Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.46 KB, 18 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD VÀ ĐT ĐỨC CƠ TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG Số: 01/QĐ-THCSQT. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc Đức cơ, ngày. tháng. năm 2016. QUYẾT ĐỊNH Về việc ban hành quy chế chi tiêu nội bộ năm 2016. HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG Căn cứ Quyết định số 61/2003/QĐ-UB ngày 02/06/2003 của UBND tỉnh Gia Lai, về việc chia tách trường; Căn cứ Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các đơn vị sự nghiệp; Căn cứ thông tư số 28/2009/TT-BGD-ĐT ngày 21/10/2009 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về chế độ làm việc với giáo viên phổ thông; Căn cứ thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 về quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị đối với cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; Căn cứ Quyết định số ………./QĐ – UBND ngày …../12/2015 của UBND huyện Đức cơ về việc giao dự toán chi ngân sách năm 2016 cho các đơn vị; Căn cứ vào quyết nghị của Hội nghị CB - CC của trường THCS Quang Trung lần thứ nhất, tổ chức ngày tháng năm 2016 " về việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ (QCCTNB ) và quy chế quản lý và sử dụng tài sản năm 2016"; Theo đề nghị của bộ phận tài vụ, BCH công đoàn cơ sở, ban thanh tra nhân dân trường THCS Quang Trung, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành "Quy chế chi tiêu nội bộ năm 2016" - Trường THCS Quang Trung. Điều 2. Thời gian thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ năm 2016 của Trường THCS Quang Trung kể từ ngày 01/01/2016; Điều 3. Các bộ phận thuộc trường THCS Quang Trung, Cán bộ, viên chức và người lao động thuộc Trường THCS Quang Trung chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./. Nơi nhận :. HIỆU TRƯỞNG. - Phòng TC-KH huyện; - Kho bạc NN Đức cơ; - Phòng Giáo dục và ĐT Đức cơ; - VT/TV/CĐCS.. Nguyễn Thị Hồng.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ NĂM 2016 (Ban hành kèm theo quyết định số 01/ QĐ-THCSQT ngày của trường THCS Quang Trung). /. / 2016. Chương I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Mục đích, nguyên tắc và căn cứ để xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ 1. Mục đích xây dựng quy chế Chi tiêu nội bộ ( QCCTNB): a) Tạo quyền chủ động trong quản lý và chi tiêu tài chính cho thủ trưởng cơ quan; b) Tạo quyền chủ động cho Cán bộ viên chức trong cơ quan hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; c) Là căn cứ để quản lý, thanh toán các khoản chi tiêu trong đơn vị, thực hiện kiểm soát của Kho bạc nhà nước, cơ quan tài chính và các cơ quan thanh tra, kiểm toán theo quy định; d) Sử dụng tài sản công có hiệu quả; Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu; e) Công bằng trong đơn vị, khuyến khích tăng thu, tiết kiệm chi, thu hút và giữ được người có năng lực trong đơn vị; f) Góp phần hạn chế cán bộ công nhân viên làm việc theo tinh thần trung bình chủ nghĩa, chây lười, luôn chậm trễ trong công việc; 2. Nguyên tắc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ (QCCTNB): - Căn cứ vào ngân sách của nhà nước cấp cho cơ quan, đơn vị; - Không vượt quá chế độ chi tiêu hiện hành do cơ quan có thẩm quyền quy định; - Phù hợp với hoạt động đặc thù đơn vị; Đảm bảo cán bộ viên chức hoàn thành nhiệm vụ được giao và nhà trường hoàn thành kế hoạch năm học; Đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người lao động; - Mọi việc chi tiêu phải đảm bảo có hóa hơn, chứng từ hợp pháp; - Quy chế chi tiêu nội bộ được thảo luận dân chủ, công khai trong toàn đơn vị. Tạo công bằng, khuyến khích tiết kiệm chi nhằm tăng thêm thu nhập cho những người lao động có năng lực, có trách nhiệm trong công việc được giao, làm việc có năng suất và hiệu quả cao; Truy thu và phạt đối với những đối tượng vi phạm quy chế ảnh hưởng đến ngân sách tài chính đơn vị, gây lãng phí, tổn hao đến kinh phí, tài sản nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng; 3. Căn cứ xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ: - Căn cứ chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tài chính hiện hành của nhà nước và UBND tỉnh Gia lai quy định; - Căn cứ thông tư số 28/2009/TT-BGD-ĐT ngày 21/10/2009 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về chế độ làm việc với giáo viên phổ thông; - Căn cứ thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 về quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị đối với cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; - Căn cứ Quyết định số 32/QĐ – UBND ngày 20/10/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia lai về việc qui định chế độ công tác phí, chế độ tổ chức các hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập; - Căn cứ thông tư 141/2011/TT- BTC ngày 20/10/2011 của Bộ Tài chính về việc quy định về chế độ thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm đối với cán bộ công chức, viên chức, lao động hợp đồng làm việc trong các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; - Căn cứ tình hình thực hiện qua các năm về chi tiêu và sử dụng tài sản tại cơ quan; - Căn cứ chương trình, kế hoạch, các nhiệm vụ được giao trong năm - Căn cứ dự toán chi ngân sách được giao thực hiện chế độ tự chủ. Điều 2. Đối tượng thực hiện QCCTNB Toàn bộ CBVC, người lao động không phân biệt hợp đồng hay biên chế thuộc trường THCS Quang Trung. Chương II. QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ Điều 3. Nội dung Quy chế chi tiêu Hội nghị.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Căn cứ vào mục lục chi ngân sách do nhà nước quy định để xây dựng các khoản chi. Gồm 03 nhóm chi chính: a. Chi thanh toán cho cá nhân: Chi cho cán bộ viên chức công tác trong đơn vị: gồm tiền lương, phụ cấp lương, tiền thưởng, phúc lợi tập thể, các khoản đóng góp và các khoản thanh toán khác cho cá nhân. b. Chi hàng hoá dịch vụ: Chi cho phục vụ hoạt động chuyên môn của đơn vị, Gồm: Chi thanh toán dịch vụ công cộng, Vật tư văn phòng, thông tin tuyên truyền liên lạc, hội nghị, công tác phí, chi thuê mướn, sữa chữa nhỏ tài sản, mua sắm TSCĐ, chi phí nghiệp vụ chuyên môn của từng ngành v.v… c. Chi khác: Chi các ngày lễ lớn, Chi hỗ trợ khác, Chi tiếp khách, Chi các khoản khác. Điều 4 : Chi thanh toán cho cá nhân 1. Tiền lương (Mục 6000) Bao gồm lương biên chế, hợp đồng, kể cả tập sự, lương khác ( thử việc, hợp đồng ngắn hạn ). 1.1. Tiền lương theo ngạch bậc theo quỹ lương được duyệt : Chi theo hệ số lương cấp bậc của CB -VC theo NĐ của CP; mức lương tối thiểu hiện hành. Gồm các đối tượng biên chế, tập sự, hợp đồng hiện đang công tác tại đơn vị. 1.2. Lương khác: Do hiệu trưởng quyết định chi. Mức chi theo thoả thuận giữa đơn vị và người lao động, dựa trên cơ sở hợp đồng lao động và theo các quy định của pháp luật. Chi theo thực tế ( nếu có). 