Tải bản đầy đủ (.docx) (59 trang)

giao an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.45 KB, 59 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>CHỦ ĐỀ V: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT QUANH BÉ THỜI GIAN THỰC HIỆN: 4 TUẦN. (Từ ngày 16/12/2013 đến ngày 10/01/2014) A. MỤC TIÊU 1. Phát triển thể chất. * Giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ. 1.1. Biết ích lợi của các thức ăn có nguồn gốc từ các con vật với sức khoẻ. 1.2. Biết cách đề phòng khi tiếp xúc với các con vật. 1.3. Biết nhận ra một số con vật có thể gây nguy hiểm. * Phát triển vận động 1.4. Biết phối hợp nhịp nhàng tay chân và các giác quan để thực hiện các vận động: Đi thay đổi hướng theo đường dích dắc; Bò theo đường dích dắc; Ném trúng đích bằng 1 tay; Bật về phía trước. 1.5. Có khả năng phối hợp cử động của bàn tay và các ngón tay trong việc sử dụng bút, kéo, gập giấy, xếp hình. 2. Phát triển nhận thức. 2.1. Biết tên gọi một số đặc điểm nổi bật như cấu tạo, hình dáng, nơi sống, thức ăn, thói quen vận động của một số con vật quen thuộc và ích lợi của chúng. 2.2. Chọn đúng các con vật theo 1 – 2 dấu hiệu cho trước (môi trường sống, hình dáng, kích thước, màu sắc) 2.3. Biết so sánh 2 nhóm con vật theo kích thước (to – nhỏ, dài – ngắn) 2.4. Nhận ra số lượng trong phạm vi 4 qua đếm, xếp tương ứng 1 – 1, gộp 2 nhóm và tách thành 2 nhóm nhỏ hơn các con vật trong phạm vi 4. 3. Phát triển ngôn ngữ. 3.1. Gọi được tên và kể được một vài đặc điểm nổi bật của một số con vật gần gũi. 3.2. Biết nói lên những điều trẻ quan sát, nhận xét được về con vật với cô và các bạn. 3.3. Thích nghe đọc thơ, kể chuyện, xem tranh ảnh về các con vật; Nghe và đoán được một số câu đố trong chủ đề dưới sự gợi ý của cô giáo. 3.4. Thuộc một số bài thơ: Gấu qua cầu; Đàn gà con; Con chuồn chuồn ớt; Ong và bướm. Nghe và hiểu truyện: Ba con gấu; Gà trống và vịt bầu. 3.5. Nói bằng câu đầy đủ, kể về những điều quan sát được qua tham quan, qua xem tranh ảnh về các con vật gần gũi, quen thuộc. 4. Phát triển thẩm mĩ. 4.1. Thuộc và biết vận động một số bài hát về chủ đề thế giới động vật như: Ai cũng yêu chú mèo; Con chuồn chuồn; Một con vịt; Đố bạn. 4.2. Hứng thú tạo ra các sản phẩm tạo hình đơn giản về chủ đề: Vẽ con cá; Vẽ gà con; Xếp dán con vịt; Nặn con rắn. 5. Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội. 5.1. Biết nhiều loài động vật là nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng rất cần và có ích cho con người. 5.2. Yêu thích vật nuôi 5.3. Thích được chăm sóc các con vật nuôi. B. CHUẨN BỊ.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Tuyên truyền và phối hợp với các bậc phụ huynh sưu tầm tranh, ảnh về các loài động vật sống. - Mũ các con vật, đồ chơi các con vật. - Các nguyên vật liệu: Sách báo cũ, lá cây rơm, hột hạt... - Tranh truyện về động vật, các bài thơ, ca dao, đồng dao về động vật. - Ghi âm tiếng chó sủa, tiếng mèo kêu, gà gáy, tiếng ngựa hí... - Một số đoạn băng tư liệu về động vật và môi trường sống của chúng. - Bút chì, sáp màu, đất nặn, giấy vẽ, bột màu, hồ dán... - Tranh về chủ đề. - Vở tạo hình, tranh mẫu, bút chì, sáp màu; đàn, đồ dùng âm nhạc.. C. MẠNG NỘI DUNG Những con vật nuôi trong gia đình bé. Động vật sống dưới nước..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 1. Tên gọi, đặc điểm nổi bật (cấu tạo, tiếng kêu, thức ăn, nơi sống, thói quen, vận động...) của một số con vật nuôi trong gia đình gần gũi với trẻ. 2. Sự giống và khác nhau rõ nét giữa 2 con vật nuôi trong gia đình. 3. Mối liên hệ đơn giản của các con vật nuôi trong gia đình với môi trường sống, với vận động, cách kiếm ăn. 4. Lợi ích của các con vật nuôi trong gia đình đối với đời sống con người và môi trường. 5. Chăm sóc và bảo vệ các con vật nuôi trong gia đình.. 1. Tên gọi, đặc điểm nổi bật (cấu tạo, thức ăn, nơi sống, vận động...) của một số con vật sống dưới nước gần gũi với trẻ. 2. Mối liên hệ đơn giản của những động vật sống dưới nước với môi trường sống, với vận động, cách kiếm ăn. 3. Lợi ích của những động vật sống dưới nước đối với đời sống con người. 4. Giữ gìn vệ sinh môi trường, nguồn nước sạch để chúng phát triển và sinh sản.. CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT QUANH BÉ. Động vật sống trong rừng. Một số loài côn trùng. 1. Tên gọi, đặc điểm nổi bật (cấu tạo, hình dạng, thức ăn, nơi sống, vận động...) của một số động vật sống trong rừng. 2. Ích lợi và tác hại của một số động vật sống trong rừng với con người và môi trường. 3. Nguy cơ tuyệt chủng của một số loài động vật quí hiếm khi môi trường ô nhiễm. 4. Sự cần thiết phải bảo vệ các con vật sống trong rừng và cách bảo vệ chúng.. 1. Tên gọi, đặc điểm nổi bật (cấu tạo, hình dạng, màu sắc, thức ăn, nơi sống, vận động, kiếm mồi...) của một số loài côn trùng. 2. Môi trường sống của chúng. 3. Ích lợi và tác hại của côn trùng với con người và môi trường sống. 4. Mối liên hệ đơn giản của những con côn trùng với môi trường sống, với vận động, cách kiếm ăn. 5. Bảo vệ các loài côn trùng có ích; Tiêu diệt các loài côn trùng có hại.. D. MẠNG HOẠT ĐỘNG - Trò chuyện về các món ăn yêu thích có nguồn gốc từ động vật và lợi ích đối với cho sức khoẻ của con người. - Quan sát tranh ảnh về giữ gìn vệ sinh, an toàn khi tiếp xúc với các con vật. - Luyện tập phối hợp cử động bàn tay, ngón tay trong việc sử dụng bút, kéo, gập giấy, xếp hình. - Thực hiện các vận động: Đi thay đổi. - Xếp các đồ vật, đồ dùng theo tương ứng 1 - 1, đếm, nhận biết số lượng trong phạm vi 4. - Gộp 2 nhóm và tách thành 2 nhóm các con vật trong phạm vi 4. - Trò chơi: “Kể đủ 4 con”; “Về đúng số nhà”; “Đoán xem có bao nhiêu con” - Quan sát, trò chuyện, nhận xét những bộ phận chính, những đặc điểm nổi bật, ích lợi và cách chăm sóc bảo vệ ... các.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Phát triển thể chất. THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT QUANH BÉ. Phát triển TC- KNXH. Phát triển nhận thức. Phát triển ngôn ngữ. - Kể lại những điều trẻ đã quan sát được từ các con vật. - Xem sách, tranh, trò chuyện mô tả về một số con vật. - Nghe kể chuyện, đọc thơ: + Truyện: Ba con gấu; Gà trống và vịt bầu. + Thơ: Gấu qua cầu; Đàn gà con; Con chuồn chuồn ớt; Ong và bướm.. Phát triển thẩm mĩ. - Chơi đóng vai: “Bác sĩ thú y”, “Cửa hàng bán gia cầm, gia súc”, “Cửa hàng bán thực phẩm”, “Gia đình”. - Trò chơi lắp ghép, xây dựng: Xây trang trại chăn nuôi, xây dựng sở thú, xây vườn cây ao cá. - Trò chuyện về những con vật mà bé yêu thích. - Quan sát và làm quen với việc chăm sóc và bảo vệ con vật nuôi.. - Vẽ con cá; Vẽ gà con; Xếp dán con vịt; Nặn con rắn. - Hát và vận động theo nhạc: Ai cũng yêu chú mèo; Con chuồn chuồn; Một con vịt; Đố bạn. - Nghe hát: Cò lả; Bắc kim thang; Chị ong nâu và em bé; Con cò. - Trò chơi: Nghe tiếng hát tìm đồ vật; Ai đoán giỏi.. KẾ HOẠCH TUẦN I. Chủ đề nhánh: Những con vật nuôi trong gia đình bé THỜI GIAN THỰC HIỆN: 1 TUẦN ( Từ ngày 16 tháng 12 đến ngày 20 tháng 12 năm 2013) I) Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức: - Qua trò chuyện trẻ biết tên gọi, đặc điểm nổi bật (cấu tạo, tiếng kêu, thức ăn, nơi sống, thói quen, vận động, lợi ích...), cách chăm sóc và bảo vệ một số con vật nuôi trong gia đình gần gũi với trẻ, mối liên hệ đơn giản của các con vật nuôi trong gia đình với môi trường sống, với vận động, cách kiếm ăn..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Biết tập thể dục thường xuyên có lợi cho sức khoẻ. Biết tên các động tác của bài tập thể dục sáng, biết tập các động tác theo hướng dẫn của cô. - Biết các góc chơi, về đúng góc chơi và làm quen với các vai chơi trong các góc chơi, có nề nếp trong khi chơi. Thoả mãn nhu cầu vui chơi của trẻ. Biết chơi cùng nhau theo nhóm, thể hiện hành động của vai chơi mà mình đã nhận. - Trẻ nhận xét được các việc tốt, chưa tốt mà bạn và mình đã và chưa làm được trong ngày, trong tuần. - Trẻ hào hứng phấn khởi trong giờ nêu gương. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng giao tiếp, phát triển ngôn ngữ mạch lạc, khả năng ghi nhớ có chủ định cho trẻ. - Rèn cho trẻ kỹ năng thực hành các động tác, kỹ năng vận động và thực hiện theo hiệu lệnh. - Rèn kỹ năng chơi ở các góc, phát triển óc sáng tạo của trẻ. - Rèn thói quen cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi qui định. 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ biết yêu quý, chăm sóc, bảo vệ các con vật nuôi gần gũi với trẻ. - Giáo dục trẻ có ý thức học tập tốt, có nề nếp trong các giờ thể dục. - Giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn đồ dùng đồ chơi, cất dọn đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định. - Giáo dục trẻ có ý thức tự giác, tinh thần phấn đấu thi đua cùng các bạn, đoàn kết, phối hợp cùng bạn trong khi chơi. II) Chuẩn bị - Đồ dùng của cô: + Tranh ảnh có liên quan đến chủ đề thế giới động vật. + Xắc xô. + Địa điểm tập thể dục sạch sẽ, bằng phẳng. - Đồ dùng của trẻ: Trang phục gọn gàng. - Đồ chơi các góc: + Góc xây dựng: bộ đồ chơi lắp ghép, hàng rào, gạch xây dựng, các con vật nuôi trong gia đình (đồ chơi...) + Góc phân vai: Đồ chơi bác sỹ, đồ chơi bán hàng gia súc, gia cầm... + Góc học tập: Sách, tranh, truyện về các động vật trong gia đình quen thuộc. + Góc nghệ thuật: xắc xô, mũ múa, giấy vẽ, sáp màu, bút chì, đất nặn, giấy màu. - Cờ, phiếu bé ngoan. - Một số bài thơ, bài hát, câu chuyện về chủ đề. III) Tổ chức hoạt động Tên hoạt động. Đón trẻ. Trò. Thứ 2. Thứ 3. Thứ 4. Thứ 5. Thứ 6. - Vệ sinh, thông thoáng phòng lớp. - Đón trẻ, nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân vào n¬i quy định và chọn góc chơi thích hợp. - Cô bao quát trẻ và trao đổi cùng phụ huynh về tình hình sức khỏe và học tập của trẻ. - Cô bao quát trẻ chơi. * Dự kiến trò chuyện:.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Thứ 2 + thứ 3: + Tên gọi, đặc điểm nổi bật (cấu tạo, tiếng kêu, thức ăn, nơi sống, thói quen, vận động...) của một số con vật nuôi trong gia đình gần gũi với trẻ. - Thứ 5 + thứ 6: + Sự giống và khác nhau rõ nét giữa 2 con vật nuôi trong gia đình. chuyện + Mối liên hệ đơn giản của các con vật nuôi trong gia đình với môi trường sống, với vận động, cách kiếm ăn. + Lợi ích của các con vật nuôi trong gia đình đối với đời sống con người và môi trường. + Chăm sóc và bảo vệ các con vật nuôi trong gia đình. + Những điểm nổi bật trong ngày. - Cô giáo dục trẻ: Biết yêu quý, chăm sóc và bảo vệ các con vật nuôi trong gia đình. * Khởi động: - Cho trẻ làm đoàn tàu kết hợp đi chạy các kiểu, cho trẻ về 3 hàng dọc sau đó dàn hàng ngang theo tổ. * Trọng động: Thể dục - Hô hấp: Hít vào, thở ra. sáng - Tay: Hai tay đánh chéo nhau về phía trước và ra sau. - Bụng: Đứng quay người sang bên. - Chân: Đứng khuỵu gối. - Bật: Tiến. * Hồi tĩnh: Đi nhẹ nhàng. Thể dục: KPKH: Tạo hình: Văn học: Âm nhạc: Bò theo Một số con Vẽ gà con Truyện: Gà - NDTT: đường dích vật nuôi trống và vịt DH: Ai dắc trong gia bầu. cũng yêu - Trò chơi: đình bé. chú mèo Hoạt Thuyền - NDKH: động học vào bến. + Nghe hát: Chị ong nâu và em bé. + Trò chơi: Ai đoán giỏi. - Quan sát: - Dạy trẻ - Lắng nghe - Dạy trẻ - Dạy trẻ Thời tiết làm con các âm xếp con gà làm con - TC: Lộn trâu bằng lá thanh khác con bằng chó, con lợn Hoạt cầu vồng. mít. nhau trên hôt hạt. bằng bèo động - Chơi tự - Trò chơi: sân trường. - TC: Gà tây. ngoài trời do Chuyền - TC: Dung trong vườn - TC: Chó bóng dăng dung rau. sói xấu tính. - Chơi tự dẻ. - Chơi tự do - Chơi tự do do. - Chơi tự do. Hoạt.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> động góc. * Thoả thuận chơi: Gây hứng thú vào giờ chơi. - Cô bật nhạc bài hát “Gà trống, mèo con và cún con”. - Các con vừa nghe bài hát gì? - Con hãy kể cho cô và các bạn cùng nghe nhà con nuôi những con vật gì? -> Cô khái quát và giáo dục trẻ: Tất cả những con vật mà các con vừa kể là vật nuôi trong gia đình, mỗi con vật có một ích lợi riêng đối với con người. Vì thế các con phải biết yêu quý, chăm sóc bảo vệ các con vật nuôi đó. - Hôm nay các con có muốn tự mình xây dựng một trang trại chăn nuôi thật đẹp không? - Con sẽ làm những gì trong công việc của mình? - Khi xây trang trại chăn nuôi các con sẽ xây như thế nào? Ai sẽ là kỹ sư xây dựng? Ai sẽ làm các bác thợ xây? Làm thợ xây các con cần vật liệu gì? Ai sẽ làm các chú lái xe chở vật liệu xây dựng? Khi chở vật liệu các con lưu ý điều gì? Ai sẽ là các bác nông dân chăm sóc các con vật nuôi? Ai sẽ là chỉ huy trưởng công trình? (kết hợp hỏi trẻ các thể hiện hành động chơi)... - Nếu là bác sỹ thú y khám bệnh cho các con vật nuôi, con sẽ có thái độ như thế nào? Nếu là người bán hàng con sẽ giao tiếp trao đổi với người mua hàng như thế nào?... - Góc học tập có rất nhiều sách, truyện về các con vật, ai thích xem sách, tô màu tranh hãy vào góc đó. - Ai sẽ chơi ở góc nghệ thuật? Ở góc chơi này các con định làm gì? - Với vai chơi của mình, các con sẽ vào góc chơi nào? Các con cần đồ chơi gì? - Khi muốn đổi góc chơi phải làm gì? * Quá trình chơi: - Cô giúp trẻ về góc chơi của mình, giúp trẻ phân vai và chọn đồ chơi, quan sát khuyến khích trẻ chơi tốt, nhắc trẻ nói vừa đủ nghe, bảo vệ giữ gìn đồ chơi... - Cô lưu ý quan sát và hướng dẫn trẻ chơi trọng tâm ở góc xây dựng, kết hợp quan sát nhắc nhở trẻ ở các góc chơi khác. Động viên, khuyến khích trẻ chơi sáng tạo, kết hợp giáo dục trẻ ý thức đoàn kết, giữ gìn đồ chơi trong khi chơi... - Góc xây dựng: Xây trang trại chăn nuôi. - Góc phân vai: Chơi bác sĩ thú y, chơi cửa hàng bán gia cầm, gia súc. - Góc học tập: Xem sách tranh, làm sách về các con vật, tô màu các con vật. - Góc nghệ thuật: múa hát, vẽ, nặn, xé dán tranh, làm đồ chơi các con vật từ các nguyên vật liệu thiên nhiên. * Nhận xét chơi: - Cho trẻ tự nhận xét vai chơi trong các góc. - Cô nhận xét từng góc chơi. - Cho trẻ đi thăm trang trại chăn nuôi và nêu nhận xét..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> - Cô cùng trẻ nhẹ nhàng cất đồ chơi vào nơi quy định. Vệ sinh sau khi chơi. - TC: Mèo TC: Nu na - TC: Người - TC: Mèo - TC: Chi đuổi chuột. nu nống làm vườn đuổi chuột. chi chành Hoạt - Đoán tên - Làm quen- - Nghe băng - Dạy trẻ bài chành. động 1 số con vật truyện: “Gà các bài hát đồng dao: - Lao động chiều nuôi trong trống và vịt trong chủ “Con mèo vệ sinh gia đình bầu” đề. mà trèo cây - Nêu gương qua câu đố. cau”. cuối tuần. * Nêu gương cuối ngày: - Cô cho trẻ hát bài: Hoa bé ngoan. - Cô cho trẻ tự nhận xét về các việc tốt chưa tốt của bản thân và của bạn trong ngày. - Cô nhận xét chung: Nêu gương những việc tốt mà trẻ thực hiện được trong ngày để cho trẻ khác học tập và những việc trẻ thực hiện chưa tốt những hành vi chưa ngoan để có kế hoạch bổ sung cho ngày hôm sau. - Cô tặng cờ cho bé ngoan. Hoạt - Cô cho trẻ vui văn nghệ tạo không khí vui vẻ. động nêu * Nêu gương cuối tuần: gương - Cô hát cho trẻ nghe bài: Cả tuần đều ngoan. - Cô cho trẻ tự nhận xét các việc tốt chưa tốt của bản thân và của bạn trong tuần. - Cô nhận xét chung: Nêu gương những việc tốt tiêu biểu mà trẻ thực được trong tuần cho trẻ khác học tập và những việc trẻ thực hiện chưa tốt, những hành vi chưa ngoan để có kế hoạch bổ sung cho tuần sau. - Cô tặng phiếu ngoan cho trẻ. - Cô cho trẻ vui văn nghệ tạo không khí vui vẻ. - Cô chuẩn bị quần áo cho trẻ gọn gàng, vệ sinh cá nhân sạch sẽ. - Trong khi trẻ chờ bố mẹ đón cô cho trẻ tự tham gia vào những hoạt Trả trẻ động mà trẻ yêu thích, chơi với những đồ chơi dễ lấy, dễ cất; hát múa, đọc thơ, ca dao, đồng dao, kể chuyện về chủ đề.. ==========***========== KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY Thứ 2 ngày 16 tháng 12 năm 2013 I. Mục đích: *- Trẻ biết kết hợp tay chân nhịp nhàng bò liên tục trong đường dích dắc, không bò chệch ra ngoài tới đích đã được quy định. - Trẻ biết đặc điểm của thời tiết ngày hôm đó. Tạo điều kiện cho trẻ tận hưởng những điều kiện tự nhiên như tắm nắng, hít thở không khí trong lành, được vận động tự do thoải mái đáp ứng nhu cầu vận động, tìm hiểu thế giới xung quanh của trẻ. - Trẻ hiểu luật chơi, cách chơi, biết chơi trò chơi..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Trẻ đoán đúng tên các con vật nuôi gia đình qua câu đố. *- Rèn luyện sự phát triển khéo léo các vận động của cơ thể và khả năng vận động dẻo dai. - Phát triển ngôn ngữ, khả năng diễn đạt mạch lạc cho trẻ. - Phát triển tư duy, khả năng phán đoán cho trẻ. *- Giáo dục trẻ có ý thức tổ chức kỷ luật, tích cực tự giác trong tập luyện. - Giáo dục trẻ biết giữ môi trường xung quanh sạch sẽ, biết ăn mặc phù hợp với thời tiết để giữ gìn sức khoẻ. - Giáo dục trẻ biết yêu quý, chăm sóc bảo vệ các con vật nuôi trong gia đình. II. Chuẩn bị: - Sân tập bằng phẳng, sạch sẽ, đường dích dắc rộng khoảng 50cm, có 3 – 4 điểm dích dắc cách nhau khoảng 2,5 m. - Xắc xô của cô. - Cô gấp các chiếc thuyền bằng giấy có các màu sắc xanh, đỏ, vàng khác nhau. Cờ màu xanh, đỏ, vàng. Đặt cờ vào các góc để tượng trưng cho các bến đỗ thuyền. - Chong chóng, các dải nơ màu, vòng, phấn, bóng cho trẻ. - Đồ dùng đồ chơi ở các góc. - Một số câu đố về các con vật nuôi trong gia đình. - Tranh về các con vật nuôi trong gia đình. III. Tiến hành: Hoạt động của cô 1) Hoạt động học: Thể dục: Bò theo đường dích dắc - Trò chơi: thuyền vào bến * Kiểm tra sức khoẻ của trẻ xem có ai bị đau ở đâu không? a) Khởi động: Cô cho trẻ làm đoàn tàu đi các kiểu chân rồi về đội hình 3 hàng ngang theo tổ. b) Trọng động: * BTPTC: Cho trẻ tập theo nhịp đếm cùng cô (2 lần x 4 nhịp) - Tay: Hai tay đưa lên cao, ra phía trước, dang ngang. - Bụng: Cúi người về phía trước. - Chân: Đứng khuỵu gối. - Bật: Tại chỗ * VĐCB: Bò theo đường dích dắc - Cho trẻ đứng thành hai hàng ngang đối diện.. Hoạt động của trẻ. - Trẻ trả lời.. - Trẻ khởi động.. - Trẻ tập các động tác cùng cô. - Trẻ đứng thành hai hàng ngang. - Cô giới thiệu bài tập. - Trẻ lắng nghe. - Cô làm mẫu lần 1 không phân tích. - Quan sát cô làm - Cô làm mẫu lần 2 kết hợp phân tích động mẫu và lắng nghe cô tác: Cô quỳ trước vạch xuất phát tay không phân tích từng động chạm vạch. Sau đó bò chân nọ tay kia liên tục tác.. Bổ sung.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> trong đường dích dắc, không bò chệch ra ngoài tới đích đã được quy định thì đứng dậy và đi về cuối hàng. - Cho 2 trẻ khá lên tập thử. - Cho cả lớp lần lượt thực hiện (cô quan sát, động viên khuyến khích, sửa sai cho trẻ kịp thời). - Củng cố: Cho 1 trẻ tập tốt lên tập lại. * TCVĐ: Thuyền vào bến - Cô nhắc lại cách chơi. - Cô tổ chức cho trẻ chơi. - Cô bao quát, động viên khuyến khích trẻ chơi. - Nhận xét trẻ chơi. c) Hồi tĩnh. - Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng 2 - 3 phút. 2) Hoạt động ngoài trời a) Hoạt động 1: “Quan sát thời tiết” - Cho trẻ chơi trò chơi: “Bốn mùa” - Cô cùng trẻ trò chuyện: + Chúng mình vừa chơi trò chơi nói về những mùa nào? + Các con có biết mùa này là mùa gì không? + Ai có nhận xét gì về thời tiết ngày hôm nay? + Nóng hay lạnh? + Tại sao con biết? + Bầu trời hôm nay như thế nào? Có nắng hay không? Nắng to hay nắng nhẹ? Vì sao con biết? Có gió hay không? Gió như thế nào? Làm thế nào để biết trời có gió? - Cô cho trẻ làm thí nghiệm để biết gió như thế nào (thí nghiệm với chong chóng và các dải nơ màu) + Con người thì cảm thấy thế nào? + Cây cối thì làm sao? - Giáo dục trẻ biết ăn mặc phù hợp với thời tiết. b) Hoạt động 2: Trò chơi ''Lộn cầu vồng''. c) Hoạt động 3: Chơi tự do 3) Hoạt động chiều. a) Hoạt động 1: Trò chơi “Mèo đuổi chuột” - Cô giới thiệu với trẻ về luật chơi, cách chơi: + Luật chơi: Mèo phải chui theo lỗ chuột đã chui, nếu chui nhầm phải ra ngoài 1 lần chơi.. - Trẻ thực hiện.. - 1 trẻ lên tập lại. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ chơi trò chơi.. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ đi nhẹ nhàng.. - Trẻ chơi trò chơi. - Trò chuyện cùng cô.. - Trẻ làm thí nghiệm cùng cô. - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ chơi trò chơi.. - Trẻ lắng nghe cô hướng dẫn luật chơi,.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> + Cách chơi: Cho trẻ đứng thành vòng tròn. Trẻ nắm tay nhau giơ cao trên đầu. Cô chọn 2 trẻ có sức khoẻ tương đương nhau: 1 trẻ đóng vai “mèo”, 1 trẻ đóng vai “chuột”. 2 trẻ đứng dựa lưng vào nhau ở giữa vòng tròn. Khi có hiệu lệnh bắt đầu, thì “chuột” chạy và “mèo” đuổi “chuột”. “Chuột” chui vào “lỗ” nào thì “mèo” phải chui vào “lỗ” ấy. “Mèo” bắt được “chuột” coi như “mèo” thắng cuộc, nếu không bắt được “chuột” coi như “mèo” bị thua. Mỗi lần chơi không để trẻ chạy quá 1 phút, sau đó đổi vai chơi. - Cô chơi mẫu và hướng dẫn trẻ chơi. - Cho trẻ chơi trò chơi, cô bao quát động viên khuyến khích và sửa sai cho trẻ kịp thời. - Nhận xét trẻ chơi. b) Hoạt động 2: ''Đoán tên một số con vật nuôi trong gia đình qua câu đố''. - Cô hỏi trẻ: + Chúng mình đang tìm hiểu chủ đề nhánh trong tuần này là gì? + Trong gia đình chúng mình nuôi rất nhiều con vật khác nhau, mỗi con vật lại có một ích lợi riêng. Hôm nay cô cùng các con sẽ cùng tìm hiểu về một số con vật nuôi trong gia đình qua câu đố nhé! - Cô lần lượt đọc các câu đố về các con vật nuôi trong gia đình cho trẻ đoán tên.. cách chơi trò chơi.. - Trẻ quan sát. - Trẻ chơi. - Trẻ lắng nghe.. - Những con vật nuôi trong gia đình bé. - Trẻ chú ý lắng nghe.. - Trẻ đoán tên các con vật nuôi trong gia - Trẻ trả lời đúng tên con vật nào cô đưa tranh đình qua câu đố. con vật đó ra cho trẻ quan sát. - Trẻ quan sát. - Cô giáo dục trẻ: biết yêu quý, chăm sóc và bảo vệ các con vật nuôi trong gia đình. - Trẻ chú ý lắng nghe. c) Hoạt động 3: Chơi tự chọn. * Nêu gương cuối ngày. Đánh giá trẻ trong các hoạt động ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ......................