Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 27 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Chuyên đề:. TÌM HIỂU MỘT SỐ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NỔI TIẾNG VIỆT NAM ***. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn chuyên đề: a) Cơ sở lí luận: Trong chương trình THCS môn Địa lí, học sinh được cung cấp kiến thức phổ thông, cơ bản về địa lí tự nhiên, môi trường sống của chúng ta, biết thành phần nhân văn của môi trường, các môi trường địa lí, thiên nhiên và con người ở các châu lục và có các kỹ năng địa lí cần thiết như: đọc và khai thác thông tin từ một đoạn văn, một biểu đồ, một hình vẽ hay ảnh Địa lí, một bản đồ, sơ đồ... Đặc biệt các em được học về Địa lí Việt Nam, có nhứng hiểu biết về thiên nhiên, con người Việt Nam, các tài nguyên thiên nhiên Việt Nam rất phong phú và đa dạng, đó là những điều kiện thuân lợi để giúp cho nước ta phát triển kinh tế - xã hội, trong đó không thể không kể đến tài nguyên du lịch. Nước ta có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn rất phong phú và đa dạng, nhiều loại tài nguyên du lịch đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên, di sản văn hoá của thế giới, đó là niềm tự hào lớn của cả dân tộc Việt Nam, là điều kiện tốt để nước ta quảng bá cho du khách trong nước, các nước trong khu vực và trên thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta phát triển và hội nhập. b) Cơ sở thực tiễn: Mỗi học sinh cần có những hiểu biết về đất nước – đất liền và hải đảo, vùng biển và vùng trời, từ đó giúp các em thêm yêu quê hương, đất nước, có ý thức giữ gìn và bảo vệ các giá trị thiên nhiên, văn hoá, lịch sử của địa phương, đất nước. Xuất phát từ những lí do trên mà tôi chọn chuyên đề: “Tìm hiểu một số tài nguyên du lịch nổi tiếng Việt Nam” để giúp các em hiểu cụ thể hơn nữa về tiềm năng du lịch của nước ta. 2. Mục đích nghiên cứu: Học sinh có những hiểu biết cụ thể, chi tiết về một số tài nguyên du lịch nổi tiếng của đất nước mình, tự hào về quê hương, đất nước và con người Việt Nam, biết giữ gìn, bảo vệ và phát huy những giá trị của tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn trong xu thế hội nhập khu vực và thế giới. Học sinh có thêm những kỹ năng thu thập thông tin qua các tài liệu, tranh ảnh, video clip... 3. Nhiệm vụ nghiên cứu:.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Trước xu thế chung của đất nước, khu vực và thế giới, vai trò của ngành du lịch trong cơ cấu kinh tế, ngành du lịch ngày càng khẳng định ưu thế của mình, đem lại nguồn thu nhập lớn, góp phần mở rộng giao lưu giữa nước ta với các nước trên thế giới và cải thiện đời sống nhân dân. Thu thập các thông tin, hình ảnh về các tài nguyên du lịch nổi tiếng của Việt Nam để cung cấp cho học sinh. Rèn cho các em kỹ năng tự học, tự tìm hiểu về quê hương đất nước qua thực tế của cuộc sống, qua các kênh thông tin. 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu: - Các thông tin về một số tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. - Các hình ảnh, video clip về một số địa điểm du lịch nổi tiếng 5. Phạm vi nghiên cứu: - Các thông tin về tài nguyên du lịch tự nhiên trong chương trình Địa lí lớp 8. - Các thông tin về tài nguyên du lịch nhân văn trong chương trình Địa lí lớp 9. 6. Phương pháp nghiên cứu: - Giáo viên đọc các tài liệu trong chương trình Địa lí lớp 8, 9 về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn của Việt Nam. - Giáo viên tìm hiểu ở các thông tin trên báo chí, mạng Internet, các tài liệu tham khảo về nội dung nghiên cứu. - Học sinh tự tìm hiểu rồi trình bày. 7. Cấu trúc của chuyên đề: Phần I: Đặt vấn đề Phần II: Nội dung A. Kiến thức cơ bản. B. Câu hỏi và bài tập Phần III: Kết kuận và kiến nghị ***.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> PHẦN II: NỘI DUNG A. KIẾN THỨC CƠ BẢN I. Tài nguyên du lịch tự nhiên Nước ta có tài nguyên du lịch tự nhiên rất phong phú và đa dạng như: địa hình, khí hậu, nước, sinh vật... 1. Về địa hình: Nước ta có nhiều dạng địa hình: đồi núi, đồng bằng, đất liền, hải đảo tạo nên nhiều cảnh quan đẹp, hấp dẫn du khách, đáng chú ý nhất là địa hình Cac-xtơ với nhiều hang động nổi tiếng có khả năng khai thác du lịch. Nổi bật nhất là vịnh Hạ Long (di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận năm 1994) Vịnh Hạ Long là một vịnh nhỏ thuộc phần bờ Tây vinh Bắc Bộ trên khu vực biển đông bắc Việt Nam, bao gồm vùng biển đảo thuộc thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả và một phần của huyện đâỏ Vân Đồn của tỉnh Quảng Ninh, diện tích 1550 km2, độ cao 100m. Các đảo ở vịnh Hạ Long có hai dạng là đảo đá vôi và đảo phiến xanh, vịnh Hạ Long có 1969 đảo lớn nhỏ. Quá trình Cac-xtơ bào mòn, phong hoá gần như hoàn toàn tạo ra vịnh Hạ Long độc nhất vô nhị với hơn 1000 đảo đá với nhiều hình thái, dáng vẻ khác nhau lô nhô trên mặt biển trong một diện tích không lớn của vùng vịnh.. Vịnh Hạ Long. Các đảo trên vinh Hạ Long có những hình thù riêng, không giống bất kỳ hòn đảo nào ven biển Việt Nam và không đảo nào giống đảo nào, đảo thì giống khuôn mặt ai đó đang hướng về đất liền (hòn Đầu người), đảo thì giống như một con rồng đang bay lượn trên mặt nước (hòn Rồng), đảo giông như ông lão đang ngồi câu cá (hòn Lã Vọng), phía xa là hai cánh buồm nâu đang rẽ song ra khơi (hòn Cánh buồm), đảo lại lúp xúp như mâm xôi cúng (hòn Mâm xôi), rồi hai con gà đang âu yếm hôn nhau trên sóng nước (hòn Trống mái) ... Bên cạnh các đảo được đặt tên căn cứ vào hình dáng là các đảo đặt tên theo các tích dân gian (núi Bài Thơ, đảo Tuần Châu...), hoặc căn cứ vào các đặc sản có trên đảo, vùng biển bao quanh (hòn Ngọc Vừng, hòn Kiến Vàng, đảo Khỉ...) * Một số đảo nổi tiếng:.