1.3. Cơ sở tính lương: Hệ số lương cấp bậc của CB-VC có mặt đến 01/01/2016 trên bảng lương đơn vị. 1.4. Công thức tính lương : Tổng lương chính = Tổng hệ số lương cấp bậc x hệ số tối thiểu chung x 12 tháng. 1.5. Về nâng bậc lương niên hạn: Hằng năm, kế toán đơn vị có trách nhiệm lập danh sách nâng bậc lương cho những cán bộ công chức đến niên hạn nâng bậc, đủ điều kiện nâng bậc theo quy định của nhà nước, sau khi có quyết định nâng lương của cấp có thẩm quyền, kế toán tiến hành xếp hệ số lương mới vào bảng chi lương hàng tháng. Trường hợp không kịp chi lương hàng tháng thì người được nâng lương sẽ được truy lĩnh theo thời hạn được hưởng (nếu có). 2. Tiền lương hợp đồng: (Mục 6050): Do hiệu trưởng quyết định chi. Mức chi theo thoả thuận giữa đơn vị và người lao động, dựa trên cơ sở hợp đồng lao động và theo các quy định của pháp luật 3. Phụ cấp lương (Mục 6100) 3.1. Phụ cấp lương: gồm phụ cấp chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp thu hút, phụ cấp đặc biệt, làm đêm, thêm giờ, độc hại, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề giáo, kiêm nhiệm ... phụ cấp khác. - Mức phụ cấp: được tính theo hệ số phụ cấp quy định của chế độ hiện hành. - Công thức tính: Phụ cấp lương = Hệ số lương cấp bậc x hệ số phụ cấp quy định x mức lương tối tiểu chung x 12 tháng. 3.2. Phụ cấp làm thêm giờ (Đối với công nhân viên): Chỉ tính phụ cấp thêm giờ đối với những công việc được giao đột xuất phải làm thêm giờ theo yêu cầu của Hiệu trưởng; hoặc do công việc điều động đột xuất của cấp có thẩm quyền; hoặc theo đề nghị của CB-VC nhưng phải được Hiệu trưởng duyệt; Làm thêm giờ vào các ngày được nghỉ trong tuần, nghỉ lễ, Tết..... do điều động của Hiệu trưởng. Phụ cấp làm thêm giờ đối với công nhân viên được duyệt theo học kỳ; Riêng đối với công nhân viên có đi dạy được tính như giáo viên. Mức chi hỗ trợ: Không quá 100.000đồng/người. 3.3. Phụ cấp dạy thêm giờ: 3.3.1. Quy định chung: Mỗi giáo viên phải thực hiện 19 tiết dạy/tuần (kể cả tiết quy đổi) theo quy định của nhà trường hàng năm (Tùy theo tính chất công việc). Hiệu trưởng căn cứ vào biên chế năm học, nhu cầu công việc hàng năm để ra quyết định quy đổi tiết dạy; giáo viên nữ có con nhỏ từ 12 tháng tuổi trở xuống thực hiện 16 tiết dạy/tuần. Tổng phụ trách trường dạy 2 tiết/tuần. 3.3.2 Phụ cấp đối với giáo viên thể dục:.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> Theo Quyết định 51/2012 QĐ-TTg ngày 16/11/2012, chế độ bồi dưỡng cho GV thể dục được chi trả 1% mức lương tối thiểu cho 01 tiết giảng thực hành, GV TD phải tính trong tháng dạy bao nhiêu tiết thực hành và gửi cho phó hiệu trưởng duyệt trước ngày 25 hàng tháng để kế toán tổng hợp làm thủ tục chi lương. 4. Tiền thưởng ( Mục 6200) 4.1. Khen thưởng thường xuyên theo định mức: Thực hiện theo quyết định khen thưởng của UBND Huyện Đức Cơ; - Mức chi: Theo quyết định khen thưởng; - Căn cứ chi thưởng: Sau khi có Quyết định khen thưởng của UBND huyện công nhận danh hiệu thì tiến hành chi khen thưởng; 4.2. Khen thưởng đột xuất theo định mức: Khen thưởng theo Quyết định của cấp có thẩm quyền khen cá nhân có sáng kiến cải tiến tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả công việc. Biết áp dụng khoa học kỹ thuật, nghiên cứu, ứng dụng phục vụ tốt cho công việc, hoàn thành vượt mức công việc được giao. - Căn cứ chi thưởng: Theo Quyết định khen thưởng của cấp có thẩm quyền. - Mức chi: Căn cứ theo quy định. 4.3. Các chi phí khác theo chế độ liên quan đến công tác khen thưởng : Chi theo thực tế phát sinh (nếu có ). 4.4. Khen thưởng khác: Khi đơn vị có quỹ tăng thu nhập trích lập quỹ khen thưởng. Chi theo thực tế, Hiệu trưởng căn cứ thành tích cá nhân, tập thể có đóng góp tích cực, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, vượt mức công việc được giao. Hiệu trưởng khen thưởng động viên khích lệ. (Đối với trường hợp chưa được cấp huyện khen thưởng). - Căn cứ chi thưởng: Hiệu trưởng ra quyết định chi. - Mức chi: + Giáo viên giỏi cấp trường Giải nhất: 400.000đ Giải ba: 200.000đ Giải nhì: 300.000đ Giải khuyến khích: 100.000đ + Tập thể tiên tiến: 500.000đ. 5. Phúc lợi tập thể (Mục 6250) 5.1. Trợ cấp khó khăn thường xuyên: Chi theo chế độ hiện hành của Nhà nước 5.2. Trợ cấp khó khăn đột xuất : Do hiệu trưởng quyết định chi phù hợp với từng hoàn cảnh, đối tượng và ngân quỹ thực có. - Mức chi: Căn cứ vào hoàn cảnh khó khăn thực tế và phù hợp với điều kiện ngân sách của nhà trường. Mức chi khoảng 500.000-1.000.000đ - Cơ sở chi: Hiệu trưởng ra quyết định dựa trên cơ sở đề nghị của tổ chức Công đoàn. 5.3. Tiền tàu xe nghỉ phép năm: Thực hiện theo chế độ hiện hành. Căn cứ thông tư 141/2011/TT-BTC ngày 20/10/2011 của Bộ Tài chính về việc quy định về chế độ thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm đối với cán bộ công chức, viên chức, lao động hợp đồng làm việc trong các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập. 5.3.1. Đối tượng được thanh toán tiền nghỉ phép năm: Theo thông tư 141 (điều 2, khoản 1 mục a). a) Căn cứ để xác định quê quán: Lý lịch công chức đã được lập do nhà trường quản lý (đối với CBCC xin nghỉ thăm quê quán). Đối với các đối tượng xin nghỉ phép để thăm cha, mẹ (bên vợ hoặc chồng), vợ hoặc chồng, con căn cứ vào: Sổ hộ khẩu; thẻ, mã sinh viên, Giấy đăng ký kết hôn và các loại giấy tờ khác để minh chứng nơi nghỉ phép của CB-CC và người lao động là đúng đối tượng và địa điểm quy định. b) Đối tượng được thanh toán tiền lương những ngày không nghỉ phép: - Đối với giáo viên, nghỉ phép được bố trí vào dịp hè nên không thanh toán tiền bồi dưỡng những ngày không nghỉ phép. - Đối với nhân viên: Được Hiệu trưởng bố trí vào dịp tháng 6 và tháng 7, do đó không thanh toán tiền bồi dưỡng những ngày không nghỉ phép (Trừ trường hợp có quyết định riêng do tính chất công việc). Trường hợp có quyết định riêng của Hiệu trưởng được tính 100% số giờ theo quy định ở mục 2.3. Thời gian nghỉ phép 15 ngày liên tục, không tính thời gian đi đường. Tất cả CB-CC trong trường, nếu có nhu cầu nghỉ trong thời gian giảng dạy (Hiệu trưởng chỉ cho nghỉ.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> khi gia đình bố-mẹ vợ hoặc chồng, con, vợ hoặc chồng mất) thì phải tự nhờ người dạy hộ hoặc dạy bù theo đúng quy chế chuyên môn. Các trường hợp này đều không được hưởng chế độ làm thêm giờ (Trừ số ngày nghỉ theo Luật Lao động). 