Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (950.11 KB, 27 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
---***---

BÀI TIỂU LUẬN GIỮA KỲ KINH TẾ LƯỢNG II
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU CỦA
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2015-2019

Hà Nội, tháng 12 năm 2020


MỤC LỤC
1.

2.

LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 4
1.1

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................ 4

1.2

Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................... 4

1.3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 5

CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................................................. 6
2.1



3.

a)

Lý thuyết Heckscher-Ohlin ..........................................................................................................................6

b)

Lý thuyết thương mại mới ............................................................................................................................6

c)

Lý thuyết mơ hình lực hấp dẫn.....................................................................................................................8

2.2

Tổng quan tình hình nghiên cứu................................................................................... 8

2.3

Các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu từ các nghiên cứu trên ................... 10

Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 10
3.1

4.

Lý thuyết liên quan ........................................................................................................ 6


Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................................. 10

a)

GDP của các quốc gia ................................................................................................................................ 10

b)

Dân số của các quốc gia ............................................................................................................................. 11

c)

Tỉ lệ chỉ số giá tiêu dùng của các quốc gia ................................................................................................. 12

d)

Khoảng cách giữa các quốc gia: ................................................................................................................. 12

e)

Biên giới giữa các quốc gia ........................................................................................................................ 12

f)

Các quốc gia trong WTO ........................................................................................................................... 13

3.2

Mơ hình nghiên cứu ..................................................................................................... 13


3.3

Phân tích đặc điểm các biến nghiên cứu .................................................................... 14

3.4

Nguồn dữ liệu................................................................................................................ 16

Kết quả nghiên cứu và thảo luận ............................................................................ 17
4.1

Mô tả thống kê theo các biến ....................................................................................... 17
2


4.2

Mô tả tương quan theo các biến .................................................................................. 19

4.3

Kết quả ước lượng và kiểm định................................................................................. 20

5.

Đề xuất giải pháp ...................................................................................................... 24

6.

KẾT LUẬN ............................................................................................................... 25


7.

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 26

3


1.

LỜI MỞ ĐẦU

1.1

Tính cấp thiết của đề tài

Từ thời kỳ mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới, việc tập trung phát triển kinh tế;
đặc biệt là việc xuất nhập khẩu hàng hóa được Đảng và nhà nước Việt Nam tích cực đẩy
mạnh. Tăng cường giao thương với nước ngoài giúp cho kim ngạch xuất nhập khẩu của
Việt Nam tăng mạnh qua các năm. Với xuất khẩu nói riêng thì khơng những có sự tăng
lên về lượng, cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu cũng được cải thiện theo chiều hướng đa
dạng hóa. Thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam càng ngày càng mở rộng và thay
đổi theo hướng có lợi về cơ cấu thị trường.
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, có nhiều nhân tố khách quan và chủ quan
có thể gây ảnh hưởng đến sự biến động này. Vậy những nhân tố đó là gì? Xu hướng và
mức độ tác động của các nhân tố này như thế nào tới việc xuất khẩu của Việt Nam ra
sao? Đây là những câu hỏi thực sự quan trọng và có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc khơng chỉ
đối với các nhà hoạch định chính sách mà còn với các tổ chức và cá nhân hoạt động
trong lĩnh vực xuất khẩu. Xuất phát từ các cơ sở lý luận, nhóm chúng em đã lựa chọn đề
tài nghiên cứu “Các nhân tố tác động tới giá trị xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn

2015 – 2019”. Bằng cách sử dụng mơ hình lực hấp dẫn (gravity model) đã được học, kết
hợp cùng với phương pháp kinh tế lượng; nhóm nghiên cứu xin trình bày làm rõ các
nhân tố ảnh hưởng.
1.2
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu chung của đề tài là nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xuất
khẩu của Việt Nam thông qua mô hình lực hấp dẫn (gravity model). Từ đó đề xuất một
số giải pháp trên cơ sở phát huy ảnh hưởng của nhân tố có lợi và hạn chế ảnh hưởng của
nhân tố bất lợi nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.
Ngồi ra, nhóm nghiên cứu cịn có một số những mục tiêu cụ thể đối với từng phần
như sau:
Xây dựng được mơ hình lực hấp dẫn, xác định các nhân tố tác động đến kim ngạch
xuất khẩu của Việt Nam.
Chứng minh được mối liên hệ giữa các yếu tố đã xác định đến xuất khẩu của Việt
Nam.
Phân tích chiều tác động, mức độ tác động của các yếu tố đã xác định đến kim ngạch
xuất khẩu của Việt Nam.
Đưa ra một số khuyến nghị, giải pháp phù hợp để thúc đẩy kim ngạch cũng như hoạt
động của Việt Nam.

4


1.3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố tác động đến
giá trị xuất khẩu của Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện dựa trên phạm vi lãnh thổ toàn thế

giới. Dữ liệu được thu thập trong giai đoạn 2015 – 2019.

5


2.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1

Lý thuyết liên quan

a)

Lý thuyết Heckscher-Ohlin
Học thuyết về mơ hình thương mại của Heckscher-Ohlin (H-O) được phát biểu như sau:

Những hàng hóa mà việc sản xuất ra chúng cần nhiều yếu tố dư thừa và cần ít yếu tố khan hiếm,
được xuất khẩu để đổi lấy những hàng hóa mà việc sản xuất ra chúng cần các yếu tố sản xuất theo
tỷ lệ ngược lại. Vì vậy nói một cách gián tiếp, các yếu tố sản xuất dư thừa được xuất khẩu và các
yếu tố cung khan hiếm được nhập khẩu. (Ohlin, 1993, trang 92).
Hoặc ngắn gọn hơn, học thuyết Heckscher - Ohlin (H-O) dự đoán rằng các nước xuất khẩu
những sản phẩm sử dụng nhiều yếu tố dư thừa và nhập khẩu những sản phẩm sử dụng nhiều yếu
tố khan hiếm của quốc gia đó.
Một nước được coi là có sức lao động dư thừa nếu nước đó có tỷ số giữa lao động với các
yếu tố khác cao hơn các nước khác trên thế giới. Một sản phẩm được coi là sử dụng nhiều sức
lao động nếu tỷ lệ chi phí lao động so với giá trị sản phẩm lớn hơn tỷ lệ đó trong các sản phẩm
khác.
Học thuyết này giải thích tại sao những nước dư thừa lao động, chẳng hạn như Ấn Độ,

