Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

Đánh giá độc tính và tác dụng hạ sốt của cao chiết lá bàng biển (calotropis gigantea)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (671.26 KB, 61 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC Y DƯỢC


–––––––––––

–––––––––––

TRẦN THỊ HIỀN LỢI

ĐÁNH GIÁ ĐỘC TÍNH VÀ TÁC DỤNG HẠ SỐT
CỦA CAO CHIẾT LÁ BÀNG BIỂN
(Calotropis gigantea)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC

HÀ NỘI - 2021


ĐẠI

HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC Y DƯỢC


–––––––––––

–––––––––––

TRẦN THỊ HIỀN LỢI

ĐÁNH GIÁ ĐỘC TÍNH VÀ TÁC DỤNG HẠ SỐT


CỦA CAO CHIẾT LÁ BÀNG BIỂN
(Calotropis gigantea)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC

Khóa:

QH.2016.Y

Người hướng dẫn:

TS. LÊ THỊ XOAN
NCS. ThS. ĐẶNG KIM THU

HÀ NỘI - 2021


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên cho phép em xin được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu
sắc đến TS. Lê Thị Xoan – phó trưởng Khoa Dược lý Sinh hóa, Viện Dược
liệu TW và NCS. ThS Đặng Kim Thu đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ
và tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ em nghiên cứu và hồn thành khóa luận này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến ThS. Nguyễn Thị Phượng và các anh
chị đang làm việc tại khoa Dược lý Sinh hóa, Viện dược liệu TW đã hết lòng
giúp đỡ, đưa ra những bài học kinh nghiệm quý báu, động viên em và đồng hành
cùng em trong suốt thời gian làm đề tài.
Nhân dịp này, em chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo – Trường Đại học Y
Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội cùng với các thầy cô giảng dạy tại trường nói
chung và các thầy cơ ở Bộ mơn Dược lý – Dược lâm sàng nói riêng đã tạo điều
kiện, trang bị những kiến thức, kỹ năng chuyên ngành, giúp đỡ em trong suốt
thời gian học tập, thực hành và nghiên cứu tại trường.

Cuối cùng, xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, người thân và bạn
bè đã luôn động viên và sát cánh bên em trong những lúc khó khăn và trong thời
gian thực hiện đề tài này.
Mặc dù bản thân đã có nhiều nỗ lực, nhưng cũng khơng thể tránh khỏi
những hạn chế, thiếu sót trong thực hiện và báo cáo luận văn. Em kính mong
được nhận những lời đóng góp ý kiến quý báu từ thầy, cơ giáo để khóa luận được
hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2021
Sinh viên

Trần Thị Hiền Lợi


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

BB

Bàng biển

BuOH

n-Butanol

DCM

Dicholoromethane

EtOAc


Ethylacetate

IL1,6,8

Interleukin 1,6,8

LPS

Lipopolysaccharide

PGE2

Prostaglandin E2

TNF

Yếu tố hoại tử u

DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT
Bảng 1.1
Bảng 3.1

Bảng 3.2

Bảng 3.3

Bảng 3.4
Bảng 3.5
Bảng 3.6




DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ
STT
Hình 1.1
Hình 1.2

Hình 1.3

Hình 1.4
Hình 2.1
Hình 2.2
Hình 2.3
Hình 2.4


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN................................................................................ 3
1.1. Tổng quan về sốt......................................................................................3
1.1.1. Khái niệm sốt.....................................................................................3
1.1.2. Sinh nhiệt và thải nhiệt:....................................................................3
1.1.3. Sự điều nhiệt...................................................................................... 3
1.1.4. Chất gây sốt........................................................................................5
1.1.5. Cơ chế gây sốt....................................................................................5

1.1.6. Các giai đoạn của sốt.........................................................................6
1.2. Một số mơ hình gây sốt thực nghiệm..................................................... 7
1.3. Tổng quan về Bàng biển..........................................................................9
1.3.1. Nguồn gốc, phân loại.........................................................................9
1.3.2. Phân bố, sinh thái............................................................................10
1.3.3. Đặc điểm thực vật............................................................................10
1.3.4. Thành phần hóa học........................................................................11
1.3.5. Một số nghiên cứu của dược liệu Bàng biển................................. 13
1.3.6. Sử dụng trong y học cổ truyền....................................................... 17
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............20
2.1. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................20
2.1.2. Nguyên liệu nghiên cứu.....................................................................20
2.1.2. Động vật thí nghiệm.......................................................................... 23
2.1.3. Hóa chất, dụng cụ.............................................................................. 24


2.1.4. Thiết bị sử dụng cho nghiên cứu...................................................... 24
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu..........................................................................24
2.2.2. Thời gian nghiên cứu.........................................................................24
2.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................24
2.4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................25
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu tác dụng hạ sốt.......................................25
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu độc tính cấp............................................28
2.5. Phương pháp xử lý số liệu.......................................................................29
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ....................................................................................30
3.1. Tác dụng hạ sốt của cao chiết toàn phần Bàng biển.............................30
3.2. Tác dụng hạ sốt của cao chiết phân đoạn Bàng biển............................31
3.3. Độc tính cấp của cao chiết tiêu chuẩn Bàng biển..................................34
3.4. Tác dụng hạ sốt của cao tiêu chuẩn Bàng biển..................................... 36
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN................................................................................. 38

4.1. Về kết quả đánh giá tác dụng hạ sốt của cao chiết toàn phần và cao
chiết phân đoạn lá Bàng biển:....................................................................... 39
4.2. Về kết quả thử nghiệm độc tính cấp của cao chiết tiêu chuẩn Bàng
biển...................................................................................................................41
4.3. Về kết quả đánh giá tác dụng hạ sốt của cao chiết tiêu chuẩn Bàng
biển...................................................................................................................42
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT........................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO


