Tải bản đầy đủ (.docx) (95 trang)

Thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân có can thiệp đường thở tại khoa hồi sức tích cực bệnh viện e năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (796.81 KB, 95 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

VŨ THỊ HẢI

THỰC TRẠNG NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN
CAN THIỆP ĐƯỜNG THỞ TẠI KHOA HỒI SỨC
TÍCH CỰC BỆNH VIỆN E NĂM 2020

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH Y ĐA KHOA

HÀ NỘI – 2021


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

Người thực hiện: VŨ THỊ HẢI

THỰC TRẠNG NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN
CAN THIỆP ĐƯỜNG THỞ TẠI KHOA HỒI SỨC
TÍCH CỰC BỆNH VIỆN E NĂM 2020

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH Y ĐA KHOA

Khóa: QH.2015.Y
Người hướng dẫn:


BSNT. PHẠM THỊ THOA
ThS. MẠC ĐĂNG TUẤN

HÀ NỘI – 2021


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập nghiên cứu để hồn thành khóa luận, em đã nhận
được nhiều sự giúp đỡ của thầy cơ bạn bè. Với lịng biết ơn sâu sắc, em xin
chân thành gửi lời cảm ơn tới:
Ban Giám hiệu, Thầy/Cô bộ môn Y dược cộng đồng và Y dự phòng,
Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Ban giám đốc Bệnh viện, Khoa hồi sức tích cực, Khoa kiểm sốt nhiễm
khuẩn, Bệnh viện E.
Đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các Thầy/Cô trong hội đồng khoa học hội
đồng khoa học bảo vệ khóa luận đã đóng góp nhiều ý kiến q báu cho em
trong q trình nghiên cứu, hồn chỉnh khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành y
đa khoa.
Em xin tỏ lịng kính trọng và biết ơn tới:
BSNT. Phạm Thị Thoa, đã tận tâm dìu dắt, giúp đỡ hướng dẫn em trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
ThS. Mạc Đăng Tuấn, thầy đã ln quan tâm, hết lịng giúp đỡ, chỉ bảo
ân cần trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn tới cha mẹ, anh chị em trong gia
đình, bạn bè đã động viên, chia sẻ với em trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu.
Hà Nội, ngày 24 tháng 05 năm 2021

Vũ Thị Hải



LỜI CAM ĐOAN

Em là Vũ Thị Hải, sinh viên khoá QH.2015.Y, ngành Y đa khoa, Đại
học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội, xin cam đoan:
Đây là luận văn do bản thân em trực tiếp thực hiện dưới sự hướng
dẫn của BSNT. Phạm Thị Thoa và Ths Mạc Đăng Tuấn
1.

Cơng trình này khơng trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
đượccông bố tại Việt Nam.
2.

Các số liệu và thơng tin trong nghiên cứu là hồn tồn chính xác,
trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi
nghiên cứu.
3.

Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết
này.
Hà Nội, ngày 24 tháng 05năm 2021

Vũ Thị Hải
BN
CDC
HSTC
KSNK
KTC
MKQ

NK
NKBV


NKH
NKP
NKQ
NKTN
NKVM
NVYT
TMNV
TMTT
TTXM
VSV


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1......................................................................................................3
TỔNG QUAN.................................................................................................. 3
1.1. Một số khái niệm về nhiễm khuẩn bệnh viện......................................... 3
1.1.1. Khái niệm về nhiễm khuẩn bệnh viện.............................................. 3
1.1.2. Khái niệm về giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện và một số nội dung
cơ bản về giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện................................................3
1.2. Nguồn gây bệnh...................................................................................... 6
1.3. Căn nguyên gây nhiễm khuẩn bệnh viện................................................ 7
1.3.1. Vi khuẩn............................................................................................7
1.3.2. Các vi rút gây nhiễm khuẩn bệnh viện............................................. 9
1.3.3. Các ký sinh trùng và nấm gây nhiễm khuẩn bệnh viện....................9
1.4. Các phương thức lây truyền của tác nhân gây bệnh................................9

1.4.1. Lây qua đường tiếp xúc.................................................................... 9
1.4.2. Lây qua đường giọt bắn.................................................................. 10
1.4.3. Lây qua đường khơng khí...............................................................10
1.5. Một số NKBV thường gặp trong các đơn vị HSTC..............................10
1.5.1. Viêm phổi bệnh viện.......................................................................11
1.5.2. Nhiễm khuẩn huyết bệnh viện........................................................11
1.5.3. Nhiễm khuẩn tiết niệu bệnh viện....................................................11
1.5.4. Nhiễm khuẩn vết mổ.......................................................................12
1.6. Tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện trên thế giời và Việt Nam...............12
1.6.1. Tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện trong các đơn vị HSTC trên thế giới
12
1.6.2. Tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện trong các đơn vị HSTC tại Việt Nam
13
1.7. Một số yếu tố liên quan đến NKBV tại khoa HSTC.............................14
1.7.1. Một số yếu tố của người bệnh liên quan đến NKBV tại khoa HSTC
14


1.7.2. Một số yếu tố liên quan về thủ thuật xâm nhập đến NKBV tại khoa
HSTC........................................................................................................ 15
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGIÊN CỨU.............17
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu.........................................................17
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu.......................................................................17
2.1.2. Thời gian nghiên cứu......................................................................17
2.2. Đôi tượng nghiên cứu............................................................................17
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn........................................................................17
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ..........................................................................17
2.2.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm khuẩn bệnh viện...............................17
2.2.4. Chẩn đoán phân biệt....................................................................... 18
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................18

2.3.1. Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu.................................................18
2.3.2. Thiết kế nghiên cứu:....................................................................... 18
2.4. Kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin................................................. 18
2.4.1. Kỹ thuật thu thập thông tin............................................................. 18
2.4.2. Công cụ thu thập thơng tin..............................................................18
2.4.3. Quy trình thu thập thơng tin............................................................18
2.5. Các biến số và chỉ số.............................................................................19
2.6. Quản lý và phân tích số liệu..................................................................21
2.6.1. Quản lý và phân tích số liệu........................................................... 21
2.7. Sai số và khống chế sai số trong nghiên cứu.........................................22
2.7.1. Sai số...............................................................................................22
2.7.2. Cách khống chế sai số.....................................................................22
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu.....................................................................22
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................... 23
3.1. Xác định tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện trên những bệnh nhân có can
thiệp đường thở tại khoa Hồi sức tích cực- Bệnh viện E năm 2020............23
3.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.................................... 23
3.1.2. Đặc điểm về tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn bệnh viện..............................28
3.2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn bệnh viện trên những
bệnh nhân có can thiệp đường thở tại khoa Hồi sức tích cực - Bệnh viện E
năm 2020......................................................................................................31


3.2.1. Các yếu tố liên quan về tuổi, giới, bệnh kèm theo, thời gian nằm
viện đến nhiễm khuẩn bệnh viện. .............................................................
3.2.2. Các yếu tố liên quan về nhiễm khuẩn trước vào khoa và phẫu thuật
đến nhiễm khuẩn bệnh viện. .....................................................................
3.2.3. Các yếu tố liên quan về các thủ thuật xâm nhập và số thủ thuật xâm
nhập được thực hiện trên một bệnh nhân đến nhiễm khuẩn bệnh viện ....
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ...................................................................................

