Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.09 KB, 3 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>RÈN LUYỆN KĨ NĂNG CẢM THỤ VĂN HỌC TRONG THẾ ĐỐI SÁNH CHO HỌC SINH</b>
<b>GIỎI MÔN NGỮ VĂN Ở TRƯƠNG THPT</b>
<i> (Hoàng Văn Quyết –THPT Chuyên Vĩnh Phúc)</i>
<b>I. PHƯƠNG PHÁP SO SÁNH VÀ KIỂU BÀI SO SÁNH VĂN HỌC .</b>
<b>1. Khái niệm</b>
So sánh là phương pháp nhận thức trong đó đặt sự vật này bên cạnh một hay nhiều sự vật
khác để đối chiếu, xem xét nhằm hiểu sự vật một cách toàn diện, kỹ lưỡng, rõ nét và sâu sắc hơn.
Với phân môn làm văn trong nhà trường phổ thông, khái niệm so sánh văn học cần phải được
hiểu theo hai lớp nghĩa khác nhau. Thứ nhất, so sánh văn học là một thao tác lập luận cạnh các thao
tác lập ḷn như: phân tích, bác bỏ, bình ḷn đã được đưa vào sách giáo khoa Ngữ văn 11. Thứ hai,
nó được xem như một phương pháp, một cách thức trình bày khi viết bài nghị luận văn học, tức là
như một kiểu bài nghị luận văn học. Tuy nhiên, so sánh văn học như một kiểu bài nghị luận văn học
lại chưa được cụ thể bằng một bài học đợc lập trong chương trình Ngữ văn trung học phở thơng. Vì
vậy, từ việc xác lập nợi hàm khái niệm kiểu bài, mục đích, yêu cầu, đến cách thức làm bài cho kiểu
bài này thực sự rất cần thiết.
<b>2. Mục đích và yêu cầu của kiểu bài so sánh Văn học.</b>
Mục đích ći cùng của kiểu bài này là u cầu học sinh chỉ ra được chỗ giống và khác nhau
giữa hai tác phẩm, hai tác giả… từ đó thấy được những mặt kế thừa, những điểm cách tân của từng
tác giả, từng tác phẩm, thấy được vẻ đẹp riêng của từng tác phẩm, sự đa dạng muôn màu của phong
cách nhà văn. Không dừng lại ở đó, kiểu bài này cịn góp phần hình thành kĩ năng lí giải nguyên
nhân của sự khác nhau giữa các hiện tượng văn học – một năng lực rất cần thiết góp phần tránh đi
khuynh hướng “bình tán”, khn sáo trong các bài văn của học sinh hiện nay.
Nói một cách khái quát, kiểu bài cảm thụ văn học trong thế đối sánh là “phép thử” rất hiệu
quả để tìm ra những học sinh giỏi có chất văn, có tư chất trí tuệ trong “cuộc chơi” với nghệ thuật
<b>II. CÁC DẠNG THỨC ĐỐI SÁNH TRONG KIỂU BÀI SO SÁNH VĂN HỌC.</b>
<b>1. Phạm vi tác giả.</b>
- Có thể so sánh tác giả này với tác giả khác cùng thời để làm nổi bật phong cách nhà văn.
- So sánh giữa các giai đoạn sáng tác để thấy được sự vận động, thay đổi về đề tài, chủ đề tư
tưởng trong sự nghiệp sáng tác của một nhà văn.
<b>2. Phạm vi tác phẩm.</b>
- So sánh các tác phẩm có điểm chung về đề tài nhưng khác biệt về thời gian và không gian
sáng tác để thấy được sự gặp gỡ kì lạ về tình cảm, tư tưởng của con người trong văn chương. Ví dụ:
Hình tượng người lính kháng chiến trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu và người nghĩa binh trong
bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu.
