PHÁT TRIỂN THANH TOÁN ĐIỆN TỬ GẮN VỚI THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
CỦA TRUNG QUỐC VÀ HÀM Ý ĐỐI VỚI VIỆT NAM
PGS.TS. Nguyễn Đắc Hưng1
Tóm tắt: Thương mại điện tử và thanh tốn điện tử trong tồn bộ nền kinh tế được coi là hệ sinh thái
gắn liền với nhau, tạo tiền đề cho nhau cùng tồn tại và phát triển. Trong cuộc cách mạng số hiện
nay, mọi cá nhân, doanh nghiệp, cơ quan và tổ chức làm quen với việc tính tốn và sử dụng có
hiệu quả nhất nguồn lực thương mại điện tử trong toàn bộ nền kinh tế của mình, giao dịch
thường xuyên với các định chế tài chính thức trong các quan hệ thanh tốn, chuyển tiền, cất trữ,
đầu tư, tiết kiệm, vay vốn… Trung Quốc trong những năm gần đây đang phát triển rất mạnh hoạt
động thanh toán điện, thúc đẩy phát triển thương mại điện tử. Trung Quốc có nhiều nét tương
đồng với Việt Nam. Vì vậy nghiên cứu kinh nghiệm trong lĩnh vực này của Trung Quốc rút ra bài
học và khuyến nghị cho Việt Nam, có tính cấp bách và có ý nghĩa thiết thực. Bài viết tập trung vào
nội dung này. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của một bài viết, tác giả chưa đề cập đến các điều kiện
áp dụng, phân tích sâu những thuận lợi và khó khăn, nhưng điểm khác giữa Việt Nam và Trung
Quốc trong phát triển thanh toán điện tử gắn với phát triển thương mại điện tử. Đây là những nội
dung cần được nghiên cứu trong các cơng trình, bài viết tiếp theo.
Từ khóa: kinh nghiệm, Trung Quốc, thanh toán điện tử, thương mại điện tử, hàm ý Việt Nam.
1. GIỚI THIỆU
Quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang tác động lớn đến kinh tế thế giới nói chung và kinh tế châu
Á nói riêng. Hiện nay khơng ít doanh nghiệp di chuyển cơ sở sản xuất tại Trung Quốc, chuyển về Mỹ,
đến các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam, kể cả doanh nghiệp nước ngồi và doanh nghiệp
Trung Quốc. Bên cạnh đó, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc đang gia tăng. Đặc
biệt là, có nhiều cơ hội cho khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng cao, do
đường bay gần, chi phí thấp, bờ biển đẹp, cảnh quan phong phú,… Theo đó, điều tất yếu xảy ra là nhu
cầu của khách du lịch, thương nhân Trung Quốc sử dụng các phương thức thanh toán điện tử tại Việt
Nam do các ngân hàng và doanh nghiệp Trung Quốc cung cấp cũng ngày càng lớn. Một điều đặc biệt
nữa, đó là nhiều đặc điểm kinh tế – xã hôi, tập quán của Việt Nam và Trung Quốc cũng những điểm
tương đồng. Bởi vậy, cần nắm bắt cơ hội này tích cực tham khảo kinh nghiệp và hợp tác với các đối tác
Trung Quốc, phát triển thanh toán điện tử tại Việt Nam, mở rộng thương mại điện tử trong toàn bộ nền
kinh tế là điều hết sức cần thiết. Thực hiện được giải pháp này, một mặt Việt Nam sẽ quản lý tốt hơn,
có hiệu quả hơn hoạt động thanh toán của khách du lịch và thương nhân Trung Quốc tại Việt Nam, mặt
khác phát triển có hiệu quả hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Việt Nam, phát triển thương
mại điện tử trong nền kinh tế. Đây là vấn đề có tính thời sự hết sức cấp bách, bài viết tập trung nghiên
cứu nội dung này.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Bài tham luận nghiên cứu kinh nghiệm của Trung Quốc về phát triển thanh toán điện tử, thúc đẩy
phát triển thương mại điện tử trong nền kinh tế khơng có điều kiện sử dụng phương pháp nghiên cứu
1
Khoa Kinh tế Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên.
394
định lượng, xây dựng mơ hình nghiên cứu, giả thiết nghiên cứu, xây dựng hàm số, thiết kế phiếu điều
tra, khảo sát, tiến hành phỏng vấn, xử lý dữ liệu. Để thực hiện nội dung bài viết, tác giả sử dụng
phương pháp nghiên cứu định tính, dựa trên các nguồn số liệu và tư liệu của nước ngoài đã được công
bố của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), một số ngân hàng thương mại (NHTM) và tổ chức trung gian
thanh toán, tiến hành tổng hợp, phân tích, so sánh và đánh giá, đưa ra khuyến nghị theo mục tiêu
nghiên cứu đề ra.