5.3.2. Chế độ thanh toán tiền nghỉ phép năm: a) Phụ cấp đi đường: a.1. Thời gian lưu trú trên đường: được tính đi suốt từ Đức Cơ ra đến nơi nghỉ phép. Để tiện cho tính toán, quy ước như sau: a.1.1. Công chức nghỉ phép năm tại các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn và các tỉnh biên giới phía Bắc phụ cấp lưu trú trên đường đi 04 ngày; a.1.2. Công chức nghỉ phép năm tại các tỉnh từ Ninh Bình đến Hà Nội thời gian lưu trú trên đường đi 04 ngày; a.1.3. Công chức nghỉ phép năm tại các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thanh Hóa thời gian lưu trú trên đường đi 3 ngày; a.1.4. Công chức nghỉ phép năm tại các tỉnh từ Đà Nẵng đến Quảng Bình thời gian lưu trú trên đường đi 02 ngày; a.1.5. Công chức nghỉ phép năm tại các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Phú Yên thời gian lưu trú trên đường đi 1,5 ngày; a.1.6. Công chức nghỉ phép năm tại các tỉnh còn lại thời gian lưu trú trên đường đi 01 ngày; a.1.7. Công chức nghỉ phép năm tại các Huyện trong tỉnh Gia Lai thời gian lưu trú trên đường đi 0,5 ngày; a.2. Phụ cấp đi đường được tính theo hình thức khoán với mức tối đa 150.000 đồng/ngày. b) Phương tiện đi lại: b1. Phương tiện đi lại bao gồm: Xe khách (ô tô), phương tiện vận tải thủy, vận tải đường sắt công cộng phù hợp với tuyến đường được nghỉ phép của các tổ chức, cá nhân có tư cách pháp nhân và được phép kinh doanh vận tải hành khách. Chi theo giá thực tế ghi trên vé, không bao gồm các dịch vụ kèm theo như tiền tham quan, du lịch, tiền ăn, tiền máy lạnh, xe chất lượng cao, xe máy lạnh, ghế nằm các loại…và các dịch vụ khác…. Trong các trường hợp nói trên, nhà trường sẽ phỏng đoán số tiền dịch vụ để trừ lùi. b2. Nếu đi bằng máy bay hoặc thuê xe riêng: Các trường hợp này được thanh toán bằng vé tàu xe thông thường như nêu ở mục b1 nói trên nhưng phải có vé máy bay hoặc hợp đồng thuê xe kèm theo hóa đơn thu tiền hợp lệ. Các trường hợp này nhà trường sẽ tiến hành thẩm tra giá vé bằng các cách khác nhau như lấy giá vé ngay tại bến xe Đức Long hoặc lấy trên các trang web bán vé của các bến tầu, bến xe…vào đúng thời điểm người đi công tác nộp hồ sơ, sau đó dùng phép từ lùi để ước số tiền nhà trường chi trả. c) Yêu cầu về vé tàu xe: Vé tàu xe phải có dấu đỏ của nơi bán, có ghi rõ số tiền, ghi rõ ngày (dương lịch) xuất bến, vé còn nguyên trạng, vé không có những dấu hiệu khác thường như số seri chuyến đi và về gần với nhau (của cùng một nhà xe), số tiền hoặc các thông tin trên vé bị tẩy xóa hoặc nhìn không rõ. d) Một số điều cần chú ý: + Đoạn đường không bán vé tàu xe vẫn được thanh toán theo giá hiện hành và phải do CB-CC kê khai, trường hợp kê khai thiếu trung thực thì bị truy thu và bị kỷ luật công chức. Đoạn đường có bán vé 1 chiều (Ví dụ như tuyến Đức Cơ đến Gia Lai, ngược lại không bán vé), người đi phép chỉ có vé 1 chiều vẫn được thanh toán đủ vé hai chiều (đi và về). + Các tuyến đường từ Huyện về xã không có ô tô mà phải đi xe ôm chỉ được thanh toán khi quãng đường lớn hơn 10 km và người đi phép phải khai rõ số km. Mức thanh toán không vượt quá 40.000đ/ lượt đi hoặc về. + Tuyến xe nội thị, thành phố có xe buýt thì chỉ thanh toán tiền vé xe buýt (không thanh toán tiền taxi hoặc xe ôm) và cá nhân phải có vé xe buýt. + Trong những trường hợp không có vé tầu xe thì không được thanh toán; các trường hợp thẩm tra lại giá cả do người đi phép khai thì lấy thông tin chính thức từ website của các bến xe, các bến tầu hoặc căn cứ vào vé tầu xe của những người đi tương ứng để tính toán…Các trường hợp kê khai đoạn đường đi không hợp lý thì không thanh toán đoạn đường không hợp lý. + Trường hợp vé tầu xe vi phạm ở mục c sẽ không được thanh toán..
<span class='text_page_counter'>(6)</span> e) Thủ tục và điều kiện thanh toán: e1. Trước khi nghỉ phép, CB-VC phải đăng ký nghỉ phép năm. Văn thư kiểm tra giấy tờ minh chứng, mở lý lịch công chức để xác định quê quán (xã, huyện, tỉnh), sau đó lập giấy nghỉ phép trình Hiệu trưởng và gửi về phòng giáo dục. e2. Sau khi nghỉ phép, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày trả phép người đi phép phải nộp đủ hồ sơ về kế toán. Nếu nghỉ vào dịp hè, CB-VC phải nộp hồ sơ về trường trước ngày 20 tháng 8. e3. Hồ sơ thanh toán gồm: e3.1. Nộp Giấy nghỉ phép năm trong thời gian đã nêu ở mục e (Có dấu và chữ ký của nơi đến- dấu của UBND xã, nếu nghỉ ở địa phương; cơ quan đơn vị nếu con em đang học tập, công tác). Ngày ký xác nhận của cơ quan đơn vị nói trên phải trước ngày trả phép ít nhất bằng số ngày đi đường. Dấu, chữ ký và các thông tin do nơi nghỉ phép cấp phải rõ ràng, không được sửa chữa, tẩy xóa bằng bất cứ hình thức nào. - Bản kê khai đoạn đường đi công tác - Đơn xin nghỉ phép (Đã nêu ở mục e1) - Vé tầu, xe hợp lệ, hợp pháp và các loại giấy tờ minh chứng khác (nêu ở mục c, e1, e2) - Nộp vé tầu xe và hồ sơ đúng thời gian quy định trong quy chế này (mục e2). - Chịu trách nhiệm toàn diện về các nội dung kê khai; nếu khai không đúng để bị xuất toán, CB-VC đó phải bồi hoàn và chịu xử lý kỷ luật công chức. e3.2. Kế toán có trách nhiệm: - Thu hồi hồ sơ do người đi phép nộp; - Kiểm tra các thông tin có trong hồ sơ đảm bảo tính hợp pháp và hợp lệ của các hồ sơ đã thu; - Đối chiếu giá tàu xe, đoạn đường đi phép của CB-VC; Lập bảng kê chi trả tiền theo đúng nghiệp vụ kế toán; - Trình Hiệu trưởng sau khi đã hoàn tất các thủ tục. 5.4. Tiền nước uống trong giờ làm việc: Mức chi quy định x người x tháng x 12 tháng. - Mức chi theo QCCT nội bộ năm 2016: 10.000đ/người / tháng x 12 tháng. Số tiền này không phát cho CB-CNV mà dùng để mua trà sử dụng chung. 6. Các khoản đóng góp (Mục 6300) Bao gồm các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn. Việc trích nộp theo quy định của nhà nước và quy định của bảo hiểm. Hàng tháng đơn vị phải trích kinh phí ngân sách chi trả 21% cho đơn vị BHXH Đức Cơ và 2% KPCĐ cho công đoàn. Gồm: 6.1. Bảo hiểm xã hội: Trích 18% ( BHXH ); Cơ sở tính trích nộp: (Hệ số LCB + PCCV + PCTNVK+PCTNNG ) x 18% x mức lương tối thiểu x 12 tháng. 6.2. Bảo hiểm y tế: Trích 3% ( BHYT); Cơ sở tính trích nộp: ( Hệ số LCB + PCCV + PCTNVK+PCTNNG ) x 3% x mức lương tối thiểu x 12 tháng. 6.3. Bảo hiểm thất nghiệp: Tỷ lệ trích nộp 1%. Cơ sở tính trích nộp: ( Hệ số LCB + PCCV + PCTNVK+PCTNNG ) x 1% x mức lương tối thiểu x 12 tháng. Đối tượng: toàn bộ CB-GV-CNV 6.4. Kinh phí công đoàn: Trích 2% ( KPCĐ ); Cơ sở tính trích nộp: ( Hệ số LCB + PCCV + PCTNVK + PCTNNG ) x 2% mức lương tối thiểu x 12 tháng - Tổng trích nộp là 23% từ nguồn kinh phí chi thường xuyên của đơn vị - Thời gian trích nộp: Hàng tháng vào kỳ rút lương. - Hình thức trích nộp: Chuyển khoản vào tài khoản đơn vị Bảo hiểm xã hội Đức cơ và Liên đoàn lao động. 6.5. Cá nhân phải trích nộp: 11,5% . - Bảo hiểm xã hội : Nộp 8% ( BHXH ); - Bảo hiểm y tế: Nộp 1,5% ( BHYT);.