Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Tiểu luận về hợp chất flavonoid

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (805.59 KB, 37 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Ở hệ sinh thái sinh vật học, cây cối nói chung và thảo dược nói riêng, chúng sẽ tự
tạo ra những hóa chất tự nhiên để phịng chống cơn trùng có hại, thu hút lồi có lợi giúp
thụ phấn, làm lành vết thương trên thân. Y như con người ta có bạch cầu giúp tấn cơng vi
khuẩn xâm nhập “trái phép”, có mồ hơi giúp điều hồ thân nhiệt tránh quá tải, có
andrenaline giúp cơ thể phản ứng tránh lại nguy hiểm...Thì những chất hố học này nó
đóng một vài trò nhất định trong cơ chế sinh tồn cũng như phát triển của cây cối. Và
những hoạt chất tự nhiên của cây ấy được phân thành hai nhóm: chất chuyển hố chính
(primary metabolite) và chất chuyển hố phụ thứ cấp (secondary metabolite).
Chất chuyển hoá phụ thứ cấp Flavonoid là một trong những nhóm chất chuyển hóa
thứ cấp lớn được tổng hợp trong các tế bào thực vật, phân bố rộng rãi trong nhiều loại
thực vật, chúng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra màu sắc của các loại hoa quả, có
vai trị trong sự phát triển và khả năng phòng bệnh cho cây. Là những hợp chất tiết ra từ
những sản phẩm phụ trong tiến trình biến dưỡng điều này làm thu hút côn trùng thụ phấn
hay đẩy lùi tác động ảnh hưởng bên ngoài. Phần lớn các chất flavonoid có màu vàng
( flavonoid bắt nguồn từ flavus có nghĩa là màu vàng). Tuy nhiên, một số có màu xanh,
đỏ, tím, một số khác khơng màu nhưng cũng thuộc flavonoid. Với hệ thống thị giác đặc
biệt, sâu bọ sẽ rất nhạy cảm với các màu sắc tự nhiên mà chúng có vai trị thụ phấn, dụ
các cơn trùng có lợi để diệt các cơn trùng có hại bảo vệ cây và phát tán hạt giống cho cây.
Về sự phân bố thì hầu như các Flavonoids có mặt trong các loại cây thuốc thảo mộc
và các chiết xuất của chúng.
Flavonoid khơng những có giá trị về mặt cảm quan mà được khai thác, sử dụng
trong nhiều lĩnh vực: Thực phẩm, mỹ phẩm và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong y
dược học.
Và hiện nay nhiều flavonoid được phân lập từ thực vật đã được ứng dụng thành các
chế phẩm đặc trị bệnh và sử dụng trong bảo quản thực phẩm, được thế giới công nhận là


một trong những lớp chất thiên nhiên có tác dụng làm chậm q trình lão hóa và đột biến
của các tế bào trong cơ thể
I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ FLAVONOID


1. Khái niệm
Flavonoids là các hợp chất phenol có trong các sắc tố trái cây, rau, trà xanh và rượu
vang đỏ. Flavonoids được phát hiện bởi nhà khoa học đoạt giải Nobel Albert Szent
Gyorgyi, người đã gọi chúng là vitamin P. Flavonoids có một loạt các hành động quan
trọng và có thể tương tác với q trình vận chuyển thuốc, can thiệp vào chu trình tế bào,
ức chế sự hình thành protein hoặc ảnh hưởng đến chức năng của tiểu cầu 2.

Hình 1: Albert Szent Gyorgyi (1893 – 1986) 2
Flavonoid là là một trong những nhóm chất chuyển hóa thứ cấp lớn nhất được cho
là có lợi cho sức khoẻ thơng qua các đường dẫn tín hiệu của tế bào và các hiệu ứng chống
oxy hoá chiếm khoảng 2/3 khẩu phần ăn của con người. Những phân tử này được tìm
thấy trong nhiều loại trái cây và rau quả, tích tụ trong các tế bào không bào dưới dạng
glycosides (-OR) và đơi khi là acylglycosides hoặc dưới dạng acyl hóa (- C=O), methyl
hóa (-NH2) và sulfat (-SO4) thì ít gặp hơn và ở nồng độ thấp hơn. 3
Các đại diện của các phân nhóm có sự khác nhau về cấu trúc bởi q trình oxy hóa,
methyl hóa, prenyl hóa và mơ hình glycosyl hóa. Tên của chúng có bắt nguồn từ 'flavus'
(tiếng Hy Lạp, có nghĩa là 'màu vàng'), cho thấy nhiều đại diện là sắc tố thực vật có màu
vàng. 12