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng và kinh nghiệm phát triển thanh toán điện tử gắn với thương mại điện tử
của Trung Quốc
3.1.1. Thực trạng
Thanh toán điện tử và thương mại điện tử tại Trung Quốc đang được đánh giá là đang có sự phát
triển bùng nổ đáng kinh ngạc trong 4 năm gần đây. Các giao dịch thanh toán điện tử năm 2016 tăng
trưởng ấn tượng, đạt tới con số 31% so với năm 2015, [1]; dự báo cũng sẽ đạt con số tăng trưởng gần
30% đến hết năm 2017 so với năm 2016, trong đó, phổ biến là phương thức thanh tốn thơng qua thao
tác qt mã QR bằng điện thoại thông minh của mỗi cá nhân để chi trả việc mua hàng hóa, dịch vụ,
thương mại điện tử. Sự phát triển đó đã làm cho việc sử dụng tiền mặt, hay thuận tiện hơn là giao dịch
quẹt thẻ ATM đang ngày càng trở nên kém ưa chuộng tại Trung Quốc. Xu hướng phổ biến hiện nay
đang được đông đảo người dân Trung Quốc sử dụng là dùng các phương thức thanh toán qua điện thoại
di động và các thiết bị di động khác và trong các giao dịch thương mại điện tử. Cùng với sự phát triển
cơng nghệ, một kỷ ngun thanh tốn mới tại Trung Quốc cũng bắt đầu khi mà mọi giao dịch được
thực hiện chỉ với một chiếc điện thoại thông minh, tạo ra các cơ hội và những thách thức mới cho hệ
thống ngân hàng Trung Quốc trong giao dịch thẻ, chuyển khoản truyền thống, trong hợp tác với các
FinTech để phát triển đa dạng các dịch vụ tiện ích, gia tăng và giữ chân khách hàng, phát triển thương
mại điện tử trong nền kinh tế.
Theo thống kê được công bố vào tháng 8/2017 tại Trung Quốc, tổng giá trị tiền mặt được rút từ các
máy ATM tại quốc gia này trong năm 2016 đã giảm 10,4% so với năm 2015. Số lượng giao dịch bằng
thẻ ATM giảm 3 năm liên tiếp: 2014–2015 và 2016. Trong khi đó, các giao dịch thanh toán điện tử như
đề cập ở trên lại tăng trưởng ấn tượng tới 31% trong năm 2016. Trong đó, phổ biến là phương thức
thanh tốn thơng qua thao tác qt mã QR bằng điện thoại thơng minh. Tính đến hết năm 2016, có tới
68% người dân Trung Quốc sử dụng điện thoại để thực hiện các giao dịch thanh toán thương mại điện
tử trong năm. Dự báo, đến hết năm 2017, các giao dịch rút tiền mặt tại máy ATM ở Trung Quốc cũng
giảm gần 10% so với năm 2016, đánh dấu năm thứ 4 liên tiếp có sự sụt giảm mạnh về giao dịch này.
Sự thành công quan trọng nhất của xu hướng nói trên phải kể đến hai cơng ty tài chính cơng nghệ của
hai tập đồn cơng nghệ lớn của Trung Quốc, đó là Alipay của Alibaba và Tenpay của Tencent. Hai
mạng thanh toán của hai tập đồn cơng nghệ khổng lồ này được đánh giá là đang thống lĩnh thị trường
thanh toán điện tử gắn với phát triển thương mại điện tử tại Trung Quốc, với 88% giao dịch được người
dân thực hiện thông qua 2 nền tảng này công nghệ này. [1]
3.1.2. Những kết quả đạt được trong phát triển thanh toán điện tử của Trung Quốc
Sau khi thành công tại Trung Quốc, Alibaba đang xâm nhập mạnh mẽ vào thị trường các nước
Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Một số đánh giá cho rằng, cuộc đổ bộ của Alibaba vào thị trường
thanh tốn điện tử Việt Nam khi tập đồn này nhận thấy đây “mỏ vàng” cho phát triển cơ hội kinh doanh
395
tại thị trường mới, thương mại điện tử cũng đang phát triển nhanh chóng. Đây cũng là những thách
thức mới nhưng cũng đem lại những cơ hội mới cho hệ thống ngân hàng Việt Nam, cho các hoạt động
thương mại điện tử, một thuận lợi cho thực hiện có hiệu quả đề án thanh tốn khơng dùng tiền mặt
trong nền kinh tế nước ta.
Năm 2017 được đánh giá là một năm thành cơng rất lớn của tập đồn Alibaba. Với doanh thu bán
hàng thương mại điện tử tăng 63% trong quý 3, lợi nhuận của Tập đoàn thương mại điện tử lớn nhất
Trung Quốc đã vượt xa kỳ vọng của các nhà đầu tư trên tồn thế giới. Vốn hóa thị trường của Alibaba
tăng gấp đôi trong năm 2017, lên đến gần 470 tỷ USD. [2]
Khi bắt đầu với Taobao, đội ngũ của Alibaba đã phải nỗ lực rất nhiều, làm thế nào để mua bán với
người chúng ta chưa gặp bao giờ, làm thế nào thay đổi được tư duy của người tiêu dùng. Tính bảo mật
an ninh là yếu tố quan trọng nhất trong ngày đầu xây dựng. Alibaba đã xây dựng trên niềm tin khi
tuyên bố rằng “Nếu quý vị mất 1 USD khi dùng Alipay thì tôi sẽ trả lại bạn 1 USD, bạn mất 50 USD
tơi sẽ trả đủ 50 USD”. Alibaba cũng khuyến khích người dùng thanh toán điện tử bằng cách nếu thanh
toán online chỉ mất 5 USD, cịn nếu thanh tốn bằng tiền mặt (COD) sẽ là 50 USD. Điều này đã giúp
Taobao và Alipay thành công, vượt qua mọi rào cản, dần dần tập đồn Alibaba từ khơng có gì đã xây
dựng được niềm tin của người tiêu dùng và thay đổi hành vi mua bán trực tuyến của họ trên các sàn
giao dịch điện tử. [2]
3.1.3. Bài học kinh nghiệm của Trung Quốc trong phát triển thanh toán điện tử thúc đẩy phát
triển thương mại điện tử trong nền kinh tế
Một là, phát triển các dịch vụ tài chính mới mang tính phổ biến đem lại lợi ích cho nhiều người
dân trong xã hội.
