Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia thuộc vùng du lịch đồng bằng sông hồng và duyên hải đông bắc việt nam TT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.44 KB, 18 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
-------------------------

DƯƠNG THỊ HỒNG NHUNG

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁC KHU DU LỊCH QUỐC GIA
THUỘC VÙNG DU LỊCH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
VÀ DUYÊN HẢI ĐƠNG BẮC VIỆT NAM

TĨM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Hà Nội, Năm 2021
Cơng trình được hồn thành tại trường Đại học Thương Mại

Người hướg dẫn khoa học


PGS.TS. Nguyễn Thị Nguyên Hồng
TS. Trần Thị Bích Hằng

Phản biện 1: ……………………………
Phản biện 2: …………………………….
Phản biện 3: …………………………….

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Trường họp tại trường
Đại học Thương Mại
Vào hồi…giờ …ngày … tháng …năm …

Có thể tìm hiểu luận án tại:
Thư viện Quốc gia


Thư viện Trường Đại học Thương Mại


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Các khu du lịch quốc gia (KDLQG) là những khu vực có tài nguyên du lịch (TNDL) đa
dạng, có sức hấp dẫn với ưu thế về cảnh quan thiên nhiên hoặc giá trị văn hóa, có ranh giới xác
định, có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật (CSVCKT), dịch vụ chất lượng cao, đồng bộ,
đáp ứng nhu cầu lưu trú, ăn uống và các nhu cầu khác của khách du lịch thì càng cần có sự kiểm
sốt và quản lý chặt chẽ từ phía nhà nước để đảm bảo phát triển lâu dài và hiệu quả.
Hiện nay, các KDLQG thuộc vùng du lịch Đồng bằng Sông Hồng và Dun hải Đơng Bắc
(ĐBSH&DHĐB) vẫn chưa có chính sách du lịch riêng của Vùng và cũng chưa có chính sách du
lịch riêng cho KDLQG. Các chính sách hiện đang triển khai tại đây bao gồm các chính sách phát
triển du lịch nói chung như: Chính sách bảo tồn, tơn tạo tài ngun và mơi trường du lịch; Chính
sách phát triển sản phẩm du lịch (SPDL); Chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực (NNL);
Chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng (CSHT) và cơ sở vật chất kĩ thuật (CSVCKT) du lịch; Chính
sách tài chính; Chính sách xúc tiến, quảng bá du lịch; Chính sách liên kết, hợp tác phát triển du
lịch,...Tuy vậy, việc triển khai một số chính sách QLNN chưa thực sự hiệu quả, cụ thể: Chính
sách phát triển CSHT và CSVCKT du lịch chưa thích hợp; Chính sách đào tạo và phát triển NNL
du lịch cịn yếu kém; Chính sách xúc tiến, quảng bá chưa được quan tâm đúng mức cả về trình
độ chun mơn và nguồn tài chính hỗ trợ xúc tiến du lịch; Chính sách đầu tư du lịch chưa kích
thích đầu tư kinh doanh du lịch; Chính sách phát triển sản phẩm chưa khuyến khích khai thác hết
tiềm năng du lịch hợp lý, chưa phát triển thị trường du lịch của vùng tương xứng với vị thế và
tiềm năng du lịch, chưa thúc đẩy ngành du lịch địa phương phát triển,... Do đó, sự phát triển du
lịch tại các KDLQG thuộc vùng ĐBSH&DHĐB cịn chưa thực sự mang lại hiệu quả. Chính vì
vậy, nghiên cứu sinh (NCS) đã lựa chọn đề tài “Chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia
thuộc vùng du lịch vùng du lịch Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc Việt Nam” cho
luận án tiến sĩ kinh tế của mình.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ và các câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của luận án là đề xuất được giải pháp và kiến nghị chủ yếu hồn thiện
chính sách phát triển các KDLQG thuộc vùng du lịch ĐBSH&DHĐB.
Nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, luận án xác định nhiệm vụ bao gồm:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu và xác định phương pháp nghiên cứu của luận án.
- Hệ thống hóa và bổ sung cơ sở lý luận về chính sách phát triển các KDLQG tại vùng du
lịch; Nghiên cứu kinh nghiệm chính sách phát triển một số KDLQG trên thế giới và tại Việt Nam
nhằm rút ra các bài học kinh nghiệm cho việc hoàn thiện chính sách phát triển các KDLQG
thuộc vùng du lịch ĐBSH&DHĐB của nước ta.


- Khảo sát, phân tích và đánh giá một cách tồn diện nội dung và quy trình chính sách
phát triển các KDLQG thuộc vùng du lịch ĐBSH&DHĐB và các yếu tố ảnh hưởng, rút ra
những thành công, hạn chế và nguyên nhân từ thực trạng.
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị hồn thiện chính sách phát triển các KDLQG thuộc
vùng du lịch ĐBSH&DHĐB.
Câu hỏi nghiên cứu
Trên cơ sở mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu của đề tài bao gồm:
Một là, Cơ sở lý luận về chính sách phát triển các KDLQG tại vùng du lịch như thế nào?
Kinh nghiệm nào về chính sách phát triển KDLQG trên thế giới và tại Việt Nam mà KDLQG
vùng ĐBSH&DHĐB có thể áp dụng?
Hai là, Nội dung các chính sách phát triển các KDLQG được quy hoạch vùng
ĐBSH&DHĐB? Quy trình chính sách phát triển KDLQG tại vùng ĐBSH&DHĐB như thế
nào? Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển KDLQG thuộc vùng du lịch
ĐBSH&DHĐB?
Ba là, Quan điểm và phương hướng hồn thiện chính sách phát triển KDLQG vùng
ĐBSH&DHĐB như nào và cần có các giải pháp và kiến nghị gì để hồn thiện chính sách phát
triển các KDLQG thuộc vùng du lịch ĐBSH&DHĐB?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chính sách phát triển các
KDLQG tại vùng du lịch.

Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung nghiên cứu
Có nhiều nhóm chính sách phát triển KDLQG như chính sách kinh tế, chính sách văn hóa,
chính sách du lịch, …Tuy nhiên, từ khảo sát thực tế qua phỏng vấn chuyên gia và quan sát
thực tiễn tại các KDLQG được quy hoạch, NCS đã giới hạn nghiên cứu 8 chính sách du lịch
như: Chính sách bảo tồn, tôn tạo tài nguyên và môi trường du lịch; Chính sách tài chính; Chính
sách kích cầu du lịch; Chính sách đào tạo và phát triển NNL du lịch; Chính sách đầu tư CSHT
và CSVCKT du lịch; Chính sách phát triển SPDL; Chính sách xúc tiến, quảng bá du lịch và
Chính sách liên kết, hợp tác phát triển du lịch.
Các chính sách du lịch trong phạm vi nghiên cứu của luận án bao gồm các chính sách của Nhà
nước và các chính sách của địa phương.
Ngồi việc đi sâu tìm hiểu nội dung chính sách du lịch, luận án cũng nghiên cứu quy trình
chính sách du lịch nhằm phát triển du lịch tại các KDLQG thuộc vùng du lịch ĐBSH&DHĐB.
- Về không gian nghiên cứu:
Luận án giới hạn nghiên cứu tại các địa phương có KDLQG được xác định theo Quyết
định số 2163/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển
du lịch vùng ĐBSH&DHĐB đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.


Theo bản Quy hoạch, vùng du lịch ĐBSH&DHĐB gồm 9 KDLQG: KDL Làng Văn hóa –
Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội), KDL Ba Vì – Suối Hai (Hà Nội), KDL Tam Đảo (Vĩnh
Phúc), KDL Tam Chúc (Hà Nam), KDL Côn Sơn – Kiếp Bạc (Hải Dương), KDL Hạ Long –
Cát Bà (Quảng Ninh – Hải Phòng), KDL Vân Đồn (Quảng Ninh), KDLQG Trà Cổ (Quảng
Ninh) và KDL Tràng An (Ninh Bình).
- Về thời gian nghiên cứu: Luận án giới hạn nghiên cứu thực trạng giai đoạn 2015 – 2019,
và một số vấn đề được xem xét trong bối cảnh năm 2020 và đề xuất giải pháp đến năm 2025,
tầm nhìn đến năm 2030.
4. Những đóng góp mới của luận án
Về lý luận: Luận án đã hệ thống hóa và tập trung làm rõ hơn một số cơ sở lý luận về chính
sách phát triển KDLQG tại vùng du lịch, bao gồm xác định các chính sách phát triển du lịch tại

các KDLQG, xác định nội dung và quy trình chính sách phát triển KDLQG, tìm hiểu và đánh
giá tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển KDLQG tại Vùng du lịch;
Về thực tiễn
- Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của một số KDLQG tiêu biểu ở Việt Nam và thế
giới (tại Trung Quốc và Hàn Quốc), rút ra được 8 bài học kinh nghiệm về chính sách phát triển
KDLQG vận dụng cho vùng Du lịch ĐBSH&DHĐB trong thời gian tới.
- Đánh giá được thực trạng 8 chính sách phát triển du lịch tại các KDLQG thuộc Vùng và
quy trình chính sách phát triển KDLQG, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố cấp vĩ
mô và cấp tỉnh tới thực trạng chính sách phát triển KDLQG thuộc Vùng du lịch
ĐBSH&DHĐB, rút ra được những thành công, hạn chế và nguyên nhân để làm căn cứ đề xuất
các giải pháp, kiến nghị.
- Đề xuất được các nhóm giải pháp và kiến nghị Chính phủ, Bộ, Ban, Ngành nhằm hồn
thiện chính sách phát triển KDLQG thuộc vùng Du lịch ĐBSH&DHĐB Việt Nam trong thời
gian tới.
- Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo có ý nghĩa cho các KDLQG tại các
vùng du lịch khác ở Việt Nam nói chung trong thời gian tới. Cụ thể:
+ Đối với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch: Luận án có thể được sử dụng để hỗ trợ
cơng tác hoạch định chính sách, quản lý và khai thác TNDL tại các KDLQG của các vùng du
lịch ở Việt Nam để phát triển du lịch.
+ Đối với chính quyền địa phương tại vùng du lịch ĐBSH&DHĐB (cụ thể là tại các địa
phương có KDLQG được xác định trong Quyết định số 2163/QĐ-TTg): Luận án đề xuất các
định hướng giúp chính quyền địa phương quản lý TNDL tại địa phương có các chính sách
nhằm nâng cao nhận thức của người dân địa phương trong việc gìn giữ và bảo tồn các giá trị tự
nhiên – văn hóa của địa phương, phối hợp và hỗ trợ các DNDL khai thác TNDL nhằm phát
triển các KDL hiệu quả và bền vững.


+ Đối với công ty lữ hành: Luận án gợi ý giúp công ty lữ hành xây dựng, khai thác và
phát triển các SPDL mới, mang tính lâu dài và hiệu quả tại vùng du lịch ĐBSH&DHĐB.
+ Đối với các cơ sở giáo dục đại học và cơ sở giaó dục nghề nghiệp du lịch: Luận án có

thể dùng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu về quản lý, khai thác và bảo vệ TNDL, nghiên cứu
về phát triển du lịch tại các KDL.
5. Kết cấu của luận án
Nội dung chính của luận án được kết cấu thành 4 chương.


