Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

BÀI THU HOẠCH DIÊN ÁN HỒ SƠ 07 TRANH CHẤP LY HÔN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.76 KB, 12 trang )

HỌC VIỆN TƯ PHÁP
KHOA ĐÀO TẠO LUẬT SƯ

BÀI THU HOẠCH DIỄN ÁN
MÔN KỸ NĂNG CƠ BẢN CỦA LUẬT SƯ KHI THAM GIA
GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC DÂN SỰ
Mã số hồ sơ: LS.DS 07/DA1
Tranh chấp về ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn
Giáo viên phụ trách: Nguyễn Thị Hằng
Ngày diễn: 25 tháng 09 năm 2021

Họ tên học viên
Ngày sinh
Lớp Luật sư
Số báo danh

: MAI THÀNH TRUNG
: 25/01/1994
: 23.2K.HCM
: 659

Thành Phố Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 09 năm 2021


PHẦN 1: NGHIÊN CỨU HỒ SƠ
1. Nội dung vụ án
1.1 Tóm tắt tình tiết:
Bà Hồng Thị Hảo và ơng Nguyễn Văn Nguyệt đăng ký kết hôn ngày 26/3/1999 tại
UBND xã Thượng Đạt, thành phố Hải Dương, Tỉnh Hải Dương. Vợ chồng ơng bà đã có hai con
chung là: Nguyễn Thị Nhi sinh ngày 04/01/2000 và Nguyễn Đức Anh sinh ngày 13/6/2007.
Do mâu thuẫn vợ chồng, hơn một năm trở lại đây ông bà đã sống ly thân. Nguyên nhân


của mâu thuẫn vợ chồng anh là do bà Hảo hay ghen đã nhiều lần bỏ về nhà mẹ đẻ, và đã từng
xảy ra xung đột, bạo lực giữa ông và gia đình nhà bố mẹ bà Hảo. Sau khi ly thân thì cháu
Nguyễn Thị Nhi đang ở với bà Hảo cịn cháu Nguyễn Đức Anh đang ở với ông Nguyệt.
Đến ngày 02/01/2016 bà Hoàng Thị Hảo đã gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân
thành phố Hải Dương, Tỉnh Hải Dương yêu cầu:
 Yêu cầu ly hôn với ông Nguyễn Văn Nguyệt;
 Yêu cầu được nuôi 02 con chung là Nguyễn Thị Nhi và Nguyễn Đức Anh, không yêu
cầu ông Nguyệt cấp dưỡng.
 Yêu cầu chia đôi tài sản chung là nhà, đất có số thửa 496, tờ bản đồ số 01, diện tích 216
m2 tại xã Thượng Đạt, thành phố Hải Dương.
Ơng Nguyệt khơng đồng ý với u cầu chia đôi tài sản chung là nhà đất tại xã Thượng
Đạt, thành phố Hải Dương, thửa số 496, tờ bản đồ số 01, diện tích 216 m2 vì ơng cho rằng nhà
đất này là do cha mẹ ruột và anh em trong gia đình ơng mua, khơng phải cho riêng vợ chồng
ơng. Vì gia đình cha mẹ ơng Nguyệt mua thửa đất này, có cơng san lấp ¾ thửa đất, chỉ cho vợ
chồng ơng Hảo ở nhờ chưa có bất kỳ giấy tờ nào là căn cứ chuyển nhượng hay cho tặng anh
cho vợ chồng ông Nguyệt. Năm 1999, ông và bà Hảo sống trên phần đất này có xây dựng cơng
trình là ngơi nhà 18m2 lợp ngói, 1 gian bếp, nhà vệ sinh khoảng 10m2, 1 giếng khơi, 1 bể xây
gạch xi măng khoảng 1,6m3. Đồng thời, ông bà có khoảng vay nợ 30.000.000 đồng tại Ngân
hàng nơng nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
Năm 2006 cần vốn để làm ăn ông Nguyệt bà Hảo đã thế chấp mảnh đất này vay 10tr
đồng. Năm 2011 vợ chồng ông bà lại vay lần hai 20 triệu đồng cả hai lần trên đã thanh toán
xong đầy đủ. Năm 2014 hai vợ chồng vay tiếp 30 triệu đồng số tiền trên, chỉ một mình ơng
Nguyệt trả cả gốc lẫn lãi là 14 triệu đồng. Do đó mảnh đất trên đang được thế chấp tại ngân
hàng nông nghiệp phát triển nông thôn. Về số nợ ông Nguyệt không yêu cầu bà Hảo phải trả nợ
cùng. Cịn về đất ruộng, ao khốn 1965 m2 hết hạn năm 2013 một mình ơng Nguyệt ký hợp
đồng do đó anh khơng đồng ý chi đơi cho bà Hảo.
1.2 Chứng cứ chứng minh:
- Giấy chứng nhận kết hôn ngày 26/3/1999;
- Giấy khai sinh của cháu Nguyễn Đức Anh 13/6/2007;
- Giấy khai sinh của cháu Nguyễn Thị Nhi 04/01/2000;