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Kinh phí công đoàn: Nộp 1% ( KPCĐ) - Bảo hiểm thất nghiệp: 1% - Cơ sở tính trích nộp: Như tính trích nộp của đơn vị. - Thời gian - Hình thức trích nộp: CB-VC nộp bằng tiền mặt hoặc trừ lương vào kỳ thanh toán tiền lương hàng tháng cho CB-VC. Trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền nâng mức trích nộp thì quy chế này được sửa đổi theo. 6.6. Trách nhiệm của kế toán: - Thu, Chi, trích nộp đúng, đủ, kịp thời mọi chế độ do nhà nước quy định. - Vào cuối năm Kế toán đối chiếu, ghi chép vào sổ BHXH: Hệ số lương, mức lương trích nộp cho từng cá nhân, theo quy định của nhà nước. 7. Các khoản thanh toán khác cho cá nhân (Mục 6400) Gồm Chi trợ cấp, phụ cấp khác cho CB-VC quy định tại mục lục ngân sách. Chi theo chế độ quy định hiện hành. Ngoài ra còn có trợ cấp đi học cho CB-VC. 7.1. Nếu CB-VC được cử đi học là đối tượng thuộc diện theo nhu cầu của nhà trường hoặc theo kế hoạch đào tạo (Có quyết định của cấp có thẩm quyền) thì được hưởng trợ cấp đi học theo quy định của nhà nước. - Trợ cấp bao gồm: Tiền ăn, tiền trọ, tiền tài liệu, tiền tàu xe đi và về theo kế hoạch, lịch học tập của nhà trường quy định ... - Mức chi: Thanh toán theo chế độ hiện hành và theo Thông tư 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính. CB – VC được cử đi học, đi bồi dưỡng trong tỉnh trên 10 ngày thì mức khoán chi tiền trọ không vượt quá: 150.000 đồng/ngày, CB – VC được cử đi học, đi bồi dưỡng ngoại tỉnh trên 10 ngày thì mức khoán chi tiền trọ không vượt quá: 200.000 đồng/ngày. Học năm nào thanh toán năm đó. Nếu xếp loại dưới trung bình của năm học hoặc phải thi lại chứng chỉ nào thì trừ vào số tiền được thanh toán. 7.2. Nếu CB-VC đi học để tự nâng cao nghiệp vụ chuyên môn để đạt chuẩn và trên chuẩn thì CB-VC hoàn toàn tự túc kinh phí. 7.3 Nếu CB-VC đi học bồi dưỡng thường xuyên, tập huấn nghiệp vụ chuyên môn theo yêu cầu của ngành, được sự điều động của cấp có thẩm quyền và sự đồng ý của Hiệu trưởng thì được đơn vị thanh toán. - Cơ sở chi: Gồm giấy triệu tập, giấy đi đường có xác nhận, đóng dấu, ký tên nơi đi và nơi đến (2 dấu nơi đi, 01 dấu nơi đến). - Công lệnh (giấy đi đường) chỉ thanh toán khi giấy đi đường do Hiệu trưởng cấp (Hiệu trưởng ký tên, đóng dấu cấp công lệnh) và được đối chiếu với sổ cấp phát công lệnh tại văn thư. Riêng Hiệu trưởng đi công tác, Phó Hiệu trưởng được thừa ủy nhiệm ký công lệnh. Điều 5. Chi hàng hóa, dịch vụ công cộng: 1. Chi thanh toán dịch vụ công cộng (Mục 6500) 1.1. Thanh toán Tiền điện: Được chi theo thực tế sử dụng trên tinh thần triệt để tiết kiệm. Trong trường hợp, tiền điện vượt quá 1.200.000 đồng/tháng (Tính chung cho toàn trường), Hiệu trưởng ra quyết định tiết kiệm giảm tiền điện. - Cơ sở thanh toán: Hóa đơn thu tiền điện hàng tháng của điện lực. - Mức chi: Tối đa không vượt 600.000đ / tháng. - Hình thức thanh toán: Chuyển khoản. - Số tiền còn lại trên hoá đơn: Chi vào quỹ đóng góp của học sinh. ( Vì HS các lớp sử dụng điện chung với nguồn điện đơn vị). 1.2. Thanh toán tiền nhiên liệu: Hiện nay nhà trường chưa có xe sử dụng cho hoạt động chung. Không tính định mức sử dụng nhiên liệu. Nhiên liệu chi theo thực tế phát sinh (nếu có). Nếu vì nhu cầu bức bách cần phải mua xăng để chạy máy nổ phục vụ cho các hoạt động của nhà trường thì Hiệu trưởng quyết định theo quy định sử dụng máy nổ. 1.3. Thanh toán Tiền vệ sinh môi trường: Chi theo quy định, nếu địa phương có quy định thu gom rác thải. Chi cho xử lý vệ sinh môi trường: Như hút hầm cầu, xử lý men vi sinh cho hầm cầu, vệ sinh sân trường v.v… theo thực tế phát sinh ( nếu có )..
<span class='text_page_counter'>(8)</span> 2. Chi vật tư văn phòng (Mục 6550) 2.1. Văn phòng phẩm văn phòng: Là vật tư dùng cho văn phòng, phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ, chuyên môn của các bộ phận trong đơn vị. Việc chi Văn phòng phẩm căn cứ vào mức khóan của Hiệu trưởng hàng năm hoặc quyết định mua thêm văn phòng phẩm trong những trường hợp khác theo công việc phát sinh trong năm…Văn phòng phẩm được sử dụng cho công việc chung, không phục vụ cho cá nhân. Có danh sách cấp phát và chữ ký của người sử dụng để tiện quản lý theo định mức, chống lãng phí. Văn phòng phẩm mua về phải nhập kho và xuất kho theo đúng địa chỉ do Hiệu trưởng chỉ định. Căn cứ để chi: Khoán văn phòng phẩm do hiệu trưởng ra quyết định. Quy định giấy sử dụng: Để bảo vệ máy in, máy phôtô loại giấy sử dụng là giấy không bụi, có độ mịn. Giấy do nhà trường mua theo định mức khoán. 2.2. Mua sắm công cụ, dụng cụ văn phòng: Căn cứ phát sinh thực tế. Hiệu trưởng quyết định duyệt cho mua sắm công cụ, dụng cụ, duyệt chi và cấp phát cho từng cá nhân hay bộ phận trên cơ sở để phục vụ cho công tác hoạt động đơn vị. Cơ sở cấp phát: Các bộ phận chuyên môn có nhu cầu sử dụng lập tờ trình đề nghị mua sắm. Sau khi mua có mở sổ theo dõi tài sản công cụ, dụng cụ lâu bền. Người được cấp công cụ, dụng cụ có trách nhiệm quản lý và sử dụng đúng mục đích chung. Không sử dụng tài sản của nhà trường cho công việc riêng cá nhân. Việc mua sắm phải nhập và xuất kho. Căn cứ chi: Hóa đơn chúng từ mua sắm hợp lệ, hợp pháp, đúng thủ tục. 2.3. Chi mua vật rẻ mau hỏng: VRMH dùng phục vụ cho đơn vị thì căn cứ hiệu trưởng duyệt mua và duyệt chi, chứng từ hợp lệ thì chi thanh toán. Các loại vật tư phòng khác: Cấp sử dụng theo đề nghị của các bộ phận, cá nhân, cấp trên tinh thần tiết kiệm, có định mức, có nhu cầu chính đáng và Hiệu trưởng duyệt cấp, duyệt chi. 3. Thông tin, tuyên truyền (Mục 6600) 3.1. Điện thoại: Cước phí điện thoại trong nước: Máy điện thoại cố định được trang bị dùng chung cho các bộ phận. Gồm 01 máy tại văn phòng Kế toán. Hình thức chi trả tiền cước điện thoại: Căn cứ giấy báo thu tiền của Bưu điện, căn cứ vào phiếu chi tiết cuộc gọi. Số nào dùng cho công việc chung thì thanh toán, dùng riêng cá nhân thì thu tiền cá nhân. Mức chi: Tối đa Từ 200.000đ đến 300.000đ/ máy /tháng x 12 tháng. 3.2. Cước phí bưu chính: Gồm Bì thư, tem công văn: được chi trả theo thực tế đã sử dụng. 3.3. Sách báo, tạp chí thư viện: Về sách, tạp chí: Chi đặt mua theo thực tế trên cơ sở có chọn lọc, thiết thực, phục vụ cho giảng dạy, nghiên cứu, tham khảo của giáo viên, của hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của nhà trường. Hiệu trưởng quyết định mua và duyệt chi; Đặt báo: đặt các số báo sau: Nhân dân, Gia Lai, Giáo dục thời đại; hoặc các tạp chí liên quan đến hoạt động chuyên môn… cần mua. Hiệu trưởng quyết định và duyệt mua; Mức chi: Mỗi quý đặt chi theo giá báo hiện hành của Bưu điện. Do Hiệu trưởng duyệt chi. Định mức chi không vượt quá 1.600.000đ/ Quý x 4 quý . 3.4. Cước phí truy cập mạng Internet, thư viện điện tử: Định mức chi: Thuê bao trọn gói mức tiền theo giá của bưu chính theo giá do Hiệu trưởng quyết định. Bộ phận CNTT theo dõi truy cập Internet. Định mức chi không vượt quá 600.000đ/ tháng . 3.5. Website: Duy trì và quản lý web, Thuê tên miền, hoting hàng năm; cải tiến giao diện theo yêu cầu chung, nâng cấp web…tùy theo yêu cầu, Hiệu trưởng quyết định và duyệt chi theo hợp đồng ký kết. 4. Hội nghị (Mục 6650) 4.1. Nhà trường chỉ tổ chức hội nghị có mời người ngoài cơ quan (Trừ Hội CMHS) trong các trường hợp như sau: a) Khai giảng, tổng kết, sơ kết (Năm học, giai đoạn thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của chiến lược phát triển giáo dục), Hội nghị cán bộ công chức đầu năm học, hội nghị 20/11 hàng năm…;.