- So sánh sự tương đồng và khác biệt của các tác phẩm được sáng tác cùng thời, cùng đề tài
để thấy được sự đa dạng, sáng tạo của các phương thức nghệ thật thể hiện và chiều sâu của nhận
thức, tình cảm con người. Ví dụ: Hình ảnh người bà trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt và bài thơ
<i>Đò Lèn của Nguyễn Duy.</i>
- So sánh mợt hình ảnh, tứ thơ, đoạn thơ.
- So sánh các nhân vật văn học.
- So sánh các tình huống truyện.
- So sánh các cốt truyện.
- So sánh cái tơi trữ tình giữa các bài thơ.
- So sánh các chi tiết nghệ thuật…
<b>II. PHƯƠNG PHÁP LÀM KIỂU BÀI SO SÁNH VĂN HỌC</b>
<b>1. Bố cục của bài viết: </b>
Vì là mợt bài văn nghị ḷn nên bớ cục của bài văn cảm thụ trong thế đối sánh cũng có 3
phần: mở bài, thân bài, kết bài.
<b>Mở bài: dẫn dắt, giới thiệu 2 yếu tố văn học cần cảm thụ.</b>
<b>Thân bài: Phân tích cảm thụ hai đới tượng trong thế đới sánh</b>
Cách trình bày, triển khai ý bài cảm thụ trong thế đối sánh thông thường có hai cách là nối
tiếp và song song.
<i><b>Cách nối tiếp: lần lượt phân tích, cảm thụ từng đới tượng sau đó chỉ ra cái giống và khác</b></i>
nhau. Cụ thể mơ hình của phần thân bài như sau:
- Phân tích- cảm thụ đới tượng thứ nhất
- Phân tích- cảm thụ đối tượng thứ 2
- So sánh: nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên cả hai bình diện nợi dung và
hình thức nghệ tḥt
- Lý giải sự khác biệt: cần dựa vào bối cảnh xã hội- văn hóa; hoàn cảnh cảm hứng phong
cách nhà văn; đặc trưng thi pháp của thời kì văn học… để lí giải”.
=> Cách này dễ làm nhưng khó hay, dài, nhiều khi trùng lặp ý và sắc thái so sánh dễ bị chìm.
Sự liên kết giữa các đối tượng cảm thụ thường rất lỏng lẻo, rời rạc, làm mất đi tính chỉnh thể của bài
viết. Do yêu cầu mang tính phở thơng nên đáp án thi đại học thường trình bày theo cách này.
<i><b>Cách song song</b></i>
<i>- Chỉ ra những nét tương đồng: </i>
+ Nêu những biểu hiện, dẫn chứng.
+ Lí giải ngun nhân giớng nhau.
<i>- Chỉ ra những nét khác biệt: </i>
+ Nêu những biểu hiện, dẫn chứng.
+ Lí giải nguyên nhân khác nhau: Do hoàn cảnh lịch sử; Do hoàn cảnh sống của mỗi cá nhân;
Do sự chi phối của ý thức hệ về thi pháp hệ thống quan điểm thẩm mĩ; Do cá tính của tác giả; Cơ sở lí luận
văn học: mỗi tác phẩm là số phận của một cá nhân cụ thể, tác phẩm muốn tồn tại phải có chất người
độc đáo, có sự sáng tạo.
<i>- Tổng hợp, đánh giá, khái quát, nâng cao vấn đề đã trình bày, nêu lên ý nghĩa của sự giống và khác</i>
nhau đó.
<i><b>=>Với học sinh giỏi nên chọn cách trình bày này. Trước hết phải sử dụng thao tác đồng </b></i>
nhất-tìm cái chung( tư duy tởng hợp) sau đó mới đi nhất-tìm cái riêng- thao tác phân tách( tư duy phân tích).
Nhấn vào những điểm khác nhau cơ bản nhất. Khi gọi tên các bình diện tránh dùng những từ ngữ có
tính chất tụt đối hóa. Cách này hay nhưng khó, nó khắc phục được tất cả các nhược điểm của cách
thứ nhất. Nhưng điểm mạnh sẽ thành điểm yếu nếu học sinh khơng có tư duy chặt chẽ lơ gíc để tách
vấn đề, không có sự tinh tế trong việc lựa chọn các ́u tớ để cảm nhận, lời bình khơng biết nhấn,
biết lướt. Nếu vậy bài viết hoặc sẽ rất rối hoặc thiên về liệt kê so sánh đối chiếu khô cứng.