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(12)</span> ..................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ==========***========== Thứ 3 ngày 17 tháng 12 năm 2013 I. Mục đích: *- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm nổi bật, ích lợi, môi trường sống của một số con vật nuôi trong gia đình gần gũi với trẻ. - Trẻ biết cách làm con trâu bằng lá mít dưới sự hướng dẫn của cô giáo. - Trẻ biết tên truyện, tên các nhân vật trong truyện và hiểu nội dung truyện. *- Phát triển khả năng quan sát, so sánh những dấu hiệu đặc trưng nổi bật của một số con vật nuôi trong gia đình gần gũi với trẻ. - Phát triển óc sáng tạo, rèn sự khéo léo của đôi tay. - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, khả năng ghi nhớ có chủ định cho trẻ. *- Giáo dục trẻ biết yêu quý các con vật, biết chăm sóc và bảo vệ các con vật nuôi ở gia đình, biết giữ vệ sinh cá nhân sau khi tiếp xúc với vật nuôi. - Giáo dục trẻ biết trân trọng sản phẩm mình làm ra, biết yêu cái đẹp. - Giáo dục trẻ biết vâng lời bố mẹ, biết suy nghĩ trước khi làm bất cứ một việc gì. II. Chuẩn bị: - Một số câu đố về các con vật nuôi trong gia đình. - Tranh ảnh về các con vật nuôi trong gia đình. Mỗi trẻ 1 bộ lô tô về các con vật nuôi trong gia đình. - Mẫu con trâu được làm bằng lá mít của cô giáo. Lá mít, dây len cho trẻ. - Bóng, vòng, phấn cho trẻ. - Đồ chơi các góc. - Tranh truyện: Gà Trống và Vịt Bầu. III. Tiến hành: Hoạt động của cô 1) Hoạt động học: KPKH: Một số con vật nuôi trong gia đình bé. a) Hoạt động 1: Gây hứng thú. - Cô cùng trẻ hát bài: “Gà trống, mèo con và cún con” – Nhạc và lời: Thế Vinh. b) Hoạt động 2: Tìm hiểu về một số con vật nuôi trong gia đình bé. - Cô chia trẻ thành 3 nhóm, phát cho mỗi nhóm các bức tranh về các con vật nuôi trong gia đình để trẻ quan sát. * Con gà trống: - Cô đọc câu đố: Đầu đội mũ đỏ Chân đi giầy vàng Cất giọng gáy vang Giục trời mau sáng. Hoạt động của trẻ. - Trẻ hát cùng cô.. - Trẻ ngồi thành 3 nhóm và quan sát các bức tranh. - Trẻ lắng nghe.. - Trẻ trả lời: Con gà. Bổ sung.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Là con gì? - Cô cho trẻ chọn tranh con gà trống giơ lên và đàm thoại cùng trẻ về đặc điểm nổi bật, ích lợi, môi trường sống của con gà trống: + Con gà trống nó có những bộ phận gì? + Đầu, mình, đuôi, chân có đặc điểm gì? + Gà trống gáy như thế nào? + Thức ăn của nó là gì? Nó là vật nuôi ở đâu? + Ích lợi của con gà trống là gì?... * Con vịt: Cô cũng đàm thoại tương tự con gà trống. - Cho trẻ so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa con gà trống và con vịt. - Sau lời nhận xét cuả trẻ cô khái quát lại: + Giống nhau: Đều là vật nuôi trong gia đình, có 2 chân, có cánh, có mỏ) + Khác nhau: Vịt biết bơi nhờ chân có màng, gà trống không biết bơi, mỏ vịt to, bẹt để bắt tôm tép, mỏ gà nhỏ nhọn... - Cho trẻ kể tên các con vật nuôi trong gia đình có 2 chân, có cánh và có mỏ khác mà trẻ biết. - Cô cho trẻ biết: Tất cả những con vật nuôi vừa kể còn có tên gọi chung là gia cầm chúng đều có lợi ích là cho thịt và cho trứng. * Con chó và con mèo cô cũng cho trẻ tìm hiểu tương tự con gà trống và con vịt. - Cho trẻ so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa con chó và con mèo. - Sau lời nhận xét cuả trẻ cô khái quát lại: + Giống nhau: Đều là vật nuôi trong gia đình, có 4 chân, đẻ con + Khác nhau: Con chó to hơn con mèo, chó có cái mũi thính còn con mèo lại có cái mắt rất tinh. Con chó được nuôi để trông nhà còn con mèo được nuôi để bắt chuột... - Cho trẻ kể tên các con vật nuôi trong gia đình có 4 chân, đẻ con khác mà trẻ biết.. trống. - Trẻ chọn tranh con gà trống giơ lên và đàm thoại cùng cô.. - Trẻ chọn tranh con vịt giơ lên và đàm thoại cùng cô. - Trẻ so sánh và nêu nhận xét. - Trẻ lắng nghe.. - Trẻ kể tên các con vật nuôi trong gia đình có 2 chân, có cánh và có mỏ. - Trẻ lắng nghe.. - Trẻ tìm hiểu về con chó và con mèo. - Trẻ so sánh và nêu nhận xét. - Trẻ lắng nghe.. - Trẻ kể tên các con vật nuôi trong gia đình có 4 chân, đẻ con..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> - Cô cho trẻ biết: Tất cả những con vật nuôi vừa kể còn có tên gọi chung là gia súc. - Hỏi trẻ: Khi gia đình con nuôi các con vật thì bố, mẹ và các con phải chú ý điều gì? - Cô giáo dục trẻ: Phải chăm sóc các con vật, cho chúng ăn và uống nước đầy đủ, sau khi tiếp xúc với các con vật nuôi phải rửa tay bằng xà phòng… c) Hoạt động 3: Trò chơi luyện tập. - Trò chơi: Con gì biến mất. - Trò chơi: Về đúng nhà. d) Hoạt động 4: Kết thúc: Cô nhận xét, tuyên dương. 2) Hoạt động ngoài trời a) Hoạt động 1: Dạy trẻ làm con trâu bằng lá mít. - Cô đọc câu đố: Con gì ăn cỏ Đầu có hai sừng Lỗ mũi buộc thừng Kéo cày rất giỏi? - Cô cho trẻ quan sát mẫu con trâu làm bằng lá mít và nêu nhận xét về cách làm. - Sau khi trẻ nêu nhận xét, cô khái quát lại giúp trẻ ghi nhớ. - Hỏi trẻ: Cô có gì đây? Lá mít dùng để làm gì? - Cô làm mẫu và phân tích cách làm: Xé một chút lá phía cuống từ 2 phía ngoài sát với sống lá để làm sừng trâu. Sau đó bẻ gập đoạn sống chỗ lá bị xé, buộc một sợi dây vào cuống lả rồi luồn sợi dây vào mặt trong của lá, dọc theo sống lá. Dùng một sợi đay khác buộc quanh thân lá. Một tay cầm thân trâu, một tay kéo kéo sợi dây luồn phía trong bụng trâu để sừng trâu vểnh lên. - Cho trẻ thực hiện: Cô cùng làm với trẻ, làm đến đâu chờ trẻ làm theo đến đó (Cô quan sát, giúp đỡ cá nhân, động viên khen ngợi trẻ kịp thời) - Nhận xét sản phẩm.. - Trẻ lắng nghe.. - Trẻ trả lời.. - Trẻ lắng nghe.. - Trẻ chơi các trò chơi. - Trẻ lắng nghe.. - Trẻ lắng nghe.. - Trẻ trả lời: Con trâu. - Trẻ quan sát và nêu nhận xét. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe và chú ý quan sát.. - Trẻ làm con trâu bằng lá mít.. - Trẻ lắng nghe..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> b) Hoạt động 2: Trò chơi: “Chuyền bóng” - Cho trẻ nhắc lại cách chơi. - Cho trẻ chơi: Cô bao quát, động viên khuyến khích trẻ chơi. - Nhận xét trẻ chơi. c) Hoạt động 3: Chơi tự do. 3) Hoạt động chiều. a) Hoạt động 1: Trò chơi: “Nu na nu nống” b) Hoạt động 2: Làm quen truyện: Gà trống và Vịt bầu - Cô trò chuyện cùng trẻ về những con vật nuôi trong gia đình có 2 chân, có cánh và có mỏ. - Dẫn dắt vào bài. - Cô kể cho trẻ nghe lần 1, giới thiệu tên truyện. - Cô kể lại lần 2 kết hợp tranh minh hoạ. - Cô hỏi tên truyện, tên các nhân vật trong truyện và nội dung truyện. - Giáo dục trẻ biết vâng lời bố mẹ, biết suy nghĩ trước khi làm bất cứ một việc gì. c) Hoạt động 3: Chơi tự chọn. * Nêu gương cuối ngày.. - Trẻ nhắc lại cách chơi. - Trẻ chơi trò chơi. - Trẻ lắng nghe.. - Trẻ chơi trò chơi.. - Trẻ trò chuyện cùng cô.. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ lắng nghe cô kể chuyện. - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe.. Đánh giá trẻ trong các hoạt động ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ==========***========= Thứ 4 ngày 18 tháng 12 năm 2013 I. Mục đích: *- Trẻ biết phối hợp các nét vẽ: nét cong tròn, nét xiên, nét cong, chấm tròn... để vẽ những chú gà con một cách sáng tạo, biết bố cục tranh và tô màu hợp lý. - Trẻ biết lắng nghe các âm thanh khác nhau ở sân trường, đoán được tên âm thanh và biết cách mô phỏng lại âm thanh đó. - Trẻ hứng thú nghe băng các bài hát trong chủ đề và biết hát theo băng..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> *- Rèn kỹ năng cầm bút, kỹ năng vẽ và tô màu cho trẻ. - Phát triển tai nghe, khả năng phán đoán của trẻ. - Phát triển tai nghe, khả năng ghi nhớ có chủ định cho trẻ. *- Giáo dục trẻ có ý thức học tập tốt, biết trân trọng sản phẩm mình làm ra, biết yêu cái đẹp và có mong muốn tạo ra cái đẹp. - Giáo dục trẻ biết giữ vệ sinh tai để có một đôi tai khoẻ mạnh, tinh tường. - Giáo dục trẻ biết yêu quý, chăm sóc bảo vệ các con vật có ích. II. Chuẩn bị: - Tranh mẫu vẽ đàn gà con của cô giáo (2 tranh). Vở tạo hình, sáp màu cho trẻ. - Vòng, phấn, bóng cho trẻ. - Đồ dùng, đồ chơi ở các góc. - Vẽ một vòng tròn lớn ở góc lớp để làm “chuồng gà”. - Đài catset, đĩa các bài hát trong chủ đề. III. Tiến hành: Hoạt động của cô 1) Hoạt động học: Tạo hình: Vẽ gà con (Đề tài) a) Hoạt động 1: Trò chuyện gây hứng thú - Cô bật nhạc bài hát: “Đàn gà con” Nhạc: Phi-Líp-Pen-Cô Lời Việt: Việt Anh - Hỏi trẻ: Bài hát nói về điều gì? - Dẫn dắt vào bài. b) Hoạt động 2: Quan sát và nhận xét tranh mẫu. - Cô cho trẻ quan sát tranh cô vẽ mẫu và đàm thoại cùng trẻ: + Cô có tranh vẽ gì đây? + Con gà con gồm những bộ phận nào? + Đầu, mình, đuôi, mỏ, chân có đặc điểm gì? + Các chú gà con đều có màu gì?... - Sau lời nhận xét của trẻ cô khái quát lại giúp trẻ ghi nhớ. - Các con ạ! hôm nay cô cùng các con sẽ thể hiện sự khéo léo của mình qua tác phẩm tạo hình: “Vẽ gà con”, cô muốn các con hãy vẽ những con gà con thật đẹp nhé! c) Hoạt động 3: Cô hướng dẫn trẻ vẽ. - Cô hỏi và cho trẻ nêu ý định của mình: + Con định vẽ những con gà con như thế nào? Cách vẽ chúng ra sao? Tô màu như thế nào? - Cô có thể vẽ mẫu nhanh những con gà con theo mô tả của trẻ lên trên bảng cho trẻ quan. Hoạt động của trẻ. - Trẻ lắng nghe.. - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe.. - Trẻ quan sát và nêu nhận xét.. - Trẻ lắng nghe.. - Trẻ hưởng ứng. - Trẻ nêu ý định của mình.. - Trẻ quan sát cô vẽ gà con.. Bổ sung.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> sát. d) Hoạt động 4: Bé thực hành vẽ. - Cô nhắc trẻ ngồi đúng tư thế, cách để vở, cầm bút đúng cách. - Trẻ vẽ, cô bao quát, hướng dẫn, động viên trẻ kịp thời. - Gợi mở và khuyến khích những ý tưởng sáng tạo của trẻ. - Hướng dẫn thêm cho những trẻ yếu. e) Hoạt động 5: Nhận xét sản phẩm. - Cô cho trẻ trưng bày và nhận xét sản phẩm của nhau, tìm ra sản phẩm đẹp. - Cô nhận xét chung, động viên tuyên dương trẻ. 2) Hoạt động ngoài trời. a) Hoạt động 1: “Lắng nghe các âm thanh trên sân trường” - Cô cùng trẻ dạo chơi trên sân trường - Cô hướng trẻ lắng nghe xem có những âm thanh nào trên sân trường? - Cho trẻ tả lại âm thanh đó. - Cô gợi cho trẻ bắt chước tiếng của các âm thanh, tiếng của các con vật, tiếng nước chảy, tiếng gió... mà trẻ nghe được. - Giáo dục trẻ biết giữ vệ sinh tai để có một đôi tai khoẻ mạnh, tinh tường. b) Hoạt động 2: Trò chơi: “Dung dăng dung dẻ” c) Hoạt động 3: Chơi tự do. 3) Hoạt động chiều a) Hoạt động 1: Trò chơi “Người làm vườn” - Cô nhắc lại cách chơi trò chơi. - Cho trẻ chơi trò chơi, cô bao quát động viên khuyến khích trẻ kịp thời. - Nhận xét trẻ chơi. b) Hoạt động 2: Nghe băng các bài hát trong chủ đề. - Cô bật băng các bài hát trong chủ đề cho trẻ nghe. - Cô khuyến khích trẻ hát cùng băng đĩa. - Cô bao quát và động viên trẻ kịp thời. c) Hoạt động 3: Chơi tự chọn.. - Trẻ ngồi, để vở, cầm bút đúng cách. - Trẻ thực hiện.. - Trẻ trưng bày và nêu nhận xét. - Trẻ lắng nghe.. - Trẻ dạo chơi trên sân trường cùng cô. - Trẻ tập trung lắng nghe các âm thanh và miêu tả lại âm thanh đó. - Trẻ bắt chước tiếng của các âm thanh. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ chơi trò chơi.. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ chơi trò chơi. - Trẻ lắng nghe.. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ hào hứng hát cùng băng đĩa..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> * Nêu gương cuối ngày. Đánh giá trẻ trong các hoạt động ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ==========***========= Thứ 5 ngày 19 tháng 12 năm 2013 I. Mục đích: *- Trẻ nhớ được tên truyện, các nhân vật trong truyện, hiểu được nội dung truyện. Biết trả lời các câu hỏi của cô theo nội dung truyện. - Trẻ biết xếp con gà con bằng hột hạt dưới sự hướng dẫn của cô giáo. - Trẻ biết đọc cùng cô bài đồng dao: “Con mèo mà trèo cây cau”. *- Phát triển khả năng ghi nhớ có chủ định. Rèn kỹ năng kể chuyện diễn cảm cho trẻ. - Phát triển óc sáng tạo của trẻ. - Rèn kỹ năng phát âm, phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. *- Giáo dục trẻ biết vâng lời bố mẹ, biết suy nghĩ trước khi làm bất cứ một việc gì. - Giáo dục trẻ biết trân trọng sản phẩm mình làm ra, biết yêu cái đẹp và có mong muốn tạo ra cái đẹp. - Giáo dục trẻ biết yêu quý các con vật, biết chăm sóc và bảo vệ các con vật nuôi ở gia đình. II. Chuẩn bị: - Tranh minh họa truyện, sa bàn, rối dẹt minh họa truyện. - Mẫu xếp con gà con bằng hột hạt của cô giáo. - Hột hạt cho trẻ, vòng, phấn, bóng, dây nhảy. - Đồ dùng, đồ chơi ở các góc. III. Tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Bổ sung 1. Hoạt động học: Văn học: Truyện: Gà Trống và Vịt Bầu. a) Hoạt động 1: Gây hứng thú - Cô trò chuyện với trẻ về một số con vật nuôi - Trẻ trò chuyện cùng trong gia đình. cô. - Dẫn dắt vào bài. - Trẻ lắng nghe. b) Hoạt động 2: Cô kể chuyện - Lần 1: Kể diễn cảm với điệu bộ, thái độ, cử - Trẻ lắng nghe. chỉ phù hợp..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> - Lần 2: Kể diễn cảm theo tranh. c) Hoạt động 3: Giúp trẻ hiểu tác phẩm. - Cô vừa kể cho các con nghe truyện gì? - Trong truyện có những ai? - Gà Trống là người như thế nào? - Vịt Bầu là người như thế nào? - Khi Gà Trống và Vịt Bầu rủ nhau đi chơi, bố mẹ của hai bạn đã dặn điều gì? - Đến khúc sông rộng Vịt Bầu bảo Gà Trống điều gì? - Gà Trống nói gì với Vịt Bầu? - Vịt Bầu suy nghĩ một lúc rồi trả lời Gà Trống ra sao? - Nghe Vịt Bầu nói Gà Trống đã đáp lại như thế nào? - Gà Trống đã làm gì? - Đến giữa sông Gà Trống đã bị làm sao? Gà Trống đã kêu như thế nào? - Nghe tiếng kêu cứu Vịt Bầu đã làm gì? - Vịt Bầu có cứu được Gà trống không, vì sao? - Ai đã tới giúp Vịt Bầu cứu Gà Trống? - Sau khi được cứu sống Gà Trống đã trở thành người như thế nào? - Qua câu chuyện các con thích nhân vật nào nhất? - Các con đã rút được bài học gì từ bạn Gà Trống và học tập được điều gì từ bạn Vịt Bầu? - Giáo dục trẻ biết vâng lời bố mẹ, biết suy nghĩ trước khi làm bất cứ một việc gì. d) Hoạt động 4: Cô kể lần 3: Kết hợp với sa bàn, rối dẹt. e) Hoạt động 5: Kết thúc: Cô nhận xét, tuyên dương. - Cô cùng trẻ hát bài: “Gà trống, mèo con và cún con” 2. Hoạt động ngoài trời. a ) Hoạt động 1: Dạy trẻ xếp con gà con bằng hột hạt. - Cô đọc câu đố: Cái mỏ xinh xinh Hai chân tí xíu Lông vàng mát dịu. - Trẻ chú ý lắng nghe và quan sát. - Trẻ đàm thoại cùng cô.. - Trẻ nêu ý kiến.. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ lắng nghe và chú ý quan sát. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ hát cùng cô.. - Trẻ lắng nghe..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> “Chiếp! Chiếp!” suốt ngày. Là con gì? - Hôm nay chúng mình hãy dùng các loại hột hạt xếp các chú gà con thật đẹp thông qua đôi bàn tay khéo léo của mình nhé! - Cô cho trẻ quan sát mẫu cô xếp con gà con bằng hột hạt và đàm thoại cùng trẻ: + Con gà con gồm những bộ phận nào? + Cô xếp đầu gà, mình gà, đuôi gà và chân gà như thế nào?... - Cô xếp mẫu cho trẻ quan sát (kết hợp hướng dẫn bằng lời) - Cô cho trẻ xếp con gà con bằng hột hạt trên sân trường (cô đi quan sát khuyến khích, động viên, giúp đỡ trẻ kịp thời) - Nhận xét, tuyên dương. b) Hoạt động 2: Trò chơi: “Gà Trong vườn rau” - Cô nhắc lại cách chơi trò chơi. - Cho trẻ chơi: Cô quan sát, động viên trẻ kịp thời. - Nhận xét trẻ chơi. c) Hoạt động 3: Chơi tự do. 3. Hoạt động chiều. a) Hoạt động 1: Trò chơi: Mèo đuổi chuột. - Cô nhắc lại luật chơi, cách chơi. - Cho trẻ chơi: Cô quan sát, động viên trẻ kịp thời. - Nhận xét trẻ chơi. b) Hoạt động 2: Dạy trẻ bài đồng dao: “Con mèo mà trèo cây cau” - Cô đọc bài đồng dao 2 lần, chú ý nhấn vào các từ tạo sự liên kết giữa các câu. - Cô và trẻ đọc bài đồng dao 2 - 3 lần. - Chia tổ, nhóm, cá nhân đọc (cô chú ý sửa sai, sửa ngọng cho trẻ, động viên khen ngợi trẻ kịp thời) - Cho trẻ đọc bài đồng dao kết hợp chơi trò chơi. c) Hoạt động 3: Chơi tự chọn. * Nêu gương cuối ngày.. - Trẻ đoán: Con gà con. - Trẻ hưởng ứng. - Trẻ quan sát và đàm thoại cùng cô.. - Trẻ quan sát và lắng nghe. - Trẻ xếp con gà con bằng hột hạt trên sân trường. - Trẻ lắng nghe.. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ chơi trò chơi. - Trẻ lắng nghe.. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ chơi trò chơi. - Trẻ lắng nghe.. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ đọc theo yêu cầu của cô.. - Trẻ đọc bài đồng dao kết hợp chơi trò chơi.. Đánh giá trẻ trong các hoạt động.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ==========***========= Thứ 6 ngày 20 tháng 12 năm 2013 I. Mục đích: *- Trẻ chú ý nghe, nhớ giai điệu bài hát, thể hiện được bài hát và biết phối hợp cùng các bạn trong việc thể hiện bài hát. - Trẻ biết cách làm con chó, con lợn bằng bèo tây dưới sự hướng dẫn của cô giáo. - Trẻ biết sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng ngăn nắp cùng cô giáo Hứng thú tham gia biểu diễn văn nghệ *- Trẻ có kỹ năng nghe, hát tự nhiên theo giai điệu bài hát. - Phát triển óc sáng tạo của trẻ. - Rèn kỹ năng lao động, tính gọn gàng ngăn nắp cho trẻ. *- Giáo dục trẻ biết yêu quý, chăm sóc, bảo vệ các con vật gần gũi. - Giáo dục trẻ biết trân trọng sản phẩm mình làm ra, biết yêu cái đẹp và có mong muốn tạo ra cái đẹp. - Giáo dục trẻ biết giữ vệ sinh môi trường lớp học sạch sẽ, biết giúp đỡ mọi người các công việc vừa sức. - Giáo dục trẻ có ý thức học tập tốt, chơi trò chơi ngoan, đoàn kết với bạn bè. II. Chuẩn bị: - Đài cátset, xắc xô, thanh gõ, mũ chóp kín. - Mẫu con chó, con lợn được làm bằng bèo tây của cô giáo. Bèo tây, tăm cho trẻ. - Phấn vẽ, vòng, bóng cho trẻ. - Vẽ 1 vòng tròn ở 1 góc sân làm nhà của thỏ. - Đồ chơi các góc, khăn lau, giá đựng đồ chơi. - Chương trình văn nghệ, phiếu bé ngoan cho trẻ. III. Tiến hành: Hoạt động của cô 1. Hoạt động học: Âm nhạc: - NDTT: Dạy hát: Ai cũng yêu chú mèo. - NDKH: + Nghe hát: Chị ong nâu và em bé. + Trò chơi: Ai đoán giỏi. a) Hoạt động 1: Trò chuyện gây hứng thú. - Cô đọc câu đố: Con gì tai thính mắt tinh Nấp trong bóng tối ngồi rình chuột qua? - Cô dẫn dắt giới thiệu bài hát .. Hoạt động của trẻ. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ đoán: Con mèo. - Trẻ lắng nghe.. Bổ sung.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> b) Hoạt động 2: Dạy hát: “Ai cũng yêu chú mèo” - Nhạc và lời: Kim Hữu - Cô giới thiệu bài hát. - Cô hát mẫu cho trẻ nghe 2 lần. - Cho cả lớp hát cùng cô 2 - 3 lần. - Mời tổ, nhóm, cá nhân thể hiện bài hát. (Cô bao quát, động viên và sửa sai cho trẻ kịp thời) c) Hoạt động 3: Nghe hát: “Chị ong nâu và em bé” - Nhạc và lời: Tân Huyền. - Cô hát cho trẻ nghe bài hát 1 lần - Giới thiệu tên bài hát, tên tác giả. + Các con thấy giai điệu bài hát này như thế nào? - Giai điệu của bài hát vui vẻ, thiết tha. - Cô mở băng kết hợp minh họa bài hát 1 lần (khuyến khích trẻ hưởng ứng cùng cô) d) Hoạt động 4: Trò chơi: Ai đoán giỏi. - Cô nhắc lại cách chơi. - Tổ chức cho trẻ chơi (Cô quan sát, động viên trẻ kịp thời) - Nhận xét trẻ chơi. 2. Hoạt động ngoài trời a) Hoạt động 1: Dạy trẻ làm con chó, con lợn bằng bèo tây. - Cô trò chuyện cùng trẻ về các con vật nuôi trong gia đình có 4 chân, đẻ con. - Cô cho trẻ quan sát mẫu con chó, con lợn làm bằng bèo tây và nêu nhận xét về cách làm. - Sau khi trẻ nêu nhận xét, cô khái quát lại giúp trẻ ghi nhớ. - Hỏi trẻ: Cô có gì đây? Bèo tây và tăm dùng để làm gì? - Cô làm mẫu và phân tích cách làm. - Cho trẻ thực hiện: - Cô phát đồ dùng cho trẻ và cho trẻ ngồi theo 3 nhóm. - Trong khi trẻ thực hiện cô quan sát, giúp đỡ cá nhân, động viên khen ngợi trẻ kịp thời. - Nhận xét sản phẩm. b) Hoạt động 2: Trò chơi “Chó sói xấu tính”. - Cho trẻ nhắc lại cách chơi.. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ hát cùng cô. - Tổ, nhóm, cá nhân hát.. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ chú ý và nhiệt tình hưởng ứng cùng cô. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ chơi trò chơi. - Trẻ lắng nghe.. - Trẻ trò chuyện cùng cô. - Trẻ quan sát và nêu nhận xét. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe và chú ý quan sát. - Trẻ nhận đồ dùng và ngồi theo 3 nhóm. - Trẻ làm con chó, con lợn bằng bèo tây. - Trẻ lắng nghe..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> - Cho trẻ chơi: Cô quan sát, động viên trẻ kịp thời. - Nhận xét trẻ chơi. c) Hoạt động 3: Chơi tự do. 3. Hoạt động chiều. a) Hoạt động 1: Trò chơi: “Chi chi chành chành” b) Hoạt động 2: Lao động vệ sinh. - Cho trẻ cất dọn đồ dùng đồ chơi ở các góc cùng cô giáo. - Hướng dẫn trẻ rửa tay sạch sẽ. c) Hoạt động 3: Nêu gương * Nêu gương cuối ngày. * Nêu gương cuối tuần.. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ chơi trò chơi. - Trẻ lắng nghe.. - Trẻ chơi trò chơi.. - Trẻ lao động vệ sinh cùng cô. - Trẻ vệ sinh tay chân sạch sẽ.. Đánh giá trẻ trong các hoạt động. KẾ HOẠCH TUẦN II. Chủ đề nhánh: Bé tìm hiểu về một số hiện tượng thời tiết THỜI GIAN THỰC HIỆN: 1 TUẦN (Từ ngày 7 tháng 4 đến ngày 11 tháng 4 năm 2014) I) Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức: - Qua trò chuyện trẻ biết các hiện tượng thời tiết: Nắng, mưa, nóng, lạnh… của các mùa rõ rệt ở địa phương, mối quan hệ giữa các hiện tượng thời tiết: nước, mây, mưa, nắng…, ảnh hưởng của thời tiết mùa đến sinh hoạt của trẻ. - Biết tập thể dục thường xuyên có lợi cho sức khoẻ. Biết tên các động tác của bài tập thể dục sáng, biết tập các động tác nhịp nhàng cùng cô giáo. - Biết các góc chơi, về đúng góc chơi và thể hiện được các vai chơi trong các góc, biết chơi cùng nhau theo nhóm, có nề nếp trong khi chơi. Thoả mãn nhu cầu vui chơi của trẻ. - Trẻ nhận xét được các việc tốt, chưa tốt mà bạn và mình đã và chưa làm được trong ngày, trong tuần. - Trẻ hào hứng phấn khởi trong giờ nêu gương. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng giao tiếp, phát triển ngôn ngữ mạch lạc, khả năng ghi nhớ có chủ định cho trẻ..

