Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

MA TRẬN, ĐỀ KIỂM TRA VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC MÔN NGỮ VĂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.78 KB, 15 trang )

PHỤ LỤC 2
MA TRẬN, ĐỀ KIỂM TRA VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM
THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC MƠN NGỮ VĂN
I.

MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II LỚP 12

- Mục đích của đề kiểm tra:
+ Đây là đề thi cuối học kì II nhằm đánh giá NL chung là NL tự chủ và tự học,
NL giải quyết vấn đề và sáng tạo; NL đặc thù là NL ngôn ngữ và NL văn học
của học sinh lớp 12 thể hiện qua 2 kĩ năng đọc và viết.
+ Xếp loại học lực và cung cấp thông tin phản hồi về quá trình dạy học Học kì
II lớp 12 để có biện pháp điều chỉnh thích đáng (cho năm học sau)
- Mục tiêu của đề kiểm tra:
+ Kĩ năng đọc hiểu văn bản nghị luận:






Nhận biết phong cách chức năng ngơn ngữ của văn bản (Nhận biết)
Phân tích được mức độ phù hợp giữa nội dung nghị luận với nhan đề văn
bản (Thơng hiểu)
Phân tích được các biện pháp tu từ trong văn bản nghị luận và đánh giá hiệu
quả của việc sử dụng các biện pháp này (Thông hiểu)
Biết tiếp nhận, đánh giá nội dung văn bản với tư duy phê phán (Vận dụng)
Biết đánh giá, phê bình văn bản dựa trên trải nghiệm và quan điểm của
người đọc (Vận dụng)

+ Kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội trình bày suy nghĩ, quan điểm của bản


thân về một vấn đề trong văn bản đọc hiểu. (Vận dụng cao)
+ Kĩ năng viết kiểu bài nghị luận văn học để trình bày suy nghĩ và cảm thụ mang
tính thẩm mỹ của bản thân về một tác phẩm văn xuôi Việt Nam hiện đại trong
chương trình Ngữ văn 12 (đề chọn tác phẩm truyện ngắn)
II. GIỚI HẠN NỘI DUNG KIỂM TRA
Toàn bộ chương trình: Đọc văn, Tiếng Việt và Làm văn học kì II của lớp 12


III. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
- Tự luận 100%
- Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề)
- Không sử dụng tài liệu
IV. THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Nhận biết

Chủ
đề 1:
Đọc
hiểu

Số
câu
Số
điểm
Tỉ lệ
%
Chủ
đề 2:
Nghị
luận


hội
(đoạ

Thông hiểu

Hiểu được nội
Nhận biết phong dung văn bản và
cách chức năng phân tích được
ngơn ngữ của hình thức văn
văn bản
bản theo yêu cầu

1
0,5
5%

2
1
10%

Vận dụng
Vận dụng
Vận dụng cao
- Đánh giá về
một quan điểm
trong văn bản
dựa trên quan
điểm cá nhân
- Vận dụng hiểu

biết từ văn bản
và kinh nghiệm
cá nhân để giải
quyết vấn đề liên
quan đến nội
dung văn bản

2
1.5
15%

Cộng

5
3,0
30%
Viết đoạn văn
nghị luận xã
hội để trình bày
suy nghĩ, quan
điểm của bản
thân về một vấn
đề trong văn


n
văn)

bản đọc hiểu
Số câu: 1


1

Số
điểm
Tỉ lệ

2,0
20%
Viết bài NLVH
để trình bày suy
nghĩ và cảm thụ
mang tính thẩm
mỹ của bản
thân về một tác
phẩm văn xi
Việt Nam hiện
đại
trong
chương
trình
Ngữ văn 12.