Flavonoids ăn vào bởi động vật và con người chủ yếu dưới dạng glycosid được thủy
phân trong ruột. Các dạng tự do (aglycones) có thể bị phân hủy thành acid phenolic hoặc
hỗn hợp acid glucuronic, sulfat và methyl bởi vi khuẩn đường ruột và gan. 12
Nồng độ flavonoid trong huyết tương và nội bào thấp do sự hấp thu kém, sự trao đổi
chất và bài tiết nhanh từ cơ thể chủ yếu là dưới dạng glucuronid và sulfat. 12
Các flavonoid chính là quercetin (chiết xuất từ hành tây và nho), genistein (từ đậu
nành), apigenin (từ rau mùi tây và cần tây), luteolin (broccoli), epicatechin, PCO
(proanthocyanids) , kaempferol (bông cải xanh, bưởi), catechins (trà xanh), resveratrol
(nho), curcumin (curcuma). Các bioflavonoid citric bao gồm hesperidin, quercitrin, rutin
và tangeritin2.

2. Cấu trúc hóa học 3
Flavonoids là các phân tử polyphenolic hòa tan trong nước chứa 15 nguyên tử
cacbon có cấu trúc cơ bản là bộ xương của diphenylpropane C6 - C3 - C6, bao gồm hai
vòng benzene (vòng A và B) nối với nhau bằng một chuỗi ngắn ba cacbon. Một cacbon
trong chuỗi ngắn được nối với một carbon trong số các vòng benzen, thông qua cầu nối
oxy hoặc nối trực tiếp, tạo ra một vịng trịn thứ ba (vịng pyran khép kín có chứa oxy –
vịng C).

Hình 2: Bộ xương của Diphenylpropane
Trong hầu hết các trường hợp, vòng B được gắn vào vị trí 2 của vịng C, nhưng nó
cũng có thể liên kết ở vị trí 3 hoặc 4.
Đặc tính sinh học của mỗi chất mạnh hay yếu còn tùy thuộc vào đặc điểm cấu trúc
và mơ hình glycosyl hóa của chúng.


3. Phân loại 3
Chúng có thể được chia thành các phân nhóm khác nhau tùy thuộc vào vị trí carbon
của vòng C gắn cố định vòng B, và mức độ khơng bão hồ và oxy hóa vịng C.
- Flavonoid có vịng B gắn vào vị trí 3’ của vịng C được gọi là isoflavones
- Flavonoid có vịng B gắn vào vị trí 4’ của vịng C được gọi là neoflavonoid
- Flavonoid có vịng B gắn vào vị trí 2’ của vịng C có thể được chia nhỏ thành
nhiều phân nhóm khác nhau dựa trên các đặc điểm cấu trúc của vịng C. Các phân nhóm
này là: flavones, flavonols, flavanones, flavanonols, flavanols hoặc catechins và
anthocyanins .
- Cuối cùng, flavonoid với vòng C mở được gọi là chalcones.
- Các flavonoid quan trọng nhất về mặt sinh dược học là anthocyanin, catechin và
anthoxanthin với cấu trúc nhóm giữa C 3 tạo với 1 gốc phenyl là oxy để thành khung
pyran . Các flavonoid ít quan trọng hơn là các auron với khung giữa là dị vịng C chỉ có 5
cạnh. Ngồi ra, các flavonoid cịn có các dẫn xuất chứa các khung γ-pyron, benzo-γpyron



Fla
van

Fla
vanols (Flavan–3-ol)

An
thocyanidins

Flavones

Fl
avanonols

Flavonols

Iso - Flavones

Flavanones

Iso - Flavanones

Aurone
Chalcones

N
eoflavonoids

Hình 3: Các Flavonoid tiêu biểu 3

4. Vai trò của Flavonoid trong tự nhiên
 Vai trị sinh lý
• Trong cơ chế bảo vệ thực vật: Chúng có vai trị rất hạn chế trong khía cạnh
này do độc tính thấp khi so sánh Alkaloid
• Ở thực vật, flavonoid có vai trị quan trọng đối với sự phát triển và tăng
trưởng, là các sắc tố cần thiết để sản xuất các màu sắc thu hút động vật thụ
phấn, giữ nitơ trong cây họ đậu, và để bảo vệ chống lại các loài động vật ăn
cỏ, vi khuẩn, tia UV và các loại oxy hoạt tính. 12


