê nhà
Dê là gia súc nhai lại nhỏ (cùng với cừu) thuộc:
+ loài dê (Capra),
+ họ phụ dê cừu (Capra rovanae),
+ họ sừng rỗng (Bovidae),
+ bộ phụ nhai lại (Ruminantia),
+ bộ guốc chẵn (Artiodactyta),
+ lớp có vú (Mammalian).
1.2. Một số tập tính ñặc trưng của dê
a. Tập tính ăn uống
Dê là gia súc nhai lại có khả năng gặm

cỏ như trâu bò nhưng nó thích ăn lá cây, hoa
và các cây lùm bụi (xem hình 1-2), cây họ ñậu
thân gỗ hạt dài. Dê rất phàm ăn, nhưng luôn
luôn tìm thức ăn mới. Dê là con vật thích hoạt
ñộng nhanh nhẹn, chúng di chuyển rất nhanh
khi ăn xung quanh cây và bứt lá búp ở phần
ngon nhất rồi nhanh chóng chuyển sang cây
và bụi khác. Dê thích ăn ở ñộ cao 0,2-1,2m.
Chúng có thể ñứng bằng 2 chân rất lâu ñể bứt
lá, thậm chí còn trèo lên cây ñể chọn phần
ngon ñể ăn. Môi và lưỡi dê rất linh hoạt ñể vơ
ngoạm thức ăn và chọn loại thức ăn nào nó ưa
thích nhất.
Dê khó ăn thức ăn ñể sát mặt ñất,
thường phải quỳ chân trước xuống ñể ăn.
Dê là con vật có khả năng chịu khát rất giỏi. Devendra (1967) cho biết dê nặng 18-20
kg thì một ngày cần uống 680 ml nước ở mùa hè và 454 ml nước vào mùa xuân.
Dê là loại gia súc rất sạch sẽ, không ăn các thức ăn thừa, bẩn hay lên men thối rữa;
thức ăn rơi vãi dê thường bỏ không ăn lại
b. Tập tính ngủ nghỉ
Dê thích nằm ở những nơi cao ráo thoáng mát, thích ngủ nghỉ trên những mô ñất hoặc
trên những tảng ñá phẳng và cao. Dê ngủ nhiều lần trong ngày, nhiều lúc trong khi ngủ vẫn
nhai lại.
c. Tập tính ñàn
Hình 1-2: Tập tính ăn ngọn lá cây của dê
Dê thường sống tập trung thành từng ñàn. Mỗi con có một vị trí xã hội nhất ñịnh trong
ñàn. Do vậy, những con mới nhập ñàn thường phải thử sức ñể xác ñịnh vị trí xã hội của nó.
Chọi nhau là hình thức thử sức rất phổ biến trong ñàn dê. Con ở “ñịa vị xã hội” thấp phải
phục tùng và trong sinh hoạt phải nhường con ở “ñịa vị xã hội” cao. Trong ñàn dê thường có
con dê ñầu ñàn dẫn ñầu trên bãi chăn, ñàn dê di chuyển gặm cỏ theo con ñầu ñàn. Khi ở

trong ñàn dê rất yên tâm, còn khi bị tách khỏi ñàn dê tỏ ra sợ hãi. Khi ốm dê thường vẫn cố
theo ñàn cho ñến khi kiệt sức ngã quỵ xuống mới chịu.
Khứu giác và thính giác của dê rất phát triển nên dê rất nhạy cảm với tiếng ñộng dù
nhỏ như khi có tiếng chân người ñi ñến gần chuồng chúng phát hiện ñược ngay và lao xao
kêu khe khẽ như thông báo cho nhau biết. Dê ñực và dê cái ñều có tuyến hôi hình lưỡi liềm
nằm ở gốc của sừng. Tuyến hôi tiết ra mùi riêng biệt ñể dê nhận biết nhau. Ðối với dê ñây là
mùi hấp dẫn vì thế dê nuôi trong ñàn thường cọ ñầu vào nhau.
d. Tính hiếu ñộng và khéo leo trèo
Dê là loài vật có tính hiếu ñộng, thích chạy nhảy và leo trèo rất giỏi. Trung bình hàng
ngày dê ñi lại chạy nhảy 10-15km. Chúng có thể leo lên những vách núi, mỏm ñá cheo leo
nguy hiểm cạnh vực sâu, có thể di chuyển dễ dàng trên những mỏm ñá cheo leo nhất. Trong
trường hợp cần thiết con dê ñực trưởng thành có thể ñứng rất lâu trên một mỏm ñá bên bờ
vực thẳm với diện tích chỉ chừng 200-300 cm
2
. Bám móng vào những gò ñá chỉ hơi nhô lên
một chút dê có thể leo lên những sườn dốc gần như thẳng ñứng. Ngay cả dê con chỉ mới 12-
15 ngày tuổi cũng ñã có thể nhảy lên những mỏm ñá cao 1-2 m.
e. Tính thích chơi trò ñùa
Dê sống ở vùng núi, thích chơi trò "leo núi cao". Mỗi con dê ñều cố leo lên cao hơn
"ñịch thủ". Chúng húc ñầu, cụng trán và có khi dùng cả móng ñể dọa nhau. Một hiện tượng
thú vị là nếu một con dê giành ñược thắng lợi, chiếm ñược chỗ cao nhất, thì các con khác liền
bỏ trò chơi ñó chuyển sang trò khác, hoặc khi không bảo vệ ñược "ngôi bá chủ" nữa thì con
"bá chủ" lại lao từ ñỉnh cao thống trị xuống dưới và "chan hòa" với ñám bạn bè.
Dê thích chơi trò “kéo co”. Người ta ñã nhìn thấy dê nghịch một ñoạn thân cây sắn dây
dài khoảng nửa mét dùng làm "dây thừng", một con ngậm chặt dây sắn và vung vẩy trước
mặt một con khác. Con này liền chạy lại và ngậm lấy một ñầu của dây, và sau ñó bắt ñầu
cuộc "kéo co".
Những bầy dê nuôi thả trong rừng thích ñùa trên những vách ñá cheo leo dựng ñứng, và
những "cú nhảy liều mạng” ñôi khi dẫn ñến tai nạn.
Dê còn có chơi trò “tự ñùa dỡn”. Người ta nhận thấy nhiều con không có một nguyên