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> + Hòn Gà Chọi (hòn Trống mái): là một trong những đảo nổi tiếng trên vịnh Hạ Long, hòn Gà chọi nằm ở phía Tây Nam của vịnh, cách cảng du lịch Bãi Cháy khoảng 5 km. Đây là cụm gồm hai đảo có hình thù giống một đôi gà, một trống, một mái, có chiều cao khoảng hơn 10m với chân thắt lại ở tư thế chênh vênh, là biểu tượng trên lô gô của vịnh Hạ Long, hòn Gà chọi cũng là biểu tượng trong sách hướng dẫn du lịch Việt Nam. Hòn Gà chọi (hòn Trống mái). + Đảo Tuần Châu:.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> Cách cảng du lịch Bãi Cháy khoảng 4 km về phía Tây Nam, trên vùng vịnh Hạ Long, đảo Tuần Châu là một đảo rất rộng khoảng 3km 2, gần bờ, có làng mạc và dân cư thưa thớt. Trước kia các nhà khoa học đã tìm được nhiều di chỉ khảo cổ thuộc nền văn hoá Hạ Long. Từ năm 2001, một con đường lớn được xây dựng nối đảo với đất liền, một tổ hợp dịch vụ vui chơi giải trí, quần thể khách sạn, nhà hàng, sang trọng được xây dựng, đưa vào phục vụ làm thay đổi bộ mặt của vịnh Hạ Long từ năm du lịch 2003 đến nay. + Hang động: Hang Sửng Sốt. Hang Sửng Sốt nằm trên đảo Bồ Hòn ở trung tâm vịnh Hạ Long, đây là hang động rộng và đẹp vào bậc nhất của vịnh Hạ Long, là trung tâm du lịch của vịnh với hệ thống trong tuyến du lịch bao gồm bãi tắm Ti tốp – hang Bồ Nâu – động Thiên Cung – hang Sửng Sốt. Đường lên hang Sửng Sốt quanh co uốn lượn dưới những tán lá rừng, với những bậc đá ghép cheo leo, khúc khuỷu. Động được chia làm hai ngăn chính, toàn bộ ngăn thứ nhất như một nhà hát lớn rộng thênh thang với trần hang được phủ bằng nhũ đá, những tượng đá, voi đá, hải cấu, mâm xôi, hoa lá ... mở ra một thế giới cổ tích; ngăn thứ hai cách biệt với ngăn thứ nhất bởi một lối đi hẹp, bước vào lòng ngăn này mở ra một khung cảnh mới khác lạ hoàn toàn với lòng hang rộng có thể chứa hàng nghìn người, có những hình tượng được gắn với truyền thuyết Thánh Gióng, cạnh lối ra vào là khối đá hình chú ngựa, thanh gươm dài và trong lòng hang là những ao hồ nhỏ như vết chân ngựa Gióng. Nước ta có khoảng 120 bãi biển lớn nhỏ có điều kiện khai thác du lịch, điển kình là Trà Cổ (Quảng Ninh), Đồ Sơn (Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hoá), Cửa Lò (Nghệ An), Thuận An, Lăng Cô (Thừa Thiên – Huế), Non Nước (Đà Nẵng), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Vân Phong, Nha Trang (Khánh Hoà), Cà Ná (Ninh Thuận), Mũi Né (Bình Thuận), Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu)....
<span class='text_page_counter'>(6)</span> Nha Trang (Khánh Hoà) Nha Trang là một thành phố ven biển, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật và du lịch của tỉnh Khánh Hoà, Việt Nam. Nha Trang được thủ tướng chính phủ công nhận là đô thị loại 1 vào ngày 22/4/2009, đây là một trong các đô thị loại 1 thuộc tỉnh của Việt Nam. Nha Trang được gọi là hòn ngọc biển Đông, viên ngọc xanh về giá trị thiên nhiên, vẻ đẹp cũng như khí hậu của nó. Nước ta có nhiều đảo ven bờ, trong đó có một số đảo có giá trị du lịch như: Phú Quốc, Cát Bà, Côn Đảo.... Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu). Cát Bà (Hải Phòng). 2. Về khí hậu: Khí hậu nước ta thuận lợi cho việc phát triển du lịch. Sự phân hoá khí hậu theo mùa, theo độ cao và vĩ độ tạo nên sự đa dạng khí hậu. 3. Tài nguyên nước: - Hệ thống sông hồ, kênh rạch ở đồng bằng sông Cửu Long tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch sông nước, miệt vườn. Một số hồ tự nhiên (Ba Bể, Thang Hen...), hồ nhân tạo (Hoà Bình, Thác Bà, Trị An, Dầu Tiếng...) đã trở thành điểm tham quan du lịch. Khi đến vùng đồng bằng sông Cửu Long ta có thể tham quan các chợ nổi nổi tiếng như: chợ nổi Cái Bè nằm ở đoạn sông Tiền giáp giữa 3 tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long và Bến Tre, chợ nổi Phụng Hiệp (Hậu Giang), chợ nổi Châu Đốc (An Giang), chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ)... chợ nổi Cái Răng là chợ nổi tiếng nhất Việt Nam hiện nay. Chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ).
<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Nước nóng, suối khoáng: Kim Bôi (Hoà Bình), Mỹ Lâm (Hà Giang), Quang Hanh (Ninh Bình), Suối Bang (Quảng Bình), Hội Vân (Bình Định), Vĩnh Hảo (Bình Thuận), Bình Châu (Bà Rịa – Vũng Tàu). 4. Tài nguyên sinh vật: Nước ta có hệ sinh thái nhiệt đới ẩm gió mùa, phong phú đa dạngcó ý nghĩa cao đối với hoạt động du lịch, đặc biệt là hoạt động du lịch sinh thái, có ý nghĩa nhất như: vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển. 4.1. Vườn quốc gia: Các vườn quốc gia: Bái Tử Long (Quảng Ninh), Cát Bà (Hải Phòng), Hoàng Liên (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Xuân Sơn (Phú Thọ), Ba Vì (Hà Nội), Ba Bể (Bắc Can), Cúc Phương (Ninh Bình), Bến En (Thanh Hoá), Pù Mát (Nghệ An), Vũ Quang (Hà Tĩnh), Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình), Bạch Mã (Thừa Thiên- Huế), Chư Mom Ray (Kon Tum), Y oóc Đôn (Đắc Lắc) Chư Yang Sin (Đắc Nông), Bù Gia Mập, Cát Tiên (Bình Phước), U Minh Thượng, Đất Mũi (Cà Mau). a) Vườn quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình). Vườn quốc gia Cúc Phương được thành lập ngày 7/7/1962, thuộc địa phận ba tỉnh Ninh Bình, Hoà Bình, Thanh Hoá có tổng diện tích 22 400 ha, với các giá trị về cảnh quan thiên nhiên, sự đa dạng về hệ sinh thái, các giá trị văn hoá, lịch sử nên từ lâu Cúc Phương đã trở thành điểm du lịch sinh thái nổi tiếng và hấp dẫn. Sự đa dạng sinh học của vườn quốc gia Cúc Phương: với đặc trưng là rừng mưa nhiệt đới, xanh quanh năm Cúc Phương có quần thể động, thực vật vô cùng phong phú và đa dạng. Về thực vật: có tới 2234 loài thực vật bậc cao và rêu, trong đó có những cây đại thụ như: chò xanh, đăng, xấu... có những cây dây leo thân gỗ uốn lượn như những con mãng xà chạy dài mấy trăm mét giữa các tầng rừng, các nhà.
