Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đề tài lịch sử trong tranh hoạ sĩ V.I. Surikov

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (970.21 KB, 7 trang )

ĐỀ TÀI LỊCH SỬ TRONG TRANH HOẠ SĨ V.I. SURIKOV
SVTH: Phạm Thu Trang - 1N16
GVHD: ThS Nguyễn Bích Ngọc

Nước Nga không chỉ được biết đến là cường quốc số một về đất đai và đầy ắp tài
nguyên khoáng sản, mà cịn là mảnh đất có nghệ thuật hội họa bậc nhất thế giới. Hội
họa đã biểu hiện sức mạnh sáng tạo và khiếu thẩm mỹ của người Nga từ xa xưa cho tới
ngày nay. Những bức tranh thường được các họa sĩ Nga cố gắng làm nổi bật về cái đẹp
trong đời sống xã hội, hoặc tóm lược q trình hình thành, phát triển của nước Nga
qua các thời kì. Học tập ngôn ngữ Nga, thấy được vẻ đẹp của đất nước con người nơi
đây không chỉ được thể hiện sâu sắc qua các tác phẩm văn chương mà còn trong các
bức họa nổi tiếng thế giới. Vì vậy, tơi đã chọn Hội họa Nga làm chủ đề chính trong đề
tài nghiên cứu này. Do phạm vi nghiên cứu có hạn nên trong bản báo cáo này, tôi chỉ
tập trung vào tìm hiểu “Đề tài lịch sử trong tranh của V.I. Surikov”.
1. Thể loại tranh lịch sử trong hội họa Nga
Thể loại tranh lịch sử là một trong những thể loại mỹ thuật, thể hiện hình ảnh của
các sự kiện lịch sử quan trọng, hiện tượng và các nhà lãnh đạo quân sự, chủ yếu đề cập
đến quá khứ lịch sử, nhưng cũng có thể thể hiện các sự kiện gần đây, nếu ý nghĩa lịch
sử của chúng được công nhận bởi những người đương thời. Thể loại lịch sử thường
đan xen với các thể loại khác như: gia đình, chân dung, phong cảnh. Thể loại lịch sử
đặc biệt gắn liền với các cuộc chiến đấu, khi các trận chiến lịch sử, các trận đánh lớn
và các sự kiện quân sự có ý nghĩa quan trọng.
Ở Nga, thể loại lịch sử được phát triển mạnh mẽ trong các thế kỷ XVIII – XIX, và
gắn liền với sự xuất hiện của các thành tựu khoa, tư tưởng giáo dục mới được ủng hộ
bởi Học viện Nghệ thuật. Những bức tranh lịch sử đã xuất hiện vào nửa sau của thế kỉ
XVIII và ngay lập tức đi đầu trong hội họa. Người sáng lập thể loại lịch sử này là A.P.
Losenko với bức tranh nổi tiếng “Vladimir và Rogneda”(1770). Từ đó đề tài lịch sử đã
được các họa sĩ Nga khai thác triệt để và đưa vào những bức tranh của mình. Nổi tiếng
nhất phải kể đến các tác phẩm của các họa sĩ: N.Ge “Catherine II tại lăng mộ của
Hoàng hậu Elizabeth” (1874), V. Perov “T a án của Pugachev” (1875), Levitan
"Vladimirka" (1892)... Các bức chân dung và tượng đài điêu khắc dành riêng cho các


sự kiện của Chiến tranh yêu nước năm 1812, đã được tạo ra trong khuôn khổ của thể
loại tranh lịch sử [1, t. 214, 215].
2. Cuộc đời và sự nghiệ của danh hoạ Vasily Ivanovich Surikov
Vasily Ivanovich Surikov sinh ngày 24 tháng 1 năm 1848, mất ngày 19 tháng 3
năm 1916, là họa sĩ lỗi lạc người Nga chuyên về đề tài lịch sử. Những tác phẩm chính
của ơng nằm trong loạt tranh vẽ nổi tiếng nhất tại Nga.