ĐẶT VẤN ĐỀ
Sốt là một phản ứng thông qua trung gian não nhằm bảo vệ cơ thể trước
những tác nhân gây bệnh. Trong sốt, nhiệt độ cơ thể tăng lên vượt qua khoảng
thân nhiệt thơng thường [19,7]. Sốt có tác dụng kích thích các q trình chuyển
hóa trong tế bào, tạo điều kiện cho việc tích lũy năng lượng dự trữ và tăng đáp
ứng miễn dịch [5,8]. Tuy nhiên, sốt cao và kéo dài lại gây ra bất lợi cho cơ thể.
Sốt khiến cơ thể bị mất nước, rối loạn chất điện giải, rất nguy hiểm đối với trẻ
em và trẻ sơ sinh. Đối tượng bị sốt cao có thể gặp phải các tổn thương thần kinh
chẳng hạn như co giật ở trẻ em, tăng nhịp tim, khó thở, giảm chức năng tiêu
hóa….[5,8]. Để khắc phục các tình trạng này, một số các hoạt chất đã được dùng
trong lâm sàng như paracetamol, ibuprofen, aspirin… Tuy nhiên, chúng có nhiều
tác dụng không mong muốn đôi khi thách thức các tác dụng chính của chúng.
Các nguồn hoạt chất khác nhau đang được điều tra trên toàn thế giới để khắc
phục các vấn đề về tác dụng không mong muốn và đáp ứng điều trị tốt hơn. Do
vậy, việc tiếp tục tìm kiếm các thuốc có nguồn gốc từ thảo dược có hiệu quả, an
tồn ln là nhu cầu cần thiết, là xu hướng nghiên cứu được các nhà khoa học
trong nước và trên thế giới quan tâm.
Theo đánh giá của Bộ Y tế, Việt Nam là quốc gia phong phú về nguồn
dược liệu của khu vực và thế giới. Năm 2018, thống kê của Viện Dược liệu cho
thấy, cả nước đã ghi nhận 5.117 loài thực vật và nấm, 408 loài động vật và 75

loại khống vật có cơng dụng làm thuốc, trong đó có nhiều lồi dược liệu q
hiếm, đặc hữu. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, cha ông ta cũng đã phát hiện,
tích lũy được kho tri thức khổng lồ về dược liệu và y học cổ truyền với gần 1.300
bài thuốc dân gian. Đây là điều kiện quan trọng để Việt Nam phát triển ngành
công nghiệp dược liệu và nền y học cổ truyền, phục vụ công tác khám, chữa
bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân [1].
Bàng biển (Calotropis gigantea (L.) Dryand) thuộc họ Thiên lý –
Asclepiadaceae. Đây là một dược liệu cổ truyền được biết đến với cái tên Lá hen
hoặc Bồng bồng, thường có mặt trong các bài thuốc trị hen suyễn, viêm đường

1


hơ hấp, rối loạn tiêu hóa,..[29]. Cây phân bố nhiều ở vùng ven biển các tỉnh Ninh
Thuận, Bình Thuận. Từ nhiều phần của cây, người ta đã phân lập được các hoạt
chất quan trọng như α, β – amyrin, caloside, terpen, flavonoid…[10,15].Từ đó
cho thấy Bàng biển là một loại dược liệu có nhiều tiềm năng trong nghiên cứu và
phát triển, bằng chứng là ở Việt Nam và trên thế giới đã có những cơng trình
nghiên cứu về tác dụng dược lý của lồi thực vật này. Bên cạnh đó, để có thể sử
dụng và nâng cao hiệu quả của các thuốc có chứa Bàng biển thì việc tiến hành
thử nghiệm độ an tồn của dược liệu là một cơng việc cần thiết.
Tuy nhiên, qua tìm hiểu thì ở Việt Nam hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu
về tác dụng hạ sốt của Bàng biển. Do vậy, đề tài “Đánh giá độc tính và tác dụng
hạ sốt của cao chiết lá Bàng biển (Calotropis Gigantea)” được tiến hành với mục
tiêu sau:
Mục tiêu 1: Đánh giá được tác dụng hạ sốt của cao chiết toàn phần, cao
chiết phân đoạn và cao chiết tiêu chuẩn lá Bàng biển trên mơ hình thỏ được gây
sốt bằng lipopolysaccharid (LPS)
Mục tiêu 2: Đánh giá được độc tính cấp của cao chiết tiêu chuẩn lá Bàng
biển trên chuột nhắt trắng


