Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

su 6 tiet 31

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.32 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tuần: 32 Tiết : 31. Ngày soạn: 07/04/ 2016 Ngày dạy: 13/04/ 2016. Bài 27: NGÔ QUYỀN VÀ CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG NĂM 938 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Sau bài học học sinh cần: - Biết được tình hình nước ta từ sau khi Dương Đình Nghệ bị giết và những việc làm của Ngô Quyền - Ghi nhớ trận đánh trên sông Bạch Đằng và ý nghĩa 2. Thái độ: - Giáo dục cho HS về lòng tự hào và ý chí quật cường của dân tộc - Ngô Quyền là anh hùng dân tộc, người có công lao to lớn đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, khẳng định nền độc lập của Tổ quốc. 3. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ lịch sử, - Rèn luyện kĩ năng xem tranh ảnh, lược đồ II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Lược đồ Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938 Hình ảnh lăng mộ, đền thờ Ngô Quyền 2. Học sinh: Vở ghi, dụng cụ học tập III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Ổn định: 6A1…………….6A2………………..6A3………………… 6A4……………..6A5……………….6A6…………………. 1. Kiểm tra bài cũ: - Em hãy nêu những việc làm của họ Khúc và ý nghĩa. - Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán lần thứ nhất dưới sự lãnh đạo của Dương Đình Nghệ. 2.Giới thiệu bài mới: Nền độc lập hoàn toàn và lâu dài của dân tộc ta được đánh dấu bằng một trận đánh lịch sử vĩ đại do Ngô Quyền lãnh đạo vào năm 938. Trận đánh đó đã diễn ra như thế nào? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình nước ta từ sau khi Dương Đình Nghệ bị giết đến khi Ngô Quyền đưa quân ra Bắc GV: Họ Dương xây dựng quyền tự chủ được 6 năm thì biến cố sảy ra. Năm 937, Kiều Công Tiễn làm phản giết Dương Đình Nghệ để đoạt chức Tiết độ sứ, được tin Ngô Quyền đưa quân từ Ái Châu (Thanh Hóa) ra Bắc ? Hãy cho biết vài nét về Ngô Quyền ? HS : Dựa vào SGK trả lời . GV : Giới thiệu bối cảnh lịch sử dẫn tới cuộc chiến trên sông Bạch Đằng GV? Ngô Quyền kéo quân ra Bắc nhằm mục. 1. Tình hình nước ta từ sau khi Dương Đình Nghệ bị giết đến khi Ngô Quyền mang quân từ Ái Châu (Thanh Hóa) ra Bắc. - Năm 937, Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn giết hại, được tin đó, Ngô Quyền kéo quân ra Bắc ..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> đích gì? HS (yếu): Trị tội tên phản bội Kiều Công Tiễn, bảo vệ nền tự chủ đang được xây dựng của đất nước . GV?Vì sao Kiều Công Tiễn cho người cầu cứu nhà Hán? HS : Lo sợ chống không nổi và muốn mượn tay nhà Hán đánh Ngô Quyền. ? Em có nhận xét gì về hành động của Kiều Công Tiễn? HS: Nêu nhận xét GV: Hành động hèn nhát, bán nước Hậu quả là nhà Nam Hán sang xâm lược nước ta lần hai ? Nêu những việc làm của Ngô Quyền ngay sau khi ra Bắc? HS(yếu): dựa vào SGK, trả lời GV: Chuẩn kiến thức ? Kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền chủ động và độc đáo ở điểm nào ? HS: - Chủ động đón đánh quân xâm lược . - Độc đáo: Bố trí trận địa bãi cọc ngầm trên sông GV: chủ động dự đoán quân giặc sẽ vào nước ta theo đường sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã chọn khúc sông này để đón đánh giặc bằng việc chuẩn bị cho trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng Độc đáo: Ông đã huy động quân lên rừng chặt hàng ngàn cây gỗ dài, đầu đẽo nhọn, bịt sắt rồi đem đóng dưới lòng sông Bạch Đằng, tạo thành trận địa bãi cọc ngầm; chuẩn bị thuyền chiến có thể lách qua bãi cọc; tận dụng được sự lợi hại của nước thủy triều để đề ra kế hoạch đánh giặc Hoạt động 2: Tìm hiểu về diễn biến và ý nghĩa trân đánh trên sông Bạch Đằng của quân ta GV: Sử dụng bản đồ tường thuật diễn biến chính của trận chiến ( theo SGK ), cho HS xem tranh về trận chiến Bạch Đằng . HS: Chăm chú lắng nghe sau đó trình bày lại. - Kiều Công Tiễn cầu cứu nhà Nam Hán. Năm 938 nhà Nam Hán xâm lược nước ta.. -Ngô Quyền tiến vào thành Đại La, bắt giết Kiều Công Tiễn và khẩn trương chuẩn bị chống xâm lược – Chuẩn bị trận chiến trên sông Bạch Đằng: đóng hàng nghìn cọc đẽo và có bịt sắt…. 2. Trận đánh trên sông Bạch Đằng của quân ta. * Diễn biến: - Cuối năm 938, đoàn thuyền quân Nam Hán do Lưu Hoàng Tháo chỉ huy tiến vào vùng biển nước ta. Lúc này nước triều đang dâng cao, ta nhử giặc vào cửa sông Bạch Đằng, giặc kéo quân qua bãi cọc ngầm mà không biết - Khi nước triều bắt đầu rút, ta dốc toàn lực tấn công, quân giặc rút chạy, thuyền xô vào cọc GV? Vì sao nói: trận chiến trên sông Bạch nhọn….Hoàng Tháo bị giết tại trận.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của * Kết quả: Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền kết dân tộc ta ? thúc hoàn toàn thắng lợi HS: Sau trận này quân Nam Hán không dám * Ý nghĩa: Chiến thắng Bạch Đằng đã chấm dứt xâm chiếm nước ta nữa. Với chiến thắng này, hoàn toàn ách thống trị hơn một nghìn năm của pk nhân dân ta đã đập tan hoàn toàn mưu đồ xâm phương Bắc, khẳng chiếm nước ta của bọn phong kiến phương Bắc, khẳng định nền độc lập của Tổ quốc. GV? Ngô Quyền đã có công như thế nào trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược nước ta lần thứ hai ? HS: Huy động được sức mạnh của tòan dân , tận dụng được vị trí và địa thế của sông Bạch Đằng , chủ động đưa ra kế hoạch và cách đánh độc đáo để làm nên chiến thắng vĩ đại của dân tộc . GV: Cho HS xem tranh lăng Ngô Quyền ( Ba Vì – Hà Tây ) GD học sinh lòng biết ơn đối với Ngô Quyềnvị anh hùng của dân tộc 4. Củng cố: - Tại sao quân Nam Hán lại xâm lược nước ta lần hai ? - Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng ? - Nhà sử học Lê Văn Hưu đã đánh giá công lao của Ngô Quyền như thế nào ? 5. Hướng dẫn học tập ở nhà: - Học thuộc các phần đã ghi . - Xem lại bài trong SGK . - Xem trước bài 28 : Ôn tập. IV. RÚT KINH NGHIỆM: ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×