Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

giao an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.89 KB, 8 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD&ĐT SA PA. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. TRƯỜNG MN SA PẢ. Độc lập – Tư do – Hạnh phúc. SỐ /KH-BDTX. Sa Pả, ngày. tháng 9 năm 2015. KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN MẦM NON NĂM HỌC 2015-2016 KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN MẦM NON NĂM HỌC 2015-2016 Căn cứ Thông tư số 36/2011/TT-BGDĐT ngày 17/8/2011 Của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Mầm non; Căn cứ Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 Của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên; Căn cứ vào kế hoạch năm học số..../KH-NH ngày tháng 9 năm 2015 của trường mầm non Sa Pả. I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH. 1. Đặc điểm tình chung của nhà trường: - Tổng số lớp : 15 lớp. Trong đó: + Nhà trẻ nhóm trẻ độc lập: 12 trẻ + Mẫu giáo: 14 lớp: 441 trẻ - Tổng số trẻ 2- 5 tuổi ra lớp: 453 Trẻ Trong đó trẻ 5 tuổi ra lớp: 185/ 185 - đạt 100%. Đội ngũ CB, GV, NV. - Tổng số : 30 Đ/c. Trong đó CBQL: 03 Đ/c; GV: 24 Đ/c; NV: 03 Đ/c 2. Thuận lợi: - Trường MN Sa Pả có cơ sở giáo dục riêng nằm tại trung tâm xã, trường có đội ngũ giáo viên đạt chuẩn 100%, có cán bộ quản lý, giáo viên luôn có ý thức học hỏi nâng cao trình độ và xây dựng tập thể nhà trường đoàn kết. - Nhà trường luôn được sự quan tâm của phòng giáo dục, của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, luôn quan tâm về chuyên môn, trang thiết bị, đồ dùng dạy và học của nhà trường. - Đội ngũ giáo viên yêu nghề mến trẻ nhiệt tình trong công tác, hăng hái trong các phong trào, tích cực học hỏi bồi dưỡng chuyên môn để nâng cao nghiệp vụ. 3. Khó khăn:.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Địa hình địa phương khó khăn hiểm trở giao thông đi lại không thuận lợi ở các điểm trường lẻ, cư dân phân bố không tập chung gây khó khăn không nhỏ đến công tác số lượng và chất lượng. - Tuy đội ngũ giáo viên nhiệt tình yêu nghề nhưng trình độ chuyên môn còn thấp, giáo viên còn thiếu so với quy định. - Một số giáo viên mới ra trường trình độ chuyên môn còn nhiều hạn chế nên ảnh hưởng đến công tác giáo dục của trẻ. - Về mùa đông khí hậu rét kéo dài nên cũng ảnh hưởng đến tỉ lệ chuyên cần, cũng như nền nếp chất lượng học tập của các nhóm lớp. II. KẾ HOẠCH CHUNG. 1. Về mục tiêu: Học tập BDTX để cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế - xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, chuẩn hiệu trưởng, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục. 2. Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng, tự đánh giá của CBQL và giáo viên; năng lực tổ chức, quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng của mình. 2. Về kỹ năng: - Vận dụng được phương pháp dạy học tích cực vào trong GDMN. - Tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ theo hướng tích hợp theo chủ đề nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của trẻ, kích thích trẻ tìm tòi, khám phá, phát hiện. - Quản lí lớp học. xây dựng được môi trường cho trẻ hoạt động; - Nắm được các đặc điểm phát triển của trẻ; ứng dụng được phương pháp dạy học tích cực trong các lĩnh vực phát triển của trẻ; - Tìm kiếm và tổ chức cho trẻ, cha mẹ và cộng đồng làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ, coi đó là một đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực. - Đánh giá trẻ, theo dõi sự phát triển của trẻ để điều chỉnh nội dung và phương pháp GD phù hợp. Tự đánh giá kết quả học tập BDTX. - Tự học, tự bồi dưỡng theo tài liệu in: đọc hiểu tài liệu, ghi nhớ vào vở học tập, áp dụng vào thực tiễn CSGD trẻ của lớp mình phụ trách. 