Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Đổi mới quản lý nhà nước về phát triển nhân lực ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0: Thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.66 KB, 16 trang )

ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC Ở VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
TS. Chu Thị Thủy1
Tóm tắt: Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 được thông qua tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI
đã xác định “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới
căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng
dụng khoa học, công nghệ” là một trong ba khâu đột phá chiến lược để phát triển nhanh, bền vững của Việt Nam
đến năm 2020. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với xu hướng phát triển dựa trên nền tảng tích hợp cao độ của
hệ thống kết nối số hóa, vật lý, sinh học với trung tâm và khâu đột phá là sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, in-tơnét kết nối vạn vật, rô-bốt, công nghệ na-nô, công nghệ sinh học,… đang làm thay đổi căn bản nền sản xuất của
thế giới, tạo ra những cơ hội rất lớn nhưng cũng đặt ra thách thức khơng nhỏ cho mỗi quốc gia. Nó cũng tác động
đến Việt Nam trên mọi lĩnh vực, khía cạnh khác nhau của đời sống xã hội. Phát triển nhân lực ở Việt Nam là một
trong những lĩnh vực chịu sự tác động mạnh mẽ và trực tiếp nhất từ cuộc cách mạng này.
Từ khóa: Quản lý nhà nước về phát triển nhân lực, phát triển nhân lực trong hội nhập quốc tế, phát triển nhân lực
trong cách mạng công nghiệp 4.0, định hướng phát triển nhân lực, khuôn khổ pháp luật về phát triển nhân lực,
môi trường phát triển nhân lực, điều tiết phát triển nhân lực, kiểm tra, giám sát và thanh tra thực thi chính sách
pháp luật về phát triển nhân lực trong hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Abstract: Strategic economic development - society 2011 - 2020 was approved at the National Party
Congress XI was determined “Rapid Development of human resources, especially human resources of
high quality, focused on innovation basic and comprehensive national education; closely linked with the
development of human resources development and application of science and technology “as one of three
strategic breakthrough for rapid development and sustainability of Vietnam until 2020. Industrial revolution
for the fourth time with the development trend based on integrated platform elevation system Digital
connections, physics, biology center and the breakthrough is the development of artificial intelligence,
printed-silk-definition connected things, robots, of nanotechnology, biotechnology, ... is changing the
fundamental production of the world, creating huge opportunities but also poses challenge for every
country. It also impacts on Vietnam in all fields, various aspects of social life. Human resource development
in Vietnam is one of the areas affected the most powerful and direct from this revolution.
Keywords: State management on human resource development, human resource development in
international integration, human resource development in the industrial revolution 4.0, human resource
development orientation, legal framework for human and developing human resources environment,


regulating human resources development, inspecting, supervising and inspecting the implementation of
legal policies on human development in international integration and the indutrial revoluiton 4.0
Email: , Khoa Kinh tế - Luật, Trường Đại học Thương mại.

1


PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP

451

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Để đạt được mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đề ra đến năm 2020, một trong
những yêu cầu cấp bách hiện nay là phải đổi mới quản lý nhà nước về phát triển nhân lực ở Việt
Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0. Sau hơn 30 năm đổi mới,
cùng với nhiều nỗ lực của cả Nhà nước và xã hội, nguồn nhân lực Việt Nam đã đạt được những
bước phát triển đáng kể. Trình độ học vấn, trình độ chun mơn kỹ thuật, thể lực của nhân lực Việt
Nam đã từng bước được nâng lên. Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam tăng liên tục
từ 0,44 năm 1990 đến 0,57 năm 2005, tiếp theo 0,62 năm 2012 và 0,694 năm 2017 (Theo Chương
trình phát triển Liên hợp quốc - UNDP). Tuy nhiên, so với nhiều nước trong khu vực và so với yêu
cầu của q trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, chất lượng nhân lực của Việt Nam vẫn
cịn khá thấp. Lực lượng lao động của Việt Nam hiện nay chủ yếu vẫn chưa được đào tạo bài bản
hoặc có trình độ chun mơn thấp, phần lớn là lao động thủ công. Cơ cấu nhân lực Việt Nam phân
bố không đồng đều và chưa thực sự hợp lý. Nhiều chỉ số cấu thành của HDI vẫn còn ở mức rất
khiêm tốn, trình độ học vấn của một bộ phận lớn nhân lực chưa được cải thiện đáng kể. Có nhiều
nguyên nhân dẫn đến chất lượng nhân lực thấp ở Việt Nam, trong đó có ngun nhân từ cơng tác
quản lý nhà nước trong việc định hướng phát triển nhân lực.
Bài viết sẽ tập trung phân tích thực trạng quản lý nhà nước về phát triển nhân lực ở Việt Nam
trong thời gian qua. Trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp cần thiết nhằm đổi mới một cách căn
bản về phát triển nhân lực từ góc nhìn đổi mới vai trò của Nhà nước về phát triển nhân lực ở Việt

Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Bài viết tiếp cận theo chức năng quản lý nhà nước: Bao gồm chức năng xây dựng  chính sách
(chiến lược, quy hoạch, kế hoạch liên quan đến phát triển nguồn nhân lực); chức năng dự báo; chức
năng tổ chức, điều hành nhằm tác động, tổ chức, điều chỉnh quá trình phát triển nguồn nhân lực.
Các phương pháp nghiên cứu sử dụng trong đề tài là phương pháp phân tích tổng hợp, nghiên cứu
so sánh, thảo luận nhóm, nghiên cứu tổng hợp các tài liệu lý luận khoa học, khảo sát tình hình thực
tiễn có đối chứng, so sánh với lý luận khoa học, thống kê, phương pháp chuyên gia..., để phân tích
thực trạng và đề xuất giải pháp đổi mới, hoàn thiện quản lý nhà nước về phát triển nhân lực ở Việt
Nam. Bên cạnh đó đề tài sử dụng các số liệu của các cơ quan thống kê, các cuộc khảo sát, điều tra
và một số cơng trình nghiên cứu đã được công bố cũng như trực tiếp thu thập và xử lý các số liệu,
thơng tin có liên quan đến quản lý nhà nước về phát triển nhân lực ở Việt Nam.
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Bài viết này phân tích thực trạng quản lý nhà nước về phát triển nhân lực ở Việt Nam trong
thời gian qua dựa trên bốn khía cạnh chính: (1) Định hướng phát triển nhân lực thông qua việc ban
hành các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chương trình về phát triển nhân lực; (2) Tạo khuôn
khổ pháp luật và môi trường cho việc phát triển nhân lực; (3) Can thiệp trực tiếp, điều tiết phát triển
nhân lực thông qua tài trợ ngân sách, trực tiếp cung ứng dịch vụ xã hội cơ bản; (4) Kiểm tra, giám
sát và thanh tra thực thi chính sách pháp luật về phát triển nhân lực ở Việt Nam trong bối cảnh hội
nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0.


