Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

BÀI THU HOẠCH TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT BẢO VỆ BỊ ĐƠN ĐINH THỊ TÁM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.23 KB, 13 trang )

HỌC VIỆN TƯ PHÁP
CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÀI THU HOẠCH DIỄN ÁN
MÔN KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ KHI THAM GIA GIẢI QUYẾT CÁC
VỤ ÁN DÂN SỰ
(Hồ sơ Tranh chấp quyền sử dụng đất)

Mã hồ Sơ:
Lần diễn:
Ngày diễn:
Giáo viên hướng dẫn:

Họ và tên :
Lớp

:

SBD

:

TP.Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2021



MỤC LỤC
I.

TÓM TẮT NỘI DUNG VỤ VIỆC..........................................................................1


II.

Ý KIẾN CỦA BỊ ĐƠN ĐỐI VỚI YÊU CẦU KHỞI KIỆN CỦA NGUYÊN ĐƠN
................................................................................................................................... 2

III.

NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN..................................................................2

1.

Quan hệ pháp luật tranh chấp.....................................................................................2

2.

Thời hiệu khởi kiện....................................................................................................3

3.

Hòa giải tiền tố tụng...................................................................................................3

4.

Thẩm quyền Tịa án...................................................................................................3

IV.

KẾ HOẠCH HỎI TẠI PHIÊN TỊA......................................................................3

1.


Hỏi ngun đơn ơng Chu Khắc Sinh..........................................................................3

2.

Hỏi nguyên đơn bà Chu Thị Hồng Thanh..................................................................4

3.

Hỏi bị đơn bà Đinh Thị Tám Tám..............................................................................4

V.

LUẬN CỨ BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CHO BỊ ĐƠN.............4

VI.

NHẬN XÉT TẠI BUỔI DIỄN ÁN..........................................................................9

1.

Hình thức tổ chức buổi diễn án..................................................................................9

2.

Về các vai diễn trong buổi diễn án.............................................................................9

2.1.

Thư ký phiên tòa.................................................................................................9


2.2.

Chủ tọa phiên tòa...............................................................................................9

2.3.

Hội thẩm nhân dân.............................................................................................9

2.4.

Đại diện Viện Kiểm Sát.....................................................................................10

2.5.

Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp..........................................................10

2.6.

Nguyên đơn......................................................................................................10

2.7.

Bị đơn..............................................................................................................10

2.8. Ông Chu Anh Quyết - Đại diện theo ủy quyền của Bà Chu Thị Loan và bà Chu Thị
The ........................................................................................................................10
2.9. Ông Chu Khắc Hồng - Đại diện theo ủy quyền của bà Chu Thị Mai và Trần Thị Đắc.

........................................................................................................................10



BÀI THU HOẠCH DIỄN ÁN
I.

TĨM TẮT NỘI DUNG VỤ VIỆC

Ơng Chu Khắc Trường và vợ là bà Chu Thị Cúc có 4 người con là Chu Thị Hồng
Thanh, Chu Thị Loan, Chu Thị The và Chu Khắc Sinh. Từ khi lấy nhau đến khi có con, cả
gia đình cùng sinh sống trên thửa đất diện tích 777m 2 tại thửa đất số 40, tờ bản đồ số 02
lập năm 1998, thôn 6, xã Phù Vân, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
Năm 1945, ông Chu Khắc Trường mất, không để lại di chúc. Sau đó các con lập gia
đình và thốt ly khỏi địa phương, một mình bà Cúc tiếp tục sinh sống trên thửa đất.
Năm 1990, bà Chu Thị Cúc mất, không để lại di chúc. Di sản để lại của bà là quyền
sử dụng đất diện tích 777m2 tại thửa nêu trên cùng tài sản trên đất bao gồm: 1 căn nhà
tranh vách đất lợp ngói đỏ 2 gian, 1 bếp vách đất lợp ngoái đỏ, 1 bể nước ăn, 1 sân trạt
cùng cây lâu năm và hoa màu. Lúc còn sống bà Cúc vẫn chưa thực hiện thủ tục kê khai
xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với mảnh đất trên.
Ngày 20/01/1994, Ông Chu Khắc Sinh làm “Đơn chuyển quyền thừa kế” cho ông
Chu Khắc Thuyên. Giá chuyển nhượng 1.500.000 đồng, ông Sinh đã nhận 500.000 đồng
ngày 24/1/1994 dưới sự chứng kiến của ông Độ - hàng xóm theo Giấy biên nhận mà bà
Tám cung cấp.
Ngày 4/4/1994, bà Thanh và bà The đã có đơn khiếu nại đến UBND xã Phù Vân
nên ngày 10/4/1994, UBND xã Phù Vân ra thơng báo tạm thời đình chỉ việc giao quyền
thừa kế, trước mắt giao cho hai bên gia đình tự giải quyết.
Ngày 15/4/1994, bà Thanh và bà The viết “Giấy giao quyền trông nom” cho ông
Chu Khắc Thuyên số di sản của Cụ Cúc để lại, thời hạn 5 năm từ 15/4/1994 đến
15/4/1999, có chứng nhận của chính quyền địa phương UBND xã Phù Vân.
Ngày 3/3/1999, ông Chu Khắc Thuyên mất, không để lại di chúc, sau đó bà Tám
tiếp tục trơng nom và thu hoa lợi trên đất.

