Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Quan hệ giữa xã hội với tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.96 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN
TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
Đề tài: Quan hệ giữa xã hội với tự nhiên và vấn đề bảo vệ
môi trường ở nước ta hiện nay
Họ và tên: Nguyễn Thị Khánh Huyền
Lớp: Anh 12 – KTKT – K59
Chuyên ngành: Kế toán - kiểm toán

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Tùn
Lâm

QUẢNG NINH – THÁNG 6 NĂM 2021



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU……………………………………………………………………………1
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN...............................................................................................2
1.1.Khái niệm..........................................................................................................................2
1.1.1.Tự nhiên.....................................................................................................................2
1.1.2.Xã hội.........................................................................................................................2
1.2.Mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội............................................................................2
1.2.1.Xã hội – bộ phận đặc thù của tự nhiên....................................................................2
1.2.2.Tự nhiên – nền tảng của xã hội................................................................................3
1.2.3. Tác động của xã hội đến tự nhiên...........................................................................4
1.3. Những yếu tố tác động đến mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên...........................5
Chương 2: VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY....................7
2.1. Môi trường.......................................................................................................................7


2.2. Thực trạng.......................................................................................................................7
2.3. Nguyên nhân....................................................................................................................9
2.4. Hậu quả..........................................................................................................................10
2.5. Biện pháp khắc phục ...................................................................................................12
KẾT LUẬN...........................................................................................................................14
NGUỒN THAM KHẢO……………………………………………………………… .15



LỜI NÓI ĐẦU
Thế giới của chúng ta sống hiện nay hình thành từ rất nhiều các mối quan hệ, cả
những mối quan hệ vô cơ và những mối quan hệ hữu cơ vơ cùng phức tạp.
Trong đó, hai thành phần tự nhiên và xã hội cũng là một trong vô vàn những mối
quan hệ ấy. Tự nhiên và xã hội có mối quan hệ biện chứng, cơ bản. Chúng chính
là nền tảng cho sự tồn tại của thế giới ngày nay. Bởi lẽ thế giới hình thành khơng
chỉ từ các yếu tố tự nhiên để hình thành các điều kiện sống tất yếu mà còn cần
đến xã hội và quy luật của xã hội. Chính vì vậy, tìm hiểu về mối quan hệ giữa tự
nhiên và xã hội là tìm hiểu điều căn bản nhất trong quá trình phát triển của lịch
sử thế giới.
Khi mới xuất hiện, con người được tạo hóa ban cho những điều kiến ngun sơ
lí tưởng để tiến hành một cuộc “chinh phục” và “khám phá” – đối với tự nhiên
và ngay chính bản thân. Nhưng, cùng với những thành tựu kì diệu đã đạt được,
họ cũng đã làm biến đổi bộ mặt của tự nhiên một cách ghê gớm, mà tính tiêu
cực tỏ ra lấn át tính tích cực. Đặc biệt, trong vài thập kỉ trở lại đây người ta càng
thấy rõ mối đe dọa của hiểm họa sinh thái, khi mà song song với sự phát triển
không ngừng của công nghiệp, môi trường cũng ngày một bị phá hủy nghiêm
trọng. Với một nước đang phát triển như Việt Nam, đây lại càng là một vấn đề
lớn. Trong q trình nỗ lực hịa nhịp cùng sự tiến bộ của thế giới, chúng ta rất dễ
mắc những sai lầm chủ quan, mà một sai lầm sẽ để lại hậu quả lâu dài và khó
lường là chỉ biết khai thác mà không biết bảo tồn môi trường sinh thái.

Bảo vệ môi trường là trách nhiệm không chỉ của riêng ai. Là một sinh viên – thế
hệ trẻ của đất nước, ý thức được việc này là vô cùng quan trọng: nắm bắt được
tình trạng mơi trường để chủ động tham gia vào các hoạt động , hành động bảo
tồn, bảo vệ. Vì vậy, em lựa chọn đề tài: “Quan hệ giữa tự nhiên với xã hội và
vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay”.

4


Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.
1.1.1.