452

QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Thực trạng quản lý nhà nước về phát triển nhân lực ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0

4.1.1. Về vai trò định hướng và điều tiết phát triển nhân lực ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cách mạng

công nghiệp 4.0
Nhà nước hiện giữ vai trò định hướng phát triển và điều tiết đối với phát triển nhân lực thông
qua việc ban hành và chỉ đạo thực hiện các văn bản chính sách như các chiến lược, quy hoạch,
kế hoạch và chương trình về phát triển nguồn nhân lực trên bình diện cả nước, từng ngành và địa
phương. Cho đến nay, hàng loạt các Chiến lược, Quy hoạch ở tầm quốc gia liên quan đến phát triển
nhân lực trong giai đoạn 2011-2020 đã được ban hành như Chiến lược phát triển giáo dục 20112020, Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011-2020 và Chiến lược phát triển nhân lực Việt
Nam thời kỳ 2011-2020. Với các chiến lược, quy hoạch này, về cơ bản Nhà nước đã hình thành
được các định hướng phát triển nhân lực toàn diện, bao trùm nhằm nâng cao thể lực, trí lực và tâm
lực của người lao động đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, phù hợp với thực tiễn trong bối
cảnh hội nhập quốc tế và cách mạng cơng nghiệp 4.0.
Bên cạnh đó, hầu hết các chiến lược, quy hoạch liên quan đến tăng trưởng và phát triển kinh
tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay đều đề cập đến phát triển nhân lực và thị trường lao động, với mục
tiêu chung là xây dựng một thị trường lao động hiện đại, hiệu quả, cạnh tranh và công bằng phù
hợp với xu thế mới.
Mặc dù vậy, quy hoạch các đơn vị sự nghiệp cung cấp dịch vụ cơng cịn chưa sát thực tiễn cả
về số lượng cơ sở, quy mô, cơ cấu ngành nghề, phân bố mạng lưới các cơ sở, các tiêu chí về cơ sở
vật chất và nhân lực. Ví dụ, Điều chỉnh quy hoạch mạng lưới các trường đại học năm 2013 khẳng
định ưu tiên việc thành lập các cơ sở đào tạo mới, có đủ tiềm lực, hạn chế nâng cấp các cơ sở hiện
có trong khi thực tế diễn ra lại là sự bùng nổ việc nâng cấp các trường trung cấp, cao đẳng lên các
trường đại học trong khi chưa thực sự bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, nguồn lực. Hơn
nữa, Quy hoạch phát triển nhân lực đơi khi cịn chưa hồn toàn gắn kết chặt chẽ với các quy hoạch
ngành; Một số chủ trương định hướng về phát triển nhân lực chậm được triển khai trên thực tế, một
số khác lại mang tính áp đặt, cảm tính, dẫn đến việc thực thi mang tính phong trào, chất lượng thấp.
Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng tới 2020, một trong những quan điểm quy
hoạch là phát triển mạng lưới các trường đại học, cao đẳng phải phù hợp với chiến lược phát triển
và điều kiện kinh tế - xã hội, tiềm lực khoa học công nghệ của đất nước, gắn với từng vùng, từng
địa phương và trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0.
4.1.2. Về vai trị tạo khn khổ pháp luật và mơi trường cho việc phát triển nhân lực ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0
Hệ thống khuôn khổ pháp lý về phát triển nhân lực (gồm các bộ Luật, Luật và văn bản dưới

Luật) từng bước được chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện. Nhiều văn bản Luật liên quan đến phát
triển nhân lực được xây dựng, sửa đổi và bổ sung như: Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Bộ
luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Dạy nghề, Luật Cơng chức, Luật Viên chức… Tiếp
theo, Chính phủ cũng ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện những luật
trên, đồng thời ban hành nhiều cơ chế, chính sách về phát triển nhân lực. Hệ thống văn bản này


PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP

453

đang tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi và tạo động lực cho đẩy mạnh phát triển đào tạo nhân lực
cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu đối với từng ngành nghề, vùng miền và địa phương.
Về số lượng, tỷ lệ lao động qua đào tạo mới chỉ đạt trên 50% tổng số lực lượng lao động trong
cả nước. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, số sinh viên/1 vạn dân ở Việt Nam (tính
đến tháng 11-2016) là 200 sinh viên/1 vạn dân, thấp hơn nhiều so với các nước đi trước trong tiến
hành cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế tri thức ở khu vực Đông Á, như Hàn Quốc,
Singapore. Việt Nam đang thiếu hụt các nhà khoa học, chuyên gia trình độ cao, đội ngũ quản lý,
nhà kinh doanh giỏi, công nhân lành nghề trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Về chất lượng, tỷ lệ người lao động qua đào tạo có bằng hoặc chứng chỉ cịn thấp, gần 80% số
người lao động từ 15 tuổi trở lên chưa được đào tạo nghề có văn bằng, chứng chỉ. Trình độ chuyên
môn chưa đáp ứng yêu cầu thực tế, năng lực xã hội của người học sau khi ra trường còn hạn chế,
chưa theo kịp xu thế của thời đại. Sự thích ứng của người lao động với cơng việc chưa cao, khả
năng tiếp nhận, ứng dụng và sáng tạo tri thức của người lao động còn thấp. Sự thiếu hụt kỹ năng
lao động và tay nghề trong một số ngành đang là đặc trưng của người lao động Việt Nam hiện nay.
Chẳng hạn, đối với nhân lực ngành công nghệ thông tin, hiện nay 72% số sinh viên ngành công
nghệ thơng tin khơng có kinh nghiệm thực hành, 42% số sinh viên thiếu kỹ năng làm việc nhóm.
Chất lượng nguồn nhân lực được đào tạo có trình độ học vấn từ bậc cao đẳng trở lên nhìn
chung chưa cao. Trên thực tế, trong khi các nhà tuyển dụng “khát” nguồn nhân lực chất lượng cao
thì tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm người có trình độ cao đẳng, đại học trở lên lại cao nhất. Theo Bộ Lao

động – Thương binh và Xã hội tính đến quý I/2017, số người thất nghiệp có trình độ đại học trở lên
là 138,8 nghìn người, tỷ lệ thất nghiệp của nhóm này là 2,79%. Nhóm trình độ cao đẳng có 104,2
nghìn người thất nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp nhóm này là 6%. Nhóm trình độ trung cấp có 83,2 nghìn
người thất nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp là 3,08%. Mặt khác, theo phản hồi của các đơn vị sử dụng lao
động, phần lớn người học sau khi tốt nghiệp, được tuyển dụng vào làm việc đều phải đào tạo lại.
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay đạt
mức 3,39/10 điểm và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam xếp thứ 73/133 quốc gia được
xếp hạng. Vì vậy, năng suất lao động của Việt Nam thấp hơn năng suất lao động của Singapore
gần 17 lần, thấp hơn năng suất lao động của Nhật Bản 11 lần, thấp hơn năng suất lao động của Hàn
Quốc 10 lần, bằng 1/5 năng suất lao động của Malaysia và 2/5 năng suất lao động của Thái Lan.
Năng lực cạnh tranh của Việt Nam còn yếu và nguy cơ tụt hậu của nền kinh tế nước ta là khá rõ.
Về cơ cấu, tỷ lệ lao động được đào tạo theo trình độ chun mơn kỹ thuật ở Việt Nam hiện nay
cũng không hợp lý. Theo thống kê nghiên cứu của ông Lê Hữu Lập, số tiến sĩ là hơn 14 nghìn người,
nhưng có tới 70% giữ chức vụ quản lý, chỉ cịn 30% làm cơng tác chun mơn,... trong số 11,73 triệu
lực lượng lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ từ sơ cấp và tương đương trở lên, trình độ đại
học, trên đại học có 5,12 triệu người; trình độ cao đẳng có 1,80 triệu người; trình độ trung cấp có 3,03
triệu người; trình độ sơ cấp có 1,78 triệu người. Con số này phản ánh rõ nét sự mất cân đối về cơ cấu
lao động qua đào tạo giữa giáo dục nghề và giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay.
Mặt khác, công tác quản lý nhà nước, nhất là quy hoạch, kế hoạch định hướng phát triển nhân
lực của các ngành vẫn còn yếu kém, khá manh mún và thiếu đồng bộ. Công tác dự báo nhu cầu
nguồn nhân lực dài hạn cho phát triển kinh tế - xã hội cũng hạn chế, cơ cấu đào tạo theo ngành,


