Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Quan hệ lợi ích trong phát triển chuỗi giá trị cà phê ở tỉnh đắk lắk TT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (966.61 KB, 27 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

TRƯƠNG VĂN THỦY

QUAN HỆ LỢI ÍCH TRONG PHÁT TRIỂN
CHUỖI GIÁ TRỊ CÀ PHÊ Ở TỈNH ĐẮK LẮK

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGÀNH: KINH TẾ CHINH TRỊ
Mã số: 931 01 02

HÀ NỘI – 2021


Cơng trình được hồn thành tại
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS. Đoàn Xuân Thủy
2. TS. Lê Bá Tâm

Phản biện 1: ……………………………….
………………………………….

Phản biện 2: ……………………………….
………………………………….

Phản biện 3: ……………………………….
………………………………….

Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp Học Viện
họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh


Vào …….giờ …….ngày …….tháng …….năm 2021

Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia Việt Nam;
Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh


DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Trương Văn Thủy (4/2020), “Sự cần thiết đảm bảo hài hịa quan hệ lợi
ích trong phát triển chuỗi giá trị cà phê ở tỉnh Đắk Lắk”, Tạp chí Kinh tế châu Á
– Thái Bình Dương, Số 562, tr.25-27.
2. Truong Van Thuy (9/2020), “Implications for coffee production and
trading organizers to ensure interests in Dak Lak province”, Review of Finance,
Vol.3, Issue 3, p.50-53.
3. Trương Văn Thủy (12/2020), “Những biểu hiện quan hệ lợi ích giữa
người nơng dân với các chủ thể thu mua cà phê trong chuỗi giá trị cà phê ở Đắk
Lắk”, Tạp chí Cơng thương, Số 29+30, tr.116-122.


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT) ngày càng mạnh mẽ
như hiện nay, Việt Nam đã và đang tích cực tranh thủ những thời cơ và vận hội
để phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) mà nông nghiệp là một trong những lĩnh
vực được chú trọng đầu tư phát triển để phát huy những lợi thế so sánh của đất
nước. Trong đó việc nâng cao giá trị gia tăng và lợi ích kinh tế (LIKT) của
người nơng dân trong chuỗi giá trị (CGT) nông sản là ưu tiên hàng đầu được
Đảng và Nhà nước quan tâm. Thực tiễn phát triển chuỗi giá trị cà phê (CGTCP)

của Việt Nam trong những năm qua đã tạo ra những bước ngoặt quan trọng
cùng với đó là những thành quả to lớn khi giá trị xuất khẩu mang lại ngày càng
tăng qua các năm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy mặc dù khối lượng cà phê xuất
khẩu lớn nhưng giá trị gia tăng lại thấp. Một trong những nguyên nhân cơ bản
dẫn đến vấn đề này là do chưa đảm bảo hài hòa LIKT giữa các chủ thể tham gia
vào các khâu trong CGTCP.
Đắk Lắk là tỉnh có thế mạnh về sản xuất nơng nghiệp, trong đó cà phê là
sản phẩm nơng nghiệp chủ lực của tỉnh với diện tích trồng hơn 208.000 ha,
chiếm khoảng hơn 40% diện tích cà phê của khu vực Tây Nguyên và hơn 30%
diện tích cà phê của cả nước với sản lượng cà phê hằng năm của tỉnh Đắk Lắk
đạt từ 450.000 đến gần 500.000 tấn cà phê nhân góp phần quan trọng trong việc
cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân trồng cà phê
theo hướng tích cực và bền vững hơn khi mà CGTCP tỉnh Đắk Lắk ngày càng
khẳng định được vị thế của mình.
Tuy nhiên, với sản lượng xuất khẩu lớn nhưng giá trị thu về lại thấp của
ngành cà phê Đắk Lắk đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết, nhất là
trong việc phát triển CGTCP từ khâu sản xuất đến tiêu. Biểu hiện ra bên ngồi đó
chính là lợi ích giữa các chủ thể tham gia CGTCP chưa được hài hòa, làm nảy
sinh nhiều mâu thuẫn lợi ích giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh cà phê của
tỉnh. Những khó khăn, thách thức trong QHLI giữa các chủ thể trong CGTCP
trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đặt ra nhu cầu cấp thiết cần phải nghiên cứu để đảm
bảo hài hịa lợi ích giữa các chủ thể tham gia vào CGTCP nhằm thúc đẩy ngành
sản xuất kinh doanh cà phê ngày càng phát triển và đóng góp cho sự tăng trưởng
của ngành nơng nghiệp, đồng thời khẳng định được vị thế ngành cà phê của Đắk
Lắk nói riêng và Việt Nam nói chung trên thị trường quốc tế.
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn đó, nghiên cứu sinh chọn đề tài: “Quan hệ
lợi ích trong phát triển chuỗi giá trị cà phê ở tỉnh Đắk Lắk” để làm luận án.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Mục đích của luận án là làm rõ lý luận QHLI trong phát triển CGTCP, trên
cơ sở đó phân tích thực trạng các mối QHLI trong CGTCP trên địa bàn tỉnh

Đắk Lắk và đề xuất những giải pháp nhằm đảm bảo hài hịa lợi ích giữa các chủ
thể trong phát triển CGTCP của tỉnh hơn nữa trong thời gian tới.


2

Để hồn thành mục đích trên, luận án đặt ra và thực hiện một số nhiệm vụ sau:
- Làm rõ cơ sở khoa học để nhận diện và phân tích các mối QHLI giữa các
chủ thể tham gia vào phát triển CGTCP: đặc điểm, ý nghĩa, các nhân tố ảnh
hưởng, các hình thức thực hiện QHLI giữa các chủ thể trong CGTCP.
- Phân tích kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới và địa phương
trong nước về đảm bảo hài hòa QHLI trong phát triển CGTCP và rút ra bài học
kinh nghiệm cho tỉnh Đắk Lắk.
- Khảo sát thực trạng QHLI giữa các chủ thể trong CGTCP trên địa bàn
tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2015 – 2020, đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế
và nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế.
- Đưa ra những dự báo, quan điểm đảm bảo hài hịa lợi ích trong phát triển
CGTCP ở tỉnh Đắk Lắk tầm nhìn đến 2030.
- Đề xuất những nhóm giải pháp để đảm bảo hài hịa lợi ích trong phát triển
CGTCP trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các mối QHLI giữa các chủ thể chính
trong CGTCP gồm QHLI giữa người nông dân trồng cà phê với các chủ thể thu
mua và các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
3.2. Phạm vi nghiên cứu đề tài
* Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Luận án nghiên cứu về QHLI trong
phát triển CGTCP ở tỉnh Đắk Lắk, tuy nhiên luận án không đề cập đến QHLI
nói chung mà chỉ nghiên cứu QHLI ở góc độ kinh tế giữa các chủ thể trong
CGTCP trên thị trường trong nước. Trong CGTCP có sự tham gia của nhiều

chủ thể ở các khâu khác nhau. Vì vậy trong phạm vi về nội dung, luận án khơng
nghiên cứu tồn bộ QHLI của các chủ thể mà tập trung nghiên cứu quan hệ lợi
ích kinh tế (QHLIKT) giữa những chủ thể chính trong CGTCP với các mối
QHLI chủ yếu gồm: QHLI giữa người nông dân trồng cà phê với các chủ thể
thu mua cà phê, QHLI giữa người nông dân với các doanh nghiệp chế biến, tiêu
thụ cà phê và QHLI giữa các chủ thể thu mua với các doanh nghiệp chế biến.
* Phạm vi về không gian: trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
* Phạm vi về thời gian: luận án khảo sát thực trạng giai đoạn từ 2015 đến
2020, tương ứng với kế hoạch 5 năm phát triển KT-XH của tỉnh Đắk Lắk; dự
báo, quan điểm và giải pháp tầm nhìn đến năm 2030.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
4.1. Phương pháp luận: Luận án sử dụng phương pháp luận chủ nghĩa duy
vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và phương pháp đặc trưng nghiên cứu
của kinh tế chính trị là phương pháp trừu tượng hóa khoa học để luận giải và
làm rõ đối tượng nghiên cứu.
4.2. Phương pháp tiếp cận: Một là, luận án tiếp cận từ cơ sở lý luận và thực


3

tiễn về QHLI, CGTCP và QHLI trong phát triển CGTCP ở góc độ của chun
ngành kinh tế chính trị về quan hệ xã hội giữa các chủ thể với nhau trong q trình
tái sản xuất thơng qua sản xuất, trao đổi và phân phối trong CGTCP. Hai là,
nghiên cứu tiếp cận từ các nguồn tài liệu, báo cáo, tổng kết, các ấn phẩm thống kê
của các cơ quan chức năng, các Sở, Ban, Ngành và các chủ thể tham gia khảo sát
trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nhằm phân tích, minh họa cho kết quả nghiên cứu. Ba
là, luận án tiếp cận từ những chính sách, kế hoạch, chiến lược phát triển ngành
cà phê của Việt Nam nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng có liên quan đến
QHLI trong phát triển CGTCP.
4.3. Phương pháp nghiên cứu cụ thể