2


CHƯƠNG I. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về sốt
1.1.1. Khái niệm sốt
Sốt là trạng thái cơ thể chủ động tăng thân nhiệt do trung tâm điều hòa
nhiệt bị tác dụng bởi các chất gọi là chất gây sốt, đưa đến kết quả tăng sinh nhiệt
kết hợp với giảm thải nhiệt. Sốt khác với nhiễm nóng và với các hiện tượng tăng
thân nhiệt khác như ưu năng tuyến giáp/ tiêm dinitrophenol/thời kì rụng trứng…
vì các trường hợp này khơng có giảm thải nhiệt chủ động [5-8].
1.1.2. Sinh nhiệt và thải nhiệt:
Lượng nhiệt sinh ra trong cơ thể chủ yếu là sản phẩm phụ của chuyển hóa,
cụ thể là các phản ứng hóa học ở tế bào [6-7]. Sự sinh nhiệt tăng hay giảm phụ
thuộc vào tình trạng cơ thể nghỉ hay hoạt động. Khi cơ thể ở trạng thái nghỉ, cơ
quan sinh nhiệt chủ yếu là gan, nhiệt sinh ra từ các phản ứng chuyển hóa cơ bản.
Khi hoạt động, cơ thể cần sử dụng năng lượng ở mức cao, lúc này cơ quan sinh
nhiệt chủ yếu là cơ, lượng nhiệt sinh ra có thể gấp năm lần chuyển hóa cơ bản
[5,8].
Thải nhiệt là quá trình vận chuyển lượng nhiệt sinh ra từ các cơ quan và
mơ sâu đến da, sau đó lại từ da thốt ra mơi trường. Da, các mơ dưới da và lớp
mỡ là lớp cách nhiệt hiệu quả, giúp nhiệt độ trung tâm có thể duy trì xung quanh
mức 37oC. Để cân bằng với quá trình sinh nhiệt, cơ thể cũng có một hệ tỏa nhiệt
gồm các mạch máu đi từ trung tâm và phân chia chằng chịt dưới da giúp thải
nhiệt ra ngồi mơi trường. Dịng máu này không điều chỉnh theo nhu cầu nuôi
dưỡng cơ thể mà theo nhu cầu sinh nhiệt-thải nhiệt của cơ thể. Các cơ chế vật lý
của sự thải nhiệt từ da ra môi trường bao gồm bức xạ nhiệt, truyền nhiệt và bay
hơi (làm mất nhiệt qua mồ hôi, hơi thở) [6-7].
1.1.3. Sự điều nhiệt

Nhiệt độ của cơ thể được điều chỉnh hầu như hoàn toàn bởi cơ chế thần
kinh, và hầu hết mọi cơ chế này tác dụng thông qua trung tâm điều hòa nhiệt

3


nằm ở vùng dưới đồi [6-7]. Để những cơ chế điều hịa này hoạt động, cần có bộ
phát hiện nhiệt để xác định khi nhiệt độ cơ thể trở nên quá cao hoặc quá thấp.

Hình 1.1. Vùng dưới đồi
Vùng trước thị của vùng dưới đồi trước chứa số lượng lớn neuron nhạy
cảm với nóng và neuron nhạy cảm với lạnh. Neuron nhạy cảm với nóng tăng lên
2-10 lần để đáp ứng với nhiệt độ cơ thể tăng 10oC [6].
Mặc dù các tín hiệu được phát ra từ các receptor nhiệt của vùng dưới đồi là
vơ cùng mạnh trong kiểm sốt nhiệt độ cơ thể, các receptor ở các phần khác nhau
của cơ thể cũng đóng vai trị trong điều hịa thân nhiệt. Đó là các receptor nhiệt
trên bề mặt da cùng với các receptor nhiệt sâu được phát hiện chủ yếu ở tủy
sống, trong nội tạng ở ổ bụng và trong hoặc quanh các tĩnh mạch lớn ở thượng
vị, lồng ngực. Các receptor này chủ yếu phát hiện lạnh hơn là nóng [6-7].
Tín hiệu cảm giác nhiệt độ từ vùng trước thị của vùng dưới đồi trước được
chuyển đến phần sau vùng dưới đồi. Phần sau vùng dưới đồi hợp nhất với vùng
trung tâm và các tín hiệu cảm giác nhiệt ngoại vi để kiểm soát sự sinh nhiệt và
phản ứng bảo toàn nhiệt của cơ thể [6].
Người ta đặt ra khái niệm “điểm đặt nhiệt” khi so sánh trung tâm điều
nhiệt của cơ thể với bộ phận điều nhiệt (rơ-le nhiệt) của các dụng cụ đốt nóng: có
thể vặn nấc của rơ-le để duy trì nhiệt độ cần thiết, ví dụ vặn nấc tủ ấm để nhiệt
độ trong tủ ln ở mức xác định (ví dụ 37 oC). Trong sốt, điểm đặt nhiệt bị tác
nhân gây sốt “vặn” cho tăng lên. Dù vậy, quá trình thải và tạo nhiệt vẫn cân bằng
(cả hai đều tăng song hành) [5,8].
4



1.1.4. Chất gây sốt
Sốt là phản ứng của cơ thể trước sự xâm nhập của các yếu tố gây bệnh.
Những yếu tố này có thể là vi khuẩn, virus, vi nấm… và được gọi là chất gây sốt
ngoại sinh. Chất gây sốt ngoại sinh gây sốt thông qua những chất hóa học trung
gian gọi là chất gây sốt nội sinh [5,7-8]. Những chất gây sốt này được trình bày
tại bảng 1.1.
Bảng 1.1 Các chất gây sốt
Chất gây sốt ngoại sinh
- Từ bên ngồi xâm nhập vào cơ
thể (thường có nguồn gốc vi
khuẩn) kích thích đại thực bào
sinh ra các chất gây sốt nội sinh

- Vi khuẩn gram (+) và ngoại độc
tố, vi khuẩn gram (-) và nội độc
tố mà bản chất là một
-

lipopolysaccharide (LPS).
Virus.

-

Vi nấm.

-

Thuốc


-

Chất
(ethicholanolone).

- Phức hợp kháng nguyên kháng
thể.
-

Kháng nguyên gây quá mẫn
chậm

Chú thích: Tài liệu tham khảo số [5-8]
1.1.5. Cơ chế gây sốt
Sốt có thể xuất hiện do tác dụng của chất gây sốt hoặc do tổn thương não.