454

QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CƠNG NGHIỆP 4.0

nghề, trình độ đào tạo không được quy hoạch lâu dài. Các cơ sở đào tạo không đủ thông tin về
cung, cầu lao động nên việc xây dựng ngành, nghề, chỉ tiêu và trình độ đào tạo hằng năm khơng
sát thực tế. Bên cạnh đó, việc sử dụng lao động chưa thực hiện theo nguyên tắc đúng người, đúng

việc, đúng chuyên môn. Việc đãi ngộ lao động, nhất là lao động trình độ cao hiện nay cũng chưa
tương xứng với tiềm năng và sức sáng tạo của họ. 
Theo dự báo của các chuyên gia, dưới tác động của những đột phá về công nghệ từ cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0, trong tương lai không xa, nhiều lao động trong các ngành, nghề của Việt
Nam có thể thất nghiệp. Theo ước tính của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), có đến 86% số lao
động trong các ngành dệt may và giày dép của Việt Nam có nguy cơ cao mất việc làm. Ngoài ra,
nhiều ngành khác cũng sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp, như nơng nghiệp, kế tốn, lắp ráp và sửa chữa
thiết bị,... Nguy cơ này có thể chuyển thành con số thiệt hại không hề nhỏ khi số lao động này hiện
đang chiếm một tỷ trọng khá lớn trong lực lượng lao động của nước ta hiện nay. 
Hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về phát triển nhân lực dần dần được tổ chức và từng bước
kiện toàn nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực
này trên phạm vi cả nước. Các cơ quan quản lý nhà nước về phát triển nhân lực hiện nay bao gồm:
- Các bộ có chức năng, nhiệm vụ thực hiện quản lý nhà nước về những lĩnh vực chuyên ngành
liên quan tới phát triển nhân lực gồm: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội, Bộ Nội vụ;
- Các bộ có chức năng quản lý nhà nước trong một số lĩnh vực liên ngành liên quan tới phát
triển nhân lực như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính…
- Tất cả các bộ/ngành, địa phương trên cả nước đều có các cơ sở trực thuộc trực tiếp cung ứng
dịch vụ công liên quan tới phát triển nhân lực trong phạm vi quản lý của mình.
Như vậy, hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về phát triển nhân lực gồm hầu hết các cơ quan
của Chính phủ cả ở cấp Trung ương và địa phương, thực hiện quản lý nhà nước về phát triển nhân
lực trong phạm vị chức năng và nhiệm vụ được giao.
Gần đây, nhằm tăng cường sự phối hợp với các cơ quan quản lý đối với phát triển nhân lực,
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1127/QĐ-TTg ngày 24 tháng 8 năm 2012 về việc
thành lập Ban Chỉ đạo Quốc gia thực hiện quy hoạch phát triển nhân lực và đào tạo theo nhu cầu
xã hội giai đoạn 2011-2020. Nhiệm vụ của Hội đồng Quốc gia và Ban Chỉ đạo Quốc gia chủ yếu
có trách nhiệm nghiên cứu, tư vấn, tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc chỉ
đạo, điều hành, quyết định các chính sách, biện pháp quan trọng phát triển giáo dục, đào tạo, dạy
nghề và phát triển nhân lực.
Chính phủ ban hành Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 quy định chi

tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo đó, việc hỗ trợ phát triển nguồn
nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định như sau: Hỗ trợ đào tạo khởi sự kinh
doanh và quản trị kinh doanh: Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối thiểu 50% tổng chi phí của một
khóa đào tạo về khởi sự kinh doanh và quản trị doanh nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Học
viên của doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, doanh nghiệp
nhỏ và vừa do nữ làm chủ được miễn học phí tham gia khóa đào tạo; Hỗ trợ đào tạo nghề: Doanh


PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP

455

nghiệp nhỏ và vừa khi cử lao động tham gia khóa đào tạo trình độ sơ cấp hoặc chương trình đào
tạo dưới 3 tháng thì được miễn chi phí đào tạo. Các chi phí cịn lại do doanh nghiệp nhỏ và vừa
và người lao động thỏa thuận. Lao động tham gia khóa đào tạo phải đáp ứng các điều kiện sau:
Đã làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa tối thiểu 6 tháng liên tục; Không quá 50 tuổi đối với
nam, 45 tuổi đối với nữ; Hỗ trợ đào tạo trực tiếp tại doanh nghiệp nhỏ và vừa: Doanh nghiệp
nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến được hỗ trợ 50% tổng chi phí của một
khóa đào tạo trực tiếp tại doanh nghiệp nhưng không quá 1 lần một năm; khóa đào tạo trực tiếp
tại doanh nghiệp có tối thiểu 10 học viên. Nghị định này đã được triển khai thực hiện tới tất cả
thành phố, tỉnh trong cả nước trong việc hỗ trợ thông tin, tư vấn, phát triển nguồn nhân lực; hỗ
trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh, khởi nghiệp sáng tạo, tham gia cụm
liên kết ngành, chuỗi giá trị…
Tuy nhiên, việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong tạo khung khổ pháp luật và môi
trường thuận lợi cho phát triển nhân lực hiện cịn có những hạn chế sau:
Thứ nhất: Quản lý nhà nước về phát triển nhân lực đang bị phân tán giữa các cơ quan có
chức năng quản lý nhà nước và cơ quan chủ quản, giữa các bộ gồm: Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, các bộ chuyên ngành và giữa các địa phương. Ví dụ
trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, theo số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2011, cả nước có
376 trường đại học, cao đẳng thì Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý 54 trường (chiếm 14,4%), các

bộ/ngành khác quản lý 116 trường (30,8%), Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố quản lý 125 trường
(33,3%), còn lại 81 trường dân lập, tư thục (21,5%). Bộ Giáo dục và Đào tạo, một mặt, là cơ quan
quản lý nhà nước về giáo dục và đạo tạo, nhưng thường gặp nhiều khó khăn khi thực hiện chức
năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực đào tạo của mình với các trường thuộc quyền quản lý của
các bộ khác. Mặt khác, Bộ lại trực tiếp quản lý nhiều trường dẫn đến tình trạng ôm đồm, sự vụ,
làm hạn chế quyền chủ động, sáng tạo và ý thức trách nhiệm của các trường đại học, cao đẳng. Để
khắc phục tình trạng trên, kể từ ngày 1/1/2017, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý nhà
nước lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, trừ các trường sư phạm, ngành đào tạo giáo viên. Chức năng
quản lý nhà nước đối với 201 trường cao đẳng, 303 trường trung cấp chuyên nghiệp; hồ sơ quản
lý về giáo dục nghề nghiệp; các đề án, dự án về giáo dục nghề nghiệp; nhiệm vụ xây dựng, thực
hiện đề án cũng như nhân sự Vụ Giáo dục Chuyên nghiệp thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ được
chuyển giao cho Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Thứ hai: Các văn bản quy phạm pháp luật ban hành nhiều nhưng nhiều trường hợp thiếu
thống nhất. Quy định pháp luật về quản lý nhà nước về phát triển nhân lực được quy định ở nhiều
văn bản quy phạm pháp luật khác nhau từ Luật, Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ
tướng Chính phủ… Tuy nhiên, trong thực tiễn áp dụng pháp luật và việc phân cơng, điều hành của
Chính phủ giữa các cơ quan liên quan chưa hoàn toàn rõ ràng, thống nhất và hiệu quả. Chẳng hạn,
cùng một thành phần của hệ thống giáo dục quốc dân là giáo dục nghề nghiệp nhưng lại do hai cơ
quan cùng thực hiện chức năng quản lý: Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện quản lý đối với trung
cấp chuyên nghiệp, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện quản lý đối với dạy nghề. Đây
là một bất cập gây ra những khó khăn trong thống nhất quản lý giáo dục, trong thực hiện chương
trình giáo dục, công tác phân luồng và liên thông; khả năng dự báo, quy hoạch và quản lý các cơ
sở giáo dục nghề nghiệp…v..v.


