Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

HDNhiem vu nam hoc 1516

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.07 KB, 13 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>UBND HUYỆN PHÚ TÂN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO. Số: 938/HD-PGDĐT. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. Phú Tân, ngày 10 tháng 9 năm 2015. HƯỚNG DẪN Nhiệm vụ cấp Tiểu học năm học 2015-2016 Căn cứ vào hướng dẫn số: 36/HD-SGDĐT ngày 04/9/2015 của Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang về việc thực hiện nhiệm vụ cấp tiểu học, công văn hướng dẫn số 796/HD-PGDĐT ngày 14/8/2015 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Phú Tân về việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2015-2016. Nhiệm vụ giáo dục cấp tiểu học huyện Phú Tân tập trung thực hiện các nội dung trọng tâm sau đây: A- NHIỆM VỤ CHUNG Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; đẩy mạnh cuộc vận động "Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" và phong trào thi đua "Dạy tốt, học tốt". Tập trung chỉ đạo việc quản lí, tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng; điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học; triển khai việc dạy học theo hướng phân hoá học sinh ở tất cả lớp học; tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống; tiếp tục đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học; triển khai phương pháp “Bàn tay nặn bột” ở tất cả các trường tiểu học, giảm tỉ lệ học sinh bỏ học và học sinh chưa hoàn thành chương trình lớp học; tăng cường cơ hội tiếp cận giáo dục cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; triển khai dạy học ngoại ngữ theo chương trình mới ở những nơi có đủ điều kiện; duy trì, củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học; đẩy mạnh xây dựng trường chuẩn quốc gia và tổ chức dạy học 2 buổi/ngày. Quan tâm chỉ đạo và quản lý các điểm trường lẻ, trường đang triển khai mô hình trường học mới VNEN (1 trường) và các trường nhân rộng trong năm học này (3 trường), các trường Seqap (5 trường). Đổi mới mạnh mẽ công tác quản lí chỉ đạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục; đề cao trách nhiệm, khuyến khích sự sáng tạo của giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục. Chú trọng việc rèn luyện phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ nhà giáo. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lí. B - NHIỆM VỤ CỤ THỂ I. Thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua "Dạy tốt, học tốt": - Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, củng cố kết quả cuộc vận động chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục, thực hiện cuộc vận động "Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo"..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Thực hiện nội dung giáo dục "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" trong các môn học và hoạt động giáo dục ở tiểu học. - Thực hiện tốt các quy định về đạo đức nhà giáo, coi trọng việc rèn luyện phẩm chất, lối sống, lương tâm nghề nghiệp; tạo cơ hội, động viên, khuyến khích giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục học tập và sáng tạo; ngăn ngừa và đấu tranh kiên quyết với các biểu hiện vi phạm pháp luật và đạo đức nhà giáo. - Không tổ chức dạy học trước. Không thi tuyển học sinh vào lớp 1 theo Chỉ thị số 2325/CT-BGDĐT ngày 28/6/2013 của Bộ GDĐT. - Tiếp tục triển khai các biện pháp giảm tỉ lệ học sinh chưa hoàn thành, học sinh bỏ học, không để học sinh ngồi sai lớp. - Giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh thông qua các môn học, hoạt động giáo dục và xây dựng quy tắc ứng xử văn hoá. Nhà trường chủ động phối hợp với gia đình và cộng đồng trong giáo dục đạo đức và kĩ năng sống cho học sinh. - Đẩy mạnh các giải pháp nhằm xây dựng trường, lớp xanh-sạch-đẹp; đủ nhà vệ sinh sạch sẽ cho học sinh và giáo viên. Chấn chỉnh hoạt động căn-tin trong nhà trường, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. - Đưa các nội dung giáo dục văn hoá truyền thống vào nhà trường. Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí tích cực, các hoạt động văn hoá, thể thao, trò chơi dân gian, dân ca, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, ngoại khoá phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường và địa phương. Hướng dẫn để học sinh chủ động tổ chức, điều khiển các hoạt động tập thể và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. - Tổ chức lễ khai giảng năm học mới gọn nhẹ, vui tươi, tạo không khí phấn khởi cho học sinh bước vào năm học mới (theo Công văn số 932/SGDĐT-VP ngày 21/8/2015 của Sở GDĐT). - Lồng ghép lễ ra trường vào lễ tổng kết năm học sao cho trang trọng, tạo dấu ấn sâu sắc cho học sinh hoàn thành chương trình tiểu học trước khi ra trường (tuỳ điều kiện cụ thể, có thể tổ chức trao giấy chứng nhận của Hiệu trưởng cho học sinh hoàn thành chương trình tiểu học và sinh hoạt tập thể, giao lưu, văn nghệ…). II. Thực hiện chương trình và kế hoạch thời gian năm học 1. Thực hiện chương trình: Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông theo Quyết định số 16/2006/QĐBGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trên cơ sở đảm bảo mục tiêu của giáo dục tiểu học, các phòng GDĐT chỉ đạo các trường chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh: - Tăng cường các hoạt động thực hành vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, chú trọng giáo dục đạo đức/giá trị sống, rèn luyện kĩ năng sống, hiểu biết xã hội cho học sinh; - Điều chỉnh nội dung và yêu cầu các môn học và các hoạt động giáo dục một cách linh hoạt, đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với đối tượng học sinh, thời gian thực tế và điều kiện dạy học của địa phương trên cơ sở chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng phát triển năng lực học sinh; - Tiếp tục đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT. Thực hiện nghiêm túc các công văn hướng dẫn thực hiện Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT (Công văn số 6169/BGDĐT-GDTH ngày 29/10/2014; Công.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> văn số 7475/BGDĐT-GDTH ngày 25/12/2014; Công văn số 39/ BGDĐT-GDTH ngày 06/01/2015). Đồng thời thực hiện nghiêm túc công văn số 68/BGDĐT-GDTrH ngày 07/01/2014 của Bộ GDĐT về việc chấn chỉnh lạm dụng hồ sơ, sổ sách trong nhà trường, đồng thời khuyến khích giáo viên sử dụng hồ sơ, sổ sách điện tử. Giáo viên thực hiện các loại hồ sơ, sổ sách sau: + Giáo án: Viết tay hoặc đánh máy; có thể kết hợp soạn giáo án các môn học hoặc hoạt động giáo dục trong cùng một cuốn. + Sổ chuyên môn: Ghi chép sinh hoạt chuyên môn, dự giờ, thăm lớp. + Sổ theo dõi chất lượng giáo dục. + Sổ chủ nhiệm và kế hoạch dạy học. - Tiếp tục thực hiện tích hợp dạy học Tiếng Việt và các nội dung giáo dục vào các môn học và hoạt động giáo dục. - Tiếp tục triển khai thử nghiệm dạy học Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch tại các trường tiểu học. Giáo viên chủ động sắp xếp bài dạy theo tinh thần nhóm các bài học thành các chủ đề, lập kế hoạch cho từng hoạt động dạy học môn Mĩ thuật phù hợp với tình hình thực tế, không nhất thiết phải tổ chức dạy nhiều tiết trong cùng một buổi. Chú ý sử dụng tài liệu “Dạy học Mĩ thuật dành cho giáo viên tiểu học” và sử dụng các quy trình của phương pháp mới để thực hiện các bài dạy. - Tổ chức hiệu quả sinh hoạt chuyên môn (SHCM) tại các tổ chuyên môn trong trường và liên trường tiểu học; đưa SHCM trở thành hoạt động thường xuyên, có chất lượng nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ quản lí trong chỉ đạo chuyên môn, nâng cao năng lực chuyên môn, kĩ năng sư phạm cho giáo viên trong hoạt động dạy học, kịp thời tháo gỡ những khó khăn về đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới các hoạt động đánh giá học sinh,... cho giáo viên. Tạo cơ hội để mỗi cán bộ, giáo viên được phát huy khả năng sáng tạo, đóng góp sáng kiến kinh nghiệm nâng cao chất lượng giáo dục; chú trọng đổi mới nội dung và hình thức SHCM thông qua hoạt động dự giờ, nghiên cứu bài học. - Tổ chức cho học sinh hát Quốc ca tại Lễ chào cờ; tăng cường giáo dục thể chất, rèn luyện sức khỏe cho học sinh thông qua tập thể dục buổi sáng, tập thể dục giữa giờ. 1.1- Đối với trường, lớp dạy 1 buổi/ngày: Thời lượng tối đa 5 tiết/buổi, tối thiểu 5 buổi/tuần. - Nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (4 tiết/tháng) thực hiện tích hợp các nội dung giáo dục Âm nhạc, Mĩ thuật, Kĩ thuật, phù hợp điều kiện thực tế địa phương và nhà trường (truyền thống văn hoá, nghề nghiệp địa phương; năng lực giáo viên và thiết bị dạy học của nhà trường). 