Khái niệm
Tự nhiên
Tự nhiên là toàn bộ thế giới vật chất tồn tại khách quan. Nó là một trong

những yếu tố cơ bản và cần thiết nhất cho sự sống, là điều kiện tất yếu và
thường xuyên trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất xã hội.
Tự nhiên cung cấp cho con người nơi cư trú, cung cấp các điều kiện sống
cần thiết như thức ăn, nước, ánh sáng, khơng khí,... Đặc biệt, tự nhiên chứa đựng
những nguyên vật liệu giúp con người tiến hành và duy trì hoạt động sản xuất
nhằm duy trì sự sống và phát triển mọi vật chất, tăng cường ý thức, vốn hiểu biết
cho con người.
Đặc biệt, con người và xã hội loài người là bộ phận đặc thù của tự nhiên.
Nguồn gốc của con người là từ tự nhiên, bộ óc con người là sản phẩm cao nhất
của vật chất, con người sống trong tự nhiên như một sinh vật. Chính tự nhiên là
tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của con người.
1.1.2. Xã hội
Xã hội là một bộ phận của tự nhiên, là hình thái vận động cao nhất của vật

chất. Hình thái vận động này lấy mối quan hệ của con người và sự tác động lẫn
nhau giữa người với người làm nền tảng. “Xã hội không phải gồm các cá nhân
mà xã hội biểu hiện tổng số những mối liên hệ và những quan hệ của những cá
nhân đối với nhau” (C.Mac).
Như vậy, xã hội được hình thành thơng qua những hoạt động có ý thức
của con người chứ khơng tự phát như tự nhiên. Qua quá trình hình thành và phát
triển lâu dài, tự nhiên tự có những quy luật của riêng nó và xã hội cũng có lịch
sử phát triển của mình, thể hiện ở sự vận động, biến đổi và phát triển không
ngừng trong cơ cấu của xã hội.
1.2.
Mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội
1.2.1. Xã hội – bộ phận đặc thù của tự nhiên
Như đã nói, con người và xã hội loài người là bộ phận của tự nhiên.
Nguồn gốc của con người chính là tự nhiên. Quá trình phát triển của tự nhiên đã
sản sinh ra sự sống và theo quy luật tiến hóa, trong những điều kiện nhất định,
con người đã xuất hiện từ động vật. Con người sống trong tự nhiên như mọi sinh
vật khác bởi vì con người là một sinh vật của tự nhiên. Ngay cả bộ óc con người,
5


cái mà con người vẫn tự hào cũng chính là sản phẩm cao nhất của vật chất.
Chính tự nhiên chính là tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của con người.
Con người ra đời không chỉ nhờ những quy luật sinh học, từ tự nhiên mà
còn nhờ lao động. Lao động là một quá trình được tiến hành giữa con người với
tự nhiên, trong quá trình này con người khai thác và cải tiến giới tự nhiên để đáp
ứng nhu cầu tồn tại của mình. Qua quá trình lao động, con người dần hoàn thiện
cả về vật chất và ý thức. Đó là sự hồn thiện về cấu tạo cơ thể và hình thành
ngơn ngữ. Chính lao động và ngôn ngữ đã khiến bộ não con người phát triển
vượt bậc so với những động vật khác, tâm lý động vật đã chuyển thành tâm lý
con người.

Cùng với đó là sự hình thành các quan hệ giữa người với người, cộng
đồng người dần thay đổi, từ mang tính bầy đàn sang một cộng đồng mới khác
hẳn về chất, đó là xã hội. Xã hội lấy sự tác động lẫn nhau giữa người với người
làm nền tảng, “là sự tác động qua lại giữa những con người”.
Xã hội mang tính đặc thù ở chỗ: nhân tố hoạt động là của con người có ý
thức, hành động có suy nghĩ và theo đuổi những mục đích nhất định. Hoạt động
của con người khơng chỉ tái sản xuất ra chính bản thân mình mà cịn tái sản xuất
ra giới tự nhiên.
1.2.2. Tự nhiên – nền tảng của xã hội
Xã hội và tự nhiên thống nhất với nhau nên nó tương tác với nhau với
nhau. Đây là một mối quan hệ biện chứng hai chiều. Trước hết, ta xét chiều thứ
nhất là những tác động của tự nhiên lên xã hội loài người.
Tự nhiên vô cùng quan trọng với xã hội. Bởi tự nhiên vừa là nguồn gốc
của sự xuất hiện xã hội vừa là môi trường tồn tại và phát triển của xã hội.
Tự nhiên là nguồn gốc của sự xuất hiện xã hội vì xã hội được hình thành
trong sự tiến hóa của thế giới vật chất.
Tự nhiên là mơi trường tồn tại và phát triển của xã hội vì chính tự nhiên
đã cung cấp những điều kiện cần thiết nhất cho sự sống của con người và cũng
chỉ có tự nhiên mới cung cấp được những điều kiện cần thiết cho các hoạt động
sảnxuất xã hội. Theo Mác, con người khơng thể sáng tạo ra được cái gì nếu
khơng có giới tự nhiên, nếu khơng có thế giới hữu hình bên ngồi. Đó là vật liệu

