Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Quan hệ giữa xã hội với tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.56 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN
TRIẾT HỌC MARX - LENIN
Đề tài: Quan hệ giữa xã hội với tự nhiên và vấn đề bảo vệ
môi trường ở Việt Nam hiện nay

Họ và tên: Nguyễn Khánh Linh
Lớp: Anh 12 – K59
Chuyên ngành: Kế toán kiểm toán
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Lâm

Quảng Ninh – Tháng 6 năm 2021



M ỤC L ỤC
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG I: MỐI QUAN HỆ GIỮA XÃ HỘI VỚI TỰ NHIÊN.
1.1. Xã hội – bộ phận đặc thù của tự nhiên
1.2. Tự nhiên nền tảng của xã hội
1.3. Tác động của xã hội đến tự nhiên
1.4. Những yếu tố tác động đến mối quan hệ giữa xã hội với tự nhiên
1.5. Môi trường – vấn đề của chúng ta
CHƯƠNG II: VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
2.1 Khái quát về môi trường và các nguồn tài nguyên của Việt Nam
2.1.1. Tài nguyên đất Việt Nam
2.1.2. Tài nguyên nước Việt Nam
2.1.3. Tài nguyên khoáng sản Việt Nam
2.1.4. Môi trường và tài nguyên biển Việt Nam


2.1.5. Tài nguyên rừng và đa dạng sinh học
2.2.

Vấn đề môi trường ở Việt Nam

2.3.

Việt Nam hành động

2.3.1. Bảo vệ mơi trường là việc của ai?
2.3.2. Việt Nam cũng có những hành động của mình
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1


LỜI NÓI ĐẦU
Thế giới của chúng ta sống hiện nay được hình thành từ rất nhiều các mối
quan hệ, trong đó hai thành phần tự nhiên và xã hội cũng là một trong những
mối quan hệ ấy. Chúng chính là nền tảng cho sự phát triển của xã hội ngày nay.
Một trong những vấn đề làm con người phải tư duy nhiều nhất đấy là
mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội con người. Tự nhiên và xã hội là hai khái
niệm lớn chính vì thế mà con người quan tâm đến vấn đề này cũng là lẽ đương
nhiên.
Kể từ khi ra đời, mối quan hệ này đã có nhiều thay đổi nhưng chúng vẫn
song hành cùng nhau, có mối quan hệ chặt chẽ. Con người và xã hội dựa trên
nền tảng tự nhiên mà phát triển. Con người đã được tạo hóa ban cho tự nhiên,
nơi cung cấp môi trường sống và những điều kiện cơ bản nhất để tồn tại và phát
triển. Qua q trình tiến hóa, con người dần trở nên hoàn thiện hơn, ngày càng

phát triển hơn. Nhưng chính trong sự tồn tại và phát triển ấy thì nền tảng của tự
nhiên ngày càng bị phá hủy, đặc biệt là trong thời kỳ khoa học kỹ thuật phát
triển. Gần đây, các tác động tiêu cực ngày càng phổ biến, môi trường sinh thái
của con người ngày càng bị tàn phá nặng nề. Và ở Việt Nam đây là một vấn đề
đang ở mức báo động. Đã đến lúc chúng ta cần phải xác định rõ các mối quan hệ
của tự nhiên và xã hội và quan tâm hơn đến các vấn đề của môi trường.
Do vậy, em đã chọn đề tài “Quan hệ giữa xã hội với tự nhiên và vấn đề bảo
vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay” để hi vọng có thể thay đổi được nhận thức
của xã hội nhằm nêu ra những biện pháp để bảo vệ môi trường.