Tập đoàn Alibaba hợp tác với Tianhong Asset Management tung sản phẩm Yu'E Bao, nghĩa là
"kho báu còn lại,", một tài khoản trên thị trường tiền tệ có độ rủi ro thấp, gần giống như tài khoản tiết
kiệm tại các NHTM. Khách hàng có thể lấy tiền "dư" trên ví kỹ thuật số và đầu tư vào sản phẩm Yu'E
Bao. Mặc dù những dịch vụ này thường chỉ cần khoản tiền nhỏ nhưng chúng vẫn mang lại những lợi
ích đáng kể cho người có thu nhập thấp. Yu'E Bao phát triển đi lên từ quản lý tài sản (AUM) với chỉ
khoảng 200 tỷ nhân dân tệ (hơn 29 tỷ USD) trong năm 2013, đã tăng lên hơn 810 tỷ nhân dân tệ (117 tỷ
USD) trong năm 2016, phục vụ hơn 152 triệu khách hàng sau ba năm, đã trở thành một trong số những
quỹ tiền tệ lớn nhất trên thế giới.
Hai là, đầu tư phát triển giao dịch tài chính kỹ thuật số thúc đẩy hoạt động kinh doanh và thương
mại điện tử giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng cá nhân.
Tính đến tháng 9/2016, cơng ty dịch vụ tài chính Ant Financial đã cho vay tổng cộng 740 tỷ Nhân
dân tệ, tương đương 107,3 tỷ đô la Mỹ cho hơn 4,11 triệu doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ theo hình
thức tài chính cơng nghệ (Fintech). Mơ hình kinh doanh mới này cho phép người có thu nhập thấp sử
dụng thanh toán diện tử ở Trung Quốc, một quốc gia có đến 79% người trưởng thành sở hữu tài khoản
ngân hàng, nhưng chỉ có 10% trong số đó chính thức vay tiền trong hệ thống tài chính.
Ví dụ: Huabei hoặc "Just Spend" (tạm dịch: “Cứ dùng tiền đi”) là dịch vụ được tung ra vào năm
2014, cho phép chủ cửa hàng tiếp cận các khoản vay nhỏ hàng tháng. Nhân dịch lễ Quốc khánh
1/10/2016 của Trung Quốc, một ngày lễ quan trọng tương tự như ngày Valentine, người tiêu dùng đã
chi tiêu tổng cộng 26,8 tỷ RMB (3,9 tỷ đô la Mỹ) bằng cách sử dụng dịch vụ Huabei trên hai sàn
thương mại điện tử chính tại quốc gia này.
396
Ba là, thực hiện chiến dịch khuyến mại hấp dẫn và đem lại lợi ích rõ ràng là chìa khóa dẫn đến
quyết định của người tiêu dùng cá nhân và duy trì sự gắn kết của các cá nhân trong thanh toán điện tử,
thúc đẩy thương mại điện tử.
Xin nêu ví dụ điển hình, đó là, Tencent thực hiện chiến dịch “Bao lì xì đỏ” trên ứng dụng WeChat
của họ vào năm 2014, phiên bản lì xì truyền thống trên kỹ thuật số dành cho bạn bè và gia đình vào dịp
Tết nguyên đán của người Trung Quốc. Để nhận được bao lì xì, người nhận phải có một tài khoản
WeChat được kết nối với tài khoản ngân hàng. Trong tuần đầu tiên, hơn 8 triệu người đã tham gia và
con số tài khoản ngân hàng mới mở có kết nối với WeChat đã lên đến hàng triệu. Trong dịp tết Nguyên
đán năm 2017, người dùng WeChat đã nhận được các khoản lì xì tổng cộng 46 tỷ nhân dân tệ, tăng
43% so với tết Nguyên đán năm 2016. Chính sách khuyến mại và có ý nghĩa này đã khuyến khích
người dân chấp nhận, quen, ưu dùng và duy trì thanh toán điện tử.
Bốn là, mạnh dạn ứng dụng các dịch vụ tính điểm tín dụng mới ngày càng dễ tiếp cận hơn, đặc
biệt đối với những người dân có thu nhập thấp và các doanh nghiệp nhỏ trong phát triển thanh toán
điện tử và thương mại điện tử.
