Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Quan hệ giữa xã hội với tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.73 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN
TRIẾT HỌC MARX - LENIN
Đề tài: QUAN HỆ GIỮA XÃ HỘI VỚI TỰ NHIÊN VÀ
VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN
NAY
Họ và tên: Bùi Vũ Mai Xuân
Lớp: Anh 13 – KTKT – K59
Chuyên ngành: Kế toán – Kiểm toán
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Tùng Lâm


QUẢNG NINH – THÁNG 6 NĂM 2021

LỜI NÓI ĐẦU
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: MỐI QUAN HỆ GIỮA TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI


1.1, Các khái niệm
1.1.1, Tự nhiên là gì?
1.1.2, Xã hội là gì?
1.2, Tự nhiên – nền tảng của xã hội
1.3, Xã hội – bộ phận của tự nhiên
1.4, Sự tác động qua lại giữa xã hội và tự nhiên
1.4.1, Vai trò của yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội trong hệ thống tự nhiên - xã hội
1.4.2, Những yếu tố tác động đến mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên
CHƯƠNG II: VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1, Khái niệm môi trường?


2.2, Nguyên nhân môi trường ở Việt Nam đang bị phá hủy
2.3, Hạn chế
2.4, Giải pháp
KẾT LUẬN
DANH MỤC THAM KHẢO

LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam là một nước đang trong q trình cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất
nước, vì vậy việc gặp những vấn đề về môi trường là không thể tránh khỏi. Môi
trường là nhân tố rất dễ bị xem nhẹ, nhưng chính nó lại là thứ đang bị tàn phá một
cách nghiêm trọng. Có nhiều sự tiêu cực đang nảy sinh và diễn ra nhưng chính
chúng ta cũng khơng biết được. Từ đây, ta có thể thấy được việc mà môi trường bị
tàn phá nằm ở ý thức con người là chủ yếu. Họ không quan tâm, không lên tiếng
khi thấy mơi trường bị tàn phá vì nghĩ nó khơng ảnh hưởng gì đến mình. Nói đến
đây, em thấy phải đề cập đến quan hệ giữa tự nhiên và xã hội, chúng ta đều biết rõ
tác động của thiên nhiên với bản thân và ngược lại. Khơng khó để thấy rằng, tự


nhiên và xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau, thậm chí nếu tự nhiên bị hủy
diệt thì xã hội cũng không thể nào tồn tại được. Chúng cùng ở trong một chỉnh thể
thống nhất đó là: tự nhiên – con người – xã hội. Con người và xã hội dựa trên nền
tảng của tự nhiên để tồn tại và phát triển.
Vì vậy, em đã lựa chọn đề tài: “Quan hệ giữa xã hội với tự nhiên và vấn đề
bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay” của triết học Marx-Lenin. Với việc làm
đề tài này, em mong sẽ mang được đến những thay đổi tích cực trong lối suy nghĩ
của mọi người về vấn đề môi trường. Để môi trường trở lên xanh, sạch, đẹp hơn.

CHƯƠNG I: MỐI QUAN HỆ GIỮA TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
1.1, Các khái niệm
1.1.1, Tự nhiên là gì?

- Tự nhiên hay thiên nhiên theo nghĩa rộng nhất, là thế giới hay vũ trụ mang tính
vật chất. "Tự nhiên" nói đến các hiện tượng xảy ra trong thế giới vật chất, và cũng
nhắc đến sự sống nói chung. Phạm vi bao quát của nó từ cấp hạ nguyên tử cho tới
những khoảng cách lớn trong vũ trụ.
- Đặc biệt, con người và xã hội loài người là bộ phận đặc thù của tự nhiên.
Nguồngốc của con người là từ tự nhiên, bộ óc con người là sản phẩm cao nhất của
vật chất, conngười sống trong tự nhiên như một sinh vật. Chính tự nhiên là tiền đề
cho sự tồn tại vàphát triển của con người.
1.1.2, Xã hội là gì?
- Xã hội là một nhóm những cá nhân liên quan đến tương tác xã hội một cách
thường xuyên, hoặc một nhóm xã hội lớn có chung lãnh thổ khơng gian hoặc xã
hội, thường chịu cùng thẩm quyền chính trị và các kỳ vọng văn hóa chi phối.
1.2, Tự nhiên – nền tảng của xã hội:
- Chúng ta đều biết rằng, tự nhiên và xã hội có mối quan hệ hai chiều mật thiết
với nhau. Như em đã nêu ra ở phần mở đầu, tự nhiên là nền tảng để con người và