<span class='text_page_counter'>(24)</span> - Rèn cho trẻ kỹ năng thực hành các động tác, kỹ năng vận động và thực hiện theo hiệu lệnh. - Rèn kỹ năng chơi ở các góc, phát triển óc sáng tạo của trẻ. - Rèn thói quen cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi qui định. 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ biết ăn mặc phù hợp với thời tiết, biết giữ gìn sức khỏe khi thời tiết thay đổi. - Giáo dục trẻ có ý thức học tập tốt, có nề nếp trong các giờ thể dục. - Giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn đồ dùng đồ chơi, cất dọn đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định. - Giáo dục trẻ có ý thức tự giác, tinh thần phấn đấu thi đua cùng các bạn, đoàn kết, phối hợp cùng bạn trong khi chơi. II) Chuẩn bị - Đồ dùng của cô: + Tranh ảnh có liên quan đến chủ đề nước và một số hiện tượng tự nhiên. + Xắc xô. + Địa điểm tập thể dục sạch sẽ, bằng phẳng. - Đồ dùng của trẻ: Trang phục gọn gàng. - Đồ chơi các góc: + Góc xây dựng: bộ đồ chơi lắp ghép, khối nhựa các loại, hàng rào, gạch xây dựng, thảm cỏ, thảm hoa, cây xanh. + Góc phân vai: bộ đồ chơi nấu ăn, đồ dùng gia đình, đồ chơi bác sĩ, đồ chơi bán hàng giải khát. + Góc học tập: Sách, tranh, truyện về các hiện tượng thời tiết: mưa, nắng, gió, nóng, lạnh…, các mùa, các hành vi đúng – sai của con người trước các hiện tượng thời tiết. + Góc nghệ thuật: xắc xô, mũ múa, giấy vẽ, sáp màu, bút chì, đất nặn, giấy màu. - Cờ, phiếu bé ngoan. - Một số bài thơ, bài hát, câu chuyện về chủ đề. III) Tổ chức hoạt động Tên hoạt động. Đón trẻ. Trò chuyện. Thứ 2. Thứ 3. Thứ 4. Thứ 5. Thứ 6. - Vệ sinh, thông thoáng phòng lớp. - Đón trẻ, nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân vào nơi quy định và chọn góc chơi thích hợp. - Cô bao quát trẻ và trao đổi cùng phụ huynh về tình hình sức khỏe và học tập của trẻ. - Cô bao quát trẻ chơi. * Dự kiến trò chuyện: - Thứ 2 + thứ 3: + Một số hiện tượng thời tiết: nắng, mưa, nóng, lạnh… + Mối quan hệ giữa các hiện tượng thời tiết: nước, mây, mưa, nắng… - Thứ 5 + thứ 6: + Các hiện tượng thời tiết của các mùa rõ rệt ở địa phương. + Ảnh hưởng của thời tiết đến sinh hoạt của trẻ..

