Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

tiểu luận công tác xã hội cá nhân người khuyết tật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.31 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI
KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI

TIỂU LUẬN MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

Tên đề tài: cơng tác xã hội với người khuyết tật

Giảng viên: Nguyễn Thị Hồi An
Sinh Viên: Lị Thị Quyên
Lớp: ĐHCTXH

Sơn La, tháng 9 năm 2021I,
1


I.
LÝ LUẬN VỀ CTXH CÁ NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
1, Khái niệm người khuyết tật
Khuyết tật là thiếu hụt khả năng thực hiện hoạt động trong cuộc sống hoặc
trong phạm vi được xem là bình thường đối với con người. Khuyết tật làm sút
kém hoặc làm hạn chế khả năng thực hiện chức năng cá nhân bình thường hoặc
theo các mức yêu cầu của thần kinh và thể chất.
“Người khuyết tật là người khơng bình thường về sức khỏe do các di chứng
hoặc bệnh tật làm hủy hoại, rối loạn các chức năng của cơ thể, hoặc do hậu quả
của chấn thương dẫn đến những khó khăn trong đời sống và cần được xã hội
quan tâm giúp đỡ, bảo vệ”. ( Theo T.S Lê Văn Phú)
- Còn theo tổ chức y tế thế giới WTO, từ những kinh nghiệm trong lĩnh vực y
tế, đã có định nghĩa về khuyết tật như sau:
+ Khuyết tật bất kỳ là một sự hạn chế hoặc thiếu khả năng nào, để thực hiện
một hoạt động nào theo cung cách hoặc phạm vi được coi là bình thường của
một con người.


2, Cơng tác xã hội với người khuyết tật
Công tác xã hội với người khuyết tật là sử dụng những kỹ năng chuyên
nghiệp nhằm giúp đỡ những người khuyết tật có thể thực hiện chức năng xã hội
một cách hiệu quả để lấy lại niềm tin vào cuộc sống, tìm cho họ một cuộc sống
giản dị bình thường như bao người khác, tránh khỏi mặc cảm, tự ti tin tưởng vào
chính bản thân của họ. Đồng thời là cầu nối giữa những người khuyết tật với
những nguồn lực hỗ trợ bên ngồi để giúp họ có thêm sức mạnh cũng như điều
kiện để bắt đầu một cuộc sống mới.
3, Phân loại khuyết tật:
+ Khuyết tật vận động: (khoèo, cụt, liệt tứ chi, tê liệt thần kinh, vận động khó
khăn…) là những người có sự tổn thất các chức năng vận động làm cản trở đến
việc di chuyển, sinh hoạt và học tập.
+ Khuyết tật thị giác - khiếm thị: gồm những người bị khiếm khuyết thị giác,
khi đã có phương tiện trợ giúp nhưng vẫn gặp khó khăn trong các hoạt động cần
sử dụng mắt.
+ Khuyết tật về thính giác – người khiếm thính: là người bị suy giảm sức
nghe ở những mức độ khác nhau dẫn tới khó khăn về ngơn ngữ, hạn chế về giao
tiếp làm ảnh hưởng đến quá trình nhận thức và các chức năng tâm lý khác của
họ.
+ Khuyết tật ngôn ngữ: là những người có sự phát triển lệch lạc về ngơn ngữ
được biểu hiện như: Nói ngọng, nói lắp, nói khơng rõ, khơng nói được (câm,
điếc) mà khơng kèm theo bất cứ dạng khó khăn, khuyết tật nào khác như bại
não, đao, khuyết tật trí tuệ…Nghĩa là họ chỉ có tật ngơn ngữ mà khơng có tật
nào khác.
+ Khuyết tật về trí tuệ: là người có:

Chức năng hoạt động trí tuệ ở dưới mức trung bình một cách đáng kể
(IQ<70)

Hạn chế(khó khăn) ít nhất ở hai trong các lĩnh vực hành vi thích ứng với

mơi trường và xã hội như: giao tiếp/ tương tác cá nhân, tự phục vụ, sinh hoạt
2


trong gia đình, sử dụng các tiện ích cơng cộng, các kỹ năng xã hội, tự định
hướng, kỹ năng học đường, giải trí, lao động, sức khỏe và an tồn.

Hiện tượng xuất hiện trước 18 tuổi.
+ Rối loạn thần kinh/ hành vi xa lạ dẫn đến kết quả là thần kinh, như tâm
thần phân liệt và suy nhược thần kinh.
+ Chứng động kinh bao gồm những người bị cơn động kinh từ việc mất khả
năng tập trung cho đến vô thức mang tính lâu dài với những hoạt động thần kinh
khơng bình thường ( kinh niên hoặc định kỳ)
+Mất cảm giác (bệnh hủi, bệnh phong) bao gồm những người bị nhiễm trùng
kinh niên tấn công các mô bề mặt, đặc biệt là da và dây thần kinh, phát triển
mạnh ở các phần phụ giống như là ngón tay,ngón chân.
4, Các nguyên nhân dẫn đến khuyết tật:
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên khuyết tật, tuy nhiên có thể đề cập tới
ba nhóm nguyên nhân sau đây:
4.1. Nguyên nhân di truyền
Đây là những nguyên nhân sinh học được thế hệ trước để lại trong cấu trúc của
mã gien, của nhiễm sắc thể, của kiểu hoạt động thần kinh, sự rối loạn trao đổi
chất…Các yếu tố này thường xuất hiện khi hình thành thai nhi, nguyên nhân thì
rất nhỏ, song thường đưa đến hậu quả nặng nề vì tổn thương ở hệ thần kinh và
xuất hiện rất sớm, trong thời kỳ bào thai
- Do sự bất thường của nhiễm sắc thể
- Các bệnh về trao đổi chất ở các tuyến, hạch: từ những chấn thương bẩm sinh
có thể dẫn đến tái phát trong quá trình phát triển, dẫn đến sự rối loạn trong trao
đổi chất và rối loạn về dinh dưỡng, những rối loạn này có thể dẫn đến khuyết tật,
tàn tật, khó khăn trong cuộc sống

