Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

SKKN toan 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.44 KB, 9 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Cùng với sự phát triển của đất nước, sự nghiệp giáo dục cũng đổi mới không ngừng. Các nhà trường càng chú trọng đến chất lượng toàn diện bên cạnh sự đầu tư thích đáng cho giáo dục. Với vai trò là môn học công cụ, bộ môn Toán đã góp phần tạo điều kiện cho các em học tốt các môn học khác. Việc giảng dạy môn Toán ở nhà trường không chỉ nhằm truyền thụ cho học sinh những kiến thức cơ bản về Toán học mà còn vũ trang cho các em công cụ sắc bén để nghiên cứu thế giới tự nhiên. Dạy học như thế nào để học sinh không những nắm kiến thức cơ bản một cách có hệ thống mà còn phải nâng cao, phát triển để các em có hứng thú, say mê học tập. Đó là một câu hỏi mà mỗi thầy, cô giáo luôn đặt ra cho mình. Với đặc điểm là Trường thuộc vùng kinh tế đặc biệt khó khăn, điều kiện đời sống nhân dân cũng như trình độ dân trí còn chưa cao, hầu hết là chưa có sự quan tâm của gia đình đến việc học tập của con em. Việc giảng dạy môn Toán càng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là học sinh gần như không học bài ở nhà, không làm bài tập được giao, trong một lớp học tỉ lệ học sinh học yếu môn Toán tương đối cao. Vì vậy, việc dạy và học một tiết Toán ở trên lớp rất dễ mất hứng thú cho cả thầy và trò ngay từ khâu kiểm tra bài cũ. Trong hơn 10 năm thực hiện công tác giảng dạy môn Toán ở Trường THCS Yên Thắng – Lang Chánh, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm: “Thiết kế bài giảng cho học sinh học yếu môn Toán lớp 6 ở trường THCS”. 2. Mục đích của đề tài Phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo, phát triển khả năng tư duy, năng lực tự học của học sinh, tạo điều kiện cho các em hứng thú, say mê học tập bộ môn. Nêu lên được một số kinh nghiệm của bản thân về: “Thiết kế bài giảng cho học sinh học yếu môn Toán lớp 6 ở trường THCS”..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 3. Thực trạng a) Thuận lợi: Học sinh đa số là con em dân tộc nên có tính cần cù, chịu khó. Mặt khác ở lứa tuổi các em đang rất thích nghiên cứu, tìm tòi, tìm hiểu phương pháp giải bài tập. Được sự quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện của Ban giám hiệu và tổ chuyên môn. b) Khó khăn: Nhà trường thuộc xã miền núi, đặc biệt khó khăn, đường xá đi lại khó khăn do đó học sinh đi học không đều, mạch kiến thức tiếp thu không liên tục. Trình độ của học sinh không đồng đều, chất lượng đại trà còn thấp. Tính tự giác, khả năng tư duy, sáng tạo còn hạn chế, nhiều học sinh chưa chăm học.. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Nội dung Qua thực tế giảng dạy môn Toán ở Trường THCS Yên Thắng hiện nay, tôi nhận thấy HSYK thường là những học sinh không tiếp thu được kiến thức hoặc tiếp thu được rất ít kiến thức mới, không làm được hoặc làm được rất ít bài tập trong sách giáo khoa. Đặc biệt đối với học sinh lớp 6 học yếu môn Toán thì có nghĩa là kiến thức toán của các em ở các lớp dưới là rất “hổng”. Vì vậy, nếu giáo viên dạy học theo tiến trình SGK, cố gắng truyền đạt hết các mục tiêu yêu cầu thì sẽ rất vất vả cho học sinh yếu kém. Theo tôi, khi dạy học với đối tượng là HSYK thì tùy theo từng bài cụ thể mà giáo viên đặt ra những mục tiêu khác nhau, đảm bảo “chuẩn kiến thức” nhưng nhẹ nhàng hơn, giảm thời lượng lý thuyết tăng cường thực hành, củng cố các bài tập nhỏ, dễ, để khắc sâu lý thuyết cho các em. Mục tiêu đặt ra không nhất thiết phải đạt được yêu cầu 100% như trong SGK mà tùy theo từng bài cụ thể cần truyền đạt để các em nắm được nội dung gì, bao nhiêu phần so với nội dung SGK, có thể thay đổi tiến trình, bài tập, ví dụ trong.