<span class='text_page_counter'>(8)</span> khoa học đã phát hiện thêm 12 loài thực vật mới, trong đó có một số chi và loài lan rất hiếm, có 433 loài cây làm thuốc, 229 loài cây ăn được, nhiều loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam. Về động vật có 122 loài bò sát và lưỡng cư, 66 loài cá, gần 2000 loài côn trùng, 135 loài thú (trong đó có loài vượn đen mông trắng là loài thú linh trưởng rất đẹp và quý hiếm được chọn làm biểu tượng của vườn quốc gia Cúc Phương), 336 loài chim cư trú, đặc biệt có nhiều loài đặc hữu của Việt Nam và Đông Dương. b) Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình). Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng nằm ở hai huyện Bố Trạch và Minh Hoá tỉnh Quảng Bình, diện tích 85754 ha, được công nhận là di sản thiên nhiên thế giớivào tháng 7/2003, không chỉ có giá trị về mặt địa chất, địa mạo mà còn có giá trị đa dạng sinh học có tầm quan trọng toàn cầu, được đánh giá là một trong 200 trung tâm đa dạng sinh học của thế giới. Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng có thảm rừng độc nhất, không tìm thấy ở bất kỳ nơi nào trên Trái Đất, là rừng nhiệt đới thường xanh, chủ yếu là rừng lá kim phân bố trên núi đá vôi ở độ cao 800 – 1000m, ngoài ra vườn quốc gia còn có một số kiểu rừng đã được xác định, trong đó có các kiểu sinh cảnh có tầm quan trọng quốc tế là kiểu rừng thường xanh trên núi đá vôi. Các sinh vật tự nhiên rất đa dạng, hiện nay có 2651 loài thực vật bậc cao, 735 loài động vật có xương sống, 809 loài côn trùng, chúng hầu hết là các loài bản địa tự nhiên trong khu vực, trong số đó có tới 116 loài thực vật và 129 loài động vật được ghi trong sách đỏ Việt Nam. Có các loài linh trưởng đặc hữu của dãy Trường Sơn là voọc, vượn. Với diện tích núi đá vôi và thảm thực vật rừng nguyên sinh rộng lớn, của vườn quốc gia rất đa dạng nhiều ở Việt Nam với 46 loài..
<span class='text_page_counter'>(9)</span> Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng là nơi sinh sống tự nhiên quan trọng của nhiều loài động vật, thực vật quý hiếm đang bị đe doạ và có ý nghĩa nhất đối với việc bảo tồn đa dạng sinh học. 4.2. Các khu dự trữ sinh quyển thế giới: Cát Bà, khu đất ngập mặn đồng bằng sông Hồng, tây Nghệ An, nam Cát Tiên, rừng ngập mặn Cần Giờ, Cù Lao Chàm, Đất Mũi, khu biển Kiên Giang. * Cát Bà:. Cát Bà là một bán đảo đẹp và thơ mộng, nằm ở độ cao trung bình 70m so với mực nước biển. Trên đảo có thị trấn Cát Bà và 6 xã: Gia Luân, Trân Châu, Việt Hải ... cư dân chủ yếu là người Việt. Trên đảo chính có rừng nguyên sinh trên núi đá vôi. Là một nơi đang được đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái, phia đông nam của đảo có vịnh Lan Hạ, phía tây nam của đảo có vịnh Cát Gia, có một số bãi cát nhỏ, sóng không lớn, thuận tiện cho phát triển, du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng. Trên biển xuất hiện nhiều núi đá vôi đẹp tương tự như vịnh Hạ Long và Bái Tử Long. Ở một số đảo nhỏ cũng có nhiều bãi tắm đẹp. Quần đảo Cát Bà có rừng mưa nhiệt đới trên đảo đá vôi, rừng ngập mặn, các rặng san hô, thảm rong cỏ biển, hệ thống hang động ... là nơi hội tụ đầy đủ các giá trị bảo tồn đa dạng sinh học, đảm bảo các yêu cầu của khu dự trữ sinh quyển thế giới theo quy định của UNESCO. Cát Bà được UNESCO.công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới ngày 02/12/2004. II. Tài nguyên du lịch nhân văn: 1. Di sản văn hoá – lịch sử:.
<span class='text_page_counter'>(10)</span> Đây là các tài nguyên có giá trị hàng đầu để phát triển du lịch gắn với lịch sử dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm của nhân dân ta. Cả nước có khoảng 4 vạn di tích, trong đó có khoảng 3000 di tích được Nhà nước xếp hạng. Tiêu biểu nhất là các di sản văn hoá của nhân loại: cố đô Huế (Thừa Thiên – Huế), phố cổ Hội An và di tích Mỹ Sơn (Quảng Nam)... 1.1 Cố đô Huế (Thừa Thiên – Huế) Quần thể di tích cố đô Huế là một bằng chứng của quyền lực phong kiến Việt Nam trước đây. Trong gần 400 năm (1558 -1945) Huế đã từng là thủ phủ của 9 đời chúa Nguyễn ở đàng trong, là kinh đô của triều đại Tây Sơn, rồi đến kinh đô của quốc gia thống nhất dưới 13 triều vua Nguyễn.. Nằm giữa lòng thành phố Huế, bên bờ Bắc của sông Hương chảy xuyên qua từ Tây sang Đông, hệ thống kiến trúc biểu thị cho quyền uy của chế độ trung ương tập quyền nhà Nguyễn, đó là kinh thành Huế, hoàng thành Huế, Tử cấm thành Huế a) Kinh thành Huế: Được vua Gia Long cho tiến hành khảo sát năm 1803, khởi công xây dựng từ năm 1805 và hoàn chỉnh vào năm 1832 dưới triều vua Minh Mạng. Các di tích trong kinh thành gồm: - Kỳ đài: còn gọi là cột cờ, nằm chính giữa mặt Nam của kinh thành Huế thuộc pham vi pháo đài Nam chánh cũng là nơi treo cờ của triều đình. Kỳ đài được xây dựng vào năm Gia Long thứ 6 (1807), cùng thời gian xây dựng kinh thành Huế. - Trường Quốc Tử Giám: Năm 1803 vua Gia Long cho xây dựng Đốc học đường tại địa phận xã An Ninh Thượng, huyện Hương Trà, cách kinh thành Huế 5km về phía Tây. Trường nằm cạnh Văn Miếu, mặt hướng ra sông Hương, đây.