4.2. Tổn thương não và hệ thần kinh thời kỳ trước, trong và sau khi sinh
a) Những tổn thương não trước khi sinh có thể xảy ra khi bà mẹ mang thai gặp
những nguy hiểm sau đây:
- Chửa đa thai
- Chảy máu dạ con
- Mắc các bệnh truyền nhiễm như sởi, cúm, bệnh xã hội như giang mai, lậu,
nhiễm HIV/AIDS
- Bệnh đái tháo đường
- Nhiễm độc thai nghén do sử dụng rượu, ma tuý, thuốc lá có thể dẫn đến chấn
thương ở hệ thần kinh, sinh con thiếu tháng
-Tuổi đời của mẹ quá trẻ hoặc quá lớn( < 20 tuổi hoặc > 45 tuổi)
- Sang chấn tâm lý
b) Tổn thương não, hệ thần kinh trong khi sinh
- Đẻ non, đẻ khó
- Đẻ ngơi ngược, trẻ bị ngạt khi sinh
- Sự bất thường của thai nhi( cuống rốn, nhau thai)
- Thời gian sinh kéo dài
- Biến chứng khi sinh do tiêm chủng, do thuốc, do can thiệp không kịp thời
3


c) Tổn thương sau khi sinh
- Do mắc bệnh viêm não, u não
- Do tiêm chủng có sai sót
- Do ngược đãi, đối xử tàn tệ
- Tai nạn trong quá trình chăm sóc như trẻ bị bỏng, bị ngã cầu thang,uống nhầm
thuốc…
- Do suy dinh dưỡng
4.3. Nguyên nhân gây khuyết tật do tai nạn
- Tai nạn chiến tranh( Trong tương lai nguyên nhân này có xu hướng giảm),

chủ yếu khuyết tật do hậu quả của bom mìn, của chất độc điơxin
- Tai nạn giao thơng, ngun nhân này có xu hướng gia tăng
- Tai nạn lao động
4.4. Nguyên nhân lão hố do tuổi cao
- Mù, lồ do suy giảm thị lực, do đục thuỷ tinh thể
- Điếc do suy giảm chức năng nghe
- Teo não, thoái hoá não, tổn thương não do tai biến, bệnh tật
- Bệnh xương , khớp, cơ có thể dẫn đến suy giảm chức năng vận động
- Bệnh sa sút trí tuệ(Alzheimer)
5. Thực trạng về NKT
5.1: Tình hình khuyết tật trên thế giới.
- Qua khảo sát trên 100 quốc gia về tình hình khuyết tật, tổ chức y tế thế giới
WHO chỉ ra rằng, khuyết tật là một trải nghiệm phổ biến và nó ảnh hưởng lớn
không những đến đời sống của cá nhân gia đinh NKT, mà còn tác động đến cả
cộng đồng và xã hội.
- Khảo sát y tế thế giới năm 2002-2004 của WHO ước tính rằng 110trieu
người (2,2%) có khó khăn đáng kể trong hoạt động. Trong khi đó, Nghiên cứu
gánh nặng bệnh tật tồn cầu ước tính 190trieu người (3,8%) có `` khuyết tật
nặng `` tương đương với tình trạng khuyết tât như liệt tứ chi, trầm cảm nặng
hoặc mất thị lực. Theo thống kê của WHO năm 2007, trên thế giới có khoảng
10% NKT tương đương với 650trieu người .Hơn 1 tỉ người, kể cả trẻ em ước
tính đang sống với NKT.
- Nghiên cứu gánh nặng bệnh tật toàn cầu gây ra 2004 của WHO còn chỉ ra
rằng, số trẻ từ 0-14 tuổi trải qua khuyết tật trung bình hoặc khuyết tật nặng là 93
triệu trẻ ( 5.1%) trong đó 13 triệu trẻ gặp khó khăn nghiêm trọng. Dữ liệu điều
tra từ các quốc gia khảo sát được cho rằng: Trẻ em là dân tộc thiểu số, trẻ em
của các hộ gia đình nghèo, trẻ bị phân biệt đối xử và hạn chế tiếp cận dịch vụ xã
hội , trẻ bị thiếu cân và chậm phát triển, trẻ bị bạo lực gia đình... có khả năng bị
khuyết tật hơn so với những trẻ khác.
5.2: Tình hình NKT tại Việt Nam.

- Ở Việt Nam, theo số liệu khảo sát năm 2005, cả nước có khoảng 5,3 triệu
NKT, chiếm khoảng 6,34% dân số , trong đó có 1,1 triệu người bị khuyết tật
nặng, chiếm 21,5% tổng số NKT. Bao gồm: 29,41% NKT vận động, 16,83%
NKT thần kinh, 13,84% NKT thị giác, 9,32% NKT thính giác, 7,08% NKT ngơn
ngữ... và 17% các dạng tật khác.
4