Chủ
đề 3:
Nghị
luận
văn
học


Số câu: 1
Số
điểm
Tỉ lệ
%
Tổng
số
câu
Tổng
số
điểm
Tỉ lệ
%

1
5,0
50%

1
0,5
5%

2
1
10%

2
1.5
15%


2
7
70%

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO…………. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
TRƯỜNG THPT ………

NĂM HỌC 2018 – 2019
MƠN: Ngữ văn 12

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

7
10
100%


Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu từ 1 đến 5:
Khơng có cơn bão nào khơng tan, cũng như chẳng có đêm nào mà bình
minh sẽ khơng đến. Những chuyện đau khổ khiến chúng ta có cảm giác như đang
rơi xuống đáy vực rồi một lúc nào đó sẽ qua đi.
Những người luôn bị cuốn vào những suy nghĩ tiêu cực mỗi khi gặp phải
chuyện gì khó khăn đều nghĩ đến chuyện khó khăn ấy sẽ kéo dài mãi mãi và ln
có xu hướng chìm trong căng thẳng, áp lực.
Nếu bạn cho rằng những biến cố ấy sẽ kéo dài mãi mãi thì những căng
thẳng bạn cảm nhận được sẽ tăng lên gấp hai, ba lần. Nhưng nếu bạn hiểu rằng
đây chỉ là chuyện nhất thời thì bạn sẽ thấy nhẹ nhõm hơn rất nhiều.
Những gì xảy ra trong cuộc đời chúng ta cũng giống như thế giới tự nhiên
vậy. Cuộc đời này có những ngày nắng, ngày mưa, bão tố, rồi những ngày đông
lạnh giá, xuân ấm áp. Tất cả đều ln dịch chuyển và khơng có gì mãi mãi. Ngay

cả cảm xúc của con người cũng chỉ là nhất thời mà thơi.
Dù chuyện có khó khăn đến đâu rồi cũng sẽ qua đi. Vậy nên, bạn hãy coi đó
là chuyện nhất thời, hãy nói với trái tim mình rằng “chịu đựng, chờ đợi trong im
lặng”.
(Văn bản được trích từ Mình là cá, việc của mình là bơi – Takeshi Furukawa,
NXB Thế giới, 2018, tr.241 – 242)
1.
2.
3.

4.

Xác định phong cách chức năng ngôn ngữ của văn bản trên. (0.5 điểm)
Lựa chọn một nhan đề phù hợp với nội dung văn bản và lí giải ngắn gọn về
sự lựa chọn đó. (0.5 điểm)
Nêu và phân tích hiệu quả biểu đạt của một biện pháp tu từ được sử dụng
trong đoạn: Những gì xảy ra trong cuộc đời chúng ta cũng giống như thế
giới tự nhiên vậy. Cuộc đời này có những ngày nắng, ngày mưa, bão tố, rồi
những ngày đông lạnh giá, xuân ấm áp. Tất cả đều ln dịch chuyển và
khơng có gì mãi mãi. (0.5 điểm)
“Những chuyện đau khổ khiến chúng ta có cảm giác như đang rơi xuống
đáy vực rồi một lúc nào đó sẽ qua đi”. Từ trải nghiệm của mình, anh/chị hãy
cho biết suy nghĩ của bản thân về quan điểm này của tác giả. (0.5 điểm)


5.

Anh/ chị hãy đề xuất một giải pháp giúp học sinh “không bị cuốn vào những
suy nghĩ tiêu cực” trong quá trình học tập. Vì sao anh/ chị lại lựa chọn giải
pháp ấy? Viết câu trả lời từ 5 – 7 câu. (1 điểm)


II. LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
“Dù chuyện có khó khăn đến đâu rồi cũng sẽ qua đi. Vậy nên, bạn hãy coi đó là
chuyện nhất thời, hãy nói với trái tim mình rằng “chịu đựng, chờ đợi trong im
lặng”. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) để trình bày suy nghĩ của anh
(chị) về thông điệp trên của tác giả.
Câu 2 (5 điểm)
Qua hành trình nhận thức của hai nhân vật Phùng và Đẩu trong “Chiếc thuyền
ngoài xa”, Nguyễn Minh Châu đã ký thác những thông điệp về nghệ thuật và cuộc
sống.
Từ việc phân tích hành trình nhận thức của nhân vật Phùng hoặc Đẩu, anh (chị)
hãy làm nổi bật thông điệp mà anh (chị) tâm đắc nhất.
-------------- HẾT---------------HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM
A. Hướng dẫn chung
- GV cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm điểm để đánh giá tổng quát bài
làm của học sinh, tránh đếm ý cho điểm
- Do đặc thù của môn Ngữ văn nên GV cần linh hoạt trong quá trình chấm, khuyến
khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo nhưng phù hợp với lứa tuổi, chuẩn mực
đạo đức và pháp luật.