2


CHƯƠNG I: MỐI QUAN HỆ GIỮA TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Tự nhiên và xã hội thực sự có một mối quan hệ rất chặt chẽ:
1.1.Xã hội- bộ phận đặc thì riêng của tự nhiên:
Theo định nghĩa, tự nhiên là toàn bộ thế giới vật chất khách quan vậy con
người và xã hội loài người cũng là một bộ phận của thé giới vật chất ấy – con
người và xã hội cũng là bộ phận của tự nhiên.
Nguồn gốc của con người là tự nhiên. Quá trình phát triển của con người đã
sản sinh ra sự sống và theo quy luật tiến hóa, trong điều kiện nhất định, con
người đã xuất hiện động vật. Con người sống trong giới tự nhiên như mọi sinh
vật khác bới con người là một sinh vật tự nhiên. Ngay cả bộ óc con người, cái
mà con người vẫn tự hào cũng chính là sản phẩm cao nhất của vật chất. Chính tự
nhiên là tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của con người.
Con người ra đời không chỉ nhờ những quy luật của sinh học mà còn nhờ
lao động. Lao động là quá trình được tiến hành giữa con người với tự nhiên,
trong quá trình này con người khai thác và cải tiến giới tự nhiên để đáp ứng nhu
cầu tồn tại của mình. Trong lao động cấu tạo cơ thể người dần hồn thiện và do
nhu cầu trao đổi thơng tin ngơn ngữ xuất hiện. Lao động và ngôn ngữ là hai kích

thích chủ yếu chuyển biến bộ não động vật thành bộ não người, tâm lý động vật
thành tâm lý người.
Sự hình thành con người đi kèm với sự hình thành các quan hệ giữa
người với người, cộng đồng người dần thay đổi từ bầy đàn sang một cộng đồng
khác mới hản về chất, ta gọi đó là xã hội. Đây cũng là quá trình chuyển biến từ
vận động sinh học sang vận động xã hội.
1.2. Tự nhiên nền tảng xã hội:
Xã hội và tự nhiên thống nhất với nhau nên nó tương tác với nhau. Đây là
một mối quan hệ biện chứng hai chiều. Trước hết ta xét chiều thứ nhất là những
tác động của tự nhiên lên xã hội con người.

3


Tự nhiên vô cùng quan trọng với xã hội. Tự nhiên vừa là nguồn gốc của
sự xuất hiện xã hội vừa là môi trường tồn tại và phát triển của xã hội.
Tự nhiên là nguồn gốc của sự xuất hiện xã hội vì xã hội được hình thành
trong sự tiến hóa vật chất.
Tự nhiên là mơi trường tồn tại và phát triển của xã hội chính vì chính vì
tự nhiên đã cung cấp những điều kiện cần thiết cho cuộc sống con người và
cũng chỉ có tự nhiên mới cung cấp được những điều kiện cần thiết cho các hoạt
động sản xuất xã hội. Bởi lẽ, con người muốn sống và tồn tại thì nhất thiết phải
cần nước, ánh sáng, khơng khí, thức ăn,… cho đến những điều kiện cần thiết
đối với sự tồn tại và phát triển của của xã hội như các nguyên vật liệu, tài
nguyên khoáng sản, tất cả những thứ đó đều do tự nhiên cung cấp. Vì vậy theo
C.Mác: “Cơng nhân sẽ khơng thể sáng tạo ra cái gì hết nếu khơng có giới tự
nhiên, thế giới hữu hình bên ngồi.”
Suy cho cùng, tự nhiên có thể tác động thuân lợi hoặc gây khó hại cho
sản xuất xã hội; có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm xã hội phát triển bởi nó là nển
tảng của xã hội.

1.3. Tác động của xã hội đến tự nhiên
Lần theo quá trình hình thành và phát triển của triết học Mác – Lênin, ta
có thể nhận thấy những tư tưởng về sự gắn bó giữa tự nhiên và xã hội được đề
cập từ rất sớm. Có rất nhiều tác phẩm văn học đề cập đến vấn đề này, nhưng
đặc biệt ngay trong bản thảo kinh tế triết học 1844 Các mác đã cho rằng giới
tự nhiên là thân thể vô cơ của con người. Chúng tác động liện tục, con người
và tự nhiên thể hiện vai trò khác nhau và bổ sung cho nhau. Tự nhiên tác động
đến xã hội con người như thế nào thì xã hội cũng tác động lại vào tự nhiên như
thế.
Trước hết phải khẳng định lại xã hội là một bộ phận của tự nhiên như
vậy mỗi thay đổi của xã hội cũng có nghĩa là tự nhiên thay đổi.
Tự nhiên là điều kiện tiên quyết đối với sự tồn tại và tiến lên của xã hội.
Vai trị nay của tự nhiên khơng bao giờ mất dù cho xã hội có thay đổi và phát
4