Thứ nhất, phương pháp thu thập số liệu
- Đối với số liệu thứ cấp: luận án thu thập và sử dụng các dữ liệu do các cơ
quan chính quyền địa phương đã báo cáo và công bố liên quan đến LIKT, hiệu quả
sản xuất nông nghiệp,… như Báo cáo hàng năm của Cục Thống kê tỉnh Đắk Lắk,
Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Công thương, các báo cáo thống kê của
các doanh nghiệp đã công bố và các cơ quan ở các địa phương của tỉnh Đắk Lắk.
- Đối với số liệu sơ cấp: Luận án sử dụng phương pháp điều tra xã hội học
thông qua khảo sát bằng phiếu điều tra để thu thập số liệu sơ cấp nhằm làm rõ
thêm đối tượng nghiên cứu. Luận án đã tiến hành điều tra xã hội học đối với các
chủ thể sản xuất, thu mua, chế biến cà phê ở Đắk Lắk năm 2020 với quy mô mẫu
là 360 phiếu điều tra (trong đó gồm 300 phiếu điều tra hộ nông dân trồng, 45 phiếu
điều tra các chủ thể thu mua và 15 phiếu điều tra các doanh nghiệp chế biến, tiêu
thụ cà phê ở tỉnh Đắk Lắk). Về cách thức chọn mẫu điều tra theo phương pháp
chọn mẫu ngẫu nhiên không lặp lại phân theo các địa bàn sản xuất cà phê với 8 địa
phương được chọn điều tra gồm: huyện Ea H’Leo, huyện Cư M’Gar, thành phố
Buôn Ma Thuột, huyện Krông Búk, huyện Cư Kuin, huyện Krông Pắc, huyện
Krơng Bơng và huyện Bn Đơn. Ngồi ra, luận án còn sử dụng phương pháp
phỏng vấn chuyên gia đối với các chủ thể trong CGTCP tỉnh Đắk Lắk.
Thứ hai, phương pháp xử lý số liệu
Đối với số liệu sau khi thu thập được, sẽ tiến hành nhập số liệu phân theo 3
đối tượng khảo sát tương ứng gồm hộ nông dân trồng cà phê, các chủ thể thu
mua cà phê và các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ cà phê sau đó xử lý số liệu
bằng cơng cụ Excel với những hàm tính tốn như SUMIF, COUNTIF,
AVERAGEIF,… và sử dụng một số công thức trong kinh tế học như: Tổng
doanh thu (TR) = Sản lượng (q) x Đơn giá (p), Lợi nhuận (Pr) = Tổng doanh
thu (TR) – Tổng chi phí (TC),…để tính tốn số liệu điều tra nhằm minh họa và
phục vụ cho nghiên cứu.
Thứ ba, phương pháp phân tích số liệu
Luận án sử dụng phương pháp thống kê mô tả các kết quả từ số liệu thu
thập được, từ đó tiến hành phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích rút nhận



4

xét để làm rõ các mối QHLI giữa các chủ thể chính trong CGTCP ở địa bàn
nghiên cứu. Ngồi ra, nghiên cứu cịn sử dụng cơng cụ vẽ sơ đồ và mô tả CGT
sản phẩm cà phê để nhận diện các mối QHLI giữa các chủ thể và quy trình vận
hành trong CGTCP.
5. Những đóng góp khoa học mới của luận án
Một là, luận án góp phần xây dựng khung lý thuyết cơ bản về QHLI
trong phát triển CGTCP trên địa bàn cấp tỉnh dưới góc độ tiếp cận của khoa
học Kinh tế chính trị.
Hai là, luận án chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng, rút ra những bài học kinh
nghiệm về đảm bảo hài hòa QHLI trong phát triển CGTCP trên cơ sở phân tích
kinh nghiệm về hài hịa lợi ích trong phát triển CGTCP ở một số quốc gia trên
thế giới cũng như một số địa phương trong nước.
Ba là, luận án khảo sát và phân tích thực trạng về QHLI giữa các chủ thể
trong phát triển CGTCP trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, đánh giá những kết quả đạt
được cũng như những hạn chế và nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế
về QHLI trong phát triển CGTCP ở tỉnh Đắk Lắk.
Bốn là, nghiên cứu đưa ra và phân tích những dự báo, quan điểm và đề xuất
những giải pháp để đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các chủ thể trong phát triển
CGTCP ở tỉnh Đắk Lắk nhằm thúc đẩy phát triển ngành sản xuất kinh doanh cà
phê hơn nữa trong thời gian tới.
6. Ý nghĩa khoa học của luận án
- Hệ thống khái niệm, phạm trù và khung lý thuyết của luận án về QHLI
trong phát triển CGTCP góp phần bổ sung cơ sở lý luận cho các nghiên cứu tiếp
theo về QHLI trong phát triển CGTCP trong nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và quá trình HNKTQT nói chung và đối với địa bàn
cụ thể cấp tỉnh nói riêng.

- Kết quả nghiên cứu khảo sát thực trạng về QHLI giữa các nhóm chủ thể
trong CGTCP trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, rút ra kết quả về những thuận lợi, hạn
chế và những nguyên nhân; dự báo và đề xuất những nhóm giải pháp cụ thể
nhằm đảm bảo hài hịa lợi ích trong phát triển CGTCP ở Đắk Lắk là tư liệu tham
khảo mà chính quyền địa phương các cấp có thể sử dụng để hoạch định chính
sách phát triển ngành cà phê.
- Kết quả nghiên cứu trong luận án có thể sử dụng để làm tài liệu tham khảo
phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy cho các hệ đại học, sau đại học
chuyên ngành kinh tế.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung luận án được trình bày trong 4 chương, 10 tiết.


5

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
QUAN HỆ LỢI ÍCH TRONG PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ CÀ PHÊ
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN QUAN HỆ LỢI ÍCH TRONG
PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ CÀ PHÊ

1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu bàn về quan hệ lợi ích.
Một số cơng trình ở nước ngồi bàn về những khía cạnh liên quan đến
QHLI như: Cuốn sách “Các lợi ích kinh tế dưới chủ nghĩa xã hội” của tác giả
V.P.Ca-man-kin. Ju.K.Pletnicov với cơng trình, “Lý luận phản ánh của Lênin
dưới ánh sáng của sự phát triển khoa học và thực tiễn”. V.N.Lavrinenko,
“Những vấn đề lợi ích xã hội trong chủ nghĩa Lênin”. Nhóm tác giả Mark
Lubell, Vicken Hillis và Matthew Hoffman, “Innovation, Cooperation, and the
Perceived Benefits and Costs of Sustainable Agriculture Practices”

Một số cơng trình ở trong nước có đề cập đến vấn đề QHLI ở các góc độ như:
Một là, những cơng trình nghiên cứu về lợi ích, LIKT: Cuốn sách “Bàn về
các lợi ích kinh tế” của nhóm tác giả gồm Đào Duy Tùng, Phạm Thành, Vũ Hữu
Ngoạn, Lê Xuân Tùng, Nguyễn Duy Bảy. Chu Văn Cấp với cơng trình, “Lợi ích
kinh tế trong thời kỳ q độ lên chủ nghĩa xã hội: Những hình thức kết hợp và
phát triển chúng trong lĩnh vực kinh tế xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”. Phạm
Thị Thương, “Lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp tư
nhân ở tỉnh Thừa Thiên Huế”. Phạm Quốc Quân, “Lợi ích của nơng dân khi
tham gia chuỗi giá trị hàng hóa nơng sản”. Nguyễn Thị Minh Loan, “Lợi ích
kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
Hai là, những cơng trình nghiên cứu về QHLI: Cuốn sách “Góp phần tìm
hiểu quan hệ lợi ích” của tác giả Nguyễn Linh Khiếu. Đặng Quang Định,
“Quan hệ lợi ích kinh tế giữa cơng nhân, nơng dân và trí thức ở Việt Nam hiện
nay”. Ngơ Tuấn Nghĩa với cơng trình, “Bảo đảm quan hệ lợi ích hài hịa về sở
hữu trí tuệ trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam”. Đỗ Huy Hà, “Giải
quyết quan hệ lợi ích kinh tế trong q trình đơ thị hóa ở nước ta hiện nay”.
Nghiên cứu Giải quyết quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội trong
điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay của Hoàng Văn Khải. Trần
Hồng Hiểu, “Quan hệ lợi ích kinh tế giữa nông dân và doanh nghiệp trong
phát triển cánh đồng lớn ở đồng bằng song Cửu Long”. Nguyễn Thị Thu
Hường, “Mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội trong điều kiện
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay”.
Trần Thị Minh Châu với nghiên cứu “Quan hệ lợi ích giữa các chủ thể kinh tế
trong Luật Đất đai ở Việt Nam”. Nhóm tác giả Nguyễn Ngọc Duy, Nguyễn
Thị Kim Anh, Phan Lê Diễm Hằng, “Phân phối lợi ích trong chuỗi giá trị sản
phẩm: Trường hợp mặt hàng thủy sản khai thác biển ở Khánh Hòa”. Nguyễn
Văn Thuận, “Quan hệ lợi ích giữa người ni và doanh nghiệp chế biến, xuất
khẩu trong chuỗi giá trị cá tra ở đồng bằng sông Cửu Long”



6

1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến quan hệ lợi ích trong
phát triển chuỗi giá trị cà phê
1.1.2.1. Các cơng trình bàn những khía cạnh chung về chuỗi giá trị,
chuỗi giá trị cà phê

* Các cơng trình nghiên cứu chuỗi giá trị, chuỗi giá trị cà phê ở nước ngồi

Michael E. Porter với cơng trình, “Competitive Advantage”. Nhóm tác giả
R.Kaplinsky và M.Morris với nghiên cứu “A handbook for value chain
research”. C.Martin Webber, Patrick Labaste, “Building competitiveness in
Africa’s agriculture: A guide to value chain concepts and applications”
Tổ chức phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO), “Pro-poor
Value Chain Development: 25 guiding questions for designing and
implementing agroindustry projects”. Van Dijk, M., & Trienekens, J. với
nghiên cứu, “Global Value Chains: Linking Local Producers from Developing
Countries to International Markets”. Humphrey, J., “Upgrading in Global
Value Chain”