456

QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

Thứ ba: Mặc dù văn bản pháp lý nhiều, nhưng hiệu lực thực thi kém. Quản lý nhà nước đối với

các cơ sở cung cấp dịch vụ cơng cịn bị bng lỏng. Ví dụ, việc cho phép thành lập tràn lan các trường
đại học trên khắp cả nước trong khi đó cơ quan quản lý nhà nước lại chưa bảo đảm vận hành hiệu quả
hệ thống kiểm tra, giám sát đã dẫn đến thực trạng mạng lưới các trường đại học/cao đẳng thành lập ồ
ạt, khi chưa đủ điều kiện cần thiết, thiếu đồng bộ, đồng thời có phần đi ngược lại với định hướng quy
hoạch trước đó. Sự phối hợp giữa ngành giáo dục và các Bộ/ngành, địa phương còn chưa chặt chẽ;
chưa tạo đủ điều kiện để các cơ sở đào tạo thực hiện đầy đủ quyền và trách nhiệm tự chủ, mặt khác
không đủ khả năng đánh giá thực chất hoạt động và sự chấp hành luật pháp của tất cả các trường đại
học, cao đẳng, khơng có khả năng đánh giá chất lượng giáo dục của toàn bộ hệ thống.
Thứ tư: Tách rời quản lý nhà nước về chuyên mơn với quản lý nhân lực, tài chính đã làm giảm
tính thống nhất trong chỉ đạo, điều hành đối với toàn bộ hệ thống giáo dục - đào tạo quốc dân và
làm cho bộ máy quản lý các cơ sở đào tạo trở nên cồng kềnh, nặng nề dẫn đến các cơ sở giáo dục
– đào tạo hiện nay vẫn chưa thực sự vận hành theo cơ chế thị trường cạnh tranh. Điều đó được thể
hiện bằng việc các trường nghề, đặc biệt là các trường công lập chỉ chú trọng đào tạo theo hướng
đảm bảo đủ số lượng học viên trong khi khơng cân nhắc đến các loại hình cơng việc hoặc ngành
nghề mà học viên sẽ theo đuổi sau khi tốt nghiệp. Việc ít phải cạnh tranh với các tổ chức đào tạo
nghề tư nhân đã tạo ra việc hệ thống dạy nghề cơng lập hiện nay đang có sức ỳ rất lớn và hoạt động
khơng có hiệu quả, không quan tâm nhiều đến chất lượng học sinh được đào tạo.
Thứ năm: Việc kiểm định và đánh giá chất lượng dịch vụ cung cấp cho người lao động cho
đến nay vẫn chưa được thực hiện một cách hệ thống và hiệu quả. Các tiêu chuẩn đánh giá chất
lượng chủ yếu mang tính định tính, cơ sở để đánh giá khơng rõ, thiếu các chỉ tiêu mang tính định
lượng; nặng về đánh giá đầu vào. Cho tới nay, còn nhiều cơ sở giáo dục – đào tạo chưa xây dựng
và công bố chuẩn đầu ra để làm cơ sở cho việc đánh giá chất lượng. Về cơ bản việc đánh giá vẫn
mang tính nội bộ, thiếu các tổ chức kiểm định chất lượng dịch vụ cơng độc lập.
4.1.3. Về vai trị can thiệp trực tiếp, điều tiết phát triển nhân lực ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế
và cách mạng cơng nghiệp 4.0
Nhà nước đóng vai trị là nhà tài trợ chủ yếu cho các lĩnh vực liên quan tới phát triển nhân lực.
Từ năm 2001 đến nay, ngân sách nhà nước chi cho hai lĩnh vực quan trọng nhất đối với phát triển
nguồn nhân lực là giáo dục và y tế tăng lên đáng kể. Chi giáo dục trong GDP tăng từ 4,1% năm
2001 lên khoảng 6,0% năm 2011, luôn chiếm khoảng 20% tổng chi ngân sách. Chi ngân sách cho
lĩnh vực y tế có xu hướng tăng dần trong những năm qua, từ mức 5,2% GDP năm 2000 lên 6,6%

GDP năm 2010, là mức cao so với một số nước có cùng mức thu nhập. Hiện tại, Nhà nước vẫn
giữ vai trò chủ đạo trong cung cấp dịch vụ công lập liên quan tới phát triển nguồn nhân lực trên
cả nước. Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ năm 2013 đến năm 2017, quy mô chi ngân
sách cho giáo dục luôn tăng về số tuyệt đối. Tổng quyết toán chi ngân sách cho lĩnh vực giáo dục
năm 2013 là 155.604 tỷ đồng và năm 2017 là 248.118 tỷ đồng. Trong lĩnh vực giáo dục, số trường
công lập trong các cấp phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và đại học chiếm tỷ lệ tương ứng là 99%,
71% và 75%. Trong lĩnh vực y tế, Nhà nước vẫn là nhà cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh lớn nhất
trên thị trường. Hệ thống y tế cơng lập được phủ rộng tồn quốc; tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y
tế xã đạt 80,1% năm 2010.


PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP

457

Mặc dù đạt được những kết quả quan trọng, với vai trò là nhà tài trợ chi tiêu của nhà nước vào
cải thiện nguồn nhân lực thể hiện những hạn chế sau đây:
Thứ nhất: Hiệu quả đầu tư thấp, chi tiêu công cho giáo dục của Việt Nam trong những năm
qua ở mức cao, chứng tỏ trong q trình xã hội hóa giáo dục - đào tạo, Nhà nước vẫn xác định trách
nhiệm của mình với tư cách là một chủ thể quan trọng của q trình xã hội hóa. Tuy nhiên, hiệu
quả đầu tư cho giáo dục - đào tạo của Việt Nam kém hơn so với tất cả các nước trong khu vực, với
số năm đi học trung bình và số năm đi học kỳ vọng thấp hơn, cho thấy Việt Nam đầu tư kém hiệu
quả hơn. Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhân dân, mặc dù ngân sách nhà nước (NSNN) đầu tư
cho y tế tăng hàng năm, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Mạng lưới y tế cơ sở đã từng bước
được củng cố nhưng đầu tư cho y tế cơ sở vẫn còn rất hạn chế và chưa phù hợp về kinh phí hoạt
động, nhân lực y tế, trang thiết bị và điều kiện vệ sinh cơ bản tại trạm y tế. Tình trạng quá tải bệnh
viện đang diễn ra tương đối trầm trọng ở các tuyến bệnh viện tuyến tỉnh và trung ương.
Thứ hai: Cơ chế xây dựng dự tốn ngân sách cịn chưa hợp lý, việc dự tốn ngân sách cịn dựa
chủ yếu vào các yếu tố đầu vào hơn là dựa trên nhu cầu của sự phát triển. Số dự toán phụ thuộc chủ
yếu vào dân số độ tuổi 0-18 tuổi của một tỉnh (có phân thành 4 vùng). Đối với giáo dục đại học, số

dự toán gắn với số sinh viên, số giảng viên nhập học của các trường.
Thứ ba: Huy động nguồn lực ngồi NSNN cịn hạn chế, các nguồn vốn ngồi NSNN được
cho là chưa được huy động tối đa do sự tham gia của khu vực tư nhân mới chủ yếu hạn chế trong
phạm vi huy động nguồn vốn đầu tư là chính. Trong khi đó, theo kinh nghiệm quốc tế, sự tham gia
của khu vực tư nhân phải góp phần tạo ra sức ép để cải thiện chất lượng dịch vụ được cung cấp từ
khu vực công. Các nhà đầu tư tư nhân gặp khó khăn khi tiếp cận các chính sách khuyến khích đầu
tư của Nhà nước nên vẫn phải sử dụng học phí/viện phí làm nguồn thu chủ yếu để đầu tư, tiếp tục
dồn gánh nặng lên người sử dụng dịch vụ…
4.1.4. Vai trò thanh kiểm tra và giám sát thực thi các chính sách về phát triển nhân lực ở Việt Nam trong bối cảnh
hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0
Ở các cấp Trung ương và địa phương, việc kiện toàn hệ thống thanh tra, tăng cường công tác
thanh kiểm tra, chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí hiện đã được coi là một trọng tâm trong công
tác quản lý nhà nước về phát triển nhân lực. Trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào
tạo đã thực hiện chức năng của Bộ thông qua ban hành các tiêu chuẩn và kiểm tra, đánh giá chất
lượng giáo dục đại học. Trong lĩnh vực y tế, hoạt động chỉ đạo tuyến, bao gồm các nội dung theo
dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ y tế của y tế tuyến trên đối với y tế tuyến dưới
tiếp tục được duy trì. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã tiến hành các cuộc kiểm tra, giám
sát và thanh tra thường xuyên các cơ sở dạy nghề, đặc biệt là các cơ sở dạy nghề công lập trên tất
cả các mặt quản lý nhà nước về dạy nghề.
Tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến cho rằng hoạt động thanh tra lao động hiện nay chưa đủ mạnh
để thanh tra được hết các vụ việc phát sinh trong quan hệ giữa người sử dụng lao động và người
lao động với trên 300 nghìn doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh. Hoạt động thanh tra,
kiểm tra, giám sát xử lý vi phạm trong việc thực hiện chính sách và pháp luật về phát triển con
người và nhân lực chưa được thường xuyên kịp thời và cịn thiếu nghiêm minh. Điển hình là nhiều
sự việc xâm hại đến quyền lợi người lao động nghiêm trọng do cộng đồng xã hội phát hiện, gây
bức xúc dư luận.


