Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

HOÀN THIỆN CHUỖI GIÁ TRỊ KHOAI LANG ĐỒNG THÁI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN THỊ BÍCH HỢP

HỒN THIỆN CHUỖI GIÁ TRỊ KHOAI LANG ĐỒNG THÁI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 8310110

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN TIẾN THAO

HÀ NỘI, 2019


i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Tơi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá luận
văn của Hội đồng khoa học.
Ngƣời cam đoan


Nguyễn Thị Bích Hợp


ii
LỜI CẢM ƠN
Nghiên cứu được hoàn thành ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận
được rất nhiều sự hỗ trợ và giúp đỡ của các cá nhân và tổ chức.Tơi xin bày tỏ
lịng biết ơn tới những người đã giúp đỡ tơi hồn thành nghiên cứu này.
Đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS.Nguyễn Tiến Thao người
đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu và hồn
thiện luận văn.
Tơi xin cảm ơn đến tồn bộ cán bộ phịng Kinh tế huyện Ba Vì, UBND
xã Đồng Thái, HTX kinh doanh Đồng Thái và những người sản xuất, kinh
doanh sản phẩm Khoai lang Đồng Thái đã cung cấp thông tin và số liệu cần
thiết cho tơi hồn thiện nghiên cứu này.
Và cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình đã động viên, hỗ trợ tơi
trong suốt thời gian khóa học và q trình viết luận văn.Nếu khơng có họ, tơi
sẽ khơng thể hồn thành nghiên cứu này.
Tác giả

Nguyễn Thị Bích Hợp


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................ ii
MỤC LỤC .............................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................... vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ ........................................................... ix

MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
1.Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 3
4. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 4
Chƣơng 1................................................................................................ 5
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ VÀ CHUỖI
GIÁ TRỊ KHOAI LANG ....................................................................... 5
1.1. Cơ sở lý luận về chuỗi giá trị ............................................................. 5
1.1.1. Chuỗi giá trị ....................................................................................... 5
1.1.2. Nội dung hoàn thiện chuỗi giá trị..................................................... 10
1.1.3. Phân tích chuỗi giá trị ...................................................................... 11
1.2. Cơ sở thực tiễn về sản xuất khoai lang ........................................... 14
1.2.1. Khái quát chung về cây khoai lang .................................................. 14
1.2.2. Tình hình sản xuất Khoai lang ở Việt Nam ...................................... 19
Chƣơng 2.............................................................................................. 21
ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN ĐỊA BÀN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
.............................................................................................................. 21
2.1. Đặc điểm cơ bản của địa bàn nghiên cứu ....................................... 21
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ............................................................................ 21
2.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội ................................................................... 22
2.1.3. Đặc điểm cơ bản của xã Đồng Thái, huyện Ba Vì............................ 28


iv
2.2.Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................. 31
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu .......................................................... 31
2.2.2. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu ............................................... 32
2.2.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá ............................................................... 35
Chƣơng 3.............................................................................................. 38

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................... 38
3.1.Tình hình chung về Khoai Lang Đồng Thái.................................... 38
3.1.1. Đặc điểm của cây Khoai Lang Đồng Thái ....................................... 38
3.1.2. Diện tích, năng suất, sản lượng ................................................ 39
3.1.3. Tình hình thu mua, tiêu thụ............................................................... 41
3.1.4. Chất lượng sản phẩm và chứng thực................................................ 42
3.1.5. Thương hiệu, nhãn mác.................................................................... 43
3.1.6.Chính sách phát triển Khoai Lang Đồng thái của địa phương ......... 44
3.2. Các tác nhân tham gia chuỗi giá trị Khoai lang Đồng Thái .......... 45
3.2.1. Tác nhân sản xuất (nông hộ) ............................................................ 45
3.2.2. HTX .................................................................................................. 53
3.2.3. Thu gom và Thương lái .................................................................... 55
3.2.4. Tác nhân người bán lẻ...................................................................... 60
3.3. Các hoạt động trong chuỗi giá trị Khoai lang Đồng Thái ............. 63
3.3.1. Chức năng chuỗi giá trị Khoai lang Đồng Thái............................... 63
3.3.2. Kênh chuỗi giá trị Khoai lang Đồng Thái ........................................ 66
3.4. Phân tích kinh tế chuỗi giá trị Khoai lang Đồng Thái ................... 68
3.4.1. Giá trị gia tăng thuần được tạo ra trong chuỗi giá trị nông hộ........ 68
3.4.2. Giá trị gia tăng thuần được tạo ra trong chuỗi giá trị của HTX ...... 69
3.4.3. Giá trị gia tăng thuần được tạo ra trong chuỗi giá trị thu gom và
thương lái.............................................................................................................. 69
3.4.4. Giá trị gia tăng thuần được tạo ra trong chuỗi giá trị người bán lẻ 70
3.5. Một số thuận lợi, khó khăn của các tác nhân tham gia chuỗi ....... 72


v

3.5.1. Thuận lợi .......................................................................................... 72
3.5.2. Khó khăn và nguyên nhân ................................................................ 73
3.6. Một số giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị Khoai lang Đồng Thái.... 77