6


trong đó lao động của con người được thực hiện, trong đó lao động của con
người tác động, từ đó và nhờ đó, lao động của con người sản xuất ra sản phẩm.
Tóm lại, tự nhiên đã cung cấp mọi thứ cho sự tồn tại của xã hội, mọi thứ
mà lao động của con người cần. Mà chính lao động đã tạo ra con người và xã
hội, do đó vai trị của tự nhiên đối với xã hội là vơ cùng to lớn. Tự nhiên có thể

tác động thuận lợi hoặc gây khó khăn cho sản xuất xã hội, có thể thúc đẩy hoặc
kìm hãm xã hội phát triển bởi nó là nền tảng của xã hội.
1.2.3. Tác động của xã hội đến tự nhiên
Tự nhiên tác động đến xã hội nhiều như thế nào thì xã hội cũng tác động
lại vào tự nhiên như thế.
Trước hết phải khẳng định lại rằng xã hội là một bộ phận của tự nhiên như
vậy mỗi thay đổi của xã hội cũng có nghĩa là tự nhiên thay đổi.
Bên cạnh đó xã hội còn tương tác với phần còn lại của tự nhiên một cách
mạnh mẽ. Sự tương tác này thông qua các hoạt động thực tiễn của con người
trước hết là quá trình lao động sản xuất. Lao động là đặc trưng cơ bản đầu tiên
phân biệt hoạt động của con người với động vật. Song lao động cũng là yếu tố
đầu tiên, cơ bản nhất, quan trọng nhất tạo nên sự thống nhất hữu cơ giữa xã hội
và tự nhiên. Bởi “lao động trước hết là một quá trình diễn ra giữa con người và
tự nhiên, một q trình trong đó bằng hoạt động của chính mình, con người làm
trung gian, điều tiết và kiểm soát sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên”.
Sự trao đổi chất giữa con người và tự nhiên thể hiện ở chỗ: tự nhiên cung
cấp cho con người điều kiện vật chất để con người sống và tiến hành hoạt động
sản xuất. Cũng chính trong quá trình sử dụng những nguồn vật chất này, con
người đã làm biến đổi nó và các điều kiện mơi trường xung quanh tức là làm
biến đổi tự nhiên một cách mạnh mẽ. Hoạt động sống và lao động sản xuất của
con người trong xã hội là vô cùng phong phú nên sự tác động vào tự nhiên cũng
vô cùng phong phú như khai thác khoáng sản, đánh bắt cá hay kể cả đốt rừng,
đẩy trả rác thải ra tự nhiên….
Thực tế xã hội luôn tác động lên tự nhiên. Giờ đây với sức mạnh khoa học
công nghệ, một lực lượng dân số khổng lồ, sự tác động này trở nên mạnh mẽ
hơn bao giờ hết.

7



Vấn đề này là hiện nay trong quá trình tác dộng này của con người cần
kiểm tra, điều tiết việc sử dụng khai thác, bảo quản các nguồn vật chất tự nhiên,
nếu khơng thì khủng hoảng sẽ xảy ra, sự cân bằng của hệ thống tự nhiên – xã hội
sẽ bị đe dọa. Ấy vậy mà hiện nay con người lại đang đi ngược lại với những
điều đúng đắn: Con người chính là sinh vật có khả năng biến đổi tự nhiên nhiều
nhất – Chính vì vậy họ đang là sinh vật tàn phá thiên nhiên khủng khiếp nhất.
Tóm lại trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên, xã hội có vai trị ngày
càng quan trọng. Để giữ gìn mơi trường tồn tại và phát triển của mình, con
người cần nắm chắc các quy luật tự nhiên, kiểm tra điều tiết sử dụng hợp lí, bảo
quản khai thác có hiệu quả đảm bảo khả năng tái tạo các nguồn vật chất của tự
nhiên, đảm bảo cân bằng hệ thống tự nhiên-xã hội.
1.3.
Những yếu tố tác động đến mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên
Có nhiều yếu tố tác động đến mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội trong
đó quan trọng nhất là trình độ phát triển của xã hội và trình độ nhận thức, vận
dụng quy luật tự nhiên, xã hội vào hoạt động thực tiễn của con người.
• Quan hệ xã hội với tự nhiên phụ thuộc vào trình độ phát triển
của xã hội:
Thơng qua các hoạt động của của con người, lịch sử tự nhiên và lịch sử xã
hội đã trở nên gắn bó và quy định lẫn nhau. Sự gắn bó và quy định này phụ
thuộc vào trình độ phát triển của xã hội mà tiêu chí để đánh giá là phương thức
sản xuất. Sự ra đời của những phương thức sản xuất mới quyết định sự biến
chuyển về chất của xã hội lồi người. Chính phương thức sản xuất quy định tính
chất của mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội vì mỗi phương thức sản xuất khác
nhau sẽ có những công cụ lao động khác nhau để khai thác giới tự nhiên, sẽ có
những mục đích tiến hành sản xuất khác nhau. Khi cơng cụ thay đổi, mục đích
sản xuất của mỗi chế độ sản xuất thay đổi thì tính chất của mối quan hệ giữa xã
hội và tự nhiên cũng thay đổi theo.
Ngày nay, khi có khoa học và kĩ thuật phát triển song với chế độ sở hữu tư
nhân tư bản chủ nghĩa thì con người coi tự nhiên khơng chỉ là mơi trường sống