• Kiểm soát sự tăng trưởng thực vật bằng cách ức chế và kích hoạt các enzym
• Flavonoid có khả năng bảo vệ, chống lại các thiệt hại do ánh sáng mặt trời,
bảo vệ động vật ăn cỏ, sự tăng trưởng và phát triển của thực vật. 12
- Các flavonoids cịn là chất chống oxi hóa mạnh: các flavones và catechins có khả
năng chống lại các gốc tự do oxi hóa (ROS)
- Khả năng phịng ngừa và điều trị lt dạ dày của Quercithin
- Có tác dụng chống chống xơ vữa động mạch
- Có khả năng chống viêm (Quercithin)
- Hoạt động bảo vệ gan: điều trị rối loạn chức năng gan, mật, các triệu chứng tiêu
hóa như đầy hơi, khó tiêu, ăn không ngon, đau bụng, buồn nôn,…
 Ứng dụng:
Flavonoids bây giờ được coi là một thành phần không thể thiếu trong một loạt các
ứng dụng thực phẩm bỗ dưỡng, dược phẩm, thuốc và mỹ phẩm. Điều này được cho
là do tính chống oxy hóa, chống viêm, chống đột biến và chống ung thư cùng với
khả năng điều chỉnh chức năng của enzyme tế bào chủ chốt 11
• Dùng làm thuốc: Rutin - có thể được tìm thấy trong nhiều thực vật và được
cô lập từ thảo dược như hạt kiều mạch được sử dụng để làm giảm xuất
huyết.
• Dùng làm thuốc nhuộm: các chất như luteoline và các anthocyanidin khác
nhau có thể được sử dụng để cho ra màu vàng, đỏ và xanh lam. Ví dụ như

Malvidine chịu trách nhiệm để tạo màu đỏ của rượu vang đỏ.


Hình 4: Cấu trúc hóa học của Malvidine
• Trong thực phẩm: sử dụng làm chất chống oxy hoá tự nhiên trong dầu và
chất béo để ngăn ngừa quá trình oxy hóa lipid, bảo vệ thực phẩm và đồ
uống khỏi ánh sáng phơi nhiễm, kéo dài tuổi thọ thực phẩm, bổ sung thức
ăn gia súc để cải thiện sức khoẻ, như chất kháng khuẩn trong thực phẩm và
thành phần chức năng sức khoẻ trong thực phẩm và chế phẩm bổ sung chế
độ ăn uống; các ứng dụng này có thể được quy cho chủ yếu là các hoạt
động chống oxy hóa và kháng khuẩn. Flavonoids có thể được sử dụng làm
chất phụ gia thực phẩm để cải thiện các tác dụng có lợi cho sức khoẻ và
tăng số lượng của chúng ở người14
Các ứng dụng khác: flavonoid còn được sử dụng trong da liễu và các chế phẩm mỹ
phẩm trong một thời gian dài do một số tính chất liên quan như chất chống oxy
hoá, kháng khuẩn, chống viêm và trị liệu. Flavonoids có khả năng bảo vệ da khỏi
tia UV và cải thiện cấu trúc da.
5. Nguồn thực phẩm 1

14

Hầu như tất cả trái cây, rau quả và thảo mộc chứa một lượng flavonoid nhất
định. Chúng cũng có thể tìm thấy trong các nguồn thực phẩm khác bao gồm đậu khô, ngũ
cốc, rượu vang đỏ, trà xanh và trà đen (chứa khoảng 25% flavonoid), táo (quercetin), trái
cây họ cam quýt (Rutin và hesperidin) 5, hành, mùi tây, quả việt quất, chuối, sôcôla đen..
Cách tốt nhất để đảm bảo lượng flavonoid hàng ngày là ăn nhiều trái cây và rau
tươi.
Hiện nay, Flavonoid bổ sung cũng có sẵn, nhưng người mua cần có sự hướng dẫn
của bác sĩ để có được liều dùng hợp lý vì việc sử dụng q liều có thể gây hại cho sức
khỏe.