5


Các chất gây sốt, đặc biệt là LPS tác dụng vào vùng dưới đồi làm thay đổi
điểm đặt nhiệt của trung tâm điều nhiệt. LPS có mặt ở vỏ vi khuẩn, vi khuẩn vào
cơ thể lập tức bị thực bào. IL-1 được giải phóng từ các đại thực bào vào các dịch
cơ thể, và đi lên trên tới vùng dưới đồi, gần như ngay lập tức hoạt hóa q trình
gây sốt, đôi khi làm tăng thân nhiệt đáng kể chỉ trong 8-10 phút. Lượng nhỏ
khoảng 10 phần triệu gram nội độc tố LPS từ vi khuẩn, hoạt động phối hợp với
bạch cầu máu, đại thực bào của mô, và lympho T cũng có thể gây sốt. Nhiều thử
nghiệm đã cho thấy rằng IL-1 gây sốt bởi đầu tiên là tạo thành các prostaglandin,
chủ yếu là PGE2 hoặc một chất tương tự, chúng tác động trên vùng dưới đồi gây
ra phản ứng sốt. Những chất này làm cho điểm đặt nhiệt bị điều chỉnh vượt 37 oC,

hay nói cách khác, nhiệt độ 37oC bị trung tâm coi là nhiệt độ nhiễm lạnh, do vậy
cơ thể phản ứng giống như bị nhiễm lạnh. Như vậy, trung tâm không bị “rối
loạn” mà vẫn điều chỉnh được thân nhiệt và vẫn phản ứng đúng với quy luật với
sự thay đổi nhiệt độ của môi trường. Khi chất gây sốt hết tác dụng hoặc khi sự
tạo ra PG bị ngăn chặn thì sốt sẽ chấm dứt hồn tồn hoặc chí ít là giảm đi, điểm
đặt nhiệt trở về 37oC, cơ thể phản ứng giống như bị nhiễm nóng. Sốt quá cao,
trung tâm mới bị rối loạn, mất khả năng điều chỉnh [6].
Sốt gây ra bởi tổn thương não: Khi một phẫu thuật viên mổ vào vùng dưới
đồi, gần như luôn luôn xảy ra triệu chứng sốt cao; hiếm khi có hạ thân nhiệt; điều
này đã chứng minh vai trò của vùng dưới đồi trong cơ chế điều nhiệt và bất cứ
bất thường nào của vùng dưới đồi đều có thể gây sốt. Một tình trạng khác thường
gây tăng thân nhiệt kéo dài là sự chèn ép vùng dưới đồi do u não [6-7].
1.1.6. Các giai đoạn của sốt
1.1.6.1. Sốt tăng
giai đoạn này, chất gây sốt làm cơ thể tăng sinh nhiệt, giảm thải nhiệt
gây ra sự mất cân bằng điều nhiệt. Biểu hiện trong giai đoạn này có sởn gai ốc,
tăng hơ hấp, tăng chuyển hóa, mức hấp thụ oxy tăng gấp 3-4 lần bình thường
[5,8]. Trong trường hợp chất gây sốt có tác dụng mạnh, gây ra những cơn rùng


6


mình, ớn lạnh, co mạch làm da tái nhợt, khơng có mồ hơi. Thân nhiệt lúc này
tăng rất nhanh, dùng thuốc hạ sốt hầu như khơng có tác dụng.
1.1.6.2. Sốt đứng
Giai đoạn này quá trình sinh nhiệt và thải nhiệt cân bằng với nhau (sinh
nhiệt không tăng thêm nhưng thải nhiệt bắt đầu tăng). Mức độ hấp thu oxy giảm
so với khi sốt tăng nhưng vẫn ở mức cao, khoảng 1,5-2 lần bình thường [5,8].
Lúc này, mạch ngoại vi giãn giúp đẩy nhanh quá trình thải nhiệt. Nhiệt độ ngoại

vi

tăng, da bắt đầu đỏ lên, khơ nóng, khơng có mồ hôi. Tùy vào tác dụng của

chất gây sốt mà nhiệt độ có thể tăng ít (37-38 oC) hoặc tăng nhiều (sốt cao 3839oC hoặc sốt rất cao 39-41oC) [5,8]. Có thể dùng thuốc trong trường hợp nguy
hiểm.
1.1.6.3. Sốt lui
Giai đoạn này thải nhiệt tăng nhanh, mồ hôi vã ra, tăng tiết niệu. Các q
trình hơ hấp, chuyển hóa, mức hấp thu oxy và thân nhiệt trở về bình thường
[5,8].
1.2. Một số mơ hình gây sốt thực nghiệm
1.2.1. Mơ hình gây sốt bằng men
Mơ hình của H. Gerhard Vogel đưa ra nhằm đánh giá tác dụng hạ sốt trên
chuột được bố trí như sau: Chuẩn bị hỗn dịch 15% men Brewer’s trong nước
muối 0,9%. Mơ hình sử dụng các nhóm gồm 6 con chuột Wistar đực hoặc cái
(150 g). Ghi lại nhiệt độ của chuột bằng cách đưa một cặp nhiệt độ vào trực tràng
với độ sâu 2 cm. Gây sốt cho động vật thí nghiệm bằng cách tiêm 10 ml/kg hỗn
dịch men vào dưới da ở phía sau gáy. Vị trí tiêm được xoa bóp để truyền dịch
huyền phù bên dưới da. Nhiệt độ phòng được giữ ở mức 22–24°C. Ngay sau khi
dùng men, thức ăn được rút ra. 18 giờ sau khi dùng men, nhiệt độ tại trực tràng
bắt đầu tăng lên. Sau 30 phút sẽ thực hiện đo nhiệt độ tiếp. Chỉ những động vật
có thân nhiệt cao hơn 38°C mới được đưa vào thử nghiệm. Chuột dùng thuốc thử
nghiệm hoặc thuốc chứng dương bằng đường uống. Thuốc đối chứng có thể

7


dùng acid acetylsalicylic, aminophenazone, phenacetin. Nhiệt độ trực tràng được
ghi lại ở thời điểm 30, 60, 120 và 180 phút sau khi dùng thuốc [25] .
Một mơ hình gây sốt bằng men tương tự được đưa ra năm 1963 của