xã hội tồn tại và phát triển. Nghiên cứu về tự nhiên là một mảnh ghép lớn trong thế
giới khoa học. Dù cho con người hiển nhiên là một phần của tự nhiên, nhưng
những hoạt động của con người thường được phân biệt rạch ròi khỏi những hiện
tượng tự nhiên. Tự nhiên là nguồn gốc tồn tại và phát triển của xã hội, nó cung cấp
và tạo ra những điều kiện cần thiết cho con người và xã hội. Giúp xã hội có nguồn
lực để phát triền tốt đẹp hơn, giàu mạnh hơn. Như chúng ta đã biết, trong tự nhiên
đa số yếu tố được sử dụng để phục vụ cho các cơng việc sản xuất của con người,
góp phần làm giàu mạnh cho xã hội. Theo Marx, con người khơng thể sáng tạo ra
được cái gì nếu khơng có tự nhiên, nếu khơng có thế giới hữu hình bên ngồi.
Chúng ta có thể kết luận rằng, tự nhiên đã cung cấp mọi thứ để góp phần phát triển
vào xã hội. Nhưng cũng có những yếu tố của tự nhiên có thể gây trở hại cho xã hội,
phá hủy về cả vật chất và tinh thần. Vậy nên mới nói, tự nhiên cũng có mặt tốt và
mặt xấu, chúng ta nên biết tận dụng những mặt tốt, và có cách phịng chống, đáp

trả những mặt gây khó khăn, trở ngại, để thúc đẩy xã hội phát triển bởi tự nhiên là
nền tảng của xã hội.
1.3, Xã hội – bộ phận của tự nhiên:
- Từ xa xưa, nguồn gốc của con người chính là tự nhiên, nhờ có tự nhiên mà
chúng ta có thể sinh sống và phát triên như ngày nay. Quá tình hình thành phát
triển của tự nhiên đã sản sinh ra sự sống và theo quy luật tiến hóa, trong những
điều kiện nhất định, con người đã xuất hiện. Con người đã sống trong tự nhiên như
mọi loài sinh vật khác bởi con người cũng chính là một sinh vật trong tự nhiên.
Chính tự nhiên là tiền đề để con người, xã hội có động lực để phát triển như hiện
tại. Yếu tố chủ yếu tạo nên xã hội làdo hoạt động của con người. Có con người mới
có xã hội, mà con người là sản phẩm của giới tựnhiên nên xã hội cũng là sản phẩm
của giới tự nhiên. Xã hội là một bộ phận đặc thùcủa giới tự nhiên vì xã hội là
hìnhthức tổ chức cao nhất của giới tự nhiên có cơ cấu xã hội mang tính lịch sử
riêng, có những quy luật riêng. Vậy xã hội cũng là một bộ phận của tự nhiên,


song bộ phận này có tính đặc thù thể hiện ở chỗ: phần còn lại của tự nhiên chỉ còn
những yếu tố vô thức và bản năng tác động lẫn nnha.
- Xã hội mang tính đặc thù ở chỗ: nhân tố hoạt động là của con người có ý
thức,hành động có suy nghĩ và theo đuổi những mục đích nhất định. Hoạt động của
con ngườikhông chỉ tái sản xuất ra chính bản thân mình mà cịn tái sản xuất ra giới
tự nhiên.
1.4, Sự tác động qua lại giữa xã hội và tự nhiên
1.4.1, Vai trò của yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội trong hệ thống tự nhiên - xã hội:
- Trong sự tác động qua lại giữa xã hội và tự nhiên, yếu tố tự nhiên có ảnh
hưởng to lớn đến sự tồn tại và sự phát triển của xã hội, còn yếu tố xã hội ngày càng
có vai trị quan trọng đối với việc biến đổi và phát triển của tự nhiên.
a. Vai trò của yếu tố tự nhiên:
- C.Mác viết: "Công nhân không thể sáng tạo ra cái gì hết, nếu khơng có


giới tự nhiên, nếu khơng có thế giới hữu hình bên ngồi. Đó là vật liệu
trong đó lao động của anh ta được thực hiện, trong đó lao động của anh ta
tác động, từ đó và nhờ đó, lao động của anh ta sản xuất ra sản phẩm".
Ngày nay, với khoa học, kỹ thuật và cơng nghệ hiện đại, con người đã có
thể sản xuất, chế tạo ra những vật liệu mới vốn khơng có sẵn trong tự
nhiên, song, suy đến cùng, những thành phần tạo nên chúng đều xuất
phát từ tự nhiên. Vì vậy, vai trị của các yếu tố tự nhiên là vô cùng quan
trọng đối với xã hội và con người.
b. Vai trò của yếu tố con người và xã hội:
- Xã hội lồi người gắn bó với tự nhiên nhờ có các dịng vật chất, năng
lượng và thơng tin, nhờ sự kết hợp giữa lao động với thiên nhiên. Nền
sản xuất xã hội là phương thức trao đổi chất giữa xã hội và tự nhiên.
Thơng qua q trình hoạt động thực tiễn, trước hết là quá trình lao động
sản xuất, con người đã thu nhận các dòng vật chật, năng lượng và thông