4.1. Xác định tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện trên những bệnh nhân có can
thiệp đường thở tại khoa Hồi sức tích cực- Bệnh viện E năm 2020 ............
4.1.1.Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu .....................................
4.1.2. Đặc điểm về chỉ số mắc nhiễm khuẩn bệnh viện sau khi điều trị tại
khoa ...........................................................................................................
4.1.3. Đặc điểm về tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện ........................
4.2. Một số yếu tố liên quan tới nhiễm khuẩn bệnh viện tại bệnh viện E năm
2020.............................................................................................................. 42
4.2.1. Các yếu tố liên quan về tuổi, giới, thời gian nằm viện đến nhiễm
khuẩn bệnh viện ........................................................................................
4.2.2. Các yếu tố liên quan về nhiễm khuẩn trước vào khoa và phẫu thuật
đến nhiễm khuẩn bệnh viện. .....................................................................
4.2.3. Các yếu tố liên quan về thủ thuật xâm nhập và số thủ thuật xâm
nhập được thực hiện trên bệnh nhân đến nhiễm khuẩn bệnh viện ...........
KẾT LUẬN ............................................................................................................
KHUYẾN NGHỊ ...................................................................................................


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2. 1. Các biến số, chỉ số mục tiêu 1…………………………………... 19
Bảng 2. 2. Các chỉ số, biến số mục tiêu 2…………………………………... 20
Bảng 3.1.Đặc điểm về tuổi của đối tượng nghiên cứu……………………... 23
Bảng 3.2. Đặc điểm về phẫu thuật và nhiễm khuẩn lúc vào khoa…………. 24
Bảng 3.3. Đặc điểm về thời gian nằm viện của đối tượng nghiên cứu…….. 25
Bảng 3.4. Số lượng thủ thuật được chỉ định trên bệnh nhân nghiên cứu…... 26
Bảng 3.5.Đặc điểm về thời gian lưu thiết bị xâm nhập của đối tượng nghiên
cứu………………………………………………………………………….. 27
Bảng 3.6. Tỷ lệ mắc các loại nhiễm khuẩn bệnh viện sau khi điều trị tại khoa
………………………………………………………………………………29
Bảng 3.7. Phân bố tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện………………….. 30

Bảng 3.8. Các yếu tố liên quan về tuổi, giới, thời gian nằm viện đến nhiễm
khuẩn bệnh viện……………………………………………………………. 31
Bảng 3.9. Các yếu tố liên quan về nhiễm khuẩn trước vào khoa và phẫu thuật
đến nhiễm khuẩn bệnh viện……………………………………………….... 32
Bảng 3.10. Các yếu tố liên quan về thủ thuật xâm nhập đến nhiễm khuẩn… 33
Bảng 3. 11. Yếu tố liên quan về số thủ thuật xâm nhập được thực hiện trên
một bệnh nhân với nhiễm khuẩn bệnh viện………………………………… 34
Bảng 4. 1. Tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện theo vị trí của một số nghiên cứu
trong và ngoài nước………………………………………………………… 39


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới………………………………….. 23
Biểu đồ 3.2. Đặc điểm về chẩn đoán lúc vào khoa của đối tượng nghiên
cứu(n=186)…………………………………………………………………. 24
Biểu đồ 3.3. Đặc điểm về các loại thủ thuật xâm nhập thực hiện trên bệnh
nhân(n=186)………………………………………………………………... 26
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ bệnh nhân mắc NKBV sau khi điều trị tại khoa………... 28
Biểu đồ 3.5. Phân bố nhiễm khuẩn bệnh viện theo vị trí nhiễm khuẩn…….. 28
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ số loại nhiễm khuẩn bệnh viện trên bệnh nhân………... 29


ĐẶT VẤN ĐỀ

Nhiễm khuẩn bệnh viện ( Healthcare Associated Infection – HAI)
(NKBV) là nhiễm khuẩn mà bệnh nhân mắc phải trong thời gian nằm viện là
một trong những nguyên nhân chính gây ra tỷ lệ mắc, tử vong cao cho các
bệnh nhân tại các bệnh viện trên thế giới [1].Chính vì vậy, nhiễm khuẩn bệnh
viện (NKBV) đang là một vấn đề được chú trọng, quan tâm của các cơ sở y tế.
Nhiễm khuẩn bệnh viện đặc biệt dễ phát hiện trên những cơ thể mà sức chống

đỡ bị suy yếu, hệ miễn dịch bị suy giảm và thường xuất hiện ở bệnh nhân có
can thiệp xâm lấn thuộc các khoa Hồi sức tích cực (HSTC). NKBV xảy ra tại
các khoa hồi sức tích cực (HSTC) với tỷ lệ cao hơn so với các khoa khác là
nhiễm khuẩn phổi (NKP), nhiễm khuẩn tiết niệu (NKTN), nhiễm khuẩn huyết
(NKH) và nhiễm khuẩn lên quan đến ống thông [2, 3].
Trên thế giới, tỷ lệ lưu hành nhiễm khuẩn bệnh viện trong các đơn vị Hồi
sức tích cực dao động từ 9,1% ở Hoa Kỳ đến khoảng 23,0% - 23,5% ở châu
Âu và Anh [4, 5]. Tỷ lệ này thậm chí cịn cao hơn tại các quốc gia đang phát
triển với tỷ lệ lưu hành là 35,2%.Ở các nước đang phát triển do không
đủnguồn lực để thực hiện cơng tác nhiễm khuẩn nên tình hình NKBV xảy ra
càng nặng nề hơn, tỷ lệ này cao gấp 2 – 20 lần so với những nước phát triển
[1].
Tại Việt Nam, hiện đã có những nghiên cứu có qui mơ lớn được thực
hiện như của tác giả Vũ Đình Phú và cộng sự vào năm 2016 được thực hiện
trên 15 cơ sở HSTC trên cả nước tỷ lệ mắc NKBV là trung bình là 30,5% và
dao động từ 5,6% đến 60,9% [6]. Càng ở bệnh viện tuyến trên, nơi có nhiều
can thiệp thủ thuật, phẫu thuật thì nguy cơ nhiễm khuẩn càng lớn, tập trung
chủ yếu ở khoa HSTC và khoa Ngoại.