B. Hướng dẫn chấm cụ thể
Phần I. Đọc hiểu (3 điểm)
Câu 1: Phong cách chức năng ngôn ngữ của văn bản trên: chính luận


Điểm 0.5: Trả lời như trên.
Điểm 0.25: Học sinh có thể nêu được một hoặc một vài ý liên quan đến phong
cách ngơn ngữ nhưng khơng nêu được chính xác tên của phong cách ngôn ngữ
được sử dụng.

Điểm 0: HS không trả lời đúng như đáp án hoặc không trả lời câu hỏi.
Câu 2: Lựa chọn một nhan đề phù hợp với nội dung văn bản và lí giải về sự lựa
chọn đó:
HS được tự do đặt nhan đề nhưng phải có lí giải hợp lí, thuyết phục để chứng minh
nhan đề đó phù hợp với văn bản.
Điểm 0.5: Học sinh đề xuất một nhan đề và giải thích rõ ràng, hợp lí, thuyết phục
cho sự lựa chọn của mình; diễn đạt ngắn gọn và mạch lạc
Điểm 0.25:
- HS đề xuất một nhan đề và có lí giải nhưng chưa hợp lí, thuyết phục; diễn đạt
chưa ngắn gọn và mạch lạc.
- HS có đề xuất một nhan đề thể hiện trực tiếp nội dung văn bản nhưng khơng đưa
ra lí giải.
Điểm 0: Không trả lời hoặc trả lời không đúng với câu hỏi.
Câu 3: Chỉ ra và phân tích hiệu quả biểu đạt của một biện pháp tu từ được sử dụng
trong đoạn được dẫn:
- Các biện pháp tu từ trong đoạn được dẫn
+ So sánh: “những gì xảy ra trong cuộc đời chúng ta cũng giống như thế giới tự
nhiên vậy”
+ Ẩn dụ: “Cuộc đời này có những ngày nắng, ngày mưa, bão tố, rồi những ngày
đông lạnh giá, xuân ấm áp”; hình ảnh “những ngày nắng, ngày mưa […] xuân ấm
áp” chỉ những vui buồn, bình yên và khó khăn thử thách của cuộc đời mỗi người.
- Hiệu quả biểu đạt: tạo cách nói cụ thể, sinh động, giàu hình ảnh về một quy luật
của cuộc đời: Tất cả đều ln dịch chuyển và khơng có gì mãi mãi.


Điểm 0.5: Nêu tên chính xác một trong hai biện pháp tu từ được sử dụng và trình
bày được hiệu quả biểu đạt như trên (chấp nhận những cách diễn đạt khác nhưng
vẫn đảm bảo nội dung cơ bản); diễn đạt ngắn gọn và mạch lạc.
Điểm 0.25: Nêu tên chính xác một trong hai biện pháp tu từ nhưng chưa nêu ra
hiệu quả biểu đạt hoặc có nêu nhưng sơ sài, thiếu hợp lí; diễn đạt chưa ngắn gọn và

