Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

So sánh khả năng sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của lợn ngoại từ 60kg đến xuất thịt khi nuôi bằng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và thức ăn đậm đặc phối trộn với một số nguyên liệu địa phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 45 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện khóa luận này tôi xin được gửi lời cảm ơn
chân thành tới các thầy cô giáo trong Bộ môn Khoa học vật nuôi, khoa Nông
- Lâm - Ngư nghiệp, trường Đại học Hồng Đức đã giúp đỡ tơi nhiệt tình để
hồn thành khóa luận này.
Đồng thời tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo Tiến sỹ
Mai Danh Luân đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo giúp tơi hồn thành
báo cáo này.
Tơi xin cảm ơn gia đình ông Lê Đình Kháng chủ trang trại đã giúp tôi
thực hiện đề tài này.

Sinh viên

Lê Thị Hồng

i


MỤC LỤC
Mục

1.1
1.2
1.2.1
1.2.2
1.3
1.3.1
1.3.2
2.1
2.1.1
2.1.2


2.1.3
2.1.3.1
2.1.3.2
2.1.4
2.1.4.1
2.1.4.2
2.1.5
2.1.5.1
2.1.5.2
2.1.5.3
2.1.5.4
2.2
2.2.1
2.2.2
2.3
2.3.1
2.3.2
2.3.3
2.3.3.1
2.3.3.2

3.1
3.2
3.3

Tên phần, mục, tiểu mục
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục bảng, biểu đồ
Danh mục chữ cái viết tắt

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Mục đích, yêu cầu của đề tài
Mục đích
Yêu cầu của đề tài
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học
Ý nghĩa thực tiễn
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIÊU
Cơ sở khoa học của đề tài
Sự di truyền các tính trạng năng suất ở lợn
Khả năng sinh trưởng
Đặc điểm sinh trưởng, phát dục của lợn
Quy luật sinh trưởng và phát dục theo giai đoạn
Quy luật sinh trưởng và phát dục không đều
Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng của lợn
Yếu tố di truyền
Yếu tố ngoại cảnh
Nhu cầu dinh dưỡng của lợn
Nhu cầu năng lượng
Nhu cầu về protein
Nhu cầu về khoáng và vitamin
Nhu cầu về nước uống
Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
Các nghiên cứu trong nước
Các nghiên cứu ngoài nước
Tình hình chăn ni của cơ sở thực tập
Tình hình chăn ni trên địa bàn tỉnh
Tình hình chăn ni trên địa bàn huyện Nơng Cống
Tình hình chăn ni của cơ sở thực tập

Công tác vệ sinh trong chăn nuôi
Công tác phòng bệnh bằng vacxin
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
ii

Trang
i
ii
iv
v
1
1
1
2
2
2
2
3
3
8
9
9
10
11
11
11

13
13
14
15
18
19
19
20
20
20
21
23
24
25

27
28
28


3.3.1
3.3.2
3.3.3
3.3.3.1
3.3.3.2
3.4
4.1
4.2
4.3
4.4

4.5
4.6
4.7
5.1
5.2

Thời gian, địa điểm và phạm vi nghiên cứu
Bố trí thí nghiệm
Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi các chỉ tiêu
Các chỉ tiêu theo dõi
Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu
Xử lý số liệu
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Khối lượng cơ thể
Sinh trưởng tuyệt đối
Sinh trưởng tương đối
Tiêu tốn thức ăn cho một kg tăng trọng
Chi phí thức ăn cho một kg tăng khối lượng cơ thể
Tỷ lệ nuôi sống
Hiệu quả kinh tế
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Kết luận
Đề nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ

28
29
29

29
30
31
32
33
34
35
36
36
37
38
38
39

TT
Bảng 2.1
Bảng 2.2

Tên bảng
Nhu cầu chất khoáng của lợn.
Lịch tiêm phịng cho đàn lợn tại trang trại chăn ni của