tin từ môi trường tự nhiên, biến đổi chúng cho phù hợp với nhu cầu sống
-

và phát triển của mình và của xã hội.
Trong sự tác động qua lại giữa xã hội và tự nhiên, yếu tố xã hội ngày
càng giữ vai trò quan trọng. Song, để tồn tại và phát triển, con người và
xã hội không được phá vỡ sự cân bằng của hệ thống tự nhiên - xã hội;
muốn vậy, trong các hoạt động của mình, con người cần phải tuân thủ các
quy luật của tự nhiên.

1.4.2, Những yếu tố tác động đến mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên
a. Trình độ phát triển của xã hội:
- Mối quan hệ giữa con người và tự nhiên được thể hiện qua lực lượng sản xuất.
Lực lượng sản xuất luôn luôn thay đổi, biến động để phù hợp với các thời kì của

đời sống xã hội. Nếu muốn phát triển, thì con người cần phải có thêm nhiều sáng
tạo, tư duy để có thể biến những yếu tố trong tự nhiên thành các sản phẩm có giá
trị. C.Mác nhận định sự phát triển đó là sự kế tiếp nhau của các hình thái kinh tế xã hội, mà mỗi hình thái là một bậc cao hơn trong sự phát triển của xã hội. Mỗi nền
văn minh, mỗi một hình thái kinh tế - xã hội đều được đặc trưng bởi một trình độ
phát triển của cơng cụ sản xuất nhất định; chẳng hạn, nền văn minh nông nghiệp
được đặc trưng bởi công cụ sản xuất bằng kim loại thủ công, nền văn minh công
nghiệp - công cụ sản xuất bằng máy móc - cơ khí, nền văn minh trí tuệ sẽ là cơng
nghệ trí tuệ. Tuy nhiên, xã hội đối xử với tự nhiên ra sao là tùy thuộc vào bản chất
chế độ xã hội, vào quan hệ sản xuất. C.Mac viết: "những quan hệ nhất định đó với
tự nhiên, là do hình thức của xã hội quyết định ", nghĩa là tính chất của mối quan
hệ lẫn nhau giữa xã hội và tự nhiên trước hết phụ thuộc vào quan hệ sản xuất, vào
chế độ xã hội, vào tính chất của những điều kiện chính trị và kinh tế - xã hội mà
trong đó con người sống và hoạt động. Muốn điều khiển được những lực lượng tự
nhiên cần phải điều khiển được các lực lượng xã hội. Do vậy, để loại trừ tận gốc


nguyên nhân phá hoại tự nhiên và gây ô nhiễm mơi trường thì phải loại bỏ chế độ
người bóc lột người dựa trên cơ sở sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, phải "hoàn
toàn đảo lộn toàn bộ phương thức sản xuất đã có … và cả chế độ hiện tại … nữa"
(tức chế độ tư bản chủ nghĩa) như Ph. Ăngghen đã nói.
b. Trình độ nhận thức và vận dụng quy luật tự nhiên và quy luật xã hội:
- Con người và xã hội ngày càng giữ vai trò quan trọng với những sự biến động
của tự nhiên. Và chúng ta cần phải sống hịa bình với tự nhiên, để có thể cùng nhau
phát triển. Vì vậy, con người cần phải nắm vững những quy luật của tự nhiên và
quan trọng hơn, phải biết vận dụng những quy luật đó một cách chính xác vào
trong hoạt động thực tiễn của mình.
CHƯƠNG II: VẤN ĐỀ BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1, Khái niệm về môi trường:
- Môi trường là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên ngoài
của một hệ thống hoặc một cá thể, sự vật nào đó. Chúng tác động lên hệ thống này,