mà cịn là đối tượng chiếm đoạt nhằm mục đích lợi nhuận. Khủng hoảng môi
trường đã xảy ra ở nhiều nơi và đang đe dọa sự sống của nhân loại. Để tồn tại và
phát triển, con người phải chung sống hịa bình với thiên nhiên, thay đổi cách
8


đối xử với tự nhiên và quan trọng nhất là xóa bỏ chế độ tư hữu tư nhân tư bản
chủ nghĩa – nguồn gốc sâu xa của việc phá hoại tự nhiên nhằm tối đa hóa lợi
nhuận. Nhiệm vụ này là nhiệm vụ của tất cả mọi người.
• Quan hệ giữa xã hội với tự nhiên phụ thuộc vào trình dộ nhận
thức và vận dụng các quy luật trong hoạt động thực tiễn:
Mối quan hệ giữa tự nhiên và con người được thể hiện thông qua hoạt
dộng của con người. Song con người hành động theo suy nghĩ do đó mối quan
hệ giữa tự nhiên và xã hội phụ thuộc vào trình độ nhận thức, trước hết là nhận
thức các quy luật và việc vận dụng nó trong các hoạt động thực tiễn.
Một nhận thức tốt đi kèm với những hành động theo quy luật thì con
người đã tạo ra một thế giới hài hòa, thuận lợi cho sự phát triển lâu dài của xã
hội. Ngược lại, nếu làm trái quy luật, chỉ khai thác, chiếm đoạt những cái có sẵn
trong giới tự nhiên thì sự nghèo nàn đi của giới tự nhiên và việc phá vỡ cân bằng
hệ thống tự nhiên – xã hội là không tránh khỏi. Con người sẽ phải trả giá và chịu
diệt vong.
Việc nhận thức quy luật tự nhiên cần đi kèm với việc nhận thức quy luật
của xã hội và đồng thời vận dụng chúng trong thực tiễn.
Thời đại ngày nay khoa học – kĩ thuật phát triển, nhận thức đã được nâng
lên nhiều vấn đề còn lại là phải hành động cho đúng.
Để tn theo các quy luật tự nhiên thì việc xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa
là con đường duy nhất.
CHƯƠNG II: VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
2.1.
Môi trường

Môi trường là nơi sinh sống và hoạt động của con người, là nơi tồn tại của
xã hội. Nó bao gồm sinh quyển, thạch quyển, khí quyển, thủy quyển và năng
lượng mặt trời giúp con người duy trì sự sống. Khơng chỉ đơn giản là mơi
trường địa lý, môi trườngsống của con người là môi trường tự nhiên – xã hội.
Bởi con người là một thực thể sinh học trong đó.
2.2.
Thực trạng
Mơi trường khơng cịn là một vấn đề mới trong xã hội hiện đại ngày nay,
tuy nhiên bàn về môi trường chúng ta không thể không nhắc đến vấn đề gây
nhức nhối và ln ln nóng bỏng đó là ơ nhiễm mơi trường sinh thái.
a) Ơ nhiễm khơng khí
9


Mơi trường khơng khí hiện nay đang bị ơ nhiễm. Khu vực ở ven đô thị,
các khu vực dân cư đơng đúc... có nồng độ các chất trong khơng khí cao hơn.
Các khí bụi, khí thải từ hoạt động giao thông, sản xuất, nhà máy điện, khu công
nghiệp... đang ngày càng trở thành vấn đề đáng lưu ý. Tiêu biểu là tình trạng kẹt
xe, tắc đường ở các đơ thị mỗi ngày, hoạt động khai thác khoáng sản ở Quảng
Ninh, Hải Phòng..., chế biến lương thực ở Tây Nguyên... Đặc biệt là sản xuất xi
măng ở khu vực phía Bắc, nhiều nghiên cứu cho thấy hàm lượng bụi cao nhất đo
được thường cách các nhà máy này khoảng 1,5-3 km.