* Các cơng trình nghiên cứu chuỗi giá trị, chuỗi giá trị cà phê ở trong nước
Thứ nhất, những cơng trình bàn về CGT nơng sản: Cuốn sách “Tăng
cường năng lực tham gia của hàng nông sản vào chuỗi giá trị toàn cầu trong
điều kiện hiện nay ở Việt Nam” của tác giả Đinh Văn Thành. Ngô Thị Phương
Liên với nghiên cứu, “Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên
Quang”. Bùi Nhật Quang, Trần Thị Lan Hương, “Phát triển chuỗi giá trị các
nông sản chủ lực vùng Tây Nguyên trong quá trình hội nhập quốc tế”. Võ Thị
Thanh Lộc, “Phân phối lợi ích và chi phí trong chuỗi giá trị cá tra ở đồng bằng
sông Cửu Long như thế nào?”. Huỳnh Thị Thu Sương, “Tiếp cận lý thuyết chuỗi

giá trị nhằm tìm giải pháp cho xuất khẩu bền vững hàng hóa Việt Nam”.
Thứ hai, những cơng trình nghiên cứu liên quan đến ngành cà phê,
CGTCP: Cuốn sách “Cà phê Việt Nam trên đường hội nhập và phát triển”
của Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam. Chu Tiến Quang, “Tác động của hội
nhập kinh tế đến sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản của Việt Nam (Qua
nghiên cứu chè, cà phê, điều)”. Nguyễn Xuân Trình, “Tác động của hội nhập
kinh tế quốc tế đến sản xuất, chế biến và tiêu thụ một số nông sản ở Việt
Nam: qua nghiên cứu chè, cà phê, điều”. Đỗ Thị Nga với nghiên cứu,
“Nghiên cứu lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh
tế tại tỉnh Đắk Lắk”. Vũ Trí Tuệ, “Năng lực cạnh tranh của ngành cà phê
Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế”. Từ Thái Giang, “Nghiên cứu phát
triển sản xuất cà phê bền vững trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk”. Nguyễn Văn
Hóa, “Phát triển cà phê bền vững trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk”. Nguyễn Thanh
Trúc, “Phát triển công nghiệp chế biến cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk”.
Nguyễn Ngọc Thắng, “Giải pháp giảm thiểu rủi ro trong sản xuất cà phê cho
hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk”. Nguyễn Thị Thu Nguyên, “Phân
tích SWOT chuỗi giá trị cà phê của tỉnh Đắk Lắk”. Nguyễn Thị Phương
Linh, “Phân tích sự tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của ngành hàng cà


7

phê Việt Nam”. Hồng Thị Vân Anh với cơng trình “Chuỗi giá trị toàn cầu
mặt hàng cà phê và khả năng tham gia của Việt Nam”.
1.1.2.2. Nhóm cơng trình nghiên cứu liên quan đến lợi ích kinh tế,
quan hệ lợi ích trong ngành cà phê
* Những cơng trình nghiên cứu ở nước ngồi bàn đến những khía
cạnh liên quan đến lợi ích, quan hệ lợi ích trong chuỗi giá trị cà phê
Tác giả Jaime Forero Álvarez với nghiên cứu “Colombian Family
Farmers’ Adaptations to New Conditions in the World Coffee Market”. Nhóm

tác giả Guo, H., W. Jolly, and J. Zhu, “Contract farming in China: Supply
chain or ball and chain?”. Tác giả Joni Valkila, Pertti Haaparanta and Niina
Niemi, “Empowering Coffee Traders? The Coffee Value Chain from Nicaraguan
Fair Trade Farmers to Finnish Consumers”. Kate Macdonald, “Globalising
Justice within Coffee Supply Chains? Fair Trade, Starbucks and the
Transformation of Supply Chain Governance”. Nghiên cứu “Context and
Contingency: The Coffee Crisis for Conventional Small-Scale Coffee Farmers in
Brazil” của nhóm tác giả Kelly Watson and Moira Laura Achinelli.
* Những cơng trình nghiên cứu ở trong nước đề cập những khía cạnh
liên quan đến lợi ích, quan hệ lợi ích trong chuỗi giá trị cà phê
Cuốn sách “Tăng cường năng lực tham gia thị trường của hộ nông dân
thông qua chuỗi giá trị hàng nông sản” của tác giả Lưu Đức Khải. Đỗ Thị Nga,
Lê Đức Niêm, “Liên kết hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ
cà phê ở Tây Nguyên”. Lê Huy Khôi với nghiên cứu, “Giải pháp nâng cao giá
trị gia tăng cho mặt hàng cà phê Việt Nam trong chuỗi giá trị cà phê toàn cầu”.
Phan Thị Thanh Trúc và Nguyễn Thị Thúy Hạnh, “Mối liên kết giữa các tác
nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm cà phê khu vực Tây Nguyên”. Nguyễn Thị
Ngọc Lan, “Đảm bảo lợi ích của người nơng dân trong chuỗi giá trị nông sản –
Nghiên cứu trường hợp chuỗi giá trị cà phê Việt Nam”. Hoàng Việt Huy, “Quan
hệ lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị nông sản”. Nguyễn Duy Thụy
trong nghiên cứu, “Cà phê Tây Nguyên trong chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu”.
1.2. NHỮNG LUẬN ĐIỂM KHOA HỌC KẾ THỪA VÀ NHỮNG KHOẢNG
TRỐNG CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU TRONG LUẬN ÁN

1.2.1. Những luận điểm khoa học kế thừa trong luận án
Thứ nhất, các cơng trình nghiên cứu đã luận giải và làm rõ một số vấn đề
lý luận nói chung liên quan đến LIKT, QHLI bản chất và vai trò của LIKT,
QHLI đối với phát triển KT-XH.
Thứ hai, các cơng trình đã đề cập đến vấn đề CGT nói chung và phân
tích CGT nông sản: các nghiên cứu đã đưa ra các quan niệm về CGT nơng

sản, trong đó có một số nghiên cứu đã phân tích CGTCP và xác định được
các chủ thể cũng như vai trò và khả năng liên kết của các chủ thể trong
CGTCP.
Thứ ba, một số công trình có đề cập đến vấn đề LIKT của chủ thể người
nông dân trong CGT và cơ bản đều thống nhất cho rằng LIKT của người nông


8

dân thường thấp hơn nhiều so với các tác nhân khác trong chuỗi và chưa thật
sự đảm bảo hài hòa lợi ích với các chủ thể khác.
Thứ tư, các nghiên cứu có đưa ra các quan niệm liên quan đến QHLIKT,
trong đó một số cơng trình nghiên cứu đã phân tích mối QHLIKT giữa hai chủ
thể đóng vai trị quan trọng là nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu
thụ nông sản cũng như trong CGT nông sản trong đó có ngành sản xuất kinh
doanh cà phê.
Tuy nhiên, các cơng trình nghiên cứu trước đó chưa bàn sâu và chưa
trình bày có hệ thống về các chủ thể tham gia QHLI trong CGTCP. Ít cơng
trình nghiên cứu hoặc bàn trực tiếp đến QHLI trong phát triển CGTCP nhưng
cũng đã luận giải được những khía cạnh liên quan đến LIKT của một số chủ
thể quan trọng trong chuỗi như người nơng dân trồng cà phê, doanh nghiệp
và vai trị của việc đảm bảo hài hòa QHLI giữa các chủ thể để cùng nhau tạo
động lực phát triển và mang lại hiệu quả cao trong phát triển CGTCP.
1.2.2. Những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án
Theo sự hiểu biết của nghiên cứu sinh đến nay vẫn chưa có cơng trình
khoa học nào luận bàn về vấn đề QHLI trong phát triển CGTCP trên địa bàn
tỉnh Đắk Lắk dưới cách tiếp cận của khoa học Kinh tế chính trị. Do vậy, việc
nghiên cứu đề tài này là cần thiết nhằm góp phần luận giải, làm rõ hơn cũng
như lấp những khoảng trống mà những cơng trình nghiên cứu trước đó chưa
đề cập đến, cụ thể:

Một là, làm rõ khái niệm QHLI trong phát triển CGTCP; những đặc điểm, vai
trò và các mối QHLI trong phát triển CGTCP dưới góc độ khoa học Kinh tế chính trị.
Hai là, trình bày một cách có hệ thống về các chủ thể tham gia CGTCP,
vai trò của các chủ thể và các mối QHLI giữa các chủ thể; phân tích những
nhân tố ảnh hưởng đến việc đảm bảo hài hòa QHLI giữa các chủ thể trong
phát triển CGTCP; nghiên cứu một số bài học kinh nghiệm ở một số quốc gia
trên thế giới và địa phương trong nước để rút ra bài học kinh nghiệm cho tỉnh
Đắk Lắk.
Ba là, khảo sát thực trạng QHLIKT giữa các chủ thể chính từ khâu sản
xuất đến chế biến, tiêu thụ trong CGTCP trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk từ năm
2015 đến 2020, thể hiện rõ nhất là QHLI giữa nông dân với các chủ thể thu
mua cà phê; giữa người nông dân với các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ cà
phê; QHLI giữa các chủ thể thu mua với các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ
cà phê; những tác động QHLI đến phát triển CGTCP; vai trò của Nhà nước
trong việc đảm bảo hài hòa QHLI trong phát triển CGTCP.
Bốn là, cần đưa ra dự báo, quan điểm và xây dựng hệ thống những giải
pháp trên cơ sở khảo sát thực trạng biểu hiện QHLI trong phát triển CGTCP để
đảm bảo hài hòa QHLIKT giữa các chủ thể nhằm thúc đẩy phát triển CGTCP
và ngành sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk theo hướng hiệu quả và bền
vững hơn nữa trong thời gian tới.


9

Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUAN HỆ LỢI ÍCH
TRONG PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ CÀ PHÊ
2.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ Ý NGHĨA CỦA QUAN HỆ LỢI ÍCH TRONG
PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ CÀ PHÊ