- Tỷ lệ nam là NKT cao hơn so với nữ do các nguyên nhân và hậu quả chiến
tranh, tai nạ lao động, tai nạn giao thông, tai nạn thương tích. NKT ở Việt Nam
đươc phân bố trên 8 vùng lãnh thổ như sau:
+ Vùng Tây Bắc : 157.369 người.
+ Vùng Đông Bắc: 678.345 người.
+ Vùng Đồng bằng Sông Hồng: 980.118 người.
+ Vùng Bắc Trung Bộ: 658.254 người.
+ Vùng Duyên hải miền Trung: 749.489 người.
+ Vùng Tây Nguyên: 158.506 người.
+ Vùng Đông Nam Bộ: 866.516 người.
+ Vùng ĐBSCL : 1.018.341 người.
- Có thể thấy với sự phân bố như trên, việc tiếp cận các chính sách, các dịch vụ
hỗ trợ NKT của nhóm đối tượng này là rất khó khăn vì chủ yếu họ tập trung ở
vùng nơng thơn, vùng sâu vùng xa.
- Trong các loại khuyết tật thì chiếm tỉ lệ cao nhất là khuyết tật vận động và
khuyết tật liên quan đến thần kinh trí tuệ, và tiếp đến là khuyết tật về thị giác,
còn lại các dạng khuyết tật khác đều ở mức dưới 10% so với tổng số NKT. Sự
phân loại này có ý nghĩa quan trọng trong việc trong việc định hướng các hoạt
động trơ giúp NKT hòa nhập với cộng đồng và phát triển phù hợp với nhu cầu
thiết yếu của NKT.
- Dự báo trong nhiều năm tới số lượng NKT ở Việt Nam chưa giảm do tác động
của ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng của chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong

chiến tranh tại Việt Nam, tai nạ giao thông, tai nạn lao động và hậu quả của thiên
tai.
II. VẬN DỤNG TIẾN TRÌNH CAN THIỆP CƠNG TÁC XÃ HỘI CÁ
NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VÀO LÀM VIỆC VỚI 1 TRƯỜNG HỢP
1. Mơ tả thân chủ
1.1 những vấn đề chung
Em Đỗ. T. Q, sinh ngày 13/01/1995, quê quán thuộc Chiềng Ban - Mai Sơn Sơn La - tỉnh Sơn La, có một Em trai sinh năm 1988, bố mẹ em chết vì bệnh
hiểm nghèo, bà nội em già yếu và thuộc diện khó khăn. Ban thân em cũng mắc
khuyết tật liệt hai chân và mắc viêm đường hơ hấp mãn tính do lây truyền qua
bố mẹ, vì vậy khi em ở địa phương không được giao lưu, tiếp xúc với bạn bè
cùng trang lứa, Hiện tại, em đang sống cùng người em trai và bà ngoại già yếu.
Người em trai do mặc cảm gia đình cũng chưa lấy vợ.
Trong quá trình tiếp xúc và tìm hiểu thơng tin về thân chủ, em nhận thấy vấn đề
của thân chủ đang gặp phải đó là em ln mặc cảm về khuyết tật của mình, bị
mọi người sống xa cách, nhút nhát, luôn ngồi im một chỗ, ngại tiếp xúc, bản
thân em gầy xanh xao. Do vậy cần có giải pháp giúp em được hưởng chế độ.
Đồng thời, giúp em vượt qua được mặc cảm về khuyết tật của mình để hịa đồng
vào cuộc sống và có những ước mơ tốt đẹp.
Tiến trình quản lý như sau:
1.2. Xác định vấn đề/ Gắn kết và nhập cuộc
Tiếp cận thân chủ
5


Họ và tên: ĐỖ T. Q - Sinh ngày: 13/01/1995
Nơi sinh: Chiềng Ban – Mai Sơn- tỉnh Sơn La
Hiện cư trú tại: Chiềng Ban – Mai Sơn- tỉnh Sơn La
Trình trạng học vấn: khơng được học
Trình trạng sức khỏe: gầy yếu, mắc khuyết tật liệt hai chân và mắc viêm
đường hơ hấp mãn tính

2.2. Thơng tin về gia đình, người thân
- Bố đẻ: Đ.V.B (đã mất)
- Mẹ đẻ: C.T.K (đã mất)
- Em trai: Đ.V.L
- Ơng nội, ơng ngoại (đã mất)
- Bà nội, bà ngoại (già yếu)
Sau khi xác định hoàn cảnh và vấn đề của thân chủ. Em lập kế hoạch tác nghiệp
cụ thể như sau:
2.vận dụng tiến trình CTXH cá nhân để làm việc với thân chủ
2.1.

Ngày giờ

Địa điểm

Công việc

08-09/9/2021

Gia đình

Tiếp cận thân chủ, tạo lập
mối quan hệ; thu thập
thông tin cá nhân của thân
chủ thông qua hồ sơ thân
chủ, cán bộ thôn bản thân
chủ và các em ở cùng bản
với thân chủ

8:00 - 10:30’

14:00 - 16:00

10-12/9/2021
8:00 - 10:30’
14:00 - 16:00

13/9/2021
8:30 - 10:00

- Cán bộ y tế

Trao đổi tìm cách điều trị
để thân chủ được chăm sóc
- Đội 3, Xã
y tế và uống thuốc đầy đủ,
Chiềng
Ban
đều đặn theo phác đồ điều
tỉnh Sơn La
trị.
Cán bộ thôn bản Gặp gỡ cán bộ thơn bản
thân chủ để tìm hiểu về tâm
tư, tình cảm cũng như quá
trình sinh hoạt của em với
các bạn trong Đội 3, Xã
Chiềng Ban.
6


Gia đình

14-19/9/2021
8:30 - 10:30’

- Gặp gỡ trị chuyện, nắm
bắt tâm lý và cho thân chủ
giao lưu với mọi người.
- Cho thân chủ tiếp xúc với
các câu chuyện, truyền
hình...