Teotino và cộng sự [16] thử nghiệm trên chuột cống trắng với hỗn dịch 12%
được tiêm dưới da (0,01 ml/g). 10 giờ sau, cho chuột dùng thuốc thử nghiệm
bằng ống thông dạ dày. Xác định thân nhiệt trung bình của chuột ở các thời điểm
90, 180, 270 phút sau khi dùng thuốc. So sánh sự khác nhau giữa thân nhiệt trung
bình giữa nhóm đối chứng và nhóm thử nghiệm. Đối với acid acetylsalicylic, sự
khác nhau này là 1,3oC với liều 300 mg/kg.
1.2.2. Mơ hình gây sốt bằng vaccin thương hàn – cận thương hàn
Mơ hình gây sốt này được mơ tả bởi Godwani S. và cộng sự (1987) [16]
thực hiện trên chuột cống trắng. Một lô chuột được tiêm dưới da vaccine thương
hàn- cận thương hàn A/B với liều 1 mg/kg tiêm dưới da. Một hoặc 2,3 lô chuột
khác được gây sốt bằng vaccine A/B và được dùng thêm một hoặc 2,3 loại thuốc
thử nghiệm bằng đường uống. Thuốc đối chứng là natri salicylate. Nhiệt độ được
đo 1 phút trước khi tiêm vaccine và tại thời điểm 60, 120, 180, 240 phút sau khi
tiêm.
1.2.3. Mơ hình gây sốt bằng Lipopolysaccharide (LPS) trên thỏ
Gerhard Vogel mơ tả mơ hình thỏ gây sốt bằng LPS dựa trên nguyên
tắc: Lipopolysaccharide từ vi khuẩn Gram âm, ví dụ E. coli, gây sốt cho thỏ sau
khi tiêm tĩnh mạch. Chỉ các phân đoạn lipopolysaccharide phù hợp thì sẽ khiến
nhiệt độ cơ thể sau 60 phút tăng từ 1°C trở lên với liều lượng từ 0,1 đến 0,2
µg/kg. Ở thỏ, người ta quan sát thấy hai lần tăng nhiệt độ cực đại. Cực đại đầu
tiên xảy ra sau 70 phút, cực đại thứ hai sau 3 giờ [25].
H.

Sử dụng thỏ cả hai giới và thuộc nhiều chủng khác nhau có khối lượng cơ
thể từ 3 đến 5kg. Thỏ được đưa vào chuồng thích hợp và đo nhiệt độ với máy đo
tự động được đưa vào trực tràng. Thỏ được nhốt lại vào chuồng trong 60 phút.
Sau đó, liều 0,2 ml/kg chứa 0,2 µg lipopolysaccharide được tiêm tĩnh mạch vào
tai thỏ. Sau 60 phút, mẫu thử được tiêm dưới da hoặc uống. Nhiệt độ cơ thể được
8



theo dõi trong ít nhất 3 giờ. Trong hơn 30 phút, thân nhiệt của động vật thí
nghiệm giảm ít nhất 0,5°C so với giá trị nhiệt độ trước khi sử dụng mẫu thử thì
mẫu thử được coi là có tác dụng [25].
1.3. Tổng quan về Bàng biển
1.3.1. Nguồn gốc, phân loại
Bàng biển có tên khoa học là Calotropis gigantea (L.) Dryand thuộc họ
Thiên lý (Asclepiadaceae), được biết đến với tên khác là lá hen, bông bông, nam
tỳ bà.
Chi Calotropis gồm 4 loại cây, phân bố chủ yếu ở cùng nhiệt đới Châu Á
và châu Phi. Ở Việt Nam, có hai lồi là Bàng biển (Calotropis gigantea (L.)
Dryand) và Bơng bơng núi (Calotropis procera (Ait.) Ait.f ) [27].
Vị trí phân loại [34]:
+
+
+
+
+
+
+
+
+

Giới: Plantae (Thực vật)
Ngành: Tracheophytes (Thực vật bậc cao)
Lớp: Angiosperms (Thực vật hạt kín)
Phân lớp: Eudicots (Thực vật hai lá mầm)
Nhánh: Asterids (Cúc)
Bộ: Gentianales (Bộ Long Đởm)
Họ: Asclepiadaceae (Họ Thiên lý)

Chi: Calotropis (Chi bịng bịng)
Lồi: Calotropis gigantea (L.) Dryand

9


Hình 1.2. Hình ảnh lá và hoa cây Bàng biển (Calotropis gigantea (L.) Dryand,
nguồn ảnh />1.3.2. Phân bố, sinh thái
Phân bố: được tìm thấy ở Việt Nam, Campuchia, Bangladesh, Indonesia,
Malaysia, Philippines, Thái Lan, Sri Lanka, Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan, Nepal
và nhiệt đới châu Phi [29].
nước ta cây mọc nhiều nơi từ bắc chí nam. Thường mọc trên các cồn cát
các tỉnh ven biển, nhưng cũng gặp ở đồng bằng và cả ở vùng trung du [15].