1


Khoa hồi sức tích cực, bệnh viện E hiện nay với đầy đủ trang thiết bị,
đây là nơi tiếp nhận những bệnh nhân nặng từ bệnh viện tuyến dưới chuyển
lên. Đặc biệt trên những bệnh nhân có can thiệp đường thở, nguy cơ mắc
NKBV càng cao và ảnh hưởng của NKBV đến quá trình điều trị của bệnh
nhân rất nặng nề. Trên thực tế hiện nay, không phải tất cả các nhân viên y tế
(NVYT) đều ý thức được việc thực hiện phòng chống nhiễm khuẩn, nhất là
phòng ngừa sự lây nhiễm chéo. Chính vì vậy, điều tra về nhiễm khuẩn bệnh
viện đặc biệt là trên những khu vực, đối tượng có nguy cơ cao là một hoạt

động vơ cùng cần thiết nhằm đánh giá tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện hiện
tại.Từ đó có những biện pháp can thiệp kịp thời nhằm góp phần nâng cao chất
lượng điều trị, nâng cao nhận thức về cơng tác kiểm sốt NKBV của nhân
viên trong thực hành khám chữa bệnh. Trên cơ sở đó, chúng tơi tiến hành
nghiên cứu: “Thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện và một số yếu tố liên
quan ở bệnh nhân có can thiệp đường thở tại khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện E năm 2020” với hai mục tiêu sau:
1.

Xác định tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện trên những bệnh nhân có can

thiệp đường thở tại khoa Hồi sức tích cực - Bệnh viện E năm 2020.
2.

Mơ tả một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn bệnh viện trên những

bệnh nhân có can thiệp đường thở tại khoa Hồi sức tích cực - Bệnh viện E
năm 2020.

2


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Một số khái niệm về nhiễm khuẩn bệnh viện
1.1.1. Khái niệm về nhiễm khuẩn bệnh viện
Nhiễm khuẩn bệnh viện là những nhiễm khuẩn không xuất hiện ở bệnh
nhân khi nhập viện, nhưng phát triển trong quá trình bệnh nhân lưu trú, điều
trị bệnh tại đây. Theo tổ chức Y tế thế giới, nhiễm khuẩn bệnh viện được định
nghĩa như sau: “Nhiễm khuẩn bệnh viện là những nhiễm khuẩn mắc phải
trong thời gian người bệnh điều trị tại bệnh viện và nhiễm khuẩn này không

hiện diện cũng như không nằm trong giai đoạn ủ bệnh tại thời điểm nhập
viện. Nhiễm khuẩn bệnh viện thường xuất hiện sau 48 giờ kể từ khi người
bệnh nhập viện” [7].
Nhiễm khuẩn bệnh viện là nhiễm khuẩn liên quan đến các hoạt động
chăm sóc và khám chữa bệnh trong các cơ sở y tế, một trong những yếu tố
hàng đầu đe dọa sự an toàn của người bệnh trong các cơ sở y tế. Đặc biệt
trong giai đoạn hiện nay với sự gia tăng số người nhiễm HIV/AIDS, viêm gan
B, viêm gan C và các bệnh dịch nguy hiểm có nguy cơ gây dịch, người bệnh
đứng trước nguy cơ có thể bị mắc thêm bệnh khi nằm viện hoặc khi nhận các
dịch vụ từ nhân viên y tế và những người trực tiếp chăm sóc cũng có nguy cơ
cao mắc bệnh như chính bệnh nhân mà họ chăm sóc [8].
1.1.2. Khái niệm về giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện và một số nội dung cơ
bản về giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện
1.1.2.1. Khái niệm về giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện
Giám sát NKBV là q trình thu thập, phân tích có hệ thống và liên tục
dữ liệu NKBV. Giám sát kết hợp với thông báo kịp thời các kết quả giám sát
tới những người cần biết là một biện pháp quan trọng trong thực hành phịng
ngừa và KSNK.
Giám sát NKBV khơng chỉ để biết thực trạng và các vấn đề liên quan tới
NKBV mà là một biện pháp làm giảm NKBV. Để công tác giám sát NKBV
mang lại hiệu quả cao, mỗi cơ sở khám bệnh chữa bệnh cần thiết lập một hệ
3


thống giám sát phù hợp bao gồm những hoạt động cơ bản như lập kế hoạch
thu thập dữ liệu thường xun, có hệ thống giám sát, phân tích và thơng báo
kịp thời các kết quả giám sát. Giám sát NKBV là một biện pháp KSNK, là nội
dung quan trọng của chương trình KSNK.
Dữ liệu giám sát NKBV đóng vai trị quan trọng trong đánh giá chất
lượng các dịch vụ chăm sóc y tế trong cơ sở khám bệnh chữa bệnh. Thông