Ngày 22/11/2001, Ông Chu Khắc Sinh làm đơn xin xác nhận chuyển quyền thừa kế
đất từ Bà Chu Thị Cúc sang ông Chu Khắc Sinh và giao cho ông Chu Khắc Chinh thay thế
trông nom, bảo vệ, thu hoạch mảnh vườn, hằng năm đóng góp với địa phương 50% tiền
hoa lợi, có sự xác nhận của Thơn 6 và UBND xã Phù Vân.
Ngày 28/5/2016, bà Tám tập kết vật liệu, xây dựng nhà cấp 4 trên thửa đất. Bà
Thanh sau khi biết sự việc đã về quê và báo cáo với Trưởng thôn 6, xã Phù Vân nhưng bà
Tám vẫn tiếp tục.
Ngày 15/06/2016, ông Phạm Trường Sinh – trưởng thơn đã xác nhận gia đình bà
Đinh Thị Tám đóng thuế 27 năm liên tục theo giấy biên nhận.
Ngày 29/10/2016, 5/11/2016, bà Chu Thị Thanh và ông Chu Văn Sinh nộp đơn
khởi kiện tại Tòa án Nhân Dân thành phố Phủ lý yêu cầu bà Đinh Thị Tám trả lại diện tích
đất 777m2 tại thửa đất số 40, tờ bản đồ số 02 lập năm 1998 tại thôn 6, xã Phù Vân, Huyện
Phủ Lý, tỉnh Hà Nam cho bà Chu Thị Thanh, Chu Văn Sinh, Chu Thị Loan, Chu Thị The;
đồng thời trả lại nhà, đất, cây cối trên diện tích đất nêu trên, cùng với hoa màu trên đất là
50% tổng giá trị thu nhập cây lưu niên kể từ ngày 15/4/1994 theo giấy gửi UBND xã Phù
Vân, TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam năm 1994.
Ngày 03/8/2017, TAND thành phố Phủ Lý có quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Trang 1


BÀI THU HOẠCH DIỄN ÁN
II.

Ý KIẾN CỦA BỊ ĐƠN ĐỐI VỚI YÊU CẦU KHỞI KIỆN CỦA NGUYÊN ĐƠN
Kính thưa Hội đồng xét xử, thưa vị đại diện Viện kiểm sát và các vị Luật sư đồng
nghiệp. tơi xin được trình bày ý kiến về yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn cũng như các
chứng cứ chứng minh. Cụ thể như sau:
Ơng Chu Khắc Trường và Bà Chu Thị Cúc có mảnh đất tổng diện tích 777,4 m² đất
theo thửa đồ số 40, tờ bản đồ số 02, lập năm 1998 tọa lạc tại Thôn 6, xã Phù Vân, Thành
phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Ơng Trường và Bà Cúc có bốn người con là bà Thanh, bà

Loan, ông Sinh và bà The, khi ông bà mất không để lại di chúc. Ơng Sinh, Bà Thanh, bà
Loan và bà The khơng sống cùng với bà Cúc tại thời điểm bà Cúc mất năm 1990 mà đã
thoát ly khỏi địa phương và lập gia đình ở nơi khác, khi bà Cúc mất cũng khơng ai về
chăm nom và chăm sóc bà. Năm 1990, sau khi bà Cúc mất thì chỉ có ơng Sinh mới về để
quản lý, trôm nom thửa đất sau đó ngày 20/01/1994 ơng Sinh đã chuyển nhượng lại quyền
sử dụng đất và tài sản trên đất cho Ông Thuyên nên gia đình ơng Thun và Bà Tám có
tồn quyền sử dụng đối với thửa đất. Ngồi ra, từ đó đến nay sau khi ơng Thun mất, gia
đình bà Tám đã đóng thuế đầy đủ, liên tục có xác nhận của chính quyền địa phương.
Trong một khoảng thời gian dài 4 chị em bà Thanh, bà The, bà Loan và ơng Sinh khơng có
ý kiến gì về việc sử dụng đất của gia đình bà Tám cho đến khi bà Tám xây dựng nhà trên
đất thì mới khiếu kiện yêu cầu chia thừa kế đối với quyền sử dụng đất mà bà Cúc để lại.
Bà Tám có tồn quyền sử dụng đất hợp pháp đối với thửa đất được nhận từ ông
Sinh theo Đơn chuyển quyền thừa kế nên tháng 05/2016, bà Tám đã xây dựng nhà ở trên
đất là hồn tồn hợp pháp và có căn cứ, ngun đơn khơng có quyền u cầu địi lại quyền
sử dụng đất. Để chứng minh các vấn đề trên bị đơn đã giao nộp các chứng cứ: Đơn chuyển
quyền thừa kế ngày 20/01/1994; Giấy biên nhận ngày 15/06/2016 xác nhận đóng thuế của
bà Tám; Giấy chứng tử của ông Chu Khắc Thuyên.
Thưa Hội Đồng Xét Xử, trên đây là toàn bộ ý kiến của bị đơn. Kính mong Hội
Đồng Xét Xử xem xét các chứng cứ để bác bỏ yêu cầu khởi kiện của ngun đơn và tun
bố bà Tám có tồn quyền sử dụng hợp pháp với thửa đất nêu trên.