3.6.1. Giải pháp chung ............................................................................... 77
3.6.2. Đối với nông hộ trồng khoai lang .................................................... 78
3.6.3. Đối với thu gom và thương lái.......................................................... 79
3.6.4. Đối với HTX ..................................................................................... 79
3.6.5. Đối với người bán lẻ......................................................................... 80
KẾT LUẬN .......................................................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 83
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TT

Từ viết tắt

Viết đầy đủ

1

BVTV

Bảo vệ thực vật

2

DNVVN


Doanh nghiệp vừa và nhỏ

3

GTGT

Giá trị gia tăng

4

HTX

Hợp tác xã

5

KPP

Kênh phân phối

6

LN

Lợi nhuận

7

NN&PTNT


Nông nghiệp và phát triển nông thơn

8

SX

Sản xuất

9

UBND

Ủy ban nhân dân

10

NHTT

Nhãn hiệu tập thể

11

ĐVT

Đơn vị tính

12

KH


Kế hoạch


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Diện tích trồng khoai lang tại Việt Nam giai đoạn 2014-2018 19
Bảng 1.2: Sản lượng khoai lang tại Việt Nam giai đoạn 2014-2018 ........ 20
Bảng 2.1: Cơ cấu đất đai của huyện Ba Vì ............................................. 22
Bảng 2.2: Cơ cấu dân số và số lao động tại huyện Ba Vì ........................ 23
Bảng 2.3: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nơng nghiệp huyện Ba Vì ......... 26
Bảng 2.4: Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội của xã Đồng Thái .................... 29
Bảng 3.1: Diện tích, năng xuất, sản lượng khoai lang Đồng Thái ........... 40
Bảng 3.2: Diện tích đất trồng khoai lang của 90 hộ dân ......................... 46
Bảng 3.3: Tình hình thuê mướn lao động của nông hộ ........................... 46
Bảng 3.4: Nhân khẩu và lao động trong độ tuổi lao động ...................... 47
Bảng 3.5: Thông tin về tập huấn kỹ thuật của nông hộ ........................... 47
Bảng 3.6: Nguyên nhân tham gia sản xuất khoai lang của nơng hộ ......... 48
Bảng 3.7: Diện tích, năng suất, sản lượng bình qn của 90 nơng hộ ..... 49
Bảng 3.8: Chi phí sản xuất khoai lang năm 2018 (tính trên 1 sào) .......... 50
Bảng 3.9: Sản lượng, giá bán, doanh thu, chi phí và lợi nhuận trung bình
của một hộ dân năm 2018 ...................................................................... 52
Bảng 3.10: Thông tin về sản lượng, giá bán, doanh thu, chi phí và lợi
nhuận của HTX năm 2018 ..................................................................... 54
Bảng 3.11: Thông tin về độ tuổi của thu gom và thương lái ................... 55
Bảng 3.12: Thông tin về học vấn của thu gom và thương lái .................. 56
Bảng 3.13: Kinh nghiệm thu mua khoai lang của thu gom và thương lái 57
Bảng 3.14: Thông tin về sản lượng, giá bán, doanh thu, chi phí và lợi
nhuận của thu gom năm 2018 ................................................................ 59
Bảng 3.15: Thông tin về sản lượng, giá bán, doanh thu, chi phí và lợi

nhuận của thương lái năm 2018 ............................................................. 60
Bảng 3.16: Thông tin về tuổi người bán lẻ ............................................. 61


viii
Bảng 3.17: Thơng tin về trình độ học vấn người bán lẻ .......................... 61
Bảng 3.18: Lý do người bán lẻ chọn bán khoai lang ............................... 62
Bảng 3.19: Thông tin về sản lượng, giá bán, doanh thu, chi phí và lợi
nhuận của người bán lẻ trong năm 2018 ................................ 63_Toc27555452
Bảng 3.20: Giá trị gia tăng thuần 01 kg khoai lang của nông hộ năm 2018.......... 68
Bảng 3.21: Giá trị gia tăng thuần 01 kg khoai lang của HTX năm 2018 . 69
Bảng 3.22: Giá trị gia tăng thuần 01 kg khoai lang của thu gom và thương
lái năm 2018 .......................................................................................... 70
Bảng 3.23: Giá trị gia tăng thuần 01 kg khoai lang ................................ 70
Bảng 3.24: Chi phí – lợi ích của các tác nhân tham gia chuỗi ................. 71
Bảng 3.25: Phân tích ma trận SWOT sản phẩm Khoai lang Đồng Thái .. 76


ix

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Hình 1.1. Sơ đồ chuỗi Filière ................................................................... 7
Hình 1.2. Sơ đồ chuỗi giá trị (GTZ Eschborn, 2007 .............................. 10
Hình 2.1.Biểu đồ Cơ cấu kinh tế huyện Ba Vì ........................................ 25
Hình 2.2. Biểu đồ Cơ cấu thu nhập xã Đồng Thái .................................. 30
Hình 3.1:Sơ đồ tổng quát chuỗi giá trị khoai lang Đồng Thái ................. 64
Hình 3.2 :Sơ đồ Kênh tiêu thụ khoai lang Đồng Thái ............................. 66