Trang
17
26

Bảng 3.1.1
Bảng 3.1.2
Bảng 3.1.3
Bảng 3.3

Bảng 4.1

bác Lê Đình Kháng, xã Tế Thắng, huyện Nơng Cống.
Thành phân hóa học của các loại nguyên liệu thức ăn.
Thành phần dinh dưỡng của thức ăn
Cơng thức phối trộn thức ăn
Sơ đồ bố trí thí nghiệm.
Khối lượng cơ thể lợn (sinh trưởng tích lũy) qua các tuần

27
27
28
29
32

Bảng 4.2

theo dõi thí nghiệm (kg/con).
Sinh trưởng tuyệt đối của lợn qua các tuần theo dõi thí

33

Bảng 4.3
Bảng 4.4

nghiệm (g/con/ngày).
Sinh trưởng tương đối của lợn qua các giai đoạn tuần tuổi (%).
Tiêu tốn thức ăn cho một kg tăng khối lượng cơ thể của

34

35

Bảng 4.5

lợn qua các tuần thí nghiệm (kg TĂ/kg tăng trọng).
Chi phí thức ăn cho một kg tăng khối lượng cơ thể của lợn

36

Bảng 4.6
Bảng 4.7

qua các tuần thí nghiệm (VNĐ/kg tăng trọng).
Tỷ lệ ni sống của lợn qua các tuần thí nghiệm (%).
Chỉ số kinh tế và chỉ số sản xuất của lợn qua các tuần thí nghiệm.

36
37

iii


BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1 Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm.

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CS
ĐC
TN
PiDu x LY

Kg
VCK
VNĐ

Cộng sự
Đối chứng
Thí nghiệm
Pietran Duroc x Landrace Yorkshire
Kilogram
Vật chất khô
Việt Nam đồng

iv

34


v


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1.Tính cấp thiết của đề tài
Thanh Hóa là một tỉnh có ngành chăn ni lợn phát triển, với số đầu
con lớn và chất lượng đàn ngày càng nâng cao. Theo số liệu điều tra của Chi
cục Thống kê Thanh Hóa (Vũ Hồng Hà, 2015) [2], thì tổng đàn lợn năm 2012
có 794128 con, năm 2013 có 826306 con và năm 2014 là 815670 con. Hiện
nay chăn nuôi lợn theo phương thức chăn nuôi nông hộ đang chiếm một tỷ lệ
khá cao. Năm 2014, tổng đàn lợn nuôi theo phương thức này là 615,4 nghìn
con chiếm 75,4% tổng đàn.
Thức ăn chăn ni lợn cịn phụ thuộc nhiều vào thức ăn hỗn hợp của

các hãng chế biến thức ăn cơng nghiệp, thức ăn này có giá bán đến người
chăn nuôi thường cao, nhiều vùng trong tỉnh việc cung ứng các dịch vụ vật tư
nông nghiệp phục vụ cho sản xuất cịn gặp nhiều khó khăn, nên thức ăn cơng
nghiệp chưa đến được với người chăn ni. Vì vậy việc đưa thức ăn từ nguồn
nguyên liệu địa phương vào chăn nuôi lợn ngoại, chủ động được thức ăn chăn
nuôi, giảm áp lực nhập khẩu thức ăn từ nước ngoài, tạo điều kiện cho chăn
ni an tồn sinh học, khép kín, phát triển chăn ni lợn bền vững. Thanh
Hóa lại là địa phương có nhiều tiềm năng về nguyên liệu làm thức ăn chăn
ni. Chỉ tính riêng vụ Đơng năm 2013 thì sản lượng lương thực có hạt đã đạt
1681 triệu tấn (Mai Bá Luyến, 2014) [5]. Do vậy việc sử dụng nguồn thức ăn
địa phương để phối trộn với thức ăn đậm đặc phục vụ cho chăn nuôi lợn nhằm
giảm chi phí thức ăn và nâng cao hiệu quả kinh tế là rất cần thiết. Xuất phát từ
các lý do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “So sánh khả năng sinh
trưởng và hiệu quả kinh tế của lợn ngoại từ 60kg đến xuất thịt khi nuôi
bằng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và thức ăn đậm đặc phối trộn với một số
nguyên liệu địa phương”.