<span class='text_page_counter'>(25)</span> + Cách ăn mặc phù hợp với thời tiết. + Cách bảo vệ sức khỏe khi thời tiết thay đổi. + Những điểm nổi bật trong ngày. - Cô giáo dục trẻ: Biết ăn mặc phù hợp với thời tiết, biết giữ gìn sức khỏe khi thời tiết thay đổi. * Khởi động: - Cho trẻ làm đoàn tàu kết hợp đi chạy các kiểu, cho trẻ về 3 hàng dọc sau đó dàn hàng ngang theo tổ. * Trọng động: Thể dục - Hô hấp: Hít vào, thở ra. sáng - Tay: Hai tay đánh chéo nhau về phía trước và ra sau. - Bụng: Đứng quay người sang bên. - Chân: Đứng nâng cao chân, gập gối. - Bật: Tách – chụm chân tại chỗ. * Hồi tĩnh: Đi nhẹ nhàng. Thể dục: KPKH: Nghỉ Văn học: Âm nhạc: Tung bóng “Vì sao có ngày lễ Thơ: Cầu - NDTT: DH: lên cao mưa” (10/3) vồng Mùa hè đến Hoạt bằng 2 tay - NDKH: động học - Trò chơi: + Nghe hát: Nhảy qua Mây và gió. suối nhỏ. + TC: Ai nhanh nhất - Quan sát - Nhặt lá - Làm nổi - Bé với gió. thời tiết. theo yêu một vật - TC: Gió Hoạt - TC: Lộn cầu của cô. chìm. thổi. động cầu vồng. - TC: Dung - TC: Chìm ngoài trời dăng dung nổi. dẻ. Chơi tự do Hoạt * Thỏa thuận chơi: động góc - Chúng mình đang thực hiện chủ đề gì? - Chủ đề nhánh của tuần này là gì? - Bạn nào kể cho cô biết trong lớp mình có những góc chơi nào? - Ai thích chơi ở góc xây dựng (góc học tập, góc phân vai, góc nghệ thuật)? - Con sẽ chơi gì ở các góc chơi đó? - Với vai chơi của mình, các con sẽ vào góc chơi nào? Các con cần đồ chơi gì? - Trong khi chơi các con phải chơi như thế nào? - Khi muốn đổi góc chơi phải làm gì? Hãy rủ bạn cùng chơi về góc chơi mà các con thích! * Quá trình chơi: - Cô giúp trẻ về góc chơi của mình, giúp trẻ phân vai và chọn đồ chơi, quan sát khuyến khích trẻ chơi tốt, nhắc trẻ nói vừa đủ nghe, bảo vệ giữ gìn đồ chơi... - Cô lưu ý quan sát và hướng dẫn trẻ chơi trọng tâm ở góc phân vai,.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> kết hợp quan sát nhắc nhở trẻ ở các góc chơi khác. Động viên, khuyến khích trẻ chơi sáng tạo, kết hợp giáo dục trẻ ý thức đoàn kết, giữ gìn đồ chơi trong khi chơi... - Góc xây dựng: Xây bể bơi. - Góc phân vai: Chơi “gia đình”, chơi “cửa hàng bán nước giải khát”, chơi “khám bệnh”. - Góc học tập: Xem sách, truyện, tranh ảnh về các hiện tượng thời tiết: mưa, nắng, gió, nóng, lạnh…, các mùa, các hành vi đúng – sai của con người trước các hiện tượng thời tiết. - Góc nghệ thuật: múa hát, vẽ, nặn, tô màu, xé dán tranh về các hiện tượng tự nhiên. * Nhận xét chơi: - Cho trẻ tự nhận xét vai chơi trong các góc. - Cô nhận xét từng góc chơi ngay trong quá trình trẻ chơi, động viên khen ngợi trẻ kịp thời. - Cô cùng trẻ nhẹ nhàng cất đồ chơi vào nơi quy định. Vệ sinh sau khi chơi. - TC: Gió TC: Nắng - TC: Trời - TC: Mưa to thổi và mưa. mưa. mưa nhỏ. Hoạt - Làm quen - Tô màu - Dạy trẻ - Lao động vệ động bài thơ: Cầu tranh mùa bài đồng sinh chiều vồng. hè. dao: Ông - Nêu gương sấm ông cuối tuần. sét. * Nêu gương cuối ngày: - Cô cho trẻ hát bài: Hoa bé ngoan. - Cô cho trẻ tự nhận xét về các việc tốt chưa tốt của bản thân và của bạn trong ngày. - Cô nhận xét chung: Nêu gương những việc tốt mà trẻ thực hiện được trong ngày để cho trẻ khác học tập và những việc trẻ thực hiện chưa tốt những hành vi chưa ngoan để có kế hoạch bổ sung cho ngày hôm sau. - Cô tặng cờ cho bé ngoan. Hoạt - Cô cho trẻ vui văn nghệ tạo không khí vui vẻ. động nêu * Nêu gương cuối tuần: gương - Cô hát cho trẻ nghe bài: Cả tuần đều ngoan. - Cô cho trẻ tự nhận xét các việc tốt chưa tốt của bản thân và của bạn trong tuần. - Cô nhận xét chung: Nêu gương những việc tốt tiêu biểu mà trẻ thực được trong tuần cho trẻ khác học tập và những việc trẻ thực hiện chưa tốt, những hành vi chưa ngoan để có kế hoạch bổ sung cho tuần sau. - Cô tặng phiếu ngoan cho trẻ. - Cô cho trẻ vui văn nghệ tạo không khí vui vẻ. Trả trẻ. - Cô chuẩn bị quần áo cho trẻ gọn gàng, vệ sinh cá nhân sạch sẽ. - Trong khi trẻ chờ bố mẹ đón cô cho trẻ tự tham gia vào những hoạt.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> động mà trẻ yêu thích, chơi với những đồ chơi dễ lấy, dễ cất; hát múa, đọc thơ, ca dao, đồng dao, kể chuyện về chủ đề.. ==========***========== KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY. Thứ 2 ngày 7 tháng 4 năm 2014 I. Mục đích: *- Trẻ biết cầm bóng bằng 2 tay hơi khom người và tung bóng lên cao. Hứng thú chơi trò chơi: “Nhảy qua suối nhỏ” - Trẻ biết đặc điểm của thời tiết ngày hôm đó. Tạo điều kiện cho trẻ tận hưởng những điều kiện tự nhiên như tắm nắng, hít thở không khí trong lành, được vận động tự do thoải mái đáp ứng nhu cầu vận động, tìm hiểu thế giới xung quanh của trẻ. - Trẻ biết chơi trò chơi: “Gió thổi” - Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả và biết đọc cùng cô bài thơ “Cầu vồng”. *- Rèn luyện cho trẻ các nhóm cơ bắp của tay và sự phối hợp khéo léo trong vận động. - Luyện kĩ năng quan sát, so sánh. - Phát triển ngôn ngữ, khả năng diễn đạt mạch lạc, khả năng ghi nhớ có chủ định cho trẻ. *- Giáo dục trẻ có ý thức tổ chức kỷ luật, tích cực tự giác trong tập luyện. - Giáo dục trẻ biết giữ môi trường xung quanh sạch sẽ, biết ăn mặc phù hợp với thời tiết, biết giữ gìn sức khoẻ khi thời tiết thay đổi. - Giáo dục trẻ có ý thức học tập tốt, biết vui chơi đoàn kết cùng bạn. II. Chuẩn bị: - Sân tập bằng phẳng, sạch sẽ. - Xắc xô của cô. - 20 quả bóng nhựa có đường kính khoảng 15 cm. - Vẽ 2 đường thẳng song song dài 3 m rộng 30 – 35 cm. - Chong chóng, các dải nơ màu, vòng, phấn, bóng cho trẻ. - Đồ dùng đồ chơi ở các góc. - Tranh minh họa bài thơ: “Cầu vồng” III. Tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động học: Thể dục: Tung bóng lên cao bằng 2 tay - Trò chơi: Nhảy qua suối nhỏ. * Kiểm tra sức khoẻ của trẻ xem có ai bị đau - Trẻ trả lời. ở đâu không? a) Khởi động. - Cô cho trẻ đi vòng tròn, kết hợp các kiểu đi - Trẻ khởi động. rồi ra hàng theo tổ. b) Trọng động.. Bổ sung.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> * BTPTC: Cho trẻ tập theo nhịp đếm cùng cô - Trẻ tập các động tác (2 lần x 4 nhịp) cùng cô. - Tay: Hai cánh tay đánh xoay tròn trước ngực, đưa lên cao. - Bụng: Cúi người về phía trước. - Chân: Đứng khuỵu gối. - Bật: Tiến. (Chú ý cho trẻ tập động tác tay nhiều lần hơn) * VĐCB: Tung bóng lên cao bằng 2 tay. - Cho trẻ đứng thành đội hình vòng tròn. - Trẻ đứng thành đội hình vòng tròn. - Cô giới thiệu tên bài tập. - Trẻ lắng nghe. - Cô làm mẫu lần 1 không phân tích. - Quan sát cô làm - Cô làm mẫu lần 2 kết hợp phân tích động mẫu và lắng nghe cô tác: Cô đứng tự nhiên, hai chân rộng bằng phân tích từng động vai, hai tay cầm bóng hơi khom người và hai tác. tay hất mạnh tung bóng lên cao, để bóng rơi xuống đất lại nhặt bóng và thực hiện tiếp tục. - Cho 2 trẻ khá tập mẫu trước. - Trẻ thực hiện. - Cho cả lớp lần lượt thực hiện (cô quan sát, động viên khuyến khích, sửa sai cho trẻ kịp thời). - Củng cố: Cho 1 trẻ tập tốt tập lại. - 1 trẻ tập lại. * TCVĐ: Nhảy qua suối nhỏ. - Cô nhắc lại luật chơi, cách chơi. - Trẻ lắng nghe. - Cho trẻ chơi trò chơi, cô bao quát động viên - Trẻ chơi trò chơi. khuyến khích trẻ khi chơi. - Nhận xét trẻ chơi. - Trẻ lắng nghe. c) Hồi tĩnh: Cô cùng trẻ đi nhẹ nhàng 2 - 3 - Trẻ đi nhẹ nhàng. phút. 2. Hoạt động ngoài trời a) Hoạt động 1: “Quan sát thời tiết” - Cho trẻ chơi trò chơi: “Bốn mùa” - Trẻ chơi trò chơi. - Cô cùng trẻ trò chuyện: - Trò chuyện cùng cô. + Chúng mình vừa chơi trò chơi nói về những mùa nào? + Các con có biết mùa này là mùa gì không? + Ai có nhận xét gì về thời tiết ngày hôm nay? + Nóng hay lạnh? + Tại sao con biết? + Bầu trời hôm nay như thế nào? Có nắng hay không? Nắng to hay nắng nhẹ? Vì sao con biết? Có gió hay không? Gió như thế nào?.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> Làm thế nào để biết trời có gió?... - Cô cho trẻ làm thí nghiệm để biết gió như thế nào (thí nghiệm với chong chóng và các dải nơ màu) + Con người thì cảm thấy thế nào? + Cây cối thì làm sao?... - Sau khi trẻ nhận xét cô khái quát lại đặc điểm thời tiết ngày hôm đó giúp trẻ ghi nhớ. - Giáo dục trẻ biết ăn mặc phù hợp với thời tiết. b) Hoạt động 2: Trò chơi “Lộn cầu vồng”. c) Hoạt động 3: Chơi tự do 3. Hoạt động chiều. a) Hoạt động 1: Trò chơi “Gió thổi” - Cô giới thiệu với trẻ về cách chơi: + Cách chơi: Trẻ đứng trong phòng, khi nghe cô gõ xắc xô to, dồn dập, kèm theo lời nói: “Gió thổi mạnh”, trẻ chạy nhanh, ôm lấy nhau thành vòng tròn. Khi nghe cô gõ xắc xô nhỏ, thong thả, kèm theo lời nói: “Gió thổi nhẹ”, trẻ chạy đi chơi quanh phòng. - Cô chơi mẫu cho trẻ quan sát. - Cho trẻ chơi trò chơi, cô bao quát động viên khuyến khích trẻ kịp thời. - Nhận xét trẻ chơi. b) Hoạt động 2: Làm quen bài thơ: Cầu vồng - Cô đọc câu đố: Cầu gì không bắc ngang sông Không trèo qua suối, lại chồng lên mây Hiện lên giữa bụi mưa bay Giữa quầng nắng tỏa, đố em cầu gì? - Cô dẫn dắt giới thiệu bài thơ. - Cô đọc cho trẻ nghe bài thơ lần 1, giới thiệu tên bài, tên tác giả. - Cô đọc lại bài thơ 2 - 3 lần kết hợp tranh, khuyến khích trẻ đọc cùng cô. - Cô hỏi tên bài thơ, tên tác giả. - Giáo dục trẻ biết cách bảo vệ sức khỏe khi thời tiết thay đổi. c) Hoạt động 3: Chơi tự chọn. * Nêu gương cuối ngày.. - Trẻ làm thí nghiệm cùng cô. - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe.. - Trẻ chơi trò chơi.. - Trẻ lắng nghe cô giới thiệu cách chơi trò chơi.. - Trẻ quan sát cô chơi mẫu. - Trẻ chơi trò chơi. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ lắng nghe.. - Trẻ đoán: cầu vồng. - Trẻ lắng nghe.. - Trẻ đọc thơ cùng cô. - Trẻ trả lời. - Trẻ chú ý lắng nghe.. Đánh giá trẻ trong các hoạt động.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ==========***========== Thứ 3 ngày 8 tháng 4 năm 2014 I. Mục đích: *- Giúp trẻ biết được các quá trình tạo thành mưa. Biết các hiện tượng tự nhiên khi trời mưa: Sấm chớp, gió, mưa… Biết các loại mưa khác nhau và một số ích lợi, tác hại của mưa. - Tạo điều kiện cho trẻ tận hưởng những điều kiện tự nhiên như tắm nắng, hít thở không khí trong lành. Trẻ biết nhặt lá cây theo yêu cầu của cô. - Thông qua trò chơi và hoạt động tô màu tranh giúp trẻ củng cố một số kiến thức về các hiện tượng tự nhiên nói chung và đặc điểm thời tiết của mùa hè nói riêng. *- Rèn kỹ năng quan sát, phát triển tư duy, khả năng ghi nhớ có chủ định cho trẻ. - Rèn cho trẻ thói quen giữ vệ sinh môi trường, phát triển vận động tinh: dùng 2 ngón tay cắp lá, kĩ năng lao động. - Rèn kỹ năng tô màu không chờm ra ngoài, cầm bút và ngồi đúng tư thế. Phát triển óc sáng tạo của trẻ. *- Giáo dục trẻ có ý thức tránh mưa để bảo vệ sức khỏe. - Giáo dục trẻ thói quen giữ cho môi trường ngoài xã hội nói chung và môi trường trong trường lớp luôn được sạch đẹp. - Giáo dục trẻ biết trân trọng sản phẩm mình làm ra, biết ăn mặc phù hợp với thời tiết. II. Chuẩn bị: - Các slide hình ảnh về quá trình tạo mưa, một số hình ảnh về ích lợi và tác hại của mưa. - Sân trường có nhiều lá cây, mỗi trẻ 1 rổ nhựa. Thùng rác. - Vòng, phấn, bóng cho trẻ. - Đồ dùng đồ chơi ở các góc. - Đặt một hàng ghế làm “nhà” của trẻ. - Tranh vẽ cảnh mùa hè cho trẻ. - Sáp màu cho trẻ. III. Tiến hành: Hoạt động của cô 1. Hoạt động học: KPKH: “Vì sao có mưa?” * Gây hứng thú: Trò chơi: “Mưa to mưa nhỏ”. Hoạt động của trẻ. Bổ sung.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> - Cách chơi: Khi cô nói: “Trời nắng”, các con nói “đội mũ” và 2 tay che đầu. + Trời mưa - che ô và 2 tay giơ cao che đầu. + Mưa nhỏ - tí tách, tí tách và 2 ngón tay trỏ lần lượt chạm vào nhau. + Mưa to - lộp bộp, lộp bộp và vỗ mạnh kết hợp giậm chân. + Gió thổi - ào ào, ào ào, kết hợp đưa tay sang 2 bên. + Sớm chớp nổ - đùng đoàng, đùng đoàng và nhanh chân đi chốn. - Luật chơi: Khi chạy chốn cô bắt được ai người đó phải nhảy lò cò. - Cô cho trẻ chơi. * Trọng tâm Hoạt động 1: Quá trình tạo thành mưa - Các con vừa được chơi trò chơi gì? - Con biết các loại mưa nào hãy kể lại cho cô và các bạn cùng nghe? (mưa rào, mưa phùn, mưa to, mưa nhỏ...) - Tại sao trời lại có mưa? Ai có thể cho cô biết? - Để biết được tại sao trời lại có mưa các con hãy nhìn lên màn hình nhé! (Cô bật video clip quá trình tạo thành mưa) - Cô giải thích: Khi mặt trời chiếu ánh nắng xuống trái đất, mặt nước ao, hồ, sông, biển, nóng lên rồi bốc hơi lên cao, hơi nước bay lên gặp không khí lạnh tạo thành mây, hơi nước bốc lên càng nhiều thì mây càng nặng hơn và mây trả lại các hạt nước về mặt đất - người ta gọi đó là mưa. - Khi mưa có những hiện tượng gì xảy ra? (gió, sấm, chớp…) * Hoạt động 2: Ích lợi và tác hại của mưa. - Các con hãy thử suy nghĩ xem nếu nhiều ngày không có mưa thì sao? - Vậy mưa có ích lợi gì? - Hãy cùng nhìn lên màn hình để xem ích lợi của mưa nhé: Mưa làm cây xanh tốt, mưa giúp cho đời sống sinh hoạt của con người, mưa làm sạch đường phố… - Nếu gặp mưa thì con sẽ làm gì để bảo vệ sức khỏe?. - Trẻ nghe cô hướng dẫn cách chơi.. - Trẻ nghe cô hướng dẫn luật chơi. - Trẻ chơi 1 - 2 lần. - Trẻ trả lời. - Trẻ kể.. - Trẻ phán đoán. - Trẻ xem.. - Trẻ lắng nghe.. - Trẻ nêu ý kiến.. - Trẻ đoán. - Trẻ trả lời. - Trẻ xem.. - Trẻ kể: Mặc áo mưa, chạy vào nhà..