mạch lạc.
Điểm 0: Không trả lời hoặc trả lời sai biện pháp tu từ.
Câu 4: HS có thể trả lời theo quan điểm của bản thân chấp nhận những cách diễn
đạt khác nhau nhưng phải hợp lý, có sức thuyết phục, có thể trình bày như sau:
- Em đồng tình với quan điểm này vì nó rất đúng với những gì em đã trải qua.
Trong cuộc sống, có những chuyện xảy đến khiến em thực sự rơi vào trạng thái
căng thẳng áp lực. Nhưng bây giờ khi nhìn lại mọi chuyện, em cảm thấy đó chỉ là
những chuyện xảy ra ở một thời điểm, và em khơng cịn buồn bã về chuyện này
như trước nữa.
- Em đồng tình với quan điểm này vì đó là sự vận động tất yếu của cuộc sống,
khơng có gì là mãi mãi, vì vậy những đau khổ, khó khăn đến thời điểm rồi sẽ đi
qua.
- Em khơng đồng tình với quan điểm này vì có những chuyện đau khổ dù có trải
qua thời dài thì nỗi đau buồn chỉ dịu bớt chứ không mất đi, có những tổn thương
vẫn sẽ cịn mãi.
Điểm 1.0: HS trả lời đồng tình hay khơng đồng tình; lí giải hợp lí, rõ ràng cho
quan điểm của mình; diễn đạt mạch lạc và ngắn gọn.
Điểm 0.75: HS trả lời đồng tình hay khơng đồng tình và lí giải hợp lí, rõ ràng cho
quan điểm của mình; diễn đạt ngắn gọn nhưng chưa mạch lạc.
Điểm 0.5: HS trả lời đồng tình hay khơng đồng tình nhưng lí giải chưa hợp lí, rõ
ràng; diễn đạt dài dòng hoặc lủng củng, thiếu mạch lạc.
Điểm 0.25: HS trả lời đồng tình hay khơng đồng tình nhưng khơng lí giải; diễn đạt
dài dịng hoặc lủng củng, không đi vào vấn đề.
Điểm 0: Không trả lời hoặc trả lời không đúng với câu hỏi.


Câu 5: HS tự do đề xuất một giải pháp dựa trên hiểu biết, kinh nghiệm của một
học sinh nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức, xã hội và luật pháp Việt
Nam. Học sinh lý giải được lý do đề xuất giải pháp.
Điểm 0.5: HS đề xuất được một giải pháp và lí giải hợp lí, rõ ràng cho sự đề xuất

của mình; diễn đạt ngắn gọn và mạch lạc.
Điểm 0.25:
- HS đề xuất được một giải pháp có tính khả thi và có lý giải nhưng chưa hợp lí, rõ
ràng; diễn đạt chưa ngắn gọn và mạch lạc.
- HS đề xuất được một giải pháp có tính khả thi nhưng không lý giải; diễn đạt chưa
ngắn gọn và mạch lạc.
Điểm 0: Không trả lời câu hỏi hoặc câu trả lời không đúng yêu cầu.
Phần 2. Làm văn (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
1. Yêu cầu chung
- Học sinh phải huy động những hiểu biết về nội dung của văn bản đọc hiểu và đời
sống xã hội; có kĩ năng tư duy, kĩ năng lập luận và kĩ năng viết đoạn văn để bày tỏ
quan điểm của mình về vấn đề nghị luận.
- Học sinh có thể triển khai vấn đề theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải có lí lẽ
và bằng chứng xác đáng; được tự do bày tỏ quan điểm của mình, nhưng phải có
thái độ nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức, xã hội và luật pháp Việt Nam.
2. Yêu cầu cụ thể (2.0 điểm)
1. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn (0.25 điểm)
– Hình thức: Một đoạn văn được bắt đầu từ chữ cái viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ
chấm xuống dịng.
– Cấu trúc: Trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp,
móc xích, song hành…
Điểm 0.25: Đảm bảo đầy đủ các yêu cầu ở trên


Điểm 0: Viết hơn một đoạn văn; không đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn.
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0.25 điểm)
Vấn đề cần nghị luận:
Cần xem khó khăn là chuyện nhất thời và biết chịu đựng, chờ đợi để nó qua
đi.