qua việc áp dụng các nguyên tắc dịch tễ học và phương pháp giám sát thích
hợp các dữ liệu thu thập được giúp cơ sở khám bệnh chữa bệnh đưa ra các
quyết định, biện pháp KSNK phù hợp, hiệu quả [10].
1.1.2.2. Nguyên tắc xác định ca bệnh nhiễm khuẩn bệnh viện
Phương pháp xác định ca bệnh NKBV cần dựa theo các nguyên tắc sau:
Cần kết hợp giữa triệu chứng lâm sàng và kết quả xét nghiệm. Triệu
chứng lâm sàng có thể thu thập thông qua thăm khám trực tiếp bệnh nhân
hoặc xem xét các thông tin trong hồ sơ bệnh án, phiếu theo dõi. Bằng chứng
xét nghiệm vi sinh bao gồm các kết quả nuôi cấy, phát hiện kháng nguyên
kháng thể hay nhuộm soi trực tiếp bằng kính hiển vi. Các kết quả thăm dị, hỗ
trợ chẩn đốn khác như X-quang, siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (CT scan),
chụp ảnh cộng hưởng từ, nội soi, sinh thiết... cũng là nguồn dữ liệu quan trọng
giúp xác định NKBV.
Cần phối hợp chặt chẽ giữa nhân viên giám sát và bác sỹ trực tiếp điều
trị, đặc biệt với những trường hợp nghi ngờ NKBV (ví dụ: nhiễm khuẩn vết
mổ - NKVM) nhưng khơng có kết quả ni cấy vi khuẩn. Trong một số
trường hợp chẩn đốn NKBV có thể dựa vào triệu chứng lâm sàng nếu có sự
đồng thuận của bác sỹ trực tiếp điều trị trừ khi có những bằng chứng bác bỏ.
Một số trường hợp không phải NKBV:
Các trường hợp nhiễm khuẩn xuất hiện ngay từ khi nhập viện, ngoại trừ
sau đó có bằng chứng rõ ràng về việc mắc các căn nguyên gây nhiễm khuẩn
mới hoặc có các biểu hiện chứng tỏ mắc một nhiễm khuẩn mới trong thời gian
nằm viện.

4


Các nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh có bằng chứng lây truyền qua đường nhau
thai (xác định được bằng chứng trong vòng 48 giờ sau khi sinh) như nhiễm
Herpes simplex, Toxoplasma, Rubella, vi rút Cytomegalo hoặc giang mai.

Sự thường trú của vi sinh vật (VSV): Thực tế có thể thấy sự hiện diện
của VSV ở da, màng niêm mạc, miệng vết thương (vết thương mở) hoặc chất
tiết, dịch tiết nhưng không gây các triệu chứng hoặc biểu hiện lâm sàng.
Các biểu hiện viêm là kết quả phản ứng của tổ chức hoặc kích thích bởi
yếu tố khơng nhiễm khuẩn như hóa chất...[9].
1.1.2.3. Mục đích, ý nghĩa của giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện
Giảm mắc, giảm chết, giảm chi phí do nhiễm khuẩn bệnh viện: Thông
qua việc thường xuyên thông báo tỷ lệ, các yếu tố nguy cơ, căn nguyên
NKBV đến nhân viên y tế giúp thay đổi nhận thức, thực hành phòng ngừa phù
hợp hướng đến mục tiêu cuối cùng là giảm mắc, giảm chết và giảm chi phí do
NKBV.
Xác định các tỷ lệ lưu hành (endemic rates) nhiễm khuẩn bệnh viện: Hầu
hết các NKBV (90% - 95%) biểu hiện dưới dạng “lưu hành dịch”, do đó giám
sát thường xuyên NKBV giúp xác định được tỷ lệ lưu hành NKBV làm cơ sở
xác định xu hướng phát triển NKBV và phát hiện sớm dịch NKBV.
Thuyết phục nhân viên y tế tn thủ các quy trình kiểm sốt nhiễm
khuẩn: Thơng tin và bằng chứng thu được qua giám sát NKBV từ chính cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh đóng vai trị quan trọng tác động đến nhân viên y tế,
làm thay đổi hành vi, tăng cường tuân thủ các thực hành KSNK.
Giúp bác sỹ lâm sàng điều chỉnh các biện pháp điều trị: Những thông tin
thu được từ giám sát NKBV như tỷ lệ mới mắc, tác nhân gây NKBV và tính
đề kháng kháng sinh, yếu tố nguy cơ…sẽ giúp bác sỹ lâm sàng điều chỉnh các
biện pháp điều trị như thay đổi kháng sinh, tháo bỏ các dụng cụ xâm lấn …
Lượng giá các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn: Khi áp dụng các biện
pháp KSNK thì cần lượng giá hiệu quả thơng qua giám sát NKBV. Ví dụ,
giám sát NKVM để đánh giá hiệu quả của liệu pháp kháng sinh dự phịng
trong phẫu thuật. Thậm chí ngay cả khi biện pháp can thiệp đã đạt được một
5



số thành cơng bước đầu thì vẫn phải liên tục giám sát, theo dõi, lượng giá vì
kháng sinh được sử dụng có thể khơng cịn nhạy cảm với chủng vi khuẩn gây
bệnh.
Phục vụ công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng khám bệnh, chữa bệnh:
Tùy theo mục đích hoặc yêu cầu khác nhau, các cơ quan, tổ chức hay hiệp hội
quản lý chất lượng có thể đề nghị bệnh viện báo cáo dữ liệu NKBV, các yếu tố
nguy cơ và các thực hành KSNK. Giám sát NKBV thường xuyên sẽ giúp các
bệnh viện đáp ứng được công tác kiểm tra, đánh giá, lượng giá hoặc cải tiến
chất lượng. Để có thể so sánh, đánh giá mức độ NKBV theo thời gian hoặc
giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì dữ liệu thu thập được phải dựa trên
cùng một bộ công cụ và cùng một phương pháp giám sát.
Báo cáo các sự cố y khoa liên quan đến nhiễm khuẩn bệnh viện: NKBV
là hậu quả không mong muốn trong thực hành khám bệnh chữa bệnh. Giám
sát, phát hiện NKBV để rút kinh nghiệm và cải thiện thực hành chứ không
phải là để phê phán. Bằng hoạt động giám sát NKBV, NVYT được khuyến
khích thơng báo các ca bệnh NKBV [9].
1.2. Nguồn gây bệnh
Nguồn gây bệnh có thể từ nội sinh hoặc ngoại sinh.Tác nhân nội sinh
xuất phát từ các quần thể sống hội sinh ở da BN, đường tiêu hóa hoặc hô hấp.
Tác nhân ngoại sinh được lây truyền từ bên ngoài vào BN từ các nguồn bên
ngoài sau khi BN nhập viện [3, 10].
Các yếu tố nội sinh: là các yếu tố các bệnh mãn tính, mắc các bệnh tật
làm suy giảm khả năng phòng vệ của cơ thể, trẻ sinh non tháng và người già.
Đặc biệt các vi sinh vật cư trú trên da, các hốc tự nhiên trên cơ thể của người
bệnh có thể gây nhiễm trùng cơ hội, những người bệnh dùng thuốc kháng sinh
kéo dài…[8]
Các yếu tố ngoại sinh như: vệ sinh môi trường, nước, khơng khí, chất
thải, q tải bệnh viện, nằm ghép, bệnh nhân khác, nhân viên y tế, dụng cụ y
tế, các phẫu thuật, các can thiệp xâm lấn [8, 11].