3. Về thái độ: - Tự giác và chủ động tham gia tích cực học tập chương trình BDTX nhằm đáp ứng với yêu cầu đổi mới GDMN. - Có ý thức vận dụng những kiến thức và phương pháp mới đã học vào thực tiễn CSGD trẻ. III. Nguyên tắc: 1. Thực hiện nội dung bồi dưỡng bám sát Chương trình; thực hiện đúng Quy chế BDTX của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2. Bồi dưỡng trọng tâm, tập trung vào các vấn đề mới, vấn đề khó khăn trong thực tiễn; bảo đảm được tính kế thừa, hệ thống; không gây quá tải. 3. Phát huy được vai trò nòng cốt trong việc bồi dưỡng theo các hình thức tự học cá nhân, học tập theo nhóm, tổ chuyên môn, báo cáo chuyên đề..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 4. Về phía nhà trường chuẩn bị đầy đủ điều kiện cho giáo viên khi bồi dưỡng. 5. Các khối kiến thức bồi dưỡng ( bắt buộc và tự chọn ) đều được đánh giá. Kết quả đánh giá làm cơ sở xét thi đua vào thời điểm cuối năm học. IV. Nhiệm vụ. - Xây dựng và hoàn thành kế hoạch BDTX của cá nhân đã được phê duyệt; nghiêm chỉnh thực hiện các quy định về BDTX của nhà trường. - Soạn và báo cáo chuyên đề theo kế hoạch phân công của lãnh đạo nhà trường. - Báo cáo nhóm, tổ bộ môn, lãnh đạo nhà trường kết quả thực hiện kế hoạch BDTX của cá nhân và việc vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học tập BDTX vào quá trình thực hiện nhiệm vụ. V. Nội dung, thời lượng BDTX: 1.Khối kiến thức bắt buộc 1.1. Nội dung bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học cấp mầm non (sau đây gọi là nội dung bồi dưỡng 1): Bộ GDĐT quy định cụ thể theo từng năm học các nội dung bồi dưỡng về đường lối, chính sách phát triển giáo dục mầm non, chương trình, sách giáo khoa, kiến thức các môn học, hoạt động giáo dục thuộc chương trình giáo dục mầm non. 1.2. Nội dung bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục mầm non theo từng thời kỳ của mỗi địa phương (sau đây gọi là nội dung bồi dưỡng 2): Sở GDĐT quy định cụ thể theo từng năm học các nội dung bồi dưỡng về phát triển giáo dục mầm non của địa phương, thực hiện chương trình, sách giáo khoa, kiến thức giáo dục địa phương; phối hợp với các dự án (nếu có) qui định nội dung bồi dưỡng theo kế hoạch của các dự án. Giáo viên lựa chọn để bồi dưỡng một số nội dung sau: Mô đum 1. Nội dung Đặc điểm phát triển thể chất, những mục tiêu và kết quả mong đợi ở trẻ mầm non về thể chất. Số tiết 15. 1. Đặc điểm phát triển thể chất; 2. Những mục tiêu phát triển thể chất ở trẻ mầm non; 3. Kết quả mong đợi ở trẻ mầm non về thể chất. Đặc điểm phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội, những mục tiêu và kết quả mong đợi ở trẻ mầm non về tình cảm 2. 1. Đặc điểm phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội; 2. Những mục tiêu phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội ở trẻ. 15.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> mầm non; 3. Kết quả mong đợi ở trẻ mầm non về tình cảm, kĩ năng xã hội 3. 4. Đặc điểm phát triển ngôn ngữ, những mục tiêu và kết quả mong đợi ở trẻ mầm non về ngôn ngữ 1. Đặc điểm phát triển ngôn ngữ; 2. Những mục tiêu phát triển ngôn ngữ ở trẻ mầm non; 3. Kết quả mong đợi ở trẻ mầm non về ngôn ngữ. Đặc điểm phát triển nhận thức, những mục tiêu và kết quả mong đợi ở trẻ mầm non về nhận thức. 15. 15. 1. Đặc điểm phát triển nhận thức; 2. Những mục tiêu phát triển nhận thức ở trẻ mầm non; 3. Kết quả mong đợi ở trẻ mầm non về nhận thức. Đặc điểm phát triển thẩm mỹ, những mục tiêu và kết quả mong đợi ở trẻ mầm non về thẩm mỹ. 15. 1. Đặc điểm phát triển thẩm mỹ; 5. 2. Những mục tiêu phát triển thẩm mỹ ở trẻ mầm non; 3. Kết quả mong đợi ở trẻ mầm non về thẩm mỹ.. 6. 