109


Surikov sinh ra tại Krasnoyarsk, Siberia. Vào năm 1869-1871 ông được Pavel
Chistyakov hướng dẫn tại Viện Nghệ thuật Đế quốc.
Năm 1877, Surikov đến định cư tại Moskva. Ông đã thực hiện một số tác phẩm vẽ
tường tại Nhà thờ lớn Đấng cứu thế. Vào năm 1878 ông kết hôn với Elizabeth Charais,
cháu gái của một thành viên nhóm Tháng Mười hai Svistunov.
Năm 1881 ơng tham gia phong trào Peredvizhniki. Ơng là thành viên chính thức
của Viện Nghệ thuật St.Petersburg từ năm 1893. Từ 1881 đến 1907 Surikov là thành
viên của Hiệp hội họa sĩ lưu động. Ơng đã thành cơng trong việc thể hiện các nguyên
tắc của chủ nghĩa hiện thực trong bức tranh lịch sử, để vượt qua tính quy ước của nghệ
thuật hàn lâm.
V.I.Surikov qua đời ngày 03/06/1914. Một bảo tàng của V.I. Surikov đã được mở
tại Krasnoyarsk và một tượng đài đã được dựng lên cho ông.
Những bức tranh của V. Surikov là niềm tự hào về nghệ thuật Nga, văn hóa Nga,
được lưu giữ tại Phịng trưng bày Nhà nước Tretyakov và Bảo tàng Nhà nước Nga [3,
t. 14].
3. Đề tài lịch sử trong các tác hẩm của Surikov
Nhắc đến hội họa lịch sử không thể không nhắc đến V.I. Surikov, người đã phản
ánh trong các bức tranh về các sự kiện lịch sử tươi sáng, các nhân vật anh hùng dân
tộc, lịch sử của người Nga đầy mâu thuẫn nội bộ: “Buổi sáng ngày xử tử” (1881), “Nữ
Công tước Morozova” (1887), “Cuộc xâm lược Siberia của Yermak” (1895), "Cuộc

hành quân qua dãy Alps của Suvorov" (1899).
Trong nghệ thuật và cuộc sống của V.I Surikov, mọi thứ đều tươi sáng, độc đáo và
tài năng. Tuổi thơ và tuổi trẻ của người nghệ sĩ đã trải qua ở Siberia. Vẻ đẹp khắc
nghiệt của khu vực và lối sống gia trưởng, "tiền Petrine" phần lớn quyết định khuynh
hướng nghệ thuật và hình ảnh được miêu tả trên các bức tranh của ông.
Khi Surikov hai mươi tuổi, ông đến Petersburg và theo học tại Học viện Nghệ
thuật. Trong thời gian nghiên cứu (1870-1875) ông đã cố gắng thể hiện nhiều thể loại
mỹ thuật, cho đến khi ông chọn chủ đề lịch sử.
Nghệ sĩ đã chuyển sang các sự kiện kịch tính của thời kỳ chia rẽ và các cải cách
của Peter Đại đế. Và, không giống ai, ông đã xoay xở để truyền đạt tính xác thực trong
các bức vẽ của mình. Quá trình lịch sử Nga trên bức tranh vẽ của Surikov hấp dẫn với
sự kết hợp giữa khủng khiếp và hùng tráng. Con người, nhân vật chính của bức tranh
Surikov, xuất hiện trong nhiều loại, nhân vật và số phận. Ông bị thu hút bởi những
nhân vật mạnh mẽ và tính cách phóng khống. Nghệ sĩ đã cho thấy, trong lúc khó
khăn, người đàn ơng Nga vẫn thể hiện sức mạnh của tâm trí, lịng can đảm, sức chịu
đựng, đạo đức và sẵn sàng cho sự hy sinh.
110


Surikov đã vẽ nhiều bức tranh miêu tả quá khứ của nước Nga, tập trung vào đời
sống của những con người bình thường. Các tác phẩm của ơng đáng chú ý bởi phương
pháp thể hiện không gian độc đáo và các phong trào vì nhân dân [2, t. 25,26].
4. Các tác phẩm nổi tiếng
Vasili Ivanovich Surikov có gốc gác thuộc dịng họ cổ xưa người Kazak. Tổ tiên
của ơng đã từng tham gia quân đội, chinh chiến tại v ng Siberi, thuộc hàng ngũ những
người có cơng sáng lập nên vùng Krasnoyarsk. Những bức tranh khổng lồ của Surikov
là một ấn tượng lớn trong làng hội họa Nga cuối thế kỷ 19, thực sự cuốn hút chú của
người xem. Đứng trước các tác phẩm của Surikov, chúng ta như thể được sống lại
những sự kiện xa xưa của quá khứ. Trong tranh của Surikov, cúng dường như đang
hiển hiện, diễn ra ngay trước mắt những người yêu hội họa đương thời.