III.

NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN

1.

Quan hệ pháp luật tranh chấp:
Theo bản đồ địa chính lập năm 1998 thì thửa đất số 40 tờ bản đồ số 02 là của bà
Cúc, quyền sử dụng đất chưa được đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Bà Tám cho rằng ông Sinh đã chuyển quyền thừa kế cho vợ chồng bà, chồng bà là
ông Thuyên đã mất nên đất này là của bà Tám nên bà Tám có quyền xây dựng nhà trên
thửa đất này. Bà Thanh, bà Loan, ông Sinh, bà The cho rằng đây là tài sản của bố mẹ họ
để lại và họ là những người thừa kế theo pháp luật nên họ mới là người có quyền sử dụng
đất và yêu cầu bà Tám phải tháo dỡ nhà trên đất.
Do đó, đây là tranh chấp đất đai cụ thể là tranh chấp về quyền sử dụng đất căn cứ
theo quy định tại Khoản 9 Điều 26 BLTTDS 20151.

1 BLTTDS 2015 sau đây là viết tắt của Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự số 92/2015/QH13 ban hành ngày 25/11/2015

Trang 2


BÀI THU HOẠCH DIỄN ÁN
2.

Thời hiệu khởi kiện:

3.

Thời hiệu khởi kiện được tính kể từ ngày khởi kiện, ngày yêu cầu căn cứ theo
Khoản 1 Điều 4 Nghị quyết số 02/2016/NQ-HĐTP và Điều 2 Nghị quyết số
103/2015/QH13 ngày 25/11/2015.
Ngày nguyên đơn nộp đơn khởi kiện là ngày 29/10/2016, trước ngày 31/12/2016 vì
vậy căn cứ theo Khoản 2 Điều 517 của BLTTDS 2015 thì Điều 159 của BLTTDS 2004 2
vẫn có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31/12/2016.
Căn cứ theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 159 BLTTDS 2004 tranh chấp của
vụ án trong trường hợp này không áp dụng thời hiệu khởi kiện.
Hòa giải tiền tố tụng


4.

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 202 Luật Đất Đai 2013 “Tranh chấp đất đai
mà các bên tranh chấp khơng hịa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi
có đất tranh chấp để hịa giải”. Ngồi ra, tại Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP cũng quy
định về thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai.
Như vậy, việc hòa giải tiền tố tụng đối với các tranh chấp đất đai, các bên phải tiến
hành hòa giải cơ sở là thủ tục bắt buộc. Theo đó, trước khi khởi kiện tại tịa án, cần phải
thơng qua thủ tục hịa giải tại UBND xã nơi có đất tranh chấp.
Căn cứ hồ sơ vụ án, tranh chấp đã tiến hành hòa giải 2 lần vào ngày 19/6/2016 và
25/10/2016 tại Ủy ban nhân dân xã Phù Vân tuy nhiên khơng tiến hành hịa giải được do
bị đơn là bà Đinh Thị Tám vắng mặt khơng có lý do chính đáng.
Thẩm quyền Tòa án:

IV.

Thẩm quyền chung: Tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án căn cứ theo
quy định tại Khoản 9 Điều 26 BLTTDS 2015.
Thẩm quyền theo cấp: Tịa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo
thủ tục sơ thẩm tranh chấp về đất đai căn cứ quy định tại Khoản 9 Điều 26 và Điểm a
Khoản 1 Điều 35 BLTTDS 2015.
Thẩm quyền theo lãnh thổ: Đối tượng tranh chấp là quyền sử dụng đất, do đó tịa án
nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết căn cứ quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều
39 BLTTDS 2015.
Vậy Tòa án nhân dân thành phố Phủ Lý tỉnh Hà Nam có thẩm quyền giải quyết
tranh chấp của vụ án này.
KẾ HOẠCH HỎI TẠI PHIÊN TỊA
1.

Hỏi ngun đơn ơng Chu Khắc Sinh

-

Ơng thốt ly khỏi địa phương vào thời gian nào?
Trước thời điểm bà Cúc mất, ơng có về lại q hương để thăm bà Cúc khơng?
Sau khi bà Cúc mất, ơng có về lại quê hương để quản lý, sử dụng thửa đất không?
Tại sao ông lại làm đơn chuyển quyền thừa kế cho ông Thuyên?
Sau khi ký đơn chuyển quyền thừa kế ông đã nhận bao nhiêu tiền từ ông Thuyên,
bà Tám?
Tại thời điểm đó, trên thửa đất có những tài sản nào?

2 BLTTDS 2004 sau đây là viết tắt của Bộ luật tố tụng dân sự số 24/2004/QH11 ban hành ngày 15/06/2004 sửa đổi,
bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12 ngày 29/03/2011

Trang 3


BÀI THU HOẠCH DIỄN ÁN
2.