Điểm 0.25: HS xác định đúng vấn đề nghị luận như trên
Điểm 0: HS xác định sai vấn đề nghị luận
3. Triển khai vấn đề cần nghị luận bằng các luận điểm phù hợp; lựa chọn các
thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận; kết hợp chặt chẽ
giữa lí lẽ thuyết phục và bằng chứng cụ thể (1.0 điểm)
Điểm 1.0: Đảm bảo các yêu cầu như trên, có thể trình bày theo gợi ý sau:
- Giải thích quan điểm của tác giả
- Nêu quan điểm của người viết: đồng tình hay khơng đồng tình trước giải pháp
trên
* Trường hợp đồng tình:
- Lí giải vì sao lại đồng tình với giải pháp trên, phân tích và chứng minh lợi ích,
hiệu quả của giải pháp từ kinh nghiệm bản thân hoặc đưa ra bằng chứng thuyết
phục khác.
Gợi ý: Lợi ích, hiệu quả của giải pháp trên:
+ Giữ cho tinh thần chúng ta bình tĩnh hơn, khơng bị cuốn vào những suy nghĩ
tiêu cực, không rơi vào trạng thái căng thẳng tột độ hay tuyệt vọng khi đứng trước
một chuyện khó khăn hoặc khổ đau, tránh khỏi những quyết định sai lầm đáng
tiếc.
+ Tạo khoảng lặng để chúng ta nhìn nhận lại vấn đề của mình một cách tỉnh táo
khơng bị chi phối bởi những cảm xúc tiêu cực, từ đó dễ dàng, sáng suốt đưa ra
quyết định đúng đắn để giải quyết khó khăn.


+ Tạo tâm thế lạc quan, phấn chấn hơn về mặt tinh thần và thậm chí một vài
trường hợp cải thiện về mặt thể chất (bệnh nhận nhờ tinh thần tích cực mà cải
thiện tình trạng bệnh của mình)
(kết hợp lí lẽ + dẫn chứng)

+ Đánh giá lại hiệu quả của giải pháp và đưa ra lời kêu gọi sử dụng giải pháp
này để vượt qua bão tố trong cuộc sống

* Trường hợp khơng đồng tình:
- Lí giải vì sao lại khơng đồng tình với giải pháp trên, phân tích và chứng minh
cho những luận điểm của bản thân từ kinh nghiệm cá nhân hoặc đưa ra bằng
chứng thuyết phục khác/ đưa ra được giải pháp thay thế, thuyết phục
Gợi ý:
+ Giải pháp này mang tính thụ động và nhất thời, không hỗ trợ con người giải
quyết triệt để những khó khăn, thử thách khi bản thân gặp phải.
+ Dễ tạo tâm thế thờ ơ, thoái thác, bị động trước khó khăn.
+ Chờ đợi q lâu mà khơng tìm phương án giải quyết có thể khiến cơn “bão tố”
càng trầm trọng hơn.
(kết hợp lí lẽ + dẫn chứng)

+ Đưa ra một giải pháp khác/ lời khuyên cho mọi người khi đứng trước bão tố
cuộc đời:
Gợi ý: Chủ động và tích cực hành động tìm ra phương án khắc phục vấn đề…
* Trường hợp đồng tình một phần và khơng đồng tình một phần:
- Nêu phần đồng tình và phần khơng đồng tình, lí giải, phân tích và chứng minh
cho những luận điểm của bản thân từ kinh nghiệm cá nhân hoặc đưa ra bằng
chứng thuyết phục khác


Gợi ý:
+ Đồng tình với việc ln nhìn mọi chuyện theo hướng tích cực nhưng khơng
đồng tình với việc chờ đợi thụ động. (lí lẽ + dẫn chứng)
+ Đồng tình với hiệu quả nhất thời của giải pháp nhưng không đồng tình với việc
đây là giải pháp có thể hỗ trợ con người vượt qua bão tố cuộc đời một cách triệt
để. (lí lẽ + dẫn chứng)

- Đánh giá lại đề xuất của tác giả và đưa ra lời khuyên về cách thức để đương
đầu với khó khăn của cuộc đời.

Điểm 0.75: Cơ bản đảm bảo các yêu cầu như trên nhưng liên kết văn bản chưa
mạch lạc.
Điểm 0.5: Đáp ứng 2/3 các yêu cầu trên
Điểm 0.25: Đáp ứng 1/3 các yêu cầu trên
Điểm 0: Không đáp ứng yêu cầu nào trong số các yêu cầu trên
4. Chính tả, ngữ pháp (0.25)
Điểm 0.25: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
Điểm 0: Mắc trên 3 lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
5. Sáng tạo (0.25 điểm)
- HS có quan điểm/ suy nghĩ mới mẻ, độc đáo, có sức thuyết phục.
- HS có cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các
yếu tố biểu cảm…)
Điểm 0.25: Đáp ứng được yêu cầu trên
Điểm 0: Không đáp ứng yêu cầu trên
Câu 2: (5 điểm)
1. Yêu cầu chung