4.1. Tác phẩm

uổi sáng ngày xử tử”

Bức tranh “Buổi sáng ngày xử tử” phản ánh lại kết cục bi thảm của cuộc đối đầu
giữa quân cung thủ và Piotr Đại Đế. Đây là một sự kiện lịch sử. Năm 1682, sau khi Sa
hoàng Alexey Mikhailovich qua đời, Hoàng đế Piotr Đại Đế lên ngơi khi mới tr n 10
tuổi. Vì vậy, thực tế người cầm quyền trong triều là Nữ hoàng Sophia. Bà đã nắm
quyền nhờ vào cuộc nổi dậy của quân cung thủ do bà lãnh đạo. Cuộc nổi loạn này
Piotr Đại Đế đã ghi nhớ suốt đời, khiến cho ơng ln căm ghét đội qn cung thủ.
Cuộc chính biến diễn ra, nhiều người thân cận của ông đã bị hãm hại ngay trước mắt vị
hoàng đế trẻ tuổi. Sau này, khi Piotr Đại Đế trưởng thành đã khống chế được Sophia.
Tuy nhiên, ngay cả trong thời gian bị giam cầm trong tu viện Đức Mẹ đồng trinh,
Sophia vẫn tiếp tục xui khiến đồng minh nổi loạn.
Surikov vẽ lại kết cục bi thảm của những người tham gia cuộc nổi loạn cuối cùng,

111


nổ ra vào năm 1698. Những người xạ thủ thua trận và bị kết án tử hình. Trong một
buổi sáng mờ sương, họ bị đưa ra pháp trường trên quảng trường Đỏ để chuẩn bị xử
tử, thị uy dân chúng. Ấn tượng nghệ thuật chính trong tranh là ngọn lửa lay lắt từ
những ngọn nến đang cháy dở, chiếu rọi thứ ánh sáng vàng vọt lên màu trắng của
những chiếc áo t . Ánh sáng mờ ảo của buổi sáng tinh mơ, làm nền cho những ngọn
lửa lập lòe và có vẻ mong manh, như chính sinh mạng của những người bị kết án. Khi
mặt trời ló rạng, số phận của họ sẽ được định đoạt.
uả đúng như Pushkin từng viết: “Khởi đầu sự nghiệp oanh liệt của Piot Đại Đế bị
lu mờ bởi những bất bình và những án tử hình”. Trong tranh, những xạ thủ c ng gia
đình họ và Piotr cùng với cây trượng và quân đội cải cách của mình được thể hiện như
hai thế giới hồn tồn đối lập nhau, khơng thể c ng tồn tại. Một bên là hiện hữu của

sức mạnh không cam chịu, một bên là kỉ luật sắt đá. Sự đối đầu của hai thế lực này chỉ
có thể được giải quyết bằng sự hủy diệt của một trong hai bên. Piot Đại Đế – người
đưa nước Nga đến những chân trời mới, và đội quân xạ thủ - người gìn giữ những
truyền thống của cha ông, đều dành hết tâm sức của mình để phục tùng Đức Chúa trời
và Tổ quốc. Nhưng tâm niệm của mỗi bên lại khác nhau. Và họ sẵn sàng chiến đấu đến
cùng để bảo vệ niềm tin của mình.
Với bố cục và cách thể hiện trong tranh, họa sĩ không định lên án ai, cũng không
chia những nhân vật trong tranh thành người hùng hay kẻ ác. Piot Đại Đế ngồi cao trên
lưng ngựa, theo dõi diễn biến của việc thi hành án. Cái nhìn nặng nề, thịnh nộ của Nga
hoàng hướng về đội xạ thủ, hóa thân của những gì mà Nga hồng coi là tàn dư cổ hủ
đáng căm ghét, cản trở bước đường cho những dự định của ông. Ngược lại, với cái
nhìn căm giận, khơng khoan nhượng, như muốn thiêu đốt Nga hồng cũng được thể
hiện từ phía phía đối nghịch. Từ đám đơng tử tù, một người lính có bộ râu màu hung
đáp lại ánh mắt của nhà cầm quyền đầy căm hờn, sắc lạnh. Hai cái nhìn sắc bén cắt
ngang nhau như một trận giáp lá cà, và trận đánh của hai ánh mắt này trở thành tâm
điểm của cả bức tranh.
Giữa Nhà thờ thánh Vasily và tường thành Kremly, thấp thoáng những cột treo cổ
ghê sợ, với đàn quạ đang bay vờn xung quanh. Nhiều họa sĩ cùng thời của tác giả
không hiểu lý do tại sao những cột treo cổ lại trống rỗng. Nhưng tranh của Surikov là
vậy. Ơng khơng vẽ lại sự chết chóc, mà cố gắng mô tả sự sống và hy vọng. Trong
tranh của ông, người ta thường quan sát thấy sự bừng sáng rực rỡ nhất, rõ nét nhất của
sự sống vào những khoảng khắc bi thương nhất. Anh lính quân đội của Piotr Đại Đế
đang áp giải phạm nhân đầu tiên lên giá treo cổ, nhẹ nhàng đỡ vai người tử tù và thì
thầm những lời động viên sau chót. Áo quần người xạ thủ lấm lem đất bẩn, cây nến
của anh đang lay lắt trên mặt đất, biểu tượng sâu xa cho sự sống đang dần mất đi.
Cảnh tượng này không khơi dậy cảm giác căm ghét, mà gợi lên sự cảm thông, từ bi và
đồng cảm, những điều quan trọng nhất đối với hội họa của Surikov. Những xạ thủ và