Hỏi nguyên đơn bà Chu Thị Hồng Thanh
-

3.

Bà thoát ly khỏi địa phương vào thời gian nào?
Trước thời điểm bà Cúc mất, bà có về lại quê hương để thăm bà Cúc không?
Sau khi bà Cúc mất, bà có về lại quê hương để quản lý, sử dụng thửa đất không?
Tại sao bà lại biết việc ông Sinh làm đơn chuyển quyền thừa kế cho ông Thuyên?
Sau đó bà có về quê thêm bao nhiêu lần nữa?
Có khiếu kiện đối với gia đình bà Tám về thửa đất khơng?

Hỏi bị đơn bà Đinh Thị Tám Tám

V.

Ơng có biết là bà The và bà Thanh yêu cầu UBND xã đình chỉ việc chuyển quyền
thừa kế khơng?
Kể từ khi giao quyền thừa kế ơng có về lại q hương khơng? Có làm đơn khiếu
kiện đối với gia đình bà Tám về thửa đất không?

Tại thời điểm bà Cúc cịn sống, 4 người con của bà Cúc có ai về thăm nom và chăm
sóc bà Cúc khơng?
Lúc đó ai là người chăm sóc bà Cúc? Ai là người giúp bà Cúc thu hoạch hoa màu
trên thửa đất?
Sau khi bà Cúc mất thì có phải ơng Sinh là người về trông nom thửa đất không?
Bà tiếp nhận quản lý mảnh đất tranh chấp từ khi nào?
Tại thời điểm ông Sinh giao quyền thừa kế, trên thửa đất gồm những gì?
Sau khi tiếp quản thửa đất, gia đình bà có đóng thuế đất đầy đủ khơng?
Bà có nhận được Thơng báo tạm đình chỉ chuyển quyền thừa kế của UBND xã
khơng?
Ơng Sinh, bà Thanh, bà The và bà Loan về đòi lại quyền sử dụng đất vào lúc nào?
Thời điểm trước đó thì Ơng Sinh, bà Thanh, bà The và bà Loan có biết bà đang sử
dụng đất khơng? Trước đó có tranh chấp hay khiếu kiện gì với gia đình bà khơng?

LUẬN CỨ BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CHO BỊ ĐƠN
Kính thưa Hội đồng xét xử, thưa vị đại diện Viện kiểm sát, thưa quý luật sư đồng
nghiệp.
Tơi là ………………, luật sư thuộc Văn phịng luật sư XYZ, Đồn Luật sư thành
phố Hồ Chí Minh. Hơm nay, tơi tới tham gia phiên tịa với tư cách người bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp cho bị đơn là bà Đinh Thị Tám trong vụ án tranh chấp về quyền sử dụng
đất với nguyên đơn là bà Chu Thị Hồng Thanh và ông Chu Văn Sinh được TAND thành

phố Phủ Lý thụ lý và giải quyết. Sau khi nghiên cứu toàn bộ hồ sơ vụ án và qua theo dõi
phần hỏi cơng khai tại phiên tịa, tơi xin được trình bày bản luận cứ bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp cho bị đơn như sau:
Thứ nhất, vào thời điểm năm 1990 quyền sử dụng đất không được xem là di
sản thừa kế nên yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn để đòi lại quyền sử dụng đất là
khơng có căn cứ.
Năm 1990 vào thời điểm bà Cúc mất, quyền sử dụng đất không phải là di sản được
hưởng quyền thừa kế theo Pháp lệnh thừa kế năm 1990 3 căn cứ theo Nghị Quyết số

3 Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 được Hội đồng Nhà nước thông qua ngày 30/8/1990.

Trang 4


BÀI THU HOẠCH DIỄN ÁN
02/HĐTP4 ngày 19/10/1990 Hướng Dẫn Áp Dụng Một Số Quy Định Của Pháp Lệnh Thừa
Kế năm 1990 tại Phần 1a) quy định Về di sản như sau: “Tất cả mọi tài sản thuộc quyền sở
hữu của một người sẽ trở thành di sản khi người đó chết. Đất đai thuộc quyền sở hữu
toàn dân, quyền sử dụng đất được giao không phải là quyền sở hữu về tài sản của công
dân nên không thể trở thành di sản khi công dân chết”. Di sản theo quy định tại Khoản
1 Điều 4 của Pháp lệnh thừa kế năm 1990 được quy định như sau: “Di sản bao gồm tài
sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người
khác, quyền về tài sản do người chết để lại. Tài sản gồm có tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản
xuất, các thu nhập hợp pháp”
Như vậy tại thời điểm bà cúc mất năm 1990, theo quy định của pháp luật phần tài
sản được xem là di sản mà bà Cúc để lại chỉ có căn nhà cấp bốn lợp ngói hai gian, một bể
nước và một số cây cối lâu năm trên thửa đất và không bao gồm quyền sử dụng đất. Vì
vậy, khơng có căn cứ để ngun đơn khởi kiện để đòi lại quyền sử dụng đất và xem đây là
di sản được hưởng quyền thừa kế.
Thứ hai, Ông Sinh, Bà Thanh, bà Loan và Bà The khơng có quyền hưởng di