1.2- Việc dạy 2 buổi/ngày: - Thời lượng tối đa 7 tiết/ngày. - Trường tiểu học B Phú Mỹ tiếp tục thực hiện bán trú đối với khối 1 và khối 2 đã được UBND huyện và PGDĐT phê duyệt. Đồng thời tổ chức dạy 2 buổi/ngày ở khối lớp 5. - Các trường tiểu học có đủ điều kiện về phòng học được chọn dạy 2 buổi/ngày ở 2 khối lớp :.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> . Lớp 1. . Lớp 5 hoặc lớp 2. - Ngoài 2 khối lớp trên, khuyến khích các trường có đủ cơ sở vật chất tổ chức dạy 2 buổi/ngày cho các khối lớp còn lại, kinh phí từ nguồn xã hội hóa. - Để đảm bảo sức khỏe cho người lao động, Hiệu trưởng không phân công giáo viên dạy thừa giờ hơn 200 tiết/năm học. - Hiệu trưởng chủ động xây dựng kế hoạch dạy học 2 buổi/ngày trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu: + Học sinh được tự học có sự hướng dẫn của giáo viên để hoàn thành yêu cầu học tập trên lớp, không giao bài tập về nhà cho học sinh. Dạy học các môn học bắt buộc, các môn học tự chọn; tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, câu lạc bộ, hoạt động ngoại khoá… + Động viên phụ huynh, cộng đồng, đầu tư, đóng góp nhân lực, trí lực, tài lực để thực hiện giáo dục toàn diện cho học sinh trong hoạt động tổ chức dạy học 2 buổi/ngày. 1.3- Tiếp tục triển khai kế hoạch dạy học môn Tiếng Anh 4 tiết/tuần theo chương trình mới. - Thực hiện dạy tiếng Anh 4 tiết/tuần ở 9 trường tiểu học (B Phú Mỹ, C Phú Mỹ, A Tân Hòa, A Hiệp Xương, A Phú Lâm, A Phú Mỹ, A Chợ Vàm, Phú Thành, A Phú Bình). Trong đó 3 trường mới triển khai ở năm học 2015-2016 (A Chợ Vàm, Phú Thành, A Phú Bình) giảng dạy ở lớp 3. Các lớp còn lại ở các trường này và các lớp 3, 4, 5 ở các trường khác tiếp tục dạy học tiếng Anh theo chương trình tự chọn 2 tiết/tuần. - Chương trình và tài liệu tiếng Anh đưa vào sử dụng trong nhà trường phải qua thẩm định và được sự cho phép của Bộ GDĐT. Bên cạnh việc đào tạo lại giáo viên để đạt trình độ B2, khuyến khích giáo viên tự học, tự bồi dưỡng để đạt trình độ theo Khung tham chiếu Châu Âu. * Lưu ý dạy đủ 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh, trong đó tập trung phát triển hai kĩ năng nghe và nói. 1.4- Tiếp tục tổ chức dạy môn Tin học theo Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ở những nơi có đủ điều kiện. Đẩy mạnh các hoạt động giáo dục có nội dung Tin học - Công nghệ thông tin dưới hình thức các câu lạc bộ để học sinh được tiếp cận, hình thành các kĩ năng học tập, nghiên cứu sáng tạo. 1.5- Các trường bán trú hoặc dạy 2 buổi/ngày toàn trường: - Khuyến khích các trường tổ chức bán trú ở một số lớp hoặc toàn trường một cách linh hoạt, đa dạng hoạt động bán trú, có thể tổ chức các hoạt động như xem phim, xem tivi, đọc sách, tham gia các trò chơi dân gian… cùng với nghỉ trưa trong thời gian giữa hai buổi học. - Thực hiện theo công văn số 1253/SGDĐT-GDTH ngày 14/8/2013 của Sở về Hướng dẫn tạm thời đối với các trường tiểu học bán trú:  Dạy 10 buổi/tuần và họp tổ chuyên môn vào ngày thứ bảy..

<span class='text_page_counter'>(5)</span>  Tăng cường các hoạt động ngoài giờ lên lớp để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. Có thể tổ chức các hoạt động giáo dục trong giờ nghỉ trưa như xem phim, đọc sách và trò chơi,…  Sắp xếp thời khoá biểu linh hoạt nhằm tận dụng CSVC - kĩ thuật và đội ngũ giáo viên chuyên dạy.  Thoả thuận về thu, chi bán trú và phải được UBND cấp huyện phê duyệt.  Trường bán trú thường xuyên tổ chức kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm đảm bảo sức khoẻ cho học sinh. 1.6- Các trường triển khai Chương trình Seqap: - Năm học 2015-2016, số trường tiểu học tham gia Chương trình Seqap là 5 trường. Trong đó, có 4 trường dạy theo phương án T30 (C Phú Mỹ, A Hiệp Xương, A Tân Hòa, A BTĐ) và 1 trường dạy học theo phương án T35 (C Phú Hưng). - Nội dung chương trình, thời khoá biểu dạy học ở các trường tham gia Seqap thực hiện theo quy định của Ban quản lí Chương trình Seqap Trung ương. - Các trường tiểu học tham gia Chương trình đảm bảo chất lượng giáo dục trường học (SEQAP) chuẩn bị tốt các điều kiện triển khai dạy học cả ngày theo công văn số 279/BGDĐT-SEQAP ngày 28/8/2015 về việc hướng dẫn dạy học cả ngày năm học 2015-2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 1.7- Tiếp tục triển khai Mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN) - Huyện Phú Tân có trường tiểu học B Phú Lâm triển khai Mô hình trường học mới