1


1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
So sánh khả năng tăng trọng và hiệu quả kinh tế của lợn lai giữa lợn
đực Pietrain và Duroc với lợn cái Landrace và Yorkshire (PiDu x LY) giai
đoạn từ 60kg đến xuất thịt khi sử dụng thức ăn đậm đặc New 151A phối trộn
với một số nguyên liệu địa phương và thức ăn hỗn hợp DABACO - 47.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn lai PiDu x LY giai đoạn 60kg
đến xuất thịt nuôi bằng thức ăn đậm đặc New - 151A phối trộn với một số
nguyên liệu địa phương.

- Đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn lai PiDu x LY giai đoạn 60kg
đến xuất thịt nuôi bằng thức ăn hỗn hợp DABACO - 47.
- So sánh khả năng tăng trọng và hiệu quả kinh tế của lợn lai PiDu x LY
giai đoạn 60kg đến xuất thịt khi sử dụng hai loại thức ăn trên.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả đánh giá khả năng tăng khối lượng cơ thể của lợn lai PiDu x
LY có thể làm tài liệu tham khảo cho học tập và các nghiên cứu khoa học
trong lĩnh vực chăn nuôi thú y.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu góp phần đưa thức ăn từ nguồn nguyên liệu địa
phương vào chăn nuôi lợn ngoại, chủ động được thức ăn chăn nuôi, giảm áp
lực nhập khẩu thức ăn từ nước ngồi, tạo điều kiện cho chăn ni an tồn sinh
học, khép kín, phát triển chăn ni lợn bền vững tại Thanh Hóa.

2


PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Sự di truyền các tính trạng năng suất ở lợn
Khi nghiên cứu về sự di truyền các tính trạng của gia súc, người ta có
thể phân loại theo nhiều cách, song thường quy thành 2 nhóm: Tính trạng số
lượng và tính trạng chất lượng. Tính trạng chất lượng còn được Đặng Hữu
Lanh và CS (1999) [3] coi là “tính trạng đơn giản”, cịn tính trạng số lượng
ơng coi là “tính trạng phức tạp”.
Các tính trạng sinh trưởng, năng suất và chất lượng sản phẩm là các
tính trạng số lượng, đây là những chỉ tiêu có giá trị kinh tế. Các tính trạng này
do rất nhiều gen chi phối và chịu tác động nhiều bởi điều kiện ngoại cảnh
(Lưu Chí Thắng, 2009) [11].

Tính trạng số lượng: Là những tính trạng do nhiều cặp gen có hiệu ứng
nhỏ quy định, đó là các gen mà hiệu ứng riêng biệt của từng gen là rất nhỏ,
nhưng tập hợp lại thì chúng sẽ có ảnh hưởng rõ rệt. Tính trạng số lượng là
tính trạng đo lường, giá trị đo lường tính trạng số lượng trên một cá thể được
gọi là kiểu hình của cá thể đó. Vì thế tính trạng số lượng cịn được gọi là tính
trạng đa gen. Phần lớn các tính trạng có giá trị kinh tế lớn của vật ni đều là
tính trạng số lượng (Nguyễn Văn Thiện, 2001) [4].
Các tính trạng chất lượng tuân theo sự di truyền chất lượng và chỉ có số
ít gen tham gia, có sự phân biệt rõ rệt giữa kiểu hình và sự liên quan giữa kiểu
gen và kiểu hình tuân theo quy luật di truyền của Mendel. Cịn các tính trạng số
lượng thì lại có rất nhiều gen tham gia và khơng có sự phân biệt rõ rệt giữa các
kiểu hình, sự khác nhau ở đây là khác nhau về mức độ, sự biến đổi của nó phụ
thuộc rất lớn vào điều kiện ngoại cảnh . Các tính trạng số lượng luôn gắn liền
với sức sản xuất của gia súc. Các nhà khoa học cho rằng: Tính trạng số lượng
khơng tn theo quy luật của Mendel. Trong thời đại chúng ta sự di truyền tính
trạng số lượng được hiểu như là Polygene, từ sự tác động cộng gộp của nhiều
gen và chịu sự tác động của môi trường sống. Điều này giải thích vì sao các
tính trạng số lượng lại biểu hiện trong một phạm vi rộng (Nguyễn Văn Thiện,
3


