Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Lạc nội mạc tử cung và khả năng sinh sản pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.02 KB, 4 trang )

Lạc nội mạc tử cung và
khả năng sinh sản


*Tôi năm nay 28 tuổi, bị u lạc nội mạc tử cung đã mổ nội soi phẫu thuật hai
bên buồng trứng. Kết quả sau khi mổ của tôi là hai buồng trứng và tử cung bị dính.
Ngoài ra tử cung của tôi bị tổn thương và xơ hóa. Vậy xin hỏi bác sĩ liệu tôi có thể
có thai không? Tôi xin chân thành cảm ơn!
- Trả lời của Phòng mạch online:

Lạc nội mạc tử cung được định nghĩa là sự hiện diện các tuyến giống nội
mạc và mô đệm ở bất cứ nơi nào khác ngoài tử cung. Việc tìm hiểu cặn kẽ về
nguyên nhân bệnh, mối liên quan của bệnh đến vô sinh và phương pháp điều trị
hiệu quả nhất vẫn còn là một thách đố rất lớn.



Mối liên quan giữa LNMTC và vô sinh vẫn là tiêu đề lớn cho các cuộc
tranh cãi. Rõ ràng LNMTC có thể gây vô sinh do tình trạng LNMTC thâm nhiễm,
dính ở vùng buồng trứng, tai vòi, vùng chậu dẫn tới biến dạng các cấu trúc giải
phẫu.

Tuy nhiên, LNMTC nhẹ không làm giảm tỉ lệ thụ thai và như thế có thể
LNMTC không phải là nguyên nhân trực tiếp gây vô sinh.

Vấn đề điều trị một trường hợp hiếm muộn có tình trạng LNMTC phải dựa
trên nhiều yếu tố:

- Với một phụ nữ trẻ, có LNMTC nhẹ xử trí chờ đợi có thai tự nhiên là phù
hợp nhất. Tuy nhiên, nếu phụ nữ đó đã lớn tuổi, khả năng có con giảm nhiều thì
nên có can thiệp tích cực hơn như bơm tinh trùng vào buồng tử cung, hoặc thụ tinh


ống nghiệm.

- Với phụ nữ có LNMTC nặng, hoặc có tổn thương tai vòi và có một yếu tố
bất thường từ phía chồng thì nên tiến hành các biện pháp hỗ trợ sinh sản như thụ
tinh ống nghiệm sớm.

Ngay cả khi thực hiện các biện pháp hỗ trợ sinh sản thì trong các trường
hợp LNMTC nặng tỉ lệ có thai thấp hơn, tỉ lệ thụ thai và làm tổ thấp và số noãn
thu thập được cũng giảm.

Trong trường hợp của chị: LNMTC nặng, chị nên đi khám sớm ở chuyên
khoa hiếm muộn để chọn lựa một phương pháp hỗ trợ sinh sản phù hợp


×