6


1.3. Căn nguyên gây nhiễm khuẩn bệnh viện
Các tác nhân gây NKBV phần lớn do vi khuẩn gây lên, sau đó là do vi
rút, nấm và ký sinh trùng.
1.3.1. Vi khuẩn
Vi khuẩn (VK) gây NKBV có thể từ hai nguồn gốc khác nhau, vi khuẩn
nội sinh thường cư trú ở lông, tuyến mồ hôi, tuyến chất nhờn. Một số vi khuẩn
nội sinh có thể trở thành căn nguyên nhiễm trùng khi khả năng bảo vệ tự
nhiên của cơ thể bị tổn thương. Vi khuẩn ngoại sinh, là vi khuẩn có nguồn gốc
ngoại lai, có thể từ dụng cụ y tế, nhân viên y tế, khơng khí, nước hoặc lây
nhiễm chéo giữa các bệnh nhân [8].
Đa số vi khuẩn đều có thể gây ra NKBV nhưng các vi khuẩn chủ yếu gây
NKBV hiện nay là Staphylococus aureus, Enterococci, các trực khuẩn Gram
(-) họ đường ruột Enterobacteriaceae, Pseudomonas aeruginosa và
Acinetobacter baumannii. Trước đây nhiễm khuẩn do tụ cầu đứng hàng đầu,
hiện nay đang nhường chỗ cho vi khuẩn Gram(-)[12].
a.

Các cầu khuẩn Gram (+)
Staphylococus aureus (tụ cầu vàng)

Tụ cầu vàng là vi khuẩn gây bệnh thường gặp nhất, đóng vai trị quan
trọng đối với NKBV từ cả hai nguồn nội sinh và ngoại sinh và có khả năng
gây nhiều loại bệnh khác nhau như nhiễm trùng ở phổi, xương, tim, nhiễm
khuẩn huyết, nhiễm khuẩn vết mổ, nhiễm khuẩn vết bỏng [8].Các nhiễm trùng
do S. aureus khó điều trị do chúng đề kháng rất nhiều kháng sinh. Hiện nay đã
xuất hiện nhiều chủng tụ cầu vàng kháng lại nhiều loại thuốc kháng sinh làm
cho nhiễm khuẩn thường nặng như kháng Penicillin (trên 90%), kháng

Methicillin (15 – 35%). Vì vậy cách điều trị tốt nhất là dựa vào kháng sinh đồ
[12].
Staphylococcus saprophyticus
Vi khuẩn này thường là căn nguyên gây nhiễm khuẩn tiết niệu tiên phát,
là loại gây nhiễm khuẩn có tỷ lệ cao thứ hai ở bệnh nhân nhiễm khuẩn vết
bỏng [8].
7


Enterococci (liên cầu đường ruột)
Ngồi NKBV, chúng cịn gây nhiễm viêm nội tâm mạc, các nhiễm khuẩn
ngoài ổ bụng. Enterococci là vi khuẩn đề kháng tự nhiên nhiều loại kháng
sinh như các kháng sinh thuộc phân nhóm Cephalosporin, Aminoglycoside,
Clindamycin và Co-trimoxazol nên hiệu quả điều trị của các kháng sinh này
với Enterrococci là kém[12].
b. Các trực khuẩn Gram(-)
Họ vi khuẩn đường ruột Enterobacteriaceae
Các trực khuẩn Gram(-) họ vi khuẩn đường ruộtEnterobacteriaceae là
một họ lớn, phức tạp và có vai trị gây bệnh quan trọng. Các trực khuẩn gây
bệnh quan trọng là E.coli, Klebsiella pneumonia, Enterobacter clocacae,
Serratia marcescens, Proteus mirabilis.Đa số các trực khuẩn đường ruột đề
kháng với nhiều loại kháng sinh, chủ yếu qua trung gian R-plasmit.Vì vậy
việc điều trị hết sức khó khăn, điều trị chủ yếu dựa vào kháng sinh đồ. Hiện
nay đã xuất hiện nhiều chủng trực khuẩn Gram(-), đặc biệt là E.coli và
Klebsiella sản sinh ra các men đề kháng các β-lactam phổ rộng (extended
spectrum β-lactamase – ESBL). Trực khuẩn Gram(-) sinh men β-lactamase sẽ
đề kháng toàn bộ các Penicillin, Cephalosporin và Aztreonam [12].
Acinetobacter baumannii
baumannii là vi khuẩn có thể gây bùng phát thành dịch NKBV. Hiện
nay tại các bệnh viện lớn như bệnh viện Bạch Mai bệnh viện Chợ Rẫy, A.

baumannii là tác nhân gây các nhiễm trùng bệnh viện hay gặp nhất trong số
các tác nhân gây bệnh và thường đề kháng với hầu hết các kháng sinh thông
dụng làm cho việc điều trị hết sức khó khăn [12].
A.

Pseudomonas aeruginosa (trực khuẩn mủ xanh)
Là vi khuẩn Gram(-), ưa khí thuộc họ Pseudomonadaceae. Bệnh nhân
nhiễm trùng được phát hiện thấy trực khuẩn mủ xanh ở phổi, mặt trong bàng
quang, bể thận, buồng tử cung, thành ống dẫn lưu và bề mặt kim loại máy tạo
nhịp tim. Các vi khuẩn gây nhiễm trùng huyết trên bệnh nhân bỏng chủ yếu là

8


trực khuẩn mủ xanh và tụ cầu vàng, trong đó trực khuẩn mủ xanh đã kháng
hầu hết các kháng sinh thông thường [8].
1.3.2. Các vi rút gây nhiễm khuẩn bệnh viện
Một số vi rút có thể lây nhiễm khuẩn bệnh viện như vi rút viêm gan B và
(lây qua đường máu, lọc máu, tiêm truyền, nội soi), các vi rút hợp bào
đường hô hấp, SARS và vi rút đường ruột (Enteroviruses) truyền qua tiếp xúc
tay-miệng và theo đường phân-miệng. Các vi rút khác cũng luôn lây truyền
trong bệnh viện như Cytomegalovirus, HIV, Ebola, Influenza, Herpes và
Varicella Zoster [8].
C