1995) [12], như vậy ngoại hình phụ thuộc vào tính di truyền và điều kiện ngoại
cảnh, mối tương tác này được thể hiện qua cơng thức:
P=G+E
Trong đó:
P: giá trị kiểu hình
G: giá trị kiểu gen
E: sai lệch mơi trường.
Như vậy: Biểu hiện bên ngồi của một tính trạng nào đó của cá thể
được gọi là kiểu hình. Kiểu hình này là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen

và mơi trường. Vì vậy giá trị đo lường được của tính trạng số lượng trên một
cá thể là giá trị kiểu hình (Phenotypic value) các giá trị có liên hệ với kiểu gen
là giá trị kiểu gen (Genetylic value) và giá trị có liên hệ với mơi trường là sai
lệch mơi trường (Envronmental deviation).
Giá trị kiểu gen của tính trạng số lượng do nhiều gen có hiệu ứng nhỏ
(Minor gene) tạo nên, tức là hiệu ứng riêng biệt của từng gen thì rất nhỏ,
nhưng tập hợp nhiều gen nhỏ sẽ có ảnh hưởng rõ rệt tới tính trạng (khác với
các gen kiểm sốt tính trạng chất lượng có hiệu ứng lớn, các major gene).
Các thành phần giá trị kiểu gen và sai lệch mơi trường được hiểu dưới
các khía cạnh sau:
- Giá trị cộng gộp (Additive value) hay còn họi là giá trị giống
(Breeding value). Theo Đặng Hữu Lanh và CS (1999) [3] thì đây là hiệu ứng
trung bình (Average effeet) của các gen. Hiệu ứng trung bình của mỗi gen là
sai lệch trung bình của cá thể so với trung bình của quần thể mà nó đã nhận
được gen của cha, mẹ trong quần thể đó. Cịn Nguyễn Văn Thiện (1995) [12]
thì cho rằng: Tổng các hiệu ứng trung bình của các gen mà cá thể có được gọi
là giá trị cộng gộp hay giá trị giống của cá thể.
- Sai lệch trội (Dominance deviation): Đây chính là sự khác nhau giữa
giá trị kiểu gen và giá trị giống A của một kiểu gen nào đó chính là sai lệch
trội (D), do đó có thể hiểu G = A + D. Sai lệch trội được sản sinh ra từ sự
tương tác giữa các alen của từng Locut, đặc biệt là các alen ở trạng thái dị
4


hợp. Nếu khơng có tính trội thì giá trị giống và giá trị kiểu gen là trùng hợp
(Nguyễn Văn Thiện, 1995) [12].
- Sai lệch tương tác (Interraction deviation) hay còn gọi là sai lệch át
gen (Epistatic deviation): Đây là sự sai lệch khi kiểu gen có từ 2 locut trở lên
thì giá trị của kiểu gen có thể có sự sai lệch do tương tác giữa các gen không
alen. Như vậy: Nếu GA là giá trị kiểu gen của cá thể thuộc locut A, G B là giá