Bảng 1: Nồng độ TSP trong khơng khí xung quanh vùng nông thôn chịu
ảnh hưởng từ nhà máy xi măng khu vực phía Bắc
Đặc biệt, hiện tượng ơ nhiễm cục bộ đã được ghi nhận tại một số làng
nghề, khu vực cụm điểm công nghiệp nằm xen kẽ trong khu dân cư, xung quanh
điểm khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng, cũng như một số điểm đang diễn
ra hoạt động nâng cấp cơ sở hạ tầng. Các thông số đáng chú ý là bụi, NH3, H2S,
SO2, NO2... Theo số liệu thống kê của Hiệp hội làng nghề Việt Nam, làng nghề

tập trung chủ yếu ở miền Bắc, trong đó tập trung nhiều nhất ở đồng bằng sông
Hồng (Hà Nội, Bắc Ninh, Nam Định, Ninh Bình,Hưng Yên,...), tiếp đến là khu
vực Nam Bộ và Trung Bộ.
b) Ô nhiễm nguồn nước
Đất nước ta có nguồn nước phong phú từ các hệ thống sông, suối dày đặc
cùng với các ao, hồ, kênh rạch phân bố trên khắp Việt Nam. Đây là nguồn cung
cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất nhưng cũng là nơi phải tiếp nhận nước thải từ
10


chính các hoạt động này. Ở nhiều nơi, nguồn nước bị suy giảm chất lượng và
xảy ra ô nhiễm cục bộ của các chất hữu cơ, kim loại nặng và ô nhiễm vi sinh.
Phần lớn lượng nước thải đến từ sinh hoạt, chiếm khoảng 80% lượng
nước sử dụng. Theo số liệu tính tốn, đồng bằng sơng Cửu Long và đồng bằng
sông Hồng là hai vùng tập trung nước thải sinh hoạt nhiều nhất cả nước. Ngồi
ra chất thải, hóa chất từ hoạt động sản xuất chưa qua xử lý thải thẳng ra sông,
hồ, ao, suối,... làm cho nguồn nước bị ô nhiễm trầm trọng. Các con sông như
sông Tiền - sông Hậu, sông Đồng Nai, sôngNhuệ, sông Đáy, sông Cầu... đang
ngày càng đối mặt với tình trạng ơ nhiễm.
c) Ơ nhiễm từ sản xuất nông nghiệp
Hoạt động sản xuất nông nghiệp đã và đang làm gia tăng tình trạng ơ
nhiễm môi trường do việc mở rộng sản xuất. Trong số 23.500 trang trại chăn
nuôi, mới chỉ số khoảng 1.700 cơ sở có hệ thống xử lý chất thải. Mặt khác, các
trang trại chưa được đầu tư quy mô lớn nên vẫn nằm xen kẽ trong các khu dân
cư và không đủ diện tích để xây dựng các cơng trình bảo vệ môi trường đảm bảo
xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép. Theo ước tính,có khoảng 40 – 50% lượng CTR
chăn ni được xử lý, cịn lại thải trực tiếp thẳng ra ao, hồ, kênh, rạch,...
Ở Thái Ngun, tồn tỉnh có 274 trang trại, gia trại lợn thì khoảng 90% có
quy mơ dưới 1000 con/năm, 10% cịn lại trên 1000 con/năm. Chất thải từ các
trang trại này hầu hết được xử lý bằng hệ thống biogas nên chỉ giải quyết được

vấn đề thu hồi khí sinh học để tận thu làm nhiên liệu, cịn mức độ giảm thiểu ơ
nhiễm khơng đáng kể. Tại Thái Bình, tồn tỉnh có trên 1000 trang trại, 14000 gia
trại mỗi ngày thải ra môi trường 477 tấn chất thải.
2.3.
Ngun nhân
Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng của nhiều người dân.
Nhiều người nghĩ rằng những việc mình làm là q nhỏ bé, khơng đủ để làm hại
môi trường. Một số khác lại cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của
nhà nước, của chính quyền mà khơng phải của mình. Số khác lại nghĩ rằng việc
môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì đi chăng nữa cũng khơng đáng kể, và
việc ô nhiễm môi trường cũng không ảnh hưởng gì tới mình nhiều... Tất cả đều
sai lầm, việc phá hoại môi trường của một người tuy chỉ ảnh hưởng nhỏ nhưng
11