HS biết kết hợp kiến thức và kĩ năng, thái độ phù hợp để tạo lập văn bản nghị luận
văn học. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, đảm bảo những yêu cầu về kiến
thức và năng lực cảm thụ văn học, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi diễn đạt.
2. Yêu cầu cụ thể
a) Đảm bảo yêu cầu về cấu trúc bài văn nghị luận (0.25 điểm)
- Điểm 0.25: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần Mở bài
giới thiệu được vấn đề nghị luận; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài khái
quát được vấn đề.
- Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết bài; hoặc cả bài viết chỉ là một đoạn văn.
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0.5 điểm)
- Điểm 0.5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: làm rõ ý kiến Qua hành trình
nhận thức của hai nhân vật Phùng và Đẩu trong “Chiếc thuyền ngoài xa”, Nguyễn

Minh Châu đã ký thác những thơng điệp về nghệ thuật và cuộc sống; phân tích quá
trình nhận thức của Phùng hoặc Đẩu để làm nổi bật một thông điệp mà bản thân
tâm đắc.
- Điểm 0.25: Xác định đúng vấn đề nghị luận nhưng diễn đạt chưa rõ ràng, mạch
lạc.
- Điểm 0: Chưa xác định đúng vấn đề nghị luận
c) Triển khai vấn đề nghị luận (3.5 điểm)
- Điểm 3.5 – 3:
Đảm bảo các yêu cầu sau:
* Vận dụng tốt và đa dạng các thao tác lập luận (từ 4 thao tác trở lên như: giải
thích, phân tích, chứng minh, bình luận…); kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn
chứng.
* Triển khai luận điểm phù hợp, toàn diện, các luận điểm được triển khai theo trình
tự hợp lí đáp ứng u cầu của đề, đảm bảo về nội dung kiến thức cơ bản. HS có thể
trình bày theo định hướng sau:


+ Giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Minh Châu và truyện ngắn “Chiếc thuyền
ngồi xa”
+ Giải thích ý kiến: Nguyễn Minh Châu đã gửi gắm những chiêm nghiệm về cuộc
sống, về nghệ thuật qua hai sự nhận thức của Phùng và Đẩu.
+ Chọn được một thông điệp và nêu rõ sẽ phân tích sự thể hiện thơng điệp đó qua
q trình nhận thức của nhân vật nào. Có thể chọn một trong các thơng điệp dưới
đây:












Thơng điệp về việc giải quyết vấn đề của cuộc sống (Muốn giải quyết những
vấn đề của cuộc sống, không chỉ dựa vào thiện chí, pháp luật hoặc lí thuyết
sách vở mà phải thấu hiểu cuộc sống và có giải pháp thiết thực) được thể
hiện qua hành trình nhận thức của Đẩu.
Thơng điệp về bản chất cuộc sống (Cuộc sống đa chiều, đa diện, đa đoan,
khơng nên nhìn cuộc sống một cách đơn giản, một chiều) được thể hiện qua
hành trình nhận thức của Phùng.
Thông điệp về trách nhiệm của nghệ thuật và người nghệ sĩ (Người nghệ sĩ
cần có cái tâm với cuộc đời, dấn thân vào cuộc đời mới đến được với sự thật
và cái đẹp. Nghệ thuật chỉ bằng lòng với nghệ thuật bên ngoài là nghệ thuật
phi đạo đức) qua nhận thức của nghệ sĩ Phùng.
Thông điệp về mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống (Nghệ thuật chân
chính khơng bao giờ xa rời cuộc sống. Nghệ thuật chính là cuộc đời và ln
ln vì cuộc đời) qua nhận thức của nghệ sĩ Phùng.