<span class='text_page_counter'>(32)</span> - Nếu mưa to quá, kèm theo gió giật, sấm chớp thì điều gì sẽ xảy ra? - Hãy cùng nhìn xem tác hại của mưa to như thế nào nhé: lũ lụt, bão, mưa đá, mưa tuyết... - Đó chính là hình ảnh thiên nhiên đang nổi giận đấy. Vì con người không biết bảo vệ thiên nhiên: chặt đốt rừng, khai thác tài nguyên thiên nhiên bừa bãi nên chúng ta phải gánh chịu hậu quả. Theo các con phải làm gì để hạn chế lũ lụt, hạn hán, bão tố xảy ra? * Hoạt động 3: Trò chơi “Thi xem đội nào nhanh” - Cách chơi: Chia trẻ thành 3 đội, từng thành viên của mỗi đội lần lượt chạy qua chướng ngại vật lên lấy các ảnh về lợi ích của mưa thì dán phía mặt cười và tác hại của mưa thì dán mặt mếu. - Luật chơi: Thời gian cho một lần chơi là một bài hát; Đội nào phân loại được nhiều hơn và đúng yêu cầu sẽ dành chiến thắng. - Cho trẻ chơi. * Kết thúc: Nhạc “Cho tôi đi làm mưa với” 2. Hoạt động ngoài trời. a) Hoạt động 1: Nhặt lá theo yêu cầu của cô. - Cô trò chuyện với trẻ về lá cây trên sân trường: + Các con thấy có gì trên sân trường? Lá của cây gì? Vì sao lá rụng? + Muốn sân trường sạch sẽ chúng mình phải làm gì? + Các con có muốn giúp cô nhặt lá để giữ gìn sân trường luôn sạch đẹp không? - Cô phát cho mỗi trẻ 1 rổ nhựa để đựng lá. - Cô yêu cầu trẻ không dùng cả bàn tay để nhặt lá mà sẽ bắt chước động tác của các chú cua để cắp lá. - Cô làm mẫu cho trẻ quan sát (kết hợp hướng dẫn trẻ bằng lời) - Cho trẻ thực hiện: + Lần 1: Yêu cầu trẻ nhặt 1 chiếc lá. + Lần 2: Yêu cầu trẻ nhặt 2 chiếc lá. + Lần 3: Yêu cầu trẻ nhặt 3 chiếc lá. - Sau khi trẻ thực hiện cô kiểm tra kết quả và. - Trẻ đoán. - Trẻ xem. - Trẻ lắng nghe.. - Trẻ nêu suy nghĩ của mình.. - Trẻ lắng nghe.. - Trẻ chơi 1 - 2 lần. - Trẻ hát và minh họa.. - Trẻ trò chuyện cùng cô.. - Trẻ trả lời.. - Trẻ nhận rổ nhựa. - Trẻ lắng nghe.. - Trẻ quan sát cô làm mẫu. - Trẻ thực hiện nhặt lá trên sân trường.. - Trẻ kiểm tra cùng cô..

<span class='text_page_counter'>(33)</span> hướng dẫn trẻ bỏ lá vào thùng rác. - Cho trẻ quan sát sân trường sau khi nhặt lá và nêu nhận xét. - Cô giáo dục trẻ: Phải thường xuyên nhặt lá rụng, chăm sóc bảo vệ cây, không ngắt lá bẻ cành, không vứt rác bừa bãi. b) Hoạt động 2: Trò chơi: “Dung dăng dung dẻ” c) Hoạt động 3: Chơi tự do. 3. Hoạt động chiều a) Hoạt động 1: Trò chơi: Nắng và mưa. - Cô nhắc lại cách chơi trò chơi. - Cho trẻ chơi trò chơi, cô bao quát động viên khuyến khích trẻ chơi tích cực. - Nhận xét trẻ chơi. b) Hoạt động 2: Tô màu tranh mùa hè. - Cô hỏi trẻ: + Các con có bức tranh vẽ về mùa gì? Tại sao con biết? + Thời tiết mùa hè như thế nào? - Cô nhấn mạnh: Mùa hè trời nắng nóng, cây cối xum xuê ra hoa kết quả... - Nhắn tin, nhắn tin. Tin rằng hôm nay tại lớp 3 tuổi A sẽ tổ chức 1 cuộc thi “bé tô tranh mùa hè” - Cho trẻ tô: Cô bao quát trẻ, động viên, giúp đỡ trẻ kịp thời, khuyến khích trẻ vẽ thêm những đám mây để bức tranh thêm sinh động. - Kết thúc: Cho trẻ trưng bày tranh và nêu nhận xét. c) Hoạt động 3: Chơi tự chọn. * Nêu gương cuối ngày.. - Trẻ quan sát và nêu nhận xét. - Trẻ lắng nghe.. - Trẻ chơi trò chơi.. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ chơi trò chơi. - Trẻ lắng nghe.. - Trẻ nêu ý kiến.. - Trẻ lắng nghe. - Tin gì, tin gì? - Trẻ hưởng ứng. - Trẻ tô tranh.. - Trẻ trưng bày tranh và nhận xét.. Đánh giá trẻ trong các hoạt động ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ==========***=========.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> Thứ 4 ngày 9 tháng 4 năm 2014 (Nghỉ ngày lễ 10/3). ==========***========= Thứ 5 ngày 10 tháng 4 năm 2014 I. Mục đích: * - Trẻ thuộc thơ, hiểu được nội dung bài thơ. Thể hiện được tình cảm của mình khi đọc thơ. - Giúp trẻ hiểu được không khí sẽ giúp cho một vật chìm có thể nổi. Tạo cho trẻ tính ham hiểu biết, kích thích tính tò mò. - Trẻ biết đọc cùng cô bài đồng dao: “Ông sấm ông sét”. *- Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm, phát triển khả năng ghi nhớ có chủ định của trẻ. - Rèn kỹ năng quan sát, phát triển tư duy, ngôn ngữ, óc phán đoán cho trẻ. - Rèn kỹ năng phát âm, phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. *- Giáo dục trẻ biết giữ gìn sức khoẻ khi thời tiết thay đổi. - Giáo dục trẻ có ý thức học tập tốt, biết vui chơi đoàn kết cùng bạn. - Giáo dục trẻ biết tránh các tai nạn do các hiện tượng tự nhiên gây ra. II. Chuẩn bị: - Tranh minh hoạ bài thơ: “Cầu vồng” - Tranh vẽ cầu vồng cho trẻ tô màu. Sáp màu cho trẻ. - Một vài vật chìm trong nước như: thìa ninox, thìa nhôm, chìa khóa. - Một chậu nước, túi ni lông, dây chun nhỏ. - Vòng, phấn, bóng cho trẻ. - Đồ dùng, đồ chơi ở các góc. - Ghế xếp hình vòng cung để làm “nhà” cho trẻ tránh mưa. III. Tiến hành: Hoạt động của cô 1. Hoạt động học: Văn học: Thơ: “Cầu vồng” – Nhược Thủy. * Hoạt động 1: Gây hứng thú. - Cô đọc câu đố: Cầu gì không bắc ngang sông Không trèo qua suối, lại chồng lên mây Hiện lên giữa bụi mưa bay Giữa quầng nắng tỏa, đố em cầu gì? - Cô dẫn dắt giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả. * Hoạt động 2: Cô đọc mẫu cho trẻ nghe. - Lần 1: Cô đọc diễn cảm bài thơ cho trẻ nghe. - Lần 2: Cô đọc kết hợp tranh minh họa.. Hoạt động của trẻ. - Trẻ lắng nghe.. - Trẻ đoán: Cầu vồng. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ chú ý lắng nghe cô đọc thơ. - Trẻ chú ý lắng nghe và quan sát tranh.. * Hoạt động 3: Đàm thoại, trích dẫn. - Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? của - Trẻ đàm thoại về. Bổ sung.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> tác giả nào? - Cầu vồng xuất hiện khi nào? - Cầu vồng được bắc ở đâu? - Cầu vồng có đặc điểm gì? - Cầu vồng có những màu gì? - Các con đã nhìn thấy cầu vồng trên trời bao giờ chưa?... - Giáo dục trẻ biết giữ gìn sức khoẻ khi thời tiết thay đổi. * Hoạt động 4: Dạy trẻ đọc thơ. - Cô cho cả lớp đọc cùng cô 2 - 3 lần. - Cô chia tổ, nhóm, cá nhân đọc thơ. - Cô chú ý sửa sai cho trẻ, động viên, khen ngợi trẻ kịp thời. - Cô cho trẻ đọc nâng cao. * Hoạt động 5: Kết thúc. - Cô nhận xét tuyên dương. - Cho trẻ tô màu tranh cầu vồng. 2. Hoạt động ngoài trời. a) Hoạt động 1: “Làm nổi một vật chìm” - Cho trẻ đứng vòng tròn xung quanh cô. - Cô giới thiệu một số đồ dùng: thìa ninox, thìa nhôm, chìa khóa. - Hỏi trẻ: Nếu chúng ta mang thả những đồ dùng này vào nước thì điều gì sẽ xảy ra? - Cô đặt chậu nước ở giữa vòng tròn. Cho trẻ bỏ thìa inox vào chậu nước và nêu nhận xét. - Các con có biết làm cách nào để thìa inox nổi trên mặt nước không? - Cô lấy thìa inox lên và cho vào túi ni lông, cô cầm miệng túi phất mạnh, mở rộng miệng túi vẫy đi vẫy lại. Giữ chặt miệng túi và dồn cho túi ni lông căng lên, buộc chặt miệng túi. - Cô cho trẻ thả túi ni lông bên trong có thìa inox vào chậu nước và nêu nhận xét.. nội dung bài thơ cùng cô.. - Trẻ lắng nghe.. - Trẻ đọc 2 - 3 lần. - Tổ, nhóm, cá nhân đọc thơ. - Trẻ đọc nâng cao. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ tô màu tranh.. - Trẻ đứng vòng tròn xung quanh cô. - Trẻ quan sát. - Trẻ đoán. - Trẻ bỏ thìa inox vào chậu nước và nêu nhận xét. - Trẻ trả lời. - Trẻ quan sát. - Trẻ thả túi ni lông vào chậu nước và nhận xét. - Trẻ lắng nghe.. - Cô giải thích: Có hiện tượng đó là do không khí được đựng đầy trong túi lên đã làm cho thìa inox không bị chìm trong nước. - Cho trẻ thực hành: “Làm nổi một vật chìm” - Trẻ thực hành. với một số đồ vật khác (thìa nhôm, chìa khóa) b) Hoạt động 2: Trò chơi: “Chìm nổi”.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> - Cô nhắc lại cách chơi. - Cho trẻ chơi trò chơi: Cô quan sát, động viên trẻ kịp thời. - Nhận xét trẻ chơi. c) Hoạt động 3: Chơi tự do. 3. Hoạt động chiều. a) Hoạt động 1: Trò chơi: Trời mưa - Cô nhắc lại cách chơi trò chơi. - Cho trẻ chơi: Cô quan sát, động viên trẻ kịp thời. - Nhận xét trẻ chơi. b) Hoạt động 2: Dạy trẻ bài đồng dao: “Ông sấm ông sét” - Cô đọc câu đố: - Cô dẫn dắt, giới thiệu bài đồng dao. - Cô đọc bài đồng dao 2 lần, chú ý nhấn vào các từ tạo sự liên kết giữa các câu. - Cô và trẻ đọc bài đồng dao 2 - 3 lần - Chia tổ, nhóm, cá nhân đọc (cô chú ý sửa sai, sửa ngọng cho trẻ, động viên khen ngợi trẻ kịp thời) c) Hoạt động 3: Chơi tự chọn. * Nêu gương cuối ngày.. - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi trò chơi. - Trẻ lắng nghe.. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ chơi trò chơi. - Trẻ lắng nghe.. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ lắng nghe.. - Trẻ đọc theo yêu cầu của cô.. Đánh giá trẻ trong các hoạt động ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... Thứ 6 ngày 11 tháng 4 năm 2014 I. Mục đích: *- Trẻ chú ý nghe, nhớ giai điệu bài hát, thể hiện được bài hát và biết phối hợp cùng các bạn trong việc thể hiện bài hát. - Trẻ nhận biết được 2 loại gió: Gió tự nhiên và gió nhân tạo; biết gió có ở khắp nơi; biết một số ích lợi và tác hại của gió. - Trẻ biết sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng ngăn nắp cùng cô giáo. Hứng thú tham gia biểu diễn văn nghệ. *- Rèn kỹ năng nghe, hát tự nhiên theo giai điệu bài hát. - Phát triển ngôn ngữ, kỹ năng quan sát, óc phán đoán cho trẻ..