Trung Quốc, Hàn Quốc lại xuất khẩu sản phẩm giày dép, hàng may mặc và các hàng hóa địi hỏi
sử dụng nhiều lao động khác. Trong khi đó, các nước dư thừa đất đai như Achentina, Úc và Canada
lại xuất khẩu thịt, lúa mì, len và các sản phẩm sử dụng nhiều đất đai khác.
Học thuyết H-O cũng cho rằng các nước đều có lợi khi tham gia vào thương mại quốc tế
ngay cả những nước khơng có lợi thế tuyệt đối. Nhưng bước tiến của học thuyết H-O so với lý
thuyết lợi thế tuyệt đối của D. Ricardo, trong khi D. Ricardo không chỉ đưa ra được nguồn gốc
lợi thế so sánh của các quốc gia thì học thuyết H-O đã chỉ ra được điều này. Đó chính là tỷ lệ của
các yếu tố sản xuất để sản xuất ra sản phẩm. (Từ Thúy Anh, 2013)
b)

Lý thuyết thương mại mới

Lý thuyết thương mại mới bắt đầu nổi lên từ thập kỷ 1970 của thế kỷ XX khi mà một số nhà kinh
tế đặt vấn đề về giả thuyết hiệu suất giảm dần theo chun mơn hóa trong lý thuyết về thương
mại quốc tế. Theo họ, tồn tại trường hợp hiệu suất tăng dần trong một số ngành kinh tế và lợi ích
6


kinh tế nhờ quy mơ chính là một trong các trường hợp đặc biệt của hiệu suất tăng dần. Đây là một
trong các yếu tố ảnh hưởng tới mơ hình thương mại quốc tế.
Lợi ích kinh tế nhờ quy mơ là hiện tượng giảm chi phí đơn vị kết hợp với sản lượng đầu
ra tăng cao. Nếu như thương mại quốc tế mang lại kết quả là một nước chuyên mơn hố vào sản
xuất một sản phẩm nhất định, và nếu có được lợi ích kinh tế nhờ quy mơ trong việc sản xuất sản
phẩm này thì khi đó sản lượng đầu ra sẽ tăng lên, và chi phí đơn vị sẽ giảm xuống. Trong trường
hợp đó, sẽ xuất hiện lợi ích tăng dần đối với việc chun mơn hố chứ khơng phải là lợi ích giảm
dần. Nói cách khác, khi một nước sản xuất nhiều hơn, do đạt được lợi ích kinh tế theo quy mơ,
năng suất lao động sẽ tăng lên và các chi phí đơn vị sẽ giảm xuống.
Lợi ích kinh tế nhờ quy mơ có thể xuất phát từ một số nguồn sau: Khả năng dàn trải chi
phí cố định cho một sản lượng đầu ra lớn, hoặc khả năng một số lượng lớn các nhà sản xuất tận
dụng những nhân công và thiết bị chuyên biệt có năng suất lao động cao hơn các nguồn lực thơng

thường. Lợi ích kinh tế nhờ quy mơ là nguồn quan trọng để giảm chi phí sản xuất trong nhiều
ngành khác nhau, từ sản xuất phần mềm máy tính, tới sản xuất ô tô, từ dược phẩm tới ngành công
nghiệp vũ trụ.
Lý thuyết mới về thương mại cũng lập luận rằng nếu mức sản lượng đầu ra cần thiết để đạt
được tính lợi ích kinh tế nhờ quy mơ đủ lớn đại diện cho một phần đáng kể của tổng nhu cầu thế
giới đối với sản phẩm đó thì thị trường thế giới có thể chỉ hỗ trợ được cho một số hữu hạn các
cơng ty đóng tại một số ít các nước tham gia vào sản xuất mặt hàng này. Những công ty tham
gia vào thị trường thế giới đầu tiên sẽ là những công ty giành được lợi thế mà các cơng ty khác
khó lịng có được. Do vậy, một cơng ty chỉ có thể thống trị trong xuất khẩu một sản phẩm đặc
thù mà tính lợi ích kinh tế theo quy mơ đóng vai trị quan trọng, và mức sản lượng cần thiết để
đạt được tính lợi ích theo quy mơ này đại diện cho một phần chủ yếu của tổng sản lượng thế giới,
bởi vì đó sẽ là nền tảng cho cơng ty đầu tiên bước vào ngành công nghiệp.
Về cơ bản, lý thuyết thương mại mới đã nêu ra hai điểm quan trọng: Thứ nhất, thơng qua tác
động lên lợi ích kinh tế nhờ quy mơ, thương mại có thể làm gia tăng mức độ đa dạng của các
hàng hóa cung cấp tới người tiêu dùng và giảm bớt chi phí trung bình trên một sản phẩm. Thứ
hai, trong những ngành sản xuất khi mà sản lượng làm ra địi hỏi đạt được tính lợi ích kinh tế
nhờ quy mơ đại diện cho một tỷ trọng đáng kể tổng nhu cầu của thế giới, thì thị trường tồn cầu
7


chỉ có thể hỗ trợ và tạo điều kiện cho một số ít các cơng ty tham gia vào mà thôi. Do vậy,
thương mại thế giới trong một số sản phẩm nhất định sẽ được thống trị bởi các quốc gia có các
cơng ty là những người đi đầu trong lĩnh vực sản xuất đó. (Dân kinh tế)
c)

Lý thuyết mơ hình lực hấp dẫn
Theo CIEM ( 2016), mơ hình lực hấp dẫn được sử dụng trong phân tích thương mại, đầu tư,

lao động giữa các quốc gia với nhau. Mô hình này ứng dụng trong thương mại dự đốn rằng trao
đổi thương mại song phương phụ thuộc vào quy mô của 2 nền kinh tế và khoảng cách giữa chúng.

Do Thai Tri (2006) trích dẫn từ nghiên cứu của Krugman và cộng sự (2005) cho thấy mơ hình
lực hấp dẫn có dang tổng quát như sau
𝐓𝐢𝐣 = 𝐀.