1

MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển nơng nghiệp và nông thôn đã và đang được coi là lĩnh vực ưu
tiên của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã
hội, sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi nhằm tận dụng ưu thế và tiềm
năng đất đai của từng vùng đã làm cho bức tranh nền nơng nghiệp có thêm
những nét mới với việc hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, thâm canh,
tập trung tạo ra lượng sản phẩm hàng hóa lớn phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng
của nhân dân. Sự phát triển nhu cầu tiêu dùng cũng đồng nghĩa với đòi hỏi
cao về chất lượng, đa dạng chủng loại.Vì vậy phát triển những sản phẩm đặc
sản có chất lượng cao đang là một trong những hướng phát triển bền vững cho
nền nơng nghiệp Việt Nam.
Ba Vì là một huyện bán sơn địa nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng 60km
về phía Tây Bắc. Huyện Ba Vì được chia thành 3 tiểu vùng khác nhau: Vùng
núi, vùng đồi gị, vùng đồng bằng ven sơng Hồng, có điều kiện tự nhiên thuận
lợi trong việc phát triển ngành nông nghiệp đa dạng. Ba Vì là huyện chủ yếu
sản xuất nơng nghiệp, với sản phẩm chính là cây lúa, ngơ, khoai, sắn, chè, cây
ăn quả và chăn nuôi lợn, gia cầm, bị thịt, bị sữa.... Trong đó khoai lang là
một trong những cây trồng chính và cũng là cây đặc sản của Ba Vì. Trong
những năm gần đây, khoai lang trở thành loại nơng sản hàng hóa, sản phẩm
đặc sản của địa phương được ưa chuộng, dễ tiêu thụ, mang lại hiệu quả sản
xuất cao hơn loại cây trồng khác.
Nằm ở phía tây Bắc huyện Ba Vì, xã Đồng Thái có diện tích 824,3 ha
đất tự nhiên, có 3.216 hộ gia đình với 14.043 nhân khẩu. Nhân dân nơi đây
sống chủ yếu bằng nghề sản xuất nơng nghiệp, trong đó có hơn 1.000 hộ dân
phát triển kinh tế gia đình bằng nghề trồng khoai lang truyền thống. Có nhiều
giống khoai được bà con đưa vào canh tác, tuy nhiên giống khoai Hồng
Long có lịng màu vàng, vỏ bạc rất phù hợp với đồng đất nơi đây và là loại



2
khoai cho sản lượng cao, ngon nhất, với độ bở vừa phải, vị bùi của tinh bột,
ngọt của chất đường và một vị thơm hiếm thấy.
Khoai lang Đồng Thái đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận
đăng ký nhãn hiệu tập thể và Công bố nhãn hiệu “Khoai lang Đồng Thái”.
Hiện nay, giá trị kinh tế do khoai lang mang lại, đang dần làm thay đổi đời
sống của người dân, đây cũng là lời giải cho bài tốn chuyển đổi cơ cấu cây
trồng có hiệu quả kinh tế cao.
Tuy nhiên, sản xuất Khoai lang Đồng Thái còn gặp khơng ít những khó
khăn như: sản xuất manh mún, phân tán, khó cho việc áp dụng tiến bộ khoa
học kỹ thuật mới vào sản xuất, cơ giới hóa, thu gom, tiêu thụ sản phẩm; thiếu
bộ giống chuẩn cho năng suất cao, chất lượng tốt cho sản xuất đại trà; nơng
dân gieo trồng theo kinh nghiệm là chính, chưa theo một quy trình chuẩn vì
vậy năng suất, chất lượng khoai lang cịn thấp; sản phẩm khơng đồng đều, lẫn
tạp nhiều thứ giống; khâu bảo quản, chế biến còn yếu kém. Thêm vào đó, việc
tiêu thụ sản phẩm gặp trở ngại do nhận thức của một số người dân còn hạn
chế, cịn trà trộn sản phẩm khoai lang khơng rõ nguồn gốc, làm ảnh hưởng rất
lớn đến uy tín cho sản phẩm khoai lang được Nhà nước bảo hộ và ảnh hưởng
đến phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường.
Xuất phát từ thực trạng nêu trên, tác giả chọn đề tài: “Hoàn thiện
chuỗi giá trị Khoai lang Đồng Thái trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố
Hà Nội” làm luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát:
Đánh giá thực trạng chuỗi giá trị Khoai lang Đồng Thái trên địa bàn
huyện Ba Vì, TP. Hà Nội thơng qua phân tích chi phí, lợi ích và giá trị tăng
thêm của từng tác nhân tham gia chuỗi, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả sản xuất, lợi thế cạnh tranh, giá trị tăng thêm, nâng cao thu nhập
cho các tác nhân tham gia trong chuỗi.



3
- Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về chuỗi giá trị và chuỗi giá
trị trong sản xuất nông nghiệp.
- Đánh giá thực trạng chuỗi giá trị Khoai lang Đồng Thái của huyện Ba
Vì, thành phố Hà Nội.
- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chuỗi giá trị Khoai lang Đồng Thái.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chuỗi giá trị và đề xuất một số giải
pháp nhằm hoàn thiện chuỗi giá trị Khoai lang Đồng Thái trên địa bàn huyện
Ba Vì, TP. Hà Nội.
Đối tượng nghiên cứu gồm:
- Nơng hộ
- Doanh nghiệp/hợp tác xã
- Thương lái
- Người bán lẻ
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung đánh giá thực trạng mối liên hệ
giữa các yếu tố chi phí và thu nhập của các nông hộ và các tác nhân khác
tham gia trong chuỗi giá trị Khoai lang Đồng Thái; xác định kết quả phân
phối lợi nhuận của các tác nhân tham gia chuỗi. Qua đó, xác định và tìm ra
ngun nhân của việc phân chia lợi nhuận khác nhau giữa các tác nhân tham
gia trong chuỗi.
+ Phạm vi về không gian: Đề tài được thực hiện trên phạm vi huyện Ba
Vì, thành phố Hà Nội.
+ Phạm vi về thời gian: Số liệu thứ cấp của đề tài được thu thập trong