<span class='text_page_counter'>(11)</span> được xem là trường quốc học đầu tiên được xây dựng dưới triều Nguyễn. Đến năm 1908, thời vua Duy Tân, Quốc Tử Giám được dời vào bên trong kinh thành, bên ngoài phía đông nam Hoàng thành. - Điện Long An: được xây dựng năm 1845 thời vua Thiệu Trị trong cung Bảo Định, phường Tây Lộc, là nơi nghỉ của vua sau khi tiến hành làm lễ Tịch diền (cày ruộng) vào mỗi đầu xuân. Đây cũng là nơi vua Thiệu trị thường hay lui tới nghỉ ngơi, đọc sách, làm thơ, ngâm vịnh. - Bảo tàng mĩ thuật cung đình Huế: Toà nhà chính của viện bảo tàng chính là điện Long An. Hiện bảo tàng trưng bày hơn 300 hiện vật bằng vàng, sứ, sành, trang phục nhà Nguyễn. Bảo tàng mĩ thuật cung đình Huế giúp người tham quan có một cánh nhìn tổng thể về cuộc sống của cung đình Huế. - Viện cơ mật (Tam Hoà): là cơ quan tư vấn của nhà vua gồm 4 vị đại thần từ Tam phẩm trở lên, đại học sĩ của các điện Đông Các, Văn Minh, Võ Huấn, Cần Chánh, hiện nay là trụ sở của trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế. - Cửu vi thần công: là tên gọi 9 khẩu thần công do các nghệ nhân Huế đúc dưới thời vua Gia Long. Sau khi đánh bại nhà Tây Sơn, khi lên ngôi vua Gia Long liền cho các nghệ nhân đương thời tập trung tất cả chiến lợi phẩm, binh khí, vật dụng bằng đồng để đúc thành 9 khẩu thần công làm vật chứng cho chiến thắng vẻ vang của mình. Việc đúc chính thức từ năm 1803 và hoàn thành năm 1804. - Hoàng thành Huế: nằm bên trong kinh thành Huế, có chức năng bảo vệ các cung điện quan trọng nhất của triều đình, các miếu thờ tổ tiên của nhà Nguyễn, bảo vệ Tử cấm thành, nơi dành riêng cho vua và hoàng gia. Hoàng thành và Tử cấm thành thường được gọi là Đại Nội. * Các di tích trong Hoàng thành gồm: + Ngọ Môn: là cổng chính giữa phía Nam của Hoàng thành Huế được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 14 (1833). Ngọ Môn có nghĩa là cổng giứa trưa, hay cổng xoay về hướng Ngọ, là cổng lớn nhất trong 4 cổng chính của Hoàng thành Huế. Về mặt từ nguyên học “Ngọ Môn” có nghĩa là cổng xoay mặt về hướng Ngọ, cũng chính là hướng Nam, theo dịch học là hướng dành cho vua chúa. + Điện Thái Hoà và sân Đại Triều Nghi: Điện Thái Hoà là cung điện nằm trong khu vực Đại Nội của kinh thành Huế, điện cùng với sân chầu là địa điểm được dùng cho các buổi triều nghị quan trọng của triều đình như: lễ dăng quang, sinh nhật vua, những buổi đón tiếp sứ thần chính thức, các buổi đại triều được tổ chức hai lần ngày 1 và 15 âm lịch hàng tháng. + Cửu đỉnh: Cửu đỉnh nhà Nguyễn là 9 cái đỉnh bằng đồng đặt dưới Hiển Lâm Các đối diện với Thế Miếu, tất cả được đúc ở Huế cuối năm 1835, hoàn thành năm 1837. Mỗi đỉnh có một tên riêng ứng với một vị hoàng đế của triều Nguyễn, chúng có trọng lượng khác nhau và hình chạm khắc bên ngoài đỉnh cũng khác nhau, 9 đỉnh là: Cao đỉnh, Nhân đỉnh, Chung đỉnh, Anh đỉnh, Nghị đỉnh, Thuần đỉnh, Tuyên đỉnh, Dụ đỉnh, Huyền đỉnh..
<span class='text_page_counter'>(12)</span> + Tử Cấm Thành: Tử Cấm Thành nguyên gọi là Cung Thành, là vòng tường thành thứ 3 của kinh thành Huế, giới hạn khu vực làm việc, ăn ở, sinh hoạt của vua và hoàng gia. + Điện Cẩm Chánh: trong Tử Cấm Thành được xây dựng năm Gia Long thứ 3 (1804), điện là nơi vua thiết triều, thường tiếp sứ bộ ngoại giao, tổ chức yến tiệc hoàng gia và triều đình, hiện nay trở thành phế tích do bị phá huỷ từ năm 1947. b) Các di tích ngoài kinh thành: * Lăng tẩm: Lăng Gia Long: được xây dựng năm từ năm 1814 đến năm 1820, là một quần thể nhiều lăng tẩm trong hoàng quyền. Toàn bộ khu lăng này là một quần sơn với 42 đồi, núi lớn nhỏ, trong đó có Đại Thiên Thọ là ngọn núi lớn nhất. * Các di tích khác: Trấn Bình Đa, Phu Văn Lâu, Toà Thượng Bạc, Văn Miếu, Võ Miếu, Đàn Nam Giao, chùa Thiên Mụ ... - Đàn Nam Giao: được xây dựng năm 1803, đặt tại làng An Ninh thời vua Gia Long. Năm 1806 đàn được dời về phía Nam của kinh thành Huế, trên một quả đồi lớn thuộc làng Dương Xuân, nay thuộc địa phận phường Trường An, thành phố Huế, đây là nơi các vua chúa Nguyễn tế trời. - Chùa Thiên Mụ: là một ngôi chùa nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5 km về phía Tây, chùa Thiên Mụ chính thức khởi lập năm 1601, thời chúa Nguyễn Hoàng, vị chúa đầu tiên ở đàng trong, đây là ngôi chùa cổ nhất của Huế. 1.2. Phố cổ Hội An:. - Đô thị cổ Hội An (Quảng Nam) nằm cách thành phố Đà Nẵng 30 km về phía Đông Nam..
<span class='text_page_counter'>(13)</span> - Từ cuối thế kỉ XVI, Hội An từng là trung tâm mậu dịch quốc tế trên hành trình thương mại Đông Tây, là một thương cảng phồn thịnh nhất của xứ Đàng Trong trong triều đại các chúa Nguyễn. - Khu phố cổ Hội An vẫn bảo tồn gần như nguyên trạng một quần thể di tích kiến trúc cổ, gồm nhiều công trình nhà ở, hội quán, đình chùa, miếu mạo, giếng, cầu, nhà thờ tộc, bến cảng, chợ ... Những con đường phố hẹp chạy ngang dọc tạo thành các ô vuông kiểu bàn cờ, cảnh quan phố phường Hội An bao quanh một màu rêu phong cổ kính như một bức trang sống động - Ngoài những giá trị văn hoá qua kiến trúc đa dạng, Hội An còn lưu giữ một nền tảng văn hoá phi vật thể khá đồ sộ. - Hội An có 1360 di tích, danh thắng. - Tháng 12/1999, UNESCO đã công nhận khu phố cổ Hội An là di sản văn hoá thế giới. - Một số di tích tiêu biểu của đô thị cổ Hội An: + Chùa Cầu – biểu tượng của Hội An: là công trình kiến trúc do các thương gia Nhật Bản đến buôn bán tại Hội An xây dựng vào giữa thế kỉ XVI. Chùa Cầu có dáng hình chữ công, mặt cầu bằng ván gỗ cong vồng ở giữa, bắc qua con lạch thông ra sông Hoài cầu có mái che uốn cong mềm và được chạm trổ nhiều hoạ tiết tinh xảo. Trên cửa chính của chùa Cầu có chạm nổi 3 chữ Hán là Lai Vân Kiều (có nghĩa là cầu của những người bạn từ xa đến), tên do chúa Nguyễn Phúc Chu đặt trong một lần viếng thăm Hội An năm 1719. Trên sườn cầu có một ngôi miếu nhỏ thờ thần Bắc Đế Trấn Vũ – thần chuyên trấn trị phong ba, lũ lụt theo tín ngưỡng của người Trung Hoa. Ở hai đầu cầu có đặt hai nhóm tượng khỉ và chó bằng gỗ. + Nhà cổ Quân Thắng: là một trong những nhà cổ đẹp nhất Hội An hiện nay, ngôi nhà có niên đại hơn 150 năm, mang phong cách kiến trúc vùng Hoa HạTrung Hoa. + Nhà cổ Tân Kí: được xây dựng cách đây gần 200 năm, có kiến trúc hình ống, đặc trưng của phố cố Hội An, với nội thất chia làm nhiều gian, mỗi gian có chức năng riêng, mặt tiền nhà là nơi để mở cửa hiệu buôn bán, mặt sau thông với bến sông để làm nơi xuất nhập hàng hoá, vật liệu trang trí nội thất ngôi nhà chủ yếu bằng các loại gỗ quý và được chạm trổ, điêu khắc rất tinh xảo các hình vẽ giao long, hoa quả, bát bửu, dải lụa ... thể hiện sự sung túc của các thế hệ chủ nhân. + Hội quán Phúc Kiến, hội quán Trân Châu, hội quán Quảng Châu, nhà thờ tộc Trần... 1.3. Di tích Mỹ Sơn: - Khu đền tháp chăm Mỹ Sơn là di sản văn hoá thế giới thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. - Thánh địa Mỹ Sơn toạ lạc trong một thung lũng lớn có địa thế núi non hùng vĩ, thâm nghiêm. Nơi đây với hơn 70 công trình kiến trúc đền tháp của nền văn.