458


QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CƠNG NGHIỆP 4.0

Cơng tác thanh tra y dược gặp khó khăn do bộ máy tổ chức và nhân lực quá mỏng, mỗi tỉnh
chỉ có một vài thanh tra, tuyến huyện khơng có chức năng thanh tra. Trong q trình thanh tra cịn
thiếu các chuẩn mực, tiêu chí dựa trên bằng chứng phản ánh chất lượng, hiệu quả dịch vụ y tế. Do
thiếu hệ thống giám sát mang tính chất dự phịng, hỗ trợ nên công tác thanh tra chủ yếu được tiến
hành khi đã xảy ra vụ việc.
4.1.5. Nguyên nhân của những hạn chế trên đối với quản lý nhà nước về phát triển nhân lực ở Việt Nam trong bối cảnh
hội nhập quốc tế và cách mạng cơng nghiệp 4.0
Có nhiều ngun nhân bao trùm các hạn chế kể trên, điểm mấu chốt nhất là cho đến nay vẫn
chưa xác định được sự can thiệp của Nhà nước cần thiết đến đâu đối với các dịch vụ công như giáo
dục và y tế, trong điều kiện nền kinh tế thị trường. Mặc dù về cơ bản vẫn khẳng định nhà nước
đóng vai trị chủ đạo, do nguồn lực có hạn, nhà nước vẫn không đảm bảo được đầy đủ về số lượng
và chất lượng của các dịch vụ này mà việc quá tải tại các bệnh viện, việc lúng túng trong mơ hình
phát triển các trường đại học là những minh chứng cụ thể.
Công tác lập chiến lược, quy hoạch, kế hoạch kinh tế - xã hội nói chung, và phát triển từng
ngành nói riêng chưa được đổi mới so với yêu cầu phát triển đất nước. Điều này dẫn đến chất lượng
các quy hoạch kém, nhiều mục tiêu đặt ra phi thực tế.
Các cơ quan quản lý nhà nước về phát triển nhân lực hiện tại đang hoạt động theo chức năng
riêng biệt và đồng thời là cơ quan chủ quản trực tiếp quản lý các cơ sở. Việc quản lý được thực
hiện theo cơ chế cơ quan chủ quản (bộ, cơ quan ngang bộ, tổng cục, UBND tỉnh), quản lý theo địa
phương, quản lý theo ngành, quản lý theo cấp (TƯ và địa phương) mà chưa thống nhất theo một
mục tiêu và khung khổ chung. Do đó, dẫn đến thiếu sự quản lý, điều phối thống nhất chung ở tầm
vĩ mô và theo cấp quốc gia theo định hướng chiến lược lâu dài. Hầu như chưa có sự phối hợp quản
lý giữa ngành và lãnh thổ, giữa quy hoạch nguồn nhân lực và quy hoạch ngành…
Trình độ chun mơn của nhân lực làm công tác thanh tra chất lượng các dịch vụ sự nghiệp
cơng cịn thấp kém, cịn tâm lý muốn duy trì những cơ chế, phương pháp quản lý cũ của nền kinh
tế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp mà chưa nắm bắt và theo kịp yêu cầu mới đối với quản lý phát
triển nhân lực trong điều kiện nền kinh tế thị trường.
Việc sử dụng nhân lực trong các cơ sở cơng lập cịn có những bất cập, chưa thực sự có động

lực để người lao động làm việc tốt hơn. Do các cơ sở kinh tế công lập (trong đó có các đơn vị sự
nghiệp cơng) chưa thực sự phải chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của mình nên cũng khơng
có động lực để sử dụng lao động một cách hợp lý nhất. Cơ chế bổ nhiệm cán bộ trong các cơ sở
sự nghiệp công lập cũng cần được cải tiến theo hướng tăng quyền tự chủ cho các cơ sở và tự chịu
trách nhiệm của họ.
Nhìn chung, việc tổ chức quản lý Nhà nước về phát triển nhân lực vừa phân tán, chồng chéo,
đặc biệt là thiếu sự phối, kết hợp giữa các cơ quan liên quan. Hơn nữa, quản lý nhà nước về phát
triển nhân lực cịn mang nặng tính kế hoạch hố tập trung, Nhà nước còn thực hiện bao cấp tràn
lan cho các cơ sở đào tạo, thiếu sự liên kết giữa các cơ sở đào tạo và người sử dụng lao động, chưa
có được hệ thống thơng tin đầy đủ và chính xác về thị trường lao động làm cơ sở cho việc quản lý
các hoạt động đào tạo nghề nghiệp.


PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP

459

4.2. Một số quan điểm, định hướng và giải pháp đổi mới quản lý nhà nước về phát triển nhân lực ở Việt Nam trong bối
cảnh hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0

4.2.1. Một số quan điểm và định hướng đổi mới quản lý nhà nước về phát triển nhân lực ở Việt Nam trong bối cảnh
hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0
Trước hết về quan điểm đổi mới vai trò của Nhà nước trong phát triển nhân lực, chúng ta cần
phải khẳng định rằng:
- Phát triển nhân lực chính là nâng cao năng lực của con người về mọi mặt. Mọi chủ trương,
chính sách, pháp luật của Nhà nước phải hướng đến mục tiêu vì con người, phát triển con người,
bảo đảm thực hiện, bảo vệ quyền con người;
- Cần tách bạch vai trò nòng cốt của Nhà nước là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý định
hướng các hoạt động phát triển nhân lực ra khỏi vai trò của người cung cấp dịch vụ xã hội cơ bản
cho cộng đồng. Nhà nước cần phải chuyển từ vai trò là người trực tiếp cung cấp các dịch vụ xã hội