4
giai đoạn 2016-2018; số liệu sơ cấp được điều tra, khảo sát năm 2019.
4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về chuỗi giá trị và chuỗi giá trị trong sản
xuất nông nghiệp.
- Thực trạng chuỗi giá trị Khoai lang Đồng Thái.
- Những thuận lợi, khó khăn của từng tác nhân trong chuỗi giá trị Khoai
Lang Đồng Thái.
- Giải pháp hoàn thiện chuỗi giá trị Khoai lang Đồng Thái.


5
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ VÀ CHUỖI
GIÁ TRỊ KHOAI LANG
1.1. Cơ sở lý luận về chuỗi giá trị
1.1.1. Chuỗi giá trị
Chuỗi giá trị được hiểu là sự nối tiếp của việc hình thành nên giá trị của sản
phẩm qua các công đoạn. Sản phẩm đi qua tất cả các công đoạn của cả chuỗi theo
thứ tự và tại mỗi công đoạn sản phẩm lại nhận được thêm một số giá trị gia tăng
nào đó. Lũy kế giá trị gia tăng của sản phẩm khi thông qua chuỗi các công đoạn sẽ
tạo ra giá trị gia tăng của sản phẩm. Ở công đoạn cuối cũng là nơi hình thành giá
trị sản phẩm sản xuất ra.
Theo sổ tay thực hành phân tích chuỗi giá trị thì chuỗi giá trị được định
nghĩa như sau: “Ý tưởng về chuỗi giá trị hồn tồn mang tính trực giác, chuỗi giá
trị nói đến cả loạt những hoạt động cần thiết để biến 1 sản phẩm (hoặc 1 dịch vụ)
từ lúc cịn là khái niệm, thơng qua các giai đoạn sản xuất khác nhau đến khi phân
phối đến người tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi sử dụng. Tiếp đó, mỗi chuỗi
giá trị tồn tại khi tất cả những người tham gia trong chuỗi hoạt động để tạo ra giá
trị trong toàn chuỗi”.

Chuỗi giá trị theo nghĩa hẹp: là một loạt các hoạt động thực hiện trong một
công ty để sản xuất ra một sản phẩm nhất định. Các hoạt động này có thể bao gồm
giai đoạn xây dựng khái niệm và thiết kế, quá trình mua vật tư đầu vào, sản xuất,
tiếp thị và phân phối, thực hiện các dịch vụ hậu mãi đến người tiêu thụ sản phẩm
cuối cùng... Tất cả những hoạt động này trở thành một chuỗi kết nối người sản
xuất với người tiêu dùng. Mặt khác, mỗi hoạt động lại bổ sung giá trị cho thành
phẩm cuối cùng. Nói cách khác, chuỗi giá trị theo nghĩa hẹp là các hoạt động
trong cùng một tổ chức hay một cơng ty theo khung phân tích của Porter.
Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng: Là một tập hợp những hoạt động do nhiều
người khác nhau tham gia thực hiện (nhà cung cấp đầu vào, người thu gom, nhà


6
chế biến, công ty, người bán sỉ, người bán lẻ …) để sản xuất ra một sản phẩm sau
đó bán cho người tiêu dung trong nước và xuất khẩu. Vậy chuỗi giá trị theo nghĩa
rộng là một chuỗi các quá trình sản xuất từ đầu vào đến đầu ra; Là một sự sắp xếp
có tổ chức, kết nối và điều phối người sản xuất, nhóm sản xuất, doanh nghiệp và
nhà phân phối liên quan đến một sản phẩm cụ thể. Là một mơ hình kinh tế trong
đó kết nối việc lựa chọn sản phẩm và cơng nghệ thích hợp với cách thức tổ chức
các tác nhân liên quan để tiếp cận thị trường.
Một cách khái quát, “Chuỗi giá trị” là một chuỗi các quá trình sản xuất các
chức năng từ cung cấp các đầu vào cho một sản phẩm cụ thể tới sản xuất sơ bộ,
chế biến, marketing và tiêu thụ cuối cùng. Sự sắp xếp có tổ chức, kết nối và điều
phối người sản xuất, nhóm sản xuất, doanh nghiệp và nhà phân phối liên quan đến
một sản phẩm cụ thể.
Chuỗi sản xuất – cung ứng: Là khái niệm mới sử dụng trong kinh tế thị
trường với mục tiêu chính là sản xuất hàng hóa theo ngành hàng. Từ các quan
điểm của các nhà kinh tế khác nhau cho rằng, một chuỗ sản xuất được hiểu đó là
tất cả các bên tham gia vào một hoạt động kinh tế có sử dụng các yếu tố đầu vào
để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh và chuyển giao sản phẩm đó tới người tiêu