<span class='text_page_counter'>(14)</span> minh Chăm Pa được kết tinh trong những di chứng vật chất trường tồn, chứa đựng những giá trị về lịch sử, văn hoá, nghệ thuật, được tạo lập trong một thời gian dài suốt 9 thế kỉ (từ thế kỉ IV đến thế kỉ XIII) được đánh giá ngang bằng với các di tích nổi tiếng trong khu vực Đông Nam Á như Ăng Ko, Pa gun.. - Mỹ Sơn là thánh địa Ấn Độ giáo của vương quốc Chăm Pa, mỗi vị vua sau khi lên ngôi đều đến Mỹ Sơn làm lễ thánh tẩy, dâng cúng lễ vật và xây dựng đền thờ - Mỹ Sơn là điểm duy nhất của nghệ thuật Chăm Pa. Vào đầu thế kỉ VII, vua Sambhuvarman đã xây dựng ngôi đền bằng những vật liệu rất bền vững còn tồn tại đến ngày nay. Các triều vua sau đó đều tu sửa các đền tháp cũ và xây dựng đền tháp mới để dâng lên các vị thần của họ. - Ngứng đền thờ chính ở Mỹ Sơn thờ một bộ Linga hoặc hình tượng các thần Siva- đấng bảo hộ của các dòng vua Chăm Pa. - Đền tháp ở Mỹ Sơn được chia làm nhiều cụm, xây dựng theo cùng một nguyên tắc, kết cấu mỗi cụm gồm có một ngôi đền thờ chính (Ka Lan), bao quanh bằng những ngôi tháp nhỏ hoặc công trình phụ. Ngôi đền chính tượng trưng cho núi Meru, trung tâm vũ trụ, là nơi hội tụ của các thần linh và thờ thần Siva, các đền phụ thờ các vị thần trông coi hướng trời. Ngoài ra còn có những công trình phụ là những ngôi tháp thường có mái lợp ngói, là nơi khách hành hương sửa lễ, cất giữ đồ tế lễ. Đền thờ của người Chăm không có cửa sổ, chỉ các công trình tháp phụ mới có cửa sổ. - Hầu hết các đền tháp và công trình phụ được xây dựng bằng gạch với một kỹ thuật tinh tế, các mô típ trang trí hoa văn trên các trụ đá cùng với những tượng tròn và phù điêu sa thạch được chạm khắc dựa theo thần thoại Ấn Độ giáo. 2. Các di tích văn hoá – lịch sử cách mạng:.
<span class='text_page_counter'>(15)</span> Hang Pác Pó (Cao Bằng), Điện Biên, nhà tù Sơn La, Tân Trào (Tuyên Quang), nhà tù Hoả Lò (Hà Nội), Kim Liên – Nam Đàn (Nghệ An), Khe Sanh (Quảng Trị), địa đạo Củ Chi, cảng Nhà Rồng, dinh Độc Lập (Tp. Hồ Chí Minh) nhà tù Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu), nhà tù Hà Tiên, Phú Quốc (Kiên Giang)... 2.1. Hang Pác Pó (Cao Bằng). Di tích lịch sử hang Pác Pó nằm trên địa bàn xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Đây là địa điểm từng gắn với hoạt động của Bác Hồ trong giai đoạn đầu trở về tổ quốc lãnh đạo cách mạng (1941 – 1945) Di tích lịch sử hang Pác Pó bao gồm: a) Cụm di tích khu vực đầu nguồn: - Hang Cốc Pó (tiếng Nùng có nghĩa là đầu nguồn), rộng khoảng 80m 2, cửa hang chỉ một người đi vừa. Đây là nơi Bác Hồ và các đồng chí cán bộ cách mạng ở từ ngày 08/08/1941 đến trung tuần tháng 3/1941. Trong hang hiện còn 1 bộ bàn ghế mà Bác đã từng ngồi làm việc với các đồng chí cán bộ cách mạng và dịch các tài liệu quan trọng. - Nhà ông Lý Quốc Súng: Ngôi nhà Bác Hồ đã ở khi mới trở về tổ quốc lãnh đạo cách mạng, ngôi nhà được xây dựng năm 1927, theo kiểu nhà sàn cổ địa phương. - Hang Lũng Lạn: là nơi Bác ở và làm việc trong khoảng cuối tháng 3/1941, hang rộng khoảng 50m2. - Suối Lê nin: Thời gian ở Pác Pó, Bác thường ngồi câu cá ở suối này, đến nay di tích vẫn giữ được cảnh quan tương đối nguyên vẹn..
<span class='text_page_counter'>(16)</span> b) Các điểm lưu niệm tại khu trung tâm: nhà tưởng niệm chủ tịch Hồ Chí Minh và sân quảng trường, khu ruộng Nà Chung Giáo, công trình nhà trưng bày, nhà đón tiếp. c) Cụm di tích Kim Đồng gồm: Mộ Kim Đồng, hang Nộc Én – tại địa điểm này vào tháng 8/1942, Kim Đồng đã được Bác giao nhiệm vụ thông tin liên lạc, bảo vệ cách mạng. d) Cụm di tích Bó Bổm: + Nhà ông Dương Vân Đình: nơi Bác Hồ thường xuyên nói chuyện về cuộc sống của nhân dân, nỗi khổ của người dân mất nước tuyên truyền về cách mạng.. + Núi Các Mác, suối Lê nin, hang Đầu Hổ là nơi nhân dân Cao Bằng tổ chức lễ truy điệu Bác vào tháng 9/1969. e) Cụm di tích Khuổi Nậm: Lán Khuổi Nậm: là nơi Bác Hồ ở lâu nhất, ngoài ra để đảm bảo an toàn cho Bác, các đồng chí lãnh đạo đã làm thêm cho Bác 2 lán nữa là Khuổi Nậm 2 và 3. Lán Khuổi Nậm có địa thế rất thuận lợi, nằm ngay ở cửa rừng, được che kín, nhìn bên ngoài vào không phát hiện được, nhưng ở bên trong quan sát ra thì rất rõ, khi có động tĩnh có thể rút lui, ngược dòng Khuổi Nậm qua mốc 109 sang Trung Quốc là an toàn. Lán được xây dựng theo kiểu nhà sàn dân tộc với 2 gian nhỏ, có diện tích khoảng 12m2. 2.2. Kim Liên, huyện Nam Đàn (Nghệ An).