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> b) Hội nghị chuyên môn cần thiết có liên quan đến người ngoài cơ quan (kể cả cơ quan chủ quản cấp trên); 4.2. Thời gian tổ chức Hội nghị: Không quá ½ ngày làm việc (4 giờ); Riêng Hội nghị cán bộ công chức đầu năm được tính 5 giờ làm việc; Các Hội nghị do trường tổ chức được tính vào thời gian nghỉ tham gia các hoạt động khác theo biên chế của Bộ Giáo dục- Đào tạo; 4.3. Không chi trong các trường hợp sau: - Các buổi họp nội bộ (hội đồng, họp tổ chủ nhiệm, Hội đồng tư vấn, Hội đồng trường… các buổi họp chuyên môn… mà thành phần chỉ gồm cán bộ công chức thuộc trường THCS Quang Trung…); - Các hội nghị bồi dưỡng cho giáo viên yếu thì giáo viên được bồi dưỡng (Giáo viên yếu) phải trả tiền; - Không chi quà tặng lưu niệm, không tổ chức liên hoan, chiêu đãi, hạn chế thuê văn nghệ, không chi hội nghị kết hợp với tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng… 4.4. Mức chi hội nghị: a) Tiền thuê hội trường; trang thiết bị khác trực tiếp phục vụ hội nghị (nếu có): số tiền không quá 200.000 đồng/ ngày. b) Tiền giấy bút không quá 15.000đ/ người/hội nghị (Chi thực tế bằng hiện vật); c) Tiền thuê phương tiện đưa đón: Trường không thực hiện; d) Tiền nước uống trong cuộc họp: 15.000 đồng/ người/ ngày (Một ngày tính hai buổi, chi thực tế bằng hiện vật); e) Chi hỗ trợ tiền ăn, thuê chỗ nghỉ và phương tiện đi lại cho đại biểu không hưởng lương từ ngân sách Nhà nước: Tiền ăn: Hỗ trợ 100.000 đồng/ người/ ngày; Không chi tiền thuê chỗ nghỉ. Tiền phương tiện đi lại được chi theo mức chi phần công tác phí (Nội dung 5; Mục 6700) f) Chi bù tiền ăn của đại biểu không hưởng lương nhà nước: - Nếu tổ chức ăn chung, nhà trường chi hỗ trợ tối đa không quá 100.000 đ/người/ngày. Trường hợp này phải có quyết định của Hiệu trưởng; g) Nhà trường không chi trả tiền làm ngoài giờ; tiền nghỉ trọ đối với các cán bộ ngoài cơ quan được mời tham gia hội nghị; h) Tiền trang trí, mua văn phòng phẩm phục vụ hội nghị: Trang trí: Tối đa không quá 200.000/ Hội nghị; Văn phòng phẩm phục vụ: Tối đa 500.000 đ/ Hội nghị (Văn phòng phẩm cấp phát không thu tiền cho đại biểu; Riêng CB-VC của trường lấy văn bản qua trang thông tin điện tử của trường hoặc hộp thư Email theo đúng quyết định 114/2006/QĐ-TTg ngày 25/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ) i) Khoản chi khen thưởng thi đua trong các cuộc họp tổng kết hàng năm đựoc tính vào các khoản chi khen thưởng hàng năm. k) Chi bồi dưỡng giảng viên, báo cáo viên: Trong trường hợp mời người ngoài cơ quan đến báo cáo cho học sinh và giáo viên, nhà trường chi tiền với số tiền không quá 300.000 đồng/người/ngày. Riêng báo cáo viên của trường, mức chi bồi dưỡng không quá 200.000đ/người/ngày. 5. Công tác phí (Mục 6700) 5.1. Điều kiện để được thanh toán công tác phí: Người được thanh toán công tác phí phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Thực hiện đúng nhiệm vụ được giao; b) Được Hiệu trưởng cử đi công tác (Bằng văn bản): + Nếu Hiệu trưởng cử đi công tác ngoài huyện để thực hiện theo yêu cầu công việc của nhà trường thì Hiệu trưởng ra quyết định cử người đi công tác; Nếu cử đi trong huyện thì Hiệu trưởng cấp công lệnh; + Nếu các cơ quan: Phòng Giáo dục- Đào tạo huyện, Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Gia Lai, UBND huyện Đức Cơ, Phòng Tài chính – KH huyện điều động thì Hiệu trưởng căn cứ vào văn bản điều động để ra quyết định cử người tham gia;.
<span class='text_page_counter'>(10)</span> + Ngoài các cơ quan nói trên, khi có văn bản điều động tùy theo khả năng tài chính của nhà trường và tính chất công việc mà Hiệu trưởng có thể điều động hay không điều động: Nếu điều động, Hiệu trưởng ra quyết định cử đi công tác. c) Có đủ hồ sơ thanh toán. d) Nộp đúng thời gian quy định: Đi công tác tháng nào, nộp hồ sơ thanh toán về trường vào tháng sau đó (trước ngày 10 tháng sau). 5.2. Trường hợp không được thanh toán: a) Hồ sơ không đầy đủ, không hợp lệ; b) Nộp hồ sơ không đúng thời gian quy định; c) Các trường hợp không được thanh toán công tác phí gồm: + Thời gian điều trị tại cơ sở y tế; nhà điều dưỡng, dưỡng sức; + Thời gian học tập ở trường lớp dài hạn hoặc ngắn hạn được hưởng chế độ cán bộ đi học hoặc đi học tự túc nhằm nâng cao trình độ, chuẩn hóa, trên chuẩn… + Những ngày làm việc riêng trong thời gian đi công tác; + Thời gian biệt phái do cấp có thẩm quyền điều động; + Tham gia học chính trị, các lớp học cảm tình Đảng, bồi dưỡng chính trị…; + Họp các đoàn thể như công đoàn, đoàn thanh niên, chữ thập đỏ… theo giấy triệu tập của các cấp quản lý các đoàn thể (Công đoàn ngành, công đoàn huyện, huyện hội chữ thập đỏ…) hoặc tham gia các hoạt động thể dục, thể thao, hội thi do các cấp này tổ chức mà không có sự chỉ đạo của cơ quan chủ quản cấp trên của nhà trường (Phòng GD-ĐT huyện) thì các đoàn thể phải cấp công lệnh và thanh toán chế độ; Trường hợp có sự thống nhất của cơ quan chủ quản cấp trên bằng văn bản (Phòng Giáo dục- Đào tạo huyện), trên cơ sở văn bản đó và khả năng tài chính của nhà trường, Hiệu trưởng ra quyết định cử đi công tác hoặc cấp công lệnh. 5.3. Mức chi công tác phí: 5.3.1. Phương tiện đi lại: Tiền tàu xe Chi theo giá vé xe thông thường tại bến xe Đức Cơ. a) Đi công tác trong Tỉnh: a1) Đi công tác tại Pleiku: Mức chi 80.000 đồng/lần đi và về; a2) Đi tại các huyện còn lại: bằng mức chi từ Đức Cơ đi Pleiku cộng với đi từ Pleiku đến huyện đó (giá do UBND tỉnh quy định); b) Đi công tác ngoại Tỉnh: Thanh toán theo giá vé xe thông thường. c) Đi công tác trong huyện: c1) Đi từ Trường THCS Quang Trung đến: Phòng Giáo dục - Đào Tạo; các cơ quan thuộc Thị trấn Chư Ty, xã Ia Kla, xã Ia Krêl, xã Ia Kriêng không được thanh toán (vì chưa đủ 10 km); c2) Đi công tác từ Trường THCS Quang Trung đến các cơ quan thuộc xã: Ia Pnôn, Ia Nan, Ia Dom, Ia Lang, Ia Dơk: 40.000 đồng/ chuyến đi và về; xã Ia Din: 30.000 đồng/chuyến đi và về. 5.3.2. Phụ cấp lưu trú: a) Quy định chung: Thời gian lưu trú được tính như sau: Thời gian đi đường và thời gian công tác theo giấy triệu tập. Trong đó: + Thời gian lưu trú: Được xác định trong giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền, được Hiệu trưởng ghi rõ trong quyết định cử đi công tác. Trường hợp đặc biệt: giấy triệu tập ghi ½ ngày thì tính 50 % phụ cấp lưu trú của ngày đó. + Thời gian lưu trú trên đường: Tùy theo nơi đến công tác để tính thời gian đi đường. Trong quyết định điều đi công tác, Hiệu trưởng ghi rõ thời gian đi trên đường. Thời gian lưu trú được thực hiện theo mức khoán sau đây: b) Lưu trú khi công tác ngoại tỉnh: mức khoán lưu trú 150.000 đ/ ngày; c) Lưu trú khi công tác trong tỉnh: c1) Lưu trú khi đi công tác tại Pleiku, Chưsê, Krôngpa, An Khê: khoán mức lưu trú: 150.000 đồng/ ngày; đi và về trong ngày mức lưu trú: 100.000 đồng/ngày.