tập hợp nhiều người lại là lớn. Trách nhiệm bảo vệ môi trường không phải của
riêng một ai mà là của tất cả mọi người.
Một nguyên nhân khác gây ra ô nhiễm môi trường chính là sự thiếu trách
nhiệm của các doanh nghiệp. Do đặt nặng mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, khơng
ít doanh nghiệp đã vi phạm quy trình khai thác, góp phần đáng kể gây ơ nhiễm
mơi trường. Hiện nay với xu thế hội nhập toàn cầu hóa, việc thu hút vốn đầu tư
nước ngồi hay sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, các khu vực càng làm gia
tăng sự nguy hại đối với môi trường khi ai ai cũng đặt nặng mục tiêu lợi nhuận
trước mắt.
Bên cạnh đó là những hạn chế, bất cập của cơ chế, chính sách, pháp luật
về bảovệ mơi trường và việc tổ chức thực hiện của các cơ quan chức năng. Theo
thống kê của Bộ Tư pháp, hiện nay có khoảng 300 văn bản pháp luật về bảo vệ
môi trường để điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh
tế, các quy trình kỹ thuật, quy trình sử dụng nguyên liệu trong sản xuất. Tuy
nhiên, hệ thống các văn bản này vẫn cịn chưa hồn thiện, thiếu đồng bộ, thiếu

chi tiết, tính ổn định khơng cao, tình trạng văn bản mới được ban hành chưa lâu
đã phải sửa đổi, bổ sung là khá phổ biến, từ đó làm hạn chếhiệu quả điều chỉnh
hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế... trong việcbảo vệ mơi
trường.
Quyền hạn pháp lí của các tổ chức bảo vệ môi trường chưa thực sự đủ
mạnh, nên đã hạn chế hiệu quả hoạt động nắm tình hình, phát hiện, đấu tranh,
ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ mơi trường. Các cở sở pháp
lí, chế tài xử phạt đối với các loại hành vi gây ô nhiễm môi trường và các loại tội
phạm về môi trường vừa thiếu, vừa chưa đủ mạnh, dẫn đến hạn chế tác dụng
giáo dục, phòng ngừa, răn đe đối với những hành vi xâm hại mơi trường. Rất ít
trường hợp gây ơ nhiễm mơi trường bị xử lí hình sự; cịn các biện pháp xử lí
khác như buộc phải di dời ra khỏi khu vực gây ơ nhiễm, đóng cửa và đình chỉnh
hoạt động của các cơ sở gây ô nhiễm môi trường cũng không được áp dụng
nhiều, hoặc có áp dụng nhưng các cơ quan chức năng thiếu kiên quyết, doanh
nghiệp trây ỳ nên cũng khơng có hiệu quả.
12


Các cấp chính quyền chưa nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức đối
với công tác bảo vệ môi trường, dẫn đến bng lỏng quản lí, thiếu trách nhiệm
trong việc kiểm tra, giám sát về môi trường. Công tác thanh tra, kiểm tra về môi
trường của các cơ quan chức năng đối với các cơ sở sản xuất dường như vẫn
mang tính hình thức, hiện tượng “phạt để tồn tại” cịn phổ biến. Cơng tác thẩm
định và đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư còn tồn tại nhiều
bất cập và chưa được coi trọng đúng mức, thậm chí chỉ được tiến hành một cách
hình thức, qua loa đại khái cho đủ thủ tục, dẫn đến chất lượng thẩm định và phê
duyệt khơng cao.
Ngồi ra, công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ mơi trường trong xã
hội cịn hạn chế, dẫn đến chưa phát huy được ý thức tự giác, trách nhiệm của các
tổ chức, cá nhân, cộng đồng trong việc tham gia gìn giữ và bảo vệ mơi trường.