trị kiểu gen thuộc locut B và I AB là sai lệch của giá trị kiểu gen so với tổng giá
trị cộng gộp, thì G = GA + GB + IAB.
Sai lệch I được gọi là sai lệch tương tác (Sai lệch át gen) loại này theo
Đặng Hữu Lanh, 1999 thường thấy trong di truyền học số lượng (Đặng Hữu
Lanh và CS, 1999) [3].
- Sai lệch mơi trường: Gồm có những sai lệch môi trường chung, là sự
sai lệch do nhân tố môi trường tác động lên toàn bộ cá thể từ khi nuôi đến khi
loại thải của cả quần thể (General environmental deviation) (Eg). Nó thường
xun và khơng cục bộ nên nó là sai lệch chung.
Cịn sai lệch mơi trường riêng (Special environmental deviation) (E S) là
sai lệch do các yếu tố môi trường tác động lên một số cá thể của quần thể
hoặc tác động lên một giai đoạn nào đó, hay lên một phần nào đó của một con
vật. Nó có tính chất khơng thường xun và cục bộ như thay đổi thức ăn, khí
hậu gây ra (Nguyễn Văn Thiện, 1995) [12].
Như vậy: Để hiểu một tính trạng số lượng của một cá thể được xác định
bởi kiểu gen có từ 2 locut trở lên sẽ có giá trị kiểu hình là:
P = A + D + I + Eg + Es.
Đặc điểm chung của các tính trạng số lượng là giá trị kiểu hình của
chúng có phân bố liên tục và tuân theo quy luật phân bố chuẩn.
Để đánh giá được các tính trạng số lượng địi hỏi phải nghiên cứu trên
một quần thể đủ lớn.
Các tính trạng số lượng phải được cân đo đong đếm một cách khách quan
chính xác chứ khơng chỉ phân hạng xếp cấp như các tính trạng chất lượng.

5


Tất cả các tham số thống kê và di truyền đều phải được tính tốn từ giá
trị kiểu hình thu được trên từng cá thể. Để tính tốn được các tham số di
truyền phải phân tích kiểu hình thành các thành phần theo nguồn gây biến.

Các tham số thống kê và di truyền thường được xác định là: Số trung bình, hệ
số biến dị, hệ số di truyền, hệ số lập lại và hệ số tương quan ...
Hiện nay người ta đã xây dựng phần mềm vi tính chuyên dụng như là
Vietpig, Viet duk, Excell ... để tính tốn đánh giá các tham số di truyền các
tính trạng số lượng.
Phần di truyền của sự biến dị kiểu hình đối với một tính trạng kinh tế
trong quần thể cịn được gọi là phương sai di truyền (Hereditary variance).
Tính di truyền ảnh hưởng đến khả năng sinh sản đó là nhân tố quyết định đến
sự phát triển của ngành chăn nuôi, là điều kiện cơ bản để chăn ni có lãi vì
nó làm tăng số lượng cá thể, tăng năng suất quần thể, hoàn thiện quần thể.
Khả năng sinh sản là khái niệm có ý nghĩa rộng, thơng tin di truyền về khả
năng sinh sản bao gồm các đơn vị cấu thành từ hoạt động và năng suất của
các tuyến nội tiết, hệ thống thần kinh, trạng thái sinh lý, sức khoẻ của con vật.
Một điều khó xác định chính xác kiểu gen của một cá thể trong đàn gia súc
trước đây, ngày nay người ta đã và đang lập được bản đồ gen, nó là phương
pháp chính xác để xác định kiểu gen phục vụ cho công tác giống, chọn giống
gia súc, gia cầm và chữa trị bệnh tật.
Như trên phân tích, ngồi yếu tố di truyền ra thì yếu tố ngoại cảnh có
một tầm quan trọng khơng kém để làm thay đổi tính trạng năng suất. Chính vì
vậy khi ni gia súc, gia cầm cần tạo ra môi trường thuận lợi tối ưu để kiểu
gen thể hiện đầy đủ đặc trưng di truyền sẵn có thành tính trạng tốt của phẩm
chất giống.
Để xác định mức độ di truyền từ bố mẹ cho con cái người ta dùng hệ số
di truyền (h2). Nó là tỷ lệ của phần do gen quy định trong việc tạo nên giá trị
kiểu hình. Và thường dùng 2 loại hệ số di truyền: Hệ số di truyền nghĩa rộng
và hệ số di truyền nghĩa hẹp . Hệ số di truyền nghĩa rộng, biểu thị phần kiểu
hình định bởi kiểu gen VG/VP. Cả 2 thành phần phương sai này theo Trần
6