Phân tích sự chuyển biến trong nhận thức của nhân vật Phùng/ Đẩu (tuỳ
theo lựa chọn của người viết) để làm nổi bật thơng điệp.
Có thể trình bày theo gợi ý như sau:
 Phân tích hành trình nhận thức của nhân vật Đẩu để làm nổi bật
thông điệp về việc giải quyết vấn đề của cuộc sống:
+ Giới thiệu về nhân vật Đẩu: là người lính trong chiến tranh, là chánh án
huyện trong thời bình, “vị Bao cơng của phố huyện”
+ Đẩu có lịng tốt, sẵn sàng bảo vệ cơng lí nhưng xa rời thực tế, chưa thực sự
đi vào đời sống của nhân dân. Đẩu luôn đặt ra những câu hỏi đầy sự kinh
ngạc trước những câu trả lời, quyết định của người đàn bà (phân tích +

chứng minh qua lí lẽ + dẫn chứng)


+ Cuộc nói chuyện ngắn ngủi ở tồ án huyện với người đàn bà hàng chài đã
khiến Đẩu nhận ra một chân lí cuộc sống: cuộc sống khơng hề đơn giản mà
ln tồn tại những nghịch lí, đằng sau những điều nghịch lí là những cái có
lí, đằng sau những cái tưởng chừng đơn giản lại là những điều cực kì phức
tạp
=> Nếu cứ giữ cái nhìn đơn giản, duy ý chí sẽ khơng giải quyết được những
vấn đề phức tạp của cuộc sống.
=> Muốn giải quyết những vấn đề của cuộc sống, khơng chỉ dựa vào thiện
chí, pháp luật hoặc lí thuyết sách vở mà phải thấu hiểu cuộc sống và có giải
pháp thiết thực.
+ Nhận xét, đánh giá về giá trị thông điệp nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu thể
hiện qua nhân vật nhận thức trong tác phẩm.
* Lí lẽ chặt chẽ, thuyết phục; có tranh luận với quan điểm phản bác giả định.
* Dẫn chứng phù hợp, tiêu biểu, phong phú, được phân tích để làm rõ cho luận
điểm.
- Điểm 2.75 – 2:
* Vận dụng tốt các thao tác lập luận nhưng chưa đa dạng (2 – 3 thao tác); lí lẽ và
dẫn chứng có kết hợp với nhau
* Triển khai luận điểm phù hợp và hợp lí, nhưng chưa tồn diện hoặc thiếu sự liên
kết, đảm bảo nội dung kiến thức cơ bản. Có thể phân tích được q trình nhận
thức của nhân vật nhưng phân tích chưa sâu; có phân tích, bình luận nhưng chưa
làm rõ được sự thể hiện của thông điệp nghệ thuật…
* Lí lẽ chặt chẽ, thuyết phục nhưng chưa giới thiệu quan điểm phản bác giả định.
* Dẫn chứng phù hợp, tiêu biểu, được phân tích để làm rõ cho luận điểm.
- Điểm 1.75 – 1.0: Đáp ứng được ½ các yêu cầu trên
- Điểm 0.75 – 0.25: Hầu như không đáp ứng được yêu cầu như trên hoặc chỉ phân
tích chung chung

- Điểm 0: Không đáp ứng được bất cứ yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.


d) Sáng tạo (0.5 điểm)
- Điểm 0.5: Có cách diễn đạt mới mẻ và thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị
luận.
- Điểm 0.25: Có cách diễn đạt mới mẻ hoặc thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề
nghị luận.
- Điểm 0: Không đáp ứng được bất cứ yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0.25 điểm)
- Điểm 0.25: Không mắc lỗi diễn đạt hoặc mắc dưới 4 lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu
- Điểm 0: Mắc từ 4 lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu trở lên.
Lưu ý: Hướng dẫn chấm điểm được đính kèm những bài văn của HS để minh họa
các mức độ đạt được tiêu chí.
Ng̀n: Tổng hợp từ bài làm của nhóm 2.2 và bài làm cá nhân của sinh viên Đặng
Trần Kim Liên (K42) môn Lý luận và phương pháp kiểm tra đánh giá môn Ngữ
văn. GV Nguyễn Thành Ngọc Bảo hướng dẫn và chỉnh sửa.



×