2.1.1. Những khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Khái niệm về quan hệ lợi ích
Luận án cho rằng: QHLI dưới góc độ kinh tế chính trị là tổng thể các LIKT
của các chủ thể cùng tham gia hoạt động kinh tế trong mối liên hệ hữu cơ với nhau
dưới sự chi phối của các quy luật kinh tế trong những điều kiện lịch sử cụ thể của
quan hệ sản xuất và trình độ của lực lượng sản xuất.
2.1.1.2. Khái niệm về chuỗi giá trị cà phê
Luận án quan niệm: CGTCP là một tập hợp các hoạt động được hình thành
dựa trên sự gắn kết giữa các chủ thể chính có chức năng sản xuất, chế biến và
tiêu thụ cà phê bao gồm người nông dân trồng cà phê, các chủ thể thu mua cà
phê (thương lái, đại lý thu mua) và các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ cà phê.
2.1.1.3. Khái niệm quan hệ lợi ích trong phát triển chuỗi giá trị cà phê
Luận án quan niệm: QHLI trong phát triển CGTCP là các tương quan về
lợi ích giữa các chủ thể tham gia phát triển CGTCP thông qua sự gắn kết,
hợp tác từ khâu sản xuất đến tiêu thụ với mục tiêu là phát triển theo hướng
chun mơn hóa, khơng ngừng hồn thiện từng khâu cũng như tồn bộ quy
trình để thu được giá trị mới tổng thể nhiều hơn và đảm bảo hài hịa lợi ích
giữa các chủ thể trong CGTCP.
2.1.2. Đặc điểm quan hệ lợi ích trong phát triển chuỗi giá trị cà phê
Thứ nhất, đặc điểm của các chủ thể tham gia phát triển CGTCP: gồm các
chủ thể là nhà cung cấp các yếu tố đầu vào, người sản xuất cà phê, chủ thể thu
mua cà phê và các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ cà phê. Thứ hai, QHLI trong
CGTCP chứa đựng nhiều mâu thuẫn, tiềm ẩn nguy cơ dẫn tới những xung đột
về LIKT giữa các tác nhân trong chuỗi. Thứ ba, QHLI trong CGTCP gắn với mức
độ liên kết giữa các chủ thể. Thứ tư, QHLI giữa các chủ thể trong CGTCP gắn với
những thách thức lớn từ tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
2.1.3. Ý nghĩa đảm bảo hài hịa lợi ích trong phát triển chuỗi giá trị cà phê
Một là, giải quyết hài hòa lợi ích trong CGTCP tạo động lực mạnh mẽ thúc
đẩy CGTCP ngày càng phát triển và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hai là, góp
phần quan trọng trong việc nâng cao giá trị gia tăng cho các chủ thể ở mỗi khâu

trong CGTCP. Ba là, đảm bảo sự liên kết giữa các chủ thể, “liên kết 5 nhà”
ngày càng bền vững và hiệu quả. Bốn là, góp phần thúc đẩy ngành cà phê nói
riêng và KT-XH nói chung phát triển theo hướng bền vững trong nền kinh tế thị
trường và hội nhập quốc tế.


10
2.2. CÁC MỐI QUAN HỆ LỢI ÍCH TRONG PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ CÀ
PHÊ, TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VÀ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG

2.2.1. Các mối quan hệ lợi ích trong phát triển chuỗi giá trị cà phê và
tiêu chí đánh giá
2.2.1.1. Các mối quan hệ lợi ích trong phát triển chuỗi giá trị cà phê
QHLI của các chủ thể tham gia vào CGTCP được biểu hiện qua các mối
quan hệ chủ yếu sau: (1) QHLI giữa nông dân sản xuất cà phê với các chủ thể thu
mua cà phê; (2) QHLI giữa nông dân với các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ cà phê
và (3) QHLI giữa các chủ thể thu mua với doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ cà phê.
Thứ nhất, quan hệ lợi ích giữa nơng dân với các chủ thể thu mua cà
phê trong phát triển chuỗi giá trị cà phê
Quan hệ kinh tế giữa nông dân trồng cà phê và các chủ thể thu mua là giữa
sản xuất và lưu thơng hàng hóa, do đó hình thức thực hiện QHLI là bán và mua
cà phê diễn ra giữa bên bán (người nông dân) và bên mua (thương lái, đại lý)
hoặc thực hiện việc ký gửi cà phê giữa người dân với các thương lái, đại lý.
* Về hình thức thực hiện QHLI giữa nơng dân với các chủ thể thu mua cà
phê trong phát triển chuỗi giá trị cà phê: Hình thức thực hiện QHLI giữa
người nông dân trồng cà phê với các chủ thể thu mua thông qua việc mua bán
hay ký gửi cà phê chủ yếu bằng những thỏa thuận khơng có văn bản như trao
đổi trực tiếp bằng miệng hoặc trao đổi thông qua giấy tờ viết tay giữa người
nông dân với các thương lái, đại lý.
Thứ hai, quan hệ lợi ích giữa nông dân với doanh nghiệp chế biến, tiêu

thụ cà phê trong phát triển chuỗi giá trị cà phê
Sự hình thành mối QHLI giữa nông dân sản xuất cà phê với tư cách là người
cung ứng cà phê với các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ chủ yếu được thực hiện
dưới dạng các hợp đồng kinh tế. Quan hệ kinh tế giữa nông dân và các doanh
nghiệp chế biến, tiêu thụ cà phê là quan hệ giữa sản xuất và lưu thơng hàng hóa.
* Về hình thức thực hiện QHLI giữa nông dân với doanh nghiệp chế biến,
tiêu thụ cà phê: Một là, hình thức thực hiện QHLI giữa nơng dân và doanh
nghiệp thông qua hợp đồng hỗ trợ; Hai là, hình thức thực hiện QHLI giữa nơng
dân và doanh nghiệp thơng qua hợp đồng ký gửi; Ba là, hình thức thực hiện
QHLI giữa nông dân và doanh nghiệp thông qua hợp đồng giao nhận khốn;
Bốn là, hình thức thực hiện QHLI giữa nông dân và doanh nghiệp thông qua
hợp đồng mua bán; Năm là, hình thức thực hiện QHLI giữa nông dân và doanh
nghiệp thông qua thành lập các liên minh sản xuất cà phê
Thứ ba, quan hệ lợi ích giữa các chủ thể thu mua cà phê với doanh
nghiệp chế biến, tiêu thụ trong phát triển chuỗi giá trị cà phê
QHLI giữa các chủ thể thu mua với doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ cà phê
được biểu hiện thông qua quá trình hình thành QHLI với các khâu trung gian giữa
các chủ thể trong CGTCP từ khâu sản xuất cho đến tiêu thụ.
* Về hình thức thực hiện QHLI giữa các chủ thể thu mua với các doanh
nghiệp chế biến, tiêu thụ cà phê: Quan hệ kinh tế giữa các chủ thể thu mua cà phê
và các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ cà phê diễn ra trong khâu lưu thơng hàng
hóa. Hình thức thực hiện QHLI giữa các chủ thể trung gian và các doanh nghiệp


11

thông qua những hợp đồng mua bán hoặc hoặc thỏa thuận khơng có văn bản pháp
lý tùy thuộc vào mối quan hệ cũng như uy tín lẫn nhau giữa các chủ thể.
2.2.1.2. Các tiêu chí đánh giá quan hệ lợi ích trong phát triển chuỗi giá
trị cà phê

Luận án đánh giá QHLI trong phát triển CGTCP bằng các tiêu chí định
lượng và định tính như: thu nhập của các chủ thể, khả năng liên kết giữa các
chủ thể trong CGTCP, trình độ phân cơng lao động xã hội, mức độ chun mơn
hóa của các chủ thể tham gia vào CGTCP, vấn đề về giá cả và thông tin thị
trường, những mâu thuẫn lợi ích giữa các chủ thể và mức độ đảm bảo duy trì và
phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể trong CGTCP.
2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích trong phát triển
chuỗi giá trị cà phê
2.2.2.1. Điều kiện tự nhiên và trình độ phát triển kinh tế- xã hội
Về điều kiện tự nhiên, đối với ngành sản xuất nông nghiệp nói chung và
ngành cà phê nói riêng chịu tác động lớn và phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên
trong quá trình phát triển. Do vậy, điều kiện tự nhiên là một trong những nhân
tố có ảnh hưởng khơng nhỏ đến QHLI giữa các chủ thể trong CGTCP cũng như
sự phát triển của ngành cà phê.
Về trình độ phát triển KT-XH, trong một quốc gia trình độ phát tiển của
KT-XH có ảnh hưởng đến tất cả mọi q trình sản xuất kinh doanh của tất cả
mọi ngành, trong đó có ngành cà phê. Nền kinh tế phát triển sẽ thúc đẩy quan
hệ kinh tế lành mạnh, giúp cho sự liên kết giữa các chủ thể kinh tế trong ngành
cà phê trở nên chặt chẽ hơn và LIKT ngày càng được nâng cao.
2.2.2.2. Sự định hướng và điều tiết của Nhà nước
Đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước đóng vai trị
quan trọng thúc đẩy ngành cà phê phát triển qua đó góp phần nâng cao thu nhập
cho các chủ thể. Nhà nước thông qua các chủ trương, chính sách và các cơng cụ
điều tiết của mình tác động đến sự phát triển ngành cà phê trên cơ sở đảm bảo
hài hịa lợi ích của các chủ thể tham gia phát triển CGTCP.

2.2.2.3. Vị thế và năng lực liên kết giữa các chủ thể trong chuỗi giá trị cà phê

Trong CGTCP, mỗi chủ thể tham gia đều có những vị thế nhất định, vị thế
đó ảnh hưởng đến việc tạo ra giá trị gia tăng và được hưởng giá trị đó. Về năng

lực liên kết giữa các chủ thể trong phát triển CGTCP, các chủ thể từ khâu sản
xuất đến chế biến, tiêu thụ có mối quan hệ biện chứng tác động qua lại lẫn nhau
trong quá trình phát triển. Do đó khả năng liên kết giữa các chủ thể trong
CGTCP có ảnh hưởng đến LIKT cũng như sự hài hịa lợi ích giữa các chủ thể.
2.2.2.4. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và thị trường cà phê
HNKTQT mở ra nhiều thời cơ, vận hội để phát triển CGTCP như cơ hội về
mở rộng thị trường tiêu thụ, tiếp cận với nền sản xuất cà phê với tiêu chuẩn,
chất lượng cao đáp ứng yêu cầu quá trình hội nhập nhằm nâng cao giá trị xuất
khẩu và LIKT cho các chủ thể thúc đẩy CGTCP vận hành hiệu quả. Tuy nhiên,
bên cạnh những thuận lợi, quá trình hội nhập cịn tạo ra những thách thức cho
ngành cà phê nói chung và vấn đề hài hịa lợi ích giữa các chủ thể trong
CGTCP. Về thị trường tiêu thụ cà phê cũng có những ảnh hưởng nhất định trong


12

QHLI giữa các chủ thể. Thông tin thị trường cũng là nhân tố có tác động lớn
đến sản xuất, chế biến tiêu thụ nơng sản nói chung và cà phê nói riêng.
2.3. KINH NGHIỆM ĐẢM BẢO HÀI HỊA LỢI ÍCH TRONG PHÁT TRIỂN
CHUỖI GIÁ TRỊ CÀ PHÊ Ở MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI, ĐỊA PHƯƠNG
TRONG NƯỚC VÀ BÀI HỌC CHO TỈNH ĐẮK LẮK.