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu đề tài
1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Trong tổng quan tình hình nghiên cứu, NCS tổng hợp các cơng trình liên quan đến đối
tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm 4 vấn đề: (1) KDL, KDLQG ; (2)
QLNN về du lịch, (3) Chính sách phát triển du lịch, chính sách phát triển KDL và (4) Nghiên
cứu về du lịch tại vùng du lịch ĐBSH&DHĐB.
Từ việc tổng kết các nghiên cứu trước, NCS nhận thấy những cơng trình nghiên cứu này
chưa nghiên cứu và tiếp cận một cách hệ thống và tồn diện về chính sách phát triển các
KDLQG thuộc vùng du lịch ĐBSH&DHĐB. Chưa chỉ ra một cách đầy đủ các chính sách du
lịch nhằm phát triển du lịch cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện và hồn thiện
chính sách du lịch nhằm phát triển du lịch nói chung và tại các KDLQG nói riêng thuộc vùng
ĐBSH&DHĐB.
Nhận thấy những khoảng trống đó, NCS sẽ tiếp tục nghiên cứu, phát hiện và làm rõ các
vấn đề sau:
- Các chính sách du lịch đang được áp dụng tại các KDLQG
- Quy trình thực hiện chính sách du lịch phát triển du lịch tại các KDLQG
- Các yếu tố ảnh hưởng đến quy trình chính sách phát triển các KDLQG
- Thực trạng triển khai chính sách phát triển các KDLQG thuộc vùng du lịch
ĐBSH&DHĐB
- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hồn thiện chính sách phát triển các KDLQG
thuộc vùng du lịch ĐBSH&DHĐB.
1.2. Phương pháp nghiên cứu

Luận án đã sử dụng các phương pháp thu thập dữ liệu bao gồm cả dữ liệu thứ cấp và sơ để
phân tích, so sánh, tổng hợp và thống kê. Sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác
nhau để đáp ứng tốt hơn cho mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁC KHU DU LỊCH QUỐC GIA
2.1. Một số khái luận cơ bản về chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia
2.1.1. Khu du lịch quốc gia
Ở Việt Nam, điều 6 – Luật Du lịch Việt Nam 2017, KDL được định nghĩa là “khu vực có
ưu thế về TNDL, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách
du lịch. KDL bao gồm KDL cấp tỉnh và KDLQG ”.


Các KDL tiềm năng sẽ được xem xét để quy hoạch phát triển thành KDLQG. Khi KDL này
đảm bảo đầy đủ các điều kiện theo quy định của Luật Du lịch 2017 và Nghị định 168/2017/NĐ-CP
thì sẽ được cơng nhận KDLQG chính thức. Đây là quan điểm duy nhất ở Việt Nam về KDLQG và
cũng là cách tiếp cận của NCS khi nghiên cứu luận án.
Các đặc điểm của KDLQG được khái quát như sau:
- Được tổ chức hình thành, khai thác kinh doanh theo quy định của luật pháp, được sự quản lý
của các Bộ, ban, ngành cấp quốc gia.
- Có khả năng mở rộng, gồm nhiều điểm hấp dẫn du lịch có sự liên kết với nhau.
- Có sức hấp dẫn đặc biệt, được xây dựng và hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu của khách
du lịch.
- Có giá trị và quy mô đủ lớn về nguồn tài nguyên và giá trị khai thác trong du lịch theo
quy định của từng quốc gia, mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường cho địa phương và
quốc gia.
- Mang tính đặc trưng riêng của vùng (về lịch sử, văn hóa, tự nhiên, …) có thể tạo nên sự
khác biệt và cạnh tranh được với các KDL khác.
- Được quy hoạch và đầu tư đảm bảo đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch bền vững.
- Các KDLQG có thể được xây dựng khép kín hoặc khơng khép kín, trong đó có thể có
hoặc khơng có dân cư địa phương sinh sống.

2.1.2. Phát triển khu du lịch quốc gia
Có nhiều quan điểm khác nhau về phát triển KDLQG. Trong phạm vi luận án, NCS xác
định phát triển KDLQG là phát triển du lịch tại các KDLQG.
Như vậy, phát triển du lịch tại các KDLQG là sự gia tăng về số lượng, đảm bảo cơ cấu hợp
lý các loại hình dịch vụ du lịch và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch tại KDLQG nhằm cung
ứng tốt hơn cho du khách và đem lại lợi ích ngày càng cao cho các đối tượng liên quan khác
(như chính quyền địa phương, công ty du lịch và cộng đồng dân cư), từ đó đảm bảo mang lại
hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững cho các KDLQG và địa phương có KDLQG đó.
2.1.3. Chính sách phát triển khu du lịch quốc gia
Chính sách phát triển KDLQG là tổng hợp các quan điểm, chủ trương, biện pháp,
chương trình và phương thức hành động về du lịch của Nhà nước (TW và địa phương), tác
động lên các chủ thể kinh tế - xã hội tại các KDLQG, nhằm đạt được các mục tiêu phát triển
du lịch.
2.2. Nội dung nghiên cứu về chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia
2.2.1. Chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia
Qua kết quả phỏng vấn chuyên gia, NCS nhận thấy, để phát triển du lịch cần tập trung vào 8
chính sách du lịch sau: Chính sách bảo tồn, tơn tạo tài ngun và mơi trường du lịch; Chính sách
tài chính; Chính sách kích cầu du lịch; Chính sách đào tạo và phát triển NNL du lịch; Chính sách