6. Lợi ích sức khỏe 1
Flavonoids là chất chống oxy hoá quan trọng, thúc đẩy một số hiệu ứng sức khỏe,
mang lại những hiệu quả sau đây:


• Chống virut
• Chống ung thư
• Chống viêm nhiễm
• Chống dị ứng
Quercethin có thể giúp làm giảm bớt chàm, viêm xoang, hen suyễn, và sốt thương
hàn. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng lượng flavonoid sẽ tỉ lệ nghịch với nguy cơ gây ra
bệnh tim và chứng xơ vữa động mạch. Có lợi ích cao về y học bằng việc chống xơ vữa
động mạch, làm bền thành mạch máu, chống viêm (Quercithin). Hoạt động bảo vệ gan:
điều trị rối loạn chức năng gan, mật, các triệu chứng tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, ăn
khơng ngon, đau bụng, buồn nơn,…
Flavonoid có nhiều trong rượu vang đỏ, một loại thức uống đặc trưng ở Pháp. Một
số nghiên cứu cho rằng, việc sử dụng từ 1 đến 2 ly rượu vang đỏ mỗi ngày sẽ làm giảm tỉ
lệ người mắc bệnh tim so với các nước khác của Châu Âu, mặc dù mức tiêu thụ thực
phẩm giàu Cholesterol ở Pháp cao hơn rất nhiều.
Một số loại trà cũng chứa flavonoid và lượng tiêu thụ của chúng được cho là làm
giảm lượng triglycerides và cholesterol trong máu. Flavonoid đậu nành hoặc isoflavone
cũng hạ cholesterol, cũng như bảo vệ chống loãng xương và làm giảm các triệu chứng
của mãn kinh.
Ngồi ra Flavonoids cịn có khả năng:
Phịng ngừa và điều trị lt dạ dày (Quercithin)


Hình 5: Một số tác động dược lý của Flavonoid13



Bảng 1: Các chức năng sinh học của flavonoid trên người 14
Hấp thụ bức xạ cực tím
Phản ứng oxy hoạt tính
Ức chế phản ứng cực đoan
Chelating kim loại vết
Ức chế enzyme
Kích hoạt các enzyme chống oxy hóa
Tương tác với màng
Tính chất chống oxy hóa

Mối quan hệ với thụ thể estrogen
Hoạt động chống viêm
Tác động lên hệ tim mạch
Ảnh hưởng đến hệ thống quy định và truyền
dẫn mô
Ức chế tăng trưởng vi sinh vật
Tương tác với enzyme
Tương tác với các yếu tố phiên mã
Tương tác với thụ thể

II. PHÂN TÍCH CÁC HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA FLAVONOIDS
1. Flavon, Flavanon, isoflavon và isoflavanon
1.1.

Flavones

Hình 6: Flavones (2 phenylchromen – 4 one)
Flavones có một liên kết đơi giữa các vị trí 2 và 3 và một ketone (=O) ở vị trí 4 của
vịng C.



Hình 7: Vị trí các nhóm thế của một số chất thuộc nhóm Flavones
1.2.

Flavonols 7

Định nghĩa:
Flavonols là những phân tử không màu được sinh tổng hợp bởi ánh sáng và tích lũy
với nồng độ tương đối thấp chủ yếu ở các lớp biểu bì và khơng bào của nhiều loại trái cây
và rau quả như trên lá và vỏ quả với vai trò bảo vệ chống lại tia UV-A, tia UV-B và sự
nhiễm sắc tố cùng với anthocyanins. Chúng hầu như khơng có trong thịt quả.
Chúng có khả năng hoạt động như:
- Chất chống oxy hoá
- Thuốc chống viêm
- Yếu tố chống ung thư
- Điều chỉnh các con đường truyền tín hiệu khác nhau của tế bào.
Cấu trúc hóa học:


Hình 8: Flavonols (3 – hydroxy – 2 phenylchromen – 4 one)
Về mặt khoa học, các phân tử này khác với nhiều flavonoid khác vì chúng có liên
kết đơi giữa các vị trí 2 và 3 và một oxy (một nhóm ketone) ở vị trí 4 của vịng trịn C,
giống như flavones, tuy nhiên chúng khác với sự có mặt của một Hydroxyl tại vị trí 3. Do
đó, bộ xương flavonol là một 3-hydroxyflavone.
Nhóm 3-hydroxyl có thể liên kết với đường, nghĩa là nó có thể được glycosyl hóa.
Giống như nhiều flavonoid khác, hầu hết chúng đều được tìm thấy trong trái cây và rau
quả, và trong thực phẩm có nguồn gốc thực vật, ở dạng glycosyl hoá.
Thực phẩm giàu Flavonol
Flavonol chủ yếu là có trong trái cây, rau, cacao, một số loại đồ uống như rượu vang
đỏ, trà trà xanh và trà đen.