𝐘𝐢 . 𝐘𝐣
𝐃𝐢𝐣

Trong đó: Tij là giá trị trao đổi thương mại giữa 2 nước i và j
Dij là khoảng cách địa lý
Yi , Yj đo lượng quy mô kinh tế, thường là GDP hoặc GNP
A là một hằng số
(Nguyễn Văn Công, Nguyễn Việt Hưng, 2012)

2.2

Tổng quan tình hình nghiên cứu

S Tên đề tài
T
T

Tên tác giả Năm Mục
tiêu
nghiên cứu

1 Applying
gravity
model to
analyze
trade

activities
of
Vietnam

Dinh Thi
Thanh
Binh,
Nguyen
Viet
Duong,
Hoang
Manh
Cuong

2012 Phân tích hoạt
động thương
mại song
phương giữa
Việt Nam và
60 quốc gia từ
năm 2000 đến
2010.

Phương
pháp nghiên
cứu
Định lượng:
tiến hành chạy
3 mơ hình
kinh tế lượng:

mơ hình gộp,
hồi quy FEM,
REM và có
những kiểm
định phù hợp.

Lý thuyết Kết quả
áp dụng
Mơ hình
lực hấp
dẫn

Quy mơ kinh
tế của Việt
Nam, quy mơ
kinh tế và quy
mơ thị trường
của các đối
tác nước
ngồi, khoảng
cách và văn
8


hóa có tác
động rất lớn
đến thương
mại song
phương giữa
Việt Nam và

60 quốc gia.

2 Trade
potential
of climate
smart
goods of
Vietnam:
An
application
of gravity
model

Trung
Van Vu,
Thu Anh
Nguyen

3 Determinant Nguyễn
s of
Quỳnh
Vietnam’s Huy
exports: An
application
of

2016 Xem xét tiềm
năng thương
mại của hàng
hóa thơng

minh với khí
hậu (CSG) của
Việt Nam

Phân tích
định lượng,
phương pháp
sử dụng tốc
độ hội tụ
(speed of
convergence).

Mơ hình
lực hấp
dẫn.

Quy mơ kinh
tế & thị
trường,
khoảng cách,
tỷ giá hối
đoái thực,
biên giới và
chất lượng cơ
sở hạ tầng
của Việt Nam
đóng vai trị
quan trọng
trong thương
mại song

phương.
Việt Nam
có cơ hội
mở rộng
thương
mại với
19/45
quốc gia
trong báo
cáo.

2018 Phân tích các
yếu tố tác
động đến xuất
khẩu của Việt
Nam.

Phương pháp
định lượng:
Phương pháp
phân tích hồi
quy với 3 mơ
hình kinh tế
lượng sử dụng

Mơ hình
lực hấp
dẫn

Từ kết quả

ước lượng,
có thể thấy
các yếu tố
gây tác động
cùng chiều
đến xuất
9


Pooled OLS,
REM và FEM

khẩu là: GDP
của Việt
Nam và GDP
nước nhập
khẩu, FDI, tỷ
giá hối đối,
có chung
đường biên
giới và tham
gia AFTA.

Bảng 1: Bảng tổng hợp các nghiên cứu liên quan

2.3

Các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu từ các nghiên cứu trên

Các nhân tố ảnh hưởng


Mức độ ảnh hưởng

Tỷ giá hối đối

Ảnh hưởng khơng đáng kể

Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI

Ảnh hưởng đáng kể

Chỉ số giá tiêu dùng

Ảnh hưởng đáng kể

Chiều sâu tài chính

Ảnh hưởng đáng kể

GDP gộp

Ảnh hưởng đáng kể

POP gộp

Ảnh hưởng đáng kể

Khoảng cách địa lý

Ảnh hưởng đáng kể


Bảng 2. Tóm lược các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê từ các nghiên cứu đi trước

3.

Phương pháp nghiên cứu

3.1

Giả thuyết nghiên cứu

a. GDP của các quốc gia

GDP của nước xuất khẩu, GDP được coi là một nhân tố, chỉ số đại diện cho quy
mô kinh tế và là một biến số cơ bản của mô hình trọng lực (Bhagwati, 1988). Đa số các
nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới đều ủng hộ ý tưởng rằng GDP có tác động tích cực
10


đến xuất khẩu. Trong một nghiên cứu gần đây, Aslanov và các cộng sự (2010) phát hiện ra
rằng sự xuất khẩu sẽ bị ảnh hưởng cùng chiều bởi sự gia tăng GDP tại ba quốc gia
Azerbaijan, Georgia và Armenia.
Giả thuyết H1a: GDP nước xuất khẩu có tác động cùng chiều đến xuất khẩu của nước
đó.
GDP của nước nhập khẩu, yếu tố này đã được thể hiện rõ trong nghiên cứu ban
đầu của Jan Tinbergen vào năm 1962. GDP của nước nhập khẩu thể hiện sự gia tăng thu
nhập của quốc gia, từ đó mà gia tăng nhu cầu tiêu dùng và dẫn đến tăng lượng nhập khẩu.
Lúc đó thì quốc gia xuất khẩu có thể gia tăng nguồn cung ứng xuất khẩu của mình vào quốc
gia nhập khẩu. Yếu tố này tác động đến xuất khẩu nhiều mặt hàng như đường, nho khô, cà
phê hay đặc biệt ở đồ gỗ ở nhiều quốc gia (M.Sevela, 2002; Priyono, 2009; C.Jordaan và

Eita, 2011; Buongiorno, 2016).
Giả thuyết H1b: GDP của nước nhập khẩu tác động cùng chiều đến xuất khẩu của nước
xuất khẩu.
→ Giả thuyết H1: Quy mô GDP gộp của 2 quốc gia có tác động cùng chiều đến xuất
khẩu của nước xuất khẩu.
a. Dân số của các quốc gia

Dân số của nước xuất khẩu, khi quy mô dân số tăng sẽ ảnh hưởng tới khả năng
cung ứng nguồn lao động ra thị trường, từ đó lượng lao động sản xuất và lượng xuất khẩu
sẽ tăng lên. Những tác động tích cực được biểu hiện ở các nghiên cứu của Carrere (2006),
Kiên và Hashimoto (2005). Cùng với đó, sự gia tăng dân số cũng có thể làm tăng nhu cầu
trong nước, từ đó sẽ tăng tiêu dùng nội địa, giảm lượng nhập khẩu. Ở Việt Nam, tất cả các
nghiên cứu thực nghiệm như của Thái Trí Đỗ (2006), Trang và Nam (2011), … đều cho
thấy mối quan hệ tích cực giữa xuất khẩu và dân số.
Giả thuyết H2a: Dân số của nước xuất khẩu tác động tích cực đến xuất khẩu của nước đó.
Dân số của nước nhập khẩu, quy mơ thị trường nhập khẩu của các nước có thể
được thể hiện bằng dân số của chính quốc gia đó. Theo lý thuyết thì dân số nước nhập
khẩu càng nhiều thì khả năng nhập khẩu cũng càng nhiều, từ đó sẽ là tăng lên lượng xuất
khẩu của nước xuất khẩu. Yếu tố này đã được các nghiên cứu sau này bổ sung vào mơ
hình hấp dẫn thương mại. Thực tế thì nó có tác động dương lên cả ngành đồ gỗ xuất khẩu
(C.Jordaan và Eita, 2011) và nhiều ngành xuất khẩu khác (Miran, 2013; M.Oumer &
P.N&eeswara, 2015; M.Ebaidalla và A.Abdalla, 2015; G.Dlamini & cộng sự, 2016).
11