đầu tư CSHT và CSVCKT du lịch; Chính sách phát triển SPDL; Chính sách xúc tiến, quảng bá
du lịch và Chính sách liên kết, hợp tác phát triển du lịch
2.2.2. Quy trình chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia
Quy trình chính sách thường bao gồm các giai đoạn chính, theo trình tự thời gian là: Xây dựng
chính sách, ban hành chính sách, triển khai thực hiện, kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh chính sách.
Ngồi ra, có thể phân chia thành các giai đoạn nhỏ hơn, tùy thuộc vào quy mơ và tính chất của
chính sách được ban hành. Trên cơ sở đó có thể khái quát các giai đoạn chính trong quy trình chính
sách phát triển các KDLQG như sau:
Bước 1. Xây dựng và ban hành chính sách
Bước 2. Tổ chức thực hiện chính sách

Bước 3. Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành chính sách
Bước 4. Đánh giá và điều chỉnh chính sách
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia
2.3.1. Các yếu tố phạm vi vĩ mô quốc gia
Chính sách phát triển các KDLQG chịu tác động của các yếu tố vĩ mô quốc gia chủ yếu
sau: An ninh chính trị và an tồn xã hội; Trình độ nhận thức và năng lực của cơ quan QLNN;
Sự phát triển nhu cầu du lịch đến các KDLQG
2.3.2. Các yếu tố phạm vi địa phương cấp tỉnh
Ở cấp địa phương, các chính sách phát triển KDLQG chịu sự tác động của một số yếu tố
chủ yếu sau đây: Chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương có KDLQG; Chủ trương,
định hướng phát triển du lịch của địa phương có KDLQG; Ngân sách địa phương chi cho phát
triển KDLQG; Sự phát triển của CSHT và CSVCKT du lịch tại địa phương có KDLQG; NNL du
lịch của địa phương có KDLQG; Nhận thức của dân cư địa phương có KDLQG và TNDL tại địa
phương.
Như vậy, các chính sách phát triển KDLQG tại vùng du lịch chịu tác động của nhiều yếu tố
khác nhau. Việc xác định và phân tích các yếu tố ảnh hưởng sẽ giúp xây dựng và triển khai, thực
hiện các chính sách phát triển KDLQG tại vùng du lịch một cách hiệu quả và thành cơng.
2.4. Kinh nghiệm về chính sách phát triển du lịch tại một số khu du lịch quốc gia và bài
học rút ra cho Vùng Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc
NCS đã chọn lựa và nghiên cứu kinh nghiệm về chính sách phát triển du lịch tại một số
KDLQG trong và ngoài nước, bao gồm:
- Tại Việt Nam: KDLQG hồ Tuyền Lâm (thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng, thuộc vùng du
lịch Tây Nguyên), KDLQG Sapa (thành phố Lào Cai, thuộc vùng du lịch Trung du và Miền
núi Phía Bắc), KDLQG Núi Sam (An Giang, thuộc vùng du lịch Đồng bằng Sông Cửu Long.
- Trên thế giới : KDLQG Goseokjeong (Hàn Quốc) và KDL Núi Tam Thanh (Trung
Quốc)


Từ đó rút ra 8 bài học rút ra cho các KDLQG thuộc vùng du lịch Đồng bằng Sông Hồng
và Dun hải Đơng Bắc, Việt Nam.

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
CÁC KHU DU LỊCH QUỐC GIA THUỘC VÙNG DU LỊCH
ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ DUYÊN HẢI ĐÔNG BẮC
3.1. Khái quát về sự phát triển du lịch tại vùng Đồng bằng Sông Hồng
và Duyên hải Đông Bắc và các khu du lịch quốc gia thuộc Vùng
Theo Quyết định số 2163/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 11 tháng 11
năm 2013 về “Phê duyêt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch ĐBSH&DHĐB đến năm 2020,
tầm nhìn 2030”, về tổ chức lãnh thổ, vùng du lịch ĐBSH&DHĐB sẽ có 9 KDLQG. Tuy nhiên,
trừ KDLQG Trà Cổ (Quảng Ninh) đã được chính thức cơng nhận, các KDL cịn lại chưa xây
dựng hoặc đã xây dựng nhưng chưa được Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển thành
KDLQG. Vì thế, tại thời điểm nghiên cứu, chúng mới chỉ tồn tại dưới hình thức các điểm thăm
quan hoặc các KDL cấp địa phương, quy mơ và hoạt động du lịch cịn khá hạn chế, chưa có
chính sách riêng cho từng khu mà chủ yếu vẫn là các chính sách du lịch chung cho cả địa phương
có KDLQG đó. Do đó, các địa phương này rất cần xây dựng và thực thi các chính sách du lịch
hợp lý để khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch, mang lại lợi ích cho địa phương và quốc gia.
3.2. Kết quả phân tích thực trạng về chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia thuộc
vùng du lịch Đồng bằng Sông Hồng và Dun hải Đơng Bắc
3.2.1. Chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia thuộc vùng Đồng bằng Sông Hồng và
Dun hải Đơng Bắc
Để phát triển du lịch thì khơng thể thiếu được các chính sách phù hợp. Qua kết quả khảo
sát của NCS, tại các địa phương có KDLQG vùng ĐBSH&DHĐB, các chính sách được ban
hành và triển khai khá đầy đủ. Tuy nhiên mức độ thể hiện của các chính sách ở từng địa
phương là khác nhau. Ngồi ra, trong các chính sách được triển khai thời gian qua, thông qua
các văn bản, quyết định, thông tư, nghị định,… có những chính sách được ban hành độc lập
(riêng về một nội dung nhất định, như: chính sách bảo tồn, tơn tạo tài ngun và mơi trường du
lịch; chính sách xúc tiến, quảng bá du lịch…) nhưng cũng có những chính sách tổng hợp, bao
gồm nhiều nội dung khác nhau như các nghị quyết, đề án về phát triển du lịch địa phương,…
Bên cạnh đó, theo nghiên cứu của NCS, hiện nay, các chính sách du lịch được ban
hành là các chính sách để phát triển du lịch nói chung tại địa phương, nhằm tạo điều kiện
phát triển du lịch tại địa phương, trong đó có phát triển du lịch tại các KDLQG, chưa có

chính sách chun biệt nào dành riêng cho phát triển du lịch tại các KDLQG.
Cụ thể, thực trạng các chính sách du lịch nhằm phát triển du lịch tại các KDLQG thuộc vùng
ĐBSH&DHĐB được ban hành bao gồm:


- Chính sách bảo tồn, tơn tạo tài ngun và mơi trường du lịch
- Chính sách tài chính
- Chính sách kích cầu du lịch
- Chính sách đào tạo và phát triển NNL du lịch
- Chính sách đầu tư CSHT và CSVCKT du lịch
- Chính sách phát triển SPDL
- Chính sách xúc tiến, quảng bá du lịch
- Chính sách liên kết, hợp tác phát triển du lịch
3.2.2. Thực trạng quy trình chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia thuộc vùng Đồng bằng
Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc
3.2.2.1. Thực trạng xây dựng và ban hành chính sách
Trong phạm vi của luận án, NCS tập trung tìm hiểu và nghiên cứu chính sách du lịch và
quy trình chính sách du lịch nhằm phát triển du lịch tại các KDLQG vùng ĐBSH&DHĐB, bao
gồm cả các chính sách của TW và chính sách của địa phương. Trong đó, với các chính sách
của TW, các địa phương của Vùng chỉ thực hiện. Vì thế, nội dung xây dựng và ban hành chính
sách được nghiên cứu với các chính sách của địa phương trong Vùng.
Việc xây dựng và ban hành chính sách để phát triển KDLQG vùng ĐBSH&DHĐB
cũng được tiến hành theo các bước: Xác định, lựa chọn vấn đề; Xây dựng các phương án;
Lựa chọn phương án tối ưu và Quyết định ban hành chính sách.
3.2.2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện chính sách
Chính sách của TW và chính sách của địa phương đều được tổ chức thực hiện tại địa phương.
Trong cơng tác tổ chức thực hiện chính sách, qua điều tra thực tế, mới chỉ có một số KDLQG vùng
ĐBSH&DHĐB đã thành lập cơ quan quản lý chuyên trách của KDL, đó là các BQL có tên
riêng và một số trực thuộc UBND các địa phương. Để quản lý các KDL, trong các website của
địa phương đã giới thiệu và quy định sự phối hợp giữa các ban ngành QLNN về du lịch (Bộ

VHTTDL, TCDL, Sở Du lịch/VHTTDL, BQL du lịch) và UBND địa phương để thực hiện
triển khai nội dung chương trình, chính sách phát triển du lịch.
Theo kết quả phỏng vấn các chuyên gia, công tác tổ chức thực hiện các chính sách TW và
chính sách địa phương bao gồm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn chuẩn bị triển khai chính sách
- Giai đoạn thực hiện chính sách
3.2.2.3. Thực trạng kiểm tra, thanh tra việc chấp hành chính sách
Trong việc thực hiện các nội dung kiểm tra, thanh tra, qua tham vấn ý kiến chuyên gia và quan
sát thực tiễn, NCS nhận thấy, các địa phương có KDLQG được quy hoạch theo Quyết định
2163/QĐ-TTg thuộc Vùng du lịch ĐBSH&DHĐB đã thực hiện khá đầy đủ việc kiểm tra, giám sát
đối với việc thực hiện các nội dung của chính sách phát triển KDLQG như: kiểm tra, giám sát việc
khai thác TNDL và bảo vệ môi trường du lịch tại địa phương nhằm đảm bảo phát triển du lịch bền


vững; kiểm tra, thanh tra các dự án đầu tư CSHT và CSVCKT du lịch,...
3.2.2.4. Thực trạng đánh giá, điều chỉnh chính sách
a, Về đánh giá chính sách: Trên cơ sở các chính sách được ban hành và triển khai, các cơ
quan chức năng (theo quyền hạn và trách nhiệm của mình) đã tiến hành thanh tra, kiểm tra việc
thực hiện chính sách tại các địa phương. Khách thể đánh giá là doanh nghiệp kinh doanh du
lịch tại địa phương có KDLQG được quy hoạch.
Tiêu chí đánh giá chính sách bao gồm: Sự phù hơp với đường lối của Đảng và Nhà nước,
sự đồng bộ, minh bạch, ổn định, có tính khoa học và khả thi, đáp ứng được nhu cầu của cả
doanh nghiệp và khách du lịch, nhận được sự ủng hộ rộng rãi của dân cư địa phương.
b, Về điều chỉnh chính sách: Qua quan sát thực tiễn của NCS và qua tham vấn ý kiến
chuyên gia cho thấy, qua một thời gian ban hành chính sách, nhiều địa phương đã quyết định
điều chỉnh một số nội dung chính sách cho phù hợp với thực tiễn, cụ thể như: đã và đang tiếp
tục hoàn thiện dự thảo một số văn bản quy phạm pháp luật, các hướng dẫn thi hành Luật du
lịch, một số chính sách phát triển du lịch như các quyết định điều chỉnh quy hoạch, các Nghị
quyết phát triển du lịch phù hợp với bối cảnh hiện tại trong nước và thế giới để đáp ứng yêu
cầu phát triển các KDLQG và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của địa phương; thực hiện