được hưởng thụ dự án. Năm học 2015 - 2016 PGD chọn 3 trường (B Phú Mỹ, A Phú Lâm, B BTĐ) triển khai nhân rộng ở khối 2. Trường TH B Phú Lâm và các trường tham gia Mô hình trường học mới giảng dạy theo hướng tập trung đổi mới hoạt động sư phạm, chuyển đổi từ dạy học truyền thụ của giáo viên sang tổ chức hoạt động tự học của học sinh. Các trường này cần thực hiện tốt một số công việc sau: - Chủ động tuyên truyền giới thiệu chia sẻ nội dung về mô hình trường học mới (VNEN) cho cán bộ quản lý, giáo viên và cộng đồng. Các trường tiểu học có biện pháp gắn kết chặt chẽ với phụ huynh và cộng đồng nhằm phát huy vai trò tích cực của phụ huynh và cộng đồng cùng tham gia với nhà trường chăm sóc giáo dục học sinh với các hình thức đa dạng phong phú. - Tiếp tục họp chuyên môn, trao đổi để triển khai đồng bộ và hiệu quả phương pháp dạy, phương pháp học, đánh giá học sinh, hội đồng tự quản nhằm hình thành và phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh. Phòng Giáo dục và Đào tạo sẽ có văn bản chỉ đạo cụ thể việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn tại các trường, điều chỉnh tài liệu Hướng dẫn học để bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn và nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên. Lập kế hoạch, tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên tham quan, trao đổi giữa các trường triển khai mô hình trường học mới ở địa phương và tham quan, trao đổi với các địa phương khác (nếu có điều kiện). - Trường tiểu học B Phú Lâm thực hiện nghiêm túc quỹ 1 và quỹ 2 theo quy định tại Sổ tay thực hiện Dự án và các văn bản hướng dẫn chi tiêu của Bộ tài chính; giải ngân đúng tiến độ theo kế hoạch công việc..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Khuyến khích các trường tiểu học quay phim các tiết học điển hình để đưa lên trang Web của dự án. - Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng Tài liệu Hướng dẫn học tập để tự học, tự đánh giá; tổ chức cho học sinh hoạt động khám phá, phát hiện kiến thức – kĩ năng mới thông qua quá trình học tập mang tính hợp tác. Giáo viên chỉ hỗ trợ và hướng dẫn học sinh khi cần thiết. 1.8- Việc áp dụng Thời khoá biểu: Thực hiện như năm học 2014-2015. 2. Kế hoạch thời gian năm học 2015-2016: - Tập trung học sinh: Ngày 19/8/2015 (ổn định tổ chức chuẩn bị cho năm học mới) - Tựu trường và thực học: 24/8/2015 - Khai giảng năm học 2015-2016: 05/9/2015 - Nghỉ giữa học kì I: từ 26/10/2015 đến hết 01/11/2015 - Kết thúc học kì I: 08/01/2016 - Bắt đầu học kì II: 11/01/2016 - Kết thúc học kì II: 20/5/2016 - Tổng kết năm học: tuần lễ cuối tháng 5/2015 (ngày cụ thể PGDĐT sẽ ấn định) Về việc “dạy bù” các tiết học trong các ngày nghỉ lễ: Sở cho phép các tổ chuyên môn bàn bạc thống nhất trước, được sự đồng ý của Hiệu trưởng về việc “điều hòa” trong thực hiện tự chủ nội dung các tiết dạy của thời khóa biểu thuộc tuần lễ có ngày nghỉ lễ (dù ngày nghỉ là ngày nào trong tuần lễ). Việc “điều tiết” này nhằm giúp học sinh được học đầy đủ tất cả các bài của từng môn/phân môn rơi vào ngày nghỉ mà không phải “học bù” vào ngày thứ Bảy, đồng thời tạo điều kiện để thầy và trò bắt đầu tuần học mới sau ngày nghỉ lễ với phân phối chương trình chính thống, theo đúng thời khoá biểu. III. Về sách, thiết bị dạy học 1. Sách: - Sách quy định tối thiểu đối với mỗi học sinh: TT. Lớp 1. Lớp 2. Lớp 3. Lớp 4. Lớp 5. 1 Tiếng Việt 1 (T1). Tiếng Việt 2 (T1). Tiếng Việt 3 (T1). Tiếng Việt 4 (T1) Tiếng Việt 5 (T1). 2 Tiếng Việt 1 (T2). Tiếng Việt 2 (T2). Tiếng Việt 3 (T2). Tiếng Việt 4 (T2) Tiếng Việt 5 (T2). 3 Vở Tập viết 1 (T1). Vở Tập viết 2 (T1). Vở Tập viết 3 (T1). Đạo đức 4. 4 Vở Tập viết 1 (T2). Vở Tập viết 2 (T2). Vở Tập viết 3 (Y2). Lịch sử và Địa lí 4 Lịch sử và Địa lí 5. 5 Toán 1. Toán 2. Toán 3. Toán 4. Đạo đức 5 Toán 5. 6 Tự nhiên và Xã hội 1 Tự nhiên và Xã hội 2 Tự nhiên và Xã hội 3 Khoa học 4. Khoa học 5. 7. Âm nhạc 4. Âm nhạc 5. 8. Mĩ thuật 4. Mĩ thuật 5. 9. Kĩ thuật 4. Kĩ thuật 5. - Thông báo để phụ huynh học sinh mua sắm đủ sách giáo khoa các môn học và các sách bổ trợ cần thiết theo danh mục của Nhà Xuất bản Giáo dục..