<span class='text_page_counter'>(11)</span> c2) Lưu trú khi đi công tác tại các huyện còn lại trong tỉnh: 100.000 đồng/ ngày. c3) Công tác trong Huyện Đức cơ: c3.1) Công tác tại các đơn vị thuộc thị trấn Chư Ty, IaKrêl, IaKriêng, IaKla: Không được thanh toán; e3.2) Công tác tại các đơn vị thuộc các xã: Ia Pnôn, Ia Nan, Ia Dom, Ia Lang, Ia Dơk được thanh toán tiền lưu trú mỗi ngày 80.000 đồng; xã Ia Din được thanh toán tiền lưu trú mỗi ngày 50.000 đồng. Trường hợp trong giấy triệu tập, ban tổ chức lo chỗ ăn, nghỉ của đại biểu thì người đi công tác không được hưởng phụ cấp lưu trú. 5.3.3. Tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác (Tiền trọ) a) Công tác tại các quận thuộc Thành phố HCM và các thành phố trực thuộc Trung Ương: tối đa không quá 900.000 đồng/ngày/2người; b) Công tác tại các Huyện thuộc Thành phố HCM và các tỉnh, thành khác: Tối đa không quá 600.000 đ/ngày/2người; d) Công tác tại Thành phố Pleiku: Tối đa không quá 500.000 đ/ngày/2người (nếu đi một mình hoặc khác phái thì được thanh toán tối đa 300.000đ/người/phòng); e) Công tác tại các Huyện còn lại thuộc tỉnh Gia Lai: Tối đa không quá 400.000 đồng/ ngày/2người. Trường hợp đặc biệt: Trường hợp trong giấy triệu tập có ghi rõ ban tổ chức lo nơi nghỉ của đại biểu dự sẽ không được thanh toán tiền trọ. Trường hợp này, nếu người đi công tác khai báo không đúng khi bị phát hiện thì phải nộp lại số tiền đã thanh toán đồng thời bị xử lý kỷ luật theo đúng quy định của pháp luật. 5.4. Công tác phí khoán theo tháng: Nhà trường thực hiện khoán công tác phí cho các đối tượng sau: a) Hiệu trưởng: 250 000 đ/tháng. b) Phó Hiệu trưởng: 250 000 đ/tháng. c) Văn thư: 250 000đ/tháng; d) Kế toán: 200 000 đ/ tháng; e) Thủ quỹ: 100 000 đ/ tháng; Địa bàn công tác: Trong phạm vi thị trấn Chư Ty, các xã. Các đối trượng trên, nếu có điều động đi tham gia học tập, tập huấn khác thì được thanh toán công tác phí. 5.5. Trường hợp công tác theo đoàn phối hợp liên ngành: a) Trong trường hợp trường THCS Quang Trung tổ chức mời các đơn vị khác tham gia như chấm thi giáo viên giỏi, bồi dưỡng chuyên môn- nghiệp vụ thì được chi trả các khoản tiền theo quy chế chi tiêu nội bộ trường THCS Quang Trung. b) Trường hợp cơ quan, đơn vị có nhu cầu trưng tập cán bộ công chức thuộc trường THCS Quang Trung đi phối hợp liên ngành nhằm phục vụ cho nhiệm vụ chính trị của cơ quan đơn vị đó thì cơ quan, đơn vị chủ trì trưng tập có trách nhiệm thanh toán toàn bộ kinh phí cho người của trường tham gia, bao gồm: tiền tàu xe, cước hành lý, cước mang tài liêu, phụ cấp lưu trú, tiền thuê chỗ nghỉ tại nơi đến công tác theo mức chi quy định tại quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị chủ trì; c) Trường hợp công chức thuộc trường THCS Quang Trung công tác theo đoàn phối hợp liên ngành, liên cơ quan do cơ quan quản lý nhà nước cấp trên triệu tập, trưng dụng hoặc phối hợp để cùng thực hiện nhiệm vụ chính trị của mỗi cơ quan, đơn vị thì cơ quan, đơn vị chủ trì đoàn công tác chịu trách nhiệm chi tiền tàu xe đi lại và cước hành lý, tài liệu mang theo để làm việc cho người đi công tác trong đoàn. Cơ quan cử đi công tác (Trường THCS Quang Trung chi trả phụ cấp lưu trú, tiền thuê chỗ nghỉ cho người thuộc trường đi công tác). 5.6. Hồ sơ thanh toán: Hồ sơ thanh toán gồm: a) Công văn triệu tập (Hoặc giấy mời, giấy triệu tập, kế hoạch, quyết định văn bản có liên quan của cấp có thẩm quyền) kể cả trường hợp đi nội huyện do các cấp có thẩm quyền điều động; b) Quyết định cử đi công tác của Hiệu trưởng (trừ trường hợp đi công tác nội huyện);.
<span class='text_page_counter'>(12)</span> c) Công lệnh (giấy đi đường) do Hiệu trưởng cấp có dấu của nơi đi và nơi đến (Một chuyến đi có đủ 3 dấu: 2 dấu của trường THCS Quang Trung và một dấu của nơi đến công tác đóng theo đúng quy trình: tuyến đi và tuyến về); d) Bản kê đề nghị thanh toán do người đi công tác đề nghị thanh toán (kể cả trong và ngoài huyện-nếu có) theo mẫu của trường (trong trường hợp có mua tài liệu hoặc các chi phí khác). 6. Chi phí thuê mướn (Mục 6750) 6.1. Thuê phương tiện vận chuyển: Chi theo thực tế phát sinh. Có chứng từ hợp lệ. Hiệu trưởng duyệt chi. 6.2. Chi phí Thuê mướn khác: Chi theo thực tế phát sinh. Có chứng từ hợp lệ. Hiệu trưởng duyệt chi 7. Sữa chữa tài sản phục vụ công tác chuyên môn, duy tu, bảo dưỡng các công trình hạ tầng cơ sở từ kinh phí thường xuyên (Mục 6900) Nhằm đảm bảo độ bền và an toàn trong sử dụng tài sản. Phục vụ tốt hoạt động của đơn vị gồm các tài sản như Máy tính; Máy photocopy; Hệ thống điện; Các thiết bị và các tài sản khác; Nhà cửa; đường sá; các công trình hạ tầng khác ... Khi tài sản hư hỏng thì được sữa chữa; - Nếu tài sản hư hỏng do khách quan thì người quản lý tài sản có trách nhiệm lập tờ trình báo cáo và xin sữa chữa, tài vụ lập dự toán, sau khi được duyệt thì tiến hành sữa chữa. Người quản lý TS có trách nhiệm cùng với bộ phận tài vụ lập thủ tục trình Hiệu trưởng các chứng từ, hợp đồng, nghiệm thu, thanh lý hợp đồng... Làm đúng chế độ, thủ tục quản lý tài chính nhà nước quy định, để thuận lợi trong việc thanh toán sữa chữa tài sản. Trường hợp người sử dụng hoặc quản lý không báo cáo mà bị Hiệu trưởng phát hiện thì phải bồi thường. - Nếu tài sản bị hư hỏng do chủ quan, thiếu trách nhiệm thì sẽ căn cứ vào mức độ thiệt hại để truy thu đền bù. - Trường hợp tài sản bị mất dù bất cứ nguyên nhân nào, người sử dụng và bảo vệ phải đền. Tất cả các trường hợp phải đền bù, tùy mức độ và ý thức bồi thường thiệt hại để xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.. 8. Chi các hoạt động chuyên môn (Mục 7000) 8.1. Chi mua hàng hoá vật tư dùng cho chuyên môn: Mua hàng hóa vật tư dùng cho chuyên môn thật cần thiết phục vụ cho giảng dạy, công tác chuyên môn nghiệp vụ. Chi theo thực tế sử dụng trên tinh thần triệt để tiết kiệm. 8.2. Chi in ấn, phôtô tài liệu: Như mua sổ điểm, sổ đầu bài, ấn chỉ: Dùng cho nghiệp vụ, chuyên môn của các bộ phận, chi theo thực tế sử dụng trên cơ sở tiết kiệm. 8.3. Chi hỗ trợ trang phục GV thể dục, đồng phục của bảo vệ cơ quan: - Theo Quyết định 51/2012 QĐ-TTg ngày 16/11/2012 đối với GV chuyên trách: Về chế độ trang phục, cấp 02 bộ quần áo thể thao dài tay; 04 áo thể thao ngắn tay; 02 đôi giầy thể thao và 04 đôi tất thể thao/năm cho giáo viên TDTT dạy chuyên trách. Đối với giáo viên, giảng viên dạy kiêm nhiệm được cấp 01 bộ quần áo thể thao dài tay; 02 áo thể thao ngắn tay; 01 đôi giầy thể thao; 02 đôi tất thể thao/năm. GV TD chuyên trách: 1.000.000đ/năm; GV TD bán chuyên trách: 500.000đ/năm. Chỉ thanh toán khi có hoá đơn mua hàng. Không có hoá đơn mua coi như không mua và đơn vị không thanh toán. Trường hợp giáo viên dạy thể dục bán chuyên trách chỉ dạy chưa quá 1 học kỳ thì không hưởng tiền trang phục. - Bảo vệ được cấp 1 năm 02 bộ quần áo: 300.000đ/bộ x 02 bộ 8.4. Chi mua sách, tài liệu, văn phòng phẩm dùng cho công tác chuyên môn: 8.4.1 Sách phục vụ cho chuyên môn: Chi theo thực tế phát sinh trên cơ sở tờ trình yêu cầu của chuyên môn, của giáo viên trực tiếp giảng dạy, hoặc các bộ phận đề nghị trang cấp, được hiệu trưởng duyệt chi. 8.4.2. Văn phòng phẩm GV: 200.000đ/GV/ năm học ( Tổ trưởng tổ chuyên môn mua VPP gồm: giấy, sổ, bút, mực cho tổ viên mình và cấp phát vào đầu năm học cho tổ viên, tổ trưởng CM lấy hóa đơn hợp pháp và danh sách cấp VPP cho tổ viên nộp về Kế toán nhà trường trước ngày 10/9/2016 để kế toán thanh toán, không có hoá đơn mua coi như không mua và đơn vị không thanh toán. ). 8.5. Chi phí khác:.