một số điều chỉnh chính sách riêng của từng địa phương như điều chỉnh một số hỗ trợ đầu tư
riêng của địa phương, …
3.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến các chính sách phát triển khu du lịch quốc gia
thuộc vùng du lịch Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc
Tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến những chính sách phát triển du lịch tại các
KDLQG vùng ĐBSH&DHĐB được đánh giá ở các mức độ khác nhau. Có những yếu tố tại địa
phương này có tác động khá nhiều nhưng ngược lại, ở các địa phương khác thì tác động lại rất
khiêm tốn.
Qua kết quả điều tra xã hội học với các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh tại các
KDLQG vùng du lịch ĐBSH&DHĐB cho thấy, các yếu tố này ảnh hưởng khá tích cực đến các
chính sách du lịch nhằm phát triển du lịch tại các KDLQG thuộc Vùng. Trong đó, chủ trương,
định hướng phát triển du lịch của địa phương được coi là quan trong nhất vì các chính sách
được đưa ra nhằm đạt mục tiêu phát triển du lịch, như vậy, chủ trương, định hướng phát triển
du lịch của địa phương sẽ là yếu tố xác định các mục tiêu cần đạt được của chính sách, điều
này làm cho các chính sách trở nên rõ ràng, cụ thể và thiết thực hơn, qua đó việc triển khai
chính sách phát triển KDLQG cũng được thuận lợi và khả năng thành công khi áp dụng chính
sách cũng cao hơn. Ngồi ra, các yếu tố khác cũng được các doanh nghiệp nhìn nhận và đánh
giá ở các mức độ khác nhau, nhưng đều ảnh hưởng lớn đến chính sách phát triển du lịch tại các
KDLQG này.
3.4. Đánh giá chung thực trạng chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia thuộc vùng
du lịch Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc


3.4.1. Thành công và nguyên nhân
Trong những năm vừa qua, chính sách phát triển các KDLQG thuộc vùng ĐBSH&DHĐB
đã có một số thành cơng sau:
- Các chính sách cho phát triển du lịch tại các địa phương có KDLQG ngày một hoàn thiện,
đang từng bước phát huy tác dụng, về cơ bản đạt được những mục tiêu đề ra của ngành và các
cấp quản lý.
- Về quy trình, cơ bản các chính sách được xây dựng và ban hành theo đúng quy trình, tổ

chức thực hiện chính sách khá hợp lý, có kiểm tra, thanh tra, đánh giá và điều chỉnh chính sách
theo tình hình thực tế, nhận được sự đồng thuận nói chung, thu được những thành quả nhất
định về phát triển du lịch tại địa phương có KDLQG.
Nguyên nhân của thành công là do: Chủ trương đường lối và các chính sách phát triển kinh
tế xã hội nói chung và phát triển du lịch nói riêng của Đảng và Nhà nước, cũng như của từng địa
phương có sự thống nhất, đã tạo điều kiện phát triển kinh tế du lịch; Trình độ nhận thức và năng
lực của CQQL tại địa phương thuộc vùng ĐBSH&DHĐB; Nguồn TNDL đa dạng của các địa
phương có KDLQG và Nhận thức của dân cư địa phương và các đối tượng có liên quan.
3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những ưu điểm, chính sách phát triển du lịch tại các KDLQG thuộc vùng
ĐBSH&DHĐB có những hạn chế sau:
* Về các chính sách phát triển các KDLQG vùng ĐBSH&DHĐB, các chính sách bộ phận
như: Chính sách bảo tồn, tơn tạo tài ngun và mơi trường du lịch; Chính sách tài chính ; Chính
sách đầu tư CSHT và CSVCKT; Chính sách phát triển; Chính sách xúc tiến, quảng bá du lịch
còn nhiều bất cập.
* Về quy trình chính sách: Đa số các chính sách trong quy trình triển khai thực hiện cịn
bộc lộ nhiều hạn chế như
- Việc xây dựng và ban hành chính sách phát triển du lịch đặc thù dành riêng cho các
KDLQG là chưa có, các chính sách phát triển du lịch tại KDLQG hiện nay đều là các chính
sách phát triển du lịch chung của địa phương, làm cho các chính sách phát triển KDLQG thuộc
Vùng chưa thể hiện được tính đặc thù, ưu tiên và riêng biệt.
- Việc tổ chức và thực hiện chính sách, các chính sách khi triển khai còn nhiều bất cập, hệ
thống văn bản quy phạm pháp luật nhiều, nhưng những văn bản hướng dẫn cụ thể thì khơng rõ
ràng, chồng chéo, việc thanh tra giám sát và quy trách nhiệm của các cấp còn gặp nhiều khó
khăn.
Bên cạnh đó, việc phối kết hợp giữa các ngành, các cấp trong lĩnh vực liên quan đến du
lịch trong tổ chức thực hiện chính sách cịn chưa cao. Hợp tác giữa các cơ quan QLNN còn
khá yếu, nên việc thực thi chính sách gặp nhiều khó khăn, nhất là các cơ quan liên quan đến tổ
chức tuyên truyền chính sách.
- Trong nội dung kiểm tra, thanh tra chính sách: Sự xử lý, điều chỉnh chính sách cho phù