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Các trường kịp thời cấp sách giáo khoa, không thu tiền đối với học sinh ở địa bàn đặc biệt khó khăn, học sinh là con liệt sỹ, con thương binh; bảo đảm vào năm học mới tất cả học sinh đều có sách giáo khoa để học tập. - Khuyến khích các trường sử dụng vở rèn chữ viết để luyện viết chữ đẹp cho học sinh tiểu học. - Khuyến khích giáo viên sử dụng sách tham khảo các môn Tiếng Việt, Toán do Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam biên soạn để lựa chọn, bổ sung nội dung dạy học ở buổi học thứ hai (đối với các lớp dạy 2 buổi/ngày). - Khuyến khích, động viên, hướng dẫn học sinh đọc sách, sử dụng hiệu quả thư viện nhà trường. Khuyến khích các trường áp dụng mô hình “thư viện xanh”, “thư viện thân thiện”,… phù hợp điều kiện thực tế. - Giáo viên cần hướng dẫn sử dụng sách, vở hàng ngày để học sinh không phải mang theo quá nhiều sách, vở khi tới trường. Những trường dạy học 2 buổi/ ngày có thể tổ chức cho học sinh để sách, vở và đồ dùng học tập tại lớp. 2. Thiết bị dạy học: - Tổ chức kiểm tra, rà soát thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học (TBDH) để có kế hoạch sửa chữa và bổ sung kịp thời theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu của Bộ (Thông tư số 15/2009/TT-BGDĐT ngày 16/7/2009). - Tiếp tục đẩy mạnh phong trào tự làm đồ dùng dạy học thông qua các hoạt động làm mới, cải tiến, sửa chữa đồ dùng dạy học; thu thập, tuyển chọn các sản phẩm tốt lưu giữ, phổ biến, nhân rộng trong toàn ngành. - Đẩy mạnh phong trào khai thác, sử dụng, bảo quản TBDH một cách hiệu quả. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc sử dụng TBDH. Có kế hoạch cử cán bộ phụ trách thiết bị dạy học dự các lớp bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. - Khai thác các TBDH hiện đại và phần mềm dạy học có yếu tố công nghệ thông tin đã được cấp phát ở một số trường tiểu học, phần mềm dạy học môn Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Anh. Thực hiện phần mềm EQMS trong công tác báo cáo số liệu thống kê chất lượng giáo dục tiểu học ba kì đảm bảo chính xác, kịp thời (đầu năm: 30/9, giữa năm: 15/01 và cuối năm: 15/6) IV. Đổi mới công tác chỉ đạo, quản lí dạy học 1. Đổi mới công tác lập kế hoạch ở các trường tiểu học: - Giữa tháng 8/2015, Phòng GDĐT tiến hành kiểm tra công tác tuyển sinh mới vào lớp 1, huy động học sinh cũ trở lại trường, việc bố trí học sinh/lớp và giáo viên/lớp, các chỉ tiêu cơ bản của từng trường… để chấn chỉnh cách làm chưa phù hợp (nếu có). Trên cơ sở đó, Phòng GDĐT điều chỉnh phân công dạy liên trường đối với giáo viên dạy chuyên. - Hiệu trưởng trường tiểu học xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2015-2016 chậm nhất vào cuối tháng 8/2015. Lưu ý: Kế hoạch chiến lược 5 năm và Kế hoạch năm học 2015-2016 ở các trường tiểu học xây dựng theo hướng phấn đấu đạt chuẩn quốc gia phải được Phòng GDĐT phê duyệt kịp thời. - Năm học này, các trường thực hiện theo công văn số 398/PGDĐT ngày 25/4/2015 của Phòng Giáo dục về việc thực hiện kế hoạch dạy học của giáo viên tiểu học..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> 2. Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình và đổi mới phương pháp dạy học : - Tập trung chỉ đạo thực hiện dạy học phù hợp với đối tượng học sinh trên cơ sở bảo đảm chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình; đẩy mạnh việc chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học. - Tiếp tục áp dụng tài liệu hướng dẫn dạy học phân hoá đối tượng học sinh, giúp giáo viên soạn, giảng theo hướng linh hoạt, vừa sức đối với các đối tượng học sinh nhằm sớm đạt được mục tiêu chống học sinh ngồi sai lớp, ngồi bên lề lớp học. - Việc dạy học tích hợp (Đạo đức Hồ Chí Minh, Kĩ năng sống, Bảo vệ môi trường, Bảo vệ tài nguyên, Biến đổi khí hậu, Sử dụng năng lượng, Quyền và bổn phận, Bình đẳng giới, An toàn giao thông, Phòng chống tai nạn thương tích – HIV/AIDS,…) vào các môn học và các hoạt động giáo dục cần đảm bảo tính hợp lí, hiệu quả; không gây áp lực với học sinh và giáo viên. 3. Triển khai đại trà phương pháp “Bàn tay nặn bột”: Tiếp tục vận dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” vào các môn học TN-XH và Khoa học. Tổ chức tốt các hội thảo chuyên đề, dự giờ, thao giảng (cấp trường, huyện) về phương pháp Bàn tay nặn bột để rút bài học kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo. 4. Triển khai “Sinh hoạt chuyên môn lấy học sinh làm trung tâm” (đã tập huấn cho cốt cán cấp trường vào tháng 6/2014), chọn trường tiểu học A Bình Thạnh Đông tổ chức thí điểm trong năm học 2014-2015, năm học 2015-2016 triển khai đại trà tất cả các trường. 