triển như thế nào. Bởi lẽ, nếu coi xã hội như một cơ thể sống, thì tự nhiên là
nguồn cung cấp khơng khí, nước và thức ăn; cịn nếu coi nó như một cỗ máy sản
xuất, thì tự nhiên lại là bộ phận đưa ngun, nhiên liệu vào. Khơng có khơng
khí, nước và thức ăn thì cơ thể sẽ cịi cọc, ốm yếu rồi tàn lụi; khơng có ngun
vật liệu thì cái máy cũng chỉ là thứ bỏ đi. Ngày nay, với khoa học kỹ thuật và
công nghệ hiện đại, con người đã chế tạo được ra những vật liệu mới vốn khơng
có sẵn trong tự nhiên, nhưng, suy đến cùng, thì những thành phần tạo nên chúng
cũng lại đều xuất phát từ tự nhiên. Thức thế cho rằng, xã hội luôn tác động đến
tự nhiên. Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ và thông qua lao
động của con người trong xã hội, tự nhiên được biến đổi và bị biến đổi. Vấn đề
hiện nay là trong quá trình lao động thì con người cần phải biết điều tiết việc sử
dụng khai thác nếu khơng thì sự cân bằng giữa tự nhiên và xã hội sẽ bị đe dạo.
Nhưng bên canh đó vẫn cịn những người đi ngược lại với những điều đúng đắn.
Con người chính là sinh vật có khả năng làm thay đổi tự nhiên và họ đang tàn

phá tự nhiên một cách khủng khiếp nhất.
Tóm lại trong mối quan hệ giữa tự nhiên thì xã hội có vai trị ngày càng
quan trọng. Để giữ gìn mơi trường tồn tại và phát triển thì con người cần phải
nắm chắc các quy luật của tự nhiên, đảm bảo cân bằng hệ thống tự nhiên - xã
hội.
1.4. Những yếu tố tác động đến mối quan hệ giữa xã hội với tự nhiên
Có nhiều yếu tố tác động đến mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội trong
đó quan trọng nhất là trình độ phát triển của xã hội và độ nhận thức, vận dụng
quy luật tự nhiên, xã hội vào hoạt động thực tiễn của con người.
Quan hệ xã hội với tự nhiên phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã
hội: Thơng qua các hoạt động của con người, lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội
đã trở nên gắn bó và quy định lẫn nhau. Sự gắn bó và quy định này phụ thuộc
vào trình độ phát triển của xã hội mà tiêu chí để đánh giá là phương thức sản
xuất và cũng kể từ đó thì phương thức sản xuất đã trở thành yếu tố quyết định
5


sự biến chuyển về chất của xã hội loại người. Kể từ đó mà đã xuất hiện nhiều
phương thức sản xuất khác nhau và đi kèm theo đó là các công cụ lao động mới
đước ra đời để khai thác giới tự nhiên. Khi cơng cụ được đổi mới thì mục đích
sản xuất cũng thay đổi và mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên cũng thay đổi
theo. Song song với đó là sự xuất hiện của chế độ tự bản cọi tự nhiên không phải
là môi trường sinh sống mà là mục đích để khai thác lợi nhuận và hậu quả là ảnh
hưởng nghiêm trọng đến đời sống của con người và xã hội.

Với sự tiến bộ và phát triển của khoa học – kỹ thuật thì đời sống xã hội cũng
từ đó mà nâng cao. Hàng nghìn nhà máy đã được xây dựng để đáp ứng được
như cầu của con người nhưng kèm theo đó là để lại rất nhiều hậu quả nghiệm
trọng. Con người thải các chất độc hại ra ngồi mơi trường là ơ nhiễm nặng nề,
nguồn nước và các loài sinh vật cũng từ đó mà dần kham hiếm. Khói bụi từ các