2.4.
Hậu quả
Việc mơi trường sinh thái bị hủy hoại và ngày càng ô nhiễm đã gây ra
những ảnh hưởng xấu, những hậu quả vô cùng nghiêm trọng đối với tự nhiên. Ở
đây ta thấy được mối quan hệ giữa tự nhiên với xã hội, con người đại diện cho
xã hội tác động tiêu cực đến môi trường, đến tự nhiên. Và tự nhiên chịu ảnh
hưởng xấu, do đó xã hội, con người khơng thể khơng có tác động ngược trở lại.
Ta cùng xem xét những hậu quả tiêu biểu, phổ biến và có ảnh hưởng trực tiếp tới
con người:
Thứ nhất, nguy cơ mất rừng và tài nguyên rừng đang đe doạ cả nước. Trên
thực tế, tai hoạ mất rừng và cạn kiệt tài nguyên rừng đã xảy ra ở nhiều vùng, đặc
biệt là khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Diện tích rừng suy giảm gây nhiều
hậu quả như: lũ lụt, hạn hán, sụt lở đất, các loài động vật quý hiếm đang đứng
trước nguy cơ bị tuyệt chủng, không gian sống của nhiều loài động thực vật
rừng đang bị đe dọa, hệ sinh thái bị suy giảm nghiêm trọng. Ngoài ra, mất rừng
gây ra các hệ lụy chung như làm thất thoát lượng oxy cung cấp cho con người và
các loài động thực vật, làm cho trái đất nóng lên, nước biển dâng... Vì vậy mà
mất rừng là một thảm hoạ quốc gia.
Thứ hai, ô nhiễm nguồn nước không những gây ảnh hưởng đến mơi
trường tự nhiên mà cịn tác động trực tiếp tới con người. Nước dùng cho sinh
13


hoạt ngày càng cạn kiệt, phải sử dụng nguồn nước ngầm gây tiêu tốn tiền bạc
của cải vật chất. Các sông, hồ, ao, suối bị ô nhiễm gây mất mỹ quan đô thị và
mất vệ sinh, đặc biệt là không khí xungquanh. Hơn thế nữa, tỷ lệ mắc các bệnh
cấp và mãn tính liên quan đến ơ nhiễm nước như viêm màng kết, tiêu chảy, ung
thư,... ngày càng tăng. Đặc biệt ở vùng biển, ô nhiễm làm cho tài nguyên biển,
tài nguyên sinh vật biển ở ven bờ đã bị suy giảm đáng kể, môi trường biển bắt
đầu bị ô nhiễm, gây tổn thất lớn cho các ngành sản xuất kinh doanh, các hộ ni

trồng thủy, hải sản.
Bên cạnh đó, khơng khí bị ơ nhiễm cũng gây nên các căn bệnh về đường
hô hấp như lao, tim phổi,..., các loại bệnh ung thư cho con người. Chi phí chữa
bệnh và giải quyết ô nhiễm làm thiệt hại khá lớn đối với nền kinh tế của đất
nước. Còn đối với hệ sinh thái, ơ nhiễm khơng khí có thể gây mưa axit, làm
giảm ánh sáng mặt trời ảnh hưởng đến quá trình quang hợp, vì thế giảm lượng
khí oxy rất cần thiết cho các loài động thực vật,... Đặc biệt, việc khí thải CO2
tăng lên do sinh ra từ các nhà máy và phương tiện giao thông mỗi ngày làm tăng
hiệu ứng nhà kính, làm Trái Đất nóng dần lên, các khu sinh thái sẵn có dần bị
phá hủy.
Ngồi ra cịn vô vàn những hậu quả khác do ô nhiễm môi trường sinh thái
gây nên, có những ảnh hưởng thấy được ngay trước mắt nhưng cũng có những
ảnh hưởng chúng ta khơng dễ dàng để nhìn thấy. Tuy nhiên chúng đều làm suy
thối mơi trường tự nhiên, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người một cách dần dần
và theo thời gian sẽ hủy hoại tất cả.
2.5.
Biện pháp khắc phục
Để ngăn chặn, khắc phục và xử lí có hiệu quả những hành vi gây ô nhiễm
môi trường, cá nhân em nghĩ cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp chủ yếu
sau đây:
Hồn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ mơi trường, trong đó những chế
tài xử phạt (cưỡng chế hành chính và xử lí hình) phải thực sự đủ mạnh để đủ sức
răn đe các đối tượng vi phạm. Bên cạnh đó, cần xây dựng đồng bộ hệ thống
quản lí môi trường trong các nhà máy, các khu công nghiệp theo các tiêu chuẩn

14


quốc tế, đồng thời tổ chức giám sát chặt chẽ nhằm hướng tới một môi trường tốt
đẹp và thân thiện hơn với con người.