2.3.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới và địa phương
trong nước
2.3.1.1. Kinh nghiệm của Colombia
Một là, chính phủ Colombia ban hành những chính sách rất sớm nhằm bảo
vệ sản xuất trong nước, chủ động ứng phó với những tác động từ bên ngồi đối
với ngành cà phê. Hai là, chính phủ Colombia rất quan tâm đến LIKT của các chủ
thể trong CGTCP, nhất là thu nhập của người nông dân ở khâu sản xuất cà phê
trong chuỗi. Ba là, chú trọng nâng cao chất lượng cà phê ngay từ khâu đầu vào,

sản xuất và tạo ra sự liên kết chặt chẽ trên cơ sở đảm bảo hài hòa và nâng cao
LIKT cho các chủ thể sản xuất kinh doanh ngành cà phê ở Colombia.
2.3.1.2. Kinh nghiệm của Ấn Độ
Thứ nhất, chính phủ Ấn Độ xác định vị thế, vai trò quan trọng của người
nơng dân trồng cà phê từ đó có những chính sách cụ thể nhằm bảo vệ quyền lợi
cho các nông hộ. Thứ hai, Ấn Độ đã phát triển hệ thống mua bán cà phê trực
tuyến giữa người dân, trang trại và các doanh nghiếp chế biến xuất khẩu cà phê.
Thứ ba, các doanh nghiệp ở nước này ln tích cực, mạnh dạn ứng dụng khoa
học, công nghệ hiện đại vào chế biến cà phê. Đồng thời, chính phủ giảm bớt
các khâu trung gian và tổ chức sản xuất cà phê tập trung nhằm tiết kiệm chi
phí sản xuất. Thứ tư, chính phủ Ấn Độ rất quan tâm và đẩy mạnh phát triển và
xuất khẩu cà phê chỉ dẫn địa lý.
2.3.1.3. Kinh nghiệm của tỉnh Lâm Đồng
Một là, Lâm Đồng chủ trương sắp xếp, đổi mới chương trình sản xuất, chế
biến theo CGTCP để tăng cường gắn kết giữa các chủ thể theo hướng sản xuất quy
mô lớn và phát triển bền vững để nâng cao LIKT cho các chủ thể trong chuỗi. Hai
là, Lâm Đồng đã tập trung đầu tư đổi mới công nghệ chế biến cà phê, nhất là
ứng dụng công nghệ chế biến sâu cà phê để xuất khẩu với máy móc, trang thiết
bị hiện đại. Ba là, Lâm Đồng ln tích cực trong việc quảng bá thương hiệu cà
phê chỉ dẫn địa lý của tỉnh.
2.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Đắk Lắk
Thứ nhất, cần đặt đúng vị trí quan trọng của người nơng dân trồng cà phê
trong khâu sản xuất của CGTCP tỉnh Đắk Lắk. Thứ hai, thành lập và phát huy
vai trò của các tổ chức đại diện cho người nông dân trồng cà phê đứng ra hỗ
trợ, giải quyết những vấn đề mà các chủ thể sản xuất kinh doanh cà phê gặp
phải. Thứ ba, coi trọng và thúc đẩy liên kết chặt chẽ và thiết thực giữa các chủ
thể trong CGTCP để tăng cường các mối QHLI giữa các chủ thể trong ngành cà
phê. Thứ tư, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm cà phê Đắk Lắk, đẩy mạnh
sản xuất cà phê có chất lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn và có chứng nhận quốc
tế, đồng thời chú trọng phát triển cà phê mang thương hiệu chỉ dẫn địa lý, đăng

ký sở hữu trí tuệ và tận dụng những thời cơ, vận hội của q trình tồn cầu hóa


13

và HNKTQT để tăng thu nhập cho các chủ thể trong CGTCP. Thứ năm, phát
huy vai trò của nhà nước và chính quyền địa phương thơng qua các chính sách
để kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy ngành cà
phê phát triển bền vững.
Chương 3
THỰC TRẠNG QUAN HỆ LỢI ÍCH TRONG PHÁT TRIỂN CHUỖI
GIÁ TRỊ CÀ PHÊ Ở TỈNH ĐẮK LẮK
3.1. KHÁI QUÁT VỀ PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ CÀ PHÊ Ở TỈNH ĐẮK LẮK

3.1.1. Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội đến phát triển cà phê ở Đắk Lắk
Nghiên cứu đã phân tích những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên
và kinh tế - xã hội đến phát triển ngành cà phê của tỉnh Đắk Lắk, trong đó có
phát triển CGTCP của địa phương. Đồng thời, luận án cũng chỉ rõ vai trị quan
trọng của Nhà nước và chính quyền tỉnh Đắk Lắk với những chủ trương, chính
sách phát trong triển ngành cà phê đã tạo ra những cơ hội và động lực quan
trọng để người dân cũng như các doanh nghiệp tham gia phát triển ngành cà
phê ở Đắk Lắk.
3.1.2. Đặc điểm về chuỗi giá trị cà phê tỉnh Đắk Lắk
Đắk Lắk là địa phương sản xuất cà phê lớn nhất Việt Nam và đóng góp chủ
yếu cho sản lượng xuất khẩu cà phê của cả nước với diện tích trồng năm 2019
là 208.108 ha và sản lượng đạt 476.424 tấn. CGTCP tỉnh Đắk Lắk là tập hợp
các hoạt động được hình thành và vận hành dựa trên sự gắn kết giữa các chủ thể
chính trong CGTCP với các chức năng sản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê bao
gồm người nông dân trồng cà phê, các chủ thể thu mua cà phê (thương lái, đại
lý) và các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ cà phê được thể hiện thông qua sơ đồ

CGTCP của tỉnh như sau:
Sản xuất
cà phê

Đầu vào

Chế biến,
tiêu thụ
cà phê

Thu mua
cà phê

19,11% Thương 19,11%
lái
Nhà
cung
cấp đầu
vào

Người

20,92%

17,73%

nghiệp

dân


chế biến
59,97%

Đại lý

nội địa

Doanh

nông

Tiêu thụ

Xuất

59,97%
82,27%

khẩu


14
3.2. THỰC TRẠNG QUAN HỆ LỢI ÍCH TRONG PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ
TRỊ CÀ PHÊ TỈNH ĐẮK LẮK GIAI ĐOẠN 2015 – 2020

3.2.1. Thực trạng về quan hệ lợi ích giữa người nông dân sản xuất cà
phê với các chủ thể thu mua trong phát triển chuỗi giá trị cà phê ở Đắk Lắk
* Thực trạng quan hệ lợi ích kinh tế giữa người nông dân với các chủ
thể thu mua cà phê trong phát triển chuỗi giá trị cà phê tỉnh Đắk Lắk:
Về thực trạng QHLIKT của người nông dân trồng cà phê: Kết quả nghiên

cứu cho thấy, về diện tích bình qn của 300 hộ nơng dân ở Đắk Lắk được khảo
sát là 1,49 ha/hộ với năng suất bình quân là 24,03 tạ cà phê nhân/ha. Như vậy,
phần lớn các nông hộ trồng cà phê với quy mô nhỏ lẻ. Với tổng chí phí là 35,59
triệu đồng/ha, doanh thu là 79,42 triệu đồng và thu nhập bình quân mỗi hộ là
43,83 triệu đồng/ha/năm. Hiệu quả sản xuất cà phê của người nơng dân cịn
được thể hiện qua sản lượng, năng suất cà phê. Năm 2019, sản lượng cà phê của
tỉnh đạt 476.424 tấn, năng suất cà phê bình quân của tỉnh Đắk Lắk đạt 2,50
tấn/ha, tăng lên so với niên vụ trước.
Về thực trạng QHLIKT của các chủ thể thu mua cà phê: Kết quả khảo sát
cho thấy với sản lượng thu mua bình quân là 137 tấn cà phê nhân với tổng chi
phí từ hoạt động kinh doanh của chủ thể thu mua là 32,994 triệu đồng/1 tấn cà
phê thu mua. Với giá thu mua vào bình quân là 32,9 nghìn đồng/kg cà phê
nhân, giá bán ra bình quân là 33,1 nghìn đồng, chênh lệch giữa giá mua và giá
bán là 200 đồng/kg. Với giá bán là 33,1 nghìn đồng/kg, doanh thu của các chủ
thể thu mua là 33,1 triệu đồng/tấn và lợi nhuận thu được là 106 nghìn đồng/tấn.
* Thực trạng về hình thức thực hiện quan hệ lợi ích thơng qua q trình
mua – bán cà phê diễn ra giữa người nông dân với các chủ thể thu mua cà
phê trong phát triển chuỗi giá trị cà phê tỉnh Đắk Lắk.
QHLI giữa người dân trồng cà phê với các chủ thể thu mua ở Đắk Lắk cịn
được biểu hiện qua hình thức mua bán trực tiếp bằng miệng chiếm phần lớn
trong quá trình mua bán, tuy nhiên chứa đựng nhiều rủi ro như tình trạng người
dân bị ép giá hay thiếu thông tin giá cả thị trường; hình thức mua bán thơng qua
giấy tờ viết tay; giao kèo mua bán thông qua tin nhắn điện thoại; hình thức ký
gửi tại các đại lý cà phê nhưng chủ yếu bằng giấy viết tay hay phiếu nhập kho
giữa các bên mà không thực hiện hợp đồng ký gửi và khơng có tính pháp lý hay
điều kiện ràng buộc nào nên dễ dẫn đến những xung đột lợi ích.
* Thực trạng về giá cả cà phê và tình trạng “ép giá” trong quá trình mua
bán cà phê giữa các chủ thể thu mua với người nông dân trồng cà phê trên
địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Theo kết quả Báo cáo Tổng kết niên vụ cà phê 2018-2019 và Kế hoạch

niên vụ cà phê 2019-2020 cho thấy, giá thu mua cà phê nhân trên địa bàn tỉnh
Đắk Lắk có sự chênh lệch lớn ở những thời điểm khác nhau như: thời điểm giá
mua cao nhất vào tháng 10/2018 đạt trung bình 36.193 đồng/kg trong đó ngày
có giá mua cao nhất 37.800 đồng/kg (ngày 18/10/2018); tháng 5/2019 có giá
mua trung bình thấp nhất chỉ ở mức 31.323 đồng/kg, ngày có giá mua thấp nhất