hợp với hoàn cảnh hiện tại của địa phương cũng chưa được chú trọng kịp thời, nhiều sai phạm
không được xử lý ngay và xử lý triệt để.
Nguyên nhân của những tồn tại trên được thể hiện ở một số mặt sau: Trình độ nhận thức và
năng lực chun mơn của các cấp, các ngành có liên quan cịn nhiều hạn chế; Cơng tác tun
truyền chính sách tới người dân địa phương còn nhiều hạn chế; Tỷ lệ, số lượng nguồn ngân sách
phân bổ cho hoạt động du lịch, đặc biệt cho chính sách phát triển du lịch tại các KDLQG còn rất
nhỏ bé so với nhu cầu, nên mức độ tập trung thực hiện chính sách phát triển KDLQG không cao;
NNL du lịch của địa phương tại các KDLQG còn thiếu và rất yếu, đa phần chỉ tạm đạt yêu
cầu về số lượng nhưng chưa đảm bảo về chất lượng.
CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ HỒN THIỆN
CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁC KHU DU LỊCH QUỐC GIA
THUỘC VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ DUYÊN HẢI ĐÔNG BẮC
4.1. Bối cảnh, mục tiêu và phương hướng phát triển du lịch vùng Du lịch Đồng bằng Sông
Hồng và Duyên hải Đông Bắc
Bối cảnh du lịch ln có sự biến động trong các giai đoạn khác nhau, tùy thuộc vào thực
trạng vấn đề mà nó phải đối mặt. Về cơ bản, bối cảnh du lịch trong nước và quốc tế được khái
quát qua bốn vấn đề chính: Sự biến đổi trong cầu du lịch; Sức khỏe và sự an toàn được chú
trọng nhiều hơn; Đổi mới và số hóa là yêu cầu cấp thiết; Sự bền vững trong phát triển du lịch.
Các vấn đề khái quát trên đã tạo ra những cơ hội và thách thức mà ngành du lịch tại các quốc
gia nói chung và ngành du lịch tại các địa phương có KDLQG thuộc Vùng du lịch
ĐBSH&DHĐB nói riêng, phải đối mặt hiện nay.
Phương hướng phát triển du lịch chung của toàn vùng ĐBSH&DHĐB đã được xác định
trong “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng ĐBSH&DHĐB đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030” theo Quyết định số 2163/QĐ-TTg/QĐ-TTg.
Theo Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030”, cả nước có 46 địa điểm tiềm năng phát triển KDLQG. Sau đó, Thủ tướng Chính phủ đã
đồng ý bổ sung thêm 03 địa điểm; Như vậy, tới nay cả nước có 49 địa điểm tiềm năng phát

triển KDLQG.
Mục tiêu phát triển du lịch vùng ĐBSH&DHĐB được xác định là hình thành được sự liên
kết giữa các địa phương phát triển du lịch Vùng một cách toàn diện, đồng bộ; xây dựng được
SPDL đặc trưng của Vùng nhằm hình thành thương hiệu du lịch riêng của vùng
ĐBSH&DHĐB; Phấn đấu đến năm 2030, vùng ĐBSH&DHĐB trở thành địa bàn thu hút và
phân phối khách du lịch hàng đầu của cả nước.


4.2. Quan điểm và định hướng hồn thiện chính sách phát triển khu du lịch quốc gia
vùng du lịch Đồng bằng Sơng Hồng và Dun hải Đơng Bắc
Hồn thiện chính sách phát triển KDLQG vùng du lịch ĐBSH&DHĐB cần phải phù hợp
với phương hướng hồn thiện chính sách phát triển KDLQG của vùng đã được xác định trong
Quyết định số 2163/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt “Quy hoạch tổng thể
phát triển du lịch vùng ĐBSH&DHĐB đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” và cũng phải
đặt trong bối cảnh ảnh hưởng của đại dịch COVID – 19 đến hoạt động du lịch trên toàn cầu và
đối với nước ta.
4.3. Giải pháp hồn thiện chính phát triển các khu du lịch quốc gia vùng du lịch Đồng
bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
4.3.1. Nhóm giải pháp hồn thiện các chính sách
Qua phân tích thực trạng các chính sách đã được triển khai, có thể nhận thấy, trong các
chính sách phát triển KDLQG, một số chính sách bộ phận như Chính sách bảo tồn, tơn tạo tài
ngun và mơi trường du lịch, Chính sách tài chính; Chính sách đào tạo và phát triển NNL du
lịch; Chính sách phát triển SPDL; Chính sách xúc tiến, quảng bá du lịch cịn nhiều bất cập. Từ
đó, địi hỏi các địa phương vùng ĐBSH&DHĐB cần có các giải pháp cụ thể đối với một số
chính sách bộ phận đó để có thể hồn thiện được hệ thống chính sách phát triển du lịch tại đây.
Cụ thể: Hồn thiện chính sách bảo tồn, tơn tạo tài ngun và mơi trường du lịch; Hồn thiện chính
sách tài chính; Hồn thiện chính sách đào tạo và phát triển NNL du lịch; Hồn thiện chính sách
đầu tư CSHT &CSVCKT du lịch; Hồn thiện chính sách phát triển SPDL, Hồn thiện chính
sách xúc tiến, quảng bá du lịch và hồn thiện chính sách liên kết, hợp tác du lịch.
4.3.2. Nhóm giải pháp hồn thiện quy trình chính sách

Thời gian qua, việc thực hiện tổ chức và thực hiện chính sách tại các địa phương có
KDLQG thuộc vùng du lịch ĐBSH&DHĐB được thực hiện khá cơ bản và đầy đủ. Tuy
nhiên, theo ý kiến của các chuyên gia và từ kết quả đánh giá thực trạng quy trình chính sách,
NCS nhận thấy cần bổ sung thêm các giải pháp cụ thể nhằm hồn thiện một số nội dung
trong quy trình chính sách, từ đó mang lại hiệu quả cho sự phát triển du lịch tại các KDLQG
thuộc vùng du lịch ĐBSH&DHĐB. Cụ thể là cần hoàn thiện xây dựng và ban hành chính
sách; Hồn thiện tổ chức, thực hiện chính sách và Hoàn thiện kiểm tra, thanh tra việc chấp
hành chính sách phát triển các KDLQG thuộc vùng du lịch ĐBSH&DHĐB.
4.3.3. Nhóm giải pháp đặc thù về chính sách để phát triển du lịch tại các khu du lịch quốc
gia
Hiện nay, các chính sách phát triển KDLQG cịn chưa có tính đặc thù riêng cho KDLQG
mà vẫn là chính sách chung phát triển du lịch. Vì thế, cần xác định các chính sách riêng, mang
tính đặc thù để phát triển du lịch tại các KDLQG. Cụ thể là:
- Đầu tư CSHT du lịch, giao thông trọng yếu trong phạm vi KDLQG, tăng khả năng tiếp
cận KDLQG hiệu quả hơn.


