Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.32 KB, 5 trang )
Đái tháo nhạt: triệu chứng
và cơ chế sinh bệnh
Nên nghĩ đến bệnh đái tháo nhạt nếu tiểu tiện quá nhiều, khoảng 4-8
lít/ngày; nước tiểu nhạt màu, không có đường. Việc uống ít nước chỉ làm
bệnh nhân khó chịu chứ không làm giảm tiểu tiện.
Hoóc môn ADH có tác dụng chống lợi tiểu, được sản xuất từ vùng dưới
đồi, dự trữ ở thùy sau tuyến yên rồi bài tiết vào cơ thể. Khi nồng độ ADH trong
máu giảm, khả năng chống lợi tiểu giảm hoặc mất, người bệnh sẽ tiểu tiện nhiều,
uống nhiều và gặp các rối loạn toàn thân do một lượng nước tiểu lớn bị đào thải ra
ngoài. Đó là bệnh đái tháo nhạt. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ tuổi nào, hay gặp ở
tuổi thiếu niên, nam nhiều hơn nữ.
Đái tháo nhạt có thể là tiên phát do rối loạn quá trình sinh ADH hoặc thứ
phát do vùng dưới đồi tuyến yên bị tổn thương. Các ca thứ phát thường do khối u,
chiếm tới 30-50% các trường hợp bị bệnh.
Tất cả khối u vùng dưới đồi tuyến yên hoặc khối u di căn từ nơi khác đến
đều có thể gây đái tháo nhạt. Cũng có khi gặp đái tháo nhạt ở những người bị dị
dạng hoặc phát triển không bình thường vùng dưới đồi.
Lúc này bệnh nhân có kèm theo các triệu chứng chậm phát triển thần kinh
và sinh dục, béo, viêm võng mạc sắc tố...
Nhiễm khuẩn do viêm mạn tính hoặc di chứng của viêm màng não, viêm
não, chấn thương vùng đáy sọ hay các phẫu thuật gần tuyến yên và vùng dưới đồi
cũng có thể gây đái tháo nhạt. Dị dạng hoặc phát triển không bình thường vùng
dưới đồi thường gặp ở trẻ em, kèm theo các rối loạn khác như chậm phát triển tinh
thần và sinh dục, béo, viêm võng mạc sắc tố và đa dính ngón.
Đái tháo nhạt tiên phát là do di truyền, thường xuất hiện sớm, có thể có tính