<b>Kết bài: Khái quát lại những nét tương đồng và khác biệt cơ bản, nêu cảm nghĩ của bản thân. Có</b>
nhiều cách kết bài nhưng có thể lựa chọn cách Mở- Kết tương ứng. Mở bài dẫn dắt từ đâu nên kết lại
ở đó (lí luận văn học, đề tài, chủ đề, giai đoạn…) nhất là mở ra những vấn đề lí luận văn học mới.
<b>2. Lưu ý khi so sánh tác phẩm theo đặc trưng loại thể.</b>
<i>a. Với thể loại thơ, khi phân tích, đối sánh, cần lưu ý đến các bình diện sau đây:</i>
- Bới cảnh trữ tình (hoàn cảnh thời gian, khơng gian... khơi nguồn cho thi cảm).
- Nợi dung trữ tình (các cung bậc cảm xúc của chủ thể trữ tình).
- Các phương thức nghệ tḥt (thể thơ, ngơn ngữ, hình ảnh, giọng điệu, bút pháp...).
- Phong cách nghệ thuật của các tác giả qua những bài thơ được phân tích.
<i>b. Với thể loại truyện ngắn, có thể phân tích, đối sánh theo các bình diện sau:</i>
- Nợi dung hiện thực được phản ánh (bức tranh về đời sống và con người được khắc hoạ
trong tác phẩm).
- Nội dung tư tưởng (tư tưởng hiện thực, tư tưởng nhân đạo, các thông điệp nhân sinh được
gửi vào tác phẩm).
- Các phương thức nghệ thuật (nghệ thuật trần thuật, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện,
nghệ thuật xây dựng nhân vật, diễn tả tâm lí nhân vật, ngơn từ, giọng điệu...).
- Phong cách nghệ thuật của các tác giả qua những truyện ngắn được phân tích.
<i>c. Thể loại tùy bút, bút kí cần chú ý: Đối tượng miêu tả, cái tôi nghệ sĩ, chủ thể của tùy bút, Vốn tri</i>
thức được sử dụng, ngơn ngữ, hình ảnh. Cách viết, tở chức lời văn.
<i>d. Thể loại kịch cần chú ý: Thông điệp nhân sinh của tác giả, Mâu thuẫn, xung đột kịch; Nghệ thuật</i>
dựng cảnh; Nhân vật; Lời thoại…
<b>III. LUYỆN ĐỀ.</b>
<b>1. Đề thực hành trên lớp: </b>
Anh (chị) hãy phân tích vẻ đẹp chung và vẻ đẹp riêng của nhân vật trữ tình trong hai bài thơ.
Trên cơ sở hiểu biết về thời đại và c̣c đời tác giả, lí giải sự khác nhau trong quan niêm ẩn dật của
hai nhà thơ.
<b>ĐÁP ÁN</b>
Trên cơ sở cảm thụ tác phẩm cùng những hiểu biết về thời đại và cuộc đời tác giả, thí sinh cần làm rõ
các ý sau:
<i><b>1. Nét chung</b></i>
- Cả hai nhà thơ đều có lịng vì dân vì nước.
- Cả hai đều rũ bỏ danh lợi, về ở ẩn, hoà đồng với thiên nhiên để di dưỡng tinh thần.
<i><b>2. Vẻ đẹp riêng</b></i>
- Bài thơ Cảnh ngày hè
+ Trong cái nhìn của Nguyễn Trãi, cảnh sắc thiên nhiên rạo rực, căng tràn, ngồn ngợn sức sớng, thể
hiện tình cảm mãnh lịêt của nhà thơ với đời.