<span class='text_page_counter'>(37)</span> - Rèn kỹ năng lao động, tính gọn gàng ngăn nắp cho trẻ. *- Giáo dục trẻ biết giữ gìn sức khỏe khi mùa hè đến. - Giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn sức khỏe khi trời có gió to... - Giáo dục trẻ biết giữ vệ sinh môi trường lớp học sạch sẽ, biết giúp đỡ mọi người các công việc vừa sức. - Giáo dục trẻ có ý thức học tập tốt, chơi trò chơi ngoan, đoàn kết với bạn bè. II. Chuẩn bị: - Đài cátset, xắc xô, thanh gõ. - Dải pơluya, bông, sỏi, 1 dây ruy băng, chong chóng, túi nilon đủ cho số trẻ trong lớp hoạt động. - Phấn vẽ, vòng, bóng cho trẻ. - Đồ chơi các góc, khăn lau, giá đựng đồ chơi. - Chương trình văn nghệ, phiếu bé ngoan cho trẻ. III. Tiến hành: Hoạt động của cô 1. Hoạt động học: Âm nhạc: - NDTT: Dạy hát: Mùa hè đến. - NDKH: + Nghe hát: Mây và gió. + Trò chơi: Ai nhanh nhất. a) Hoạt động 1: Trò chuyện gây hứng thú. - Cô đọc câu đố: Mùa gì nóng bức Trời nắng chang chang Đi học, đi làm Phải mang nón, mũ? - Cô dẫn dắt giới thiệu bài hát. b) Hoạt động 2: Dạy hát: “Mùa hè đến” Nhạc và lời: Nguyễn Thị Nhung. - Cô giới thiệu bài hát. - Cô hát mẫu cho trẻ nghe 2 lần. - Cho cả lớp hát cùng cô 2 - 3 lần. - Mời tổ, nhóm, cá nhân thể hiện bài hát. (Cô bao quát, động viên và sửa sai cho trẻ kịp thời) c) Hoạt động 3: Nghe hát: “Mây và gió” - Cô hát cho trẻ nghe bài hát 1 lần. - Giới thiệu tên bài hát, tên tác giả. + Các con thấy giai điệu bài hát này như thế nào? - Giai điệu của bài hát nhẹ nhàng, tình cảm. - Cô mở băng kết hợp minh họa bài hát 1 lần (khuyến khích trẻ hưởng ứng cùng cô) d) Hoạt động 4: Trò chơi: Ai nhanh nhất.. Hoạt động của trẻ. - Trẻ lắng nghe.. - Trẻ đoán: Mùa hè. - Trẻ lắng nghe.. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ hát cùng cô. - Tổ, nhóm, cá nhân hát.. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ chú ý và nhiệt tình hưởng ứng cùng cô.. Bổ sung.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> - Cô nhắc lại cách chơi. - Tổ chức cho trẻ chơi (Cô quan sát, động viên trẻ kịp thời) - Nhận xét trẻ chơi. 2. Hoạt động ngoài trời a) Hoạt động 1: “Bé với gió” - Cô cho trẻ chơi: “Gió thổi, cây nghiêng” - Các con thấy gió có ở đâu? (Ngoài sân, vườn, ngọn cây, ngoài đường....) - Cho trẻ làm thí nghiệm về gió. + Cô và trẻ cùng làm thí nghiệm với 3 vật mẫu: Dải giấy pơluya, bông, hòn sỏi. + Cô và trẻ cùng thổi vào 3 vật. + Các con thấy có điều gì xảy ra? Vật nào bay? + Tại sao dải giấy pơluya, bông lại bay lên được? (Vì có gió thổi) - Tại sao sỏi không bay lên được? (Vì nặng) - Chúng ta có thể tạo ra gió không? + Cô quạt tốc độ mạnh, nhẹ; cho mỗi trẻ cầm một sợi ruy băng và quan sát. - Cô cho trẻ biết: Gió từ quạt là gió do con người tạo ra (gió nhân tạo) - Các con nhận ra gió bằng cách nào? (Vì thấy tóc bay, da mát, lá đung đưa...) - Hãy kể các loại gió? - Gió có cần thiết cho đời sống của chúng ta không? Vì sao? - Vậy gió rất cần thiết đối với chúng ta: gió làm mát, mang không khí trong lành, hương thơm đi khắp mọi nơi. Hơn nữa con người đó sử dụng sức gió để làm ra điện... - Mùa hè không có gió thì điều gì sẽ xảy ra? (rất nóng nực....) - Nếu gió quá to (gió bão) thì sao? (Đổ cây, đổ nhà...) - Chúng ta phải làm gì để bảo vệ sức khỏe cho mình khi có gió hại, gió to? (Đội mũ, đeo khăn, đeo khẩu trang, không ra đường khi có gió bão) b) Hoạt động 2: Trò chơi “Gió thổi”. - Cô nhắc lại cách chơi trò chơi. - Cho trẻ chơi: Cô quan sát, động viên trẻ kịp. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ chơi trò chơi. - Trẻ lắng nghe.. - Trẻ chơi trò chơi. - Trẻ nêu ý kiến.. - Trẻ làm thí nghiệm cùng cô. - Trẻ quan sát và trả lời các câu hỏi của cô.. - Trẻ trả lời. - Trẻ quan sát và phát hiện ra sự thay đổi của dây ruy băng. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ trả lời - Trẻ kể - Trẻ nêu ý kiến - Trẻ lắng nghe.. - Trẻ nêu ý kiến.. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ chơi trò chơi..

<span class='text_page_counter'>(39)</span> thời. - Nhận xét trẻ chơi. c) Hoạt động 3: Chơi tự do. - Cho trẻ chơi chong chóng, túi nilon... 3. Hoạt động chiều. a) Hoạt động 1: Trò chơi: “Mưa to mưa nhỏ” - Cô nhắc lại cách chơi trò chơi. - Cho trẻ chơi: Cô quan sát, động viên trẻ kịp thời. - Nhận xét trẻ chơi. b) Hoạt động 2: Lao động vệ sinh. - Cho trẻ cất dọn đồ dùng đồ chơi ở các góc cùng cô giáo. - Hướng dẫn trẻ rửa tay sạch sẽ.. - Trẻ lắng nghe.. - Trẻ chơi.. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ chơi trò chơi. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ lao động vệ sinh cùng cô. - Trẻ vệ sinh tay chân sạch sẽ.. c) Hoạt động 3: Nêu gương * Nêu gương cuối ngày. * Nêu gương cuối tuần. Đánh giá trẻ trong các hoạt động ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... ==========***========= Đánh giá của ban giám hiệu ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ..........................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(40)</span> KẾ HOẠCH TUẦN III. Chủ đề nhánh: Bé biết gì về ngày và đêm? THỜI GIAN THỰC HIỆN: 1 TUẦN (Từ ngày 14 tháng 4 đến ngày 18 tháng 4 năm 2014) I) Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức: - Qua trò chuyện trẻ biết một số dấu hiệu nổi bật của ngày và đêm, các buổi trong ngày và sinh hoạt của con người, sự xuất hiện của mặt trăng, mặt trời và tác dụng của mặt trăng, mặt trời với đời sống của con người… - Biết tập thể dục thường xuyên có lợi cho sức khoẻ. Biết tập các động tác thể dục kết hợp lời ca bài: “Cho tôi đi làm mưa với”. - Trẻ về đúng góc chơi và thể hiện các vai chơi trong các góc, biết chơi cùng nhau theo nhóm, có nề nếp trong khi chơi. Thoả mãn nhu cầu hoạt động vui chơi của trẻ. - Trẻ nhận xét được các việc tốt, chưa tốt mà bạn và mình đã và chưa làm được trong ngày, trong tuần. - Trẻ hào hứng phấn khởi trong giờ nêu gương. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng giao tiếp, phát triển ngôn ngữ mạch lạc, khả năng ghi nhớ có chủ định cho trẻ. - Rèn luyện và phát triển thể lực cho trẻ, kỹ năng tập các động tác thể dục theo lời ca..

<span class='text_page_counter'>(41)</span> - Rèn kỹ năng chơi ở các góc, phát triển óc sáng tạo của trẻ. - Rèn thói quen cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi qui định. 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ biết yêu thiên nhiên, có ý thức thực hiện tốt chế độ sinh hoạt trong ngày. - Giáo dục trẻ có ý thức học tập tốt, có nề nếp trong các giờ thể dục. - Giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn đồ dùng đồ chơi, cất dọn đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định. - Giáo dục trẻ có ý thức tự giác, tinh thần phấn đấu thi đua cùng các bạn, đoàn kết, phối hợp cùng bạn trong khi chơi. II) Chuẩn bị - Đồ dùng của cô: + Tranh ảnh có liên quan đến chủ đề nước và một số hiện tượng tự nhiên. + Xắc xô. + Địa điểm tập thể dục sạch sẽ, bằng phẳng. - Đồ dùng của trẻ: Trang phục gọn gàng. - Đồ chơi các góc: + Góc xây dựng: bộ đồ chơi lắp ghép, khối nhựa các loại, hàng rào, gạch xây dựng, thảm cỏ, thảm hoa, cây xanh. + Góc phân vai: bộ đồ chơi nấu ăn, đồ dùng gia đình, đồ chơi bác sĩ, đồ chơi bán hàng giải khát. + Góc học tập: Sách, tranh, truyện về các buổi trong ngày và sinh hoạt của con người, mặt trăng, mặt trời, các hiện tượng tự nhiên, các hành vi đúng – sai của con người trước các hiện tượng tự nhiên… + Góc nghệ thuật: xắc xô, mũ múa, giấy vẽ, sáp màu, bút chì, đất nặn, giấy màu. - Cờ, phiếu bé ngoan. - Một số bài thơ, bài hát, câu chuyện về chủ đề. III) Tổ chức hoạt động Tên hoạt động. Đón trẻ. Trò chuyện. Thứ 2. Thứ 3. Thứ 4. Thứ 5. Thứ 6. - Vệ sinh, thông thoáng phòng lớp. - Đón trẻ, nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân vào nơi quy định và chọn góc chơi thích hợp. - Cô bao quát trẻ và trao đổi cùng phụ huynh về tình hình sức khỏe và học tập của trẻ. - Cô bao quát trẻ chơi. * Dự kiến trò chuyện: - Thứ 2 + thứ 3: + Một số dấu hiệu nổi bật của ngày và đêm. + Các buổi trong ngày và sinh hoạt của con người. - Thứ 4 + thứ 5 + thứ 6: + Chế độ sinh hoạt của bé trong ngày. + Sự xuất hiện của mặt trăng, mặt trời. + Tác dụng của mặt trăng, mặt trời với đời sống của con người….

<span class='text_page_counter'>(42)</span> + Những điểm nổi bật trong ngày. - Cô giáo dục trẻ: Biết yêu thiên nhiên, có ý thức thực hiện tốt chế độ sinh hoạt trong ngày.. Thể dục sáng. Hoạt động học. Hoạt động ngoài trời. * Khởi động: - Cho trẻ làm đoàn tàu kết hợp đi chạy các kiểu, cho trẻ về 3 hàng dọc sau đó dàn hàng ngang theo tổ. * Trọng động: Cô cho trẻ tập các động tác kết hợp lời bài hát “Cho tôi đi làm mưa với” - Hô hấp: Hít vào, thở ra. - Tay: Hai tay đánh chéo nhau về phía trước và ra sau. - Bụng: Đứng quay người sang bên. - Chân: Đứng nâng cao chân, gập gối. - Bật: Tách – chụm chân tại chỗ. * Hồi tĩnh: Đi nhẹ nhàng. Thể dục: Chạy thay đổi hướng theo đường dích dắc. - Trò chơi: Chuyền bóng - Chơi với chai lọ. - Trò chơi: Dệt vải.. Toán: Tạo hình: Văn học: Ôn nhận biết Xé dán lá Thơ: Ông một và nhiều rụng. mặt trời. Âm nhạc: Sinh hoạt văn nghệ cuối chủ đề. - Hãy nhặt rác bỏ vào thùng. - Trò chơi: Nhảy qua suối nhỏ.. - Chơi với lá cây. - Trò chơi: Gió thổi.. - In bàn tay, bàn chân trên cát. - Trò chơi: Trời mưa.. - Dạy trẻ xếp ông mặt trời bằng hột hạt. - Trò chơi: Nắng và mưa.. Chơi tự do Hoạt động góc. * Thỏa thuận chơi: - Chúng mình đang thực hiện chủ đề gì? - Chủ đề nhánh của tuần này là gì? - Bạn nào kể cho cô biết trong lớp mình có những góc chơi nào? - Ai thích chơi ở góc xây dựng (góc học tập, góc phân vai, góc nghệ thuật)? - Con sẽ chơi gì ở các góc chơi đó? - Với vai chơi của mình, các con sẽ vào góc chơi nào? Các con cần đồ chơi gì? - Trong khi chơi các con phải chơi như thế nào? - Khi muốn đổi góc chơi phải làm gì? Hãy rủ bạn cùng chơi về góc chơi mà các con thích! * Quá trình chơi: - Cô giúp trẻ về góc chơi của mình, giúp trẻ phân vai và chọn đồ.

<span class='text_page_counter'>(43)</span> chơi, quan sát khuyến khích trẻ chơi tốt, nhắc trẻ nói vừa đủ nghe, bảo vệ giữ gìn đồ chơi... - Cô lưu ý quan sát và hướng dẫn trẻ chơi trọng tâm ở góc học tập, kết hợp quan sát nhắc nhở trẻ ở các góc chơi khác. Cô bao quát, gợi ý, hướng dẫn trẻ chơi và kịp thời xử lý các tình huống, động viên, khuyến khích trẻ chơi sáng tạo, kết hợp giáo dục trẻ ý thức đoàn kết, giữ gìn đồ chơi trong khi chơi... - Góc xây dựng: Xây bể bơi. - Góc phân vai: Chơi “gia đình”, chơi “cửa hàng bán nước giải khát”, chơi “khám bệnh”. - Góc học tập: Xem sách, truyện, tranh ảnh về về các buổi trong ngày và sinh hoạt của con người, mặt trăng, mặt trời, các hiện tượng tự nhiên, các hành vi đúng – sai của con người trước các hiện tượng tự nhiên… - Góc nghệ thuật: múa hát, vẽ, nặn, tô màu, xé dán tranh về các hiện tượng tự nhiên. * Nhận xét chơi: - Cho trẻ tự nhận xét vai chơi trong các góc. - Cô nhận xét từng góc chơi ngay trong quá trình trẻ chơi, động viên khen ngợi trẻ kịp thời. - Cô cùng trẻ nhẹ nhàng cất đồ chơi vào nơi quy định. Vệ sinh sau khi chơi.. Hoạt động chiều. Hoạt động nêu gương. - TC: Mưa to mưa nhỏ. - Làm quen bài thơ: Ông mặt trời.. TC: Nu na nu nống. - Kể chuyện cho trẻ nghe và cho trẻ đặt tên truyện đuợc nghe.. - TC: Chi chi chành chành. - Ôn các bài đồng dao trong chủ đề.. - TC: Tập tầm vông. - Thực hành vở bé làm quen với toán (Trang 22, 23). - TC: Cặp kè - Lao động vệ sinh - Nêu gương cuối tuần.. * Nêu gương cuối ngày: - Cô cho trẻ hát bài: Hoa bé ngoan. - Cô cho trẻ tự nhận xét về các việc tốt chưa tốt của bản thân và của bạn trong ngày. - Cô nhận xét chung: Nêu gương những việc tốt mà trẻ thực hiện được trong ngày để cho trẻ khác học tập và những việc trẻ thực hiện chưa tốt những hành vi chưa ngoan để có kế hoạch bổ sung cho ngày hôm sau. - Cô tặng cờ cho bé ngoan. - Cô cho trẻ vui văn nghệ tạo không khí vui vẻ. * Nêu gương cuối tuần: - Cô hát cho trẻ nghe bài: Cả tuần đều ngoan. - Cô cho trẻ tự nhận xét các việc tốt chưa tốt của bản thân và của bạn trong tuần. - Cô nhận xét chung: Nêu gương những việc tốt tiêu biểu mà trẻ thực.

<span class='text_page_counter'>(44)</span> được trong tuần cho trẻ khác học tập và những việc trẻ thực hiện chưa tốt, những hành vi chưa ngoan để có kế hoạch bổ sung cho tuần sau. - Cô tặng phiếu ngoan cho trẻ. - Cô cho trẻ vui văn nghệ tạo không khí vui vẻ.. Trả trẻ. - Cô chuẩn bị quần áo cho trẻ gọn gàng, vệ sinh cá nhân sạch sẽ. - Trong khi trẻ chờ bố mẹ đón cô cho trẻ tự tham gia vào những hoạt động mà trẻ yêu thích, chơi với những đồ chơi dễ lấy, dễ cất; hát múa, đọc thơ, ca dao, đồng dao, kể chuyện về chủ đề.. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY. Thứ 2 ngày 14 tháng 4 năm 2014 I. Mục đích: *- Trẻ biết chạy trong đường dích dắc, không giẫm lên vạch, không chạy ra ngoài, tư thế người ngay ngắn, tới đích đã được quy định. Hứng thú chơi trò chơi: “Chuyền bóng”. - Tạo điều kiện cho trẻ tận hưởng những điều kiện tự nhiên như tắm nắng, hít thở không khí trong lành, được vận động tự do thoải mái đáp ứng nhu cầu vận động, tìm hiểu thế giới xung quanh của trẻ. - Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả và biết đọc cùng cô bài thơ “Ông mặt trời”. *- Phát triển các tố chất nhanh nhẹn, dẻo dai và sức mạnh cơ bắp của chân, khả năng thăng bằng và kiểm soát vận động. - Rèn luyện kỹ năng đóng mở lắp chai, súc chai lọ, xếp chồng lên nhau, bỏ vào, lấy ra, rót, múc nước vào chai lọ... - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, khả năng ghi nhớ có chủ định cho trẻ. *- Giáo dục trẻ có ý thức tổ chức kỷ luật, tích cực tự giác trong tập luyện. - Giáo dục trẻ có ý thức học tập tốt, biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi, vui chơi đoàn kết cùng bạn. - Giáo dục trẻ biết yêu thiên nhiên gần gũi quanh trẻ. II. Chuẩn bị: - Sân tập bằng phẳng, sạch sẽ. - Sân tập bằng phẳng, sạch sẽ, đường dích dắc rộng khoảng 50cm, có 3 – 4 điểm dích dắc cách nhau khoảng 2 - 2,5 m. Các củ cà rốt được cắt bằng xốp. Mũ Thỏ hồng và mũ Thỏ trắng cho trẻ. - 3 quả bóng nhựa có đường kính khoảng 15cm cho trẻ. - Xắc xô của cô. - Các loại chai lọ có kích thước, hình dáng khác nhau, có nắp nút. - Rổ đựng, nước. - Vòng, phấn, bóng cho trẻ. - Đồ dùng đồ chơi ở các góc..