1.3.3. Các ký sinh trùng và nấm gây nhiễm khuẩn bệnh
viện a. Nấm
Một số loài nấm như Candida albicans, Aspergillus, Cryptococcus
neofrorman là những căn nguyên gây nhiễm trùng cơ hội ở người điều trị
kháng sinh dài ngày hoặc bị suy giảm hệ thống miễn dịch. Candida albicans

có thể là tác nhân nhiễm trùng và phân lập được từ đờm, dịch phế quản, niêu
sinh dục, máu, dịch não tủy… và thường gặp ở âm đạo [12].
b. Ký sinh trùng
Một số ký sinh trùng như Giardia lambia gây tiêu chảy được truyền dễ
dàng từ người sang người, kể cả người lớn và trẻ em. Crytosporidium có thể
là căn nguyên gây nhiễm trùng cơ hội ở những người điều trị kháng sinh dài
ngày hoặc bị suy giảm hệ thống miễn dịch. Ghẻ (Sarcoptes scabies) cũng có
thể gây thành dịch trong số các bệnh nhân nằm viện [12].
1.4. Các phương thức lây truyền của tác nhân gây bệnh
Có 3 con đường lây nhiễm chính trong bệnh viện là: lây qua đường tiếp
xúc, lây qua đường giọt bắn và lây qua đường khơng khí.
1.4.1. Lây qua đường tiếp xúc
Đây là con đường lây nhiễm quan trọng và phổ biến nhất trong NKBV và
được chia làm hai loại khác nhau là lây nhiễm qua đường tiếp xúc trực tiếp(tiếp
xúc trực tiếp với tác nhân gây bệnh) và lây nhiễm qua đường gián tiếp

9


(tiếp xúc với vật trung gian chứa tác nhân gây bệnh). Tác nhân theo con
đường này bao gồm các vi khuẩn Gram(-) đa kháng, các tác nhân đường ruột
như: Clostridium dificile, Shigella, hoặc Rotavirus, các tác nhân ở da và mô
mềm như: S.aureus và Streptococcus pyogenes, các vi rút như: Adenovirus và
Varicella zoster virus [8],[13].
1.4.2. Lây qua đường giọt bắn
Tác nhân gây bệnh chứa trong các giọt nhỏ bắn ra khi người bệnh ho, hắt
hơi, nói chuyện bắn vào kết mạc mắt, niêm mạc mũi, miệng của người tiếp
xúc, các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm có trong các giọt bắn có thể lây
truyền bệnh từ người sang người trong một khoảng cách ngắn(<1 mét). Các
giọt bắn có kích thước khác nhau, thường>5µm, có khí lên tới >30µm hoặc

lớn hơn.Một số tác nhân gây bệnh qua đường giọt bắn cũng có thể truyền qua
đường tiếp xúc trực tiếp hoặc tiếp xúc gián tiếp. Các tác nhân lây truyền theo
con đường này bao gồm: Haemophilus influenza type B, Adenovirus, quai bị,
Rubella[8],[13].
1.4.3. Lây qua đường khơng khí
Xảy ra do các giọt bắn li ti chứa tác nhân gây bệnh, có kích thước <5µm.
Các giọt bắn li ti phát sinh ra khi người bệnh ho hay hắt hơi, sau đó phát tán
vào trong khơng khí và lưu truyền đến một khoảng cách xa, trong một thời
gian dài tùy thuộc vào các yếu tố mơi trường. Những bệnh có khả năng lây
truyền bằng đường khơng khí như lao phổi, sởi, thủy đậu, cúm, SARS…[8],
[13].
1.5. Một số NKBV thường gặp trong các đơn vị HSTC
Trong thời gian gần đây hầu hết các nghiên cứu của các tác giả trên thế
giới và trong nước đều cho thấy NKBV thường có liên quan đến các khoa
điều trị tích cực trong đó phổ biến nhất là nhiễm trùng phổi, sau đó là nhiễm
trùng huyết, nhiễm trùng tiết niệu và nhiễm trùng vết mổ. Các nhiễm khuẩn
này đóng vai trị chính trong số lượng nhiễm khuẩn tại các bệnh viện nói
chung và khoa HSTC nói riêng [8].

10


1.5.1. Viêm phổi bệnh viện
Viêm phổi bệnh viện là tổn thương viêm phổi sau khi bệnh nhân nhập
viện 48 giờ mà trước đó khơng có biểu hiện triệu chứng hoặc ủ bệnh tại thời
điểm nhập viện. Những trường hợp bệnh nhân được đặt ống nội khí quản, thở
máy sau 48 giờ xuất hiện viêm phổi được định nghĩa là viêm phổi liên quan
đến thở máy [14].
Các nghiên cứu về viêm phổi bệnh viện cũng đã được nhiều tác giả thực
hiện tại nhiều bệnh viện. Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang tần suất mắc viêm

phổi thở máy là 46/1000 ngày thở máy, tỷ lệ mắc viêm phổi thở máy là 52,5%
Tác giả Bùi Hồng giang thực hiện nghiên cứu tại Khoa HSTC bệnh viện
Bạch Mai 2 năm 2012 thì tỷ lệ BN mắc viêm phổi bệnh viện chiếm tỷ lệ cao
nhất là 68,1% [16]. Tại khoa HSTC - Chống độc bệnh viện Thống Nhất thành
phố Hồ Chí Minh, nghiên cứu của tác giả Lê Bảo Huy chỉ ra có 634 ca mắc
NKBV trong đó có tới 551 ca là mắc viêm phổi bệnh viện [17].
[15].

1.5.2. Nhiễm khuẩn huyết bệnh viện
Nhiễm khuẩn huyết bệnh viện là những nhiễm khuẩn tiên phát hoặc thử
phát từ vị trí khác nhau trên cơ thể. Nhưng khoảng một nửa nguyên nhân là do
có can thiệp vào mạch máu và phải nói tới đầu tiên là đặt catheter tĩnh mạch
trung tâm. NKH do đặt các dụng cụ nội mạch chiếm khoảng 15% trong tổng
số NKBV và ảnh hưởng trực tiếp đến khoảng 1% bệnh nhân điều trị nội trú
[8]. Nghiên cứu tại khoa HSTC – bệnh viện Bạch Mai, của tác giả Vũ Đình
Hưng tỷ lệ NK liên quan đến catheter là 14,2%. Tác nhân hay gặp nhất là
A.baumannii 28,5% [18].
1.5.3. Nhiễm khuẩn tiết niệu bệnh viện
Nhiễm khuẩn tiết niệulà những nhiễm khuẩn xảy ra ở đường tiết niệu,
thường đứng hàng thứ hai hoặc ba tùy theo nghiên cứu, có tỷ lệ mắc cao ở
người già và trong các khoa HSTC gần như tồn bộ NKTN có liên quan chặt
chẽ đến đặt ống thông bàng quang [8, 19]. Sự nhiễm bẩn có thể xảy ra trong
khi làm thủ thuật hoặc VK đi lên bên ngồi ống thơng từ vùng đáy chậu hoặc
túi nước tiểu nhiễm bẩn VK đi lên theo lịng trong ống thơng.