dùng cuối cùng.
Chuỗi giá trị hàng hóa – dịch vụ là nói đến những hoạt động cần thiết để
biến một sản phẩm (hoặc một dịch vụ) từ lúc còn là khái niệm đến khi phân phối
tới người tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi đã sử dụng.Một chuỗi giá trị tồn
tại khi tất cả những người tham gia trong chuỗi hoạt động và có trách nhiệm tạo ra
giá trị tối đa trong toàn chuỗi.
Như vậy, khái niệm về chuỗi giá trị đã bao hàm cả tổ chức và điều phối,
các chiến lược và quan hệ quyền lực của những người khác nhau trong trọng đối
với những nhà nghiên cứu quan tâm đến tham gia các khía cạnh xã hội và mơi
trường trong phân tích chuỗi giá trị. Việc hình thành các chuỗi giá trị có thể gây
sức ép đến nguồn tài nguyên thiên nhiên (như thối hóa đất, mất cân bằng sinh


7
thái, gây ô nhiễm,…), ảnh hưởng qua lại giữa các mối quan hệ xã hội. Đặc biệt là
đối với chuỗi giá trị nông nghiệp khi phụ thuộc chủ yếu và việc khai thác, sử dụng
các nguồn tài nguyên. Đồng thời, ngành nơng nghiệp cịn có đặc thù bởi sự phổ
biến các tiêu chuẩn xã hội truyền thống. Cuối cùng là do tỷ lệ người nghèo trong
ngành nông nghiệp cao, khung phân tích chuỗi giá trị có thể áp dụng để rút ra kết
luận về sự tham gia của người nghèo và các hoạt động tiềm năng của sự phát triển
chuỗi giá trị đến giảm nghèo.
Nhìn chung chuỗi giá trị có ba cách tiếp cận chính đó là phương pháp
Filière (phương pháp chuỗi), khung phân tích của Porter và cách tiếp cận toàn cầu.
1.1.1.1. Phương pháp Filière
Phương pháp này được dùng để phân tích hệ thống nơng nghiệp, chủ
yếu là làm công cụ để nghiên cứu cách thức mà các hệ thống sản xuất nông
nghiệp được tổ chức trong bối cảnh của các nước đang phát triển. Trong bối
cảnh này, khung Filière chú trọng đặc biệt đến cách các hệ thống sản xuất địa
phương được kết nối với công nghiệp chế biến, thương mại, xuất khẩu và
khâu tiêu dùng cuối cùng. Tính hợp lý của chuỗi cũng tương tự như khái niệm

rộng về chuỗi giá trị. Khái niệm chuỗi chủ yếu tập trung vào các vấn đề của
các mối quan hệ vật chất và kỹ thuật được tóm tắt trong sơ đồ:
Nhà
cung
ứng
đầu
vào

Nhà
sản
xuất

Nhà
chế
biến

Nhà
phân
phối

Ngườ
i tiêu
dùng

Hình 1.1. Sơ đồ chuỗi Filière
Việc đánh giá chuỗi về mặt kinh tế và tài chính chú trọng vào vấn đề tạo
thu nhập và phân phối trong chuỗi hàng hóa và phân biệt các khoản chi phí, thu


8

nhập giữa kinh doanh nội địa và quốc tế nhằm phân tích sự ảnh hưởng của
chuỗi đến ngành kinh tế quốc dân và sự đóng góp của nó vào GDP.
1.1.1.2. Khung phân tích của Porter
Michael Porter đã dùng khung phân tích chuỗi giá trị để đánh giá xem
một cơng ty nên tự định vị mình như thế nào trên thị trường và trong mối
quan hệ với các nhà cung cấp, khách hàng và các đối thủ cạnh tranh khác
(cách tiếp cận theo nghĩa hẹp).
Trong khung phân tích của Porter, khái niệm chuỗi giá trị chỉ áp dụng
trong kinh doanh. Phân tích chuỗi giá trị chủ yếu nhằm hỗ trợ các hoạt động
quản lý, điều hành đưa ra các quyết định mang tính chiến lược. Tính cạnh
tranh của doanh nghiệp có thể phân tích bằng cách xem xét chuỗi giá trị bao
gồm thiết kế sản phẩm, mua vật tư đầu vào, hậu cần, tiếp thị, bán hàng, các
dịch vụ hậu mãi và dịch vụ hỗ trợ.
Trong chuỗi giá trị, Michael Porter chia các hoạt động của doanh
nghiệp thành hai nhóm là nhóm các hoạt động chủ yếu “Primary Activities”
và nhóm các hoạt động hỗ trợ “Support Activities”
+ Các hoạt động chính tạo giá trị gia tăng:
- Vận chuyển đầu vào (Inbound Logistics): Tiếp nhận và lưu trữ
nguyên vật liệu đầu vào, cung cấp nguyên vật liệu theo yêu cầu.
- Vận hành (Operations): Các quy trình xử lý đầu vào tạo ra sản phẩm
và dịch vụ hoàn thiện
- Vận chuyển đầu ra (Outbound Logistics): Quản lý kho hàng hóa, vận
hành các hoạt động phân phối sản phẩm và dịch vụ, xử lý các đơn đặt hàng…
- Marketing và bán hàng (Marketing & Sales): Quảng cáo, hỗ trợ tiêu
thụ, giá cả, kênh phân phối hàng hóa, dịch vụ và bán hàng.
- Dịch vụ (Service): Hỗ trợ và chăm sóc khách hàng sau khi cung cấp
sản phẩm và dịch vụ.
+ Các hoạt động hỗ trợ:



9

- Mua sắm (Procurement): Thu mua nguyên vật liệu, nhiên liệu, máy
móc thiết bị, nhà xưởng…
- Phát triển cơng nghệ (Technology development): Áp dụng công nghệ
để hỗ trợ các hoạt động gia tăng giá trị.
- Quản trị nguồn nhân lực (Human resource management): Tuyển
dụng, đào tạo, phát triển nhân viên,…
- Cấu trúc hạ tầng của doanh nghiệp (Firm infrastructure): Quản trị
chung, kế tốn, tài chính, hệ thống kiểm sốt, văn hóa cơng ty,…
Chuỗi giá trị là một mơ hình thể hiện một chuỗi các các công đoạn
tham gia vào việc tạo ra giá trị của sản phẩm và thể hiện lượng giá trị tăng
thêm được cộng vào giá trị sản phẩm từ các công đoạn này. Chuỗi các công
đoạn này có thể diễn ra theo thứ tự nối tiếp nhau hoặc theo thứ tự song song.
1.1.1.3. Phương pháp tiếp cận tồn cầu
Khái niệm chuỗi giá trị cịn được áp dụng để phân tích vấn đề tồn cầu
hóa (Gereffi and Kozeniewicz 1994, Kaplinsky 1994, Kaplinsky and Morris
2001). Theo đó, các nhà nghiên cứu dùng khung phân tích chuỗi giá trị để tìm
hiểu cách thức mà các cơng ty, các quốc gia hội nhập toàn cầu đánh giá về các
yếu tố quyết định liên quan đến việc phân phối và thu nhập toàn cầu.
Theo cách tiếp cận liên kết chuỗi giá trị (GTZ Eschborn, 2007) của
GTZ thì chuỗi giá trị là một loạt các hoạt động kinh doanh có quan hệ với
nhau, từ việc cung cấp các giá trị đầu vào cụ thể cho một sản phẩm nào đó,
đến sơ chế, chuyển đổi, marketing, cuối cùng là bán sản phẩm đó cho người
tiêu dùng. Hay chuỗi giá trị là một loạt quá trình mà các doanh nghiệp thực
hiện các chức năng chủ yếu của mình để sản xuất, chế biến, và phân phối một
sản phẩm cụ thể nào đó. Các doanh nghiệp kết nối với nhau bằng một loạt các
giao dịch sản xuất và kinh doanh, trong đó sản phẩm được chuyển từ tay nhà
sản xuất, sơ chế ban đầu đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Theo thứ tự các



10
chức năng và các nhà vận hành, chuỗi giá trị sẽ bao gồm một loạt các khâu
trong chuỗi (hay còn gọi là các chức năng chuỗi).

Hình 1.2. Sơ đồ chuỗi giá trị (GTZ Eschborn, 2007)
1.1.2. Nội dung hoàn thiện chuỗi giá trị
Dù là phương pháp nào đi nữa thì phân tích chuỗi giá trị có bốn kỹ
thuật phân tích chính là:
- Sơ đồ hóa mang tính hệ thống:
+ Những tác nhân tham gia sản xuất, phân phối, tiếp thị, và bán một
hoặc các sản phẩm cụ thể.
+ Đánh giá các đặc điểm của các tác nhân tham gia, cơ cấu lợi nhuận và
chi phí, dịng hàng hóa trong suốt chuỗi, các đặc điểm của việc làm, địa chỉ
tiêu thụ và khối lượng bán hàng trong và ngoài nước.
+ Những chi tiết như thế có thể được tập hợp từ việc phối hợp khảo sát
cơ bản, phỏng vấn nhóm, đánh giá nhanh nơng thơn có sự tham gia (PRA),
các phỏng vấn khơng chính thức và dữ liệu thứ cấp.
- Xác định sự phân phối lợi ích giữa những tác nhân tham gia trong
chuỗi, bao gồm:
+ Phân tích chênh lệch giá và lợi nhuận trong chuỗi
+ Xác định ai được lợi từ việc tham gia chuỗi


11
+ Những tác nhân nào có thể hưởng lợi từ việc hỗ trợ hay tổ chức lại
sản xuất
- Nghiên cứu vai trị hồn thiện chuỗi giá trị: Hài hịa lợi ích giữa các
tác nhân tham gia chuỗi giá trị, tăng cường giúp đỡ nhau trong sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm. Nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm đảm bảo nhu cầu

của thị trường.
- Nhấn mạnh vai trò của quản lý:
+ Cơ cấu của các mối quan hệ và cơ chế điều phối tồn tại giữa các tác
nhân trong chuỗi giá trị.
+ Góc độ chính sách: Xác định các sắp xếp về thể chế nhằm cải thiện
năng lực hoạt động của chuỗi, xóa bỏ các bóp méo trong phân phối và gia
tăng giá trị gia tăng trong ngành.
1.1.3. Phân tích chuỗi giá trị
1.1.3.1. Ý nghĩa phân tích chuỗi giá trị
Phân tích chuỗi giá trị được xem như cơng cụ đắc lực giúp cho những
nhà quản trị, người giữ vai trò quản lý trong tổ chức, doanh nghiệp xác định
đâu là những hoạt động chính của một tổ chức, ngành hàng, và xác định xem
mỗi hoạt động đã góp phần vào chiến lược cạnh tranh cũng như sự phát triển
của tổ chức, của ngành hàng như thế nào.
Phân tích chuỗi giá trị là một công cụ mô tả nhằm giúp cho nhà quản trị
kiểm soát được sự tương tác giữa những người tham gia khác nhau trong
chuỗi. Là một cơng cụ có tính mơ tả nên nó có lợi thế ở chỗ bắt buộc người
phân tích phải xem xét cả các khía cạnh vi mơ và vĩ mơ trong các hoạt động
sản xuất và trao đổi, nhằm chỉ ra được năng lực cạnh tranh của một công ty,
một ngành hàng … có thể bị ảnh hưởng do tính khơng hiệu quả ở một khâu
nào đó trong chuỗi giá trị.