Giả thuyết H2b: Dân số của nước nhập khẩu có tác động tích cực đến xuất khẩu của
nước xuất khẩu.
→ Giả thuyết H2: Quy mô dân số gộp của 2 quốc gia có tác động cùng chiều đến xuất
khẩu của nước xuất khẩu.
Tỉ lệ chỉ số giá tiêu dùng của các quốc gia


Chỉ số giá tiêu dùng ở nước xuất khẩu, CPI đại diện cho mức độ bình ổn giá của
một quốc gia và nó thể hiện mức độ lạm phát của quốc gia đó. Theo Ngơ Thị Mỹ (2016),
lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Khi đem chỉ tiêu
này so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát được hiểu là sự phá giá của đồng tiền
nội tệ so với các đồng tiền ngoại tệ. Trên thực tế, khi lạm phát tăng sẽ đẩy giá hàng hóa
trong nước nâng lên làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước với doanh
nghiệp nước ngồi qua đó ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa và ngược lại.
Giả thuyết H3: Tỉ lệ chỉ số giá tiêu dùng giữa hai quốc gia có tác động tiêu cực lên kim
ngạch xuất khẩu của nước xuất khẩu.
Khoảng cách giữa các quốc gia:

Đây chính là yếu tố ban đầu ở mơ hình hấp dẫn thương mại truyền thống và là yếu
tố nền tảng tạo nên tên gọi của mơ hình. Khoảng cách giữa hai quốc gia càng gần thì khả
năng thu hút lẫn nhau tốt hơn và thương mại qua lại với nhau sẽ nhiều hơn so với các quốc
gia ở xa nhau. Thao cách tiếp cận này thì yếu tố này có tác động ngược chiều lên kim
ngạch xuất khẩu ở quốc gia. Nó có tác động lên xuất khẩu ở một quốc gia trong nhiều sản
phẩm như cà phê, đường, nho khơ hay thậm chí cả đồ gỗ (M.Sevela, 2002; C.Jordaan &
Eita, 2011; Khiyav & cộng sự, 2013; M.Oumer và P.Nvàeeswara, 2015; S.Maulana &
N.Suharno, 2015; M.Ebaidalla và A.Abdalla 2015; G.Dlamini & cộng sự, 2016)
Giả thuyết H4: Khoảng cách giữa nước xuất khẩu và các đối tác thương mại sẽ có tác
động tiêu cực đến xuất khẩu của nước đó.
a)

Biên giới giữa các quốc gia
Biên giới giữa hai quốc gia là yếu tố rất quan trọng do chi phí vận chuyển của hàng
hóa khi có khoảng cách lớn sẽ tăng chi phí giao dịch. Đặc biệt, khi hai quốc gia có chung
đường biên sẽ giảm chi phí này xuống mức tối thiểu phù hợp với kết luận của McCallum
(1995) khi điều tra xem liệu biên giới quốc gia có quan trọng đối với thương mại hay
không.

12


Giả thuyết H5: Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nước xuất khẩu sẽ xuất khẩu
nhiều hơn sang quốc gia có cùng biên giới với nó và xuất khẩu ít hơn ra các thị trường
khác.
b)

Các quốc gia trong WTO
Tổ chức thương mại quốc tế WTO giúp các quốc gia tham gia có một mơi trường
thương mại tồn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch. Sự mở cửa và hội nhập quốc tế của
các quốc gia được xem như là một yếu tố thúc đẩy thương mại và gia tăng xuất khẩu.
Nhiều ngành sản phẩm như cà phê, nông sản, thủy sản… (Khiyav & cộng sự, 2013;
G.Dlamini & cộng sự, 2016; Ly và Zang 2008; DTI of South Africa, 2003) đã tăng xuất
khẩu đáng kể khi tham gia hội nhập, đặc biệt là tham gia vào WTO.
Giả thuyết H6: Xuất khẩu của Việt Nam sẽ cao hơn nếu cả Việt Nam, và nước nhập khẩu
cùng tham gia WTO.

3.2

Mô hình nghiên cứu
Từ các giả thuyết ở trên, nhóm xây dựng mơ hình kinh tế lượng sau:
𝐥𝐧 𝑬𝑿𝑷𝒊𝒋𝒕 = 𝜷𝟎 + 𝜷𝟏 . 𝐥𝐧 𝑮𝑫𝑷𝒊𝒋𝒕 + 𝜷𝟐 . 𝐥𝐧 𝑷𝑶𝑷𝒊𝒋𝒕 + 𝜷𝟑 . 𝐥𝐧 𝑫𝑰𝑺𝒊𝒋 + 𝜷𝟒 . 𝑪𝑷𝑰𝒊𝒋𝒕
+ 𝜷𝟓 . 𝑩𝑶𝑹𝑫𝑬𝑹𝒋 + 𝜷𝟔 . 𝑾𝑻𝑶𝒋𝒕 + 𝒂𝒊 + 𝒖𝒊𝒋𝒕

Trong đó :
i: Việt Nam
j: Quốc gia nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam
t: Thời điểm t
β0: Hệ số chặn

βk: Hệ số hồi quy
uijt: Sai số của mơ hình hồi quy
13


ai: Hiệu ứng cố định theo thời gian
3.3

Phân tích đặc điểm các biến nghiên cứu

Mơ hình nghiên cứu bao gồm 6 biến độc lập tác động đến biến phụ thuộc là kim
nghạch xuất khẩu của Việt Nam (Nước i) sang nước khác (Nước j) trong giai đoạn 2015
– 2019:

Biến phụ thuộc trong mơ hình nghiên cứu của nhóm là logarit tự nhiên của
kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang nước khác trong giai đoạn 2015 – 2019, ký hiệu là
lnEXPijt. Nguồn dữ liệu thứ cấp lấy từ báo cáo dữ liệu thường niên của Liên Hợp Quốc,
được công bố trên trang website: />Các biến độc lập hay các biến đại diện cho các nhân tố tác động lên biến phụ
thuộc được miêu tả như sau:
Tác động
Mã biến

Tên biến và
đơn vị

Giải thích

Cách đo

đến

biến
EXPORT

lnGDPijt

Quy mơ GDP

Đại

diện

Là hàm logarit tự nhiên của

gộp

cho

quy

tích GDP của 2 quốc gia i và

(tỉ USD)



về

j trong cùng một thời điểm t

tổng


sản

lnGDPijt=ln(GDPit*GDPjt)

Mang dấu (+)

phẩm
quốc

nội

của

Việt

Nam



nước j tại
thời điểm t
lnPOPijt

Quy mô dân

Biến

đại


Là hàm logarit tự nhiên của

số gộp

diện

cho

tích dân số của 2 quốc gia i

(người)

quy mô về

và j trong cùng một thời

Mang dấu (+)

14


dân số của

điểm t

2 quốc gia i

lnPOPijt=ln(POPit*POPjt)

và j trong

cùng

một

thời điểm t
lnDISij

Khoảng cách

Biến

đại

Là hàm logarit tự nhiên của

giữa 2 quốc

diện

cho

khoảng cách giữa 2 quốc gia

gia

khoảng

(km)

cách


Mang dấu (-)

quốc gia i và j
giữa

Việt Nam và
quốc gia j

BORDERj

CPIjit

WTOjt

Chung
đường
biên

Chỉ số giá
tiêu dùng
song
phương

Quốc gia
thuộc
WTO

Quốc
gia j có

chung
biên
giới với
Việt
Nam
khơng?

Nhận giá

Mang dấu (+)

trị:
1 =“Có”
0 = “Khơng”

Đại diện
cho chỉ
số giá
tiêu
dùng
của của
Việt
Nam và
nước j
tại thời
điểm t

Thương của chỉ số giá
tiêu dùng của của Việt
Nam và nước j tại thời

điểm t:

Quốc
gia j có
nằm

Nhận giá

Mang dấu (-)

CPI = CPIjt/CPIit

Mang dấu (+)

trị:
15


trong
WTO
nằm
trong
WTO tại
thời
điểm t
hay
khơng?

1 = “Có”
0 = “Khơng”


Bảng 3: Bảng mơ tả các biến số và kỳ vọng về dấu tác động lên biến phụ thuộc

3.4

Nguồn dữ liệu

Số liệu đã thu thập thuộc loại thứ cấp, dạng số liệu mảng, thể hiện thông tin của các
yếu tố kinh tế vĩ mô, dân cư, khoảng cách vị trí địa lý của từng nước trong giai đoạn 2015
– 2019. Nguồn dữ liệu thứ cấp được lấy từ nguồn xác minh có tính xác thực cao, cụ thể
như sau:
Mã biến

Tên biến

Link dữ liệu

lnEXPijt

Kim ngạch xuất khẩu

/>
lnGDPijt

Quy mô GDP gộp

/>
lnPOPijt

Quy mô dân số gộp


CPIjit

Tỷ lệ chỉ số CPI song phương

lnDISij

BORDERj

/>istance- from-vietnam-country
Khoảng cách giữa 2 nước

Cùng biên giới với Việt Nam

3 Nước: Trung Quốc, Lào,
Campuchia

16


WTOjt

Quốc gia thuộc WTO

/>
Bảng 4. Bảng tóm tắt nguồn dữ liệu

4.

Kết quả nghiên cứu và thảo luận


4.1

Mô tả thống kê theo các biến

Sau khi thu thập số liệu từ các quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới trong
khoảng thời gian từ 2015 đến 2019, và tiến hành chọn lọc những quan sát hợp lệ, nhóm đã
cho ra 543 quan sát hợp lý, sau đây là bảng mô tả chung cho các biến định lượng:

Biến số

Số quan
sát

Giá trị trung
bình

Độ lệch
chuẩn

Giá trị
nhỏ nhất

Giá trị lớn
nhất

lnEXPijt

543


19.00016

2.311155

10.3854

24.8407

lnGDPijt

543

51.50367

2.021171

44.9451

56.9845

lnPOPijt

543

34.70994

1.742195

29.399


39.4428

CPIjit

543

0.8547127

0.2459908

0.6056

3.5486

lnDISij

543

8.95422

0.7383924

5.9713

9.8713

Bảng 5. Mơ tả thống kê các biến định lượng
(Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp dựa trên phần mềm Stata)

Vì các biến định lượng đều có giá trị rất lớn nên sử dụng hàm logarit để làm dữ liệu

mượt hơn và việc tính tốn cũng như nhận xét tác động được dễ dàng hơn. Từ bảng trên ta
có thể nhận xét được dữ liệu có được của bài là khá đồng đều và trải rộng qua các giá trị,
17


vì vậy việc tiếp cận tổng thể của bài là có phần trở nên dễ dàng hơn.

Tên biến

Giá trị lớn nhất

Giá trị nhỏ nhất

Quốc gia

Năm

Quốc gia

Năm

EXPijt

United States

2019

Botswana

2017


GDPijt

United States

2019

Kiribati

2015

POPijt

China

2019

Islands

2016

CPIjit

Sudan

2017

Ethiopia

2015


DISij

Peru

-

Cambodia

-

Bảng 6. Thống kê theo giá trị min và max của các biến độc lập theo quốc gia và theo năm
(Nguồn: Nhóm tác giả tự tính tốn và tổng hợp trên Excel)

Từ bảng 6, nhóm đưa ra được các nhận xét như sau:

Đối với biến thể hiện tổng sản phẩm quốc nội, Mỹ đóng vai trị là nền kinh
tế số 1 thế giới đạt được giá trị lớn nhất vào năm 2019, trong khi đó giá trị nhỏ nhất thuộc
về Kiribati, đạt được vào năm 2015

Đối với biến thể hiện dân số, Trung Quốc vẫn là quốc gia đơng dân nhất và
có sự gia tăng hàng năm, do đó quan sát của biến có giá trị lớn nhất là của Trung Quốc,
trong khi đó giá trị nhỏ nhất thuộc về Islands vào năm 2016.