14:00 - 17:00

- Tác động, phân tích cho
các Đồn viên thanh niên
tại Đội 3, Xã Chiềng Ban
cách phòng chống sự lây
nhiễm, cũng như sự khó lây
nhiễm của căn bệnh này, để
các em khơng sống xa cách
và gần gũi với thân chủ.
20-26/9/2021

Gia đình

8:00 - 10:00
14:00 - 16:00

Hướng dẫn kỹ năng sống
cho thân chủ để em có thể
tự chăm sóc, tìm việc làm

cho bản thân
Kể những câu chuyện về
những người hoặc con vật
khi gặp ốm đau đã rèn
luyện sức khỏe vượt qua
khuyết tật của bản thân.

2.2. TIẾN TRÌNH TRỢ GIÚP
a. Giai đoạn 1: Tiếp cận thân chủ
Sau khi được sự nhất trí của Ban quản lý Đội 3, Xã Chiềng Ban, em bắt
đầu tiếp xúc với thân chủ là em ĐỖ T. Q - sinh năm 1995. Qua tìm hiểu tiếp xúc
bằng các phương pháp như đặt câu hỏi đối em, Đồng thời, thông qua kiểm tra lý
lịch hồ sơ, giấy tờ tùy thân, cũng như bệnh án của em (em bị liệt cả hai chân và
mắc viêm đường hơ hấp mãn tính từ bố mẹ), qua các biểu hiện của em, qua tiếp
xúc thấy em nhút nhát, luôn ngồi im một chỗ, ngại tiếp xúc, bản thân em gầy
xanh xao.
7


*Thuận lợi: Được sự quan tâm của ban Ban quản lý Đội 3, Xã Chiềng
Ban đã tạo mọi điều kiện cho em biết những thơng tin cá nhân thân chủ.
*Khó khăn: Trong quá trình thực tập tại Đội 3, Xã Chiềng Ban, bên cạnh
những thuận lợi thì bản thân em cịn gặp một số khó khăn, cụ thể như sau: Các
kiến thức, kỹ năng của cơng tác xã hội cịn hạn chế. Bên cạnh đó, thân chủ nhút
nhát, khó gần gũi, ngại tiếp xúc. Thời gian tiếp xúc với các bạn cịn ít.
Qua những thuận lợi, khó khăn nêu trên bản thân em đã hiểu được phần
nào về tâm tư tình cảm của thân chủ.
Trong thời gian tiếp cận và giao tiếp với em mặc dù hồn cảnh của em
cịn thiếu thốn về mặt tinh thần vật chất, không được sự quan tâm chăm sóc đầy
đủ của gia đình, bị người thân và xã hội sống xa cách nên em luôn mặc cảm, tự

ti về bản thân.
b. Giai đoạn 2: Nhận diện vấn đề
Qua q trình thu thập thơng tin về gia đình và bản thân em ĐỖ T. Q, em
nhận thấy em ĐỖ T. Q đang gặp nhiều vấn đề cấp thiết xảy ra và rất cần sự trợ
giúp, cụ thể những vấn đề đó được thể hiện theo thứ tự ưu tiên sau:
- Vấn đề 1: Em bị liệt cả hai chân và mắc viêm đường hô hấp mãn tính,
nên sức khỏe yếu hay ốm đau, chưa được điều trị thường xuyên, rất cần có sự
chăm sóc y tế đầy đủ.
- Vấn đề 2: Em bị kỳ thị, ít được tiếp xúc dẫn đến biểu hiện tự kỷ, ít nói,
sống khép mình, buồn rầu hay khóc một mình, khó khăn trong việc hịa nhập.
- Vấn đề 3: Em khơng cịn nhỏ, mọi người sống xa cách, do đó ít quan
tâm dạy bảo em về kỹ năng sống, dẫn đến em thiếu kỹ năng chăm sóc bản thân
và vệ sinh cá nhân…Qua các thông tin và đánh giá sơ bộ về vấn đề của em ĐỖ
T. Q, có thể thấy được sự quan tâm của người thân trong gia đình đối với em là
rất ít.
Các phương pháp và kỹ năng sử dụng trong giai đoạn nhận diện vấn đề:
Phương pháp phỏng vấn; Phương pháp quan sát; Phương pháp tiếp cận tâm lý;
Kỹ năng đặt câu hỏi; Kỹ năng vấn đàm; Kỹ năng quan sát, lắng nghe, ghi chép.

8


Phân tích mặt mạnh, mặt yếu của hệ thống thân chủ
Hệ thống Mặt mạnh
thân chủ

Mặt yếu

- Ngoan ngoãn, lễ phép - Do bệnh tật thường hay ốm yếu,
với mọi người, thông hạn chế về mọi mặt trong sinh hoạt.

minh
- Thiếu các kỹ năng sống như các
1.Thân chủ
- Thích học, ham học kỹ năng chăm sóc bản thân.
hỏi, rất muốn được quan
- Tự ti và mặc cảm và ít nói.
tâm và chia sẻ.

2.Gia đình

3.
Đờng

- Có bà nội và bà ngoại - Bố mẹ mất sớm .
còn sống và còn Em
- Bà nội và Bà ngoại do không hiểu
trai.
được nhiều về căn bệnh của em nên
kì thị khơng quan tâm đến em

Được các cán bộ trong
Đội 3, Xã Chiềng Ban
yêu thương, chăm sóc
Cộng và quan tâm.

- Dù được quan tâm chăm sóc
nhưng em vẫn tự ti mặc cảm ít nói
cũng như ngại giao tiếp với mọi
người.


Được hưởng các chính - Các chính sách quan tâm đối với
sách chế độ của nhà em cịn chưa được đảm bảo.
nước được cấp thuốc
miễn phí.