12
Giúp cho nhà quản trị đo lường được hiệu quả chung của sản phẩm, của
ngành hàng và xác định được mức đóng góp cụ thể của từng tác nhân tham gia
chuỗi để có cơ sở đưa ra những quyết định phù hợp.
Phân tích chuỗi giá trị có vai trị trung tâm trong việc xác định phân phối
lợi ích – chi phí của những người tham gia trong chuỗi, từ đó khuyến khích sự
hợp tác giữa các khâu trong chuỗi để viêc phân phối lợi ích vươn tới sự cơng

bằng, tạo ra nhiều hơn giá trị tăng them và nâng cao lợi thế cạnh tranh.
Giúp cho các nhà tạo lập chính sách có nguồn thơng tin cần thiết để có
những giải pháp phù hợp và khơng ngừng hồn thiện chính sách vĩ mơ và vi mơ.
Giúp hình thành và phát triển các liên kết sản xuất dọc (hợp tác giữa các
tác nhân tham gia chuỗi) và liên kết ngang (giữa từng khâu trong chuỗi) là cơ
sở để chính sản phẩm tiếp cận thị trường một cách bền vững.
Giúp cho quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả (chi phí sản xuất thấp) từ đầu
vào đến đầu ra và quản lý chất lượng tốt (từ đầu ra trở về đầu vào) nhằm nâng
cao giá trị gia tăng của ngành hàng (giá thành cạnh tranh, chất lượng tốt).
Giúp quản lý rủi ro dọc theo chuỗi tốt hơn và tổ chức hậu cần (logistics)
hiệu quả.
Giúp cho các tác nhân tham gia chuỗi có nhận thức, năng động và trách
nhiệm đến sản phẩm cuối cùng.
Giúp cho việc nâng cấp chuỗi giá trị kịp thời, hiệu quả từ việc nâng cao
trách nhiệm từng tác nhân và nhà hỗ trợ chuỗi.
1.1.3.2. Các bước tiến hành phân tích chuỗi giá trị
Để phân tích một chuỗi giá trị, có thể tiến hành theo 03 bước phân tích
sau: Lập sơ đồ chuỗi; Định lượng những con số và mô tả chuỗi; Phân tích
hiệu quả kinh tế chuỗi.


13
- Lập sơ đồ chuỗi giá trị
Sơ đồ chuối giá trị thể hiện toàn bộ các hoạt động sản xuất, trồng trọt,
kinh doanh và các tác nhân tham gia chính trong chuỗi, các nhà hỗ trợ đầu
vào và những kênh phân phối sản phẩm.
- Định lượng và mô tả chuỗi
Sơ đồ chuỗi được mô tả thông qua các thành phần sau:
Chức năng chuỗi: Là một loạt các gia đoạn sản xuất tham gia chuỗi
như: Sản xuất, thu gom, chế biến, thương mại và tiêu dùng.

Tác nhân tham gia chuỗi: Là những người thực hiện chức năng chuỗi
bao gồm: Các nhà cung cấp đầu vào, nhà sản xuất, công ty chế biến và các
thương nhân (có thể là cá nhân, hợp tác xã, doanh nghiệp và các cơ quan nhà
nước).
Kênh phân phối: Là đường đi của sản phẩm từ khâu sản xuất đến tiêu
dùng trong chuỗi. Thường tồn tại một kênh chính và vài kênh phụ. Thơng qua
kênh phân phối chúng ta biết được sản phẩm tiêu thụ như thế nào.Từ đó biết
được xu hướng tiêu dùng và tâm lý khách hàng để định hướng sản xuất, đánh
giá hiệu quả kênh phân phối.
- Phân tích hiệu quả kinh tế chuỗi
Phân tích hiệu quả kinh tế chuỗi có vai trị hết sức quan trọng trong
việc quyết định các mục tiêu phát triển và các chiến lược nâng cấp sau này,
bao gồm việc đánh giá tồn bộ giá trị gia tăng, chi phí sản xuất, doanh thu và
lợi nhuận.
Giá trị gia tăng (GTGT): Là hiệu số giữa tổng giá trị bán với giá trị các
hàng hóa trung gian, là mức độ quan trọng được tạo ra trong chuỗi giá trị.
GTGT được tính bằng cách lấy giá bán trừ cho giá mua nhưng chưa trừ các
chi phí tăng thêm (GTGT = giá bán – giá mua).
Chi phí sản xuất: Là số tiền phải chi ra để mua các yếu tố đầu vào cần
thiết cho q trình sản xuất, kinh doanh với mục đích thu lợi nhuận.