- Sổ hộ khẩu;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số vào sổ H497 cấp ngày 31/12/2005;
- Sổ vay vốn hộ gia đình Nguyễn Văn Nguyệt tại ngân hàng Agribank;
- Đơn đề nghị của cháu Nhi;
- Đơn đề nghị của cháu Đức Anh;
- Đơn xin thuê đất nông nghiệp;
- Danh sách các hộ gia đình, cá nhân xin cấp giấy chứng nhận QSD;


-

Bảng tổng hợp danh sách các hộ gia đình, cá nhân được cấp giấy chứng nhận
QSDĐ.
2. Nhận xét một số vấn đề về tố tụng
2.1 Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp
Tranh chấp phát sinh giữa bà Nguyễn Thị Hảo và ông Nguyễn Văn Nguyệt trên cơ sở
quan hệ hôn nhân nên đây là tranh chấp về hôn nhân gia đình. Hơn nữa, yêu cầu trong đơn khởi
kiện của bà Nguyễn Thị Hảo gồm ly hôn, quyền nuôi con và chia tài sản khi ly hôn nên tranh
chấp thuộc tranh chấp “Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn” theo Khoản 1
Điều 28 BLTTDS2015.
2.2 Quyền khởi kiện
Trong quan hệ pháp luật tranh chấp trên, do mâu thuẫn vợ chồng, hơn một năm trở lại
đây vợ chồng đã sống ly thân, nên bà Hảo xét thấy tình trạng hơn nhân trầm trọng, mục đích
của hơn nhân không thể đạt được nên đã làm đơn khởi kiện gửi đến Tòa án để yêu cầu Tòa án
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Việc khởi kiện là phù hợp với quy định tại Điều 186
BLTTDS 2015. Đồng thời, bà Hoa có đủ năng lực hành vi dân sự, khơng bị Tịa án tun bố là
người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó
khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi nên bà Hoa cũng có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự,
đã trực tiếp ký Đơn khởi kiện là phù hợp với quy định tại Điều 69, Điều 189 BLTTDS 2015.
2.3 Thời hiệu khởi kiện

Căn cứ Điều 25 BLDS 2015 về quyền nhân thân trong hơn nhân và gia đình nên ly hôn
là một trong các quyền nhân thân. Mặt khác, theo Khoản 1 Điều 155 BLDS 2015 thì khơng áp
dụng thời hiệu khởi kiện đối với tranh chấp về quyền nhân thân. Do đó, khơng áp dụng thời
hiệu khởi kiện đối với vụ án này.
2.4 Thẩm quyền Tòa án
Việc TAND Thành phố Hải Dương đã thụ lý và giải quyết vụ án là đúng thẩm quyền
theo quy định của pháp luật theo các căn cứ pháp lý sau:
- Thẩm quyền theo vụ việc: Căn cứ Khoản 1 Điều 28 BLTTDS 2015, tranh chấp về hơn
nhân gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án;
- Thẩm quyền theo cấp tòa án: Căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 35 BLTTDS 2015, tranh
chấp về hơn nhân và gia đình quy định tại Điều 28 BLTTDS 2015 sẽ do Tòa án nhân
dân cấp huyện (Thành phố Hải Dương) có thẩm quyền giải quyết;
- Thẩm quyền theo lãnh thổ: Căn cứ Điểm a, Điểm c Khoản 1 Điều 39 BLTTDS 2015, thì
Tịa án nơi bị đơn cư trú, làm việc và Tòa án nơi có bất động sản (đều là ở xã Thương
Đạt, Thành phố Hải Dương) có thẩm quyền giải quyết.
2.5 Thành phần và tư cách đương sự
- Nguyên đơn: Bà Nguyễn Thị Hảo
Địa chỉ: Thôn Nam Giàng, xã Thượng Đạt, Thành phố Hải Dương.
- Bị đơn: Ông Nguyễn Văn Nguyệt
Địa chỉ: thôn Thượng Triệt I, xã Thượng Đạt, Thành phố Hải Dương.
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
1) UBND Thành phố Hải Dương
2) Ơng Nguyễn Văn Cang, cha ơng Nguyệt;


Và bà Nguyễn Thị Thoa, mẹ ông Nguyệt;
Cùng địa chỉ: Khu dân cư số 2, Thượng Triệt I, xã Thượng Đạt, Thành phố Hải Dương.
2.6 Thủ tục tiền tố tụng
Theo quy định của Luật Hơn nhân và gia đình 2014, việc ly hơn có thể tiến hành hịa
giải trước khi Tịa án giải quyết thủ tục ly hơn. Cụ thể:

- Hòa giải tại cơ sở: Theo quy định tại Điều 52 Luật Hơn nhân và gia đình 2014, Nhà
nước và xã hội khuyến khích việc hịa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có u cầu ly hơn.
Việc hịa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở. Việc
hòa giải tại cơ sở là cơ hội để các cặp vợ/chồng giải quyết mâu thuẩn được nhà nước
khuyến khích chứ khơng bắt buộc.
- Hịa giải tại Tịa án: Theo đó, tại Điều 54 Luật Hơn nhân và gia đình 2014 quy định
sau khi đã thụ lý đơn u cầu ly hơn, Tịa án bắt buộc phải tiến hành hòa giải theo
quy định của pháp luật về tố tụng dân sự ngoại trừ các trường hợp quy định tại Điều
207 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 sau thì khơng thể tiến hành hịa giải được:
 Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ
lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt;
 Đương sự khơng thể tham gia hịa giải được vì có lý do chính đáng;
 Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi
dân sự;
 Một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải.
TAND Thành phố Hải Dương đã tiến hành hòa giải vào ngày 19/5/2016 với kết quả hai
bên đã thỏa thuận được việc thuận tình ly hơn nhưng khơng thỏa thuận được về quyền nuôi con
chung, tài sản chung và nợ chung nên TAND Thành phố Hải Dương đã thực hiện thủ tục tiền tố
tụng đã đáp ứng theo yêu cầu của pháp luật.
Ngoài ra, tranh chấp này cũng chưa được giải quyết bằng bản án, quyết định có hiệu lực
pháp luật của Tịa án hoặc quyết định có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, trong nhiều văn bản tố tụng, tiền tố tụng TAND Thành
phố Hải Dương có sự sai sót trong việc xác định tên nguyên đơn là “Hồng Thị Hảo” vì trong
đơn khởi kiện ngun đơn ký và ghi họ tên là “Hoàng Thị Hảo” trong khi tất cả các giấy tờ về
nhân thân, giấy tờ chứng minh về tài sản, hộ tịch thì nguyên đơn đều mang tên “Nguyễn Thị
Hảo”.
2.7 Văn bản pháp luật áp dụng
- Luật Hơn nhân và gia đình 1986 (do kết hôn vào năm 1999, áp dụng pháp luật về hôn
nhân và gia đình tại thời điểm xác lập để giải quyết);
- Luật Hơn nhân và gia đình 2014 (khởi kiện ly hôn năm 2016)

- Luật Đất đai 2003 (quyền sử dụng đất được cấp giấy năm 2005);
- Bộ luật dân sự 2015;
- Bộ luật tố tụng dân sự 2015;
- Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán hướng dẫn
áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hơn nhân và gia đình.
- Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của HĐTPTANDTC hướng dẫn thi
hành một số quy định trong phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ


thẩm” của BLTTDS đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của BLTTDS;
- Án lệ 03/2016/AL của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành ngày 06
tháng 4 năm 2016 và được công bố theo Quyết định 220/QĐ-CA ngày 06 tháng 4 năm
2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
PHẦN 2: PHẦN CHUẨN BỊ CỦA LUẬT SƯ BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP
CHO NGUYÊN ĐƠN
1. Chuẩn bị phần trình bày cho Ngun đơn:
Ngun đơn bà Hồng Thị Hảo (địa chỉ Thôn Nam Giàng, xã Thượng Đạt, thành phố
Hải Dương) khởi kiện ly hôn, tranh chấp về nuôi con và chia tài khi ly hôn với chồng là ông
Nguyễn Văn Nguyệt (địa chỉ Thôn Thượng Triệt I, xã Thượng Đạt, thành phố Hải Dương). Nội
dung khởi kiện bao gồm các yêu cầu sau:
- Yêu cầu thứ nhất, về quan hệ hôn nhân, Nguyên đơn yêu cầu được ly hôn với Bị đơn:
Bà Hảo và ông Nguyệt đã kết hơn ngày 26/3/1999 trên cơ sở tự nguyện, có đăng ký kết
hôn tại Ủy ban nhân dân xã Thượng Đạt, huyện Nam Sách, nay là thành phố Hải
Dương. Sau khi kết hôn bà và ông Nguyệt sống hạnh phúc được khoảng 02 năm thì phát
sinh mâu thuẫn. Bà Hảo và ông Nguyệt sống ly thân hơn 01 năm nay. Ngun đơn xét
thấy tình trạng hơn nhân trầm trọng, mục đích của hơn nhân khơng thể đạt được.
- u cầu thứ hai, Nguyên đơn muốn được giao quyền nuôi con chung và không yêu cầu
cấp dưỡng: Bà Hảo và ông Nguyệt có với nhau 02 đứa con chung gồm: con gái Nguyễn
Thị Nhi (sinh ngày 04/01/2001) và con trai Nguyễn Đức Anh (sinh ngày 13/6/2007).