nhà máy thì đước thải trực tiếp vào khơng khi mà khơng thơng qua sàng lọc và
xử lí.
Điều đó khơng chỉ làm ơ nhiễm khơng khí mà cịn ảnh hưởng tới sức khỏe con
người. Khói bụi làm ảnh đến tầng ozon bảo vệ chúng ta khỏi những tia cực tím
từ mặt trời, nếu như tầng ozon bị suy thối thì con người sẽ bị mắc các bệnh về
da, thực vật sẽ mất khả năng miễn dịch và các loài sinh vật cũng từ đó mà chết
đi. Để tồn tại và phát triển con người phải chung sống hịa bình với thiên nhiên,
thay đổi cách đối xử với tự nhiên mà quan trọng nhất là phải xóa bỏ chế độ tư
hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa - nguồn gốc sâu xa của việc phá hoại tự nhiên
nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Nhiệm vụ này là nhiệm vụ của tất cả mọi người.
Quan hệ giữa xã hội với tự nhiên phụ thuộc vào trình độ nhận thức và
vận dụng các quy luật trong hoạt động thực tiễn:
6


Quan hệ giữa xã hội và tự nhiên không chỉ phụ thuộc vào trình độ phát
triển xã hội mà cịn phụ thuộc vào trình độ nhận thức và vận dụng các quy luật
trong hoạt động thực tiễn. Mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên được thể hiện
thông qua hoạt động của con người. Nhận thức là phải biết vận dụng vào thực
tiễn, một nhận thức tốt thì sẽ có những hành động tốt, đúng với quy luật và đi
kèm với nó thì con người sẽ tạo ra một thế giới hài hòa và tươi đẹp. Nhưng nếu
đi ngược lại với nhận thức, làm trái quy luật, chỉ biết khai thác chiếm hữu những
cái có sẵn trong tự nhiên thì hệ thơng cân bằng sẽ bị phá vỡ và con người sẽ phải
trả giá và sớm ngày chịu diệt vong. Với sự phát triển của xã hội ngày nay thì tư
duy và nhận thức của con người cũng đã theo đó mà tiến bộ và việc cịn lại là
phải hành động cho đúng quy luật. Để tuân theo các quy luật tự nhiên thì việc
xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa là con đường duy nhất.
1.5. Môi trường – vấn đề của chúng ta
Môi trường là một phần nằm trong mối quan hệ của xã hội với tự nhiên
và ảnh hưởng của nó đến sự tồn tại và phát triển là điều không thể không nhắc

tới.
Vậy môi trường là gì? Mơi trường là nơi sinh sống và hoạt động của
con người, là nơi tồn tại của xã hội.Nó bao gồm sinh quyển, thạch quyển, khí
quyển, thủy quyển và năng lượng mặt trời giúp con người duy trì sự sống.
Không chỉ đơn giản là môi trường địa lý, môi trường sống của con người là môi
trường tự nhiên – xã hội. Bởi con người là một thực thể sinh học trong đó. Ở đây
chúng ta chỉ chủ yếu xét đến môi trường tự nhiên.
Môi trường tự nhiên là một môi trường bao gồm tất cả các sinh vật
sống và không sống xuất hiện tự nhiên trên Trái Đất. Sự tương tác giữa các vật
thể sống tạo ra một môi trường sống chung giữa các lồi với nhau. Mơi trường
tự nhiên cịn được gọi là mơi trường sinh thái, mơi trường sinh quyền. Đó là
điều kiện thường xuyên và có tính bắt buộc đối với sự phát triển của xã hội. Như
vậy môi trường tự nhiên đại diện cho bộ phận còn lại của tự nhiên bên cạnh bộ
phận đặc thù của tự nhiên là xã hội.
7


Vai trị của mơi trường tự nhiên được hình thành qua từng giai đoạn
khác nhau và cũng được thể hiện qua từng cách khác nhau:
- Khi tri thức của xã hội chưa phát triển thì con người chủ yếu sinh
sống bằng các phương pháp hái lượm từ những thứ có sẵn trong tự nhiên. Con
người hoàn toàn bị tự nhiên chi phối mà không thể tự chủ cho cuộc sống của
mình.
- Sau nhiều năm hình thành và phát triển, tri thức con người ngày
càng tiến bộ. Con người đã từng bước chế ngự, khai thác tự nhiên phục vụ cho
đời sống của mình. Nhiều ngành nghề được ra đời ở cách lĩnh vực nhưng nông
nghiệp, lầm nghiệm, công nghiệp giúp con người có thể đáp ứng được như cầu
của bản thân. Tuy nhiên, con người vẫn chưa thể tách biệt hồn tồn với thiên
nhiên mà vẫn cịn phải phụ thuộc vào thiên nhiên rất nhiều vì thiên nhiên tạo
điều kiện cho cơng việc sản xuất do đó ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội.