Đối với biến thể hiện chỉ số giá tiêu dùng của quốc gia, giá trị lớn nhất
thuộc về Sudan vào năm 2017, với con số là 83,756.05. Trong khi đó Ethiopia đạt giá trị
nhỏ nhất vào năm 2015.

Đối với biến thể hiện khoảng cách giữa Việt Nam và các quốc gia (cụ thể
là khoảng cách giữa thủ đô Hà Nội tới thủ đô của quốc gia khác), đây là một biến không

thay đổi trong ngắn hạn. Bảng thống kê mô tả chỉ ra khoảng cách gần nhất của Việt Nam và
quốc gia trong dữ liệu bài nghiên cứu là 392 km (Việt Nam – Cambodia). Khoảng cách
xa nhất là giữa Việt Nam – Peru (19,366 km).

Đối với biến định tính, nhóm đưa ra bảng thống kê mơ tả như sau:

18


WTO

Số quan sát

Phần trăm

0

25

4.6

1

518

95.4

Tổng

543


100
Bảng 7. Mô tả biến giả FTA

(Nguồn: Tổng hợp dựa trên phần mềm Stata)

Biến WTO thể hiện thuộc tính nước nhập khẩu có tham gia ký kết tham gia WTO
hay khơng. Giá trị WTO=1 (có tham gia ký kết WTO) có 518 quan sát (chiếm 95.4%),
WTO=0 (khơng tham gia ký kết WTO ) có 25 quan sát (chiếm 4.6%).
4.2

Mô tả tương quan theo các biến

lnEXPijt

lnGDPijt

lnPOPijt

CPIjit

lnDISij

BORDERj

lnEXPijt

1

lnGDPijt


0.8157

1

lnPOPijt

0.5927

0.7208

1

CPIjit

-0.1351

-0.0740

0.2567

1

lnDISij

-0.3392

-0.1246

-0.1756


0.0256

1

BORDERj 0.2120

0.0474

0.1435

-0.0287

-0.4479

1

WTOjt

0.1396

0.0913

-0.2043

-0.0438

0.0357

0.1639


WTOjt

1

Bảng 8. Bảng thống kê tự tương quan
(Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp dựa trên phần mềm Stata)
19


Dựa vào ma trận tương quan giữa các biến ở trên, chúng ta có thể nhân định về các biến
số theo tiêu chí: Mức độ tương quan và hướng tướng quan.

Với mức độ tương quan: ta nhận thấy biến ln(GDPijt) và biến ln(POPijt) có mối
tương quan mạnh với biến phụ thuộc ln(EXPijt), lần lượt là 0.8157 và 0.5927. Kết quả này
cũng rất phù hợp với thực tế, khi một quốc gia có thu nhập và dân số đơng, đồng nghĩa
với việc mức sống và nhu cầu là rất lớn, từ đó họ cần phải tiến hành nhập khẩu các hàng
hóa từ nước khác để có thể đáp ứng được lượng cầu trong nước. Ngồi GDP và dân số ra
thì đường biên giới (BORDERj) cũng có mối quan hệ lớn với kim kim ngạch xuất khẩu
của Việt Nam. Với mức độ tương quan giữa các biến độc lập trong mơ hình là khơng q
cao (Đều <0.8) nên chúng ta có thể loại bỏ hiện tượng đa cộng tuyến ra khỏi mô hình.

Với chiều tương quan: Biến phụ thuộc ln(EXPijt) tương quan dương với các

biến: ln(GDPijt), ln(POPijt), BORDERj và WTOjt; tương quan âm với 2 biến còn lại
(CPIjit) ln(DISij)). Dấu ở biến số của ma trận tương quan trùng khớp với dấu kỳ vọng như
đã trình bày ở trên.

4.3


Kết quả ước lượng và kiểm định

Để chọn mơ hình hồi quy phù hợp nhất trong 3 mơ hình POLs (mơ hình hồi quy gộp); FE
(mơ hình tác động cố định) và RE (mơ hình tác động ngẫu nhiên), nhóm nghiên cứu đã tiến hành
kiểm tra theo các bước sau:
Kiểm định sự tồn tại của ai
Kiểm định xttest0 để xem xét tồn tại yếu tố khơng quan sát được có tác động tới biến phụ
thuộc mà không đổi theo thời gian. Với cặp giả thuyết:
H0: ai= 0
H1: ai ≠ 0
( tại α = 5%)
Tiến hành chạy stata thu được kết quả:
Chibar2(01) = 462.24
Prob > chibar2 = 0.0000
p-value = 0.000 < mức ý nghĩa α cho nên bác bỏ giả thuyết H0. Do đó, có tồn tài yếu tố
khơng quan sát được có tác động đến biến phụ thuộc. Vì sự tồn tại của các yếu tố khơng quan sát
được có tác động đến biến phụ thuộc nên mơ hình RE/FE sẽ phù hợp hơn so với POLS. Nhóm
tiếp tục sử dụng kiểm định Hausman để xem xét mối tương quan giữa biến số không quan sát
được ai và các biến độc lập trongb mô hình, từ đó làm sơ sở lựa chọn giữa FE và RE với cặp giả
thuyết:
H0: ai không tương quan với biến độc lập
H1: ai có tương quan với biến độc lập
(tại α = 5%)
Tiến hành chạy stata thu được kết quả:
20


Chi2 (5) = 11.69
Prob > chi2 = 0.0393
p-value = 0.0393 < mức ý nghĩa α cho nên bác bỏ giả thuyết H0, ai có tương quan với các