Đơn cử như dịch vụ tín dụng Sesame, có khả năng tính điểm tín dụng cho hơn 350 triệu người
dùng thực đăng ký và 37 triệu doanh nghiệp nhỏ thực hiện các giao dịch mua bán trên Alibaba. Khi
người dùng đăng ký Sesame họ đồng ý cho phép Ant Financial sử dụng dữ liệu giao dịch của họ để xác
định điểm tín dụng của họ. Từ điểm tín dụng này, các cơng ty tài chính tiêu dùng thực hiện cho vay
nhanh hơn, an toàn hơn, hiệu quả và tiện lợi hơn, cũng như khách hàng Trung Quốc được sử dụng một
số dịch vụ khác thuận lợi. Các dịch vụ tính điểm tín dụng đang ngày càng được sử dụng nhiều hơn bên
ngoài đất nước Trung Quốc, kể cả khu vực công và khu vực tư nhân. Ví dụ, một chương trình thử
nghiệm được thành lập vào tháng 6/2015 với Chính phủ Luxembourg cho phép sử dụng điểm tín dụng
thay cho hồ sơ ngân hàng để bảo đảm thị thực cho khách du lịch thành phố Thiên Tân của Trung Quốc
ở châu Âu.
Năm là, khuyến khích các nhà cung cấp dịch vụ thanh tốn điện tử lớn nhanh chóng mở rộng thị
trường cạnh tranh ra ngoài Trung Quốc và đầu tư vào các cơng ty cơng nghệ tài chính, thúc đẩy
thương mại điện tử phát triển.
Khách hàng có thể sử dụng Alipay và WeChat Pay ở Thái Lan, một trong những điểm đến phổ
biến nhất của khách du lịch Trung Quốc, để mua hàng hóa và chi trả dịch vụ. Alibaba cũng đã đầu tư số
vốn lớn vào PayTM của Ấn Độ và Tencent cũng đầu tư số vốn lớn tương tự vào PayU cũng của Ấn Độ.
Đây là hai công ty cung cấp thanh toán điện tử lớn nhất ở Ấn Độ. Tencent gần đây đã đưa ra một sáng
kiến liên doanh ở Châu Phi, cho phép thanh toán tại Nam Phi bằng đồng Rand.
Những kinh nghiệm này và những kinh nghiệm khác ở Trung Quốc cho thấy là có rất nhiều cơ
hội rõ ràng mà các quốc gia khác có thể khai thác bằng cách sử dụng các sàn thương mại điện tử và
mạng xã hội hiện có làm nền tảng cho việc mở rộng hệ sinh thái thanh toán điện tử trong nền kinh tế
quóc gia đó.
Báo cáo năm 2016 của tổ chức McKinsey Global ước tính rằng thanh tốn điện tử có thể đóng góp
thêm 3,7 nghìn tỷ USD cho GDP của tất cả các nền kinh tế mới nổi vào năm 2025, tăng 6% so với dự
báo ban đầu và tạo ra thêm 95 triệu việc làm mới. [3]
Đối với Trung Quốc, điều này có nghĩa là thêm 1,05 nghìn tỷ USD (7,25 nghìn tỷ nhân dân tệ),
tăng 4,2% GDP so với GDP cơ bản dự kiến cho năm 2025. Ở Trung Quốc, sự số hóa, vốn đang được
thực hiện rất tốt, sẽ không thể diễn ra nếu khơng có đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng. [3]
397
Như phần trên đã đề cập, không dừng lại ở việc phát triển hoạt động thanh toán điện tử trên các
thiết bị di động tại thị trường nội địa Trung Quốc, Alipay còn vươn tới các nước thuộc khu vực Đông
Nam Á, nơi thị trường thương mại điện tử được đánh giá có những nét đặc trưng giống với thương mại
điện tử của Trung Quốc cách đây 8 năm. Vào năm 2008, khi phương thức thanh toán bằng tiền mặt lúc
nhận hàng (COD) vẫn còn quá phổ biến, chiếm tới hơn 70% giao dịch tại Trung Quốc. [4]
Theo chiến lược kinh doanh đó, tháng 4/2016, Alibaba đã chi 1 tỷ USD thâu tóm kênh mua sắm
trực tuyến hàng đầu Lazada hiện đang hoạt động tại Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philippines,
Indonesia và Việt Nam. Tiếp đó, đến tháng 4/2017, dịch vụ thanh toán trực tuyến HelloPay của Lazada
đã hợp nhất với Ant Financial, nền tảng thanh toán trực tuyến qua di động sở hữu bởi Alibaba. Ngay
sau đó, HelloPay đổi tên thành Alipay Singapore, Alipay Malaysia, Alipay Indonesia và Alipay
Philippines theo tên các thị trường mà Lazada đang hoạt động. [4]
Để loại bớt đối thủ cạnh tranh, Ant Financial, chi nhánh tài chính thuộc tập đồn Alibaba, hiện
đang sở hữu Alipay, còn đầu tư vào Ascend Money của Thái Lan ở thời điểm cuối năm 2016. Trong
thương vụ này Ant Financial sẽ nắm 20% cổ phần của Ascend Money, đơn vị cũng hoạt động trong