CHƯƠNG II: VẤN ĐỀ BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
Tài ngun mơi trường, hay còn gọi là tài nguyên thiên nhiên là một bộ phận
thiết yếu của mơi trường, có quan hệ chặt chẽ với môi trường. Bao gồm nhiều tài
nguyên khác nhau như tài nguyên đất, nước, khoáng sản …..
2.1 Khái quát về môi trường và các nguồn tài nguyên của Việt Nam
8


2.1.1. Tài nguyên đất Việt Nam
Tỉ trọng đất ở nước ta có tổng diện tích là 14.777 triệu ha, với 1.527 triệu
ha đất bị đóng băng và 13.251 triệu ha đất khơng bị phủ băng. Trong đó có 12%
tổng diện tích là đất canh tác, 24% tổng diện tích là đồng cỏ, 32% là đất rừng và
32% là đất cư trú, đầm lầy. Tơng diện tích bình qn là 0,6 ha ( đứng thứ 159
trên thế giới ). Tổng tiềm năng dự trữ đất nông nghiệp của nước ta là 10-11 triệu
ha, trong đó gần 7 triệu ha được dùng vào trồng cây nơng nghiệp, 3 trên 4 trong
số đó là cây hàng năm . Đất bị xói mịn, rửa trôi, nhiễm mặn, ô nhiễm đất, bạc
mầu, nhiễm phèn, đất khó hồi phục là những vấn đề cần phải lưu ý.
2.1.2. Tài nguyên nước Việt Nam
Tài nguyên nước ở Việt Nam được đánh giá là rất đa dạng và phong phú,
bao gồm cả nguồn nước mặt và nước ngầm ở các thủy vực tự nhiên và nhân tạo
như sông, suối, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo, giếng khơi, hồ đập, ao, đầm phá và các
túi nước ngầm. Việt Nam có khoảng 2372 con sông ( dài từ 10km trở nên ),
trong đó có 109 sơng chính. Tổng dịng chảy của hệ thống sông Cửu Long là
520 km3/năm, sông Hồng và sơng Thái Bình là 120 km3/năm. Mặc dù tài
ngun nước của Việt Nam có trữ lượng dồi dào, nhưng trên thực tế nguồn nước
có thể sử dụng ngay lại có hạn vì phân bố khơng đều. Nhiều vùng bị thiếu nước
sạch để sinh hoạt do ô nhiễm, lũ lụt, sạt lở đất, hạn hán và các tác nhân khác.
2.1.3. Tài nguyên khoáng sản Việt Nam
Nước ta nằm giữa hai vành đai tạo khống sản lớn của thế giới là Thái

Bình Dương và Địa Trung Hải. Việt Nam được coi là quốc gia có nguồn tài
ngun khống sản đa dạng với hơn 5000 điểm mỏ của 60 loại khống sản.
Trong đó, một số loại có trữ lượng quan trọng như bơ xít (672,1 triệu tấn), apatit
(0,778 triệu tấn), titan (15,71 triệu tấn), than (3.520 triệu tấn), đất hiếm (1,1
triệu tấn) và đá granit (15 tỷ m3). Dầu mỏ trữ lượng ở Vịnh Bắc Bộ là 500 triệu
tấn, Nam Côn Sơn 400 triệu tấn, Cửu Long 300 triệu tân, Vịnh Thái Lan 300
triệu tấn, khí đốt thiên nhiên có trữ lượng lớn. Năm 2012, Việt Nam đứng thứ 7
về khai thác dầu thơ ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương (110 triệu gallon
9