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> SGK bằng những bài tập, ví dụ dễ hơn. Trong dạy học toán thì củng cố là một trong các chức năng điều hành quá trình dạy học, luyện tập là một trong các hình thức củng cố nhằm mục tiêu rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo. Muốn giúp HSYK nắm vững được nội dung kiến thức đã học, từng bước khắc phục tình trạng yếu kém, thì sau khi học xong bài học chúng ta cần giúp cho các em có nhiều bài tập vừa sức để có thể luyện tập được. Nếu được luyện tập nhiều thì HSYK mới nắm vững kiến thức bài học và là tiền đề để có thể học được những bài tiếp theo. Có như vậy mới tạo được động cơ, hứng thú cho HSYK cố gắng vươn lên trong học tập. Do đó, khi thiết kế bài giảng cho HSYK theo tôi nên giảm thời lượng lý thuyết tăng thời lượng thực hành, luyện tập, củng cố cho học sinh. 2. Một số ví dụ cụ thể:. Ví dụ 1:. §8. CHIA HAI LUỸ THỪA CÙNG CƠ SỐ. (Toán 6 tập1). I. Mục tiêu: Học sinh biết chia hai lũy thừa cùng cơ số. II. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ ghi BT kiểm tra, các bài tập dưới dạng điền vào chỗ chấm, ô vuông (BTBT toán 6) HS: Ôn tập bài 7 ở nhà. III. Tiến trình bài dạy: 1. Kiểm tra bài cũ: BT1:. BT2:. HS1: Điền vào chỗ chấm? a) 2 ❑2 . 23=.. . .. b). 2. 2 . x=2. 5. HS2: Điền vào chỗ chấm? 5 2 2 :2 =¿ 2.2.2.2.2 : ... . .... = ......: 4.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> x=25 :.. . . x=. .. ..=25 −2. = 8 = 23 = 25-2. * Sau khi kiểm tra bài cũ, giáo viên so sánh cách làm ở hai bài tập và dẫn dắt vào bài mới sao cho đơn giản nhất. 2. Bài mới: Giáo viên lưu BT1 làm ví dụ, nêu phần tổng quát và chú ý như SGK. Dành nhiều thời gian cho học sinh thực hiện chia hai lũy thừa cùng cơ số bằng bài tập trong vở BTBT toán 6 (bảng phụ). Thời gian còn lại yêu cầu học sinh làm ?2, BT67SGK và nêu phần chú ý cho học sinh.. Ví dụ 2:. §8. KHI NÀO THÌ AM + MB = AB?. (Hình 6 tập 1). I. Mục tiêu: Học sinh nắm được, khi điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM+MB=AB và ngược lại. Áp dụng làm một số BT đơn giản. II. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ ghi BT kiểm tra, các bài tập dưới dạng điền vào chỗ chấm, (BTBT toán 6) III. Tiến trình bài dạy: 1. Kiểm tra bài cũ: HS1: Cho các điểm như hình vẽ. Vẽ các đoạn thẳng AM; MB; AB Đo độ dài các đoạn thẳng đó rồi điền vào chỗ chấm? AM = ...... MB = ....... A .. M .. B .. AB = ....... HS2: Cho các điểm như hình vẽ. Vẽ các đoạn thẳng CE; ED; CD.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Đo độ dài các đoạn thẳng đó rồi điền vào chỗ chấm? CE = ........ C.. .D. ED = ....... CD = ....... E.. * Sau khi kiểm tra xong, giáo viên có thể nêu thêm các câu hỏi phụ: Điểm M có nằm giữa hai điểm A và B không? Điểm E có nằm giữa hai điểm C và D không? So sánh AM + MB và AB ? CE + ED và CD ? Giáo viên có thể trình bày thêm ở BT1 (phần bảng thứ nhất) và lưu làm nội dung ?1 Cách trình bày có thể như sau: AM = ...... MB = ...... AB = ........ ⇒. AM + MB =. …... ⇒. AM + MB =. AB. Đến đây, giáo viên khẳng định luôn: Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB và vào bài mới. 2. Bài mới: Phần này GV chỉ cần nêu nhận xét như SGK và thay ví dụ trong SGK bằng ví dụ sau: Cho điểm M nằm giữa hai điểm A và B, biết AM = 3cm, MB = 5cm. Tính AB. Sau đó, giáo viên yêu cầu học sinh làm các bài tập trong vở BTBT toán 6 (bảng phụ), còn thời gian yêu cầu học sinh làm BT 47 SGK. Ví dụ 3:. §4. RÚT GỌN PHÂN SỐ. (To¸n 6 tËp 2). I. Mục tiêu: Học sinh biết rút gọn phân số (ở tiết này chủ yếu cho HS rút gọn những phân số đơn giản).