do nào mà cũng phóng như bay theo một ñường tròn khá rộng, có khi theo một vòng cung,
thường là chạy quanh một vật chuẩn nào ñó, rồi bỗng nhiên nó dừng lại ñột ngột và không
hiểu vì sao, con vật lại chạy thật nhanh như tên bắn, nhảy theo một phía. Tất cả những vận
ñộng ñó ñều ñược thực hiện bằng kiểu "phi nước ñại", bằng những bước nhảy cóc ñặc trưng
cho loài, cũng có lúc nó nhảy chụm cả bốn vó bật ñi rất xa.
f. Tính hung hăng
Dê thường chọi nhau rất hăng, không riêng gì dê ñực mà cả dê cái cũng vậy. Chúng
dùng sừng húc vào mặt, vào ñầu, vào bụng ñịch thủ. Những con dê không sừng thì húc cả ñầu.
Cuộc chiến ñấu có khi kéo dài ñến nửa giờ. Tính thích húc nhau là do tính hung hăng hay gây
sự, hoặc do ñùa nhau, hoặc là do cử chỉ của một con dê trong ñàn mà chúng cho là khiêu
khích. ðôi khi do buồn sừng hay một lý do nào ñó mà dê tự nhiên chuẩn bị tư thế chiến ñấu,
nó lùi lại lấy ñà rồi cúi ñầu lao thẳng vào một bụi cây hoặc húc ñầu vào một mô ñất.
Khi gặp nguy hiểm, ñôi khi dê tỏ ra rất hăng, liều mạng, nhưng nhiều khi lại tỏ ra rất
nhát, dễ hoảng sợ trước một vật lạ.
g. Trí khôn ngoan và thông minh của dê
Nhiều người nuôi dê phàn nàn cho là dê ương bướng. Tuy nhiên dê cũng là con vật rất
khôn ngoan, biết quý mến người chăm sóc chúng. Dê có khả năng nhớ ñược nơi ở của mình
cũng như tên của nó khi con người ñặt cho. Nó nhận biết ñược người chủ của chúng từ xa về
và thường kêu ầm lên ñể ñón chào. Nhiều lúc dê phạm lỗi bị phạt ñòn thì không kêu, nhưng
nếu bị ñánh oan thì dê kêu be be ầm ĩ ñể phản ñối.
h. Tập tính sinh dục
Dê hoạt ñộng sinh dục quanh năm và có khả năng phối giống rất mạnh. Dê ñực có tính
hay ghen nên nếu có một dê ñực khác ñến gần một dê cái thì nó húc ñầu ñánh ñuổi.
Ở dê cái sự ñộng hớn cũng rất mạnh và nhiều khi dê cái tự tìm ñến dê ñực ñể ñược giao phối.
1.3. Một số chỉ tiêu sinh lý quan trọng của dê
Một số chỉ tiêu sinh lý của dê biến ñộng như sau:


























II. GIỚI THIỆU MỘT SỐ GIỐNG DÊ PHỔ BIẾN
2.1. Các giống dê nội
a. Dê ñịa phương
Một số nơi còn gọi là dê Cỏ. Dê Cỏ có màu
lông khá khác nhau, ña số màu vàng nâu hoặc ñen
loang trắng.
Thân nhiệt (trực tràng) 101,5-104,0
o
F