<span class='text_page_counter'>(13)</span> 8.5.1. Chi hoạt động ngoài giờ, hoạt động giáo dục khác: Chi cho các phong trào: theo kế hoạch năm, kế hoạch hoạt động của Hiệu trưởng: Định mức hoạt động ngoài giờ: Chi hoạt động chủ đề, chủ điểm theo thực tế nhưng không vượt quá 1.000.000đ/ hoạt động. 8.5.2. Chi Hoạt động chuyên môn: a) Chi chuyên đề cấp tổ: Gồm các chuyên đề được thẩm định, được áp dụng rộng rãi, có tính khả thi. Được xếp loại khá trở lên. Chuyên đề phải có tính nhân rộng, đem lại hiệu quả thiết thực, phục vụ cho các công tác nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục, nhất là chất lượng giảng dạy và học tập của GV và HS. Định mức chi: 300.000đ/ chuyên đề. b) Chi chuyên đề cấp trường: Mức chi không quá 500.000 đồng; c) Chi cho xét tốt nghiệp lớp 9: Văn phòng nhà trường mua VPP, trà nước phục vụ cho xét tốt nghiệp lớp 9, Chi theo thực tế trên tinh thần triệt để tiết kiệm. d) Chi Hội thi giáo viên giỏi cấp trường: Không quá 5 triệu đồng (Mức chi do Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch thi giáo viên giỏi hàng năm). * Chi chấm sáng kiến kinh nghiệm cấp trường, chấm GV giỏi cấp trường: - Chủ tịch Hội đồng: 180.000đ/ngày - Phó chủ tịch HĐ: 150.000đ/ngày/người - Thư ký, thành viên: 130.000đ/ ngày/ người - Bảo vệ, phục vụ: 70.000đ/ngày/người. Hồ sơ thanh toán bao gồm: Kế hoạch của trường (tổ); chuyên đề được Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn thẩm định và xếp loại, giấy đề nghị thanh toán của tổ (của người thực hiện chuyên đề), kết quả hội thi giáo viên giỏi… * Chi hỗ trợ làm đồ dùng dạy học cấp trường 150.000đ/ 01 bộ đồ dùng. e) Chi cho công tác thi học sinh giỏi cấp trường: * Chi cho giáo viên ra đề thi và đáp án: 150.000đ/ngày/bộ đề * Chi cho Hội đồng ra đề thi, in sao đề thi, coi thi, chấm thi: - Chủ tịch Hội đồng: 180.000đ/ngày - Phó chủ tịch HĐ: 150.000đ/ngày/người - Thư ký, thành viên: 130.000đ/ ngày/ người - Bảo vệ, phục vụ: 70.000đ/ngày/người. Điều 6. Chi mua sắm tài sản Mua sắm tài sản dùng cho công tác chuyên môn( Mục 9050) Khi mua sắm các tài sản, thiết bị văn phòng, thiết bị điện: Đơn vị có nhu cầu thiết thực, các tài sản mua dưới 05 triệu đồng. Thì đơn vị cân đối chi trong kinh phí duyệt tự chủ để mua sắm. Hiệu trưởng quyết định mua. Khi mua sắm các tài sản, thiết bị văn phòng, thiết bị điện: Các tài sản lớn có giá trị lớn trên 05 triệu đồng đến dưới 10 triệu đồng, dựa trên cơ sở nhu cầu thực tế của đơn vị, các bộ phận, kế toán lập kế hoạch mua sắm đưa vào dự toán ngân sách chi hằng năm. Xin mua bằng nguồn kinh phí giao không tự chủ, khi nào được cấp thì tiến hành mua. Tuy nhiên vì nhu cầu cấp thiết của đơn vị cần mua sắm tài sản phục vụ cho việc hoàn thành nhiệm vụ năm học mà tài chính không cấp tiền từ nguồn chi không tự chủ; nếu đơn vị cân đối được nguồn kinh phí tự chủ, thì hiệu trưởng ra quyết định cho mua sắm tài sản kịp thời hoàn thành nhiệm vụ thì mua sắm. Mua sắm tài sản từ nguồn chi tự chủ không vượt quá 20% tổng chi hoạt động đơn vị mà tài chính giao ngân sách trong năm để phục vụ cho hoạt động chuyên môn. Thủ tục mua sắm tài sản: Tuân thủ theo quy định của nhà nước, tài chính. Công khai trong toàn đơn vị trước và sau khi thực hiện mua sắm. Mua sắm TSCĐ với số lượng lớn trên 100 triệu đồng phải có thông báo của cơ quan Tài chính về danh mục mua sắm tài sản; Mua sắm TSCĐ với số lượng lớn cần có giá trị từ 200 triệu đồng đến 500 triệu đồng phải có Quyết định mua sắm tài sản của Chủ tịch UBND huyện. Điều 7. Chi khác (Mục 7750).