mảng giao dịch thanh toán trực tuyến tại nhiều quốc gia Đơng Nam Á khác bên ngồi Thái Lan bao
gồm Indonesia, Philippines, Việt Nam, Myanmar và Campuchia. Tuy nhiên, mảng giao dịch thanh toán
điện tử chỉ là một phần trong tham vọng của Alibaba, mà còn nhắm đến một mục tiêu lớn hơn, xây
dựng hệ sinh thái trực tuyến hoàn thiện, từ quảng cáo, vận chuyển đến thanh toán. [4]
Chiến lược của Alibaba Group là xây dựng cơ sở hạ tầng của nền thương mại điện tử trong tương
lai, thương mại điện tử chỉ mới là bước đầu. Hơn một nửa nguồn lực của Alibaba Group, bao gồm cả
các công ty Ant Financial và Cainiao đang làm việc trong những mảng quan trọng của hệ sinh thái này,
bao gồm: logistic, tài chính internet, big data, điện tốn đám mây, internet di động, quảng cáo...[4]
3.2. Một số liên hệ đối với Việt Nam
3.2.1. Chủ trương và chỉ đạo của Chính phủ Việt Nam
Chính phủ đang chỉ đạo thực hiện, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các Tổ chức tín dụng
(TCTD) đang tích cực triển khai “Đề án phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong nền kinh tế
giai đoạn đến năm 2020. Đề án này có tác dụng thúc đẩy phát triển thương mại điện tử trong nền kinh
tế, mở rộng các giao dịch thanh toán qua ngân hàng của cá nhân. Bên cạnh đó các đề án xây dựng
Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử, cải cách hành chính, xây dựng thành phố thơng minh, nền
kinh tế xanh, thu phí giao thơng đường bộ khơng dừng, tái cơ cấu các Tổ chức tín dụng Việt Nam
giai đoạn 2016–2020… cũng đang được chỉ đạo, triển khai quyết liệt và đồng bộ. Giải pháp chung
thực hiện các đề án đó là phát triển các giao dịch điện tử, xây dựng hệ thống hạ tầng công nghệ thơng
tin hiện đại phát triển thanh tốn điện tử,… Thực hiện các mục tiêu của các đề án, thực hiện các giải
pháp đó, Việt Nam cần khẩn trương tham khảo tích cực kinh nghiệm của Trung Quốc trong lĩnh vực
này, mở rộng hợp tác hiệu quả hoạt động thanh toán với các đối tác Trung Quốc. Đây là quốc gia
đông dân nhất thế giới này đã có những thành cơng đáng ngạc nhiên và có các cách làm hay về phát
triển thanh toán điện tử, mở rộng thương mại điện tử trong toàn bộ nền kinh tế. Sự phát triển mạnh
mẽ của thanh toán điện tử trên các sàn giao dịch thương mại điện tử, cùng với việc phát triển hệ
thống mạng lưới viễn thông, phát huy hiệu quả màng lưới tài chính có sẵn ở Trung Quốc, đang làm
cho các dịch vụ tài chính kỹ thuật số mở rộng rất nhanh cả về thương mại điện tử trong toàn bộ nền
kinh tế (financial inclusion) và cơ hội kinh doanh cho các cá nhân trên một phạm vi rộng lớn toàn đất
398
nước Trung Quốc, cả ở các đô thị và nhiều vùng nơng thơn, đồng thời tạo ra mơ hình kinh doanh mới
hiệu quả hơn cho các doanh nghiệp.
3.2.2. Thực trạng của Việt Nam
Theo khảo sát của tổ chức thẻ tín dụng quốc tế VISA mới đây cho thấy, khách hàng Việt Nam có
thái độ cởi mở với các phương thức thanh toán mới. Thanh toán điện tử tiếp tục là lựa chọn hàng đầu
của người tiêu dùng Việt Nam. Có tới 90%, tức là có 9/10 người tiêu dùng sẵn sàng sử dụng thử các
phương thức thanh toán mới; 88% người dùng sẽ sử dụng các thiết bị di động để thanh toán; giao dịch
thanh toán điện tử tăng 38% so với cùng kỳ năm 2016. [5]
Hiện nay thị trường thanh tốn trực tuyến Việt Nam có nhiều tên tuổi, như: VNPay, Momo, Payoo,
Ngân Lượng… nhưng chưa có tên tuổi nào nổi danh và giữ vị trí thống lĩnh thị trường, hay dẫn dắt thị
trường. Ngay bản thân như Tập đồn bưu chính viễn thơng Qn đội Viettel cũng chưa đẩy mạnh hơn
nữa dịch vụ thanh toán trung gian, mặc dù có thế mạnh về cơng nghệ, có truyền thống mạnh dạn đầu tư
và có số lượng khách hàng rất đơng.
Gần đây thị trường thanh tốn trực tuyến Việt Nam có thêm một tên tuổi lớn, đó là Samsung Pay.