barrels); đóng góp 2,3% tổng sản lượng thiếc trên thế giới và 1,8% tổng sản
lượng xi măng, 1% tổng sản lượng Barite trên thế giới. Tài nguyên khoáng sản ở
Việt Nam được đánh giá to lớn và đủ cho cơ sở cơng nghiệp hóa.
2.1.4. Mơi trường và tài ngun biển Việt Nam
Việt Nam có vùng biển rộng trên 1 triệu km2 có nhiều tiềm năng về kinh
tế và đa dạng sinh học cao. Ở vùng biển nước ta đến nay có khoảng 2.040 lồi cá
gồm nhiều bộ, họ khác nhau, trong đó có giá trị kinh tế cao khoảng 110 lồi.
Trên biển nước ta có trên 600 lồi rong biển là nguồn thức ăn có dinh dưỡng cao
và là nguồn dược liệu phong phú. Vùng biển nước ta có trên 4000 hịn đảo lớn
nhỏ trong đó: Vùng biển Đơng Bắc có trên 3.000 đảo, Bắc Trung Bộ trên 40
đảo, cịn lại ở vùng biển Nam Trung Bộ, vùng biển Tây Nam và hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa. Biển Việt Nam là một trong 5 ổ bão của hành tinh. Hơn
100 năm gần đây có 493 cơn bão, trung bình 4.7 cơn một năm.
2.1.5. Tài nguyên rừng và đa dạng sinh học
Tài Nguyên rừng: Việt Nam là nước có nguồn tài nguyên rừng lớn và có
giá trị . Diện tích rừng ở Việt Nam hiện nay là 14,6 triệu ha trong đó 10,3 triệu
ha là rừng tự nhiên và 4.3 triệu ha là đất rừng dùng để trồng trọt. 5 tỉnh có diện
tích rừng lớn nhất hiện nay ở nước ta là: Sơn La, Nghệ An, Quảng Bình, Kon
Tum, Gia Lai. Thảm thực vật phong phú đã tạo cho lãnh thổ Việt Nam có một hệ

thực vật và nguồn tài nguyên động vật vô cùng phong phú. Tuy nhiên, Việt Nam
lại chưa khai thác một cách hợp lý, trung bình hàng năm mất gần 200 nghìn ha
rừng, nhiều nơi đất trống đồi trọc, không ngăn được sự ảnh hưởng của mưa bão.
Đa dạng sinh học: Việt Nam là một trong 25 nước có mức độ đa dạng
sinh học cao trên thế giới với dự tính có thể có tới 20.000-30.000 loài thực vật.
Việt Nam được xếp thứ 16 về mức độ đa dạng sinh học (chiếm 6,5% số loài có
trên thế giới). Trong đó có khoảng 12000 cây có mạch, 800 loài rêu, 600 loài
nấm lớn, 2300 loài được dùng làm cây lương thực. Không chỉ đa dạng về thực
10


vật, mà Việt Nam cịn là nước có số lồi động vật cao trong khu vực Đông Nam
Á:
Bảng thống kê sự đa dạng loài của Việt Nam với các nước khác

Nhưng do sự khai thác và săn bắn bừa bãi nên hệ sinh thái ở Việt Nam đang dần
bị suy thối. Sự suy thối hoặc triệt tiêu các lồi sẽ làm mất đa dạng di truyền
(hay sự xói mịn di truyền). Cùng với sự mất đi của các loài, các khu vực phân
bố lồi, sự xói mịn di truyền trong nội bộ các loài động thực vật, nguồn tài
nguyên gen quý giá cũng bị mất theo. Nguồn gen động vật rừng, nguồn gen
động thực vật thuỷ sinh trong các sông hồ hay biển cả cũng nằm trong nguy cơ
này mà hiện chúng ta chưa thể thống kê hay kiểm soát nổi. Sự suy thối của đa
dạng sinh học đật mơi trường sống và các hệ sinh thái vào nguy cơ bị huỷ hoại.
2.2. Vấn đề môi trường ở Việt Nam
Do chiến tranh tàn phá, sự gia tăng dân số nhanh, sự phát triển của các
ngành kinh tế ở Việt Nam đã bị phá hủy nhiều.
Ngày nay Việt Nam đang trong q trình cơng nghiệp hóa hiện - đại hóa
đất nước. Sự phát triển cơng nghiệp với những ngành ít thân thiện với mơi
trường. Do khai thác bừa bãi nên có một số bộ phận nhân dân đã cạn kiệt tài
nguyên. Đói nghèo cũng đẩy nhiều người vào cảnh tàn phá thiên nhiên vì miếng