15

trong niên vụ là 29.800 đồng/kg (ngày 9/5/2019). Điều này cho thấy, tình trạng
giá mua cà phê ở tỉnh Đắk Lắk bấp bênh đã tác động không nhỏ đến người sản
xuất cà phê mà chủ yếu là người nông dân, đồng thời bên phía chủ thể thu mua cà
phê mà trực tiếp là các thương lái, đại lý dễ dàng “ép giá” đối với người dân khi
làm giảm thu nhập của người nông dân trồng cà phê.
* Về thực trạng liên kết giữa nông dân với các chủ thể khác trong phát triển
chuỗi giá trị cà phê tỉnh Đắk Lắk
Trong q trình sản xuất cà phê người nơng dân có sự kết nối với các chủ thể
tham gia trong CGTCP tỉnh Đắk Lắk. Trong đó, chủ yếu sự liên kết diễn ra giữa
người nông dân với các ngân hàng và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, ngồi ra
cũng có sự kết nối giữa người dân với nhà khoa học và cơ quan quản lý của nhà
nước. Tuy nhiên, mức độ liên kết lỏng lẻo của các chủ thể dẫn đến hiệu quả kinh
tế thấp và là trở lực hiện hữu đối với sự phát triển của CGTCP ở Đắk Lắk.
* Về thực trạng nắm bắt thông tin thị trường liên quan đến giá cả cà phê
của người nông dân trong chuỗi giá trị cà phê tỉnh Đắk Lắk
Thu nhập của người nông dân trong CGTCP cũng chịu ảnh hưởng không
nhỏ từ thông tin giá cả cà phê trên thị trường, đồng thời những mâu thuẫn lợi
ích xoay quanh vến đề giá cả cũng xuất phất một phần từ vấn đề này. Phần lớn
các nông hộ ở Đắk Lắk nắm thông tin giá cả thị trường cà phê ở tivi, internet là
phổ biến nhất. Ngồi ra, cịn qua các kênh thông tin như thông qua các liên
minh sản xuất cà phê, thơng qua hình thức truyền miệng lẫn nhau, nắm thông

tin giá cả từ các thương lái, đại lý thu mua và từ các doanh nghiệp.
3.2.2. Thực trạng về quan hệ lợi ích giữa nơng dân với doanh nghiệp
chế biến, tiêu thụ trong phát triển chuỗi giá trị cà phê tỉnh Đắk Lắk
* Thực trạng về quan hệ lợi ích kinh tế của các doanh nghiệp chế biến,
tiêu thụ trong phát triển chuỗi giá trị cà phê tỉnh Đắk Lắk
Đối với quá trình tiêu thụ cà phê trong nước, với doanh thu bình quân của
các doanh nghiệp đạt 35,1 triệu đồng/1 tấn cà phê nhân, lợi nhuận bình quân
các doanh nghiệp thu về là 780 nghìn đồng sau khi đã trừ đi tổng chi phí là
34,32 triệu đồng/1 tấn cà phê nhân. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê
ra nước ngồi với doanh thu bình qn là 36,3 triệu đồng, lợi nhuận các doanh
nghiệp là 1,04 triệu đồng/ 1 tấn cà phê nhân xuất khẩu. Bên cạnh đó, hiệu quả
kinh tế của các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ còn được thể hiện qua sản lượng
và kim ngạch xuất khẩu cà phê của tỉnh Đắk Lắk với tổng lượng cà phê xuất
khẩu của tỉnh năm 2019 là 189.252 tấn, chiếm tỷ lệ 11,2%, kim ngạch đạt
314,512 triệu USD chiếm tỷ lệ 10,6% so với cả nước.

* Thực trạng về hình thức thực hiện quan hệ lợi ích giữa người nông dân
với doanh nghiệp chế biến cà phê thông qua các hợp đồng kinh tế ở Đắk Lắk
Một là, thực trạng về QHLI khi thực hiện hợp đồng hỗ trợ giữa nông dân
với doanh nghiệp trong CGTCP ở Đắk Lắk
Lợi ích của việc thực hiện hợp đồng hỗ trợ về phía người dân trồng cà phê
ở Đắk Lắk sẽ nhận được sự hỗ trợ từ các doanh nghiệp như cung cấp cây giống,


16

hỗ trợ nguồn vốn, phân bón, hướng dẫn kỹ thuật,…qua đó nơng dân có điều
kiện để nâng cao năng suất và sản xuất cà phê đạt chất lượng tốt, giá thành cao.
Về phía các doanh nghiệp sẽ có được nguồn nguyên liệu ổn định cho đầu vào
của quá trình chế biến với chất lượng cà phê được đảm bảo dẫn đến tiêu thụ cà

phê thành phẩm với giá cao hơn.
Hai là, thực trạng về QHLI khi thực hiện hợp đồng ký gửi giữa nông dân
với doanh nghiệp trong CGTCP ở Đắk Lắk.
Lợi ích của người nơng dân khi thực hiện hợp đồng ký gửi cà phê tại các
doanh nghiệp ở Đắk Lắk đảm bảo được tính pháp lý đầy đủ, thủ tục và những
cam kết rõ ràng và người dân cũng yên tâm ký gửi hơn so với ký gửi tại các đại
lý thu mua. Người dân không phải tốn chi phí kho bãi và có thể đợi giá cao bán
để được giá cà phê và thu nhập khi bán cao hơn. Về phía các doanh nghiệp sẽ
chủ động hơn đối với nguồn nguyên liệu đầu vào để chế biến, đồng thời đảm
bảo về công suất chế biến cũng như các hợp đồng xuất khẩu đối với các đối tác
trong và ngoài nước. Tuy nhiên, thực trạng ký gửi cà phê tại các doanh nghiệp
của người dân trồng cà phê ở Đắk Lắk cũng chứa đựng những rủi ro, hạn chế nhất
định với việc ký gửi cà phê bằng giấy tờ viết tay hoặc phiếu nhập kho, do đó
khơng có tính pháp lý cao và ràng buộc giữa các bên nên dễ dẫn đến những mâu
thuẫn lợi ích khi các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, không trả tiền hay vỡ nợ
làm cho QHLI giữa các chủ thể thiếu bền vững ảnh hướng đến sự phát triển của
CGTCP trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Ba là, thực trạng về QHLI khi thực hiện hợp đồng giao nhận khốn giữa
người nơng dân với doanh nghiệp trong CGTCP ở Đắk Lắk.
Trong QHLI giữa người dân với doanh nghiệp trong CGTCP ở Đắk Lắk đã
và đang xuất hiện nhiều mâu thuẫn và xung đột lợi ích xoay quanh vấn đề giao
nhận khốn, mà chủ yếu là về sản lượng nộp khoán. Cụ thể, qua khảo sát đối
với các hộ nơng dân nhận khốn cho rằng mức sản lượng nộp khốn của cơng
ty cao và thay đổi. Mặt khác, đối với những hộ nhận khoán lâu năm khi cây cà
phê trên 20 năm tuổi đã già cỗi, cho năng suất thấp, hay mất mùa nhưng vẫn
phải nộp sản phẩm khốn chứ khơng giảm. Điều này cho thấy lợi ích giữa nơng
dân với các doanh nghiệp trong q trình thực hiện giao nhận khốn chưa được
bảo đảm hài hịa, vẫn cịn tình trạng xâm hại lợi ích lẫn nhau dẫn đến những
mâu thuẫn và xung đột lợi ích làm kìm hảm sự phát triển của CGTCP trên địa
bàn tỉnh Đắk Lắk.

Bốn là, thực trạng về QHLI khi thực hiện hợp đồng mua bán giữa nông
dân với doanh nghiệp trong CGTCP ở Đắk Lắk.
Trong QHLI giữa người nông dân trồng cà phê với các doanh nghiệp chế
biến, tiêu thụ trong CGTCP ở tỉnh Đắk Lắk thông qua phương thức thực hiện các
hợp đồng kinh tế đã mang lại những lợi ích nhất định, qua đó góp phần cải thiện
quá trình sản xuất kinh doanh của các chủ thể. Tuy nhiên, bênh cạnh những lợi
ích đạt được vẫn cịn những khó khăn trong q trình thực hiện hay những vấn đề
bức xúc, mâu thuẫn lợi ích giữa hai bên khi không thống nhất được quan điểm


17

dẫn đến những vụ việc kiện tụng ảnh hưởng đến sự gắn kết, hợp tác cũng như
quan hệ kinh tế và sự phát triển của CGTCP Đắk Lắk cũng suy giảm.
* Thực trạng tham gia liên minh sản xuất cà phê giữa nông dân với
doanh nghiệp ở tỉnh Đắk Lắk
Lợi ích đối với người nông dân ở Đắk Lắk khi tham gia vào các liên minh
sẽ được hỗ trợ từ khâu đầu vào sản xuất cho đến tiêu thụ đầu ra sản phẩm cà
phê qua đó sẽ mang lại năng suất và thu nhập cao hơn và người nông dân có cơ
hội nâng cao LIKTvà cải thiện cuộc sống. Cịn đối với các doanh nghiệp chế
biến, tiêu thụ cà phê trên địa bàn tỉnh sẽ đảm bảo được vùng nguyên liệu ổn định
và đảm bảo chất lượng, cà phê chế biến có giá trị cao đáp ứng được những yêu
cầu từ phía các đối tác quốc tế khi xuất khẩu. Ngồi ra, thơng qua sự hoạt động
của các liên minh sản xuất thúc đẩy sự hợp tác và liên kết giữa Nhà nước – nhà
khoa học – nhà nông và doanh nghiệp ngày càng bền chặt hơn trên cơ sở lợi ích
được dung hịa và nâng cao góp phần phát triển CGTCP tỉnh Đắk Lắk theo
hướng hiệu quả và bền vững. Tuy nhiên, hình thức này cịn mới hình thành nền
chưa phát triển phổ biến ở Đắk Lắk.
* Thực trạng về liên kết giữa các doanh nghiệp với người nông dân
trồng trong phát triển chuỗi giá trị cà phê ở Đắk Lắk