Nhiều người đã cài đặt ứng dụng Samsung Pay và 30.000 lượt giao dịch thành công trên máy POS tại
thị trường Việt Nam. Các chủ thẻ VietinBank có thể sử dụng ứng dụng Samsung Pay tại hơn 20.000
điểm chấp nhận thẻ của ngân hàng này. Samsung đang xúc tiến mở rộng danh sách các dòng điện thoại
Galaxy sử dụng Samsung Pay trong thời gian sớm nhất. [5]
Một số NHTM CP của Việt Nam, như: VP Bank, HD Bank, Tienphong Bank, Vietcombank,
BIDV, Vietinbank, ACB, Techcombank… cũng bước đầu ứng dụng công nghệ quét mã QR trên điện
thoại di động của khách hàng để thực hiện thanh toán điện tử, kiểm tra một số thông tin và thực hiện
một số giao dịch khác với ngân hàng. Một số NHTM khác cũng đang triển khai các cơng việc có liên
quan theo hướng nói trên. Tuy nhiên hoạt động thanh toán điện tử và thương mại điện tử trên các thiết
bị di động ở Việt Nam mới ở giai đoạn đầu của sự khởi động.
Chủ động hợp tác với đối tác có tiềm năng và có kinh nghiệm của Trung Quốc, Chính phủ Việt
Nam đề nghị Alibaba thiết lập một hệ sinh thái giúp nông dân, các tiểu thương vừa và nhỏ có thể xuất
khẩu hàng hóa ra thế giới, đề nghị hỗ trợ phong trào khởi nghiệp của Việt Nam, đầu tư vào các quỹ cho
khởi nghiệp, phát triển thương mại điện tử. Điều này có nghĩa rằng cuộc đổ bộ của Alibaba vào thị
trường thanh toán điện tử Việt Nam đang được bắt đầu.
Theo số liệu được công bố, Việt Nam hiện nay đứng thứ 15 thế giới về tỷ lệ người sử dụng
internet, tương đương 60% dân số, trong đó internet băng rộng chiếm 45% và số người sử dụng
smartphone lên đến gần 60 triệu thuê bao. Đây là nền tảng quan trọng cho sự bùng nổ của thanh toán
điện tử và thanh toán qua mobile trong thời gian tới. Đặc biệt là giới trẻ Việt Nam sử dụng điện thoại di
động rất nhiều. Đây là cơ hội khổng lồ trong thanh toán điện tử. Xã hội phi tiền mặt đang đến gần, điều
này sẽ giúp tăng tính minh bạch, hạn chế tham nhũng và hành vi lừa đảo chống rửa tiền bởi khi xã hội
số hố thì mọi giao dịch đều được lưu dữ liệu lại. Tập đoàn Alibaba đặt ra chiến lược thúc đẩy phát
triển hạ tầng thanh toán hỗ trợ cho mọi người ở đây, nhằm tăng cường logistic và thương mại xuyên
biên giới để giúp giới trẻ bán hàng cho Trung Quốc, sang Malaysia, thanh toán điện tử B to C (business
to customer). [2]
Alibaba cũng hướng đến các DN nhỏ và vừa trong lĩnh vực thương mại điện tử, tạo điều kiện cho
các DN Việt Nam làm ăn ở nội địa và vươn ra bên ngoài thế giới, phát triển các giải pháp thanh tốn.
Bởi vì thanh tốn điện tử sẽ tạo cơ hội việc làm cho nhiều người trẻ để họ cạnh tranh vì tương lai.
399
Ngày 10/11/2017, Cơng ty cổ phần thanh tốn quốc gia Việt Nam (NAPAS) và Ant Financial
Services (chủ sở hữu dịch vụ thanh toán điện tử Alipay, thành viên của Alibaba – Trung Quốc) chính
thức ký kết hợp tác chiến lược. Theo đó, Alipay được quyền khai thác thơng tin của các ngân hàng Việt
Nam thông qua NAPAS, sẽ phục vụ đối tượng chính là lượng khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam
ngày càng tăng. Ước tính năm 2017, có gần 4 triệu lượt khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam.
Ngoài ra, theo chiều ngược lại, ứng dụng thanh toán trực tuyến Alipay sẽ giúp các doanh nghiệp Việt
Nam thuận lợi hơn trong việc trả tiền dịch vụ rao bán hàng hoá trên sàn thương mại điện tử của
Alibaba. [5]
Tuy nhiên vấn đề nổi lên hiện nay đối với Việt Nam đó là mơi trường pháp lý cho Mobile Money
cịn chưa hồn thiện, đồng bộ. Đây là một kênh cho phép phát triển mạnh thanh toán điện tử. Theo
GSMA, mức điểm cho môi trường pháp lý Việt Nam về lĩnh vực này (năm 2018) là 69,96/100 điểm,
khá thấp so với Thái Lan (93,15 điểm), Malaysia (89,7 điểm); Campuchia (86,05 điểm),… do 3 yếu
điểm chính: (i) Quy định về mạng lưới đại lý Mobile Money chưa có nên chưa thể đánh giá được
(0/100 điểm); (ii) Quy định về xác thực và định danh khách hàng – KYC ở mức trung bình (50/100
điểm) do Việt Nam chưa hồn thiện việc cấp mã công dân, các quy định về giao dịch ẩn danh và cho
phép nhà cung cấp dịch vụ linh hoạt thiết lập các yêu cầu về định danh tối thiểu; và (iii) Cơ sở hạ tầng
và môi trường đầu tư ở mức trung bình khá (65/100 điểm) do Việt Nam chưa có CSDL quốc gia về dân
cư và quy định cho phép sử dụng, phân phối lãi cho các tài khoản tiền di động. [7]
4. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý ĐỐI VỚI VIỆT NAM
Quan hệ thương mại và du lịch, dịch vụ giữa Việt Nam và Trung Quốc chắc chắn sẽ gia tăng lớn
trong bối cảnh căng thẳng về kinh tế giữa Trung Quốc và Mỹ hiện nay, nên tham khảo kinh nghiệm và
đẩy mạnh hợp tác về thanh toán điện tử thúc đẩy phát triển thương mại điện tử với các đối tác của
Trung Quốc là hết sức cần thiết, thúc đẩy phát triển thương mại điện tử trong nền kinh tế ở Việt Nam.