sản do bà Cúc để lại do vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng đối với người để
lại di sản là bà Cúc.
Ông Sinh, Bà Thanh, bà Loan và bà The không sống cùng với bà Cúc tại thời điểm
bà Cúc mất năm 1990 mà đã thoát ly khỏi địa phương và lập gia đình theo các Biên bản
lấy lời khai. Ông Sinh khai rằng “Năm 1981 tơi đi làm kinh tế mới chỉ cịn một mình mẹ
tôi sống trên thửa đất này” theo Biên bản lấy lời khai ngày 21/02/2017. Đối với nguyên
đơn bà Thanh, căn cứ theo Sơ yếu lý lịch của bà Chu Thị Hồng Thanh thì bà Thanh ghi rõ
trong sơ yếu lý lịch: “Tháng 5/1956 đi thanh niên xung phong tại Điện Biên Phủ”.
Cũng theo đó Đơn tố cáo ngày 17/05/2017 của bà Đinh Thị Tám về những hành vi
lật lọng, lừa đảo và bất hiếu của Bà Chu Thị Thanh, Chu Thị Loan, Chu Thị The và ông
Chu Khắc Sinh: “Năm 1956 thì các cơ trốn đi, bỏ làng khơng dám về nữa sợ người ta
đánh”; “Bà Cúc mất năm 1990 mãi đến năm 1994 chú Chu Khắc Sinh mới về tìm người
bán đất, cây cối”.
Có thể thấy, tại thời điểm năm 1990 khi bà Cúc mất, bốn người con đều thốt ly
khỏi đi phương và lập gia đình ở nơi khác, cũng khơng ai về chăm nom và chăm sóc bà
mà chỉ có gia đình bà Tám chăm lo cho bà Cúc. “Khi bà Cúc ốm thì các con khơng về
chăm non, chăm sóc. Năm 1990 bà Cúc chết các con bà Cúc cũng khơng lo tang thì vợ
chồng và con cái chúng tôi lo” theo Biên bản lấy lời khai của bà Đinh Thị Tám ngày
22/11/2016. Bà Đinh Thị Tám cũng khẳng định rất rõ việc này trong Đơn tố cáo ngày
17/05/2017 về việc khơng chăm sóc bà Cúc của bà Thanh, bà Loan, bà The và ông Sinh
khi bà Cúc ốm đau :“Bà Cúc tồn khóc hờ con”.
Căn cứ theo quy định tại Phần 2b) Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19/10/1990 Về
những người thừa kế khơng có quyền hưởng di sản: “Những người có nghĩa vụ ni
dưỡng nhau theo quy định tại các điều 19, 20, 21, 23, 27 Luật Hơn nhân và gia đình (như
cha mẹ và con, ông bà và cháu, anh chị em) trong khoảng thời gian 3 năm trước khi
4 Nghị quyết số 02/HĐTP là Nghị quyết của Hội Đồng Thẩm Phán Toà Án Nhân Dân Tối Cao ngày 19/10/1990 Hướng Dẫn Áp
Dụng Một Số Quy Định Của Pháp Lệnh Thừa Kế năm 1990.

Trang 5



BÀI THU HOẠCH DIỄN ÁN
người để lại di sản chết, nếu có khả năng thực hiện nghĩa vụ ni dưỡng mà không thực
hiện làm cho người cần được nuôi dưỡng lâm vào tình trạng khổ sở hoặc nguy hiểm đến
tính mạng, thì khơng có quyền hưởng di sản của người đó.”
Ơng Sinh đi kinh tế năm 1981, bà Thanh thì đi khỏi địa phương năm 1956 những
người còn lại cũng không ai về thăm nom bà Cúc trước khi bà mất. Căn cứ theo lời khai
có thấy rằng những người con của bà Cúc đã không thực hiện đúng nghĩa vụ và bổn phận
trách nhiệm của một người làm con trong gia đình đối với mẹ ruột của mình là bà Chu Thị
Cúc. Theo Giấy chứng tử (bản sao) đăng ký ngày 29/06/2010 của Bà Chu Thị Cúc lí do bà
Cúc mất là do ốm đau mà mất. Các con của bà Cúc là ông Sinh, bà Thanh, bà The và bà
Loan đều không ở quê hương (Thôn 6, xã Phù Vân, Phủ Lý, Hà Nam) vào khoảng thời
gian 3 năm trước khi bà Cúc mất để thực hiện nghĩa vụ ni dưỡng, chăm sóc mẹ mình
khi ốm đau. Vì vậy, căn cứ theo quy định tại Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19/10/1990 có
thể khẳng định bà Chu Thị Thanh, Chu Thị Loan, Chu Thị The và ông Chu Khắc Sinh đều
khơng làm trịn bổn phận của mình về nghĩa vụ ni dưỡng, chăm sóc mẹ mình là bà Chu
Thị Cúc khi ốm đau nên khơng có quyền hưởng di sản do bà Cúc để laị.
Bà Chu Thị Thanh, Chu Thị Loan, Chu Thị The và ông Chu Khắc Sinh khơng có
quyền hưởng di sản do bà Cúc để lại do vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng đối
với người để lại di sản. Căn cứ theo Điểm Khoản 1 Điều 7 của Pháp lệnh thừa kế năm
1990 về những người thừa kế khơng có quyền hưởng di sản “Người vi phạm nghiêm trọng
nghĩa vụ nuôi dưỡng đối với người để lại di sản”.
Như phân tích ở trên, phần di sản mà bà Cúc để lại chỉ bao gồm nhà cấp bốn lợp
ngói hai gian, một bể nước và một số cây cối lâu năm trên thửa đất. Vì khơng có quyền
hưởng di sản nên ngun đơn cũng khơng có quyền khởi kiện để địi lại di sản của bà Cúc.
Ngồi ra, theo Đơn giao quyền trơng nom ngày 15/04/1994, bà Thanh và bà The giao
quyền trông nom cho ông Chu Khắc Thuyên số di sản của Cụ Cúc để lại cũng khơng có
giá trị vì bà Thanh và bà The đã khơng có quyền hưởng di sản để ký giấy giao quyền này.
Vì vậy việc việc khởi kiện để yêu cầu bà Cúc trả lại 50% số cây lâu năm trong thời hạn 5
năm từ 15/4/1994 đến 15/4/1999 cũng khơng có căn cứ để u cầu địi lại.