- Yêu cầu thứ ba, chia đôi tài sản chung gồm nhà và quyền sử dụng đất tại xã Thượng
Đạt, thành phố Hải Dương, thửa số 496, tờ bản đồ số 01, diện tích 216 m2: Nhà là do
công chứng của hai vợ chồng xây dựng và tơn tạo; cịn đất thì do cha mẹ chồng đã cho
chúng tôi ở từ trước đến nay, trong nhà khơng ai có ý kiên gì, vợ chồng tơi cũng đã tiến
hành việc kê khai đất, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
2. Kế hoạch hỏi đáp:
Với tư cách là luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị đơn, kế hoạch hỏi tại phiên
tòa sơ thẩm của tôi như sau:
Đối tượng hỏi
Câu hỏi
Hỏi Bị đơn ơng
Nhóm câu hỏi nhằm chứng minh ơng Nguyệt khơng có
Nguyễn
Văn
khả năng ni dưỡng, giáo dục con cái:
Nguyệt
1. Ơng vui lịng cho biết hiện tại ơng đang làm cơng việc gì và thu
nhập như thế nào?
2. Bà Hảo cho rằng nguyên nhân ly hôn cũng một phần là do ông chơi
bời, hay đánh đập vợ con, ơng có ý kiến nào về vấn đề này?
3. Biên bản tự khai ngày 20/01/2016 (BL 24) của ơng tự viết thì ơng
viết sai chính tả khá nhiều. Vì sao ơng lại viết sai chính tả nhiều như
vậy, trình độ học vấn của ơng là như thế nào?
4. Ơng thường làm gì để giải quyết mâu thuẫn giữa ơng và bà Hảo?
Ơng có chửi, hay đánh đập bà Hảo khơng?
5. Ơng có đóng góp gì trong việc chăm sóc, ni dạy con cái trong
suốt thời gian qua?


Hỏi người có

quyền lợi và
nghĩa vụ liên
quan – Đại diện
UBND
Thành
phố Hải Dương

Hỏi người có
quyền lợi và
nghĩa vụ liên
quan – Bà Thoa
(mẹ ơng Nguyệt)

Hỏi Ngun đơn

Nhóm câu hỏi chứng minh quyền sử dụng đất là được tặng cho
trong thời kỳ hôn nhân:
1. Ông và bà Hảo sinh sống trên mảnh đất tranh chấp kể từ thời điểm
nào? Trong quá trình sống có di chuyển đến nơi khác hay khơng? Có
xây dựng nhà, bếp hay khơng?
2. Các bộ địa chính xã là ơng Nguyễn Văn Bích trình bày rằng năm
2001, chính ơng Nguyệt và Bà Hảo đã ký vào biên bản xác minh, kê
khai và yêu cầu cấp Giấy chứng nhận QSDĐ. Ơng có ý kiến gì về vấn
đề này?
3. Năm 2005 đến nay là hơn 10 năm kể từ khi được cấp giấy chứng nhận
QSĐ được cấp cho ông và bà Hảo, ơng hay các thành viên trong gia
đình ơng có ý kiến phản đổi, yêu cầu hủy quyết định cấp giấy CN QSĐ
nào hay khơng?
4. Ơng nhiều lần cho rằng UBND cấp giấy CN QSDĐ sai nhưng vì sao
chính ơng lại dùng giấy chứng nhận này để đi vay vốn cho mình ở ngân

hàng Agribank?
Nhóm câu hỏi chứng minh việc cấp giấy CN QSDĐ cho anh Nguyệt
và chị Hảo là có căn cứ pháp luật và đúng quy trình:
1. Căn cứ nào để UBND huyện Nam Sách (nay là UBND thành phố Hải
Dương) cấp giấy CN QSDĐ thửa số 496, tờ bản đồ số 01, diện tích 216
m2?
2. Kể từ khi cấp Giấy CN QSDĐ nói trên, UBND Thành phố Hải Dương
có nhận được bất kỳ ý kiến phản đối, yêu cầu hủy quyết định cấp giấy
của cá nhân, tổ chức nào hay khơng?
Nhóm câu hỏi chứng minh khi gia đình ơng Nguyệt và bà Hảo được
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì các thành viên trong gia
đình khơng có ý kiến phản đối và cũng thừa nhận việc sinh sống của
họ trên đất 15 năm nay:
1. Theo Bản tự khai ngày 6/5/2016 của bà thì “Nguyệt và Hảo ở trên đất
từ năm 1999 đến nay”, trong thời gian dài như vậy, bà có phản đối hay
có tranh chấp gì với việc sử dụng đất của ơng Hảo và bà Nguyệt hay
khơng?
2. Trong quy trình và hồ sơ cấp Giấy CN QSD cho 30 hộ dân, thì hộ ông
Nguyễn Văn Nguyệt số thứ tự 17, còn hộ của bà số 18 (kế bên) Bà có
biết việc UBND cấp giấy CN QSDĐ hay không? Cả hai hộ nằm kế nhau
trong danh sách, giáp ranh nhau, có ký biên bản giáp ranh tại sao bà lại
không biết?
3. Năm 2005 đến nay là hơn 10 năm kể từ khi được cấp giấy chứng nhận
QSĐ được cấp cho ông và bà Hảo, bà hay các thành viên trong gia đình
bà có ý kiến phản đổi, yêu cầu hủy quyết định cấp giấy CN QSĐ nói
trên hay khơng?
Nhóm câu hỏi nhằm giúp ngun đơn chứng minh được khả năng