<span class='text_page_counter'>(45)</span> - Tranh minh hoạ bài thơ: Ông mặt trời. III. Tiến hành: Hoạt động của cô 1. Hoạt động học: Thể dục: Chạy thay đổi hướng theo đường dích dắc - Trò chơi: Mèo đuổi chuột. * Kiểm tra sức khoẻ của trẻ xem có ai bị đau ở đâu không? a) Khởi động: Cô cho trẻ làm đoàn tàu đi các kiểu chân rồi về đội hình 3 hàng ngang theo tổ. b) Trọng động: * BTPTC: Cho trẻ tập theo nhịp đếm cùng cô (2 lần x 4 nhịp) - Tay: Hai tay đưa lên cao, ra phía trước, dang ngang. - Bụng: Cúi người về phía trước. - Chân: Đứng khuỵu gối. - Bật: Tại chỗ. (Chú ý cho trẻ tập động tác chân nhiều lần hơn) * VĐCB: Chạy thay đổi hướng theo đường dích dắc. - Cho trẻ đứng thành hai hàng ngang đối diện. - Cô giới thiệu tên bài tập. - Cô làm mẫu lần 1 không phân tích. - Cô làm mẫu lần 2 kết hợp phân tích động tác: Khi cô hô “bắt đầu”, trẻ chạy trong đường dích dắc. Khi chạy, tư thế người ngay ngắn, mắt nhìn thẳng, không được giẫm lên vạch, không chạy ra ngoài. Chạy đến cuối đường dích dắc thì dừng lại và đi về cuối hàng. - Cho 2 trẻ khá lên tập mẫu trước. - Cho trẻ lần lượt thực hiện: + Lần 1: Cho trẻ thực hiện theo hiệu lệnh. + Lần 2: Cho 2 đội Thỏ hồng và Thỏ trắng thi nhau chạy thay đổi hướng theo đường dích dắc lấy cà rốt mang về nhà. Trong thời gian một bản nhạc đội nào lấy được nhiều cà rốt hơn đội đó thắng cuộc. (Cô quan sát, động viên khuyến khích, sửa sai. Hoạt động của trẻ. - Trẻ trả lời.. - Trẻ khởi động.. - Trẻ tập các động tác cùng cô. - Trẻ đứng thành hai hàng ngang. - Trẻ lắng nghe. - Quan sát cô làm mẫu và lắng nghe cô phân tích từng động tác.. - 2 trẻ lên thực hiện mẫu. - Lần lượt trẻ thực hiện.. Bổ sung.

<span class='text_page_counter'>(46)</span> cho trẻ kịp thời). - Củng cố: Cho 2 trẻ tập tốt lên tập lại. * TCVĐ: Chuyền bóng. - Cô nhắc lại luật chơi, cách chơi. - Cho trẻ chơi trò chơi, cô bao quát động viên khuyến khích trẻ chơi tích cực. - Nhận xét trẻ chơi. c) Hồi tĩnh: - Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng 2 - 3 phút. 2. Hoạt động ngoài trời a) Hoạt động 1: Chơi với chai lọ. - Cô cho trẻ chơi trò chơi “Trời tối, trời sáng” - “Trời sáng” cô hỏi trẻ: + Các con nhìn xem trong rổ đồ chơi có gì? - Cô cho trẻ đếm cùng cô số lượng chai lọ, nắp nút. - Hỏi trẻ: Các con sẽ chơi gì với những chai lọ này? - Cô gợi ý cho trẻ một số cách chơi với các chai lọ. - Cho trẻ chơi với chai lọ: + Xếp chai lọ: xếp chồng, xếp cách, xếp cạnh. + Đong nước vào chai lọ bằng các nắp nút chai. - Trong khi trẻ chơi cô quan sát, đảm bảo an toàn cho trẻ. - Cho trẻ cất dọn chai lọ và vệ sinh chân tay sạch sẽ. b) Hoạt động 2: Trò chơi: “Dệt vải”. c) Hoạt động 3: Chơi tự do 3. Hoạt động chiều. a) Hoạt động 1: Trò chơi “Mưa to mưa nhỏ” - Cô nhắc lại cách chơi. - Cho trẻ chơi trò chơi, cô bao quát động viên khuyến khích trẻ kịp thời. - Nhận xét trẻ chơi. b) Hoạt động 2: Làm quen bài thơ: “Ông mặt trời” - Cô đọc câu đố: Sớm sớm nét mặt hiền hòa Đến trưa mặt đỏ chói lòa gắt gay Chiều về mặt lại hiền ngay Đêm đêm giấu mặt trong mây trốn tìm Là gì?. - 2 trẻ lên tập lại. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ chơi trò chơi. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ đi nhẹ nhàng.. - Trẻ chơi trò chơi. - Trẻ trả lời. - Trẻ đếm cùng cô. - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ chơi với chai lọ.. - Trẻ cất dọn chai lọ và rửa tay sạch sẽ. - Trẻ chơi trò chơi.. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ chơi trò chơi. - Trẻ lắng nghe.. - Trẻ lắng nghe.. - Trẻ đoán: Mặt trời..

<span class='text_page_counter'>(47)</span> - Cô dẫn dắt giới thiệu bài thơ. - Cô đọc cho trẻ nghe bài thơ lần 1, giới thiệu tên bài, tên tác giả. - Cô đọc lại bài thơ 2 - 3 lần kết hợp tranh, khuyến khích trẻ đọc cùng cô. - Cô hỏi tên bài thơ, tên tác giả. - Giáo dục trẻ biết yêu thiên nhiên gần gũi quanh trẻ. c) Hoạt động 3: Chơi tự chọn. * Nêu gương cuối ngày.. - Trẻ lắng nghe.. - Trẻ đọc thơ cùng cô. - Trẻ trả lời. - Trẻ chú ý lắng nghe.. Đánh giá trẻ trong các hoạt động ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... ==========***========== Thứ 3 ngày 15 tháng 4 năm 2014 I. Mục đích: *- Củng cố khả năng nhận biết một và nhiều. - Trẻ biết nhặt rác là tham gia bảo vêi môi trường, giữ gìn trường lớp sạch đẹp. - Trẻ biết lắng nghe, hiểu nội dung truyện và có thể đặt tên cho câu truyện vừa nghe. *- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, phát triển khả năng tư duy của trẻ. - Rèn kỹ năng lao động, trẻ có thói quen bỏ rác đúng nơi quy định, biết phân biệt môi trường bẩn, môi trường sạch ở trường mầm non. - Phát triển khả năng ghi nhớ có chủ định, óc sáng tạo của trẻ. *- Giáo dục trẻ có ý thức học tập tốt, biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi, biết vui chơi đoàn kết cùng bạn. - Giáo dục trẻ thói quen giữ cho môi trường ngoài xã hội nói chung và môi trường trong lớp học luôn được sạch đẹp. - Giáo dục trẻ biết yêu thiên nhiên, biết quý trọng tình bạn. II. Chuẩn bị: - 4 ngôi nhà có dán các chấm tròn. - 3 bức tranh vẽ nhiều hình ảnh với số lượng khác nhau. - Lô tô vẽ một và nhiều mặt trăng, mặt trời, các vì sao, các đám mây cho trẻ. - Thùng rác. - Vòng, phấn, bóng cho trẻ..

<span class='text_page_counter'>(48)</span> - Vẽ 2 đường thẳng song song dài 3 m rộng 30 – 35 cm. - Đồ dùng đồ chơi ở các góc. III. Tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Bổ sung 1. Hoạt động học: Toán: Ôn nhận biết một và nhiều. a) Hoạt động 1: Gây hứng thú - Cô hát cho trẻ nghe bài: “Chỉ có một trên - Trẻ lắng nghe. đời” - Nhạc: Trương Quang Lục Ý thơ: Liên Xô - Trò chuyện cùng trẻ về bài hát. - Trẻ trò chuyện cùng cô. b) Hoạt động 2: Ôn nhận biết một và nhiều. * Cô tổ chức các trò chơi để trẻ ôn tập nhận - Trẻ chơi các trò biết một và nhiều. chơi. - Trò chơi 1: “Đội nào nhanh hơn” - Trẻ chơi trò chơi: Cách chơi: Chia trẻ thành 3 đội, phát cho mỗi “Đội nào nhanh hơn” đội một bức tranh vẽ nhiều hình ảnh với số lượng khác nhau, trẻ quan sát và thảo luận để tìm ra các hình ảnh có số lượng một và nhiều, sau đó đại diện từng nhóm lên trả lời. - Trò chơi 2: “Thi ai nhanh” - Trẻ chơi trò chơi: Cách chơi: Trẻ chọn nhanh lô tô theo yêu cầu “Thi ai nhanh” của cô. - Trò chơi 3: “Về đúng nhà” - Trẻ chơi trò chơi: - Cách chơi: Trẻ vừa đi vừa hát, khi có hiệu “Về đúng nhà” lệnh “tìm nhà” trẻ phải về đúng nhà có số lượng chấm tròn bằng số lượng hình ảnh trong lô tô trên tay trẻ. - Trò chơi 4: “Ai thông minh hơn” - Trẻ chơi trò chơi: Cách chơi: Trẻ tìm nhanh trong lớp những đồ “Ai thông minh hơn” dùng đồ chơi có số lượng là một và nhiều. Trong khi trẻ chơi các trò chơi cô động viên, sửa sai, khen ngợi trẻ kịp thời. c) Hoạt động 3: Kết thúc: Cô nhận xét, tuyên - Trẻ lắng nghe. dương. 2. Hoạt động ngoài trời a) Hoạt động 1: “Hãy nhặt rác bỏ vào thùng” - Cô rung xắc xô tập trung trẻ lại, kiểm tra - Trẻ tập trung lại. sức khỏe và cho trẻ xếp hàng đi xuống sân. - Cô cùng trẻ đọc bài thơ: “Nhặt lá rụng” và - Trẻ đọc thơ và trò trò chuyện với trẻ: chuyện cùng cô. - Các con nhìn xem hôm nay sân trường có - Trẻ quan sát và.

<span class='text_page_counter'>(49)</span> nhiều rác không? - Các con thấy sân trường bây giờ như thế nào? - Nếu sân trường có nhiều rác các con sẽ làm gì? - Hôm nay chúng mình cùng giúp cô làm vệ sinh sân trường nhé! - Cô tổ chức cho trẻ thực hiện theo từng khu vực, trong khi trẻ làm cô động viên bao quát và giúp đỡ trẻ kịp thời. - Khi hoàn thành công việc cô giúp trẻ đổ rác vào nơi quy định và cho trẻ rửa tay (nhắc trẻ dùng nước vừa đủ, không lãng phí nước) - Cho trẻ quan sát sân trường sau khi thực hiện xong. b) Hoạt động 2: Trò chơi: Nhảy qua suối nhỏ. - Cô nhắc lại luật chơi, cách chơi. - Cho trẻ chơi trò chơi, cô bao quát động viên khuyến khích trẻ khi chơi. - Nhận xét trẻ chơi. c) Hoạt động 3: Chơi tự do. 3. Hoạt động chiều a) Hoạt động 1: Trò chơi: Nu na nu nống b) Hoạt động 2: Kể chuyện cho trẻ nghe và cho trẻ đặt tên truyện đuợc nghe. - Cô kể cho trẻ nghe truyện “Sự tích ngày và đêm” 2 lần nhưng không giới thiệu tên truyện. - Đàm thoại cùng trẻ: + Trong chuyện có những ai? + Ngày xưa, Mặt Trăng, Mặt Trời và Gà Trống cùng sống với nhau ở đâu? + Mặt Trăng mắc cái áo màu gì? + Gà Trống đội một chiếc mũ màu gì? + Mặt Trăng thích chiếc mũ đỏ của Gà Trống nên đã nói gì với Gà Trống? + Gà Trống trả lời Mặt Trăng ra sao? + Gà Trống không đổi cho Mặt Trăng nên Mặt Trăng đã làm gì? + Gà Trống đã làm gì? + Gà Trống có tìm thấy mũ không? Vì sao? + Gà Trống đã nhớ tới ai và cất tiếng gọi như thế nào? + Mặt Trời đã làm gì? + Gà Trống đã tìm thấy cái mũ đỏ của mình ở. nhận xét.. - Trẻ trả lời. - Trẻ hưởng ứng. - Trẻ lao động.. - Trẻ rửa tay và lau khô. - Trẻ quan sát và nhận xét.. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ chơi trò chơi. - Trẻ lắng nghe.. - Trẻ chơi trò chơi.. - Trẻ lắng nghe.. - Đàm thoại cùng cô..

<span class='text_page_counter'>(50)</span> đâu? + Sau khi tìm thấy mũ Gà Trống định làm gì? + Gà Trống có bay về trời được không? Vì sao? + Gà Trống đã nhờ ai giúp đỡ? + Mặt Trời có giúp được Gà Trống không? Mặt Trời đã an ủi Gà Trống như thế nào? + Từ đó trở đi Gà Trống đã làm gì? + Ở tít trên trời cao, Mặt Trời đã làm gì? + Người ta gọi lúc Mặt Trời xuất hiện là gì? + Còn Mặt Trăng thì cảm thấy thế nào? + Mặt Trăng xuất hiện khi nào? + Người ta gọi lúc Mặt Trăng xuất hiện là gì? + Con thích ai trong truyện nhất? + Theo con, câu chuyện nên đặt tên là gì? (Yêu cầu trẻ đặt tên cho câu chuyện theo các tên khác nhau) - Cô đọc cho cả lớp nghe các tên do trẻ đặt. - Cô nhận xét (động viên, khen ngợi, phân tích) các tên câu chuyện do trẻ đặt. - Cô nói tên truyện cho trẻ nghe. - Giáo dục trẻ: biết yêu thiên nhiên, biết quý trọng tình bạn. c) Hoạt động 3: Chơi tự chọn * Nêu gương cuối ngày.. - Trẻ trả lời. - Trẻ đặt tên cho câu chuyện. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ lắng nghe.. Đánh giá trẻ trong các hoạt động ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... ==========***========= Thứ 4 ngày 16 tháng 4 năm 2014 I. Mục đích:.

<span class='text_page_counter'>(51)</span> *- Trẻ biết xé vụn giấy màu vàng thành những chiếc lá và dán vào bức tranh mùa thu một cách sáng tạo. - Trẻ biết in bàn tay bàn chân của mình trên cát, biết được tác dụng của cát trong cuộc sống. - Trẻ đọc thuộc các bài đồng dao trong chủ đề. *- Rèn kỹ năng xé dán, kỹ năng bố cục tranh, phát triển óc sáng tạo của trẻ. - Rèn luyện óc quan sát, phát triển khả năng tư duy của trẻ. - Rèn kỹ năng phát âm, phát triển ngôn ngữ mạch lạc, khả năng ghi nhớ có chủ định cho trẻ. *- Giáo dục trẻ có ý thức học tập tốt, biết trân trọng sản phẩm mình làm ra, biết yêu cây xanh, có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây, không trèo cây, đu cành... - Giáo dục trẻ biết vui chơi đoàn kết cùng bạn, không tung ném cát. - Giáo dục trẻ biết giữ gìn sức khỏe khi thời tiết thay đổi, biết tránh các tai nạn do các hiện tượng tự nhiên gây ra. II. Chuẩn bị: - Tranh mẫu xé dán lá rụng (2 tranh). - Vở tạo hình, giấy màu vàng, keo dán cho trẻ. - Cát để trẻ in bàn tay, bàn chân. - Ghế xếp hình vòng cung để làm “nhà” cho trẻ tránh mưa. - Vòng, phấn, bóng cho trẻ. - Đồ dùng, đồ chơi ở các góc. - Các bông hoa có ghi tên các bài đồng dao trong chủ đề. III. Tiến hành: Hoạt động của cô 1. Hoạt động học: Tạo hình: Xé dán lá rụng (Đề tài) a) Hoạt động 1: Trò chuyện gây hứng thú - Cô đọc câu đố: Mùa gì dịu nắng Mưa nhè nhẹ bay Gió khẽ rung cây Lá vàng rơi rụng? - Dẫn dắt vào bài. b) Hoạt động 2: Quan sát và nhận xét tranh mẫu. - Cô cho trẻ quan sát tranh cô xé dán mẫu và đàm thoại cùng trẻ: + Cô có tranh nói về mùa gì đây? Tại sao con biết? + Những chiếc lá rụng có đặc điểm gì? Được dán như thế nào?... - Sau lời nhận xét của trẻ cô khái quát lại giúp trẻ ghi nhớ.. Hoạt động của trẻ. - Trẻ lắng nghe.. - Trẻ đoán: Mùa thu. - Trẻ lắng nghe.. - Trẻ quan sát và nêu nhận xét.. - Trẻ lắng nghe.. Bổ sung.