Đình Miên (1999) [7] thì khơng thể trực tiếp xác định được từ các quan sát
bình thường mà chỉ có thể xác định trong các quần thể thực nghiệm. Còn hệ
số di truyền nghĩa hẹp nó biểu thị phần kiểu hình được quyết định bởi các gen
cộng gộp truyền từ cha, mẹ đến đời con VA/VP. Nó quyết định mức độ giống
nhau giữa các thân thuộc, do đó nó là quan trọng nhất trong chương trình cải
tiến di truyền giống vật nuôi. Hệ số di truyền nghĩa hẹp này (h 2) do S.Wright
đặt ra năm 1921 cho đến nay vẫn cịn ngun giá trị.
Cũng theo Trần Đình Miên (1999) [7] thì hệ số di truyền khơng dễ xác
định chính xác, dù một tính trạng trên cùng một cá thể khi được các phương
pháp khác nhau xác định sẽ cho hệ số di truyền khác nhau. Hệ số di truyền có
thể phản ánh sự khác nhau giữa các quần thể hoặc điều kiện môi trường và
phân thành 3 mức độ khác nhau:
- Các tính trạng liên quan đến sinh sản có hệ số di truyền thấp
- Các tính trạng liên quan đến sinh trưởng có hệ số di truyền vừa
- Các tính trạng liên quan đến phẩm chất sản phẩm có hệ số di truyền cao.
Nhìn chung tính trạng “nhóm tăng trưởng” có hệ số di truyền cao, cịn
“nhóm sinh sản” có hệ số di truyền thấp (Nguyễn Văn Thiện, 1995) [3].
Hệ số di truyền được ứng dụng rất rộng rãi trong chăn ni:
* Với tính trạng có hệ số di truyền thấp cần chú trọng cải tiến điều kiện
chăm sóc nuôi dưỡng đi đôi với chọn lọc kiểu di truyền. Cịn các tính trạng
có hệ số di truyền cao tất nhiên cũng cần đến điều kiện chăm sóc ni dưỡng,
nhưng cần chọn lọc kỹ để nâng cao nhanh năng suất.
- Trong chọn lọc thuần hay lai tạo với các tính trạng có hệ số di truyền
thấp nên chú trọng tạp giao để nâng cao năng suất và tiếp tục chọn lọc kỹ
thuần chủng. Cịn với tính trạng có hệ số di truyền cao phải chọn lọc kỹ thuần
chủng làm nguyên liệu gốc ổn định cho việc nâng cao năng suất bằng lai tạo.
- Khi đã biết được hệ số di truyền có thể dự đốn được năng suất ở đời
con thông qua công thức sau:
đời con


= P cha mẹ + h2PS

Trong đó:
7


P

đời con

: Là trung bình năng suất đời con

P cha mẹ : Là trung bình năng suất của cha và mẹ
h2

: Là hệ số di truyền

S

: Là ly sai chọn lọc

Vì vậy, với tính trạng có hệ số di truyền thấp nên chọn theo phương
pháp gia đình để nâng cao năng suất. Cịn với tính trạng có hệ số di truyền cao
thì nên tiến hành chọn lọc bản thân để nâng cao năng suất. Từ những kiến
thức cơ bản trên giúp các nhà chọn giống có thể chọn lọc và cải tạo giống gia
súc cho năng suất cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người chăn nuôi
và thị trường tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu.
2.1.2. Khả năng sinh trưởng
Sinh trưởng được hình dung rõ nhất là sự tăng về khối lượng hoặc kích
thước của cơ thể. Sự sinh trưởng tuân theo quy luật phát triển giai đoạn, các