Mạch ñập 70-80 lần/phút
Nhịp thở 12-20 lần/phút
Tần số nhai lại 1-1,5 lần/phút
ðộng dục lần ñầu 4-12 tháng
Thời gian ñộng dục 12-36 giờ (trung bình 18 giờ)
Chu kỳ ñộng dục 18-23 ngày
Thời gian mang thai 148-153 ngày
Dung lượng máu 7% thể trọng
Hemoglobin 8-14 g%
Tỷ khối huyết cầu (PCV) 30-40%
Hồng cầu 8-17,5 triệu/ml
Bạch cầu 6-16 triệu/ml
Thời gian ñông máu 2,5 phút
Công thức bạch cầu :
Trung tính 30-48%
Lympho 50-70%
Ái kiềm 0-2%
Ái toan 3-8%
ðơn nhân 1-4%
Hình 1-3: Dê Cỏ
Khối lượng sơ sinh 1,7-1,9 kg, 6 tháng tuổi 11-12kg; trưởng thành 30-35 kg.
Khả năng cho sữa 350-370g/ngày với chu kỳ cho sữa là 90-105 ngày.
Tuổi phối giống lần ñầu 6-7 tháng, ñẻ 1,4 lứa/năm, bình quân 1,3 con/lứa.
Thích nghi với chăn thả quảng canh.
b. Dê Bách Thảo
Là giống dê kiêm dụng sữa-thịt. Cho ñến nay
chưa xác ñịnh ñược rõ nguồn gốc (Một số người cho
rằng nguồn gốc của nó là con lai giữa dê British-
Alpine từ Pháp với dê Ấn ðộ ñã ñược nhập vào nước
ta, nuôi qua hàng trăm năm nay).

Dê Bách Thảo có màu lông ñen loang sọc trắng.
Tai to cụp xuống.
Khối lượng sơ sinh 2,6-2,8 kg, 6 tháng 19-22 kg,
trưởng thành của dê cái 40-45 kg, dê ñực 75-80 kg.
Khả năng cho sữa : 1,1 -1,4 kg/ngày X chu kỳ
148-150 ngày.
Tuổi phối giống lần: 7-8 tháng, ñẻ 1,7 con/lứa và 1,8 lứa/năm.
Tính tình hiền lành, có thể nuôi nhốt hoàn toàn hoặc nhốt kết hợp chăn thả ở các vùng.

2.2. Các giống dê nhập nội
a. Dê Jumnapari
Là giống Ấn ðộ ñược nhập vào nước ta từ năm 1994.
Dê này có màu lông trắng tuyền, chân cao.
Khối lượng sơ sinh : 2,8-3,5 kg, 6 tháng 22-24
kg, trưởng thành con cái 42-46 kg, con ñực 70-80 kg.
Khả năng cho sữa 1,4- 1,6 kg/ngày với chu kỳ
180-185 ngày.
Tuổi phối giống lần ñầu 8-9 tháng, ñẻ 1,3
con/1ứa, 1,3 lứa/năm.
Dê phàm ăn và chịu ñựng tốt với thời tiết nóng
bức.

b. Dê Beetal
Là một giống dê Ấn ðộ ñược nhập về cùng lúc
với dê Jumnapari (1994).
Màu lông ñen tuyền hoặc loang trắng
Tai to dài cụp.
Khối lượng và khả năng sản xuất tương ñương
dê Jumnapari.
Hình 1-4: Dê Bách Thảo

Hình 1-6: Dê Beetal
Hình 1-5: Dê Jumnapari
Dê này cũng phàm ăn nhưng hiền lành.




c. Dê Barbari
Là giống dê ñược nhập từ Ấn ðộ
Dê có thân hình thon chắc, màu lông vàng
loang ñốm trắng như hươu sao, tai nhỏ thẳng.
Khối lượng trưởng thành 30-35 kg.
Dê cái có bầu vú phát triển, khả năng cho sữa
0,9-1kg/ngày với chu kỳ 145-148 ngày.
Khả năng sinh sản tốt (ñẻ 1,8 con/lứa và 1,7
lứa/năm).
Dê này ăn rất tạp, chịu ñựng kham khổ tốt,
hiền lành, phù hợp với hình thức chăn nuôi ở nước ta.
d. Dê Alpine
Là giống dê sữa của Pháp (nuôi nhiều ở vùng núi Alpes).
Dê có bộ lông dài, màu lông thay ñổi khác nhau từ ñen ñến trắng, tai nhỏ và thẳng.
Khối lượng trưởng thành của con cái khoảng
60 kg, con ñực 65 kg.
Năng suất sữa 900-1000 lít/1 chu kỳ cho sữa
240-250 ngày.
Dê Alpine ñã ñược nhập vào nước ta, ñang
ñược nuôi tại Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ
Sơn Tây và tỉnh Ninh Thuận. Tinh cọng rạ của
giống dê này cũng ñược nhập về từ Pháp, ñang
ñược dùng ñể lai tạo với dê trong nước, bước ñầu ñã

cho kết quả tốt.
e. Dê Saanen
Là giống dê chuyên sữa của Thụy Sĩ, nuôi
nhiều ở Pháp và các nước châu Âu.
Dê có màu lông trắng, tai vểnh nhỏ.
Khối lượng con cái trưởng thành 45-50kg, con
ñực 65-75kg.
Năng suất sữa cao 1000-1200kg sữa/chu kỳ
trong 290-300 ngày.
Dê Saanen ñã ñược nhập vào nước ta và ñã
dùng lai tạo với dê Bách Thảo cho kết quả tốt.
f. Dê Boer
Hình 1-7 : Dê Barbari
Hình 1-9: Dê Saanen
Hình 1-10: Dê Boer
Hình 1-8: Dê Alpine

×