11


1.5.4. Nhiễm khuẩn vết mổ
Nhiễm khuẩn vết mổ (NKVM) là những nhiễm khuẩn xảy ra tại vị trí

phẫu thuật, thường chịu ảnh hưởng bởi nhiều tác động trong quá trình từ
trước, trong và sau phẫu thuật.Đối với bệnh nhân NKVM nằm tại khoa HSTC
chủ yếu sẽ chịu tác động từ yếu tố bên ngồi như mơi trường, dụng cụ chăm
sóc và nhân viên y tế.Tỷ lệ NKVM tại khoa HTSC theo nghiên cứu của tác
giả Lương Quốc Hùng thực hiện tại khoa HSTC bệnh viện E cho thấy tỷ lệ
NKVM chiếm tỷ lệ thấp nhất (1,3%) trong tổng số các loại NKBV [20].
1.6. Tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện trên thế giới và Việt Nam
1.6.1. Tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện trong các đơn vị HSTC trên thế giới
Nhiễm trùng bệnh viện là một mối đe dọa lớn đối với sự an toàn của
bệnh nhân tại bất kỳ cơ sở chăm sóc sức khỏe nào. Dù cho các phương pháp
chăm sóc sức khỏe được cải thiện với kỹ thuật cao, hiện đại và các phương
pháp phịng ngừa ln được áp dụng tại các bệnh viện thế nhưng NKBV vẫn
luôn là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng nặng của bệnh nhân đặc
biệt là ở tại khoa HSTC.
Tại Mỹ, một nghiên cứu dựa trên số liệu thống kê của hệ thống giám sát
nhiễm khuẩn bệnh viện quốc gia (NNIS) tại các đơn vị HSTC trên cả nước
cho thấy tỷ lệ NKTN là thường gặp nhất với 31,0%, tiếp theo là viêm phổi
(27%) và nhiễm trùng máu(19%),87% các trường hợp nhiễm trùng máu
nguyên phát có liên quan đến đặt ống tại tĩnh mạch trung tâm, 86% bệnh viêm
phổi bệnh viện có liên quan đến thở máy và 95% nhiễm trùng đường tiết niệu
có liên quan đến ống thơng tiết niệu [21].
Một nghiên cứu khác tại đơn vị HSTC bệnh viện đại học Brazil, kết quả
cho thấy tỷ lệ NKBV là 20,3% trong đó NKTN có tỷ lệ cao nhất 37,6%, tiếp
theo đó là VPBV 25,6%, NK huyết 15,1%, NK vết mổ 14,1 % và các nhiễm
khuẩn khác 7,7%. Thời gian nằm viện trung bình ở các bệnh nhân NKBV là
19,3 và 20,2 ngày đối với bệnh nhân mắc NKBV có tác nhân là các vi khuẩn
đa kháng thuốc. Các tác nhân được xác định là VSV đa kháng thuốc thường
gặp nhất gây NKBV là A.baumannii và P. aeruginosa[22].

12



Một nghiên cứu tại tại khoa HSTC tại một bệnh viện miền Đông Ấn Độ
kết quả cho thấy tỷ lệ NKBV là 11,98%. NKBV được chẩn đoán thường
xuyên nhất là viêm phổi bệnh viện, kết hợp cả viêm phổi liên quan đến máy
thở và không thở máy tỷ lệ là 62,07%. NKTN được chẩn đốn có tỷ lệ là
27,59% và nhiễm trùng máu liên quan ống thông tĩnh mạch trung tâm được
phát hiện là 10,34%.Trong đó mật độ NKBV trên 1000 ngày nằm viện của
bệnh nhân là 16,71/1000 ngày nằm viện, mật độ NKBV trên 1000 ngày sử
dụng thiết bị hỗ trợ của bệnh nhân: viêm phổi thở máy là 26,6/1000 ngày thờ
máy, nhiễm trùng tiết niệu là 7,44/1000 ngày đặt ống thông, nhiễm trùng máu
liên quan đến đặt catheter tĩnh mạch trung tâm là 2,46/1000 ngày đặt catheter
tĩnh mạch trung tâm [23].
Tỷ lệ mắc các loại NKBV rất đa dạng ở các quốc gia khác nhau. Ở các
nước đang phát triền thì tỷ lệ NKBV cũng cao hơn so với nhứng nước phát
triển có thể là do điều kiện kinh tế, công nghệ và hệ thống KSNK ở các nước
đang phát triển này chưa được chú trọng như các quốc gia phát triển.
1.6.2. Tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện trong các đơn vị HSTC tại Việt Nam
NKBV trên người bệnh nằm điều trị tại khoa HSTC đang là một vấn đề
đáng lo ngại của tất cả các bệnh viện hiện nay.
Theo một nghiên cứu của tác giả Lương Quốc Hùng cũng thực hiện tại
khoa HSTC - bệnh viện E vào năm 2014 cho thấy tỷ lệ NKBV là 12,27%,
trong đó tỷ lệ các loại NKBV đứng hàng đầu là NK phổi chiếm 66,7% sau đó
là NK tiết niệu chiếm 18,7%, NK huyết là 6,7%, chiếm tỷ lệ thấp nhất là NK
vết mổ với 1,3%. Các tác nhân gây NKBV trong đó vi khuẩn Gram(-) là tác
nhân chủ yếu 73,3% (VK A.baumannii chiểm tỷ lệ cao nhất 33,3%), vi khuẩn
Gram (+) chiếm 18,7% và có 8% tác nhân gây NKBV là từ nấm [20].
Nghiên cứu của tác giả Bùi Hồng Giang trên 179 bệnh nhân tại khoa
HSTC bệnh viện Bạch Mai năm 2012 kết quả là có 5 loại NKBV trong đó
VPBV chiếm tỷ lệ 68,1%, sau đó là NK huyết, NKTN, NK ống thông TMTT,

NK ổ bụng với tỷ lệ lần lượt là: 14,4%; 8,3%; 5,7%; 3,5%. Các VK Gram(-)
là các tác nhân chủ yếu gây NKBV trong đó A.baumannii chiểm tỷ lệ cao nhất
43,2%. Vi khuẩn Gram(+) chủ yếu là S. aureus chiếm 8,1% [16].
13