Qua phân tích nhận thấy được mặt mạnh, mặt yếu của em ĐỖ T. Q, để từ
đó tác động khích lệ khơi dậy cho thân chủ nhận thức được điểm mạnh của bản
thân để phát huy và thấy được yếu điểm để khắc phục.
c. Giai đoạn 3: Thu thập thông tin
Trong quá trình tiếp cận, quan sát thân chủ làm việc và thơng qua nhiều
buổi nói chuyện, em đã thu thập được nhiều thơng tin quan trọng về thân chủ,
gia đình thân chủ và các thanh niên liên quan đến thân chủ. Vận dụng các
phương pháp, kỹ năng khá cơ bản: Phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp
quan sát; Kỹ năng vấn đàm, quan sát; Ghi chép, hệ thống lại các thông tin thu
được.
9


Thân chủ: Em ĐỖ T. Q, sinh ngày 13/01/1995. Em sinh ra và lớn lên tại
CHiềng Ban - Mai Sơn - Sơn La - tỉnh Sơn La. Năm em lên 3 tuổi thì bố mẹ
mất. Bản thân em cũng bị liệt cả hai chân và mắc viêm đường hô hấp mãn tính.
Em ở với bà nội và Em trai sinh năm 1998 nhưng bà nội già yếu, gia đình thuộc
diện khó khăn khơng có điều kiện chăm sóc em và Em trai, nên đã gửi em về bà
ngoại, bà ngoại em cũng già yếu gia đình thuộc diện hộ nghèo. Em bị liệt cả hai
chân và mắc viêm đường hô hấp mãn tính nên việc giao tiếp, vui chơi với bạn bè
rất khó khăn. Làng xóm, láng giềng đều sống xa cách em. Em rất ngoan, lễ phép
với mọi người, thơng minh nhanh nhẹn, thích học hỏi, muốn được mọi người
quan tâm chia sẽ. Tuy nhiên, do bệnh tật thường hay ốm yếu, hạn chế về mọi
mặt trong sinh hoạt, tự ti, mặc cảm, thiếu các kỹ năng sống như các kỹ năng
chăm sóc bản thân.

Gia đình thân chủ:
Qua thu thập thông tin, nhận thấy mối quan hệ giữa gia đình và thân chủ
có mối quan hệ xã cách: ơng nội và ông ngoại, bố và mẹ đã mất không thể chăm
sóc cũng như quan tâm được đến em; bà nội nghèo, già yếu khơng chăm sóc
được em; cậu ruột biết bệnh tật của em nên xa lánh; Em trai có mối quan hệ gần
gũi với em nhất khơng cịn nhỏ tuổi nên ngại khơng thể chăm sóc em kỹ càng.
Do gia đình ngheo nên em mặc cảm, cũng chưa chủ động tìm người u và tiến
tới hơn nhân; bà ngoại có mối quan hệ gần gũi nhưng vì điều kiện khó khăn nên
khơng ni dưỡng em được.
Mơi trường sống hiện tại: Thân chủ hiện tại đang sống tại Gia đình, Tuy
nhiên, em vẫn tự ty mặc cảm với bản thân, sống khép mình.
d. Giai đoạn 4: Đánh giá, chuẩn đốn
Từ q trình thu thập thơng tin về thân chủ và những vấn đề liên quan đến
thân chủ chúng ta đã có được những cơ sở để nhận định vấn đề mà thân chủ
đang gặp phải. Đây là những thông tin cần thiết, là điều kiện để ta khai thác và
phát huy những tiềm năm năng của thân chủ cũng như tìm kiếm các nguồn lực
có thể hỗ trợ thân chủ trong quá trình giải quyết vấn đề.
Trong giai đoạn đánh giá và chuẩn đoán cần chú trọng tới việc phân tích
những thơng tin về thân chủ, các vấn đề mà thân chủ gặp phải. Trước hết, thân
chủ cần phải được chăm sóc y tế thường xuyên. Thứ hai, giúp thân chủ sống vui
vẻ, hòa đồng với mọi người xung quanh. Thứ ba, giúp thân chủ có được các kỹ
10


năng sống tốt nhất. Chuẩn bị cho thân chủ tâm thế đối mặt với sự thật, sống
chung với bệnh viêm đường hơ hấp mãn tính.
e. Giai đoạn 5: Lên kế hoạch giải quyết
Dựa trên các mặt mạnh, mặt yếu của hệ thống thân chủ và các nhu cầu
cần trợ giúp của thân chủ và các điều kiện trợ giúp, xây dựng kế hoạch can thiệp
sau:

Mục tiêu

Hoạt động

Nguồn
Thời gian Kết quả
lực/ kinh
mong đợi
phí

Mục tiêu 1

Làm việc với cán bộ y
tế- của Đội 3, Xã
Thân chủ
Chiềng Ban Bảo trợ
được chăm
xã hội và Đội 3, Xã
sóc
y
tế
Chiềng Ban của tỉnh
thường xuyên
Mục tiêu 2

cán bộ
cán bộ y
tế- của Đội
3,


Chiềng
Ban

- Gặp gỡ trị chuyện, Đồn viên
nắm bắt tâm lý và cho thanh niên
- Thân chủ
thân chủ giao lưu với tại Đội 3,
sống vui vẻ,
mọi người.
Xã Chiềng
hòa đồng với
Ban
mọi
người - Cho thân chủ tiếp
xung quanh
xúc với các câu
chuyện, truyền hình...
- Tác động, phân tích
cho các Đồn viên
thanh niên tại Đội 3,
Xã Chiềng Ban cách
phòng chống sự lây
nhiễm, cũng như sự
khó lây nhiễm của căn
bệnh này, để các em
khơng
sống
giữ
khoảng cách và gần
11