bà Nguyễn Thị nuôi dưỡng, giáo dục con

Hảo
1. Bà đang làm cơng việc gì, thu nhập như thế nào?
2. Bà đã có những đóng góp gì cho việc ni dạy, chăm sóc con từ trước
đến nay? Từ lúc sinh cháu Đức Anh đến giờ, ai là người trực tiếp chăm
sóc cháu?
3. Ơng Nguyệt có đóng góp gì phụ bà để chăm lo gia đình và các cháu
hay khơng? Khi xảy ra mâu thuẫn ơng Nguyệt có chửi, đánh đập bà và
các con khơng? Có ai chứng kiến biết việc này khơng? 2
4. Bà có lường trước những khó khăn nếu sau khi được ly hơn một mình
phải gánh vác ni 2 con nhỏ, nuôi dạy chăm lo cho con ăn học trở
thành người có ích cho xã hội? Bà đã lên kế hoạch như thế nào cho việc
này?
3. Bài luận cứ bảo vệ cho Bị đơn
Kính thưa: Hội đồng xét xử, vị đại diện Viện Kiểm sát, Luật sư đồng nghiệp và mọi
người có mặt tại phiên tịa hơm nay.
Tơi là Mai Thành Trung - Luật sư của Văn phòng luật sư K- Đồn Luật sư Thành phố
Hồ Chí Minh, tơi đến phiên tịa sơ thẩm hơm nay với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của Nguyên đơn Nguyễn Thị Hảo. Sau khi nghiên cứu hồ sơ, căn cứ kết quả hỏi và
lắng nghe quan điểm trình bày của vị luật sư đồng nghiệp bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
Bị đơn tại phiên tịa hơm nay, phía Ngun đơn chúng tơi có các ý kiến và yêu cầu như sau:
Thứ nhất, yêu cầu ly hơn của Ngun đơn là có căn cứ bởi các lý lẽ sau:
Một là, qua các bằng chứng, lời khai của các đương sự đều cho thấy tình trạng của vợ
chồng Nguyên đơn và Bị đơn đã trầm trọng, đời sống chung khơng thể kéo dài, mục đích hơn
nhân không đạt được. Cụ thể tại các bút lục số 17, 18, 19, 20, 24, 61, 64, 81, 83, 84, 92, 104,
108, 115 thì sau khi cưới được khoảng thời gian 02 năm thì ơng Nguyệt và bà Hảo phát sinh
mâu thuẫn do ông Nguyệt thường xuyên tụ tập ăn chơi, và đánh, chửi mẹ con bà Hảo, vợ chồng
tính tình khơng hợp nhau, khơng hợp cả về lối sống và sinh hoạt. Khi xảy ra mâu thuẫn thì ơng
Nguyệt thường đánh, chửi và đuổi bà Hảo ra khỏi nhà. Gia đình ơng Nguyệt cũng biết chuyện
mâu thuẫn giữa hai người. Đồng thời, theo như lời khai của bà Hảo và có sự chứng kiến của
những người trong xóm đều chứng kiến việc ông Nguyệt đánh, chửi mẹ con bà. Vợ chồng ông

bà hiện nay đã sống ly thân nhau từ cuối năm 2014, khơng cịn quan tâm giúp đỡ gì đến nhau,
tình cảm vợ chồng khơng cịn. Căn cứ Điều 51, Điều 54, Điều 56 Luật hôn nhân gia đình năm
2014 thì tình trạng hơn nhân nói trên thuộc điện đáp ứng điều kiện ly hôn.
Hai là, tại biên bản hịa giải ngày 17/6/2016, cả bà Hảo và ơng Nguyệt đã cùng thỏa
thuận được việc thuận tình ly hơn (BL 189-192). Thỏa thuận thống nhất này của hai bên cần
được ghi nhận theo gun tắc Tịa án phải “Tơn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương
sự”.
Vậy, qua những bằng chứng xác thực và căn cứ pháp lý nêu trên, xét thấy tình trạng hơn
nhân của vợ chồng bà Hảo thật sự trầm trọng, mục đích hơn nhân không đạt được và không thể
kéo dài, họ đã không còn sống với nhau từ năm 2014 và cả hai đều có mong muốn ly hơn nên
đề nghị HĐXX cho thân chủ tôi được ly hôn theo như yêu cầu.


Thứ hai, Nguyên đơn yêu cầu được quyền trực tiếp nuôi hai đứa con sau khi được ly
hôn là phù hợp với thực tế và phù hợp quy định pháp luật hơn nhân gia đình, cụ thể như
sau:
Một là, cả hai cháu Nguyễn Thị Nhi và Nguyễn Đức Anh đều có nguyện vọng muốn
được ở chung với mẹ ghi nhận tại Bút lục số 30, 166. Căn cứ Khoản 2 Điều 81 Luật hơn nhân
và gia đình năm 2014 quy định “nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của
con”. Do đó, việc xem xét nguyện vọng của các con là ưu tiên hàng đầu trong việc xác định
quyền nuôi con khi ly hôn.
Hai là, hiện tại bà Hảo và cháu Nhi đang sinh sống tại nhà của mẹ ruột mình và có cơng
việc ổn định tại Công ty Trấn An với mức thu nhập hằng tháng là 6.000.000 đồng. Trước khi
xảy ra mâu thuẫn, bà Hảo cũng là người thường xuyên chăm sóc, ni dưỡng con cái. Trong
khi đó, ơng Nguyệt khơng có công ăn việc làm ổn định (đi nghĩa vụ quân sự về), hay chơi bời,
thường xuyên đánh đập vợ con, trình độ văn hóa chưa cao nên khơng đủ điều kiện nuôi dưỡng
và không thể giáo dục con cái theo chiều hướng tốt nhất được.
Vậy, với những lý lẽ và căn cứ pháp luật trên cho thấy, việc trao quyền nuôi con trực
tiếp cho thân chủ của tôi là bà Hảo là hoàn toàn phù hợp với quy định pháp luật, đáp ứng lợi ích
tốt nhất và nguyện vọng thực tế của các con.