7. Chăm sóc trẻ mầm non 1. Tổ chức cho trẻ ăn, ngủ, vệ sinh; 2. Chăm sóc khi trẻ bị ốm; 3. Xử lí một số tai nạn thường gặp; 4. Thực hành xử lí một số tai nạn thường gặp. Môi trường giáo dục cho trẻ mầm non 1. Vai trò của môi trường giáo dục cho trẻ mầm non; 2. Nguyên tắc xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ mầm non Xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ 3-36 tháng. 15. 15. 1. Những đặc thù của môi trường giáo dục trẻ 3-36 tháng; 8. 2. Xây dựng môi trường giáo dục trong lớp học cho trẻ 336 tháng;. 15. 3. Xây dựng môi trường giáo dục ngoài lớp học cho trẻ 336 tháng; 4. Thực hành xây dựng môi trường giáo dục ngoài lớp học cho trẻ 3-6 tuổi. Môi trường giáo dục cho trẻ 3-6 tuổi 9. 1. Những đặc thù của môi trường giáo dục trẻ 3-6 tuổi; 2. Xây dựng môi trường giáo dục trong lớp học cho trẻ 3-6. 15.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> tuổi; 3. Xây dựng môi trường giáo dục ngoài lớp học cho trẻ 3-6 tuổi; 4. Thực hành xây dựng môi trường giáo dục ngoài lớp học cho trẻ 3-6 tuổi. Phương pháp tư vấn về giáo dục mầm non cho các tổ chức xã hội 1. Vai trò của các tổ chức xã hội đối với sự phát triển của giáo dục mầm non; 14. 2. Mục tiêu tư vấn về giáo dục mầm non cho các tổ chức xã hội;. 15. 3. Nội dung tư vấn về giáo dục mầm non cho các tổ chức xã hội; 4. Phương pháp tư vấn về giáo dục mầm non cho các tổ chức xã hội; 5. Thực hành tư vấn về giáo dục mầm non cho các tổ chức xã hội. Lập kế hoạch giáo dục trẻ 3-6 tuổi 18. 1. Các loại kế hoạch giáo dục trẻ 3-6 tuổi;. 15. 2. Cách xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ 3-6 tuổi: xác định mục tiêu, nội dung, thiết kế hoạt động giáo dục, chuẩn bị đồ dùng, phương tiện giáo dục, xác định thời gian, không gian thực hiện, đánh giá và điều chỉnh kế hoạch; 3. Thực hành lập kế hoạch giáo dục trẻ. Phương pháp tìm kiếm, khai thác, xử lí thông tin phục vụ xây dựng và tổ chức các hoạt động giáo dục 1. Các hoạt động giáo dục trẻ mầm non; 2. Nguyên tắc tìm kiếm, khai thác, xử lí thông tin phục vụ xây dựng và tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ mầm non; 19. 3. Các nguồn tìm kiếm, khai thác, xử lí thông tin phục vụ xây dựng và tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ mầm non (lưu ý các phần mềm công nghệ thông tin thông dụng); 4. Các phương pháp tìm kiếm, khai thác, xử lí thông tin phục vụ xây dựng và tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ mầm non; 5. Sử dụng thông tin để xây dựng và tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ mầm non;. 15.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 6. Thực hành tìm kiếm, khai thác, xử lí thông tin phục vụ xây dựng và tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ mầm non. Ứng dụng phương pháp dạy học tích cực trong trong lĩnh vực phát triển thể chất 1.Xác định nội dung phát triển thể chất; 21. 2. Lựa chọn phương pháp dạy học tích cực thích hợp với nội dung phát triển thể chất;. 15. 3. Thực hành phương pháp dạy học tích cực thích hợp với nội dung phát triển thể chất. Ứng dụng phương pháp dạy học tích cực trong trong lĩnh vực phát triển nhận thức 1. Xác định nội dung phát triển nhận thức; 22. 2. Lựa chọn phương pháp dạy học tích cực thích hợp với nội dung phát triển nhận thức;. 15. 3. Thực hành phương pháp dạy học tích cực thích hợp với nội dung phát triển nhận thức. 28. Hướng dẫn sử dụng các thiết bị giáo dục theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu 1. Vị trí và vai trò của đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học dùng cho giáo dục mầm non; 2. Danh mục đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non; 3. Hướng dẫn sử dụng các đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non. Làm đồ dùng dạy học, đồ chơi tự tạo. 15. 1. Vị trí và vai trò của đồ dùng dạy học, đồ chơi tự tạo; 30. 