<span class='text_page_counter'>(17)</span> Là địa danh gắn liền với nơi sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ở quê ngoại là làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, nơi Bác Hồ đã sống những năm 1901 - 1906. Ở quê nội làng Kim Liên có khu mộ bà Hoàng Thị Loan, thân mẫu Bác Hồ, núi Chung và nhiều di tích khác đã gắn liền với tuổi thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một số di tích tiêu biểu: a) Làng Kim Liên (tên nôm gọi là làng Sen): quê nội của Bác Hồ, làng nằm ở núi Chung. b) Cụm di tích Hoàng Trù: Nằm ở làng Hoàng Trù (thường gọi là làng Chùa), quê ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh và cũng là nơi Người ra đời. Diện tích của cụm di tích này là 3500m2, bao gồm ngôi nhà thờ chi nhánh họ Hoàng Xuân, ngôi nhà cụ Hoàng Đường, ngôi nhà nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời. c) Ngôi nhà cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc: là ngôi nhà 5 gian được dân làng Sen dựng lên từ quỹ công của dân làng để mừng ông Nguyễn Sinh Sắc, thân phụ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, khi ông đỗ phó bảng khoa thi Hội năm 1901. Trong ngôi nhà này cụ Sắc dành 2 gian để đặt bàn thờ bà Hoàng Thị Loan và để tiếp khách. Bàn thờ được làm bằng liếp tre nứa, trên trải chiếu nhỏ để bát hương, cây nến và bài vị bằng gỗ giản dị, gian thứ 4 là nơi nghỉ của cụ Sắc với phản gỗ bên cửa sổ chính, bên cạnh có chiếc án thư nơi cụ dạy các con học chữ và đây cũng là nơi vào buổi tối cụ thường mời bà con ngồi quây quần uống nước trà xanh. Các kỷ vật trong ngôi nhà hiện còn được giữ lại hầu như nguyên vẹn, 2 bộ phản gỗ là nơi nghỉ của cụ phó bảng và 2 con trai, chiếc giường của bà Thanh, con gái cụ, chiếc rương đựng lương thực, chiếc tủ đứng 2 ngăn đựng đồ dùng chiếc mâm bằng gỗ sơn đen. d) Mộ bà Hoàng Thị Loan:.
<span class='text_page_counter'>(18)</span> Mộ bà Hoàng Thị Loan được đặt trên lưng chừng dãy núi Đại, thuộc khu vực xã Nam Giang, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, tại vị trí có độ cao chừng 100m so với mực nước biển. Nhìn tổng quát ngôi mộ có hình 1 khung cửi khổng lồ, xung quanh ngôi mộ được ốp bằng những phiến đá hoa cương và đá cẩm thạch, nóc mộ được phủ lên bằng những hòn dá tự nhiên của núi Đại Huệ, phía trên có dàn bê tông che chắn hình khung cửi được rủ đầy hoa giấy (được mang về từ khu mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc ở Đồng Tháp), tại nền sân thượng hình bán nguyệt trước ngôi mộ có dựng 1 tấm bia lớn tạc tiểu sử và công lao lớn của bà Hoàng Thị Loan bằng đá đen. Hai bên tả hữu là đường đi lên và đường đi xuống được làm thành nhóm bậc đá khác nhau giống như hai dải lụa đào xoà xuống từ khung cửi. 3. Các lễ hội truyền thống: Lễ hội diễn ra hầu như trên khắp đất nước, gắn liền với các di tích, phần lớn diễn ra vào mùa xuân. Các lễ hội nổi tiếng: đền Hùng (Phú Thọ), chùa Hương (Hà Nội), Yên Tử (Quảng Ninh), hội đâm trâu (Gia Lai), lễ hội Katê (Ninh Thuận), núi Bà (Tây Ninh), Oóc Om Bóc (Sóc Trăng), Bà chúa Xứ (An Giang)... Lễ hội đền Hùng: là lễ hội lớn mang tính quốc gia để tưởng nhớ các vua Hùng đã có công dựng nước. Phong tục giỗ tổ Hùng Vương đã trở thành truyền thống văn hoá lâu đời ở nước ta, đó là ngày hội toàn quốc, toàn dân và trong tâm thức dân gian Việt Nam, nó mang tính chất thiêng liêng nhất. Vì thế mà lễ hội được tổ chức long trọng hàng năm với nghi thức đại lễ quốc gia, với sự hành hương “trở về cội nguồn dân tộc” của hàng chục vạn người từ khắp các nơi trong nước và kiều bào sống ở nước ngoài. Lễ hội đền Hùng kéo dài từ mùng 1 đến ngày 11/3 âm lịch, trong đó mùng 10 là lễ hội chính, lễ hội diễn ra tại đền Hùng, Phong Châu, Phú Thọ..
<span class='text_page_counter'>(19)</span> Lễ hội gồm 2 phần: phần lễ và phần hội. Phần lễ được cử hành rất trọng thể, mang tính quốc lễ, lễ vật dâng cúng là “tam sinh” (1 con lợn, 1 con dê, 1 con bò), bánh chưng, bánh dày, xôi chầu màu, nhạc khí và trống đồng cổ. Sau khi một hồi trống đồng vang lên, các vị chức sắc vào tế lễ dưới sự điều khiển của chủ lễ, tiếp theo đến các cụ bô lão của làng xã sở tại quanh đền Hùng vào tế lễ, sau cùng là nhân dân và du khách hành hương vào tế lễ trong các đền thờ tưởng niệm các vua Hùng. Sau phần lễ là phần hội, tổ chức các cuộc thi kiệu của các làng xung quanh, nếu cỗ kiệu nào đạt giải nhất của kỳ thi năm nay thì đến kỳ lễ hội sang năm được thay mặt các cỗ kiệu còn lại rước lên đền Thượng để triều đình cử hành quốc lễ. Mỗi mỗi đám rước kiệu có 3 cỗ kiệu đi liền nhau, chúng đều được sơn son thiếp vàng, chạm trổ rất tinh xảo, sự bày biện trang trí trên kiệu cũng rất khéo léo và đẹp mắt. Cỗ kiệu đi đầu bày hương hoa, đèn hương, trầu cau, chén nước và bầu rượu, cố kiệu thứ hai có đặt hương án, bài vị của Thánh, có lọng và quạt, cỗ kiệu thứ ba rước bánh chưng, bánh dày, 1 cái đầu lợn để nguyên. Đi sau ba cỗ kiệu này là các vị quan chức và các bô lão trong làng, các vị chức sắc mặc áo thụng theo kiểu các bá quan triều đình, còn các cụ bô lão cũng mặc áo thụng màu đỏ hoặc mặc quần áo trắng, áo the, đầu đội khăn xếp. Trong hội đền Hùng, nhân ngày giỗ tổ có tiến hành nghi lễ hát thờ (tục gọi là hát xoan) 4. Làng nghề: Đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ (Bắc Ninh), gốm sứ Bát Tràng, chiếu Nga Sơn (Thanh Hoá), lụa Vạn Phúc – Hà Đông (Hà Nội), tranh Đông Hồ (Bắc Ninh), làng đá mỹ nghệ Non Nước (Đà Nẵng), gốm Bầu Trúc (Ninh Thuận)... Gốm sứ Bát Tràng.