Cây thường được trồng bằng những đoạn cành. Bàng biển là loại cây bụi
ưa sáng và có khả năng chịu hạn cao, thường mọc thành bụi lớn ở ven đồi, hai
bên đường đi, nhất là các truông gai, bãi cát ven biển. Ở vùng đồi cát, trng gai
khơ cằn như Bình Thuận, Ninh Thuận, cây vẫn sinh trưởng phát triển tốt và ra
hoa kết quả nhiều. Trong khi đó, những cây mọc hoặc được trồng ở đồng bằng
Bắc Bộ thấy ra hoa nhiều nhưng ít quả. Cây khơng cần chăm sóc nhiều, ít bị sâu
bệnh, thỉnh thoảng có sâu xanh hại lá [15].
1.3.3. Đặc điểm thực vật
Bàng biển là một loại cây bụi có hoa thường xanh mọc cao khoảng 2-3m,
đôi khi đến 6m. Cây phân nhánh, hóa gỗ ở gốc, có thân cây đường kính tới
10



20cm. Cành có lơng trắng, sáng lấp lánh [34]. Lá có cuống ngắn khoảng 0,5cm
hoặc khơng có cuống, lá to hình thn, gốc hình tim, đầu tù hơi nhọn. Lá dài từ
12cm đến 20cm, rộng 5cm đến 10cm, hai mặt đều có lơng trắng, mặt dưới nhiều
hơn. Mặt dưới lá có gân nổi rõ; gân giữa rộng và có một tuyến lớn ở phần gần
cuống lá. Xung quanh tuyến có lông màu hung đỏ, hơi cứng và thô [10].
Hoa mọc thành chùm dày đặc, màu trắng pha tím. Hoa có thùy hình trứng,
mặt ngồi có lơng, xuất hiện ở nách hoặc đầu cành. Mùa hoa gần quanh năm, chủ
yếu tháng 12-1. Quả hình giáo, thn nhọn dần về phía đầu, chứa nhiều hạt có
hình trứng dẹt, nhỏ, có vân trắng mượt, có chùm lơng [12].
Tất cả các bộ phận của cây đều tiết ra nhựa mủ trắng khi bị cắt hoặc bẻ
[34]. Mùa hoa quả vào tháng 5-8 [15].
1.3.4. Thành phần hóa học
Nhiều hoạt chất đã được phân lập từ cây và có hoạt tính sinh học như các
flavonoids, triterpenoids, alkaloid, steroid, glycoside, saponin, terpens, enzyme,
acid béo, este của calotropeols…
Cụ thể, người ta đã phân lập được từ phần trên mặt đất của Bàng biển các
hợp chất calotropysid, taraxasteryl acetat. Nhựa mủ của BB chứa calotropin D (I)
và D (II); triterpene; 2 đồng phân α và β-calotropeol. Ngồi ra cịn có glutathione
– 1 enzym tương tự paparin [15].
Trong rễ cây có chứa một dẫn xuất của naphtalene là calotropnaphtalene,
hai dẫn xuất terpen là calotropisesquiterpen và calotropisesterpenol, một dẫn xuất
thơm calotrobenzofuranone [29]. Nghiên cứu của Mai T. T. Nguyen và cộng sự
(2020) cho thấy đã phân lập được 6 glycoside cardenolide là caloside Avà chứng minh được các hợp chất này có độc tính với dịng tế bào PANC-1 và
HeLa [46]. Cấu trúc của các hợp chất này được trình bày ở hình 1.3.
F

11


Hình 1.3. Cấu trúc một số hợp chất glycoside cardenolide

phân lập từ rễ của cây BB
Lá BB chứa các hợp chất α,β-calotropeol; α, β-amyrin; các acid béo no và
không no. Nghiên cứu của Pratap Keshari Pattnaik và cộng sự (2017) cho thấy từ
chiết xuất EtOH của lá phân lập được palmitic acid (46.01%), diterpene
(26.53%), triterpene (17.39%), linoleic acid (5.13%) [36]. Trong khi đó, nghiên
cứu của Khang D.H. Nguyen và cộng sự (2017) phân lập được một lignan mới là
90-methoxypinoresinol (1); hai hợp chất glycosylated 5-hydroxymethylfurfurals
mới, calofurfuralside A (2) và calofurfuralside B (3); cùng với 9 hợp chất đã biết
(4–12) [45]. Cấu trúc của những hợp chất này được trình bày trong hình 1.4.

Hình 1.4. Cấu trúc của một số hợp chất phân lập từ lá của cây BB

12


1.3.5. Một số nghiên cứu của dược liệu Bàng biển
1.3.5.1. Nghiên cứu độc tính
Bàng biển (BB) được biết đến từ lâu là một loại cây có thể gây độc khi
dùng ở liều cao do chứa một số hợp chất như glycoside tim, calotropone… Thậm
chí, nhựa mủ của họ cây này cịn có thể gây bỏng và giảm sút tầm nhìn của mắt
nếu tiếp xúc trực tiếp [19]. Ngày nay, khi thiết lập một nghiên cứu về bất kì hoạt
chất nào của BB, việc lập hồ sơ độc tính của cây là việc bắt buộc [29]. Công việc
này hầu hết là thử độc tính cấp hoặc bán cấp trên động vật thí nghiệm.
Jaliwala và cộng sự (2011) trong khi nghiên cứu các tác dụng chống ho,
chống hen suyễn và long đờm đã kiểm tra và xác định LD50 của các cao chiết
ethanol và cao nước từ phần trên mặt đất của dược liệu BB theo hướng dẫn của
OECD 420. Các mức liều đầu tiên được thử nghiệm là 10, 100 và 1000 mg/kg;
khơng có trường hợp tử vong nào được ghi nhận. Thử nghiệm được tiến hành với
các mức liều cao hơn là 1.600, 2.900, 5.000 mg/kg và đã ghi nhận có trường hợp
tử vong trong 24h sau khi uống. Kết quả cho thấy liều dùng an toàn là 250 và

500 mg/kg theo đường uống [28].
Trong một nghiên cứu tác dụng điều trị tiêu chảy của cao chiết toàn phần
rễ BB, thử nghiệm độc tính cấp đường uống đã được thực hiện với liều duy nhất
2000 mg/kg. Các mức liều được sử dụng trong nghiên cứu lần lượt là 100, 200
và 400 mg/kg (Rahman và cộng sự, 2012) [29].
Cao chiết methanolic rễ BB được thử nghiệm độc tính cấp trong một
nghiên cứu bảo vệ tim mạch với liều duy nhất 2000 mg/kg. Thử nghiệm độc tính
cấp đường uống theo hướng dẫn của OECD 423, kết quả cho thấy cao chiết
khơng có dấu hiệu gây độc tính ở động vật thí nghiệm. Các mức liều được sử
dụng trong nghiên cứu là 200 và 400 mg/kg, tương đương 1/10 và 1/5 liều thử
nghiệm độc tính (Davey và cộng sự, 2011) [29].
1.3.5.2. Các nghiên cứu dược lý trên thế giới
a. Tác dụng chống viêm, điều trị hen phế quản