Trong chế độ ăn kiêng của con người, nguồn giàu nhất là loại bạch hoa, chứa đến
490 mg / 100 g trọng lượng tươi (FW), nhưng chúng cũng rất dồi dào trong hành, tỏi tây,
bông cải xanh, cải xoăn, quả dâu (ví dụ quả việt quất), nho và một số loại thảo mộc và gia
vị, ví dụ như cây thì là (Anethum graveolens ). Trong các nguồn này, hàm lượng của
chúng dao động từ 10 đến 100 mg / 100 g trọng lượng tươi FW.
Các flavonols chính trong thực phẩm gồm: quercetin, kaempferol, myricetin và
ishoramnetin.
Các hợp chất phổ biến nhất là các dẫn xuất glycosyl của quercetin và kaempferol.
Trong tự nhiên, hai phân tử này có tương ứng khoảng 280 và 350 hợp chất glycosidic
khác nhau.


Hình 9: Vị trí các nhóm thế của một số chất thuộc nhóm Flavonol
Bảng 2: Các nguồn thực phẩm chứa Flavonols
Quercetin
Kaempferol
- Bạch hoa, hành, măng - Các loại rau như
tây, rau diếp, quả mọng, rau bina, cải xoăn và
cacao
rau diếp quăn (0,1 - Các loại trái cây và rau 27 mg / 100 g FW)
quả khác (hàm lượng nhỏ - Một số gia vị như
từ 0,1 đến 5 mg / 100 g hẹ, rau thì là và rau
trọng lượng tươi FW)
thơm (6,5 - 19 mg /
g
FW).
- Quercetin cũng có mặt 100
trong ca cao, chúng có khả - Có rất ít trong trái
hấp thụ rất tốt và được coi cây (< 0,1 mg / 100
là một trong những chất g FW).

bảo vệ chính chống lại q
trình oxy hóa LDL.
1.3. Flavanonols

Myricetin
- Một số gia vị, như rau
oregano, rau mùi tây, và thì
là (2 - 20 mg / 100 g FW)
- Trà (0,5 - 1,6 mg / 100
ml)
- Rượu vang đỏ (0 - 9,7 mg
/ 100 ml).
- Có nhiều trong quả mọng
- Các loại trái cây và hoa
quả khác (hàm lượng ít hơn
0.2 mg / 100 g FW)

Isorhamnetin
- Một số gia vị: lá
chanh (5,0 - 8,5 mg
/ 100 g FW)
- Thì là (9,3 mg /
100 g FW)
- Rau thơm (5 mg /
100
g
FW)
- Quả hạnh (1,2 10,3 mg / 100 g
FW), quả lê và
hành.



Hình 10: Flavanonols (3 – hydroxy – 2,3 dihydro - 2 phenylchromen – 4 one)
Flavanones, còn được gọi là dihydroflavones, có vịng C bão hịa;
do đó, khơng giống như flavones, liên kết đơi giữa các vị trí 2 và 3 là bão hòa và đây là
sự khác biệt cấu trúc duy nhất giữa hai phân nhóm của flavonoid.
1.4.

Isoflavones
1.4.1. Định nghĩa:

Isoflavone là các polyphenol không màu, dễ hấp thu thuộc lớp flavonoid
1.4.2. Cấu trúc hóa học

Hình 11: Iso – Flavanones (3 phenylchromen – 4 one)
Trong khi phần lớn flavonoid có vịng B gắn vào vị trí 2 của vịng C, isoflavones có
vịng B gắn vào vị trí 3 của vịng C.