Từ ngày
10/9/2021
đến ngày
12/9/2021

Em được chăm
sóc y tế và
thuốc uống đầy
đủ đều đặn theo
phác đồ điều trị

Từ ngày - Thân chủ thay
13/9/2021 đổi khơng cịn
tự ti hay mặc
đến ngày
cảm về bệnh tật
19/9/2021
của mình có thể
hịa đồng được
với mọi người
nói nhiều hơn.
- Thân chủ sẽ
sống vui vẻ lạc
quan hơn cười
nhiều hơn cũng
như có ước mơ
tốt đẹp sau này.



gũi với thân chủ.
Mục tiêu 3

- Thơng qua các buổi
nói chuyện lồng ghép
- Thân chủ có
hướng dẫn kỹ năng
được các kỹ
sống cho thân chủ, để
năng sống tốt
em có thể tự chăm sóc
nhất.
cho bản thân.
- Chuẩn bị
- Qua câu chuyện về
cho em tâm
những người hoặc con
thế đối mặt
vật khi gặp ốm đau đã
với sự thật,
rèn luyện sức khỏe
sống chung
vượt qua khuyết tật
với
bệnh
của bản thân.
viêm đường
hơ hấp mãn
tính


Từ ngày
20/9/2021
Cá nhân và
đến ngày
các ,
26/9/2021
Phương
tiện thơng
tin internet
máy tính...

- Thay đổi
được hành vi
của thân chủ
giúp thân chủ
có được những
kỹ năng sống
tốt có thể tự
chăm sóc cho
bản thân.

Trong giai đoạn lên kế hoạch giải quyết vấn đề của thân chủ em sử dụng
các phương pháp và kỹ năng sau: Phương pháp tiếp cận và giải quyết vấn đề; Kỹ
năng tham vấn; Kỹ năng vấn đàm.
f. Giai đoạn 6: Thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề
Căn cứ vào điều kiện thực tế và kế hoạch trợ giúp thân chủ, để tiến hành
thực hiện các nội dung hoạt động nhằm đảm bảo tiến độ thời gian cũng như các
nội dung đề ra.
Buổi 1: Ngày 10/9/2021, làm việc với Cán bộ y tế Xã Chiềng Ban về tình
trạng khuyết tật của em, sức khỏe của em, để cùng xây dựng kế hoạch cho em đi

khám để có vắc đồ điều trị lâu dài cho em.
Buổi 2: Ngày 12/9/2021, liên hệ kết nối với trạm y tế Xã Chiềng Ban để
em được đến khám và điều trị bệnh. Đưa em đến Trạm y tế Xã Chiềng Ban, để
em được khám bệnh, khi có kết quả chính xác em bị liệt cả hai chân và mắc
viêm đường hô hấp mãn tính.

12


Trạm y tế Xã Chiềng Ban đã lập hồ sơ bệnh án cho em, và em được cấp
phát thuốc miễn phí theo quy định, sau đó nhân viên y tế đã hướng dẫn cho em
uống thuốc đều đặn.
Buổi 3: Buổi sáng ngày 13/9/2021, gặp cán bộ thôn bản thân chủ để tìm
hiểu về tâm tư, tình cảm cũng như quá trình sinh hoạt của em với các bạn trong
Đội 3, Xã Chiềng Ban.
Buổi 4: Ngày 14/4 đến ngày 19/9/2021, gặp gỡ thân chủ bằng những câu
hỏi đơn giản như em năm nay bao nhiêu tuổi?,… từ đó làm quen tạo khơng khí
gần gũi, qua các buổi trị chuyện thấy được em thơng minh, nói chuyện nhỏ
nhẹ, e dè nhút nhát. Khi em đã quen, tin tưởng cho em đi sinh hoạt đoàn thanh
niên làm quen với bạn tại đội 3 Xã Chiềng Ban, hướng dẫn cho em tạo cho em
được gần gũi với các bạn
Buổi 5: Ngày 20/9/2021, kết hợp cùng đoàn thanh niên Đội 3, Xã Chiềng
Ban của tỉnh tổ chức nói chuyện, tư vấn, tuyên truyền, các đường lây nhiễm,
cách phòng lây nhiễm của bệnh, để mọi người hiểu về căn bệnh này và có cách
phịng bệnh, từ đó mọi người khơng sợ bị lây nhiễm, n tâm gần gũi tiếp xúc
với em hơn. Động viên các Đoàn viên thanh niên tại Đội 3, Xã Chiềng Ban, đặc
biệt là các em cần gần gũi, giúp đỡ như em ĐỖ T. Q. Qua buổi chia sẻ, các Đoàn
viên thanh niên tại Đội 3, Xã Chiềng Ban có tâm lý thoải mái hơn, thường xuyên
quan tâm trò chuyện với em và động viên giúp đỡ trong sinh hoạt hàng ngày của
em.