5. Các trường không tổ chức khảo sát học sinh đầu năm học. 6. Tăng cường công tác thanh kiểm tra các đơn vị trường tiểu học, tập trung vào các nội dung: - Lập kế hoạch năm học 2015 - 2016 của nhà trường. - Bố trí giáo viên và sĩ số học sinh/lớp. - Việc thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp. - Việc dạy buổi chiều ở lớp dạy 2 buổi/ ngày. - Việc soạn, giảng theo hướng tự chủ và phân hoá đối tượng học sinh. - Việc phụ đạo học sinh chưa hoàn thành. - Kĩ năng viết của học sinh và giáo viên. - Hồ sơ đánh giá của nhà trường theo chuẩn quốc gia, chuẩn Kiểm định chất lượng, chuẩn Hiệu trưởng, chuẩn Phó hiệu trưởng và chuẩn giáo viên. - Hồ sơ lưu trữ về chuyên môn và quản lí ở trường tiểu học. 7. Giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường năm học 2014-2015 được sử dụng kế hoạch bài học để dạy từ năm học 2015-2016 nhưng phải có điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp thực tế. Đối với các trường VNEN:.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> + Đối với các môn Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên Xã hội (Khoa học, Lịch sửĐịa lí): Giáo viên không phải lập Kế hoạch mà có sổ ghi chép thể hiện sự chuẩn bị (Tên bài, đồ dùng dạy học, phiếu học tập, …). + Đối với các môn còn lại, giáo viên phải lập kế hoạch bài học như hướng dẫn.. 8. Đổi mới đánh giá học sinh tiểu học: Tiếp tục đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh theo Thông tư 30/2014/BGDĐT. Thực hiện đánh giá học sinh theo hướng động viên, khuyến khích, ghi nhận sự tiến bộ hằng ngày của từng học sinh, giúp học sinh cảm thấy tự tin và vui thích với các hoạt động học tập. Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét. Trong đó chủ động nhận xét cụ thể của giáo viên về những nội dung học sinh đã thực hiện được và những nội dung chưa thực hiện được để có kế hoạch động viên, giúp đỡ học sinh kịp thời. 8.1. Tổ chức kiểm tra cuối học kỳ I và cuối năm học - Tổ chức kiểm tra theo thời khóa biểu và theo kế hoạch dạy học của giáo viên (vào tuần lễ 17, 18 và 34, 35). - Đề kiểm tra: PGD sẽ có hướng dẫn cụ thể vào cuối HKI và cuối năm. 8.2. Khen thưởng học sinh (Theo công văn số 39/BGDĐT-GDTH ngày 6/01/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo) Các trường tiểu học tổ chức tốt công tác khen thưởng học sinh cuối học kỳ I và cuối năm học: + Giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn học sinh bình bầu những học sinh đạt thành tích nổi bật hay có tiến bộ vượt bậc về một trong ba nội dung đánh giá (theo Thông tư 30/2014/BGDĐT) trở lên, đạt thành tích nổi bật trong các phong trào thi đua hoặc thành tích đột xuất khác; tham khảo ý kiến cha mẹ học sinh; tổng hợp và lập danh sách đề nghị hiệu trưởng tặng giấy khen hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng. + Nội dung giấy khen học sinh được khen thưởng, tuyên dương do Hiệu trưởng quyết định. Ví dụ: Khen thưởng về các môn học: Hoàn thành tốt nội dung học tập các môn học; Hoàn thành tốt nội dung học tập môn Toán; Hoàn thành tốt nội dung học tập môn Khoa học và môn âm nhạc; Có tiến bộ vượt bậc trong học tập môn Tiếng Việt; Có sáng tạo, say mê học tập môn Mỹ thuật;…; Khen thưởng về nâng lực, phẩm chất: Có tiến bộ vượt bậc trong giao tiếp; Có thành tích nổi bật khi tham gia các hoạt động của lớp, trường; Có ý thức và trách nhiệm cao về tự phục vụ và tự quản; Luôn nhiệt tình giúp đỡ bạn trong học tập;… + Việc ghi vào Giấy khen (nếu có) về nội dung khen thưởng học sinh là hết sức linh hoạt do giáo viên chủ nhiệm và Hiệu trưởng quyết định, không áp dụng theo khuôn mẫu có sẵn. * Lưu ý: không được ghi “Học sinh xuất sắc”; “Học sinh giỏi”; “Học sinh tiên tiến”; “Học sinh khá” vào giấy khen. 9. Dạy học cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn: 9.1. Dạy học cho trẻ em lang thang cơ nhỡ: Tổ chức các lớp học linh hoạt cho trẻ lang thang, cơ nhỡ theo kế hoạch dạy học và thời khoá biểu được Sở biên soạn, tập trung vào 2 môn Tiếng Việt, Toán để rèn cho.