Thứ ba, nguyên đơn có thửa đất tranh chấp là tài sản mà vợ chồng bà Hảo được
tặng cho trong thời kỳ hôn nhân nên yêu cầu chia đơi tài sản chung này là hồn tồn phù
hợp với quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình:
Sỏ dĩ, phía ngun đơn khẳng định, quyền sử dụng đất này là tài sản chung được tặng
cho trong thời kỳ hơn nhân là vì căn cứ theo Án lệ số 03/2016/AL: “Trường hợp cha mẹ đã cho
vợ chồng người con một diện tích đất và vợ chồng người con đã xây dựng, nhà kiên cố trên
diện tích đất đó để làm nơi ở, khi vợ chồng người con xây dựng nhà thì cha mẹ và những người
khác trong gia đình khơng có ý kiến phản đối gì; vợ chồng người con đã sử dụng nhà, đất liên
tục, công khai, ổn định và đã tiến hành việc kê khai đất, được cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất thì phải xác định vợ chồng người con đã được tặng cho quyền sử dụng đất”. Như vậy,
theo Án lệ này thì:
Một là, căn cứ vào hồ sơ địa chính thì nguồn gốc đất là do cha mẹ ông Nguyệt mua từ
năm 1994, mẹ ông Nguyệt đi nộp tiền. Sau này cả gia đình bà Thoa đã giao cho vợ chồng ơng
Nguyệt xây dựng nhà, bếp kiên cố và sinh sống lâu trên phần đất này từ năm 1999 theo thừa
nhận của cả hai bên đương sự và các nhân chứng (BL số 75, 81, 83, 84, 92, 96, 97, 99, 112,
113, 121, 137, 138, 175).
Hai là, trong suốt giai đoạn hơn 15 năm từ khi vợ chồng ông Nguyệt bà Hảo sinh sống
lâu dài trên mảnh đất này thì các người khác trong gia đình khơng có ý kiến phản đối gì, cả cha
mẹ và các anh em trong gia đình đều cho phép ông và thừa nhận việc sinh sống của ông Nguyệt
và bà Hảo trên phần đất này (BL 92-95)
Ba là, vợ chồng ông Nguyệt và bà Hảo đã tiến hành kê khai đất được cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất hợp pháp bởi UBND xã: Ngày 25/10/2001, 30 hộ dân hộ dân đã có
đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận QSĐ trong dg đó có gia đình ơng Nguyệt bà Hảo. Cán bộ địa
chính khi đó là ông Nguyễn Văn Bích đã trực tiếp xuống các hộ dân đo đạc, lập biên xác minh
hiện trạng có chữ ký của chủ sử dụng đất là anh Nguyệt, chị Hảo, có chữ ký của các hộ giáp


ranh. Sau đó, UBND xã hồn chỉnh hồ sơ trình lãnh đạo UBND xã Thượng Đạt phê duyệt niêm
yết công khai danh sách của 30 hộ gia đình được cấp đất đồng lọat. Sau thời gian niêm yết công
bố công khai, khơng có ai có ý kiến gì thì UBND xã Thượng Đạt đã trình UBND huyện Nam