mơ khác nhau trong từng giai đoạn có sự ưu tiên phát triển khác nhau. Ví dụ:
Nhau thai ưu tiên trước hết, sau đó là não và hệ thần kinh trung ương, tiếp là
xương, rồi cơ, đến mỡ. Các nhà chọn giống cố gắng để làm biến đổi và kiểm
sốt được mối tương quan giữa 3 loại mơ sau cùng này (xương - cơ - mỡ) vì
nó ảnh hưởng đến chất lượng thân thịt của vật ni (Vũ Đình Tôn, 2009) [14].
Như vậy: Cơ sở của sự sinh trưởng gồm 2 quá trình: Tế bào sinh sản và
sự tăng thể tích của chúng. Di truyền học hiện đại đã làm rõ vấn đề sinh sản
của tế bào chính là sự lớn lên của tế bào con ngang kích thước với tế bào mẹ,
thơng qua qúa trình trao đổi chất (đồng hố - dị hố). Vì vậy có thể nói: Sinh
trưởng là q trình phân chia và hồn thiện tế bào cùng với sự tăng chiều dài,
bề ngang, chiều cao, khối lượng của các bộ phận trong cơ thể con vật trên cơ
sở di truyền của 1 tế bào hợp tử ban đầu. Gia súc có tộc độ sinh trưởng nhanh
thì hiệu quả sử dụng thức ăn tốt hơn gia súc có tốc độ sinh trưởng chậm, và
chính tốc độ sinh trưởng có quyết định đến thời gian giết mổ ở gia súc
(Nguyễn Văn Thiện, 1995) [12].

8


Khả năng sinh trưởng liên quan đến khối lượng cơ thể. Đây là một tính
trạng số lượng do nhiều lớn gen kiểm soát tạo ra sự khác nhau về giống, giới
tính, lứa tuổi và phụ thuộc nhiều yếu tố ngoại cảnh như chế độ chăm sóc, dinh
dưỡng thức ăn và phòng chống dịch bệnh. Cách đánh giá khả năng sinh
trưởng thường dùng là:
- Sinh trưởng tương đối: Sinh trưởng tương đối là tỷ lệ (%) của khối
lượng cơ thể ở một giai đoạn so với khối lượng cơ thể ở giai đoạn trước đó.
- Sinh trưởng tuyệt đối: Sinh trưởng tuyệt đối là sự gia tăng giá trị tuyệt
đối khối lượng cơ thể ở những thời điểm nhất định so với khối lượng cơ thể
lúc sơ sinh (Nguyễn Văn Thiện, 1995) [12].
Ngay từ năm 1895 W.Rouse đã đưa ra khái niệm về sinh trưởng và phát

dục, ông cho rằng: Sinh trưởng là q trình phân chia và hồn thiện tế bào cịn
phát dục là q trình thay đổi về chất lượng, là sự tăng thêm đến hồn chỉnh các
tính chất chức năng của các bộ phận cơ thể (Nguyễn Văn Thiện, 1995) [12].
Như vậy: Hiểu được sinh trưởng là quá trình đồng hố các chất hữu cơ,
cịn phát dục là q trình biệt hố các chất hữu cơ (đặc biệt là Protein). Sinh
trưởng và phát dục là hai mặt thống nhất của sự phát triển cơ thể sinh vật.
Song, việc di truyền vẫn mới chỉ là một khía cạnh, cịn môi trường
sống, thức ăn, mùa vụ, hướng sản xuất... là những khía cạnh cùng làm cho
sinh trưởng và phát dục ở gia súc chịu ảnh hưởng không nhỏ.
2.1.3. Đặc điểm sinh trưởng, phát dục của lợn
Cũng giống như những động vật khác, lợn cũng tuân theo cac quy luật
sinh trưởng phát dục chung. Đó là quy luật sinh trưởng - phát dục theo giai
đoạn và quy luật sinh trưởng không đồng đều của các cơ quan bộ phận trong
cơ thể.
2.1.3.1. Quy luật sinh trưởng, phát dục theo giai đoạn
- Giai đoạn trong thai:
Đối với những lợn đã thuần hóa thì thời gian này tương đối ổn định.
Lợn rừng thường mang thai dài hơn lợn nhà (118 - 121 ngày so với 109 - 119