Thứ ba, Đơn chuyển quyền thừa kế năm 1994 từ ông Chu Khắc Sinh cho ông
Thuyên là căn cứ pháp lý để xác định quyền sử dụng đất hợp pháp của gia đình ơng
Thun, bà Tám tại thời điểm đó.
Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Luật đất đai năm 1987 5 quy định: “Đất đai thuộc
sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý… Người đang sử dụng đất đai hợp
pháp được tiếp tục sử dụng theo quy định của Luật này”. Theo Biên bản ghi lời khai
ngày 21/02/2017 ông Sinh khai rằng: “Năm 1990 mẹ tôi mất thì tơi về quản lý thửa đất
này. Khi đó thửa đất này chỉ có một căn nhà cấp bốn hai giang và một số cây cối. Sau đó,
vì điều kiện không ở lại được nên mới cử con trai là tôi là Chu Văn Thành thay mặt tôi về
ở và trôm nom thửa đất này”. Khi bà Cúc mất, năm 1990 ông Sinh về lại thửa đất để quản
lý thửa đất nên được xem là người đang sử dụng đất hợp pháp tại thời điểm đó theo quy
định của Luật đất đai năm 1987. Ông Sinh cũng khai rằng: “Sau khi mẹ tôi mất năm 1990,
5 Luật đất đai năm 1987 là Luật đất đai của quốc hội số 3-LCT/HĐNN8 ban hành ngày 29/12/1987

Trang 6


BÀI THU HOẠCH DIỄN ÁN
tôi tiếp tục nộp thuế từ năm 1990 – 1994” và việc nộp thuế của ông Sinh cũng được xác
nhận theo Giấy biên nhận ngày 22/11/2001 của Thôn. Quyền sử dụng đất theo Luật đất đai
năm 1987 không được xem là tài sản thừa kế mà người chết để lại, chỉ có ơng Sinh về
quản lý thửa đất năm 1990 còn bà Thanh, bà The và bà Loan cũng không về quê để quản
lý thửa đất nên chỉ có ơng Sinh là người sử dụng hợp pháp thửa đất của bà Cúc để lại vào
năm 1990 theo quy định của luật đất đai tại thời điểm đó.
Vì ơng Sinh là người quản lý thửa đất sau khi bà Cúc mất năm 1990 nên ơng Sinh
có tồn quyền để chuyển quyền thừa kế cho ông Thuyên theo Đơn chuyển quyền thừa kế
năm 1994. Căn cứ theo Khoản 2 Điều 3 Luật đất đai năm 1993 6 quy định: “Hộ gia đình,
cá nhân được Nhà nước giao đất có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế,
thế chấp quyền sử dụng đất”. Luật đất đai năm 1993 ban hành, cá nhân có quyền chuyển
quyền quyền sử dụng đất của mình cho người khác. Cũng theo Điều 2 Luật đất đai năm