Buổi 6: Ngày 21-22/9/2021, tổ chức cùng các em trong Đội 3, Xã Chiềng
Ban tìm các cơng việc nhẹ nhàng bằng tay để em được hòa nhập. Hướng dẫn em
và các bạn tại Đội 3, Xã Chiềng Ban chơi các trị chơi tập thể, team bulding …
tạo khơng khí vui nhộn để em quên đi những nỗi buồn của bản thân. Qua các
buổi làm việc, em đã hòa nhập hơn, vui vẻ, hay nói hay cười hơn trước.
Buổi 7: Ngày 23-26/9/2021, chăm sóc hướng dẫn em, cùng em tìm hiểu
một số việc làm tạo thu nhập tại nhà bằng tay như đan lát, thêu thùa, tách long
nhãn… thông qua các buổi trò chuyện, dạy em các cách ứng xử với các bạn, các
ông bà. Thông qua các em lớn để hướng dẫn cho em cách tắm rửa, vệ sinh cá
nhân, mắc màn trước khi đi ngủ…Tổ chức cho em xem mạng trên máy vi tính
về các đoạn video vượt qua khó khăn về khuyết tật… thơng qua đó em tự học,
kèm theo sự giải thích thêm để em hiểu thêm về tầm quan trọng của ý chí, nghị
lực và quyết tâm.
13


Kể những câu chuyện về bản thân mình khi gặp những vấn đề khó khăn,
hay khuyết tật đã vươn nên khắc phục để được như ngày hôm nay, những câu
chuyện về những anh chị khi gặp khuyết tật như khuyết tật chân tay, dẫn em đến
thăm một số bạn khuyết tật não, cho em thấy được qua sự chăm sóc của mọi
người và sự tập luyện thường xuyên đến nay đã đi lại được và vẫn sống vui vẻ
hòa nhập với mọi người, để em tăng thêm nghị lực cho bản thân vượt qua cơn
sốc sau này khi em biết được khuyết tật của mình. Qua buổi làm việc 6 và 7, em
cũng đã biết thêm về cùng em tìm hiểu một số việc làm tạo thu nhập tại nhà
bằng tay như đan lát, thêu thùa…
Trong quá trình thực hiện kế hoạch trợ giúp em ĐỖ T. Q, hàng ngày em
ln giám sát, theo dõi về cơng tác chăm sóc của về thực đơn ăn uống, việc
chăm sóc y tế của nhân viên y tế xem có cho em uống thuốc đầy đủ và đúng giờ
khơng, cơng tác chăm sóc sức khỏe; Theo dõi tâm lý của em và cùng em tìm
hiểu một số việc làm tạo thu nhập tại nhà bằng tay như việc trong thời gian gần

đây là tách hạt long nhãn… các Đoàn viên thanh niên trong quá trình tiếp xúc
chơi và giúp đỡ em, từ việc theo dõi đã kịp thời điều chỉnh một số em có biểu
hiện coi thường em và những vấn đề có ảnh hưởng tới em. Nhằm đảm bảo hiệu
quả của quá trình thực hiện kế hoạch.
g. Giai đoạn 7: Lượng giá
Do thời gian thực hiện bị hạn chế và thân chủ tuổi khơng khơng cịn nhỏ,
thời gian mắc bệnh ở ngồi cộng đồng đã lâu, dẫn đến việc tiếp cận thân chủ,
tìm hiểu vấn đề và lập kế hoạch giúp đỡ rất khó khăn do tâm lý của thân chủ
thường khơng ổn định, cho nên thời gian thực hiện kế hoạch giúp đỡ đối với
thân chủ là vơ cùng khó khăn. Đối với 3 mục tiêu chính mà em thực hiện trong
quá trình trợ giúp của mình, thì cũng gặp phải nhiều khó khăn song bên cạnh đó
cũng đã thu nhận được một số kết quả nhất định sau:
Mục tiêu 1: Về chăm sóc y tế em đã được nhân viên y tế của Xã Chiềng
Ban theo dõi, chăm sóc và được cấp phát thuốc miễn phí theo quy định và em
uống thuốc đều đặn theo phác đồ điều trị.
Mục tiêu 2: Em đã tự tin hòa nhập cùng với các bạn trong Đội 3, Xã
Chiềng Ban, hay nói, cười hơn trước, mạnh dạn trị chuyện với mọi người, có
thêm nghị lực cho bản thân em.
Mục tiêu 3: Qua thời gian phối kết hợp với đồn thanh niên thơn bản, kết
quả em đã biết cơ bản một số kỹ năng sống hàng ngày
14


Qua thời gian trợ giúp em đã đạt được một số kết quả nhất định để giúp
em có một cuộc sống ổn định, giảm bớt đi những tâm lý nhút nhát, biểu hiện tự
kỷ cũng như những kỹ năng sống để em vươn lên trong cuộc sống, chống lại căn
bệnh mà em đã mắc phải.
Em đã được đảm bảo được chế độ ăn uống, sinh hoạt và chăm sóc y tế và
có nơi sinh hoạt lành mạnh cho em. Tuy nhiên đây cũng mới là những nhu cầu
thiết yếu; ngoài ra em còn phải được tiếp tục trợ giúp nhiều các chính sách khác