biến độc lập trong mơ hình. Từ đây, mơ hình tốt nhất được lựa chọn là mơ hình hiệu ứng cố định
(FE).
Thật vậy, với phương pháp ước lượng dọc đối với mơ hình FE, một nhược điểm lớn đó là
các yếu tố khơng đổi theo thời gian như khoảng cách bị loại bỏ hồn tồn. Tuy nhiên, kết quả lựa
chọn mơ hình và phương pháp ước lượng này là đồng nhất với nghiên của Nguyen Hai Tho (2013)
nên vẫn được tiếp tục sử dụng trong nghiên cứu này.
Kiểm định phương sai sai số thay đổi
Mơ hình FE tiếp tục tiến hành kiểm định Wald cho khuyết tật phương sai sai số thay đổi
được đề xuất bởi Greene (2000) bằng câu lệnh xttest3. Kiểm định cặp giả thuyết:
H0: Phương sai sai số thuần nhất
H1: Phương sai sai số thay đổi
(tại α = 5%)
Kết quả thu được từ phần mềm Stata với câu lệnh xttest3 như sau:
chi2 (132) = 3.4e+29
Prob>chi2 = 0,0000
p-value = 0,0000 < mức ý nghĩa α = 0,05, là cơ sở để bác bỏ giả thuyết H 0, hay mơ hình
có khuyết tật phương sai sai số thay đổi (phương sai sai số khơng đều).
Kiểm định tương quan chuỗi
Mơ hình FE tiếp tục trải qua kiểm định tương quan chuỗi được đề xuất Wooldridge (2002)
bằng câu lệnh xtserial. Kiểm định cặp giả thuyết:
H0: Cov(uit-1 , uit) = 0
H1: Cov(uit-1 , uit) ≠ 0
(tại α = 5%)
Kết quả thu được từ phần mềm stata với câu lệnh xtserial như sau:
F( 1, 119) = `6.372
Prob > F = 0,0001
p-value = 0,0001 < mức ý nghĩa α = 0,05. Giả thuyết H0 bị bác bỏ, hàm ý mơ hình có tồn
tại khuyết tật tự tương quan.
Mơ hình FE_cluster là mơ hình cuối cùng được lựa chọn sau khi sử dụng chọn cluster
(country) để kiểm soát các vi phạm tự tương quan và phương sai sai số thay đổi. Kết quả

hồi quy nhận được nằm ở mơ hình FE_cluster.

21


Tên biến
lnDISij
lnGDPijt
lnPOPijt
CPIji
BORDER
WTO
Hệ số chặn
Kiểm định
nhân tử
Lagrange
(xttest0)
Kiểm định
Hausman
Kiểm định
phương sai sai
số thay đổi
(xttest3)
Kiểm định
tương quan
chuỗi (xtserial)
Số quan sát

RE
-0.76779395


FE
-1.1996133

FE_cluster
-1.1996133

(-0.16362704)
0.80129214
(0.0632455)
0.0349768
(0.08278965)
-0.30370998
(0.25575881)
1.0492414
(0.80556156)
0.69824917
(0.24246817)
-17.134776
(3.068949)

(0.60031131)

(0.56442797)

0.58506268
(0.11481603)
0.21238759
(0.26821987)
-0.24103763

(0.31343409)
------------

0.58506268
(0.14369277)
0.21238759
(0.30074581)
-0.24103763
(0.31454879)
------------

0.57960048
0.57960048
(0.34603773)
(-0.45716519)
-8.1155744
-8.1155744
(13.418319)
(16.588011)
chibar2(01) = 462.24
Prob > chibar2 = 0.0000
chi2(5) = 11.69
Prob>chi2 =
0.0393
chi2 (132) = 3.4e+29

540

Prob>chi2 =


0.0000

F( 1, 119) =

16.372

Prob > F =

0.0001

540

540

P-value của hệ số ước lượng được đặt trong dấu ngoặc đơn ( ) dưới mỗi hệ số ước lượng
*,**,***: Hệ số hồi quy ở mức có ý nghĩa 10%, 5%,1%
Bảng 9: Kết quả ước lượng mơ hình hồi quy cho giá trị xuất khẩu của Việt Nam
Biến ln(GDPijt):
- GDP gộp (GDPit*GDPjt) có ảnh hưởng mang ý nghĩa thống kê đến biến phụ thuộc với
mức ý nghĩa 1% và có tác động cùng chiều tới kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam → cùng với
dấu kì vọng (+) ban đầu.
- Khi GDP gộp tăng lên 1% thì kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng lên 0.58506268%
với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Kết quả này là hoàn toàn phù hợp với lý thuyết kinh tế,
22


do GDP thể hiện được quy mô của nền kinh tế, và năng lực sản xuất của một quốc gia.
→ Kết quả này khẳng định vai trò của năng lực sản xuất của nền kinh tế trong nước đối với
việc đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu ở nước ta.
Biến ln(POPijt):

- Quy mơ dân số gộp có ảnh hưởng mang ý nghĩa thống kê đến biến phụ thuộc với mức ý
nghĩa 1% và có tác động cùng chiều tới kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam → cùng với dấu kì
vọng ban đầu (+)
- Khi POP gộp tăng lên 1% thì kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng lên 0.21238759%
với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Kết quả hoàn toàn phù hợp với lý thuyết kinh tế.
Biến (CPIjit):
- Tỷ lệ chỉ số giá tiêu dùng giữa quốc gia nhập khẩu lên Việt Nam (CPIjt/ CPIit) đạt ý nghĩa
thống kê ở mức 10%, và có tác động âm lên đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam → đúng với
kì vọng (-) ban đầu.
- Cụ thể, tỷ lệ này tăng lên 1% thì kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giảm xuống xấp xỉ
0.24103763%. → Nguyên nhân chủ yếu chi phối dòng thương mại tại Việt Nam là giá cả. Dựa
theo cách tính tỷ giá theo sức mua tương đương (PPP), mức độ biến động của tỷ giá hối đoái
xấp xỉ bằng hiệu số giữa mức độ tăng giá cả trong nước và nước ngoài (∆S ≈ ∆P - ∆P* ≈ ∆CPIi
- ∆CPIj). Nghĩa là khi CPI của Việt Nam tăng lên và CPI của quốc gia nhập khẩu giảm xuống
làm cho tỷ lệ CPIjt/ CPIit giảm thì tỷ giá của Việt Nam Đồng sẽ tăng, đồng Việt Nam sẽ mất
giá, làm cho giá của hàng hóa xuất khẩu sẽ giảm đi, từ đó khuyến khích xuất khẩu tăng lên. Do
Việt Nam là quốc gia có cơ chế điều hành lạm phát rất tốt, nên mức giá cả thường có biến động
khơng q lớn, chính vì vậy tỷ lệ trên phụ thuộc chủ yếu vào mức biến động giá cả của các đối
tác nhập khẩu. Khi CPIjt giảm hay mức biến động giá cả của các nước đối tác giảm thì sẽ có lợi
hơn nhiều cho xuất 19 khẩu của Việt Nam.
Biến ln(DISij)
- Biến khoảng cách giữa quốc gia xuất và nhập khẩu có ảnh hưởng mang ý nghĩa thống kê
đến biến phụ thuộc với mức ý nghĩa 1% và có tác động ngược chiều tới kim ngạch xuất khẩu
của Việt Nam → cùng với dấu kì vọng (-) ban đầu.
- Khi thương số chỉ số giá tiêu dùng của quốc gia nhập khẩu với Việt Nam tăng lên 1% thì
kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giảm đi 1.1996133% với điều kiện các yếu tố khác không
đổi. Kết quả này phù hợp với lý thuyết thực tế. Khoảng cách giữa quốc gia xuất và nhập khẩu
càng gần thì có khả năng “hấp dẫn” nhau tốt hơn và thương mại với nhau nhiều hơn các quốcgia
ở xa nhau.
Biến giả BORDERj:

- Biến BORDER khơng có ý nghĩa khi sử dụng ước lượng với mơ hình FE
Biến WTOjt:
- Biến giả này khơng có ý nghĩa thống kê đối với biến phụ thuộc nhưng lại có tác động
cùng chiều với kim ngạch xuất khẩu (cùng với kì vọng (+) của mơ hình ban đầu)
- Tuy không mang ý nghĩa thống kê nhưng đây là biến số được rất nhiều nhà nghiên cứu
quan tâm và đưa bổ sung vào mơ hình hấp dẫn trong thương mại. Sự mở cửa và hội nhập quốc
tế của các quốc gia được xem như là một yếu tố thúc đẩy thương mại và gia tăng xuất khẩu. Và
thực tế cho thấy rằng, xuất khẩu của Việt Nam sẽ cao hơn nếu cả Việt Nam, và nước nhập khẩu
cùng tham gia WTO.

23


5.

Đề xuất giải pháp
Từ mơ hình hồi quy mẫu trên, nhóm kiến nghị các giải pháp cho từng biến ảnh hưởng

đến kết quả mơ hình:
Một là, nhóm giải pháp dành cho GDP - nhân tố đại diện cho quy mô của một nền kinh
tế. Sau khi nghiên cứu kĩ lưỡng, ta thấy GDP có tác động mạnh và cùng chiều tới kim ngạch
xuất khẩu của Việt Nam. Khi GDP gộp tăng lên 1% thì kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng
lên 0.58506268% với điều kiện các yếu tố khác không đổi. GDP của Việt Nam tăng đồng nghĩa
với việc phát triển tiến bộ khoa học kĩ thuật ứng dụng trong nơng nghiệp, tạo ra sản phẩm có
chất lượng cao, dư thừa nguồn cung, xuất khẩu ra nước ngoài. GDP của nước xuất khẩu lớn
biểu hiện mức sống và nhu cầu cao. Để đạt được điều này, ngành nông nghiệp cần tập trung
chun mơn hóa vào những sản phẩm mũi nhọn, có lợi thế so sánh trên thị trường quốc tế như
cà phê, chè, hạt điều… Ngoài ra, các bộ, ban, ngành có liên quan nên phối hợp cùng nhau để
thúc đẩy xuất khẩu, quảng bá nông sản Việt Nam ra thị trường quốc tế.
Hai là, kiến nghị ảnh hưởng của biến (CPIijt). Đây là biến chỉ số giá tiêu dùng song

phương, đại diện cho chỉ số giá tiêu dùng của của Việt Nam và nước xuất khẩu tại thời điểm t.
Các chính sách về điều chỉnh lạm phát, bình ổn giá của các quốc gia cần phải được đảm bảo. Cụ
thể, đối với Việt Nam, lạm phát hay giá cả luôn đi kèm với sự tác động lên tỷ giá. Lạm phát
tăng lên sẽ làm cho đồng tiền mất giá qua đó khuyến khích nhập khẩu trong dài hạn. Chính vì
vậy, Việt Nam nên linh hoạt trong chính sách về giá, điều chỉnh giá cả làm kênh truyền dẫn
chính sách về tỷ giá. Thực hiện phá giá tiền tệ một cách khôn ngoan và thận trọng cũng sẽ đem
lại lợi thế cho xuất khẩu trong dài hạn.
Ba là, giải pháp cho biến (DISij). Biến mô tả khoảng cách giữa nước xuất khẩu và nước
nhập khẩu (đơn vị: km). Xét trên bảng phân tích tương quan thì đây là hai biến có mối 21 quan
hệ nghịch chiều. Điều này giải thích rằng các quốc gia có khoảng cách càng xa nhau thì tổng
kim ngạch xuất khẩu sẽ càng giảm, khoảng cách có tác động tiêu cực tới kim ngạch xuất khẩu
của Việt Nam. Hơn nữa, các quốc gia gần nhau hoặc chung khu vực sẽ có chung nền văn hóa,
chung thị hiếu… Vậy nên, để tối thiểu hóa ảnh hưởng của tác động này, Việt Nam cần lựa chọn

24


thị trường tiềm năng và các nước trong khu vực và lân cận ví dụ như các nước ASEAN, Trung
Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… để xuất khẩu.

6.

KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu, xây dựng mơ hình cũng như phân tích và xử lý số liệu, nhóm

chúng em đã chứng minh được các giải thuyết nghiên cứu và đạt được mục tiêu đề ra. Cụ thể,
bài tiểu luận này đã đạt được một số điều như sau:
Tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, cũng như trọng
số và chiều tác động đến biến. Từ đó đề ra các giải pháp giúp tăng tỉ trọng xuất khẩu so với nhập
khẩu của nước ta.

Bài tiểu luận dùng các phương pháp tiếp cận khác nhau, để xây dựng khung phân tích các
nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam. Điều này giúp bài tiểu luận tăng tính khách
quan. Các phương pháp phân tích được sử dụng bao gồm cả định tính và định lượng, trong đó
chủ yếu sử dụng phương pháp định lượng, phân tích thơng qua mơ hình trọng lực.
Chứng minh được sự tồn tại và chiều hướng các tác động của các yếu tố đã được xác
định. Cụ thể là tác động cùng chiều đến từ GDP gộp giữa Việt Nam và quốc gia nhập khẩu, tỷ số
chỉ số giá tiêu dùng giữa 2 quốc gia và biến giả APEC. Bên cạnh đó, nhân tố gây tác động ngược
chiều đến kim ngạch xuất khẩu là khoảng cách thu nhập giữa hai quốc gia.
Trong q trình làm bài, nhóm cịn nhiều sai sót, rất mong sẽ nhận được sự góp ý từ phía
giảng viên hướng dẫn.

25


×