Iso – Flavanones có cấu trúc tương đồng với estrogen, đặc biệt là estradiol. Điều
này mang lại cho chúng tính chất giả hình, chẳng hạn như khả năng gắn kết thụ thể
estrogen. Do đó, chúng được phân loại như phytoestrogens hoặc estrogen thực vật. Lợi
ích đối với đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành (ví dụ đậu phụ) được cho là kết quả từ
khả năng bắt chước estrogen của chất isoflavone.
Tuy nhiên, khả năng liên kết với thụ thể estrogen có thể mất đi theo thời gian, do đó
khơng nên đánh giá q cao hiệu quả tiềm năng của chúng.
Trong thực phẩm, chúng có bốn dạng:






Aglycone
7- O- glucoside
6'- O -acetyl-7- O -glucoside
6'- O -malonyl-7- O -glucoside.

1.4.3. Nguồn Isoflavone
Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành là nguồn thực phẩm chính có chứa
isoflavone, chẳng hạn như: sữa đậu nành, đậu hũ, tempeh và miso
Lượng isoflavone có trong đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành khác nhau rất
nhiều tùy theo điều kiện sinh trưởng, vùng địa lý và cách chế biến; Ví dụ ở đậu nành
khoảng 580 đến 3800mg / kg trọng lượng tươi, trong khi đó sữa đậu nành khoảng 30 đến
175 mg / L. Các isoflavone phong phú nhất trong các sản phẩm đậu nành và đậu nành là
genistein, daidzein và glycitein, thường có tỷ lệ nồng độ 1: 1: 0,2; Biochanin A và
formononetin là những chất isoflavone khác có ít nồng độ hơn.
Dẫn xuất 6'- O- malonyl có vị đắng, khó chịu, và chát, gây ảnh hưởng xấu đến
hương vị thực phẩm. Tuy nhiên, chúng rất nhạy cảm với nhiệt độ nên dễ bị thủy phân
thành glycosides trong quá trình chế biến, chẳng hạn như sản xuất sữa đậu nành.
Isoflavone glycosid có trong đậu nành và các sản phẩm đậu nành cũng có thể được
deglycosyl hoá bởi β-glucosidases trong ruột non.
Các aglycones rất kháng nhiệt.


1.4.4. Hoạt tính
Ở thực vật, một số isoflavone có hoạt tính kháng khuẩn và được tổng hợp để đáp
ứng với các cuộc tấn công của vi khuẩn hoặc nấm; Do đó chúng hoạt động như chất
chống vi trùng.
2. Flavan
2.1. Flavan 3-ol

Tùy theo các nhóm thế đính vào 2 vịng A và B mà có những dẫn chất flavan 3-ol
khác nhau. Catechin và những đồng phân của nó cũng như gallocatechin và những đồng
phân của chất này là những dẫn chất flavan 3-ol gặp tương đối phổ biến trong thực vật ví
dụ như trong lá trà. Các chất catechin và gallocatechin có cơng thức như sau:

Hình 12: flavan 3-ol
Các chất catechin R=H, R1 =H
Các chất gallocatechin R=OH, R1=H
Các dẫn chất flavan 3-ol đều có carbon bất đối ở C-2 và C-3.Mỗi dẫn chất có 4
đồng phân. Đồng phân 2R và 3R được gọi tên bằng cách thêm tiếp đầu ngữ epi. Các đồng
phân 2S thì thêm tiếp đầu ngữ enantio, viết tắt là ent. Ví dụ:


Hình 13: Gọi tên các dẫn chất flavan 3-ol
Bảng 3: Một số dẫn chất Flavan 3-ol
Tên chất

Vị trí và nhóm thế
5

7

8

3'

4'

5'


Disnetin

OH

OH

H

H

H

H

Guibourtinido
l

H

OH

H

H

OH

H

H


OH

H

OH

OH

H

Fisetinidol

H

OH

H

OH

OH

OH

Robinetinidol

H

OH


OH

H

OH

H

Oritin

H

OH

OH

OH

OH

H

Mesquitol
Các dẫn chất flavan 3-ol có thể ở dạng ester gallat, benzoat, cinnamat ví dụ:
catechin 3'-O-GA, catechin 4'-O-GA, catechin 4',7-di-O-GA, catechin 3',7-di-O-GA,
epiafzelechin 3-O-GA, epicatechin 3-O-p-OH benzoat, epicatechin-3-O-cinnamat.
Người ta cũng gặp một số dẫn chất flavan 3-ol ở dạng glycosid ví dụ: Catechin 3-Ob-Dglcp, catechin 3'-O-b-Dglcp, catechin 4'-O-b-Dglcp, catechin 3', 7-di-O-b-Dglcp,
catechin 3',4'-di-O-b-D-glcp là những chất phân lập được từ rễ đại hoàng.