+ Ở Nguyễn Trãi, cảnh nhàn nhưng tâm không nhàn, cái nhàn của Nguyễn Trãi trong Cảnh ngày hè
là cái nhàn bất đắc dĩ. Tấm lịng của Nguyễn Trãi là tấm lịng ưu q́c, ái dân sâu sắc, thường trực,
cuồn cuộn. Làm sao để dân giàu, nước mạnh là ước mơ, là nỗi trăn trở suốt đời của Nguyễn Trãi.
- Bài Nhàn
+ Nguyễn Bỉnh Khiêm vui trọn với thiên nhiên. Cảnh vật trong thơ ơng hiện lên n bình, thanh
thản.
+ Hình tượng nhân vật trữ tình hiện lên trong tâm thế nhàn tản, ung dung, sớng với những điều bình
<i><b>3. Lí giải sự khác nhau</b></i>
- Bản chất của văn chương là sáng tạo, mỗi nhà thơ có cá tính riêng.
- Hai bài thơ có hoàn cảnh ra đời khác nhau
- Quan điểm sống khác nhau
+ Không phải Nguyễn Trãi không thấu hiểu quy luật “công thành thân thoái”, nhưng thời Nguyễn
Trãi là thời khởi đầu nhà Lê, đất nước ta vừa độc lập sau hơn hai mươi năm đơ hợ của giặc Minh,
tình hình còn nhiều khó khăn nhưng mang tiềm lực phát triển, rất cần có bàn tay hiền tài kiến thiết.
Tấm lòng của nguyễn Trãi là tấm lòng nhân nghĩa dạt dào, ưu quốc, ái dân nhưng không được tin
dùng nên ông phải trở về. Dù sống giữa quê hương trong cảnh nhàn rỗi, vui với cảnh đẹp và cuộc
sống thôn quê nhưng tấm lịng ơng vẫn ln hướng về đất nước, nhân dân. Ơng khơng can tâm nhàn
tản để an hưởng riêng mình mà chấp nhận xả thân cớng hiến cho đất nước.
+ Không phải Nguyễn Bỉnh Khiêm không quan tâm tới thế sự so với Nguyễn Trãi mà thời của ông là
thời trước Lê Trung Hưng, giai đoạn chế độ phong kiến đã suy tàn, nhiều thối nát, rối ren. Nguyễn
Bỉnh Khiêm đã có nhiều cố gắng giúp nước, giúp dân nhưng vẫn không thay đổi được cục diện. Lời
thơ “ta dại - người khôn” thể hiện thái độ mỉa mai của Nguyễn Bỉnh Khiêm dành cho xã hội. Tuy về
ở ẩn, không làm quan nhưng ông vẫn giúp nước bằng những lời khuyên sáng suốt cho các thế lực
phong kiến đương thời.
<i><b>4. Đánh giá</b></i>
- Qua hai bài thơ thấy được vẻ đẹp nhân phẩm đáng kính của hai bậc danh nho Nguyễn Trãi và
Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Sự khác nhau ở mỗi tác phẩm tạo nên những nét đặc sắc riêng, làm nên sự phong phú của nền thơ
ca dân tộc.
<b>2. Bài tập về nhà.</b>
<b>Đề 1: Phong cách văn xuôi của Thạch Lam và Vũ Trọng Phụng rất khác nhau, nhưng họ đều là</b>
<i>những nhà văn nhân đạo chủ nghĩa. Qua truyện Hai đứa trẻ ( Thạch Lam) và trích đoạn Hạnh phúc</i>
<i>của một tang gia ( Số đỏ - Vũ Trọng Phụng), anh (chị) hãy viết bài văn thuyết phục bạn đọc về nhận</i>
xét trên.
<b>Đề 2: Sự gặp gỡ và những khám phá riêng về người nghệ sĩ của Nam Cao và Nguyễn Huy Tưởng</b>
qua nhân vật Hộ trong Đời thừa và nhân vật Vũ Như Tô trong Vĩnh biệt cửu trùng đài – trích Vũ
<i>Như Tơ.</i>