13


Hen phế quản là một bệnh viêm mãn tính, đặc trưng bởi sự co thắt phế
quản và viêm đường hô hấp (theo GINA 2018). Cơ chế chính của hen phế quản
là tình trạng viêm đường hơ hấp mạn tính có sự tham gia của nhiều loại tế bào
như tế bào mast, bạch cầu ái toan, tế bào lympho T và đại thực bào cùng với các
chất trung gian hoá học (histamin, cysteinyl leukotriene, prostaglandin D2) dẫn
tới một số thay đổi về mặt sinh lý bệnh học của đường hô hấp (đường dẫn khí bị
hẹp lại, thay đổi cấu trúc đường dẫn khí và tăng tính phản ứng của phế quản) [4].
Trong y học cổ truyền, Bàng biển đã được dùng với tác dụng chữa hen
suyễn. Thành phần hoạt chất quan trọng trong lá Bàng biển là α-và β-amyrin làm
giảm tổng hợp leukotriene bằng cách ức chế enzyme lipoxygenase. Việc làm
giảm leukotriene giúp mang lại hiệu quả chống viêm và giãn phế quản. Đồng
thời, cơ chế chống viêm của BB được xác định tương tự như Dexamethasone một corticoid có hoạt lực chống viêm mạnh [21].
Một nghiên cứu của Bulani và cộng sự (2011) đã sử dụng mơ hình gây

phản ứng phản vệ của albumin trứng và hợp chất 48/80 (polymer được tạo ra bởi
sự ngưng tụ của N-methyl-p-methoxyphenethylamine với formaldehyde) có tác
dụng giảm tế bào mast để đánh giá tác dụng chống viêm của cao chiết MeOH từ
rễ BB. Liều đánh giá là 100, 200, 400 mg/kg. Tác dụng chống phản vệ và bảo vệ
tế bào mast được ghi nhận ở liều 400 mg/kg, tác dụng của cao chiết dược liệu
tương đương với thuốc đối chứng Dexamethasone [43].
Nghiên cứu của Khadar Shaik và cộng sự (2017) thực hiện đánh giá tác
dụng kháng histamine gây co thắt phế quản trên chuột lang. Histamine là một
trong những chất trung gian gây viêm chính trong giai đoạn cấp của bệnh hen
phế quản, gây tăng phản ứng đường thở và thụ thể histamine H1 có hoạt động
mạnh hơn H2. Nghiên cứu sử dụng cao chiết EtOH lá BB ở liều 50 mg và 100
mg/kg. Thuốc đối chứng là Clorpheneramine maleate 2 mg/kg. Kết luận từ
nghiên cứu cho thấy tác dụng kháng histamine của chiết xuất BB có thể so sánh
với thuốc đối chứng, ở liều 50 mg/kg có tác dụng và hoạt động chống co thắt
tăng lên theo liều [30].

14


Tác dụng chống hen, chống ho và long đờm của các cao chiết từ hoa Bàng
biển được Jaliwala (2011) thực hiện lần lượt trên ba đối tượng là chuột lang,
chuột nhắt trắng và chuột cống trắng Wistat. Liều đánh giá là 250 mg và 500
mg/kg. Kết quả nghiên cứu cho thấy cao chiết EtOH có tác dụng tại liều 250
mg/kg và tốt hơn các cao chiết khác từ hoa BB. Cao chiết H 2O cho tác dụng phụ
thuộc vào liều lượng [28].
b. Tác dụng hạ sốt
Nghiên cứu của H. R. Chitme và cộng sự (2005) [26] đã đánh giá tác dụng
hạ sốt của Bàng biển bằng cách sử dụng chứng gây sốt do vaccine thương hàn
TAB (Typhoid) gây ra ở chuột và thỏ. Ở cả sốt do nấm men và sốt do vaccine
TAB, sốt đã giảm đáng kể và nhiệt độ cơ thể trở về bình thường khi dùng liều

và 400 mg/kg theo đường dùng tiêm phúc mạc. Dựa trên kết quả của nghiên
cứu này, có thể kết luận rằng cao chiết của BB có hoạt tính hạ sốt tiềm năng
chống lại cả sốt do nấm men và sốt do vắc-xin TAB gây ra, cho thấy khả năng
phát triển BB như một chất hạ sốt hiệu quả tương tự như paracetamol (kết quả từ
liều 400 mg/kg). Một điều đáng chú ý ở nghiên cứu này là trong khi thử nghiệm
độc tính cấp để tìm LD50 của cao chiết BB, nhóm nghiên cứu đã nhận thấy sự
giảm nhiệt độ cơ thể nhẹ ở một số động vật thí nghiệm bị tăng thân nhiệt. Tác giả
cho rằng, cơ chế hạ sốt của cao chiết dược liệu BB có liên quan đến việc ức chế
enzyme sinh tổng hợp prostaglandin ở vùng dưới đồi.
200