Trong cây còn gặp những dẫn chất flavan 3-ol ở dạng dimer, trimer, tetramer,
pentamer và được gọi là proanthocyanidin hay như người ta thường gọi là tanin ngưng
tụ. Ví dụ các chất theasinensnin A, B, C, D, F, G có trong một loại trà - Camellia
sinensis CV. viridis do kết hợp giữa 2 đơn phân epicatechin và epigallo catechin theo dây
nối 2'-2'.

/>
2.2. Flavan 3,4- diol (=leucoanthocyanidin)

Các dẫn chất flavan 3,4-diol đều khơng màu, có tính quang hoạt, khi đun với acid
thì dể chuyển thành anthocyanidin có màu đỏ. Vì dễ bị oxy hoá và trùng hiệp hoá nên
việc phân lập chất tinh khiết gặp khó khăn. Phần lớn các flavan 3,4-diol cũng ở dạng
dimer và cũng được goi là protoanthocyanidin. Các đơn phân được xác định bằng cách
chuyển thành các dẫn chất anthocyanidin tương ứng. Chúng được gọi tên bằng cách thêm


tiếp đầu ngữ leuco trước tên dẫn chất anthocyanidin mà nó chuyển thành ví dụ
leucocyanidin sẽ cho cyanidin, leucopelargonidin sẽ cho pelargonidin.
Sau đây là 2 chất leucofisetinidin (công thức I và II) ở dạng dimer có trong lõi gỗ
của loại Acacia mearnsii
Ghi chú: glcp= glucopyranosyl, GA= galloyl.

Hình 15: 2 chất leucofisetinidin (công thức I và II) ở dạng dimer
Chưa gặp flavan 3,4-diol ở dạng glycosid.

2.3. Flavanon
Flavanon khác flavon ở chỗ khơng có nối đơi ở vị trí 2-3, có carbon bất đối ở C-2
nên có tính quang hoạt. Hầu hết các chất sau khi phân lập đều là racemat nhưng nếu chiết



trong điều kiện nhẹ nhàng (nhiệt độ thấp, tránh dùng kiềm và acid) thì thu được dẫn chất
có tính quang hoạt. Chất điển hình là hesperitin, carbon ở C-2 có cấu hình S và quay
trái.Người ta cho rằng các chất flavanon khác cũng có cấu hình và tính quang hoạt như
hesperitin.

Hình 16: Hesperitin
Flavanon là những chất khơng màu nhưng khi làm phản ứng cyanidin thì cho màu
rõ hơn flavon, ngồi ra flavanon có điểm chảy thấp hơn flavon tương ứng, dựa vào đây
có thể sơ bộ nhận biết.Nhóm chức 4-carbonyl thể hiện rõ, tạo được oxim; nhóm CH 2 ở vị
trí 3 là nhóm hoạt động.Vịng dihydropyron của flavanon kém bền nên dễ bị mở vòng bởi
kiềm hoặc acid để chuyển thành chalcon có má vàng đậm.Trong cây người ta thường
gặp chalcon bên cạnh flavanon tương ứng ví dụ liquiritin và isoliquiritin trong cam thảo
(xem chương Saponin).

Bảng 4: Một số chất Flavanon
Tên chất

Ví trí nhóm OH

Pinocembrin

5,7

Liquiritigenin

4',7

Naringenin


4',5,7

Butin

3',4',7

Eriodictyol

3',4',5,7

Vị trí nhóm OCH3


Hesperitin

3',5,7

4'

Hesperidin (=7-rutinosid hesperitin), naringin (=naringenin-7-neohesperidosid) là
những flavanon gặp trong một số vỏ cây thuộc chi Citrus. Naringin có vị đắng bằng 1/5
quinin, tuy nhiên aglycon thì khơng đắng ngồi ra nếu thay đường neohesperidose (=rha1-2glc) bằng đường rutinose (rha-1-6-glucose) thì lại mất vị đắng. Nếu mở vòng C của
naringin để tạo thành chalcon rồi hydrogen hoá tạo thành dihydro chalcon (xem phần sau)
thì dẫn chất này có vị ngọt bằng saccharin.
2.4. 3-Hydroxyflavanon (=dihydroflavonol=flavanonol)

