Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

de cuong on tap HKI hoa hoc 8 20152016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.56 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD & ĐT CAM LÂM TRƯỜNG THCS A.YERSIN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I – MÔN HÓA HỌC 8 Năm học : 2015 – 2016 I. Kiến thức trọng tâm: - Phân biệt đơn chất, hợp chất. CTHH của đơn chất, hợp chất. Ý nghĩa của CTHH. - Phát biểu và viết biểu thức qui tắc hóa trị. Các dạng bài tập áp dụng qui tắc hóa trị. - Phát biểu và viết biểu thức định luật bảo toàn khối lượng. Bài tập áp dụng định luật bảo toàn khối lượng. - Các bước lập PTHH. Ý nghĩa của PTHH. - Mol là gì? Khối lượng mol là gì? Cách tính khối lượng mol các chất. - Thể tích mol chất khí là gì? Thể tích mol các chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn là bao nhiêu? - Các công thức chuyển đổi giữa m, n, V. Các dạng bài tập vận dụng các công thức chuyển đổi. - Công thức tính tỉ khối chất khí. - Tính thành phần % về khối lượng các nguyên tố trong hợp chất. II. Một số bài tập cụ thể: Bài 1: Có một lượng chất gồm 0,9.1023 phân tử CO2. Hãy tính: a> Thể tích của lượng khí CO2 trên (đktc). b> Khối lượng khí CO2. c> Hãy tính khối lượng của khí Cl2, biết nó có cùng thể tích với khí CO2 trên. Bài 1: Cho 40 gam khí SO3. a> Tính thể tích khí SO3 (đktc). b> Tính số phân tử SO3 có trong lượng chất trên. Bài 3: Hòa tan 5,4 gam nhôm trong dung dịch axit clohiđric (HCl), thấy tạo ra 26,7 gam nhôm clorua (AlCl3) và 6,72 lít khí hiđro (đktc). a> Viết PTHH của phản ứng. b> Tính khối lượng khí hiđro tạo thành. c> Tính khối lượng HCl cần dùng. Bài 4: Hoàn thành các phản ứng sau. Mỗi phản ứng lập tỉ lệ 1 cặp chất bất kì. a> KClO3 ---> KCl + O2 b> KMnO4 ---> K2MnO4 + MnO2 + O2 c> Al2O3 + HCl ---> AlCl3 + ? d> ? + Cl2 ---> FeCl3 e> Cu(OH)2 + HCl ---> ? + H2O f> BaCl2 + Na2SO4 ---> ? + BaSO4 g> Al + CuO ---> ? + Cu h> Fe3O4 + CO ---> Fe + CO2 Bài 5: Một hợp chất khí có công thức RO 2. Biết 5,6 lít khí này ở đktc có khối lượng là 16 gam. a> Hãy tính khối lượng mol của hợp chất. b> Hãy xác định CTHH của hợp chất khí trên. Bài 6: Hãy tính thành phần % về khối lượng các nguyên tố có trong các hợp chất sau: a> Fe2O3 b> CuSO4 c> Ca(NO3)2 Bài 7: Cho các khí sau: NH3 , H2S , SO3 , N2 ..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> a> Hãy cho biết các khí trên nặng hay nhẹ bằng bao nhiêu lần so với không khí, khí O2? b> Khí nào nặng nhất? khí nào nhẹ nhất?  Học thuộc hóa trị của một số nguyên tố và nhóm nguyên tử thường gặp.  Xem lại tất cả các dạng bài tập đã làm ở sgk. Giáo viên dạy. Nguyễn Ngọc Thiện Tính.

<span class='text_page_counter'>(3)</span>

×