Sách cấp giấy chứng nhậnn QSĐ cho 30 hộ dân theo đúng quy trình thủ tục luật định. Từ khi
ơng Nguyệt và bà Hảo được cấp Giấy chứng nhận QSĐ đến nay thì các thành viên trong gia
đình anh Nguyệt khơng có ý kiến gì, họ cũng đã sử dụng đất ổn định khơng có tranh chấp với
các hộ giáp ranh cũng như với ông Cang, bà Thoa. Trong danh sách 30 hộ được cấp giấy và
trong quá trình ký giáp ranh, cả hộ bà Thoa và hộ ông Nguyệt đều được cấp giấy và nằm trong
danh sách được niêm yết công khai với số thứ tự 17, 18 kế nhau, cả hai đều ký tên vào danh
sách nên khơng có chuyện bà Thoa không biết việc UBND cấp giấy cho ông Nguyệt được.
Điều đó cho thấy, ơng Nguyệt và bà Hảo đã tiến hành kê khai và được UBND huyện Nam Sách
cấp giấy chứng nhận QSĐ là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật.
Như vậy, kể từ khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (năm 2005) cho đến
khi có việc ly hơn (năm 2016) vợ chồng ông Hảo và Bà Nguyệt đã sử dụng nhà, đất liên tục,
cơng khai, ổn định, gia đình cha mẹ ơng Nguyệt cũng khơng ai có khiếu nại gì về việc cấp đất,
xây nhà này. Điều đó thể hiện ý chí của gia đình cha mẹ ơng Nguyệt là đã cho ông Nguyệt và
bả Hảo diện tích đất nêu trên. Do đó, việc ơng Hảo khai rằng là đất của cha mẹ ơng, khơng cho
vợ chồng ơng là khơng có cơ sở chấp nhận. Đồng thời, có căn cứ xác định lời khai của bà Hảo
về việc gia đình cha mẹ ông Nguyệt đã cho vợ chồng họ diện tích đất trên, là có cơ sở và chấp
nhận diện tích đất ở trên và tài sản gắn liền trên đất là tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ
hôn nhân theo Án lệ số 03/2016/AL nên là tài sản chung của vợ chồng họ trong thời kỳ hơn
nhân. Do đó, căn cứ Khoản 2, Điều 59 Luật hôn nhân gia đình 2014 thì khi ly hơn Tài sản
chung của vợ chồng được chia đôi đồng thời phải cân nhắc xem xét đến quy định dành phần ưu
tiên nhiều hơn vì lợi ích của người vợ và các con chưa thành niên theo tinh thần của pháp luật
hơn nhân gia đình hiện hành.
Kính thưa HĐXX,
Với những căn cứ, nhận định nêu trên, đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận yêu cầu của
bà Hảo như sau:
1. Chấp nhận yêu cầu ly hôn của bà Hảo;
2. Giao hai cháu Nguyễn Thị Nhi, Nguyễn Đức Anh cho bà Hảo trực tiếp nuôi dưỡng;
3. Chia đơi tài sản chung có xem xét đến lợi ích của con chưa thành niên gồm căn nhà
và quyền sử đụng đất tại xã Thượng Đạt, thành phố Hải Dương, thửa số 496, tờ bản đồ số 01,
diện tích 216 m2 là tài sản chung của bà Hảo và ông Nguyệt trong thời kỳ hôn nhân.

Trên đây là toàn bộ quan điểm pháp lý của Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của nguyên đơn, kính đề nghị Hội đồng xét xử xem xét. Xin trân trọng cảm ơn!.
PHẦN 3: NHẬN XÉT BUỔI DIỄN ÁN
HÌNH THỨC/ PHONG CÁCH/ GIỌNG NĨI
CHUN MƠN
1 – CHỦ TỌA PHIÊN TỊA (NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN)
Ưu điểm:
Ưu điểm:
- Ăn mặc chỉnh tề
- Nắm rõ trình thự, thủ tục điều khiển diễn
- Giọng nói hay, dứt khốt
biến phiên tịa.
- Tác phong nghiêm chỉnh, cứng rắn
- Chấn chỉnh, ngăn chặn đương sự chen


Hạn chế:
- Khơng có

ngang phần xét hỏi, Luật sư làm mất thời
gian phần tranh tụng.
Hạn chế:
- Không giới thiệu phần xét hỏi, dẫn thẳng
vào phần xét hỏi.
- Khi mời người làm chứng khơng gọi tên mà
kêu chung chung, có 2 người làm chứng
nên không biết người nào trả lời chứng
- Khơng có bất kỳ câu hỏi nào với cả hai bên
đương sự, đây là phần quan trọng để Thẩm
phán làm rõ các vấn đề trong vụ án và thể

hiện vai trò Thẩm phán.
- Đọc nhầm phần “tranh tụng” thành “tranh
luận”
2 – HỘI THẨM NHÂN DÂN 1 (VÕ THỊ MỸ DUYÊN)
Ưu điểm:
Ưu điểm:
- Ăn mặc chỉnh tề
Hạn chế:
- Giọng nói dứt khoát
- Tác phong nghiêm túc
- Thái độ tự tin
Hạn chế:
3 - HỘI THẨM NHÂN DÂN 2 (LÊ THỊ KIỀU TRANG)
Ưu điểm: Giọng nói tốt
Ưu điểm: Có nắm hồ sơ vụ án.
Hạn chế: Khơng có
Hạn chế: Đặt câu hỏi chưa nhâp vai, như đọc bài
4 – THƯ KÝ PHIÊN TÒA (LƯU THỊ MINH THƯ)
Ưu điểm:
Ưu điểm: Nắm rõ trình tự luật định
- Giọng nói to rõ, dứt khốt
Hạn chế:
- Ăn mặc chỉnh tề
- Đọc sai tư cách đại diện (nói rằng bà Thoa
- Tác phong nghiêm túc
đại diện cho ông Cang là khơng đúng).
- Thái độ tự tin
Hạn chế: Khơng có
5 – ĐẠI DIỆN VIỆN KIỂM SÁT (PHẠM VĂN HOẰNG)
Ưu điểm:

Ưu điểm: Chuẩn bị bài phát biểu tốt, nắm chắc hồ
- Giọng nói to rõ, dứt khốt
sơ.
- Ăn mặc chỉnh tề
Hạn chế: Khơng có
- Tác phong nghiêm túc
- Thái độ tự tin
Hạn chế: Khơng có
6 – NGUN ĐƠN (BÙI TƯỜNG LINH)
Ưu điểm:
Ưu điểm: Nắm rất rõ tình tiết, trình bày có logic,
- Giọng nói rõ, có cảm xúc
nhập vai.
- Tác phong nghiêm túc
Hạn chế: Khơng có
- Tự tin
Hạn chế: Khơng có


7 – BỊ ĐƠN (LÊ MINH TRỌNG)
Ưu điểm:
Ưu điểm: Nắm rõ tình tiết, trình bày có logic,
- Giọng nói to rõ
nhưng chưa nhập vai lắm.
- Tác phong nghiêm túc
Hạn chế: Khơng có
Hạn chế:
- Hơi thiếu tự tin
8- NGƯỜI CĨ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CÓ LIÊN QUAN (PHẠM THỊ KIM ANH)
Ưu điểm:

Ưu điểm:
- Tác phong nghiêm túc
- Nắm rõ tình tiết
- Tự tin
- Đối đáp nhanh chóng
Hạn chế:
Hạn chế:
- Giọng nói chưa to rõ, dõng dạc
- Chưa nhập vai, cảm xúc với vai diễn
9-NGƯỜI LÀM CHỨNG 1 (LÊ CÔNG NGUYÊN)
Ưu điểm:
Ưu điểm: Nắm rõ tình tiết hồ sơ
- Giọng nói tốt, có cảm xúc
Hạn chế: Khơng có
- Tác phong nghiêm túc
- Tự tin
Hạn chế:
- Nói nhanh
10. NGƯỜI LÀM CHỨNG 2 (TRƯƠNG CƠNG THÀNH)
Ưu điểm:
Ưu điểm: Nắm rõ tình tiết hồ sơ
- Giọng nói tốt, có cảm xúc
Hạn chế: Khơng có
- Tác phong nghiêm túc
- Tự tin
Hạn chế: Khơng có
11. – LUẬT SƯ NGUYÊN ĐƠN 1 (LÊ HỒ PHƯƠNG ANH)
Ưu điểm:
Ưu điểm:
- Giọng truyền cảm, nhưng nhấn nhá không

- Nắm rõ hồ sơ
- Chuẩn bị bài tốt
tự nhiên
- Có câu hỏi hay làm nổi bật được các luận cứ
- Tác phong nghiêm túc
- Tự tin
cần chứng minh: về công việc, về khả năng
Hạn chế: Nội dung trình bày như đọc sẵn, khơng
ni con của bị đơn,
có truyền cảm, cảm xúc
Hạn chế:
- Có câu hỏi tính chất đóng như hỏi cán bộ địa
chính là q tình cấp giấy VN có đúng quy
trình pháp luật hay không? (câu hỏi này cán
bộ làm sao dám trả lời là không được)
- Không phản biện được việc LS bị đơn cho
rằng không thể áp dụng Án lệ 03
12 – LUẬT SƯ NGUYÊN ĐƠN 2 (PHẠM THỊ ÁNH CƠ)
Ưu điểm:
- Giọng nói tốt, có cảm xúc
- Tác phong nghiêm túc

Ưu điểm:
- Nắm rõ hồ sơ
- Có chuẩn bị bài


- Tự tin
Hạn chế:Tranh tụng chưa chất, chưa thể hiện vai trị
Hạn chế: Khơng có

luật sư rõ
13 - LUẬT SƯ BỊ ĐƠN 1 (BÙI THỊ THỦY TIÊN)
Ưu điểm:
- Giọng nói tố, có nhán nhá
- Ăn mặc chỉnh tề, nghiêm túc
Hạn chế: Khơng có

Ưu điểm: Có chuẩn bị bài, nắm rõ hồ sơ
Hạn chế: Đưa ra yêu cầu cho thấy nhận định sai quan
hệ pháp luật tranh chấp và pháp luật tố tụng (yêu cầu
HĐXX hủy giấy chứng nhận QSDĐ đây là án hành
chính, trong khi vụ việc đang diễn án là án hơn nhân
gia đình)
14 - LUẬT SƯ BỊ ĐƠN 2 (TRỊNH THỊ THẢO LINH)
Ưu điểm:
- Giọng tốt, có nhấn nhá, cảm xúc
Ưu điểm:
- Ăn mặc chỉnh tề, giọng nói hay,
- Phản biện trong phần tranh tụng tốt
Hạn chế: Hay chèn và thêm vào các nhận xét
- Có nhấn nhá, các câu hỏi thể hiện nắm hồ sơ
cảm tính, thừa sau câu trả lời của đương sự.
rất sâu
- Đưa ra được các luận cứ trong phần tranh
luận.
Hạn chế:
- Hiểu sai về Án lệ 03




×