ăn hàng ngày. Mơi trường càng ngày bị tàn phá và ô nhiễm nặng nề.
11


- Ô nhiễm nước: Sự gia tăng về dân số kèm theo đó là hoạt động sản xuất
kinh tế xã hội ngày càng nhiều điều đó đã tác động đến mơi trường nói chùng và
mối trường nước nói riêng. Các hoạt động tự phát, khơng có kế hoạch của con
người, các nhà máy xí nghiệp thì xả chất thải cơng nghiệp ra biển …. Đã gây
nên hậu quả nghiêm trọng, làm cho nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề, các lồi
sinh vật từ đó mà cũng ít dần đi. Nguy cơ thiếu nước sạch cao.
- Ô nhiễm đất: Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng đất
để trồng trọt và canh tác, bảo đảm nguồn lương thực. Nhưng với sự gia tăng dân
số một cách nhanh chóng thì vấn đề chỗ ở lại là một mối lo ngại rất lớn chính vì
thế mà tài ngun đất bị thu hẹp lại để sử dùng làm chỗ ở. Với hoạt động cơng
nghiệp hóa thì các sản phẩm hóa chất ngày càng xuất hiện nhiều hơn, con người
dùng chúng để làm tăng năng suất nhưng chính điều đấy lại làm cho nguồn đất
bị ô nhiễm, chất lượng đất ngày càng bị suy thối.
- Ơ nhiễm khơng khí: Ơ nhiễm khơng khí là một vấn đề nóng bỏng đang
được cả thế giới quan tâm. Với sứ phát triển của xã hội hiện nay thì các nhà máy
càng xuất hiện nhiều hơn. Hàng năm con người sử dụng và khai thác hàng tỉ tấn
dàu mỏ và khí đốt. Đồng thời cũng thải vào mơi trường lượng khí thải tương tự.
Làm cho hàm lượng chất độc hại trong khơng khí ngày càng tăng cao, con người
hít phải có nguy cơ nhiễm các chất độc hại. Ngoài ra sự hoạt động của núi lửa và
các vi khuẩn cũng làm cho khơng khí bị ô nhiễm.
- Tài nguyên khoáng sản: bị tổn thất do khai thác bừa bãi
- Suy thoái đa dạng sinh học: Nhiều lồi có nguy cơ tuyệt chủng do sự suy
giảm và sự mất đi nơi sinh cư có thể do các hoạt động của con người như sự chặt
phá rừng (kể cả rừng ngập mặn), đốt rừng làm rẫy, chuyển đổi đất sử dụng, khai
thác huỷ diệt thuỷ sản..., các yếu tố tự nhiên như động đất, cháy rừng tự nhiên,
bão, lốc, dịch bệnh, sâu bệnh. Sự nhập các loài ngoại lai khơng kiểm sốt được,

có thể gây ảnh hưởng trực tiếp qua sự cạnh tranh, sự ăn mồi hoặc gián tiếp qua
ký sinh trùng, xói mịn nguồn gen bản địa và thay đổi nơi sinh cư với các loài
bản địa.
12


2.3. Việt Nam hành động
2.3.1. Bảo vệ môi trường là việc của ai
Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch
đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các
hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử
dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Nhà nước bảo vệ lợi ích quốc
gia về tài ngun và mơi trường, thống nhất quản lý bảo vệ môi trường trong cả
nước, có chính sách đầu tư, bảo vệ mơi trường, có trách nhiệm tổ chức thực hiện
việc giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ, phổ biến kiến thức
khoa học và pháp luật về bảo vệ môi trường. Luật Bảo vệ Môi trường của Việt
Nam ghi rõ trong Điều 6: "Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của tồn dân. Tổ
chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường, thi hành pháp luật về bảo
vệ môi trường, có quyền và có trách nhiệm phát hiện, tố cáo hành vi vi phạm
pháp luật về bảo vệ môi trường".
2.3.2. Việt Nam cũng có những hành động của mình
Để ngăn chặn, khắc phục và xử lí có hiệu quả những hành vi gây ô nhiễm
môi trường, Việt Nam cũng đã có những hành động của riêng mình:
- Hồn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó những chế
tài xử phạt (cưỡng chế hành chính và xử lí hình) phải thực sự đủ mạnh để đủ sức
răn đe các đối tượng vi phạm. Bên cạnh đó, cần xây dựng đồng bộ hệ thống
quản lí mơi trường trong các nhà máy, các khu công nghiệp theo các tiêu chuẩn
quốc
tế, đồng thời tổ chức giám sát chặt chẽ nhằm hướng tới một môi trường tốt đẹp
và thân thiện hơn với con người.