1993 quy định :“Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã giao cho người khác sử
dụng trong q trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng
hồ, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Có thể khẳng định, thời điểm ơng Sinh chuyển quyền
thừa kế cho ông Thuyên vào năm 1994 căn cứ theo quy định của Luật đất đai năm 1993 là
hoàn toàn hợp pháp và đúng với quy định của Luật đất đai tại thời điểm đó, nhà nước cũng
quy định rõ khơng giải quyết việc địi lại đất đã giao cho người khác sử dụng cụ thể ông
Sinh đã giao ông Thuyên và bà Tám.
Thông báo UBND xã Phù Vân ngày 10/04/1994 về việc tạm đình chỉ việc chuyển
quyền thừa kế. Thơng báo này chỉ là “tạm” đình chỉ việc chuyển quyền thừa kế để hai bên
tiến hành giải quyết và có ghi rõ nội dung sau “UBND xã tạm đình chỉ việc giao quyền
thừa kế ông Chu Khắc Sinh và ông Chu Khắc Thuyên. Toàn bộ đất đai, nhà cửa, cây cối
giữ nguyên hiện trường khi nào giải quyết xong thì văn bản có giá trị và có hiệu lực
pháp lý”. Việc đình chỉ này chỉ mang tính tạm thời để hai bên giải quyết, khi giải quyết
xong thì phải tới UBND xã để yêu cầu xác nhận lại việc này, thơng báo của UBND khơng
có nội dung hủy bỏ tồn bộ quyền thừa kế của ơng Sinh cho ơng Thun mà chỉ mang tính
chất tạm đình chỉ để hai bên thỏa thuận. Tuy nhiên, thông báo này không được gửi đến
cho gia đình ơng Thun và bà Tám mà chỉ gửi cho bà Chu Thị Thanh – thôn 6. Gia đình
bà Tám khơng biết về thơng báo này của UBND xã. Ngồi ra, như đã phân tích nêu trên
việc ông Sinh chuyển quyền thừa kế cho ông Thuyên là hoàn toàn hợp pháp theo quy định
của Luật đất đai năm 1993 nên việc UBND xã ban hành thông báo tạm đình chỉ cũng
khơng làm mất đi quyền thừa kế đối với gia đình ơng Thun, bà Tám.
Kể từ khi được giao quyền thừa kế năm 1994 Ông Thuyên và bà Tám là người
“đang sử dụng đất” hợp pháp và có căn cứ để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất theo quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều 3 Nghị định 17/1999/NĐ-CP 7 ngày
29/03/1999: “Người đang sử dụng đất có một trong các giấy tờ quy định sau đây thì làm
thủ tục để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và được thực hiện các quyền theo
6 Luật đất đai năm 1993 là Luật đất đai của quốc hội số 24-L/CTN ban hành ngày 14/7/1993
7 Nghị định 17/1999/NĐ-CP là Nghị định của chính phủ số 17/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 1999 về thủ tục
chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế quyền sử dụng đất và thế chấp, góp vốn bằng giá trị

quyền sử dụng đất .

Trang 7


BÀI THU HOẠCH DIỄN ÁN
quy định của Nghị định này:đ) Giấy tờ về thừa kế nhà đất; tặng, cho nhà đất được ủy
ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận và đất đó khơng có tranh chấp”.
Vậy, có thể khẳng định Đơn chuyển quyền thừa kế năm 1994 của ông Sinh cho ông
Thuyên có xác nhận của UBND xã là hồn tồn có giá trị pháp lý, đúng theo quy định của
Luật đất đai năm 1993 nên ông Thuyên và bà Tám có tồn quyền sử dụng đất hợp pháp,
sử dụng toàn bộ căn nhà cấp bốn, thu hoạch hoa màu và cây lâu năm mà bà Cúc để lại trên
thửa đất.
Thứ tư, Ông Thuyên và Bà Tám là người đã quản lý, sử dụng ổn định thửa đất
và nộp thuế đất từ năm 1994 cho đến nay
Biên bản ghi lời khai của ông Chu Khắc Hồng ngày 21/02/2017: “Ông Chu Khắc
Sinh về giao quyền thừa kế thửa đất này cho bố mẹ tơi. Sau đó bố mẹ tơi sang quản lý, sử
dụng thửa đất này từ đó đến nay”. “ Vợ chống tôi nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính đối
với thửa đất này từ năm 1990-1994. Cịn từ năm 1994 là bố mẹ tơi nộp”. Năm 1994 ông
Thuyên và bà Tám đã quản lý, sử dụng ổn định thửa đất sau khi được giao quyền thừa kế.
Sau khi ông Thuyên mất năm 1999, bà Tám là người quản lý sử dụng đất hợp pháp và nộp
thuế đầy đủ. Theo giấy biên nhận ngày 15/06/2016, thông qua kiểm tra sổ thu từ những
năm trước ông Phạm Trường Sinh – trưởng thơn đã xác nhận gia đình bà Đinh Thị Tám
đóng thuế 27 năm liên tục. Ngồi ra, căn cứ theo Giấy biên nhận ngày 22/11/2001 có ghi
nhận: “Về nhà đất từ khi bàn giao cho tơi thì bà Tám vẫn đóng thuế Nhà Đất 360 m2 = 92
Kg thóc hàng năm”.
Năm 1994, sau khi ký Giấy giao quyền trơng nom lập ngày 15/04/1994 thì ơng
Sinh, bà Thanh, bà Loan, bà The cũng không về lại quê hương, cũng khơng có khiếu kiện
gì đối với việc sử dụng đất của gia đình bà Tám. Bốn người con của bà Cúc và gia đình bà
Tám khơng có tranh chấp hay khiếu kiện về việc sử dụng đất của gia đình bà Tám kể từ