Thị trường thanh toán điện tử, thương mại điện tử Việt Nam đang có sự cạnh tranh quyết liệt vì nhiều
đối thủ nước ngồi có tiềm lực mạnh, đã và đang xâm nhập bằng nhiều cách, trong đó có đối thủ đến từ
Trung Quốc. Nhưng cũng vì thị trường cịn mới nên các quy định, hành lang pháp lý vẫn còn thiếu,
chưa cụ thể. Điều này tiềm ẩn nguy cơ sẽ có những doanh nghiệp tìm cách vượt rào quy định, ảnh
hưởng đến an ninh tiền tệ quốc gia, vì trung gian thanh tốn vốn là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện
nhạy cảm. Trong mơi trường cạnh tranh có thêm đối thủ sẽ kích thích người tiêu dùng, nhưng cần tạo
được mơi trường cạnh tranh bình đẳng với các đối thủ nước ngồi; cần cơ chế thơng thống, tạo điều
kiện và nới lỏng nhiều quy định vốn đang áp dụng rất chặt cho doanh nghiệp thanh tốn trong nước.
Đặc biệt là cần có “cơ chế” để các doanh nghiệp trung gian thanh toán trong nước hợp tác, kết nối với
các ngân hàng Việt Nam dễ dàng, nhanh chóng như đã từng làm với các doanh nghiệp nước ngoài, mà
gần nhất là Alipay. Bài viết xin đề xuất một số khuyến nghị sau:
Một là, Chính phủ cần khuyến khích hợp tác nhà nước – tư nhân (PPPs) để phát triển một hệ thống
nhận dạng (ID), hoặc tương tự để xác định chính xác người trả tiền và người thụ hưởng. Việc có được
các phương tiện xác định khách hàng rộng rãi và an toàn là yếu tố sống cịn để đảm bảo an tồn, minh
bạch trong thanh toán, trong giao dịch thương mại điện tử và cải thiện việc bảo vệ người tiêu dùng.
Điều này cũng quan trọng trong nỗ lực nâng cao nhận thức về khách hàng (KYC), chống rửa tiền
(AML) và chống lại các khoản tài trợ cho khủng bố (CFT) và đạt được các tiêu chuẩn quốc tế trong các
lĩnh vực này, chống lừa đảo và gian lận trong giao dịch thương mại điện tử. Chính phủ và các nhà cung
400
cấp dịch vụ thanh toán, các đầu mối về thương mại điện tử có thể làm việc cùng nhau để thúc đẩy quá
trình triển khai hệ thống định dạng.
Hai là, Chính phủ, các bộ ngành có liên quan và các doanh nghiệp cần kết hợp bài học của các mơ
hình kinh doanh thanh tốn thành cơng qua nền tảng tin nhắn để thúc đẩy việc áp dụng thanh toán điện
tử, thương mại điện tử trong từng lĩnh vực của các doanh nghiệp. Khi có nhiều hơn các trường hợp
thành cơng của các cơng ty mở rộng kinh doanh thanh tốn trên tồn cầu, tất nhiên sẽ có một cơ sở tri
thức ngày càng được gia tăng có thể làm giảm thiểu rủi ro của việc “thử nghiệm và thất bại” khi xây
dựng hệ sinh thái thanh toán điện tử, thương mại điện tử đặc biệt bằng cách dự đoán các rủi ro xuất
hiện ở các quốc gia khác và học hỏi các cách tiếp cận thương mại và quy định đã được chứng minh
hiệu quả.
Ba là, kinh nghiệm cho thấy, các tập đồn khổng lồ về cơng nghệ của Trung Quốc, đặc biệt là
Tencent và Ant Financial đang phát triển nhanh chóng trên thị trường quốc tế. PayPal tiếp tục phát triển
mở rộng trên tồn cầu và các cơng ty như Facebook đang đẩy mạnh thanh toán quốc tế, báo trước một
thời kỳ mở rộng nhanh chóng các hoạt động thanh tốn điện tử. Khi các cơng ty này mở rộng, các cơng
ty khác có thể quan sát và kết hợp kinh nghiệm hoặc hợp tác với họ để thúc đẩy q trình chuyển đổi
sang thanh tốn kỹ thuật số, phát triển thương mại điện tử
Bốn là, cần tăng cường hạn chế rủi ro về thông tin, dữ liệu của khách hàng và các bên tham gia
dịch vụ thanh toán, trong giao dịch thương mại điện tử. Theo đó, các quy định pháp luật về bảo mật, an
tồn thơng tin – dữ liệu cần phải được ưu tiên xây dựng, trong đó cần có quy định về chia sẻ thơng tin –
dữ liệu giữa cá nhân với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với đối tác, trong nội bộ doanh nghiệp và
giữa các cơ quan quản lý. Chẳng hạn, việc chia sẻ kết quả định danh khách hàng giữa các doanh nghiệp
cung cấp Mobile Money với các tổ chức tín dụng, các tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử cần
làm rõ; cùng với việc nâng cao ý thức bảo vệ thông tin – dữ liệu cá nhân của mỗi khách hàng.