<span class='text_page_counter'>(20)</span> Trong ca dao có câu: “Ước gì anh lấy được nàng Để anh mua gạch Bát Tràng về xây Xây dọc rồi lại xây ngang Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân” Cùng với chiếu Nga Sơn, vải tơ Nam Định, lụa Hà Đông, gạch Bát Tràng đi vào thơ ca xưa như những sản vật quý của đất nước. Ngày nay, gốm sứ Bát Tràng không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn được biết đến ở nhiều nước như: Trung Quốc, Pháp, Mỹ, Nhật... Danh tiếng ấy có được bởi gốm sứ Bát Tràng mang nét đẹp của chất men và dáng gốm, quan trọng hơn nó mang trong mình hồn quê của dân tộc. 5. Các tài nguyên khác (văn hoá nghệ thuật dân gian, ẩm thực...). B. CÂU HỎI, BÀI TẬP: Câu 1. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh nước ta có tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng. Trả lời Nước ta có tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng. Tài nguyên du lịch chia thành 2 nhóm: */ Tài nguyên du lịch tự nhiên: - Về mặt địa hình: Việt Nam có cả đồi núi, đồng bằng, bờ biển, hải đảo tạo nên cảnh quan đẹp. Địa hình Cac- xtơ với hơn 200 hang động đẹp có khả năng khai thác du lịch, nhiều thắng cảnh nổi tiếng: Vịnh Hạ Long, động Phong Nha, khu vực Ninh Bình “Hạ Long cạn”, dọc chiều dài 3260 km đường bờ biển có khoảng 125 bãi biển lớn nhỏ..
<span class='text_page_counter'>(21)</span> - Tài nguyên khí hậu tương đối thuận lợi cho việc phát triển du lịch, sự phân hoá theo vĩ độ, theo mùa, nhất là theo độ cao tạo nên sự đa dạng của khí hậu (Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo). Trở ngại chủ yếu đối với các hoạt động du lịch là các thiên tai (bão, lũ lụt ,,,) và sự phân mùa khí hậu. - Tài nguyên nước: cũng có hàng loạt thế mạnh để hát triển du lịch, nhiều vùng sông nước như hệ thống sông Cửu Long, các hồ tự nhiên (Ba Bể ...) và nhân tạo (Hoà Bình, Dầu Tiếng...) đã trở thành các điểm tham quan du lịch, nước ta còn có vài trăm nguồn nước khoáng thiên nhiên có sức hút du khách. - Tài nguyên sinh vật: có nhiều giá trị trong việc phát triển, nước ta hiện có hơn 30 vườn quốc gia, trong đó có Cúc Phương là vườn quốc gia đầu tiên được thành lập năm 1962. */ Tài nguyên du lịch nhân văn: - Tài nguyên du lịch nhân văn nước ta rất phong phú, gắn liền với lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. - Các di tích văn hoá, lịch sử: là loại tài nguyên du lịch nhân văn có giá trị hàng đầu. Trên phạm vi toàn quốc hiện có khoảng 4 vạn di tích các loại, trong đó có hơn 2600 di tích đã được nhà nước xếp hạng. + Tiêu biểu nhất là các di tích đã được công nhận là di sản văn hoá thế giới: quần thể kiến trúc cố đô Huế (1993), phố cổ Hội An (1999), thánh địa Mỹ Sơn (1999). + Ngoài ra, còn hai di sản phi vật thể của thế giới là nhã nhạc cung đình Huế và không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên. + Các lễ hội: diến ra hầu hết trên khắp đất nước và luôn gắn liền với các di tích lịch sử văn hoá. Phần lớn các lễ hội diến ra vào những tháng đầu năm âm lịch sau tết Nguyên đấn với thời gian dài, ngắn khác nhau. Trong số này ý nghĩa quốc gia là lễ hội đền Hùng (Phú Thọ), còn kéo dài nhất là lễ hội chùa Hương (Hà Nội) tới 3 tháng. Các lễ hội thường gắn liền với sinh hoạt văn hoá giân dan như: hát đối đáp của người Mường, ném còn của người Thái, lễ đâm trâu và hát trường ca thần thoại ở Tây Nguyên ... + Nước ta còn giàu tiềm năng về văn hoá dân tộc, văn nghệ dân gian và các làng nghề truyền thống với những sản phẩm đặc sắc mamg tính nghệ thuật cao. Câu 2. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy giải thích tại sao Hà Nội trở thành trung tâm du lịch vào loại lớn nhất nước ta. Trả lời:.
<span class='text_page_counter'>(22)</span> Hà Nội trở thành trung tâm du lịch vào loại lớn nhất nước ta là do: a) Vị trí địa lí thuận lợi: + Nằm trong tam giác tăng trưởng du lịch phía Bắc - Là.đỉnh của tam giác tăng trưởng du lịch phía Bắc (Hà Nội – Hải Phòng Quảng Ninh) - Nằm ở trung tâm Đồng bằng Bắc Bộ và địa bàn tăng trưởng kinh tế Bắc Bộ. + Vị trí thủ đô - Trung tâm chính trị, kinh tế, KH – KT và văn hoá - xã hội của cả nước. - Có sức lôi cuốn khách du lịch. b) Tàì nguyên du lịch của Hà Nội phong phú và đa dạng + Tài nguyên du lịch nhân văn: - Nơi đây đã hình thành nhà nước Âu Lạc, là thủ đô của nước ta từ năm 1010 (thời Lý). - Hà Nội là mảnh đất địa linh nhân kiệt, tập trung nhiều di tích lịch sử văn hoá – kiến trúc – nghệ thuật nổi tiếng, với mật độ di tích vào loại đứng đầu cả nước: Văn Miếu – Quốc Tử Giám, thành Cổ Loa, Thăng Long, Hồ Gươm, chùa Một Cột, gò Đống Đa, lăng chủ tịch Hồ Chí Minh, phố cổ Hà Nội... - Tập trung nhiều lễ hội, đặc biệt vào mùa xuân. - Có nhiều làng nghề truyền thống: gốm, sứ Bát Tràng, vàng Định Công, đúc đồng Ngũ Xã, làng giấy Bưởi... - Có nhiều đặc sản nổi tiếng: phở Hà Nội, bánh tôm Hồ Tây, rượu Kẻ Mơ (Hoàng Mai), bánh cuốn, cốm làng vòng (Thanh Trì), chả cá Lã Vọng... + Tài nguyên du lịch tự nhiên: - Hệ thống hồ ở Hà Nội: hồ Gươm, hồ Tây... - Một số danh lam thắng cảnh + Phụ cận Hà Nội có nhiều điểm du lịch nổi tiếng:.