112



lính tráng của Petr khơng phải là kẻ thù. Họ chỉ là những người dân bình dị, với nhiều
điểm tương đồng. Và khi phải chứng kiến cảnh họ ở địa vị của đao phủ - tử tù, người
xem cảm nhận một cách sắc nét tính bi kịch của lịch sử nước Nga [2, t.101,102].
4.2.

Tác hẩm: Nữ Công tước Morozova”

Những cải cách tôn giáo bắt đầu từ thế kỷ XVII dưới thời Nga hoàng Alexey
Mikhailovich, khi những người lãnh đạo mới của đất nước có tư tưởng mới muốn đưa
nước Nga lên tầm cỡ của một cường quốc có ảnh hưởng trên trường quốc tế. Nội dung
các quy định hành lễ trong nhà thờ được giáo hội sửa lại cho giống với những quy định
của Hy Lạp. Thay đổi cả nghi lễ trong nhà thờ, trong đó việc làm dấu thánh, được quy
định lại khơng phải bằng cách giơ hai ngón tay như trước đây ở nước Nga cổ nữa, mà
là bằng ba ngón tay. Hai ngón tay – quy định cũ của giáo hội, thể hiện sự đồng nhất
trong bản thể của đức Giê su hai thực thể: Chúa trời và Con người. Cách làm dấu
thánh mới lại tượng trưng cho niềm tin về “Bộ ba” bản thể không thể tách rời trong tôn
giáo – Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Trong thời kỳ này, cuộc cải cách
của nhà thờ động chạm tới tất cả mọi người, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động và
niềm tin tôn giáo của nhân dân.
Cuộc cải cách đã làm xã hội Nga chia làm 2 lực lượng. Đó là những người ủng hộ
những quy định mới trong cải cách, thường là những người thuộc tầng lớp qu tộc,
thượng lưu và những người ủng hộ việc tiếp tục làm lễ thánh theo kiểu xưa, được gọi
là “phe lễ cổ”. Hầu hết những người tham gia phe này không hiểu biết nhiều về những
chi tiết sâu xa của tôn giáo, nhưng họ nhận định về cải cách như là sự áp đặt những
yếu tố ngoại nhập đáng ghét, sự bóp méo đức tin vào chính thống giáo và những
phong tục ngàn đời mà cha ông để lại.
Trong thực tế, những thành viên của Phe lễ cổ bị đàn áp dã man. Người đứng đầu của

113



họ, giáo chủ Avvakum đã bị thiêu sống. Người đồng hành cùng ông trong cuộc đấu tranh
này, Fedosya ProkoPiotrvna Morozova tiếp tục cuộc đấu tranh và trở thành biểu tượng
trong k ức của người dân về một ý chí quật cường, không chịu khuất phục trước những
áp đặt, bạo ngược đối với đức tin. Mới đầu, nữ Công tước là một trong những cận thần
được tin tưởng của chính Alexey Mikhailovich, không thể hiện công khai về việc ủng hộ
trường phái tôn giáo cũ. Nhưng sau này, sau khi đã bí mật trở thành nữ tu sĩ, bà đã lên
tiếng chống lại những chỉ thị của Nga hoàng. Đáp lại những hành động này, Nga hoàng ra
lệnh bắt giữ bà, tra tấn và đày đi một miền xa xôi, nơi mà bà và em gái, quận chúa
Evdokia Urusova bị nhốt vào hầm sâu và bị bỏ đói đến chết.
Bức tranh “Nữ Công tước Morozova” mô tả thời khắc lịch sử trong thành phố của
Nga, khi mà nữ công tước bị cho lên xe đi đầy tới một miền đất xa xơi. Cỗ xe mà trên
đó, Nữ Cơng tước Morozova bị xiềng xích, trói buộc, được kéo đi khắp phố phường
Max-cơ-va, len lỏi giữa những ngôi nhà thấp và những nhà thờ một mái vòm. Để cho
những chiếc xe trượt tuyết có thể chạy được trong tranh, Surikov để lại khơng gian cho
chặng đường của chúng ở phía dưới của tranh, nơi mà tuyết xốp mịn tạo nên những
màu sắc của cầu vồng. Hiệu ứng chuyển động được nhân lên nhờ hình ảnh đứa trẻ
đang chạy ở bên trái và người em gái của nữ Công tước đang bước đi ở bên phải trong
chiếc áo chồng lơng màu đỏ sẫm, cũng như vòng quay trên đường chạy của những
chiếc xe trượt tuyết.
Trong lịch sử, giáo chủ Avvakum đã nói với Morozova rằng: “Những ngón tay của
con mỏng mang, nhưng ánh mắt của con như tia chớp. Con đã xả thân chống lại kẻ
th ”. Trong tác phẩm của mình, Surikov thực sự tìm ra được điểm nhấn cho hình
tượng Morozova. Trên khn mặt tái nhợt của bà, dường như có một ngọn lửa đang
thiêu đốt từ bên trong, cánh tay mong manh đang vươn cao trên đám đông với dấu
thánh theo tơn giáo cũ chính là sự hóa thân của ý chí, sự qn mình vì Chúa trời c ng
niềm tin sắt đá vào đức tin và tinh thần sẵn sàng hy sinh cả tính mạng vì đức tin ngàn
đời đó.
Trong bức tranh, những người đang ở trên đường phố được họa sĩ khắc họa những

