Tải bản đầy đủ (.) (7 trang)

Tài liệu Thực phẩm chức năng: cũ và mới pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.96 KB, 7 trang )

Thực phẩm chức năng: cũ và mới


Thực phẩm chức năng không thể sánh với nguồn
dinh dưỡng tự nhiên

Những thực phẩm chức năng (TPCN) ngày nay đều (nhiều
nhà sản xuất cố tình phỏng theo thuốc chữa bệnh) có hình
dạng, bao bì, viên nang không khác gì dược phẩm, chỉ cần
"uống" chứ không hề ngậm, nhai, cắn nghiền... để tiêu hóa
như một thức ăn bình thường. Mặt khác, thực phẩm chức
năng "cô đặc" với nhiều tinh chất trích ly từ thiên nhiên
được hỗn hợp (hay tổng hợp) liệu còn giữ được những tác
dụng "cổ truyền" (vốn có trong từng nguyên liệu) cũng là
một vấn đề cần phải được nghiên cứu và xem xét kỹ lưỡng
vì trong quá trình pha trộn, nấu chảy hay tạo hình sản
phẩm, những hoạt chất có trong bản thân các nguyên liệu sẽ
xảy ra những phản ứng, tương tác lẫn nhau và có thể biến
tính (hóa, lý) mà các nhà sản xuất không lường được. Vì
vậy cho đến nay FDA Hoa Kỳ không công nhận thuật ngữ
"thực phẩm chức năng" (functional foods) mà chỉ thừa
nhận thực phẩm có an toàn hay không mà thôi đồng thời
hạn chế việc in ấn những tác dụng "dược lý" nếu không
phải là thuốc chữa bệnh.
Nhật Bản là nước đã thừa nhận sự có mặt của TPCN, rằng
đó là những thức ăn có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng để
ngăn ngừa hay chống lại một chứng bệnh nào đó thông qua
việc ăn uống, lập ra chế độ đăng ký tự nguyện "Foshu" cho
phép nhà sản xuất thực phẩm chế biến gọi sản phẩm của
mình là thực phẩm sức khỏe (kenkoshokuhin) trên những
cứ liệu khoa học chứng minh tính hiệu quả để "cải thiện"


một chứng bệnh nào đó và được xem là một sản phẩm thức
ăn hỗ trợ.
Vấn đề TPCN ở nước ta đang trở nên nóng bỏng trong
những năm gần đây khi trên thị trường tràn lan những sản
phẩm TPCN xuất xứ từ các nước trong đó Trung Quốc là
chủ yếu, bên cạnh những sản phẩm của một số công ty
dược phẩm, chế biến lương thực trong nước mà sự thổi
phồng hay phóng đại "dược dụng" không phải hiếm. Điều
đáng lưu ý là các loại TPCN từ Hoa Kỳ hay một số nước
phương tây thường được phân phối qua mạng lưới "truyền
tiêu" đa cấp, hô hào khả năng chống các chứng bệnh nan y
như HIV-AIDS, ung thư, tiểu đường... đánh vào tâm lý
người tiêu dùng để trục lợi bất chính. Ông Nguyễn Văn
Dũng thuộc Cục An toàn Vệ sinh thực phẩm Bộ Y tế
khuyến cáo: "Người dân vẫn chưa quen và bị nhầm lẫn các
khuyến cáo của thuật ngữ TPCN bởi một số nhà sản xuất
thổi phồng tác dụng bằng cách ghi quá nhiều công dụng
trên nhãn mác. Thậm chí, hiện nay có một số sản phẩm
theo y học cổ truyền sản xuất đại trà chưa được chứng minh
lâm sàng, đang có xu hướng thêm thắt để công bố là
TPCN".
Thị trường to lớn và những quan điểm còn tranh cãi
Trên thị trường Nhật Bản, bao giờ cũng có 1.500-2.000 sản
phẩm chức năng trong đó khoảng 400 là đạt chất lượng
đăng ký ở Foshu. Ngày nay người Nhật chi cho TPCN là
126 đô la/người/năm trong khi Hoa Kỳ là 67,9 đô la, châu
Âu là 51,2 đô la và khoảng 3,20 đô la đối với các nước
châu Á khác. Nhật Bản là nước dẫn đầu trong việc khai phá
thị trường và chủng loại TPCN trên cơ sở nghiên cứu cũng
như hỗ trợ của chính phủ qua quy chế không quá nghiêm

ngặt. Mặt khác nhu cầu về TPCN trong xã hội ngày càng
tăng theo ý thức ngăn ngừa tật bệnh trong một xã hội mà
lớp người già trên 60 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất. Theo báo
cáo của Tổ chức Y tế Thế giới trong số 56,5 triệu người
chết hằng năm có 56,5% chết vì các chứng bệnh như tiểu
đường, tim mạch, ung thư, béo phì, hô hấp... Riêng ở các
nước đang phát triển thì cao hơn, 79% số người chết là do
các chứng bệnh mạn tính trong khi có thể giảm thiểu, 80%
số người vì tim mạch, 90% người tiểu đường týp 2 và 30%
người bị ung thư thoát khỏi tử vong bằng cách thay đổi lối
sống kể cả chế độ ăn kiêng để giảm ốm và hạn chế sự phát
triển của các chứng bệnh nói trên. Bên cạnh đó, động thái
đáng lưu ý là các nước châu Âu đang quen dần với TPCN,
tiêu thụ trên 15 tỷ đô la, tăng bình quân 16%/năm cho thấy
tốc độ tăng trưởng nhanh nhất đặc biệt tập trung vào những
sản phẩm đi từ sữa và nước giải khát là chủ yếu (5 lần hơn
Nhật Bản và Hoa Kỳ). Trong những năm gần đây người
tiêu dùng trên thế giới lo lắng về sức khỏe, dinh dưỡng và
an toàn thực phẩm ngày càng cao đặc biệt người dân ở các
nước phát triển hay người có thu nhập cao ở những nước
đang phát triển. Người tiêu dùng thể hiện sự quan tâm để tự
bảo vệ sức khỏe, tăng cường khả năng chống dịch bệnh
thông qua việc sử dụng các loại TPCN với những thành
phần dưỡng chất đặc biệt.
Tuy nhiên vấn đề TPCN trên thế giới vẫn có nhiều "giải
thích" khác nhau vì chỉ lệch đi khoảng cách giữa thuốc trị
bệnh và TPCN trên "dược dụng" thì giá cả sản phẩm của
TPCN được nâng lên gấp bội không bị hạn chế bởi những
quy định gắt gao như thuốc như "chống chỉ định", hàm
lượng rõ ràng, cách dùng với liều lượng theo toa của bác sĩ

chuyên môn, nhất là những bệnh mạn tính... vì vậy việc
phân loại TPCN hiện nay vẫn là một vấn đề gây tranh cãi.
TPCN ở Hoa Kỳ, nước tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới
được chia làm hai loại thông tin: loại có lợi cho sức khỏe
(health claism) và loại về cấu trúc/chức năng (function
claims/structure). Loại 1 có lợi cho sức khỏe thì phải được

×