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> trẻ kĩ năng đọc, viết và tính toán. Căn cứ vào số lượng trẻ, có thể tổ chức thành các lớp cùng trình độ hoặc các lớp ghép không quá hai trình độ. 9.2. Giáo dục học sinh khuyết tật: - Tăng cường cơ hội tiếp cận giáo dục cho trẻ khuyết tật, triển khai hiệu quả chính sách về người khuyết tật được thể hiện qua Quyết định số 23/2006/QĐ-BGDĐT Quy định về giáo dục hòa nhập cho người tàn tật, khuyết tật; Thông tư số 39/2009/TTBGDĐT quy định giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. - Thống kê số trẻ khuyết tật để nắm chắc đối tượng cần đưa đi học chuyên biệt hoặc học hòa nhập. Có cập nhật số liệu trẻ khuyết tật hàng năm. - Xem giáo dục hòa nhập là phương thức chủ yếu trong giáo dục trẻ khuyết tật. V. Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học và xây dựng trường chuẩn quốc gia: 1. Củng cố, duy trì thành tựu PCGDTH và thực hiện PCGD tiểu học theo Nghị định 20/2014/CĐ-CP ngày 24/3/2014 của Chính Phủ về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ. - Bảo đảm thu nhận hết trẻ trong độ tuổi vào học trường tiểu học tại địa bàn; tạo mọi điều kiện và cơ hội cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được đi học và hoàn thành chương trình tiểu học. - Các cấp xã, huyện xây dựng kế hoạch phổ cập, với mục tiêu PCGD tiểu học phải gắn chặt với lộ trình Đề án xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia. - Nâng cao hiệu quả công tác thu thập, quản lí số liệu về PCGD tiểu học theo phần mềm PCGD-CMC của Bộ BDĐT. - Thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra, công nhận lại các đơn vị đạt chuẩn PCGD tiểu học, đảm bảo phản ánh đúng tình hình thực tế. - Phấn đấu nâng tỉ lệ xã, thị trấn đạt chuẩn PCGD tiểu học ở mức độ 2, mức độ 3 vào cuối năm 2015. 2. Xây dựng trường tiểu học theo chuẩn quốc gia: - Thực hiện việc đánh giá, công nhận trường tiểu học đạt Mức chất lượng tối thiểu, đạt chuẩn quốc gia theo Thông tư 59/2012/TT-BGDĐT ngày 28/12/2012 của Bộ GDĐT và hồ sơ kiểm tra, đánh giá, công nhận đã được Sở GDĐT An Giang hướng dẫn. - Tiếp tục thực hiện chỉ tiêu năm 2015 và năm 2016 theo kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia đã được điều chỉnh từ Đề án của UBND tỉnh. - Đối với các trường đã đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 được 5 năm (B Phú Mỹ, B Hòa Lạc) và trường mới xây dựng năm học 2015 - 2016 (A Tân Hòa) PGD tham mưu với UBND huyện kiểm tra và ra quyết định công nhận trước khi trình UBND tỉnh kiểm tra và công nhận vào năm học này. - Việc thẩm tra công nhận các trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia được tiến hành thường xuyên, trên cơ sở đảm bảo quy trình và hồ sơ thủ tục do Bộ GDĐT quy định. VI. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lí giáo dục 1. Chú trọng bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lí:.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> - Tiếp tục triển khai Thông tư số 32/2011/TT-BGDĐT ngày 08/8/2011 về công tác bồi dưỡng giáo viên theo Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học, Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 về Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học, Công văn số 2389/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 13/5/2013 của Bộ GDĐT và Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học trong năm học 2015-2016 của Sở. - Tăng cường nhận thức về trách nhiệm của cán bộ quản lí các cấp và thường xuyên tổ chức các hoạt động liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ ở cấp tiểu học (chỉ đạo văn bản, hội họp; kiểm tra, đánh giá ở các cơ sở trường học,…). - Khuyến khích tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ Hiệu trưởng cấp huyện, cấp cụm trường. - Các tổ chuyên môn tập trung vào nội dung “Dạy học theo hướng phân hoá đối tượng học sinh” và “Tự chủ trong chuyên môn” để tổ chức các chuyên đề, hội thảo cấp trường. - Phòng GDĐT xây dựng kế hoạch tổ chức chuyên đề, hội thảo về nội dung này ở các cụm trường. 