<span class='text_page_counter'>(14)</span> 1. Chi kỷ niệm các ngày lễ lớn: Nếu có quỹ tiết kiệm theo QCCTNB hàng năm, vào ngày lễ lớn, đơn vị cân đối để tạm ứng chi hỗ trợ cho CB-VC. Các ngày lễ như: Tết Nguyên đán (200.000đ/người); Giỗ tổ Hùng Vương (10/3 AL)(100.000đ/người); Chiến thắng (30/4); Quốc tế lao động (1/5)(100.000đ/người); Quốc khánh (02/9)(100.000đ/người); Ngày nhà giáo Việt Nam (20/11)(200.000đ/người). Nguồn chi trích từ tiết kiệm được. 2. Chi hỗ trợ khác: - Nếu quỹ ngân sách cân đối có tiền thì chi hỗ trợ cho các hoạt động đoàn thể trong đơn vị. Mức chi 500.000 – 1.000.000đồng/hoạt động. Cơ sở thanh toán: Tờ trình của trưởng các đoàn thể. 3. Chi tiếp khách: Chi theo thực tế phát sinh. Tuy nhiên thực hiện tiết kiệm triệt để khi tiếp khách, tiếp đúng các đối tượng quan hệ công việc. Mỗi khách tiếp tại Địa phương không quá 200.000 đ/người/ngày. Đối tượng tiếp là người không hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Chi tiếp khách trong các trường hợp khác như thanh tra, kiểm tra, giao dịch…do bộ phận tài vụ, chuyên môn tham mưu, Hiệu trưởng căn cứ vào tính chất công việc để quyết định tiếp khách. Mức tối đa không quá 200.000 đồng/người. 4. Chi lập quỹ khen thưởng theo chế độ quy định: Theo quy định nhà nước (nếu có). 5. Chi các khoản khác: Chi theo thực tế phát sinh nhưng đúng chế độ quy định. Triệt để tiết kiệm. 6. Chi cho phụ trách công nghệ thông tin (CNTT): - Chức năng, nhiệm vụ của phụ trách CNTT do hiệu trưởng quy định. - Người phụ trách CNTT được hưởng chế độ trách nhiệm: Mức hưởng: Theo mức chi 0,2 hệ số x mức lương tối thiểu /tháng. Chi theo kỳ lương hàng tháng. Do Hiệu trưởng ra quyết định phân công. Mức hưởng có giá trị trong năm 2012. Thời gian hưởng: Mức chi này được hưởng khi CB -VC đương kiêm nhiệm công việc. 7. Quản lý trang Web của trường (nếu có): Giao cho một người kiêm nhiệm việc quản lý trang Web, thường xuyên truy cập, cập nhật thông tin, truyền đạt lại và thông báo kịp thời những thông tin mang tính thời sự, phục vụ thiết thực cho công tác quản lý, dạy, học và phục vụ thức thời cho các hoạt động khác của đơn vị. Được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm công việc. Mức hưởng: Theo mức chi 200.000đ /tháng. Chi theo kỳ lương hàng tháng, do Hiệu trưởng ra quyết định phân công. Mức hưởng có giá trị trong năm 2013. Thời gian hưởng: Mức chi này được hưởng khi CB-VC đương kiêm nhiệm công việc. Điều 8. Quản lý và sử dụng tài sản công (Có quyết định riêng) Nguyên tắc: Tài sản phải có chủ, có mã số, được cập nhật sổ sách của tài vụ; Kế toán là người chịu trách nhiệm quản lý chung về tài sản. Bảo vệ là người quản lý trực tiếp tài sản do Hiệu trưởng phân công theo năng lực và sở trường của từng người nhằm phát huy hết khả năng của mỗi người. Theo lĩnh vực được phân công, Bảo vệ phải mở sổ theo dõi, quản lý; mở sổ cho mượn tài sản, theo dõi việc sử dụng và bảo quản, thường xuyên báo cáo cho Hiệu trưởng tình trạng tài sản được giao. Tuyệt đối không để xảy ra mất mát, hư hỏng. Mất mát, hư hỏng tài sản phải bồi thường theo quy định của nhà trường và phải bị xử lý kỷ luật về hành chính cũng như về công chức viên chức. Người sử dụng, nếu sử dụng không đúng mục đích sẽ bị thu hồi tài sản và làm kiểm điểm theo quy định của nhà trường. Các loại máy móc, thiết bị phải định kỳ mỗi tuần vệ sinh 01 lần vào chiều thứ 6 hàng tuần. Việc sửa chữa tài sản phải đảm bảo thủ tục được quy định sau: Người sử dụng báo hỏng (Bằng tờ trình xin sửa chữa) trình cho Hiệu trưởng; Hiệu trưởng và người phụ trách kiểm tra, xác định nguyên nhân- nếu đồng ý cho sửa sẽ tiến hành trưng cầu kỹ thuật viên (Bằng các phiếu giám định kỹ thuật); Người sử dụng thiết bị tiến hành sửa chữa và lấy hóa đơn, chứng từ; trường hợp nghiêm trọng, số tiền nhiều phải có hợp đồng cụ thể. Điều 9. Tổ chức thực hiện.
<span class='text_page_counter'>(15)</span> 1. Toàn thể CB - VC của cơ quan phải có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc định mức đã xây dựng trong QCCTNB. Các bộ phận đưa nội dung quy chế này vào sinh hoạt đinh kỳ, thường xuyên nhắc nhở để CB -VC thực hiện tốt. 2. Bộ phận tài vụ phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn và Ban thanh tra nhân dân theo dõi giám sát, kiểm tra việc thực hiện quy chế. Việc thực hiện tốt quy chế là một trong những tiêu chí xét thi đua, khen thưởng của các tập thể và cá nhân hàng năm. 3. Kế toán đơn vị có trách nhiệm tham mưu tốt cho Hiệu trưởng và tổ chức thực hiện kế hoạch chi tiêu được duyệt, hàng quý phải báo cáo sử dụng kinh phí gửi Hiệu trưởng đơn vị để điều hành, hằng năm lập báo cáo công khai tài chính và kinh phí tiết kiệm được trước hội nghị CB-VC. 4. Trong quá trình tổ chức thực hiện quy chế nếu có những vấn đề chưa phù hợp với tình hình thực tế do chế độ, chính sách nhà nước có điều chỉnh thì giao cho kế toán tham mưu cho thủ trưởng đơn vị xem xét và thông qua các buổi họp Hội đồng sư phạm để tiến hành chỉnh sửa quy chế cho phù hợp. 6. Tiền phép, khoán công tác phí và các khoản thanh toán cho cá nhân nếu thanh toán qua thẻ được thì nhà trường sẽ thanh toán qua thẻ cho cá nhân. 7. Các khoản đóng góp theo lương: bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) được đơn vị khấu trừ trực tiếp trước khi chi trả lương qua thẻ. Riêng kinh phí công đoàn do công đoàn viên đóng góp, hàng quý công đoàn viên tự nộp. 8. Hàng tháng 1 lần, từ ngày 03 đến ngày 10 đơn vị chuyển thanh toán tiền cho cá nhân qua thẻ. Các khoản chi thường xuyên khác chuyển sau ngày 15 hàng tháng. 9. Rút tiền mặt chi các khoản hoạt động đơn vị thanh toán từ sau ngày 15 hàng tháng. Các khoản thu nộp, đóng góp khác cá nhân tự giác nộp, đóng góp cho thủ quỹ đơn vị khi có chủ trương thu nộp, đóng góp. Quy chế được thông qua vào ngày tháng 3 năm 2016 và cùng ký thực hiện quy chế. TM. BCH CĐCS. TRƯỞNG BAN TTND. HIỆU TRƯỞNG.
<span class='text_page_counter'>(16)</span> DANH SÁCH TẬP THỂ CB-CC TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG KÝ CAM KẾT THỰC HIỆN QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ - NĂM 2016 TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28. HỌ VÀ TÊN Nguyễn Thị Hồng Phan Đình Thắng Lê Thị Hoài Hương Nguyễn Thị Hải Trịnh Thị Phượng Nguyễn Thị Hải Lê Trần Thị Kim Lan Trần Thị Lý Nguyễn Đình Tình Phạm Thị Hà Trần Thị Hạnh Nguyễn Thị Việt Anh Đặng Thị Kiều Huy Cù Thị Nga Vũ Thị Hạnh Lương Phi Luận Nguyễn Thị Thủy Nguyễn Thị Diễm Lê Thị Đang Thuỳ Lương Thị Diễm Đỗ Công Tâm Ngô Thị Hòa Y Hồ Phạm Hữu Lượng Bùi Hải Trung Nguyễn Thị Hậu Hồ Thị Thu Hồ Trọng Đăng. CHỨC VỤ H. trưởng H. phó H. phó Giáo viên T.truởng Giáo viên Giáo viên T.truởng Giáo viên Giáo viên Giáo viên T.truởng Giáo viên Giáo viên Giáo viên T.truởng Giáo viên Giáo viên Thư viện Văn thư Giáo viên Giáo viên Giáo viên Giáo viên Giáo viên Giáo viên Giáo viên TPT. KÝ TÊN.
<span class='text_page_counter'>(17)</span> 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45. Đinh Hải Đường Nguyễn Đức Nam Thái Thị Trúc Linh Trần Thị Huệ Tăng Thị Thưởng Nguyễn T. Minh Nghiệp Lê Thị Cúc Võ Duy Tân Tăng Thị Thà Hồ Bá Lệ Hồ Đình Thịnh Trần Thị Mai Trâm Nguyễn Thị Thủy Phan Thị Thanh Chuyên Nguyễn Quý Nam Đỗ Thị Thùy Dung Nguyễn Thị Liên. Giáo viên Bảo vệ Giáo viên Giáo viên T.truởng Giáo viên Giáo viên Y tế Giáo viên Giáo viên T.trưởng Giáo viên Giáo viên Giáo viên Giáo viên Giáo viên Giáo viên.
<span class='text_page_counter'>(18)</span>
<span class='text_page_counter'>(19)</span>