Trong CGTCP tỉnh Đắk Lắk, liên kết giữa người dân với các doanh nghiệp
ở Đắk Lắk cho thấy còn khá lỏng lẻo, các chủ thể trong CGTCP chưa tạo ra
được sự gắn kết có hiệu quả trên cơ sở nâng cao thu nhập dẫn đến lợi ích chưa
được hài hòa và chưa tạo động lực để thúc đẩy phát triển CGTCP của tỉnh.
3.2.3. Thực trạng về quan hệ lợi ích giữa các chủ thể thu mua với
doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ trong phát triển chuỗi giá trị cà phê tỉnh
Đắk Lắk
* Thực trạng về hình thức thực hiện quan hệ lợi ích giữa các chủ thể
thu mua cà phê với các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ trong chuỗi giá trị cà
phê ở tỉnh Đắk Lắk
QHLI giữa các chủ thể thu mua cà phê với các doanh nghiệp chế biến cà
phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk được thể hiện thơng qua các hình thức chủ yếu
như hợp đồng mua bán, mua bán bằng miệng hoặc giấy tờ viết tay, thông quá
giao kèo tin nhắn điện thoại để kịp thời chốt sản lượng và giá bán tại thời điểm
thích hợp. Tuy nhiên, việc mua bán cà phê diễn ra chủ yếu bằng các hình thức
phi văn bản và hầu như khơng có tính ràng buộc về mặt pháp lý, điều này chứa
đựng nhiều rủi ro khi gặp vấn đề xảy ra giữa hai bên dẫn đến những mâu thuẫn
lợi ích trong q trình phát triển CGTCP tỉnh Đắk Lắk.
* Thực trạng về liên kết giữa các chủ thể thu mua cà phê với các doanh
nghiệp chế biến, tiêu thụ trong chuỗi giá trị cà phê ở Đắk Lắk
Trong CGTCP tỉnh Đắk Lắk hiện nay, mối liên kết giữa doanh nghiệp và
các chủ thể thu mua được thực hiện bằng việc mua bán, chốt giá và sản lượng
thông qua các giao kèo bằng điện thoại giữa hai bên. Các doanh nghiệp sẽ báo
giá cà phê hằng ngày cho các thương lái, đại lý thu mua cà phê ở tỉnh Đắk Lắk


18

thơng qua tin nhắn điện thoại. Sau đó, các chủ thể trung gian thu mua cà phê sẽ
chốt giá bán và sản lượng cho doanh nghiệp cũng thông qua giao kèo bằng tin

nhắn điện thoại.
Về thực trạng đánh giá khả năng thu nhập của các chủ thể thu mua cà phê
trong quan hệ kinh tế với các doanh nghiệp và người dân trong CGTCP tỉnh Đắk
Lắk cho thấy phần lớn hài lòng với kết quả thu nhập hiện tại từ cơng việc mua đi
bán lại của mình. Thực tế mặc dù giá cả cà phê thường xuyên biến động nhưng
thu nhập của các chủ thể thu mua trong quan hệ kinh tế với người dân hay các
doanh nghiệp ít chịu ảnh hưởng và mức độ rủi ro thấp so với các chủ thể khác.
Như vậy, qua thực trạng về LIKT đạt được trong QHLI giữa các chủ thể
trong CGTCP ở Đắk Lắk cho thấy mức thu nhập của người nông dân trồng cà
phê hay lợi nhuận của các doanh nghiệp chế biến đang có sự phân hóa rõ rệt với
mức thấp ở khâu sản xuất, với mức thu nhập cuối cùng nếu trừ đi phần bằng với
tiền công người lao động của người nông dân trồng khoảng 3,249 triệu đồng/ 1
tháng cho các khoản chi tiêu, sinh hoạt, nuôi con ăn học,…của mỗi hộ nông dân.
Và với giá cả sinh hoạt chi trả trong cuộc sống của hộ gia đình như hiện nay thì
rõ ràng mức thu nhập trên là khơng đủ trang trải cuộc sống, chưa kể có khi cà
phê còn mất mùa, hạn hán và giá cả bấp bênh và chưa kể chu kỳ sản xuất cà phê
mất nhiều thời gian từ khi trồng cho đến khi thu hoạch mất 3 đến 4 năm ban đầu.
Trong khi đó, các chủ thể khác trong CGTCP ở Đắk Lắk như các đại lý thu mua
hay các doanh nghiệp chế biến có vịng quay mua bán kinh doanh cà phê xảy ra
nhanh chóng, chu kỳ kinh doanh ngắn, có thể vịng quay mua bán nhiều lần/ 1
ngày dẫn đến lợi nhuận thực tế thu được cao hơn so với người nông dân rất
nhiều, đây cũng chính là điểm nghẽn trong QHLI giữa người nông dân với các
chủ thể khác trong quá trình phát triển CGTCP ở Đắk Lắk.
3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUAN HỆ LỢI ÍCH TRONG PHÁT TRIỂN CHUỖI
GIÁ TRỊ CÀ PHÊ Ở TỈNH ĐẮK LẮK

3.3.1. Những thành tựu chủ yếu
Nghiên cứu về QHLI giữa nông dân với các chủ thể khác trong phát triển
CGTCP trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk cho thấy:
Thứ nhất, QHLI trong phát triển CGTCP góp phần mang lại thu nhập cho

các chủ thể ở các khâu trong chuỗi trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và thúc đẩy sự
phát triển của ngành cà phê, qua đó giúp từng bước cải thiện chất lượng cuộc
sống, đóng góp vào sự phát triển của ngành cà phê và thúc đẩy KT-XH phát
triển, đồng thời góp phần ổn định kinh tế chính trị và đảm bảo an ninh – quốc
phịng ở vùng Tây Nguyên nói riêng và Việt Nam nói chung.
Thứ hai, QHLI trong phát triển CGTCP đã thúc đẩy quá trình sản xuất cà
phê ở tỉnh Đắk Lắk mang tính chun mơn hóa ngày càng cao từ khâu sản xuất
đến chế biến tiêu thụ cà phê, nâng cao năng suất lao động của nông dân cũng
như các doanh nghiệp và các chủ thể khác trong toàn ngành cà phê.
Thứ ba, các chủ thể trong CGTCP tỉnh Đắk Lắk đã hình thành và có sự
gắn kết với nhau ở các khâu, tích cực chú trọng đổi mới trong các hoạt động


19

sản xuất, chế biến nhằm nâng cao thu nhập của mình cũng như hiệu quả trong
vận hành CGTCP của tỉnh. Liên kết giữa các nhà gồm Nhà nước – nhà nông –
nhà khoa học – nhà doanh nghiệp – nhà bank (ngân hàng) đã hình thành và
dần phát huy hiệu quả trong quá trình sản xuất kinh doanh cà phê ở Đắk Lắk.
Thứ tư, QHLI trong phát triển CGTCP thúc đẩy ngành cà phê tỉnh Đắk
Lắk phát triển theo hướng bến vững và dần đáp ứng được các tiêu chuẩn về
chất lượng để nâng cao giá trị gia tăng trong quá trình HNKTQT.
3.3.2. Những hạn chế trong thực hiện quan hệ lợi ích
Một là, thu nhập của các chủ thể trong CGTCP Đắk Lắk có cải thiện nhưng
vẫn cịn chưa tương xứng với vị thế, nhất là đối với người nông dân trồng cà
phê ở Đắk Lắk khi mà thu nhập còn thấp, thiếu ổn định. Đồng thời, chưa khai
thác lợi ích nhiều ở khâu chế biến sâu cà phê mà chỉ chế biến thơ nên lợi ích
mang lại thấp và chưa thật sự hài hòa giữa các chủ thể trong CGTCP Đắk Lắk.
Hai là, giá cả cà phê bấp bênh ảnh hưởng đến lợi ích cũng như q trình
phân phối lợi ích giữa các chủ thể dẫn đến LIKT bị xâm hại.

Ba là, mặc dù giữa người dân với các doanh nghiệp hay các chủ thể khác
trong CGTCP tỉnh Đắk Lắk có liên kết với nhau nhưng sự liên kết cịn yếu và
thiếu tính bền vững.
Bốn là, khả năng cập nhật và nắm bắt thông tin thị trường về giá cả cà
phê cũng như những mặt hàng khác còn yếu, nhất là đối với người nông dân
sản xuất cà phê ở các vùng sâu, vùng xa.
Năm là, QHLI trong phát triển CGTCP trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk chứa
đựng nhiều mâu thuẫn và những nguy cơ dẫn đến xung đột lợi ích giữa các
chủ thể trong CGTCP.
3.3.3. Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế
3.3.3.1. Về nguyên nhân của những thành tựu
Những thành tựu đạt được về QHLI giữa các chủ thể trong phát triển
CGTCP ở Đắk Lắk trước hết là nhờ sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của Đảng,
Nhà nước và chính quyền địa phương các cấp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đối với
sự phát triển của ngành cà phê. Cùng với đó là những tác động của các quy luật
kinh tế như quy luật cạnh tranh, quy luật giá trị đã tác động lên các chủ thể
trong CGTCP tỉnh Đắk Lắk và thời cơ, vận hội từ quá trình HNKTQT mang lại
đã thúc đẩy ngành cà phê tỉnh Đắk Lắk phát triển và nâng cao giá trị mới trong
CGTCP tỉnh Đắk Lắk.
3.3.3.2. Về nguyên nhân của những hạn chế
Thứ nhất, do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên với khí hậu và thời tiết khắc
nghiệt trong những năm qua đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả sản xuất kinh
doanh cà phê của các chủ thể.
Thứ hai, phần lớn diện tích trồng cà phê ở các nơng hộ trên địa bàn tỉnh
Đắk Lắk cịn nhỏ lẻ, manh mún.
Thứ ba, các chủ thể tham gia CGTCP tỉnh Đắk Lắk chưa nhận thức được vai
trò quan trọng của sự liên kết và hợp tác giữa các chủ thể với nhau trong chuỗi;


20


chưa tích cức đổi mới ứng dụng cơng nghệ vào khâu sản xuất, chế biến cà phê.
Thứ tư, một số chủ trương, chính sách của chính quyền địa phương triển
khai cịn chậm, và chưa tác động theo hướng tích cực đối với các chủ thể sản
xuất kinh doanh cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Thứ năm, kết cấu hạ tầng ở một số địa phương của tỉnh Đắk Lắk cịn chậm
phát triển và gặp nhiều khó khăn.
Chương 4
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO HÀI HỊA LỢI ÍCH TRONG
PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ CÀ PHÊ Ở TỈNH ĐẮK LẮK
4.1. DỰ BÁO TÌNH HÌNH VÀ QUAN ĐIỂM VỀ ĐẢM BẢO HÀI HỊA LỢI ÍCH
TRONG PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ CÀ PHÊ TỈNH ĐẮK LẮK