- Tăng cường cơng tác nắm tình hình, thanh tra, kiểm tra, giám sát về mơi

trường phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn, nhất là giữa lực lượng
thanh tra môi trường với lực lượng cảnh sát môi trường các cấp.

13


- Chú trọng công tác quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm công
nghiệp, các làng nghề, các đô thị, đảm bảo tính khoa học cao, trên cơ sở tính
tốn kỹ lưỡng, toàn diện các xu thế phát triển.
- Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục về mơi trường trong
tồn xã hội nhằm tạo sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành
pháp luật bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội của người dân, doanh nghiệp
trong việc gìn giữ và bảo vệ mơi trường; xây dựng ý thức sinh thái, làm cho mọi
người nhận thức một cách tự giác về vị trí, vai trò, mối quan hệ mật thiết giữa tự
nhiên - con người - xã hội.
- Những hoạt động này thật sự đã mang lại kết quả ban đầu nhưng vẫn cần
phải tiếp tục duy trì lâu dài nhằm đạt được chiến lược phát triển bền vững của
nước nhà. Thực sự vẫn còn rất nhiều việc phải làm.

14


KẾT LUẬN
Quan hệ giữa tự nhiên và xã hội là một mối quan hệ phổ biến. Sự tác động
qua lại giữa chúng ln đi liền với lợi ích của con người. Bên cạnh đó, vài trị
của con người cũng rất quan trọng, làm ảnh hưởng trực tiếp đến mối quan hệ
trên. Vì vậy, con người cần ý thức chặt chẽ vai trị của mình và tn theo những
quy luật tự nhiên và xã hội nhằm tránh tác động tiêu cực đến môi trường sống.

Môi trường thuộc về tự nhiên, và mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội thể
hiện rất rõ qua điều kiện của môi trường sinh thái. Song, việc ơ nhiễm mơi
trường đang đe dọa tồn bộ sự sống trên trái đất, trong đó có xã hội lồi người.
Vì vậy, việc ngăn chặn và khắc hiểm họa này phụ thuộc vào con người và nó
ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai của chính chúng ta. Điều quan trọng là con
người phải nhận thức đúng đắn về mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội rồi biến
những nhận thức đó thành hành động thực tế. Việc bảo vệ mơi trường chính là
bảo vệ sự phát triển bền vững của chúng ta.
Nhìn chung, đề tài “Quan hệ giữa xã hội với tự nhiên và vấn đề môi trường
bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay” là một đề tài giàu tính thực tế. Nó phản
ánh được mối quan hệ biện chứng phổ biến của lịch sử tự nhiên, xã hội đồng
thời gắn liền với nhận thức và hành động thực tế của con người trong việc bảo
vệ tự nhiên và xã hội, đó cũng chính là bảo vệ môi trường sống của chúng ta.

15


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. www.baocao.vn
2. www.thuvienkhoahoc.com
3. Bộ GD-Đ, Giáo trình Triết học Mác – Leenin, 2004
4. Nguyễn Văn Tuyên, Sinh thái và môi trường, 2000
5. Ngân hàng Thế giới, Báo cáo phát triển thế giới 2003
6. Đặng Văn Huỳnh, Bảo vệ và phát triển lâu bền nguồn tài nguyên động vật
rừng Việt Nam, 1997
7. WWF, Sự huyền diệu của đất ngập nước, 1999
8. WWF, Tính đa dạng của sự sống, 1999

16




×