Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

giao an 5 tuoi chuyen de

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.53 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>GIÁO ÁN</b>


<b>CHUYÊN ĐỀ NHẬN THỨC</b>
<b>LĨNH VỰC: KHÁM PHÁ KHOA HỌC</b>


<b>ĐỀ TÀI: CÁI GÌ TAN TRONG NƯỚC</b>
<b>CHỦ ĐỀ: NƯỚC- HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN </b>
Ngày dạy: 29/ 10/ 2015


Độ tuổi: 5 tuổi


Người dạy: Nguyễn Thị Nhung
<b>I. Yêu cầu:</b>


- Trẻ khám phá và nhận biết được 1 vài chất tan trong nước: đường, muối... và
không tan trong nước: cát...


- Trẻ biết làm thí nghiệm và phân biệt được chất tan và không tan trong nước.
- Yêu thích hoạt động khám phá khoa học, tích cực cùng nhau tham gia các hoạt
động cùng cô.


<b>II. Chuẩn bị:</b>


* Đồ dùng của cơ:Thìa; 1 chai nước, 3 cái cốc; 3 lọ đựng: đường, muối, cát, bảng
bông, lô tô...


* Đồ dùng của trẻ: Thìa, siêu nước, 3 cái cốc có đánh số 1- 2- 3, 3 bát đựng: cát,
đường, muối...


<b>III. Thực hiện:</b>



<b>Hoạt động 1: Trò chuyện cùng bé</b>


- Cô cùng trẻ hát bài hát “Cho tôi đi làm mưa với”
- Hỏi trẻ: + Vừa hát bài gì?


+ Mưa xuống cho chúng ta gì?
+ Nước có tác dụng gì?


*Cơ chốt lại.


<b>Hoạt động 2: Khám phá chất tan- không tan</b>
- Cô cho trẻ quan sát từng chất và đàm thoại.
* Đường:


- Hỏi Trẻ: + Đây là cái gì?


+ Đường có màu gì? (Cho 1 vài trẻ nếm thử)
Cô hỏi: + Nếm đường thấy thế nào?


+ Đường dùng để làm gì
* Muối:


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

* Cát:


- Hỏi trẻ: + Còn đây là gì


+ Cát sử dụng để làm gì?


- Trên đây cơ có những gì? (Đường, cát, muối). Các con có muốn chơi trị chơi với
đường, cát, muối này không?



- Các con sẽ chơi gì? ( Pha nước, xây nhà...)


- Cơ chốt lại và cho trẻ đi lấy đồ dùng về 4 nhóm làm thí nghiệm với các chất trên.
<b>Hoạt động 3: Bé cùng tìm hiểu</b>


<i><b>a.Thí nghiệm1: Đường:</b></i>


- Cơ cho trẻ rót nước vào cốc số 1.
- Cho trẻ xúc 1 thìa đường cho vào cốc.
- Hỏi trẻ: + Chúng mình đang làm gì?


+ Bây giờ trong cốc nước chúng mình nhìn thấy gì?
- Cho trẻ cầm thìa quấy đều lên.


+ Sau khi quấy đều lên điều gì đã xảy ra?
+ Đường đã biến đi đâu mất rồi?


+ Điều đó chứng tỏ đường như thế nào?


- Cô cầm cốc nước lên cho trẻ quan sát và khẳng định kết quả.
* Cho trẻ chơi: Mưa to- mưa nhỏ.


<i><b>b.Thí nghiệm 2: Muối:</b></i>


- Cơ cho trẻ rót nước vào cốc số 2.
- Cho trẻ xúc 1 thìa muối cho vào cốc.
- Hỏi trẻ: + Con đang làm gì?


+ Trong cốc nước giờ chúng mình nhìn thấy gì?


- Cho trẻ cầm thìa quấy đều lên.


+ Quấy đều lên chúng ta phát hiện ra điều gì?


- Cơ cầm cốc nước lên cho trẻ quan sát và khẳng định kết quả.
<i><b>C.Thí nghiệm 3: Cát:</b></i>


- Cơ cho trẻ rót nước vào cốc số 3.
- Cho trẻ xúc 1 thìa cát cho vào cốc.
- Cho trẻ cầm thìa quấy đều lên.
- Hỏi trẻ:


+ Sau thời gian quấy nước chúng mình thấy gì trong cốc?
- Cho trẻ quấy lại lần nữa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Cô cầm cốc nước lên cho trẻ quan sát và khẳng định kết quả.
* Hỏi trẻ: + Vừa làm thí nghiệm với những chất gì?


+ Chất nào tan trong nước? Vì sao?


+ Ngoài đường và muối tan trong nước còn chất nào tan trong nước?
+ Cịn chất nào khơng tan trong nước? Vì sao?


- Cho trẻ kể những chất không tan trong nước mà trẻ biết.
<b>Hoạt động 4: Củng cố</b>


* Trị chơi: Hãy chọn đúng


- Cách chơi: Cơ cho trẻ chia làm hai đội chơi, trong thời gian một bản nhạc hai đội
có nhiệm vụ chọn tranh các chất tan và không tan theo yêu cầu của cô.



- Luật chơi: Đội nào chọn sai tranh và chọn được ít tranh hơn đội kia đội đó bị thua.
- Cơ cho trẻ chơi.


- Kiểm tra kết quả và nhận xét.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×