Một nghiên cứu khác được thực hiện tại đơn vị HSTC bệnh viện Thống
Nhất TP.Hồ Chí Minh từ tháng 1/2004 đến tháng 9/2012 cho thấy có 634 ca
(32,6%) trường hợp NKBV, viêm phổi là bệnh nhiễm khuẩn bệnh viện hàng
đầu tại khoa chiếm 551 ca(28,2%). Các tác nhân gây bệnh theo thứ tự là
P.aeruginosa (35,5%), Acinetibacter spp (24,4%), Klebsiella spp (23,5%),
S.aureus (12,3%), Candida albican (13,8%).
Nghiên cứu của tác giả Đinh Thị Minh Nguyệt trên 576 bệnh nhân tại
khoa HSTC bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển năm 2017, tỷ lệ NKBV là 8,9%
trong viêm phổi thở máy chiếm tỷ lệ cao nhất 52,9%, tiếp theo viêm phổi
khơng thở máy 37,3%, có 3 bệnh nhân (5,9%) mắc NKH bệnh viện và NKTN
bệnh viện có tỷ lệ thấp nhất (3,9%). Các tác nhân gây NKBV là: A.baumannii
(27,5%), K. pneumonia (23,5%), P. aeruginosa (19,6%), E.coli (9,8%) [24].
Qua các nghiên cứu tại một số bệnh viện trên toàn quốc đều chỉ ra rằng
nhiễm khuẩn phổi bệnh viện là nhiễm khuẩn hàng đầu trong các đơn vị HSTC
và tác nhân chủ yếu gây lên NKBV là các vi khuẩn Gram(-) (A.baumannii, K.
pneumonia và P. aeruginosa).
1.7. Một số yếu tố liên quan đến NKBV tại khoa HSTC
Nhiều nghiên cứu của các tác giả trong nước và nước ngoài đều chỉ ra
rằng các yếu tố gây nhiễm khuẩn bệnh viện liên quan đến bệnh nhân bao gồm:
tuổi, giới, tình trạng bệnh lý nền, thời gian điều trị tại khoa, tình trạng nhiễm
khuẩn lúc vào…Bên cạnh đó những yếu tố về các thủ thuật xâm nhập là
những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây nên những NKBV, đặc biệt tại khoa
HSTC tỷ lệ sử dụng các thủ thuật xâm nhập này trên bệnh nhân là rất cao.
1.7.1. Một số yếu tố của người bệnh liên quan đến NKBV tại khoa HSTC

Một nghiên cứu cũng thực hiện tại khoa HSTC bệnh viện E năm 2014
chỉ ra rằng những bệnh nhân có độ tuổi trên 75 có tỷ lệ có tỷ lệ NKBV cao
hơn các nhóm tuổi khác (50,7%), nam giới có tỷ lệ mắc NKBV cao hơn nữ
giới (p<0.05) [20]. Một nghiên cứu khác của tác giả Nguyễn Thị Thùy Linh
cũng chỉ ra rằng người có độ tuổi ≥60 có nguy cơ mắc NKBV cao gấp 3,65
lần so với những người ở độ tuổi ≤40 và những người mắc các bệnh mãn tính
như đái tháo đường, tăng huyết áp có nguy cơ mắc NKBV cao gấp 3,66 và
14


2,42 lần so với người không mắc [25]. Nghiên cứu gần đây tiến hành tại trung
tâm Chống độc-bệnh viện Bạch Mai cũng cho kết quả có mối liên quan có ý
nghĩa thống kê giữa giới tính (OR=4,1; p<0,01); thời gian nằm viện
(OR=12,1; p<0,01) và NKBV [26]. Nghiên cứu của tác giả Choudhuri A.H
cũng chỉ ra được thời gian nằm điều trị tại đơn vị điều trị tích cực là yếu tố
nguy cơ đến NKBV (OR=19,77; p<0,01).
1.7.2. Một số yếu tố liên quan về thủ thuật xâm nhập đến NKBV tại khoa
HSTC
❖ Trên thế giới
Tại Mỹ một cuộc điều tra chỉ ra rằng tại các đơn vị HSTC 87% các
trường hợp nhiễm trùng máu nguyên phát có liên quan đến đặt ống tại tĩnh
mạch trung tâm, 86% bệnh viêm phổi bệnh viện có liên quan đến thở máy và
95% nhiễm trùng đường tiết niệu có liên quan đến ống thơng tiết niệu[21].
Cho thấy các thủ thuật xâm nhập đang là yếu tố nguy cơ lớn đối với NKBV
tại các đơn vị HSTC.
Theo một nghiên cứu tại khoa HSTC bệnh viện đại học Lagos, Nigeria
các yếu tố như đặt ống thông niệu đạo (OR=5,38;p<0,05) và đặt nội khí quản
(OR=5,78;p<0,05) là các yếu tố nguy cơ làm gia tăng tỷ lệ NKBV [27].
Một nghiên cứu khác tại Ấn Độ kết quả cho thấy những trường hợp có
thời gian thở máy ≥7 ngày có tỷ lệ mắc NKBV cao gấp 37,9 lần ( p<0,001,

OR: 37,9; KTC 95%: 10,9–130,8) thời gian đặt nội khí quản ≥7 ngày có tỷ
mắc NKBV cao gấp 14,8 lần ( p <0,001; OR=14,8; KTC 95%: 2,56–86,12)
và thời gian đặt ống thơng tiểu ≥7 ngày có tỷ mắc NKBV cao gấp 2,8 lần
( p<0,001; OR= 2,8; KTC 95%: 0,71–11,6)[28]. Một nghiên cứu trên 188
trường hợp NKBV các yếu tố liên quan đến NKBV là đặt catheter tĩnh mạch
trung tâm (OR=7,3; KTC 95%: 2,3 – 22,8) và thời gian thở máy>7 ngày (OR:
2,1; KTC 95%: 1,1 – 4,2 ) [29].
❖ Tại Việt Nam
Kết quả nghiên cứu tại khoa HSTC bệnh viện Bạch Mai(2002-2003)
cũng cho thấy đặt nội khí quản (OR=5,6; p<0,001), mở khí quản (OR=2,9;
p<0,001), là các yếu tố nguy cơ quan trọng gây NKBV[30]. Một nghiên cứu
15


×