xác định xu hướng và tình trạng tồn tại của nó. Mơi trường có thể coi là một tập
hợp, trong đó hệ thống đang xem xét là một tập hợp con.
2.2, Nguyên nhân môi trường ở Việt Nam đang bị phá hủy:
- Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho môi trường ở Việt Nam bị phá hủy. Thơng
qua q trình lao động, con người khai thác, bảo vệ bồi đắp cho thiên nhiên, nhưng
qua q trình đó, con người xã hội dần dần có sự đối lập, hủy hoại môi trường sống
tự nhiên của mình. Hiện nay, trái đất ngơi nhà chung của chúng ta hiện nay với gần
8 tỷ người đang sinh sống, đang phải oằn mình gánh chịu những hậu quả nặng nề
gắn với thực trạng hành tinh xanh đang kêu cứu, do tình trạng ơ nhiễm, suy thối
mơi trường ngày càng gay gắt. Có thể khái quát một số xu hướng nổi bật của trạng
thái này như sau:


- Tình trạng “lá phổi xanh” của trái đất ngày càng loang lổ do nạn phá rừng gia
tăng tại nhiều quốc gia. Trong những năm gần đây, tại Braxin, phá rừng tiếp tục là
vấn nạn nhức nhối, năm 2020, quốc gia Nam Mỹ này chứng kiến hoạt động tàn phá
rừng Amazon tăng mạnh trở lại, lên mức cao nhất trong 12 năm qua. Theo Viện
nghiên cứu vũ trụ quốc gia Braxin (INPE) hơn 11.000 km2 của nước này đã bị phá
hủy trong vịng 12 tháng. Được ví như “lá phổi xanh” của trái đất và là nguồn sống
cho công cuộc chống biến đổi khí hậu hiện nay, Amazon là rừng nhiệt đới lớn nhất
thế giới với gần 7,6 triệu km2, trong đó 60% nằm trong lãnh thổ Braxin. Bên cạnh
nạn phá rừng gia tăng, tình trạng cháy rừng cũng ngày càng tồi tệ tại khu vực này
cũng như nhiều nước trên thế giới như tại Úc, Mỹ và nhiều quốc gia khác. Cháy
rừng đã tàn phá cây rừng và thảm thực vật, như tại Úc năm ngoái đã phát thải ra
369 triệu tấn cacbon dioxit (CO2).
- Tình trạng nóng lên của trái đất. Theo tổ chức Khí tượng thế giới, nhiệt độ trung
bình của trái đất trong giai đoạn 2020 – 2024 sẽ tăng trên 1,5 độ C so với trung
bình thời kỳ tiền cơng nghiệp, bởi lượng CO2 và khí thải gây hiệu ứng nhà kính
ngày càng gia tăng. Nhiệt độ trái đất gia tăng đã tạo ra các đợt nắng nóng gay gắt
tại nhiều quốc gia như tại Ấn Độ, thủ đơ Niu Deli trải qua mùa nóng tồi tệ nhất

trong vòng 20 năm qua, miền Trung của Việt Nam cũng trải qua tình trạng nắng
nóng này.
- Báo động tốc độ băng tan, nhiệt độ tăng cao cũng khiến cho băng tan nhanh hơn.
Theo các nhà nghiên cứu, do biến đổi khí hậu, mơi trường bị tàn phá nên lượng
băng tan trải từ khối lượng khổng lồ tại Greenland đang ở mức cao nhất trong hơn
10.000 năm qua. Theo dự báo, nếu lượng khí thải nhà kính khơng được kiểm soát,
khối băng lớn thứ hai thế giới và dài hàng km ở Bắc Cực này sẽ tiếp tục mất đi
hàng ngàn tỷ tấn, khiến mực nước biển toàn cầu dâng lên 10 cm. Tình trạng băng


tan với tốc độ chóng mặt cũng xảy ra tại Nam Cực, nơi có dải băng lớn nhất hành
tinh. Khảo sát gần đây tại vùng băng giá này cho thấy, vùng đất băng giá này đang
bị bào mòn với tốc độ gấp 6 lần so với 40 năm trước.
Tình trạng nước biển dâng sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống hàng tỷ người trên trái đất,
ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp, đến quy hoạch đô thị, cuộc sống của
người dân.
- Tình trạng suy thối về mơi trường sinh thái gắn liền với hiện tượng suy thoái
tầng Ozon. Tầng Ozon là lớp khí O3 rất dày bao bọc trái đất như một cái đệm bảo
vệ trái đất khỏi những tia cực tím của mặt trời chiếu xuống trái đất. Thực tế cho
thấy, tầng Ozon bị suy thoái sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của trái đất.
- Suy thối mơi trường cịn thể hiện ở sự ơ nhiễm khơng khí, nguồn nước sạch, đặc
biệt do ảnh hưởng của phát triển các ngành công nghiệp, nhất là ngành công
nghiệp gây ô nhiễm.
* Ví dụ: Sự biến mất của bộ lạc người Penan tại Malaysia cùng với việc bị phá
hủy môi trường sống cũng như văn hóa và tập tục sinh hoạt trong suốt hàng nhiều
thế hệ. Những hành động trở nên quyết liệt hơn khi chính phủ Malaysia bắt đầu
xây một con đập lớn giữa khu rừng nhiệt đới, phá hủy toàn bộ thảm rừng tự nhiên
và hệ sinh thái vốn có, nơi mà cây cối, động vật và con người (như người Penan)
đang sống một cách hài hòa và hạnh phúc với nhau qua nhiều thế kỉ, vì mục đích
lợi nhuận của các nhà chính trị, người Penan cùng một nhà hoạt động về mơi