sang vai trò là người điều phối;
- Cần huy động được tối đa sự tham gia của các chủ thể xã hội khác ngoài nhà nước: các tổ
chức xã hội, khu vực kinh tế tư nhân, doanh nghiệp, cộng đồng… trong phát triển nhân lực. Đào
tạo chun mơn và nâng cao trình độ nghề nghiệp cho người lao động là trách nhiệm không chỉ
của Nhà nước, của xã hội mà cịn là của chính bản thân người lao động. Trước hết, mỗi người lao
động phải tự thấy rằng ra sức học tập trang bị cho mình có một nghề nghiệp vững vàng thì sẽ tìm
được việc làm tốt, ổn định và tay nghề càng cao thì thu nhập sẽ tăng theo;
- Đổi mới vai trò “nhà tài trợ” và phương thức tài trợ của Nhà nước cho các dịch vụ xã hội.
Nhà nước cần kiên quyết từ bỏ việc tài trợ theo kiểu cào bằng, xin – cho, cung cấp nguồn vốn với
dự toán trên cơ sở đầu vào. Thay vào đó, Nhà nước nên tập trung nguồn lực tài chính vào một số
lĩnh vực trọng tâm và các giải pháp nhằm đảm bảo quyền con người trong tiếp cận các dịch vụ xã
hội cơ bản. Nhà nước cần đặt mục tiêu cân bằng giữa phát triển kinh tế và phát triển con người, ưu
tiên đầu tư vào các dịch vụ xã hội và an sinh xã hội, đồng thời đẩy mạnh tiến trình cải cách cung
cấp tài chính cho dịch vụ xã hội theo phương hướng nghiên cứu và áp dụng cơ chế phân bổ chính
sách dựa theo kết quả hoạt động cho các cơ sở cung cấp dịch vụ như bệnh viện, trường học,v.v…
- Công tác giám sát chất lượng dịch vụ công cần được coi là một nhiệm vụ trọng tâm của đổi
mới quản lý nhà nước về phát triển nhân lực. Hiện nay, hoạt động của các tổ chức cung cấp dịch
vụ công, cả tư nhân và nhà nước, thường chưa được giám sát, kiểm tra ở mức cần thiết. Các cơ sở
này ít phải chịu trách nhiệm trước những hậu quả của việc cung cấp dịch vụ kém chất lượng gây
ra, kể cả khi các hậu quả đó mang tính nghiêm trọng đối với các cá nhân và hộ gia đình. Do vậy,
việc hoàn thiện khung pháp lý về kiểm tra, giám sát và đánh giá các cơ sở cung cấp dịch vụ là một
trong những lĩnh vực ưu tiên của các cơ quan quản lý Nhà nước hiện nay.
4.2.2. Một số giải pháp đổi mới quản lý nhà nước về phát triển nhân lực ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế
và cách mạng công nghiệp 4.0
Trên cơ sở những quan điểm và định hướng trên, tác giả đề xuất một số giải pháp cơ bản sau:
Thứ nhất, nhóm các giải pháp đổi mới vai trị quản lý nhà nước về định hướng và điều tiết
phát triển nhân lực


460


QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

- Rà sốt, đối chiếu mục tiêu vì con người, phát triển con người với các chủ trương, chính
sách, pháp luật hiện hành, nhất là các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án phát
triển kinh tế - xã hội; Thường xuyên tiến hành rà soát lại chiến lược, quy hoạch phát triển từng
ngành để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội mới. Nâng cao chất lượng công tác xây
dựng Chiến lược và Quy hoạch, khắc phục tình trạng Chiến lược và Quy hoạch mang tính chủ
quan, thiếu tính thực tế và tính khả thi.
- Đặt Quy hoạch phát triển nhân lực trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của
cả nước và của từng địa phương. Tăng cường công tác dự báo về diễn biến nguồn nhân lực và nhu
cầu nhân lực. Có chính sách điều tiết quy mơ và cơ cấu đào tạo cho phù hợp với nhu cầu phát triển
kinh tế - xã hội, khắc phục tình trạng mất cân đối và lãng phí trong đào tạo.
- Xây dựng và hoàn thiện chiến lược tổng thể phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong
thời kỳ mới. Thực hiện tốt giải pháp này sẽ góp phần khắc phục căn bản thực trạng thiếu hụt về số
lượng, hạn chế về chất lượng, bất hợp lý về cơ cấu nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất
lượng cao ở nước ta hiện nay. Mặc dù “Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 2020” đang được triển khai thực hiện và bước đầu đạt những kết quả tích cực, song chúng ta vẫn
chưa có một chiến lược tổng thể để xây dựng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng
yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng như của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước; chưa xác định rõ lộ trình và trách nhiệm cụ thể cũng như chưa thực sự phát
huy được trách nhiệm chung của toàn xã hội đối với vấn đề này. 
Xây dựng chiến lược tổng thể phát triển nhân lực là một chủ trương lớn, một trong những
nhiệm vụ rất quan trọng và phức tạp, đòi hỏi cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, thận trọng với
một tư duy đột phá và tầm nhìn lâu dài, phù hợp với thực tiễn. Chiến lược phải xác định rõ mục
tiêu, quy mơ, lộ trình và những cơ chế, chính sách tổng thể. Trong đó, mục tiêu chiến lược phải ưu
tiên khắc phục mâu thuẫn giữa phát triển về số lượng, chất lượng và cơ cấu; xác định quy mô, số
lượng và cơ cấu của từng loại nhân lực cho phù hợp. Chiến lược cũng xây dựng lộ trình thực hiện
một cách hợp lý, có tính dự báo cao, xây dựng và hồn thiện cơ chế, chính sách đặc thù để phát
triển nhân lực một cách toàn diện và đồng bộ. 
Mặt khác, cần làm tốt công tác giáo dục, tuyên truyền, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức

của mọi cấp, mọi ngành và mọi người dân về vị trí, tầm quan trọng, mục tiêu, nội dung và phương
hướng xây dựng, phát triển nhân lực của đất nước dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp
4.0 hiện nay. Cần xác định rõ đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của cả hệ thống chính trị, trong đó
cần sớm thống nhất nhận thức trong các cơ quan Đảng, Nhà nước và các đồn thể chính trị - xã hội,
trước hết là lực lượng nòng cốt, đang trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu và hoạch định
chiến lược, chính sách, tác động của thời cơ và thách thức đối với nước ta từ cách mạng cơng nghiệp
4.0. Tồn xã hội, từng người dân, mọi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức đều cần có hiểu biết về thời cơ,
thách thức của cách mạng công nghiệp 4.0; tránh tình trạng chỗ nào cũng nói cách mạng cơng nghiệp
4.0 nhưng không xác định rõ ràng được những việc cần làm.
Chỉ có nhận thức đúng đắn thì mới có cách ứng xử, có định hướng, tư duy phát triển phù hợp.
Từ đó xác định trách nhiệm chung, trách nhiệm của mỗi người trong công tác phát hiện, tạo nguồn,
đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nhân lực. Chúng ta không được phép chủ quan, xem nhẹ sự tác động


PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP

461

của cách mạng công nghiệp 4.0, nhưng cũng không tự ti, mặc cảm về nhân lực hiện có. Tăng cường
quảng bá để nâng cao nhận thức của thế hệ trẻ, thu hút sinh viên vào học các ngành khoa học và
công nghệ; nuôi dưỡng các kỹ năng khoa học và công nghệ. 
Thứ hai, nhóm các giải pháp hồn thiện khn khổ pháp luật và môi trường pháp lý cho phát
triển nhân lực
- Nhà nước cần tạo mơi trường thuận lợi, bình đẳng cho các thành phần xã hội tham gia cung
ứng dịch vụ cơng. Các đơn vị sự nghiệp ngồi cơng lập được khuyến khích tham gia cung ứng dịch
vụ bình đẳng như các đơn vị sự nghiệp cơng lập. Đơn giản hóa các thủ tục hành chính nhằm huy
động tối đa các nguồn lực ngoài nhà nước trong phát triển nhân lực.
- Sửa đổi và ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp, Luật Giáo dục
Đại học, Luật Giáo dục, Luật Dạy nghề, Luật Khám, chữa bệnh,… đầy đủ; tạo dựng khung pháp
lý cho các loại hình đơn vị sự nghiệp khơng vì mục tiêu lợi nhuận và vì mục tiêu lợi nhuận hoạt