thời điểm năm 1994 cho đến năm 2016 là 22 năm, khi bà Tám xây dựng nhà trên đất mới
về địi lại thửa đất là hồn tồn khơng có căn cứ.
Việc bà Tám nộp thuế đất 27 năm liên tục, sinh sống ổn định trên thửa đất, cải tạo
lại nhà đất (Bà Tám phải làm lại 3 gian nhà mái chảy, lợp tôn trước khi làm thì báo cáo
cho trưởng thơn, thơn phó và chú Điệp bên Đảng ủy) và thu hoạch hoa màu trên thửa đất
đều được nhà nước công nhận theo quy định của pháp luật và có căn cứ pháp lý để được
yêu cầu cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Căn cứ Khoản 2 Điều
101 Luật đất đai năm 20138 quy định: “Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất khơng có
các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ
trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được Ủy
ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất khơng có tranh chấp, …… thì được cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”. Ngoài ra,
Điểm a Khoản 2 Điều 21 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP 9 ngày 15/05/2014 cũng quy định
rằng: “Thời điểm bắt đầu sử dụng đất ổn định được xác định căn cứ vào thời gian và nội
dung có liên quan đến mục đích sử dụng đất ghi trên một trong các giấy tờ sau đây: a)
Biên lai nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất”.
Có thể thấy gia đình bà Tám đã sử dụng đất ổn định thửa đất từ trước ngày
01/07/2004 theo Đơn chuyển quyền thừa kế của ông Sinh từ năm 1994 và có biên lai nộp
8 Luật đất đai năm 2013 là Luật đất đai số 45/2013/QH13 ban hành ngày 2911/2013 có hiệu lực thi hành ngày
01/07/2014
9 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP là Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai năm 2013 ban
hành ngày 15/05/2014 có hiệu lực thi hành ngày 01/07/2014

Trang 8


BÀI THU HOẠCH DIỄN ÁN

VI.


thuế nhà đất 27 năm liên tục có xác nhận của Trưởng thơn. Gia đình bà Tám sinh sống trên
thửa đất, thu hoạch hoa màu, cải tạo lại nhà cửa trên đất là hoàn toàn hợp pháp và có căn
cứ để yêu cầu cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định
của Luật đất đai năm 2013 và Nghị định số 43/2014/NĐ-CP.
Vậy tôi xin khẳng định lại từ các quan điểm và nhận định trên như sau: Ông Sinh,
bà Loan, bà The và bà Loan khơng có quyền u cầu đòi lại di sản thừa kế của bà Cúc đối
với quyền sử dụng đất và các tài sản mà Cúc để lại bao gồm căn nhà cấp 4 và cây cối trên
diện tích đất. Đơn chuyển quyền thừa kế năm 1994 hồn tồn có giá trị pháp lý theo quy
định của Luật đất đai năm 1993. Gia đình bà Tám có tồn quyền sử dụng hợp pháp đối với
thửa đất, bà Tám có quyền xây dựng nhà trên đất, thu hoạch hoa màu và cây lâu năm do
bà Cúc để lại. Ngồi ra, gia đình bà Tám cũng có căn cứ hợp pháp để yêu cầu cơ quan nhà
nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất
đai năm 2013 hiện hành.
Vì vậy, tôi yêu cầu Hội đồng xét xử bác bỏ toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên
đơn, khẳng định gia đình bà Tám có tồn quyền sử dụng hợp pháp và căn nhà được xây
dựng trên đất là đúng với quy định của Luật đất đai hiện hành nên ngun đơn khơng
được u cầu tháo dỡ.
Trên đây là tồn bộ quan điểm pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tôi
cho bị đơn, kính đề nghị Hội đồng xét xử xem xét chấp thuận.
NHẬN XÉT TẠI BUỔI DIỄN ÁN
1.

Hình thức tổ chức buổi diễn án
...................................................................................................................……….

5.

Về các vai diễn trong buổi diễn án
2.1.
Thư ký phiên tòa –

………………………………………………………………………………………
2.2. Chủ tọa phiên tòa –
....................................................................................................................………
2.3. Hội thẩm nhân dân
2.3.1. Hội thẩm nhân dân 1 –
………………………………………………………………………………………
2.3.2. Hội thẩm nhân dân 2 –
……………………………………………………………………………………..
2.4. Đại diện Viện Kiểm Sát ……………………………………………………………………………………
2.5. Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
2.5.1. Luật sư của bị đơn –
Diễn xuất:
Cách đặt câu hỏi/tranh luận:
2.5.2. Luật sư của bị đơn –
Diễn xuất:
Cách đặt câu hỏi/tranh luận:
2.5.3. Luật sư của nguyên đơn –
Trang 9


BÀI THU HOẠCH DIỄN ÁN
Diễn xuất:
Cách đặt câu hỏi/tranh luận:
2.5.4 Luật sư của nguyên đơn –
Diễn xuất:
Cách đặt câu hỏi/tranh luận:
2.6. Nguyên đơn
2.6.1. Bà Chu Thị Hồng Thanh Diễn xuất:
5.6.2. Ông Chu Văn Sinh
Diễn xuất:

2.7. Bị đơn Bà Đinh Thị Tám Diễn xuất:
2.8. Ông Chu Anh Quyết - Đại diện theo ủy quyền của Bà Chu Thị Loan và bà Chu
Thị The Diễn xuất:
2.9. Ông Chu Khắc Hồng - Đại diện theo ủy quyền của bà Chu Thị Mai và Trần Thị
Đắc Diễn xuất:

Trang 10



×