Shirsat Mrunal và cộng sự (2010) đã đánh giá hoạt tính hạ sốt của cao
chiết chloroform, n-butanol, ethanol của lá Bàng biển trên mơ hình gây sốt do
nấm men gây ra ở chuột cống trắng. Cao chiết n-butanol và chloroform gần như
cho thấy hoạt tính mạnh tương đương nhau khi so sánh với chất đối chứng được
dùng trong nghiên cứu là paracetamol liều 150 mg/kg [29,40].
c. Tác dụng chống sốt rét
Nghiên cứu của P.V.V. Satish, D. Santha Kumari & K. Sunita (2017) [35]
nhằm đánh giá các hoạt động chống sốt rét in vitro của lá, thân và hoa của cây
Bàng biển chống lại Plasmodium falciparum nhạy cảm với chloroquine (chủng
15


3D7) và độc tính tế bào của nó đối với các dòng tế bào THP-1. Cao chiết cho
thấy hiệu lực trong hoạt động chống sốt rét in vitro thì sẽ được thử nghiệm thêm
in vivo chống lại P. berghei (chủng ANKA) để xác nhận hiệu quả của nó.
Trong số tất cả các cao chiết, cao chiết MeOH của lá BB cho thấy hoạt
tính chống sốt rét cao nhất với giá trị IC50 là 12,17 µg/ml. Trong đánh giá độc
tính tế bào, khơng có cao chiết nào cho thấy độc tính tế bào trên dòng tế bào
THP-1. Kể từ khi cao chiết MeOH từ lá của BB cho thấy hoạt tính chống sốt rét

tốt trong in vitro, nó đã được thử nghiệm in vivo và đã cho thấy hiệu quả chống
lại ký sinh trùng sốt rét [35].
d. Tác dụng chống tiêu chảy
Nghiên cứu được thực hiện trên cao chiết hydroethanolic của thân cây
Bàng biển. Sử dụng dầu thầu dầu gây bệnh lý tiêu chảy, đi ngoài ra máu. Liều
thử nghiệm là 250 mg/kg, 500 mg/kg, thực hiện trên đối tượng chuột cống trắng
Wistar. Tần suất đi ngồi trung bình phụ thuộc vào liều lượng và giảm dần sau 4
giờ nhưng ở liều 500 mg/kg, gần như khơng có chuột nào đi ngoài ở khoảng thời
gian 2 giờ ban đầu và sau 3 giờ, tần suất đi ngoài là 68%. Kết quả nghiên cứu
cho thấy cao chiết liều 500 mg/kg được dùng 1 giờ trước khi dùng dầu thầu dầu
đã ức chế đáng kể sự đi ngoài và làm giảm đáng kể nhu động của ruột non [29].
e. Tác dụng chống oxy hóa
Năm 2012, Deepa Krushna Ingawale và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu
đánh giá tác dụng chống oxy hóa của cao chiết EtOH hoa Bàng biển trên đối
tượng chuột nhắt trắng (25-30g), cả in vivo và in vitro. Mơ hình in vivo sử dụng
CCl4 gây tổn thương gan, liều đánh giá là 250 mg/kg và 500 mg/kg, thuốc đối
chứng là silymarin với liều 100 mg/kg. Kết quả cho thấy, nhóm sử dụng cao chiết
hoa BB làm giảm ALT và AST tương đương với nhóm sử dụng silymarin. Bên
cạnh đó, nghiên cứu in vitro cũng cho thấy các hoạt động thu gom gốc anion
hydroxyl, nitric oxide và hydrogen peroxide của cao chiết BB [24].

16


Nghiên cứu của Choudhary và cộng sự (2013) đánh giá tác dụng bảo vệ tế
bào β tuyến tụy của cao chiết cloroform thực hiện trên mơ hình chuột cống trắng
Wistar được gây bệnh tiểu đường bằng Streptozocin pha trong đệm citrate. Liều
đánh giá là 100 và 200 mg/kg, thuốc đối chứng là glibenclamide 5 mg/kg. Kết
quả cho thấy, cao chiết BB cho tác dụng giảm TBARS (Các chất phản ứng với
axit thiobarbituric, đây là một cách phổ biến để đo các sản phẩm peroxy hóa lipid

trong tế bào) và tăng mức superoxide dismutase, catalase và glutathione của
tuyến tụy tương đương với thuốc đối chứng, điều này thể hiện đặc tính chống đái
tháo đường của cao chiết BB [23].
Các tác dụng dược lý khác của loài cây này như tác dụng kháng khuẩn
[22,32], tác dụng thúc đẩy hình thành tế bào thần kinh [31] cũng đã được chứng
minh.
1.3.5.3. Các nghiên cứu dược lý được báo cáo tại Việt Nam
Theo tìm hiểu, tại Việt Nam có rất ít tài liệu nghiên cứu tác dụng dược lý
của dược liệu Bàng biển và chưa có nghiên cứu nào về tác dụng hạ sốt của dược
liệu này. Vì vậy, trong nghiên cứu này, chúng tơi sử dụng cao chiết toàn phần,
cao chiết phân đoạn và cao chiết tiêu chuẩn lá Bàng biển để đánh giá tác dụng hạ
sốt trên mơ hình thỏ gây sốt bằng lipopolysaccharide (LPS).
1.3.6. Sử dụng trong y học cổ truyền
1.3.6.1. Tại Việt Nam
Dược liệu Bàng biển (Lá hen, Bồng bồng, Nam tỳ bà) [10]
- Tính, vị: vị đắng chát, tính mát. Quy vào kinh phế.
- Công năng: Trừ đờm, chỉ khái, giáng khí nghịch, tiêu độc.
- Chủ trị: Hen suyễn kèm ho nhiều, đờm nhiều. Dùng ngoài trị bệnh
ngoài da: lở, ngứa, rắn cắn. Chữa đau răng, chấy rận.
- Bộ phận dùng: Tồn cây
- Kêng kỵ: Phụ nữ có thai và trẻ em dưới 1 tuổi.
Một số thang thuốc có thành phần chính là BB:

17


×