4.1.1. Dự báo tình hình tác động đến đảm bảo hài hịa lợi ích trong
phát triển chuỗi giá trị cà phê tỉnh Đắk Lắk đến năm 2030
4.1.1.1. Những thời cơ, thuận lợi
Quá trình HNKTQT và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư phát triển
mạnh mẽ sẽ mang lại nhiều thời cơ, vận hội để thúc đẩy phát triển các khâu
trong CGTCP trên địa bàn tỉnh, nhất là đi tắt đón đầu trong việc ứng dụng các
tiến bộ khoa học, cơng nghệ vào q trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê;
thị trường tiêu thụ các mặt hàng nơng sản của Việt Nam nói chung trong đó có
thị trường xuất khẩu cà phê ngày càng được mở rộng dưới tác động tích cực từ
các hiệp định thương mại tự do (FTA) được ký kết và có hiệu lực đi vào hoạt
động; vai trị của Nhà nước và chính quyền địa phương các cấp đối với chiến
lược phát triển ngành cà phê ngày càng được tăng cường thơng qua các chính
sách, cơ chế thuận lợi để thúc đẩy ngành cà phê phát triển
4.1.1.2. Những khó khăn, thách thức
Đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp cùng với những biến động của thị
trường hàng hóa, dịch vụ do cuộc chiến tranh thương mại giữa các cường
quốc; thực trạng biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp; tình trạng cạnh

tranh trên thị trường xuất khẩu cà phê diễn ra ngày càng gay gắt và quyết liệt do
nguồn cung cà phê trên thời giới ngày càng nhiều; tình hình giá cả thị trường cà
phê có nhiều biến động; ngành cà phê phải đối mặt với những yêu cầu gắt gao
về các tiêu chuẩn, điều kiện hết sức chặt chẽ về hàng hóa xuất khẩu của Việt
trong HNKTQ; Thu nhập thấp và chưa đảm bảo hài hịa lợi ích giữa các chủ
thể trong phát triển CGTCP ở Đắk Lắk.
4.1.2. Quan điểm về đảm bảo hài hịa lợi ích trong phát triển chuỗi giá
trị cà phê ở tỉnh Đắk lắk
Thứ nhất, giải quyết hài hịa lợi ích giữa các chủ thể tham gia CGTCP ở Đắk
Lắk phải hướng tới tạo động lực và nâng cao LIKT cho các chủ thể trong chuỗi.
Thứ hai, đảm bảo hài hịa lợi ích trong phát triển CGTCP trên địa bàn tỉnh Đắk
Lắk phải hướng đến việc tạo ra giá trị gia tăng ngày càng lớn trong chuỗi. Thứ


21

ba, chống tình trạng ép giá, cạnh tranh khơng lành mạnh và tăng cường liên kết
giữa các chủ thể nhằm đảm bảo ngành cà phê phát triển bền vững trên cơ sở hài
hịa lợi ích giữa các chủ thể trong phát triển CGTCP tỉnh Đắk Lắk. Thứ tư, đảm
bảo hài hịa lợi ích trong CGTCP ở Đắk Lắk phải gắn với giải quyết việc làm,
tăng thu nhập để nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần đảm bảo ổn định
chính trị xã hội và tăng cường quốc phòng an ninh. Thứ năm, đảm bảo hài hòa
QHLI trong CGTCP phải tạo ra đòn bẩy quan trọng để thúc đẩy phát triển KTXH tỉnh Đắk Lắk trong bối cảnh hội nhập
4.2. GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO HÀI HỊA LỢI ÍCH TRONG PHÁT TRIỂN CHUỖI
GIÁ TRỊ CÀ PHÊ Ở TỈNH ĐẮK LẮK

4.2.1. Nhóm giải pháp đối với các chủ thể sản xuất kinh doanh trong
phát triển chuỗi giá trị cà phê tỉnh Đắk Lắk
4.2.1.1. Đối với chủ thể là người nông dân sản xuất cà phê trong chuỗi
giá trị cà phê tỉnh Đắk Lắk

Một là, người nông dân trồng cà phê ở Đắk Lắk cần thay đổi tập quán sản xuất
cà phê theo kiểu manh mún, nhỏ lẻ sang hướng tập trung sản xuất quy mô lớn.
Hai là, người nông dân trồng cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk cần phải
mạnh dạn đầu tư ứng dụng khoa học, cơng nghệ vào q trình sản xuất cà phê.
Ba là, các chủ thể sản xuất cà phê ở Đắk Lắk cần tích cực tham gia vào các
hợp tác xã, liên minh sản xuất cà phê.
Bốn là, người nông dân cần tham gia và mở rộng diện tích sản xuất cà phê
bền vững có chứng nhận nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cà phê đáp ứng
được các tiêu chuẩn quốc tế và mang lại nhiều giá trị cũng như tăng thu nhập
cho người nông dân trong CGTCP của tỉnh Đắk Lắk.
Năm là, người dân trồng cà phê ở Đắk Lắk cần chủ động, tích cực thực
hiện chương trình tái canh cà phê. Sáu là, người dân cần thường xuyên nắm bắt
và cập nhật những thông tin về giá cả thị trường cà phê.
4.2.1.2. Đối với các chủ thể thu mua cà phê trong chuỗi giá trị cà phê
tỉnh Đắk Lắk
Trước hết, cần phải đầu tư sân bãi để phơi cà phê, kho chứa để tập kết cà
phê khi mua, thậm chí cần phải đầu tư một số máy móc để sấy hoặc giữ độ ẩm
cà phê nhằm đảm bảo chất lượng hạt cà phê khi bán cho các doanh nghiệp.
Mặt khác, trong mối QHLI giữa các chủ thể trong CGTCP, các chủ thể thu
mua cà phê cần phải đảm bảo tính liên kết bền vững với người nông dân trồng
cà phê cũng như các doanh nghiệp chế biến.
Các thương lái, đại lý cần minh bạch thông tin giá cả thị trường cà phê
cũng như giá báo từ các doanh nghiệp để đưa ra giá mua hợp lý tránh tình trạng
ép giá với người dân.
4.2.1.3. Đối với chủ thể là các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ cà phê
trong chuỗi giá trị cà phê tỉnh Đắk Lắk
Thứ nhất, cần thiết lập và xây dựng các chiến lược quy hoạch vùng nguyên
liệu cà phê một cách đồng bộ nhằm đảm bảo nguồn cung cho nguyên liệu và



22

quản lý được chất lượng cà phê đầu vào cho quá trình chế biến.
Thứ hai, các doanh nghiệp chế biến cà phê cần phối hợp chặt chẽ và tăng
cường gắn kết với các chủ thể khác nhằm đảm bảo sự hài hịa và thống nhất
trong q trình vận hành CGTCP.
Thứ ba, về phía các doanh nghiệp cần phải tích cực đổi mới và ứng dụng
công nghệ chế biến hiện đại, tham gia chế biến sâu và xuất khẩu cà phê để khai
thác tối đa lợi ích nhằm phát triển CGTCP của tỉnh Đắk Lắk.
Thứ tư, nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc thực hiện QHLI
với các chủ thể trong chuỗi thông qua các hợp đồng kinh tế nhằm tạo dựng niềm
tin và sự yên tâm cho các chủ thể trong quá trình gắn kết, hợp tác, nhất là đối với
người nơng dân trồng cà phê trong q trình giao nhận khoán với doanh nghiệp.
Thứ năm, các doanh nghiệp nhà nước sản xuất kinh doanh cà phê trên địa
bàn tỉnh cần chủ động, mạnh dạn vươn lên thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp
để tăng cường tính tự chủ nhằm mang lại hiệu quả thiết thực.
4.2.2. Nhóm giải pháp đẩy mạnh sự liên kết, hợp tác giữa các chủ thể
tham gia phát triển chuỗi giá trị cà phê tỉnh Đắk Lắk
4.2.2.1. Phát huy vai trò của các Hiệp hội, tổ chức ngành hàng cà phê
Cần tăng cường và phát huy vai trò của các tổ chức, hiệp hội liên quan đến
ngành cà phê trên địa bàn tỉnh. Trong đó, đặc biệt cần nhấn mạnh vai trò chủ
đạo của Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột để thật sự là địa chỉ tin cậy, là cầu nối
quan trọng để chia sẻ, kết nối giữa các chủ thể tham gia CGTCP Đắk Lắk. Các
Hiệp hội và các tổ chức trong ngành cà phê cần xây dựng các kế hoạch và kèm
theo các chương trình hoạt động cụ thể, thiết thực và gần gũi với các tác nhân
trong CGTCP. Chương trình hoạt động của Hiệp hội và các tổ chức có liên
quan cần phải phù hợp với từng đối tượng và các địa phương ở tỉnh Đắk Lắk.
4.2.2.2. Mở rộng thành lập các hợp tác xã và các liên minh sản xuất cà
phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nhằm tăng cường kết nối giữa các chủ thể
trong chuỗi

Người nông dân với các doanh nghiệp cần chủ động hợp tác để mở rộng việc
thành lập các hợp tác xã và các liên minh sản xuất cà phê với quy mô phù hợp và
được phân bố trải đều ở các địa phương trong tỉnh. Bản thân các chủ thể trong
CGTCP Đắk Lắk cần nhận thức rõ tính hiệu quả khi tham gia vào các liên minh
sản xuất cà phê. Chính quyền địa phương tỉnh Đắk Lắk cần cụ thể hóa những
chính sách, cơ chế đặc thù để khuyến khích trong việc thành lập hợp tác xã và
các liên minh sản xuất.
4.2.2.3. Tăng cường liên kết giữa Nhà nước – nhà nông – nhà khoa học
– nhà doanh nghiệp và nhà bank (Ngân hàng)
Để tăng cường liên kết “5 nhà” gồm: Nhà nước – nhà nông – nhà khoa học –
nhà doanh nghiệp - nhà bank (ngân hàng) cần có sự chủ động trong tham gia liên
kết từ khâu sản xuất đến tiêu thụ trong CGTCP của mỗi nhà và đòi hỏi mỗi chủ


×