cảm xúc khác nhau khi tiễn đưa Morozova. Không phải ai cũng chia sẻ với bà niềm tin
tôn giáo. Nhưng phần đông những người lao động và những người ngh o khổ cảm
thông với bà, tôn trọng bà như một người tử vì đạo. Phía bên phải của bức tranh họa sĩ
vẽ nhiều người chia sẻ niềm tin cũng nữ cơng tước. Đó là những thiếu nữ trẻ, những bà
vú em lớn tuổi, là một bà già nghèo khó đang quỳ trên tuyết, là người ăn mày… Họ
đang thể hiện sự đồng cảm, chia sẻ với bà bằng cách dơ 2 ngón tay đáp lại dấu thánh
hai ngón tay của Morozova, như thể nguyện cầu cho những gì bà đã cố gắng đạt được.
Ngược lại là những người không ủng hộ nữ công tước. Họ đang vui vẻ, nói cười chế
nhạo nữ Cơng tước và cười hể hả khi thấy bà bị hạ nhục.
Surikov nhớ lại rằng hình ảnh con quạ đen trên nền tuyết trắng đã giúp ông mường
114


tượng ra người tử sĩ bất khuất. Morozova trong trang phục màu đen được họa sĩ xây
dựng như một điểm chấm đầy tang tóc giữa lụa là vải vóc rực rỡ của người Max-cơ-va
trong ngày hội. Những màu sắc hài hịa của bức tranh được kết nối bởi làn khói lãng
đãng trong một không gian xanh trong. Chiếc xe trượt tuyết như một lưỡi dao sắc
nhọn, cắt ngang tổng thể hình hài đời sống đức tin của nhân dân, là biểu tượng r n t
của sự chia cắt mà tới tận ngày nay vẫn còn chưa hết những dư âm tàn khốc của tấn bi
kịch trong lịch sử Chính Thống Giáo Nga [2, t. 112,113].
Có thể nói, các tác phẩm của Surikov đều phán ánh chân thực hiện thực xã hội
Nga vào những thời khắc lịch sử quan trọng của đất nước. Trong các bức tranh của
mình, Surikov đã mơ tả những bước ngoặt, những thời khắc quan trọng của lịch sử
Nga, những nhân vật lịch sử có thật đã được phác họa sống động, cá tính. Các bức
tranh Surikov mang lại cảm xúc đặc biệt cho xung đột xã hội hoặc cá nhân, được đưa
vào làm chủ đề của các tác phẩm. Thơng qua đó, họa sĩ gửi gắm khát vọng, ước mơ
của nhân dân về một cuộc sống an lành, no ấm, phú quý. Tôi hy vọng đây có thể là tài
liệu nghiên cứu giúp ích cho sinh viên học Ngôn Ngữ Nga mở rộng vốn hiểu biết của
mình trong kho tàng kiến thức đồ sộ về đất nước và con người Nga.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Кукина Е. М., Русская живопись второй половины XIX века. Критический
реализм и академизм. // Вестник ВГИК, М., 2014. - С. 210-215.
2. Шляпина Г.В., Василий Суриков. Путь художника. - М.: Искусство, 2016.

115



×