Tăng cường cơng tác nắm tình hình, thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi
trường phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn, nhất là giữa lực lượng
thanh tra môi trường với lực lượng cảnh sát môi trường các cấp, nhằm phát
hiện, ngăn chặn và xử lí kịp thời, triệt để những hành vi gây ô nhiễm môi trường
của các tổ chức, cá nhân. Đồng thời, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
cho đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác môi trường; trang bị các phương tiện
kỹ thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả hoạt độngcủa các lực lượng này.
Chú trọng công tác quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm cơng nghiệp,
các làng nghề, các đơ thị, đảm bảo tính khoa học cao, trên cơ sở tính tốn kỹ
lưỡng, tồndiện các xu thế phát triển, từ đó có chính sách phù hợp; tránh tình
trạng quy hoạch tràn lan, thiếu đồng bộ, chồng chéo như ở nhiều địa phương
thời gian vừa qua, gây khó khăn cho cơng tác quản lí nói chung, quản lí mơi
trường nói riêng. Đối với các khu cơng nghiệp, cần có quy định bắt buộc các
cơng ty đầu tư hạ tầng phải xây dựng hệ thống thu gom, xử lí nước thải tập trung
hồn chỉnh mới được phép hoạt động, đồng thời thườngxuyên có báo cáo định
kỳ về hoạt động xử lí nước thải, rác thải tại đó.
Cần chú trọng và tổ chức thực hiện nghiêm túc việc thẩm định, đánh giá
tác động môi trường đối với các dự án đầu tư, trên cơ sở đó, cơ quan chun
mơn tham mưu chính xác cho cấp có thẩm quyền xem xét quyết định việc cấp
hay không cấp giấy phép đầu tư.Việc quyết định các dự án đầu tư cần được cân
nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích đem lại trước mắt với những ảnh hưởng của nó đến
mơi trường về lâu dài. Thực hiện công khai, minh bạch các quy hoạch, các dự án
đầu tư và tạo điều kiện để mọi tổ chức và cơng dân có thể tham gia phản biện xã
hội về tác động môi trường của những quy hoạch và dự án đó. Cuối cùng, phải
đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục về mơi trườngtrong tồn xã
hội nhằm tạo sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật
bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội của người dân, doanh nghiệp trong việc
gìn giữ và bảo vệ mơi trường; xây dựng ý thức sinh thái, làm cho mọi người
nhận thức một cách tự giác về vị trí, vai trị, mối quan hệ mật thiết giữa tự nhiên
15



- con người - xã hội. Tình trạng mơi trường ở Việt Nam tuy nghiêm trọng nhưng
vẫn có thể cứu vãn nếu mỗi người dân biết góp sức của mình, chung tay bảo vệ
mơi trường. Vì vậy, chúng ta cầnchung tay bảo vệ mơi trường và tránh gây ơ
nhiễm. Vì tương lai một Việt Nam xanh, sạch, đẹp và vì cuộc sống của chính
chúng ta cũng như của các thế hệ sau.

16


KẾT LUẬN
Quan hệ giữa tự nhiên và xã hội là một mối quan hệ phổ biến. Sự tác động
qua lại giữa chúng ln đi liền với lợi ích của con người. Bên cạnh đó, vài trị
của con người cũng rất quan trọng, làm ảnh hưởng trực tiếp đến mối quan hệ
trên. Vì vậy, con người cần ý thức chặt chẽ vai trị của mình và tn theo những
quy luật tự nhiên và xã hội nhằm tránh tác động tiêu cực đến môi trường sống.
Môi trường thuộc về tự nhiên, và mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội thể
hiện rất rõ qua điều kiện của môi trường sinh thái. Song, việc ơ nhiễm mơi
trường đang đe dọa tồn bộ sự sống trên trái đất, trong đó có xã hội lồi người.
Vì vậy, việc ngăn chặn và khắc hiểm họa này phụ thuộc vào con người và nó
ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai của chính chúng ta. Điều quan trọng là con
người phải nhận thức đúng đắn về mối quan hệgiữa tự nhiên và xã hội rồi biến
những nhận thức đó thành hành động thực tế. Việc bảo vệ mơi trường chính là
bảo vệ sự phát triển bền vững của chúng ta.
Nhìn chung, đề tài “Quan hệ giữa xã hội với tự nhiên và vấn đề môi
trường bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay” là một đề tài giàu tính thực tế.
Nó phản ánh được mối quan hệ biện chứng phổ biến của lịch sử tự nhiên, xã hội
đồng thời gắn liền với nhận thứcvà hành động thực tế của con người trong việc
bảo vệ tự nhiên và xã hội, đó cũng chính là bảo vệ mơi trường sống của chúng

ta.

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của

2.

chủ nghĩa Mác – Lênin.
PGS.TS Đồn Văn Khái, PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn, Giáo trình

3.

Lơgic học và phương pháp học tập, nghiên cứu khoa học.
Doãn Công Khánh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu thương mại

4.
5.

và mơi trường, Tạp chí cộng sản, xuất bản 30/4/2013.
Wikipedia, Bách khoa tồn thư mở tiếng Việt
Bộ Tài ngun và Mơi trường
/>
18




×