14
Doanh thu: Là toàn bộ số tiền thu được sau khi thực hiện xong việc
bán hàng.
Lợi nhuận (LN): Theo quan điểm của chuỗi giá trị thị được tính bằng
cách lấy GTGT trừđi các chi phí tăng thêm (LN = GTGT – chi phí tăng
thêm), Lợi nhuận hay cịn gọi là GTGT thuần.
Phân tích giá trị tăng thêm: Để tính được mức giá trị tăng thêm trong
một chuỗi giá trị cụ thể thì các khoản chi phí đầu vào (ngun vật liệu, dịch

vụ cung cấp,…) phải được khấu trừ qua giá bán hay doanh thu của từng tác
nhân trong chuỗi. Trong thực tế để tính mức giá trị tăng thêm có độ chính xác
cao, đảm bảo đượcý nghĩa của nó thì các số liệu tính tốn giá trị tăng thêm
phải gắn liền với chi phí sản xuất và lợi nhuận.
1.2. Cơ sở thực tiễn về sản xuất khoai lang
1.2.1. Khái quát chung về cây khoai lang
1.2.1.1. Đặc điểm
Cây khoai lang (Ipomoea batatas (L.) Lam.) là một cây lương thực được
trồng ở khắp vùng nhiệt đới ẩm và bán nhiệt đới trên thế giới. Nó thuộc họ Bìm
bìm (Convolvulaceae) với thân phát triển lan dài và các lá có nhiều hình dạng
khác nhau từ dạng đơn đến chia thuỳ sâu (Mai Thạch Hoành, 2011).
Khoai lang (danh pháp khoa học: Ipomoea batatas) là một lồi cây
nơng nghiệp với các rễ củ lớn, chứa nhiều tinh bột, có vị ngọt, được gọi là củ
khoai lang và nó là một nguồn cung cấp rau ăn củ quan trọng, được sử dụng
trong vai trò của cả rau lẫn lương thực. Các lá non và thân non cũng được sử
dụng như một loại rau. Khoai lang có quan hệ họ hàng xa với khoai tây
(Solanum tuberosum) có nguồn gốc Nam Mỹ và quan hệ họ hàng rất xa với
khoai mỡ (một số loài trong chi Dioscorea) là các lồi có nguồn gốc từ châu
Phi và châu Á.
Khoai lang là loài cây thân thảo dạng dây leo sống lâu năm, có các lá
mọc so le hình tim hay xẻ thùy chân vịt, các hoa có tràng hợp và kích thước


15
trung bình. Rễ củ ăn được có hình dáng thn dài và thon, lớp vỏ nhẵn nhụi
có màu từ đỏ, tím, nâu hay trắng. Lớp cùi thịt có màu từ trắng, vàng, cam hay
tím. Khoai lang khơng chịu được sương giá. Nó phát triển tốt nhất ở nhiệt độ
trung bình khoảng 24 °C (75 °F).Phụ thuộc vào giống cây trồng và các điều
kiện khác, các rễ củ sẽ phát triển đầy đủ trong vòng từ 2 đến 9 tháng. Với sự
chăm sóc cẩn thận, các giống ngắn ngày có thể trồng như cây một năm để cho

thu hoạch vào mùa hè tại các khu vực có khí hậu ơn đới, như miền bắc Hoa
Kỳ. Khoai lang ít khi ra hoa nếu khoảng thời gian ban ngày vượt quá 11 giờ.
Chúng được nhân giống chủ yếu bằng các đoạn thân (dây khoai lang) hay rễ
hoặc bằng các rễ bất định mọc ra từ các rễ củ trong khi lưu giữ bảo quản. Các
hạt hầu như chỉ dành cho mục đích gây giống.
Trong các điều kiện tối ưu với 85-90% độ ẩm tương đối ở 13-16°C
(55-61°F), các củ khoai lang có thể giữ được trong vòng 6 tháng. Nhiệt độ
thấp hoặc cao hơn đều nhanh chóng làm hỏng củ.
Khoai lang phát triển tốt trong nhiều điều kiện về đất, nước và phân
bón. Nó cũng có rất ít kẻ thù tự nhiên nên thuốc trừ dịch hại là ít khi phải
dùng tới. Do nó được nhân giống bằng các đoạn thân nên khoai lang là tương
đối dễ trồng. Do thân phát triển nhanh che lấp và kìm hãm sự phát triển của
cỏ dại nên việc diệt trừ cỏ cũng tiêu tốn ít thời gian hơn. Trong khu vực nhiệt
đới, khoai lang có thể để ở ngoài đồng và thu hoạch khi cần thiết cịn tại khu
vực ơn đới thì nó thường được thu hoạch trước khi sương giá bắt đầu.
Khoai lang phổ biến từ rất sớm tại các đảo trên Thái Bình Dương, từ
Nhật Bản tới Polynesia. Một lý do có lẽ là nó có thể cho thu hoạch khá sớm
nếu như các loại cây trồng khác bị thất thu do bão, lụt. Nó là đặc trưng trong
nhiều món ăn ở Nhật Bản, Đài Loan, Philippines và các quốc gia khác.
Indonesia, Việt Nam, Ấn Độ cùng một số quốc gia châu Á khác cũng là các
quốc gia trồng nhiều khoai lang.


×