trường Bruno Manser đã kiên trì chống đối lại trong nhiều năm nhưng không thành
công, sau cùng bộ lạc người Penan bị mất nơi ở của tổ tiên họ để lại và Bruno
Manser bị mất tích trong khu rừng tại Malaysia khơng lâu sau đó.


2.3, Hạn chế:
Theo thống kê của Bộ Tư pháp, Việt Nam có khoảng 300 văn bản pháp luật về
bảo vệ môi trường (BVMT). Tuy nhiên, hệ thống các văn bản này vẫn chưa hồn
thiện, thiếu đồng bộ và khơng khả thi. Các quy định khơng có tính gắn kết, nhiều
nội dung còn bị bỏ ngỏ như: quy định về quản lý, xử lý chất thải ở khu vực nông
thôn; vấn đề thu phí và lệ phí trong quản lý chất thải nông nghiệp, làng nghề…
-

Trách nhiệm và ý thức của người dân chưa cao, họ không quan tâm đến
vấn đề bảo vệ mơi trường, họ coi đó khơng phải việc của mình. Cũng
khơng kên tiếng bất bình khi mơi trường bị phá hủy, ngược lại chính họ
mới là người tàn phá mơi trường để phục vụ cho các mục đích, lợi nhuận

-

của bản thân.
Ngồi ra, trình độ chun mơn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chuyên
trách công tác BVMT cịn hạn chế, phương tiện kỹ thuật phục vụ cơng
tác thanh tra, kiểm tra chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn. Ở cấp xã,
nhiệm vụ quản lý về môi trường gần như bị bỏ trống.


-

Cơng tác tun truyền, giáo dục về BVMT cịn hạn chế, chưa phát huy

được ý thức tự giác, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, cộng đồng
trong việc tham gia gìn giữ và BVMT.

2.4, Giải pháp:
- Những năm tới, việc thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội với mục tiêu
đưa đất nước phát triển bền vững có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đây cũng là giai
đoạn nước ta đứng trước nhiều cơ hội và thách thức trong tiến trình hội nhập quốc
tế, trong đó có cơng tác BVMT.
- Cần nâng cao ý thức của người dân về việc bảo vệ môi trường rất là quan trọng.
Vì chúng ta vì mọi người.
- Nhà nước, các cơ quan cần giải quyết được những vấn đề môi trường gây bức xúc
dư luận.
- Có cách xử phạt thích đáng dành cho những người gây ô nhiễm và phá hủy môi
trường.
- Cần phân loại rõ các yếu tố hủy hoại mơi trường, và từ đó cần tìm ra những biện
pháp hợp lí cho từng loại. Từ đó, đạt được hiệu quả tốt nhất.

PHẦN KẾT LUẬN
Trên đây là một số nguồn thơng tin em tìm được và những suy nghĩ của em
dành cho đề tài này. Sau bài tiểu luận này, em muốn làm rõ về mối quan hệ giữa xã
hội và tự nhiên, để thấy rằng xã hội và tự nhiên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau,
vừa thúc đẩy nhau cùng phát triển vừa lại gây khó khăn cho nhau, chúng không thể
tách rời. Và đi cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, thì vấn đề bảo vệ mơi
trường đã và đang được quan tâm nhiều hơn. Chúng ta cần nâng cao ý thức của


mỗi người, và có những biện pháp cụ thể để làm cho mơi trường được cải thiện
theo hướng tích cực và trong lành hơn.

DANH MỤC THAM KHẢO

1, Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XII. NXB Chính trị Quốc gia Hà
Nội 2016. Trang 140 – 141.
2, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII. NXB Chính trị Quốc gia Hà
Nội 2016. Trang 142.
3, Giáo trình triết học Marx-Lenin.



×