như được đến trường học tập hịa nhập với các bạn ngoài cộng đồng, rất cần
được sự trợ giúp ngồi cộng đồng để em có điều kiện hơn nữa để học tập sinh
hoạt, điều trị bệnh của bản thân nhằm phát triển ngày một tốt hơn.
Bản thân em đã phần nào vơi đi những mặc cảm của bản thân, vui chơi
cùng các bạn và tăng thêm nghị lực cho bản thân. Vì thời gian ngắn do đó vẫn
cần sự quan tâm trợ giúp thường xuyên của nhân viên CTXH, thì em mới thực
sự hịa nhập một cách bền vững.
- Các phương pháp sử dụng: Trong tiến trình giải quyết vấn đề của thân
chủ em đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, trong đó bao gồm: Phương
pháp phỏng vấn; Phương pháp quan sát; Phương pháp tiếp cận tâm lý; Tham
vấn; Phúc trình vấn đàm.
- Các nguồn hỗ trợ bao gồm:
Trong quá trình tác nghiệp với thân chủ, em đã nhận được sự trợ giúp từ
nhiều nguồn khác nhau, trong đó có các nguồn lực quan trọng đó là cán bộ quản
lý bản và Đoàn viên thanh niên. Bên cạnh đó là sự hỗ trợ từ phía giáo viên
hướng dẫn là nguồn hỗ trợ rất hiệu quả và cung cấp cho em nhiều kinh nghiệm
cũng như phương hướng trong quá trình thực hiện việc xây dựng kế hoạch và
giải quyết vấn đề.
h. LƯỢNG GIÁ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
Trong một thời gian ngắn, bản thân em đã nỗ lực vận dụng tiến trình
CTXH cá nhân để trợ giúp cho thân chủ ĐỖ T. Q là người khuyết tật sau quá
trình trợ giúp đã đạt được một số kết quả như trên. Qua đó cho thấy CTXH cá
nhân nhằm trợ giúp cho người khuyết tật là rất cần thiết, giúp cho các thân chủ
được trợ giúp về các chính sách an sinh xã hội, trợ giúp về tâm lý, các kỹ năng
hoàn thiện bản thân vươn lên trong cuộc sống.
15


Quá trình hỗ trợ cho thân chủ tại từ ngày 08/9/2021 đến ngày 26/9/2021,
thời gian hỗ trợ tương đối ngắn nhưng bản thân em có cơ hội tiếp xúc thực tế,

trải nghiệm và tăng cường kiến thức, rèn luyện kỹ năng nâng cao trình độ
chun mơn đưa lý thuyết sách vở vào thực tiễn tại cơ sở. Từ đó tự trang bị cho
mình những điều kiện cơ bản, bước đầu nhưng lại vơ cùng cần thiết và có ý
nghĩa cho quá trình học tập và làm nghề sau này.
Tuy thời gian hỗ trợ cho thân chủ ngắn nhưng bản thân đã thực hiện đầy
đủ các bước trong tiến trình cơng tác xã hội 7 bước. Đồng thời, giải quyết xong
vấn đề trước mắt mà thân chủ gặp phải cũng như xây dựng được mối quan hệ tốt
đẹp, niềm tin nơi thân chủ. Bên cạnh đó, đã áp dụng nhiều kiến thức kỹ năng đã
được học vào trong thực tiễn bao gồm: Kỹ năng vấn đàm; Kỹ năng đặt câu hỏi,
lắng nghe, quan sát, thấu cảm,…; Lý thuyết hệ thống sinh thái và một số lý
thuyết khác.
Tuy nhiên do một số kỹ năng lý thuyết mới lần đầu tiên áp dụng nên nhìn
chung cịn nhiều khó khăn, bỡ ngỡ, chưa có sự nhuần nhuyễn nên hiệu quả đạt
được vẫn còn ở mức độ vừa phải.
Qua quá trình tham gia lớp Bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp
Công tác xã hội viên và vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào thực tiễn là cơ
hội để em trực tiếp nhìn thấy và cảm nhận sâu sắc hơn những hoàn cảnh khó
khăn trong xã hội. Tuy gặp hồn cảnh khó khăn nhưng họ đã biết vượt lên hồn
cảnh của mình để hướng tới cuộc sống tốt đẹp hơn. Qua đó em cảm thấy mình
cần phải có trách nhiệm để hỗ trợ, giúp đỡ những thanh niên yếu thế trong xã
hội, giúp họ vơi đi mặc cảm, tự tin để sống hòa nhập vào cộng đồng.
1. Kết luận
- Cảm nhận của bản thân về môn học
Qua môn học em hiểu rõ hơn về tiêu chuẩn, đạo đức, nhiệm vụ quan
trọng đối với nghề công tác xã hội và kỹ năng, phương pháp thu thập, quản lý
thơng tin và làm việc nhóm, quản lý trường hợp và công tác xã hội đối với người
có nhu cầu đặc biệt. Nội dung mơn học gắn liền với chức năng, nhiệm vụ chính
trị của đơn vị, từ đó giúp cho em và các đồng nghiệp trau dồi kiến thức vận dụng
vào thực tiễn công việc của từng vị trí việc làm ngày một hiệu quả hơn, tốt hơn
nhằm giúp đối tượng/khách hàng là người nghiện ma túy vào cai nghiện tại Cơ

sở, trong đó có rất nhiều hồn cảnh đặc biệt như khơng có nhà ở, khơng cịn
16


người thân, bị nhiễm HIV/AIDS, đang uống ARV… để họ có quyết tâm cai
nghiện và có kế hoạch phịng, chống tái nghiện để khi được trở về địa phương từ
bỏ được ma túy với hiệu quả cao nhất.
- Đánh giá vai trị, tác dụng của khóa bồi dưỡng với bản thân
Do một số kỹ năng lý thuyết mới lần đầu tiên áp dụng nên nhìn chung cịn
nhiều khó khăn, bỡ ngỡ, chưa có sự nhuần nhuyễn nên hiệu quả đạt được vẫn
cịn ở mức độ vừa phải.
Qua q trình tham gia lớp và vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào
thực tiễn là cơ hội để em trực tiếp nhìn thấy và cảm nhận sâu sắc hơn những
hồn cảnh khó khăn trong xã hội. Tuy gặp hồn cảnh khó khăn nhưng họ đã biết
vượt lên hồn cảnh của mình để hướng tới cuộc sống tốt đẹp hơn. Qua đó em
cảm thấy mình cần phải có trách nhiệm để hỗ trợ, giúp đỡ những đối tượng yếu
thế trong xã hội, giúp họ vơi đi mặc cảm, tự tin để sống hòa nhập vào cộng
đồng.

17



×