2. Tăng quyền chủ động cho cơ sở trong việc xây dựng, tổ chức các hoạt động giáo dục mà trọng tâm là chủ động trong thực hiện chương trình, điều chỉnh nội dung dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh. Căn cứ vào trình độ tiếp thu của học sinh, giáo viên được lựa chọn các kiến thức trong sách giáo khoa để dạy vừa sức học sinh để “tất cả học sinh đều được học và học được”. Bên cạnh chất lượng đại trà, chú ý phát triển năng lực đối với học sinh giỏi, xuất sắc. Tăng cường vai trò của hiệu trưởng trong tổ chức dạy học và quản lí nhà trường; thực hiện “ba công khai” và “bốn kiểm tra” theo nội dung hướng dẫn về đổi mới cơ chế tài chính giáo dục đào tạo tại Chỉ thị số 47/2008/ CT-BGDĐT ngày 13/8/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 3. Công tác bồi dưỡng giáo viên trong năm học sẽ dựa vào chuyên đề đã được bồi dưỡng trong Hè 2015. Hiệu trưởng có kế hoạch bồi dưỡng tại trường vào thời điểm nghỉ giữa học kì I cho giáo viên. 4. Tiếp tục triển khai thực hiện phong trào rèn luyện kĩ năng viết cho giáo viên và học sinh tại công văn số 26/HD-SGDĐT ngày 19/8/2013 của Sở GDĐT. Năm học 2015-2016 chỉ tổ chức Hội thi “Vở sạch chữ đẹp” cấp trường theo công này. Phòng GDĐT khuyến khích các trường quan tâm đến việc rèn chữ viết cho giáo viên và học sinh. Đặc biệt quan tâm việc bố trí giáo viên dạy lớp 1, ngoài yêu cầu về kinh nghiệm, nhất thiết phải phát âm đúng và viết chữ đẹp. 5. Tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi ở cấp trường và cấp huyện thực hiện theo công văn số 21/HD-SGDĐT ngày 15/8/2011 của Sở GDĐT. Tổ chức Hội thi giáo viên Chủ nhiệm giỏi ở cấp trường, cấp huyện thực hiện theo công văn số 108/KH-SGDĐT ngày 10/11/2014. PGD sẽ có kế hoạch cụ thể về việc tổ chức thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp trường và cấp huyện năm học này. 6. Không bố trí giáo viên chuyên dạy (Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục, tiếng Anh, tiếng Khmer, Tin học) làm công tác khác. Ở những trường không bố trí được giáo viên chuyên dạy thì báo cáo về Phòng GDĐT để điều chuyển về các trường có nhu cầu. Phòng GDĐT quyết định việc bố trí dạy liên trường đối với giáo viên chuyên dạy..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> 7. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học. Khuyến khích giáo viên soạn giáo án trên máy tính. Các bài giảng có ứng dụng có CNTT cần được xây dựng theo hướng có sự tham gia của tổ chuyên môn, của nhà trường và sau đó được cá thể hóa vào giáo án của từng giáo viên. Tiếp tục thực hiện phong trào sưu tầm, tuyển chọn tư liệu dạy học điện tử. VII. Một số hoạt động khác: 1. Khuyến khích tổ chức các hoạt động phát triển năng lực về các lĩnh vực giáo dục: thi hùng biện Tiếng Anh tiểu học, giao lưu tiếng hát dân ca, giao lưu tìm hiểu An toàn giao thông, Olympic Tiếng Anh, Olympic Toán, Tin học trẻ… phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí và nội dung học tập của học sinh tiểu học. 2. Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Nhi đồng Hồ Chí Minh với công tác giáo dục của nhà trường. Thực hiện tốt cơ chế phối hợp giữa Ngành và Địa phương, giữa Hiệu trưởng và Bí thư Chi bộ, Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Đoàn, Chủ tịch Hội đồng trường, Trưởng ban đại diện CMHS, … nhằm phân định rõ trách nhiệm và nâng cao hiệu quả phối hợp. 3. Có kế hoạch mua mới, thay thế, sửa chữa bàn ghế đáp ứng các tiêu chuẩn tại Thông tư 26/2011/TTLT-BGDĐT-BKHCN-BYT ngày 16/6/2011 (có điều chỉnh của UBND tỉnh). Kinh phí đóng góp từ cha mẹ học sinh cho việc tăng cường cơ sở vật chất - thiết bị, các hoạt động phát triển năng khiếu, công tác quản lí bán trú,… cần được công khai, minh bạch trên cơ sở tự nguyện của cha mẹ học sinh và sự đồng ý của cấp có thẩm quyền. 4. Tham mưu với chính quyền địa phương tìm nguồn kinh phí từ ngân sách, đẩy mạnh vận động, tuyên truyền và xây dựng cơ chế hợp lí nhằm huy động các nguồn kinh phí ngoài ngân sách để hỗ trợ các hoạt động giáo dục: tổ chức bán trú; Olympic Tiếng Anh, Olympic Toán, Tin học trẻ… cho học sinh tiểu học và các hoạt động giáo dục khác. 5. Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động Hội đồng bộ môn tiểu học (có hướng dẫn riêng). C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN: Căn cứ vào hướng dẫn này, các trường tiểu học chủ động xây dựng kế hoạch năm học cụ thể và triển khai tới toàn thể CB, GV, CNV của trường. Thực hiện báo cáo định kì đúng thời gian, đúng quy định; các thông tin, số liệu chính xác. Quá trình tổ chức thực hiện nếu có những vấn đề khó khăn cần giải quyết, các trường tiểu học phản ánh về Phòng Giáo dục và Đào tạo (Bộ phận chuyên môn Tiểu học) để chỉ đạo và xử lí kịp thời./. Nơi nhận : - Các trường tiểu học; - Các bộ phận liên quan; - Lưu VT, CMTH.. KT. TRƯỞNG PHÒNG PHÓ TRƯỞNG PHÒNG (Đã ký). Nguyễn Thị Ánh Hồng.

<span class='text_page_counter'>(13)</span>

<span class='text_page_counter'>(14)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×