- Thu hút các nhà đầu tư chiến lược có tầm cỡ, đủ khả năng xây dựng, kiến tạo và triển
khai các dự án phát triển du lịch mang tính đồng bộ và chất lượng trong nội bộ KDLQG
- Xây dựng các đề án phát triển du lịch chuyên đề ở mỗi KDLQG.
- Đẩy nhanh ứng dụng công nghệ số, hạ tầng viễn thông, mạng 5G trong phát triển du lịch
tại các KDLQG.
- Khuyến khích ứng dụng cơng nghệ sạch và năng lượng xanh, tại các KDLQG.
4.4. Một số kiến nghị
Để hồn thiện các chính sách phát triển KDLQG thuộc vùng du lịch ĐBSH&DHĐB, bên
cạnh đề xuất các giải pháp thì NCS cũng đã đưa ra một số kiến nghị. Cụ thể:
- Kiến nghị với các cơ quan trung ương bao gồm Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.
- Kiến nghị với các cơ quan địa phương như Sở Giao thông Vận tải; Sở Kế hoạch & Đầu
tư; Sở Công thương; Sở Thông tin & Truyền thông; Sở Giáo dục & Đào tạo; Sở Tài nguyên &
Môi trường.



KẾT LUẬN
Trong phạm vi luận án của mình, NCS đã cố gắng tổng hợp, nghiên cứu, phân tích và đề
xuất 3 nhóm giải pháp về chính sách để phát triển KDLQG vùng du lịch Đồng bằng Sông
Hồng và Duyên hải Đơng Bắc gồm: nhóm giải pháp hồn thiện quy trình chính sách liên quan
đến hồn thiện tổ chức, thực hiện chính sách và hồn thiện kiểm tra, thanh tra việc chấp hành
chính sách, nhóm giải pháp hồn thiện các chính sách phát triển KDLQG thuộc vùng du lịch
ĐBSH&DHĐB, bao gồm: Chính sách bảo tồn, tơn tạo tài ngun và mơi trường du lịch; Chính
sách tài chính; Chính sách đào tạo và phát triển NNL du lịch; Chính sách đầu tư CSHT và
CSVCKT du lịch; Chính sách phát triển SPDL; Chính sách xúc tiến, quảng bá du lịch; Chính
sách liên kết, hợp tác phát triển du lịch và nhóm giải pháp đặc thù về chính sách để phát triển
du lịch tại các khu du lịch quốc gia. Bên cạnh đó, nhằm tạo hành lang pháp lý và điều kiện
thuận lợi cho việc phát triển KDLQG thuộc vùng ĐBSH&DHĐB, NCS cũng đề xuất một số
kiến nghị cụ thể đối với các cơ quan trung ương và cơ quan địa phương.
Mặc dù đã nỗ lực hết sức trong suốt quá trình nghiên cứu, luận án khơng tránh khỏi những
hạn chế và sai sót nhất định. Trong khn khổ luận án này, cịn một số vấn đề lý luận chưa thể
làm rõ hay lý giải cặn kẽ. Những thắc mắc này hiện thời chưa thể giải thích được do sự hạn chế
về thơng tin cũng như trình độ chun mơn và thời gian nghiên cứu.
Trong tương lai, nếu có cơ hội tiếp tục nghiên cứu về vấn đề này, NCS sẽ cố gắng vận
dụng các khả năng và hiểu biết của mình để làm rõ những thắc mắc về mặt lý luận trên, làm rõ
hơn về thực trạng chính sách phát triển du lịch, đặc biệt là chính sách phát triển KDLQG tại
vùng du lịch ĐBSH&DHĐB.

DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CƠNG BỐ TRONG THỜI GIAN ĐÀO TẠO TIẾN SĨ
CỦA NGHIÊN CỨU SINH
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN


[1] Dương Thị Hồng Nhung (2019), Kinh nghiệm về chính sách phát triển các khu du lịch

quốc gia trên thế giới và bài học rút ra cho Việt Nam, Tạp chí Khoa học Thương mại, trang 49
–56, Số 125, 01/2019.
[2] Dương Thị Hồng Nhung (2019), Bàn về chính sách phát triển khu du lịch quốc gia, Tạp chí
Du lịch, trang 20-21, trang 57, Số 5, 2019.
[3] Dương Thị Hồng Nhung (2019), Chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia Việt Nam:
thực trạng và giải pháp, Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp trường, mã số: CS18 – 05 (Chủ
nhiệm đề tài).
[4] Nguyen Thi Nguyen Hong, Dương Thị Hồng Nhung, Vu Thi Thu Huyen, Dinh Tran Ngoc
Huy (2020), Strategic Impact of Covid-19 Pandemic on Vietnamese Tourism Enterprises,
International Journal of Mechanical and Production Engineering Research and Development
(IJMPERD), ISSN (P): 2249–6890; ISSN (E): 2249–8001, p6255-p6262, Vol. 10, Issue 3, Jun
2020



×