Năm là, để giảm thiểu rủi ro liên quan đến hệ thống đại lý trong hoạt động Mobile Money, trong
thương mại điện tử, cơ quan quản lý cần ban hành các khung tiêu chuẩn hệ thống đại lý (về đối tượng,
trình độ, năng lực, vốn tối thiểu…) để định hướng cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Mobile
Money có thể thiết lập các các tiêu chí nội bộ trong lựa chọn đại lý. Quyền lợi, trách nhiệm của doanh
nghiệp cung cấp Mobile Money và đại lý cần quy định rõ, kèm theo yêu cầu về đào tạo, chuẩn hóa quy
trình, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của hệ thống đại lý…
Sáu là, đối với rủi ro hệ thống (kỹ thuật) trong dịch vụ Mobile Money: các doanh nghiệp cung cấp
dịch vụ Mobile Money cần làm chủ hệ thống xử lý giao dịch, trung tâm thanh toán; xây dựng quy trình,
kịch bản ứng phó để kiểm sốt, hạn chế các rủi ro hệ thống có thể làm gián đoạn hoặc ngừng giao dịch;
hồn thiện quy trình nghiệp vụ và quy trình quản lý rủi ro hoạt động, nhất là rủi ro CNTT.
Bảy là, để hạn chế rủi ro mất tiền trong tài khoản khách hàng: cần quy định phải ln có mã xác
thực, mã pin hoặc mật khẩu khi thực hiện giao dịch trên điện thoại nhằm xác minh danh tính người
dùng; cho phép mọi giao dịch được giám sát, có thể định vị thuê bao di động thực hiện giao dịch. Ngoài
ra, khách hàng cần nâng cao ý thức và hành động để bảo mật, để hiểu về quyền và thủ tục khiếu nại để
giải quyết hiệu quả khi rủi ro xảy ra.
Bài học đối với Việt Nam, đó là vấn đề quan trọng trong tổng thể thanh toán, thương mại điện tử,
cả truyền thống và điện tử, chính là uy tin và tiện lợi. Phải có sự tin tưởng trong cộng đồng hoặc mạng
lưới, tức là giữa người trả tiền và người thụ hưởng, tin tưởng vào độ bảo mật của cơ chế thanh toán,
thương mại điện tử tin tưởng vào môi trường pháp lý để bảo vệ người dùng và người hỗ trợ và tin rằng
401
phương pháp này mang lại lợi ích. Việc nghiên cứu kinh nghiệm của Trung Quốc chứng tỏ rằng các hệ
sinh thái thanh toán điện tử và thương mại điện tử mạnh có thể giải quyết tất cả những mối lo ngại này.
Do đó là một cách hữu ích để đẩy nhanh việc chấp nhận và sử dụng thanh toán điện tử, thương mại
điện tử. Mặc dù có những lợi ích nhưng khơng thiếu thách thức. Có những lợi ích đáng kể về sự tiện lợi
và cần đạt được bằng cách tích hợp chức năng thanh tốn vào trong các nền tảng thương mại điện tử và
mạng xã hội hiện có. Theo kinh nghiệm của Trung Quốc, ngay cả những lợi ích lớn hơn của thương
mại điện tử có thể đạt được khi các hệ sinh thái thanh toán điện tử, thương mại điện tử khổng lồ được
phát triển mạnh trên các mạng xã hội và các sàn giao dịch thương mại điện tử.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
VTV (2020); truy cập tại: http://vt...n/kinh–te/bung–no–thanh–toan–dien–tu–tai–trung–quoc–
20170429101025829.htm; thời gian truy cập, ngày 29/8/2020.
2.
CAFEF 92020); truy cập tại: />nhin–cua–jack–ma–20171106213224987.chn; thời gian truy cập, ngày 25/8/2020.
3.
ADTIMA (2020); truy cập tại: />quoc–va–bai–hoc–cho–chung–ta–article31; thời gian truy cập, ngày 26/8/2020.
4.
GENK (2020); truy cập tại: />buoc–mo–rong–sang–thi–truong–thanh–toan–dien–tu–dong–nam–a–nhu–the–nao–
20171109102733243.chn; thời gian truy cập, ngày 28/8/2020.
5.
DANVIET (2020); truy cập tại: />vui–823393.html; thời gian truy cập, ngày 26/8/2020.
6.
SBV (2020); truy cập tại: ...n: Mục văn bản pháp luật và Thơng cáo báo chí; thời
gian truy cập, ngày 28/8/2020.
7.
VNBA (2020); truy cập tại: : Mục diễn đàn khoa học, thời gian truy cập, ngày
26/8/2020; thời gian truy cập, ngày 28/8/2020.
402