<span class='text_page_counter'>(23)</span> - Theo quốc lộ 1: Vườn quốc gia Cúc Phương, động Hoa Lư, Bích Động (Ninh Bình) ... - Theo quốc lộ 2: hồ Đại Lải, Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Đền Hùng (Phú Thọ) - Theo quốc lộ 3: hồ Núi Cốc (Thái Nguyên) - Theo quốc lộ 5: Hải Phòng, Hạ Long, Bái Tử Long - Theo quốc lộ 6 và 21: chùa Hương, Đồng Mô, Ba Vì (Hà Tây), Mai Châu, thuỷ điện Hoà Bình (Hoà Bình). c) Hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật vào loại tốt nhất cả nước + Cơ sở hạ tầng - Mạng lưới giao thông rất phát triển. Từ Hà Nội có nhiều tuyến giao thông toả đi mọi miền đất nước và các nước trên thế giới. Có sân bay nội bài là một trong ba sân bay quốc tế lớn nhất nước ta. - Hà Nội là đầu mối giao thông quan trọng nhất của các tỉnh phía Bắc (tập trung các tuyến giao thông huyết mạch về đường bộ, đường sắt, đường sông, đường hàng không) - Hệ thống thông tin liên lạc, khả năng cung cấp điện, nước được đảm bảo. + Cơ sở vật chất kĩ thuật - Cơ sở lưu trú: hệ thống khách sạn đa dạng, trong đó có nhiều khách sạn 5 sao (Deawoo, Nikko, Horison, Hilton, Melia...) - Hệ thống công ty du lịch lữ hành, trong đó có nhiều công ty liên doanh với các công ty du lịch nổi tiếng trên thế giới. - Lực lượng lao động trong ngành du lịch ngày càng tăng với trình độ chuyên môn, nghiệp vụ khá cao. d) Các nguyên nhân khác - Chủ trương của thành phố: Du lịch được coi là ngành mũi nhọn. - Thu hút đầu tư trong nước và quốc tế. - Các nguyên nhân khác. Câu 3. Xác định tên, địa điểm, năm được công nhận của 5 di sản (vật thể) thiên nhiên và văn hoá thế giới? Trả lời: Tên, địa điểm, năm được công nhận của 5 di sản (vật thể) thiên nhiên và văn hoá thế giới STT. Tên. Địa điểm. Năm được công.
<span class='text_page_counter'>(24)</span> nhận 1. Cố đô Huế. Thừa Thiên – Huế. 1993. 2. Vịnh Hạ Long. Quảng Ninh. 1994. 3. Phố cổ Hội An. Quảng Nam. 1999. 4. Di tích Mỹ Sơn. Quảng Nam. 1999. 5. Động Phong Nha - Kẻ Bàng. Quảng Bình. 2003. Câu 4. Địa phương em có địa điểm du lịch nổi tiếng nào? Dựa vào hiểu biết của em, hãy giới thiệu về địa danh du lịch đó? Trả lời: Vĩnh Phúc có địa điểm du lịch nổi tiếng là Tam Đảo.. Tam Đảo là một dãy núi đá ở vùng Đông Bắc Việt Nam, nằm trên địa bàn 3 tỉnh: Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, và Tuyên Quang. Gọi là Tam Đảo vì ở đây có 3 ngọn núi cao nhô lên trên biển mây là Thạch Bàn, Thiên Thị và Máng Chỉ, ngọn cao nhất có độ cao tuyệt đối 1591 m. Dãy núi Tam Đảo hình thành cách đây 230 triệu năm, do hoạt động của núi lửa phun trào dung nham làm nhiều đợt chồng lên nhau, dạng núi chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, dài chừng 80 km, rộng từ 10 đến 15 km. Do tương đối dốc nên trên Tam Đảo có nhiếu suối và thác nước, Thác Bạc có độ cao 50 m, nước sối xuống tung bọt trắng ngay cả vào mùa khô. Thực vật ở đây rất đa dạng và thay đổi theo độ cao, nhiều loại rau quả nhiệt đới được trồng ở Tam Đảo và cung cấp cho các vùng xung quanh, nhất là Hà Nội, càng lên cao các cây họ kim càng nhiều. Loài cá cóc là động vật đặc hữu của Tam Đảo. Vườn quốc gia Tam Đảo nằm trọn trong dãy núi này. Ở Tam Đảo có nhiều tài nguyên khoáng sản, đáng kể nhất là thiếc..
<span class='text_page_counter'>(25)</span> Trên dãy núi Tam Đảo có nhiều di tích văn hoá – lịch sử nổi tiếng như: chùa Tây Thiên và đền Tây Thiên (còn gọi là đền Mẫu) thờ Quốc Mẫu Tây Thiên Năng Thị Tiêu.. Phần III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Chuyên đề này tôi chỉ đề cập tới việc “Tìm hiểu một số tài nguyên du lịch nổi tiếng Việt Nam”, nhằm mục đích là bên cạnh việc hướng dẫn các em tiếp cận kiến thức mới thông qua kênh chữ, cần phải rèn luyện cho các em kĩ năng tìm hiểu kiến thức mới ở các kênh thông tin khác như: tranh ảnh, mạng Internet, video clip … Các em biết học tập một cách chủ động, tích cực, sang tạo, tự thu thập và xử lí thông tin khi các em học kiến thức mới ở trong sách vở với việc tự học, tự tìm hiểu trong cuộc sống. Trên đây là một số quan điểm và thực tế rút ra từ dạy học môn địa lí 8, 9 theo chương trình đổi mới phương pháp dạy học, chuyên đề này của tôi không tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp của các bạn đồng nghiệp để được hoàn thiện hơn..
<span class='text_page_counter'>(26)</span> 2. Đề xuất, kiến nghị - Các cấp có liên quan cần cung cấp thêm tài liệu tham khảo, đồ dùng dạy học được đầy đủ, kịp thời, tạo điều kiện cho giáo viên được giảng dạy tốt hơn. - Bản thân mỗi giáo viên phải không ngừng nghiên cứu, học hỏi, tự bồi dưỡng và tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng của các cấp để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ - Học sinh cần phải rèn luyện phương pháp tự học, tự rèn luyện, tìm tòi, khám phá, có hứng thú, say mê chủ động, tự giác trong học tập - Đối với phụ huynh cần quan tâm đến con em mình nhiều hơn, đặc biệt là những em đã vào đội tuyển, cần trang bị thêm cho các em tài liệu tham khảo ngoài sách giáo khoa để các em học tập đạt hiệu quả cao. Tôi xin chân thành cảm ơn./. Yên Lạc, ngày 12 tháng 10 năm 2015 NGƯỜI VIẾT CHUYÊN ĐỀ. Nguyễn Thị Quế.
<span class='text_page_counter'>(27)</span> D. TÀI LIỆU THAM KHẢO: - SGK Địa lí 9 - Nhà xuất bản Giáo dục. - SGV Địa lí 9 - Nhà xuất bản Giáo dục. - Các thông tin về các địa điểm du lịch trên Internet. - Các hình ảnh, video, clip - Một số tài liệu liên quan dến chuyên đề..
<span class='text_page_counter'>(28)</span>