động; bảo đảm mơi trường hoạt động cạnh tranh, bình đẳng, khơng phân biệt hình thức sở hữu đối
với các tổ chức này.
- Đổi mới cơ chế quản lý và phân cấp quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp cơng. Trước
hết cần nghiên cứu, tính tốn và xây dựng mức trần phí dịch vụ trên nguyên tắc phí dịch vụ phải đảm
bảo bù đắp đủ chi phí. Tiến tới trao quyền tự chủ hồn tồn cho các đơn vị sự nghiệp có sử dụng ngân
sách nhà nước và có lộ trình từng bước xóa bỏ cơ chế Bộ chủ quản trong các đơn vị sự nghiệp cơng.
- Nghiên cứu cơ chế chính sách để các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, các trường phổ
thơng và mầm non phải có cán bộ y tế phục vụ; các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên
nghiệp phải đầu tư trạm y tế cơ sở..
- Tích cực đổi mới, hồn thiện hệ thống cơ chế, chính sách về xây dựng, phát triển nhân lực.
Hệ thống cơ chế, chính sách có vai trị rất quan trọng, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp, tạo động
lực thúc đẩy hoặc lực cản kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế - xã hội nói chung và phát triển
nhân lực nói riêng. Trên thực tế, những năm qua Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều cơ chế,
chính sách mới có tác động tích cực đến việc phát triển nhân lực. Tuy nhiên, trong quá trình thực
hiện, các chính sách đó đã bộc lộ khơng ít những hạn chế, bất cập, hiệu quả mang lại chưa tương
xứng. Do đó, để tiếp tục phát triển nhân lực có hiệu quả đòi hỏi cần phải thường xuyên điều chỉnh,
bổ sung và hồn thiện hệ thống cơ chế, chính sách nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho việc
phát triển nhân lực ở Việt Nam trước tác động của cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0.
Việc đổi mới, hồn thiện cơ chế, chính sách để tạo động lực cho sự phát triển nhân lực phải
được thực hiện đồng bộ trên nhiều phương diện, như giáo dục - đào tạo, khoa học - cơng nghệ,
mơi trường làm việc, chính sách việc làm, thu nhập, an sinh xã hội, bảo hiểm, bảo trợ xã hội, chăm
sóc sức khỏe, chính sách phát triển thị trường lao động, các điều kiện nhà ở, sinh sống, định cư,...
Trong đó, trước hết cần coi trọng việc tạo lập các cơ chế, chính sách thu hút, sử dụng và đãi ngộ
nhân lực. Việc đổi mới chính sách tuyển dụng, bố trí sử dụng nhân lực cần phải được triển khai
theo hướng công khai, công tâm, khách quan, chính xác, dựa trên cơ sở phẩm chất và năng lực
thực chất. Đặc biệt, các nhà lãnh đạo, quản lý cần mạnh dạn sử dụng nhân lực trẻ; lôi cuốn họ nỗ
lực thực hiện những kiến thức, chuyên môn đã được tích lũy, được đào tạo thơng qua những chính
sách sử dụng hợp lý.



462

QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

Tạo sự đột phá về đãi ngộ, tơn vinh nhân lực có đổi mới, sáng tạo, thực hiện chính sách tiền
lương linh hoạt theo tiêu chí tài năng và hiệu quả đóng góp; tạo mơi trường làm việc thuận lợi và
cơ hội thăng tiến để tạo động lực, kích thích, khuyến khích họ lao động sáng tạo và hiệu quả. Bảo
đảm đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất và phương tiện làm việc, nghiên cứu cho những nhà
khoa học, những tài năng trẻ. Thường xuyên tôn vinh nhân tài đi kèm cơ chế khuyến khích về lợi
ích vật chất đối với những người có cống hiến mang lại nhiều lợi ích cho xã hội.
Mặt khác, Nhà nước cần tiếp tục đổi mới thể chế, hoàn thiện hành lang pháp lý từ Trung ương
đến địa phương nhằm tạo môi trường thuận lợi phát triển nhân lực, hoàn thiện phát triển thị trường
lao động; thị trường và sản phẩm khoa học - công nghệ theo hướng hội nhập, xây dựng môi trường
pháp lý cho phát triển các ngành, nghề kinh doanh mới ở Việt Nam đang bắt đầu nảy sinh từ cuộc
cách mạng công nghiệp 4.0, Đảng ta đã xác định: Hoàn thiện thể chế về phát triển, ứng dụng khoa
học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, phát triển nhân lực...
Bên cạnh đó, Nhà nước cần có chính sách thỏa đáng để tạo nguồn lực và khai thác có hiệu quả
nguồn lực mới, nhất là trong những ngành mũi nhọn về công nghệ của quốc gia; nâng cao chất lượng
hoạt động của các vườn ươm công nghệ và doanh nghiệp cơng nghệ cao; có chính sách hỗ trợ hình
thành và phát triển các vườn ươm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong các trường đại học đào tạo về
công nghệ, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ. Đồng
thời tăng cường sự hợp tác hiệu quả giữa Nhà nước, doanh nghiệp và các trường đại học công nghệ
để thúc đẩy sự phát triển một số ngành chọn lọc, đặc biệt là cơng nghệ thơng tin. Ngồi ra, tiếp tục
phát triển mạnh các khu công nghiệp, khu công nghệ cao; đẩy mạnh q trình xây dựng và hoạt động
của các khu cơng nghệ cao Hịa Lạc, Thành phố Hồ Chí Minh; hồn thiện chính sách nhập khẩu cơng
nghệ, chủ động tham gia q trình hoạt động của các khu cơng nghệ cao, các công viên phần mềm;
ưu tiên tài trợ cho các tổ chức, cá nhân có cơng trình khoa học - cơng nghệ xuất sắc.
Thứ ba, nhóm giải pháp đổi mới can thiệp của Nhà nước trong cung cấp dịch vụ công cho
phát triển nhân lực
- Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý các đơn vị nghiệp công theo tinh thần tăng cường tính tự

chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp.
- Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về các chính sách, pháp luật của
Nhà nước về phát triển nhân lực.
- Nghiên cứu và áp dụng cơ chế phân bổ ngân sách theo hướng dựa theo kết quả hoạt động và
chỉ tiêu đầu ra cho các đơn vị sự nghiệp cơng thay vì dựa theo định mức đầu vào. Thay đổi cách
thức phân bổ kinh phí xây dựng cơ bản theo hướng tập trung đầu tư cho xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật ở tuyến dưới, nơi vùng sâu, vùng xa.
- Đổi mới cơ chế tài chính theo hướng tồn bộ chi phí cần thiết của cơ sở cung ứng dịch vụ
công được chuyển dần sang bù đắp bằng phí mà người thụ hưởng dịch vụ phải chi trả.
- Đẩy mạnh thực hiện phân cấp xuống các cấp cơ sở.
Thứ tư, đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện, đồng bộ giáo dục - đào tạo
Đây là nhiệm vụ then chốt, giải pháp trọng yếu để xây dựng, phát triển nhân lực đáp ứng yêu
cầu phát triển đất nước nói chung, trước bối cảnh hội nhập quốc tế và tác động của cuộc cách mạng


PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP

463

công nghiệp 4.0 nói riêng. Theo đó, cần nhanh chóng hồn thiện hệ thống giáo dục theo hướng mở,
hội nhập, thúc đẩy phân tầng, phân luồng, tổ chức, sắp xếp lại hệ thống giáo dục, nhất là giáo dục
đại học và dạy nghề. Khắc phục các bất hợp lý về quy mô đào tạo, cơ cấu trình độ ngành, nghề và
cơ cấu vùng, miền; gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. Chú trọng hơn
nữa phát triển ngành tự động hóa, đầu tư cho các nhóm nghiên cứu sâu về các lĩnh vực kỹ thuật
số, công nghệ thông tin, công nghệ phần mềm, thông tin vệ tinh, số hóa, năng lượng mới, vật liệu
mới, cơng nghệ sinh học và sự tích hợp giữa chúng. 
Đồng thời, xác định đúng khả năng và nhu cầu đào tạo, tăng cường chất lượng công tác lập
kế hoạch, dự báo thường xuyên và cung cấp thông tin về nhu cầu nhân lực của xã hội, nhất là nhu
cầu của các doanh nghiệp, các địa phương,... nhằm điều tiết quy mô, cơ cấu ngành, nghề và trình
độ đào tạo cho phù hợp. Thực hiện tốt cơ chế, chính sách, pháp luật về phát triển giáo dục - đào
tạo, khoa học - công nghệ; coi trọng đào tạo đại học và trên đại học, cao đẳng và dạy nghề theo