<span class='text_page_counter'>(6)</span> II. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ ghi BT kiểm tra, các bài tập dưới dạng điền vào chỗ chấm, ô vuông (BTBT toán 6) III. Tiến trình bài dạy: 1. Kiểm tra bài cũ: GV gọi hai học sinh đồng thời lên bảng: HS1: §iÒn sè thÝch hîp vµo chç chÊm? :2 12 18. : ..... = .. . .. .. .. . .. ... :2. = 2 3. : ..... HS2: Điền số thích hợp vào chỗ chấm? : .... −8 12. =. −2 3. : .... * Với bài tập kiểm tra như trên, sau khi nhận xét cho điểm giáo viên có thể khẳng định luôn: Cách làm như vậy chính là cách rút gọn phân số. Khi vào bài mới có thể lưu BT1 làm ví dụ 1; BT2 làm ví dụ2 thay cho ví dụ trong SGK, mục đích dành nhiều thời gian cho học sinh thực hành rút gọn. 2. Bài mới: Sau khi lưu các BT kiểm tra làm ví dụ, giáo viên nêu quy tắc như SGK và treo bảng phụ yêu cầu học sinh làm bài tập dưới dạng điền khuyết, điền vào ô vuông. Sang phần phân số tối giản, theo tôi giáo viên chỉ cần nêu: Phân số tối giản là phân số không rút gọn được nữa. Phần nhận xét và chú ý nên lồng ghép.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> vào tiết sau, tiết luyện tập. Tiết này nên cho học sinh thực hiện các bài tập rút gọn càng nhiều càng tốt (các bài tập nhỏ, dễ ). Ví dụ 4:. §4. KHI NÀO THÌ xOy + yOz = xOz. (Hình 6 tập 2). I. Mục tiêu: - Học sinh biết khi nào thì tổng số đo hai góc xOy và yOz bằng số đo góc xOz. - Học sinh biết hai góc kề nhau, phụ nhau, bù nhau, kề bù. II. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ ghi BT kiểm tra, các bài tập dưới dạng điền vào chỗ chấm, ô vuông (BTBT toán 6) III. Tiến trình bài dạy: 1. Kiểm tra bài cũ: * Với bài này có thể dùng ?1 để kiểm tra bài cũ; tuy nhiên để tiết kiệm thời gian thì giáo viên nên vẽ hình 23 trước (bảng phụ hoặc ở phần bảng thứ I) và phần so sánh thì yêu cầu học sinh điền khuyết: xOy = …… ⇒ xOy+yOz=.. . .. ... yOz = ……. ⇒ xOy +yOz=xOz. xOz = …… Ở hình b cũng trình bày tương tự. Như vậy, sau khi kiểm tra bài cũ xong giáo viên có thể vào bài mới và đã có nội dung ?1 của bài mới. 2. Bài mới:.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Bài này theo tôi, lý thuyết chủ yếu là giới thiệu cho học sinh, dành phần lớn thời gian cho học sinh luyện tập, củng cố, mức độ bài tập từ dễ đến khó, chủ yếu lấy bài tập trong vở BTBT.. III. KẾT LUẬN Một trong những nguyên tắc dạy học đó là: tạo niềm tin lạc quan học tập cho bản thân người học. Nếu dạy không sát trình độ, để học sinh thất bại liên tiếp thì sẽ giết chết niềm lạc quan của học sinh. “Thiết kế bài giảng cho học sinh học yếu môn Toán lớp 6 ở trường THCS” thực chất là thiết kế bài dạy sao cho kiến thức truyền đạt đến học sinh không quá nặng nề. Giảm nhẹ lý thuyết nếu có thể, tăng thời lượng luyện tập củng cố cho học sinh bằng các bài tập nhỏ, đơn giản, tạo hứng thú, lạc quan cho học sinh. Thiết kế bài giảng cho HSYK không nhất thiết phải đạt được mục tiêu như SGK yêu cầu, không nhất thiết phải theo tiến trình như SGK và không bắt buộc phải lấy các ví dụ, BT như SGK. Vấn đề là làm thế nào để học sinh tiếp cận nội dung một các đơn giản nhất, thực hiện được các bài tập và được làm đi làm lại nhiều bài tập cùng dạng, mức độ bài tập cần nhẹ nhàng, đơn giản, thực hiện dưới dạng điền khuyết càng tốt. Nói tóm lại, có rất nhiều cách dạy học khác nhau và kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm của mỗi giáo viên cũng khác nhau. Tuỳ từng bài dạy, theo sở trường của mỗi giáo viên, theo đối tượng học sinh mà giáo viên có cách dạy thích hợp, cách thiết kế bài giảng hợp lí. Bản thân tôi, thực hiện công tác giảng dạy ở Trường THCS Yên Thắng thấy rằng khi dạy học môn Toán đối với học sinh học yếu môn Toán, đặc biệt là học sinh lớp 6, cần giảm nhẹ lý thuyết, để học sinh tiếp cận kiến thức một cách đơn giản nhất, tăng cường thời gian luyện tập củng cố. Vì vậy, tôi mạnh dạn đưa ra kinh nghiệm của bản thân về cách “Thiết kế bài giảng cho học sinh học yếu.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> môn Toán lớp 6 ở trường THCS” của mình rất mong sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp và cấp trên./.. XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ. Lang Chánh, ngày 27 tháng 4 năm 2014 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Người viết. Nguyễn Quốc Trưởng.

<span class='text_page_counter'>(10)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×