<span class='text_page_counter'>(52)</span> - Các con ạ! hôm nay cô cùng các con sẽ thể hiện sự khéo léo của mình qua tác phẩm tạo hình: “Xé dán lá rụng”, cô muốn các con hãy xé và dán thật nhiều chiếc lá vàng đẹp để bức tranh mùa thu thêm sinh động nhé! c) Hoạt động 3: Cô hướng dẫn trẻ xé dán. - Cô hỏi và cho trẻ nêu ý định của mình: + Con định xé những chiếc lá rụng như thế nào? Cách xé chúng ra sao? Dán những chiếc lá như thế nào? - Cô có thể xé dán nhanh những chiếc lá theo mô tả của trẻ cho trẻ quan sát. d) Hoạt động 4: Bé thực hành xé dán. - Cô cho trẻ ngồi theo nhóm và thực hành xé dán. - Cô bao quát, hướng dẫn, động viên trẻ kịp thời, nhắc trẻ chấm ít keo để không dây sang phần khác. - Gợi mở và khuyến khích những ý tưởng sáng tạo của trẻ. - Hướng dẫn thêm cho những trẻ yếu. e) Hoạt động 5: Nhận xét sản phẩm. - Cô cho trẻ trưng bày và nhận xét sản phẩm của nhau, tìm ra sản phẩm đẹp. - Cô nhận xét chung, động viên tuyên dương trẻ. 2. Hoạt động ngoài trời. a) Hoạt động 1: In bàn tay, bàn chân trên cát. - Cô trò chuyện với trẻ về cát. - Hỏi trẻ: + Các con có thích nhìn thấy hình bàn tay, bàn chân của mình trên cát không? + Làm thế nào để nhìn thấy hình bàn tay, bàn chân của mình trên cát? + Muốn in hình bàn tay, bàn chân của mình trên cát chúng thì phải làm như thế nào? - Cô hướng dẫn trẻ cách in bàn tay, bàn chân trên cát: Đặt bàn tay, bàn chân trên cát ẩm sau đó ấn mạnh bàn tay, bàn chân trên cát để hình bàn tay, bàn chân in lại dấu trên cát. - Cho trẻ thực hiện: Cô quan sát, nhắc nhở, giúp đỡ, động viên trẻ kịp thời. - Nhận xét sản phẩm của trẻ. - Hỏi trẻ: Muốn để tay, chân sạch sẽ thì phải. - Trẻ hưởng ứng. - Trẻ nêu ý định của mình.. - Trẻ quan sát cô xé dán. - Trẻ ngồi thực hành xé dán lá rụng theo nhóm.. - Trẻ trưng bày và nêu nhận xét. - Trẻ lắng nghe.. - Trò chuyện cùng cô. - Trẻ trả lời. - Trẻ nói theo ý hiểu.. - Trẻ quan sát và lắng nghe.. - Trẻ thực hiện - Nhận xét cùng cô. - Trẻ trả lời..

<span class='text_page_counter'>(53)</span> làm gì? - Cho trẻ vệ sinh chân tay sạch sẽ. b) Hoạt động 2: Trò chơi: Trời mưa - Cô nhắc lại cách chơi. - Cho trẻ chơi: Cô quan sát, động viên trẻ chơi tích cực, vui vẻ. - Nhận xét trẻ chơi. c) Hoạt động 3: Chơi tự do. 3. Hoạt động chiều. a) Hoạt động 1: Trò chơi: Chi chi chành chành. b) Hoạt động 2: Ôn các bài đồng dao trong chủ đề. - Cô tổ chức cho trẻ ôn lại các bài đồng dao trong chủ đề dưới hình thức “hái hoa chọn bài”: Trẻ hái phải bông hoa có ghi tên bài đồng dao nào thì đọc rõ ràng, mạch lạc bài đồng dao đó. c) Hoạt động 3: Chơi tự chọn. * Nêu gương cuối ngày.. - Trẻ vệ sinh tay, chân. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ chơi trò chơi. - Trẻ lắng nghe.. - Trẻ chơi trò chơi.. - Trẻ lên hái hoa chọn bài và đọc bài đồng dao trong bông hoa hái được.. Đánh giá trẻ trong các hoạt động ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... ==========***========= Thứ 5 ngày 17 tháng 4 năm 2014 I. Mục đích: * - Trẻ thuộc thơ, hiểu được nội dung bài thơ. Thể hiện được tình cảm của mình khi đọc thơ. - Trẻ biết xếp ông mặt trời bằng hột hạt dưới sự hướng dẫn của cô giáo. - Trẻ thực hiện được các yêu cầu trong vở bé làm quen với toán dưới sự hướng dẫn của cô. *- Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm, phát triển khả năng ghi nhớ có chủ định của trẻ. - Phát triển óc sáng tạo, rèn sự khéo léo của đôi tay..

<span class='text_page_counter'>(54)</span> - Rèn luyện khả năng định hướng trong không gian, kỹ năng nhận biết một và nhiều, kỹ năng đếm cho trẻ. *- Giáo dục trẻ biết yêu thiên nhiên gần gũi quanh trẻ. - Giáo dục trẻ biết trân trọng sản phẩm mình làm ra, biết yêu cái đẹp và có mong muốn tạo ra cái đẹp. - Giáo dục trẻ biết giữ gìn sức khỏe khi thời tiết thay đổi. - Giáo dục trẻ có ý thức học tập tốt, biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi, biết vui chơi đoàn kết cùng bạn. II. Chuẩn bị - Tranh minh họa bài thơ: “Ông mặt trời”. - Mẫu xếp ông mặt trời bằng hột hạt. Hột hạt, vòng, bóng, sỏi, phấn cho trẻ. - Kê một dãy ghế làm “nhà” của trẻ. - Đồ dùng, đồ chơi ở các góc. - Bàn ghế cho trẻ ngồi, tranh hướng dẫn của cô giáo. - Vở bé làm quen với toán, sáp màu cho trẻ. - Đồ dùng, đồ chơi ở các góc. III. Tiến hành: Hoạt động của cô 1. Hoạt động học: Văn học: Thơ: “Ông mặt trời” – Ngô Thị Bích Hiền. * Hoạt động 1: Gây hứng thú. - Cô cùng trẻ hát bài: “Cháu vẽ ông mặt trời” Nhạc và lời: Tân Huyền - Cô dẫn dắt giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả. * Hoạt động 2: Cô đọc mẫu cho trẻ nghe. - Lần 1: Cô đọc diễn cảm bài thơ cho trẻ nghe. - Lần 2: Cô đọc kết hợp tranh minh họa. * Hoạt động 3: Đàm thoại, trích dẫn. - Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? Của tác giả nào? - Bài thơ nói về những ai? - Ông Mặt Trời xuất hiện vào thời điểm nào trong ngày? - Ông Mặt Trời tỏa nắng xuống ai? - Hai mẹ con đang dắt nhau đi ở đâu? - Ông Mặt Trời đã nhíu mắt lại nhìn ai? - Tại sao bạn nhỏ cũng phải nhíu mắt lại nhìn ông Mặt Trời? - Các con khi nhìn lên ông Mặt Trời thì mắt phải như thế nào? Vì sao phải nhíu mắt lại? - Bạn nhỏ đã nói gì với ông Mặt Trời? - Các con có yêu quý ông Mặt Trời không? Vì sao?. Hoạt động của trẻ. - Trẻ hát cùng cô. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ chú ý lắng nghe cô đọc thơ. - Trẻ đàm thoại về nội dung bài thơ cùng cô.. - Trẻ nói theo ý hiểu.. Bổ sung.

<span class='text_page_counter'>(55)</span> - Giáo dục trẻ biết yêu thiên nhiên gần gũi quanh trẻ. * Hoạt động 4: Dạy trẻ đọc thơ. - Cô cho cả lớp đọc cùng cô 2 - 3 lần. - Cô chia tổ, nhóm, cá nhân đọc thơ. - Cô chú ý sửa sai cho trẻ, động viên, khen ngợi trẻ kịp thời. - Cô cho trẻ đọc nâng cao. * Hoạt động 5: Kết thúc. - Cô ngâm thơ cho trẻ nghe. - Cô nhận xét, tuyên dương. 2. Hoạt động ngoài trời. a) Hoạt động 1: Dạy trẻ xếp ông mặt trời bằng hột hạt. - Cô đọc câu đố: Sớm sớm nét mặt hiền hòa Đến trưa mặt đỏ chói lòa gắt gay Chiều về mặt lại hiền ngay Đêm đêm giấu mặt trong mây trốn tìm Là gì? - Trò chuyện, dẫn dắt giới thiệu bài: Hôm nay chúng mình hãy dùng các loại hột hạt xếp các ông Mặt Trời thật đẹp thông qua đôi bàn tay khéo léo của mình nhé! - Cô cho trẻ quan sát mẫu cô xếp ông Mặt Trời bằng hột hạt và đàm thoại cùng trẻ: + Ông Mặt Trời có dạng hình gì? + Xung quanh ông Mặt Trời có những gì? + Cô xếp ông Mặt Trời, các tia nắng như thế nào?... - Cô xếp mẫu cho trẻ quan sát (kết hợp hướng dẫn bằng lời) - Cô cho trẻ xếp ông Mặt Trời bằng hột hạt trên sân trường (cô đi quan sát khuyến khích, động viên, giúp đỡ trẻ kịp thời) - Nhận xét, tuyên dương. b) Hoạt động 2: Trò chơi: Nắng và mưa. - Cô nhắc lại cách chơi. - Cho trẻ chơi: Cô quan sát, động viên trẻ kịp thời. - Nhận xét trẻ chơi. c) Hoạt động 3: Chơi tự do. 3. Hoạt động chiều. a) Hoạt động 1: Trò chơi: Tập tầm vông.. - Trẻ lắng nghe.. - Trẻ đọc 2 - 3 lần. - Tổ, nhóm, cá nhân đọc thơ. - Trẻ đọc nâng cao. - Trẻ lắng nghe.. - Trẻ lắng nghe.. - Trẻ đoán: Mặt Trời.. - Trẻ hưởng ứng. - Trẻ quan sát và đàm thoại cùng cô.. - Trẻ quan sát và lắng nghe. - Trẻ thực hiện. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ chơi trò chơi. - Trẻ lắng nghe.. - Trẻ chơi trò chơi..

<span class='text_page_counter'>(56)</span> b) Hoạt động 2: Thực hành vở bé làm quen với toán trang 22,23. - Cô hướng dẫn trẻ cách để vở, mở vở ngay ngắn trước mặt. - Cho trẻ quan sát các hình ảnh trong vở và thực hiện lần lượt từng yêu cầu: + Nói về bức tranh? Phía trên đầu mẹ của bé có gì? Phía dưới chân bé có gì? + Đếm xem có mấy cái ô; có bao nhiêu đám mây rồi vẽ các chấm tròn vào các ô trống phù hợp với số lượng đếm được. + Đếm số hình trong từng nhóm và vẽ vào ô trống số chấm tròn tương ứng với số hình trong từng nhóm. + Tìm xem nhóm nào chỉ có 1. Tô màu ô tròn bên cạnh nhóm chỉ có 1. - Trong quá trình trẻ thực hiện cô quan sát, động viên và giúp đỡ trẻ kịp thời. - Kết thúc: Cô nhận xét, tuyên dương. c) Hoạt động 3: Chơi tự chọn. * Nêu gương cuối ngày. - Trẻ thực hiện theo hướng dẫn. - Trẻ quan sát các hình ảnh trong vở và thực hiện lần lượt từng yêu cầu.. - Trẻ lắng nghe.. Đánh giá trẻ trong các hoạt động ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... ==========***========= Thứ 6 ngày 18 tháng 4 năm 2014 I. Mục đích: *- Trẻ hát và biểu diễn đẹp các bài hát trong chủ đề. Hứng thú nghe hát và nhiệt tình hưởng ứng cùng cô. - Trẻ biết sáng tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau từ lá cây. Tạo điều kiện cho trẻ tận hưởng những điều kiện tự nhiên như tắm nắng, hít thở không khí trong lành, được vận động tự do thoải mái đáp ứng nhu cầu vận động, tìm hiểu thế giới xung quanh của trẻ. - Trẻ biết sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng ngăn nắp cùng cô giáo. Hứng thú tham gia biểu diễn văn nghệ *- Rèn kỹ năng nghe, hát và vận động theo nhạc..

<span class='text_page_counter'>(57)</span> - Rèn luyện sự khéo léo, phát triển óc sáng tạo của trẻ. Phát triển vận động tinh, luyện tập các thao tác bàn tay, ngón tay; phối hợp cử động của 2 tay và vận động mắt – tay. - Rèn kỹ năng lao động, tính gọn gàng ngăn nắp cho trẻ. *- Giáo dục trẻ biết tiết kiệm nước sạch, tránh xa những nguồn nước bẩn gây ô nhiễm cho con người, biết ăn mặc phù hợp với thời tiết, biết giữ gìn sức khỏe khi thời tiết thay đổi… - Giáo dục trẻ biết trân trọng sản phẩm mình làm ra, biết yêu cái đẹp. - Giáo dục trẻ biết giữ vệ sinh môi trường lớp học sạch sẽ, biết giúp đỡ mọi người các công việc vừa sức. - Giáo dục trẻ có ý thức học tập tốt, chơi trò chơi ngoan, đoàn kết với bạn bè. II. Chuẩn bị: - Đài cátset, xắc xô, thanh gõ, mũ múa cho trẻ. - Kéo, dây có đầu cứng để xâu, lá cây các loại cho trẻ. Bóng, vòng, phấn cho trẻ. - Đồ chơi các góc, khăn lau, giá đựng đồ chơi. - Chương trình văn nghệ, phiếu bé ngoan cho trẻ. III. Tiến hành: Hoạt động của cô 1. Hoạt động học: Âm nhạc: “Sinh hoạt văn nghệ cuối chủ đề” - Cô tổ chức chương trình biểu diễn với vai trò là người dẫn chương trình. - Cô giới thiệu chủ đề của chương trình văn nghệ hôm nay là: “Nước và một số hiện tượng tự nhiên”. - Mở đầu chương trình là bài hát “Cho tôi đi làm mưa với” - Nhạc và lời: Hoàng Hà, do tập thể lớp 3 tuổi A trình bày. - Tiếp theo chương trình tốp nữ sẽ đến với bài múa: “Trời nắng trời mưa” - Nhạc và lời: Đặng Nhất Mai. - Tổ Chim non trình bày bài “Mùa hè đến” Nhạc và lời: Nguyễn Thị Nhung. - Tập thể nam đến với bài thơ: “Cầu vồng”. - Tổ Thỏ nâu trình bày bài hát: “Con mèo ra bờ sông” - Nhạc và lời: Hoàng Hà. - Tổ Gà con trình bày bài thơ: Ông Mặt Trời. - Tiếp theo là bài hát “Mưa rơi” – Dân ca Xá do cô giáo Vân Anh trình bày (khuyến khích trẻ hưởng ứng cùng cô) - Hai bạn Gia Huy – Minh Vũ đến với bài đồng dao: Lạy trời mưa xuống.. Hoạt động của trẻ. - Trẻ lắng nghe.. - Trẻ hát bài: “Cho tôi đi làm mưa với” - Tốp nữ biểu diễn.. - Tổ chim non biểu diễn. - Tập thể nam biểu diễn. - Tổ Thỏ nâu biểu diễn. - Tổ Gà con đọc thơ. - Trẻ lắng nghe và nhiệt tình hưởng ứng cùng cô. - Hai bạn đọc đồng dao.. Bổ sung.

<span class='text_page_counter'>(58)</span> - Cô khép lại chương trình văn nghệ với thông điệp: “Hãy sử dụng tiết kiệm nguồn nước sạch và tích cực trồng cây xanh để phòng tránh các tác hại do các hiện tượng tự nhiên gây ra để có một cuộc sống tốt đẹp hơn”. 2. Hoạt động ngoài trời a) Hoạt động 1: Chơi với lá cây. - Cô cho trẻ ngồi theo 3 nhóm. - Cô phát cho mỗi nhóm 1 rổ lá. - Cho trẻ cầm, sờ, xem xét, gọi tên, nói về hình dáng, màu sắc, kích cỡ các lá. - Cô hỏi ý định của trẻ: Con sẽ chơi với những lá cây này như thế nào? - Cô gợi ý cho trẻ một số cách chơi với những chiếc lá đó? (cắt lá thành những hình khác nhau, luồn dây qua các lỗ trên lá để xâu lá cây thành chuỗi...) - Cho trẻ chơi với lá theo từng nhóm (cô quan sát, động viên trẻ kịp thời) - Nhận xét trẻ chơi. - Cho trẻ thu dọn đồ dùng cùng cô giáo. - Hướng dẫn trẻ rửa tay sạch sẽ. b) Hoạt động 2: Trò chơi “Gió thổi” - Cô nhắc lại cách chơi. - Cho trẻ chơi: Cô quan sát, động viên trẻ kịp thời. - Nhận xét trẻ chơi. c) Hoạt động 3: Chơi tự do. 3. Hoạt động chiều. a) Hoạt động 1: Trò chơi: “Cặp kè” b) Hoạt động 2: Lao động vệ sinh. - Cho trẻ cất dọn đồ dùng đồ chơi ở các góc cùng cô giáo. - Hướng dẫn trẻ rửa tay sạch sẽ.. - Trẻ lắng nghe.. - Trẻ ngồi theo 3 nhóm. - Trẻ cầm, sờ, xem xét, gọi tên... các lá. - Trẻ nêu ý tưởng. - Trẻ lắng nghe.. - Trẻ chơi với lá. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ thu dọn đồ dùng cùng cô giáo. - Trẻ vệ sinh tay chân sạch sẽ. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ chơi trò chơi. - Trẻ lắng nghe.. - Trẻ chơi trò chơi. - Trẻ lao động vệ sinh cùng cô. - Trẻ vệ sinh tay chân sạch sẽ.. c) Hoạt động 3: Nêu gương * Nêu gương cuối ngày. * Nêu gương cuối tuần. Đánh giá trẻ trong các hoạt động.

<span class='text_page_counter'>(59)</span> ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... ==========***========= Đánh giá của ban giám hiệu ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ..........................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(60)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×