chuẩn khu vực và quốc tế. Tạo chuyển biến nhanh và rõ nét trong phát triển nguồn nhân lực, nhất
là nguồn nhân lực chất lượng cao cho các ngành, lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế. Đẩy mạnh xã hội
hóa, giao quyền tự chủ cho các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề công lập; khuyến khích các
doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề.
Đổi mới chương trình, nội dung đào tạo đại học theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực và
phù hợp, chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện
năng lực và phẩm chất người học, học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn. Phát triển
giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,
với tiến bộ khoa học - công nghệ, yêu cầu phát triển nguồn nhân lực và thị trường lao động. Đồng
thời, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp, hình thức dạy học bậc đại học, nhanh chóng chuẩn
hóa đội ngũ giảng viên đại học. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về giáo dục - đào tạo, tạo môi trường
và điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà giáo, nhà khoa học có tài năng và kinh nghiệm của nước
ngồi, người Việt Nam ở nước ngồi tham gia q trình đào tạo và nghiên cứu khoa học, công nghệ
tại các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam; tiếp tục gửi sinh viên Việt Nam ra nước ngoài học tập,
đào tạo, bồi dưỡng. Thực hiện kết hợp giữa chính sách hỗ trợ từ ngân sách nhà nước với huy động
các nguồn lực xã hội; kêu gọi đầu tư nước ngoài, thu hút các trường đại học, dạy nghề có đẳng cấp
quốc tế vào Việt Nam hoạt động.
Thứ năm, nhóm giải pháp về tăng cường kiểm tra, giám sát sự phát triển và chất lượng dịch
vụ công
- Nhà nước thực hiện đúng chức năng tạo lập khung pháp lý và kiểm tra, thanh tra, giám sát
việc thực thi pháp luật, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực sự nghiệp công. Đổi
mới tổ chức và hoạt động, đề cao và bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức
sự nghiệp.
- Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý giáo dục theo hướng làm tốt chức
năng quản lý nhà nước, xây dựng, hồn thiện các chính sách, cơ chế về giáo dục – đào tạo, kiểm
soát chặt chẽ việc thực hiện mục tiêu, chương trình và chất lượng.
- Kiện tồn đội ngũ thanh tra các ngành, các cấp. Hoàn thiện khung pháp lý về kiểm tra, giám
sát và đánh giá các cơ sở cung ứng dịch vụ công là một trong những lĩnh vực ưu tiên của các cơ quan



464

QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

quản lý Nhà nước hiện nay. Các cơ quan quản lý chuyên ngành cần phải xây dựng và ban hành các
tiêu chuẩn, tiêu chí để làm căn cứ kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ sở này có hiệu quả.
Thứ sáu, nhóm giải pháp hồn thiện cơ cấu tổ chức và bộ máy
- Tiếp tục củng cố, hoàn thiện và nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý
về phát triển nhân lực; tùy thuộc vào nhu cầu tăng cường quản lý nhà nước về phát triển nhân lực
mà có thể bố trí giao cho một đơn vị chuyên trách hoặc không chuyên trách thực hiện công tác phát
triển nhân lực thuộc các lĩnh vực do ngành, địa phương quản lý.
- Tiếp tục sắp xếp lại mạng lưới các trường đại học, cao đẳng và các viện nghiên cứu để gắn
đào tạo với nghiên cứu khoa học, sử dụng tối ưu nguồn năng lực hiện có về đội ngũ khoa học và cơ
sở vật chất kỹ thuật. Nâng cao năng lực của các đại học quốc gia và đại học khu vực. Hoàn thiện
và tổ chức hoạt động của Hội đồng giáo dục và phát triển nhân lực có hiệu quả tốt; phân cấp quản
lý và có cơ chế phối hợp hợp lý giữa quản lý ngành, địa phương và các cơ sở đào tạo phát triển
nhân lực.
- Thực hiện cơ chế tự chủ hoàn toàn đối với các cơ sở giáo dục và tiến tới thay cơ chế tài
trợ cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập qua cơ quan chủ quản như hiện nay bằng cơ
chế tài trợ qua Quỹ, tiến tới xóa bỏ cơ quan chủ quản đối với các cơ sở này (ngồi các trường
có đặc thù riêng);
- Thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục và dạy nghề (giáo dục nghề nghiệp) trên địa bàn
cả nước về một bộ duy nhất. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức ngành y tế ở cấp cơ sở theo hướng phân
biệt rõ hệ thống y tế cơ sở ở thành thị và nông thôn. Ở các thành phố/đô thị, nên xây dựng mơ hình
tách chức năng quản lý nhà nước và khám, chữa bệnh ở cấp quận.
- Hoàn thiện tổ chức bộ máy thực hiện công tác dự báo nhu cầu nhân lực Quốc gia.
5. KẾT LUẬN
Để tăng lợi thế cạnh tranh, đẩy nhanh tốc độ phát triển bền vững và chủ động hội nhập quốc
tế, Việt Nam luôn xác định phát triển nhân lực, nhất là nguồn nhân lực 4.0 là một trong những yếu
tố quyết định. Tuy nhiên, cần thẳng thắn nhìn nhận việc quản lý nhà nước về phát triển nhân lực

hiện nay vẫn chưa đạt được yêu cầu thực tiễn đặt ra. Từ nay đến năm 2020, Nhà nước tiếp tục sắp
xếp, tổ chức lại hệ thống cơ sở giáo dục đào tạo nghề nghiệp theo hướng mở và linh hoạt nhằm
đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường. Sự thành công hay thất bại, tận dụng tốt thời cơ, vận hội
hay vượt qua nguy cơ, thách thức từ bối cảnh hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
ở Việt Nam hiện nay phụ thuộc vào cơng cuộc đổi mới, hồn thiện quản lý nhà nước về phát triển
nhân lực và quyết định vào phương thức khai thác nguồn lực con người, nhất là việc xây dựng,
phát triển nhân lực, đảm bảo nhân lực có năng lực phù hợp để tiếp cận cơng nghiệp 4.0, có khả
năng tiếp nhận các xu thế cơng nghệ sản xuất mới trong bối cảnh hội nhập quốc tế.


PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP

465

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Ban Tuyên giáo Trung ương (2017), Tài liệu nghiên cứu các Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa XII, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
[2] Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Bản tin thị trường lao động, số 13, quý I/2017.
[3] Bộ Y tế và Nhóm đối tác y tế (2012), Báo cáo chung tổng quan ngành Y tế năm 2012.
[4] Lê Hữu Lập (2016), “Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao”, Báo Nhân dân điện tử, ngày 9/4.
[5] Nguyễn Hồng Minh (2016), “Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và những vấn đề đặt ra đối với hệ thống giáo dục
nghề nghiệp”, Trang thông tin điện tử - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, ngày 8-12-2016.
[6] Ngô Minh Tuấn (2010), “Khung pháp lý đối với các tổ chức sự nghiệp ngồi cơng lập: Luận cứ, kinh nghiệm
quốc tế và kiến nghị cho Việt Nam”, Đề tài cấp Bộ 2010.
[7] Nguyễn Thị Tuệ Anh và Ngô Minh Tuấn (2011), Tiếp tục cải cách và đổi mới khu vực tổ chức sự nghiệp công
lập cung ứng dịch vụ giáo dục và y tế ở Việt Nam, NXB Lao động, Hà Nội.
[8] UNDP (2011), Dịch vụ phát triển xã hội phục vụ con người, Báo cáo Quốc gia về phát triển con người năm 2011.
[9] Văn phòng Trung ương Đảng (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Hà Nội.
[10] Văn phòng Trung ương Đảng (2017), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, Hà Nội.




×