2. Yêu cầu sư phạm đối với đồ dùng dạy học, đồ chơi tự tạo;. 15. 3. Cách làm một số đồ dùng dạy học, đồ chơi tự tạo; 4. Thực hành làm một số đồ dùng dạy học, đồ chơi tự tạo. 34. Sử dụng Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi 1. Vai trò của Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi; 2. Giới thiệu cấu trúc và nội dung Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi; 3. Hướng dẫn sử dụng Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi: mục đích, đối tượng, nội dung, cách sử dụng; 4. Thực hành sử dụng bộ chuẩn để lập và điều chỉnh kế hoạch, xây dựng công cụ theo dõi sự phát triển của trẻ.. 15.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Quản lí nhóm/ lớp học mầm non 1. Khái quát chung về quản lí lớp học; 2. Mục tiêu quản lí lớp học; 37. 3. Nguyên tắc quản lí lớp học;. 15. 4. Nội dung quản lí lớp học (trẻ, cơ sở vật chất); 5. Phương pháp quản lí nhóm/ lớp học mầm non. Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non 1. Vai trò của giáo dục kĩ năng sống đối với sự phát triển nhân cách trẻ mầm non; 39. 2. Nội dung giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non;. 15. 3. Phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non; 4. Điều kiện giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non. Phối hợp với gia đình để giáo dục trẻ mầm non 1. Mục đích phối hợp nhà trường với gia đình để giáo dục trẻ mầm non; 40. 2. Nội dung phối hợp nhà trường với với gia đình để giáo dục trẻ mầm non;. 15. 3. Phương pháp phối hợp nhà trường với với gia đình để giáo dục trẻ mầm non; 4. Hình thức phối hợp nhà trường với với gia đình để giáo dục trẻ mầm non. VI. Hình thức tổ chức BDTX 1. Bồi dưỡng bằng tự học của giáo viên kết hợp với các sinh hoạt tập thể về chuyên môn, nghiệp vụ tại trường, cụm trường; sinh hoạt cấp, tổ, nhóm chuyên môn. 2. BDTX tập trung nhằm hướng dẫn tự học, thực hành, hệ thống hóa kiến thức, giải đáp thắc mắc, hướng dẫn những nội dung khó, đáp ứng nhu cầu của giáo viên, tạo điều kiện để giáo viên có cơ hội trao đổi chuyên môn. VII. Đánh giá và công nhận kết quả BDTX Căn cứ đánh giá kết quả BDTX của giáo viên là kết quả việc thực hiện kế hoạch BDTX của giáo viên đã xây dựng và được nhà trường phê duyệt và kết quả đạt được của nội dung bồi dưỡng 1, nội dung bồi dưỡng 2 và các mô đun thuộc nội dung bồi dưỡng 3. Xếp loại kết quả BDTX giáo viên gồm 4 loại: Loại giỏi, loại khá, loại trung bình và loại không hoàn thành kế hoạch. VII. Tổ chức thực hiện. Trường Mầm non Sa Pả yêu cầu các CBQL, GV trong toàn trường thực hiện nghiêm túc các yêu cầu sau đây:.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> 1. Căn cứ kế hoạch BDTX của ban giám hiệu nhà trường, giáo viên phải xây dựng kế hoạch BDTX của từng giáo viên phù hợp với thực tế và nhu cầu cần bồi dưỡng. Thực hiện nghiêm túc quy định tại Thông tư số 36/2011/TT-BGDĐT ngày 17/8/2011 Của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Mầm non; Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 Của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên. 2. Tổ chức đánh giá, tổng hợp, xếp loại, báo cáo kết quả BDTX của giáo viên trước ngày 30/5 hàng năm theo đúng quy định. Lưu kết quả đánh giá BDTX vào hồ sơ của giáo viên là căn cứ để đánh giá, xếp loại giáo viên. 3. Trường MN có trách nhiệm tổng hợp kết quả BDTX của CBQL, GV trình phòng Giáo dục và Đào tạo cấp giấy chứng nhận BDTX cho CBQL, GV trong nhà trường. Trên đây là kế hoạch BDTX của BGH trường MN Sa Pả năm học 20152016. Yêu cầu CBQL, GV thực hiện nghiêm túc./. Nơi nhận: - Phòng GD&ĐT Sa Pa ; - CBQL,GV(Thực hiện); - Lưu VT,MN.. T. M. NHÀ TRƯỜNG P. HIỆU TRƯỞNG.

<span class='text_page_counter'>(9)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×