Hình 17 : Dihydroflavonol
Dihydroflavonol có 2 carbon bất đối ở C-2 và C-3. Có thể tồn tại 6 đồng phân: 2d,
2l và 2dl. Phần lớn các chất dihydroflavonol ở dạng aglycon, cũng có một số ở dạng
glycosid.Dihydroflavonol khó phân lập vì kém bền, dễ bị oxy hố.Tuy nhiên

dihydroflavonol phân bố tương đối rộng từ dương xỉ đến thực vật hạt trần và hạt kín. Sau
đây là một số chất được biết nhiều:
Dihydrokaempferol (=aromadendrin)=4',5,7 trihydroxy
Dihydroquercetin (=taxifolin)=3',4',5',7 tetrahydroxy
Dihydromyricetin (=ampeloptin) = 3',4',5',5,7 pentahydroxy
Những dẫn chất của taxifolin hay gặp nhất. Đặc biệt chất taxifolin 3-rhamnosid với
đồng phân (2S, 3S) (=neoastilbin) có vị ngọt cịn các đồng phân cịn lại khơng có vị ngọt.
Khi đun nóng một dẫn chất dihydroflavonol trong mơi trường acid thì có sự chuyển đồng
phân và tính quang hoạt có thể mất.


Silybin, silychristin, silidiamin là những hoạt chất có trong quả của cây Silybum
marianum Gaertn.(Asteraceae).Hỗn hợp các chất trên được gọi là "Silymarin" là những
chất có tác dụng bảo vệ tế bào gan rất tốt. Đây là những dẫn chất do sự kết hợp một phân
tử alcol conyferilic (một dẫn chất lignan) với một flavonoid nên được gọi là flavolignan.

3. Auron và Isoauron


Auron và Isoauron là nhóm chất thuộc nhóm Flavonoit. Tuy nhiên Auron và
Isoauron khơng phổ biến và ít gặp trong thiên nhiên hơn so với các nhóm chất thuộc
Flavanoit khác, đặc biệt là Isoauron.
3.1.

Auron:

Nhóm flavonoid có màu vàng sáng (auron có nghĩa là vàng kim loại).
Cơng thức hóa học: C 15 H 10 O 2
Khung của auron cũng có 15C như các flavonoid khác nhưng dị vịng C chỉ có 5
cạnh. Phân tử này chứa một thành phần benzofuran gắn liền với benzylidene liên kết ở vị

trí 2. Trong aurone, một nhóm tương tự chalcone được đóng lại thành một vịng trịn 5
cạnh thay vì vịng trịn 6 cạnh điển hình của flavonoid .
Benzofuran là hợp chất dị vịng của benzene và furan (Benzofuran được chiết xuất
từ nhựa than đá)
Furan là một hợp chất hữu cơ dị vòng , bao gồm một vòng thơm năm thành viên với
bốn nguyên tử cacbon và một oxy
Các hợp chất benzyliden là các dẫn xuất alkene của benzen

Hình 18: Cơng thức phân tử của Auron


Hình 19: Mơ hình 3D của Auron
/>
3.2.

Isoauron:

Cơng thức hóa học: C 15 H 10 O 2

Hình 20: Cơng thức phân tử của Isoauron

Hình 21: Mơ hình 3D của Isoauron
/>

3.2.1. Aureusitin
Chất auron điển hình là aureusidin gặp phổ biến trong hoa một số họ: Asteraceae,
Scrophulariaceae, Plumbaginaceae, Oxalidaceae và ở dạng 4-glucosid hay 6-glucosid.
Cơng thức hóa học: C15H10O6

Hình 22: Aureusitin

/>
3.2.2. Leotositin
Leotositin gặp phổ biến trong lồi Coreopsis grandiflora
Cơng thức hóa học: C 16 H 12 O 6

Hình 23: Leotositin
/>
3.2.3. Sulfuretin
Sulfuretin người ta đã phân lập thành cơng từ lồi Rhus verniciflua
Cơng thức hóa học: C15H15O5


×