9


ngày). Ngay rong cùng một giống thời gian này giao động phụ thuộc vào số
con đẻ ra, lứa tuổi, cá thể.
Đây là giai đoạn sinh trưởng và phát dục rất mạnh. Phát dục thơng qua
q trình hình thành một cơ thể hồn chỉnh bắt đầu từ hợp tử. Q trình sinh
trưởng ở giai đoạn này thể hiện: tháng thứ nhất khối lượng phôi thai là 1,7g
chiều dài 2,5cm; tháng thứ hai bào thai đạt khối lượng 680g, chiều dài
22,1cm; khi đẻ ra khối lượng đạt 1000 - 1400g (Vũ Đình Tôn, 2009) [14].
Sự phát dục xảy ra suốt trong giai đoạn bào thai nhưng tập trung chủ

yếu và mạnh nhất là trong 40 ngày đầu, càng về sau quá trình sinh trưởng
càng chiếm ưu thế.
- Giai đoạn ngoài thai:
Giai đoạn này được tính từ khi lợn đẻ ra cho tới khi lợn trưởng thành
khoảng 18 tháng tuổi. Đây là thời kỳ sinh trưởng chiếm ưu thế so với phát
dục. Qúa trình phát dục chỉ là sự hồn thiện tiếp theo của các bộ phận, đặc
biệt là bộ phận sinh dục. Song thời gian này sớm muộn khác nhau theo các
giống lợn khác nhau. Các giống lợn nội thường thành thục sinh dục ớm hơn
các giống lợn ngoại (Vũ Đình Tơn, 2009) [14].
Sinh trưởng ở giai đoạn này rất lớn: giai đoạn lợn con lúc 60 ngày tuổi,
khối lượng đã tăng từ 10 - 15 lần so với khối lượng sơ sinh. Thời kỳ đầu sau
khi sơ sinh chính là thời kỳ tăng sinh về số lượng tế bào, sau đó không chỉ
tăng về số lượng các tế bào mà cả về kích thước cho nên tốc độ sinh trưởng
rất nhanh. Kết thúc giai đoạn sinh trưởng nhanh, tốc độ sinh trưởng sẽ giảm
dần và cơ thể sẽ đạt khối lượng trưởng thành (Vũ Đình Tơn, 2009) [14].
Lợn lúc đầu tăng trưởng rất nhanh đến một lúc nào đó ổn định rồi sau
đó tốc độ tăng khối lượng hang ngày giảm dần. Khi lợn đến 12 tháng tuổi (lợn
ngoại) thì tốc độ tăng khối lượng hang ngày giảm xuống còn rất thấp.
2.1.3.2. Quy luật sinh trưởng phát dục không đều:
Quy luật này thể hiện thông qua sự khác nhau về tốc độ của các hệ như:
hệ xương, hệ cơ và hệ mỡ.

10


Hệ xương của lợn thường phát triển sớm nhất là ở giai đoạn ngồi thai.
Tuy nhiên tính theo thành phần cơ thể thì tốc độ phát triển của hệ xương ít
thay đổi theo thời gian.
Quá trình phát triển của hệ cơ: ở cả hai giai đoạn trong thai và ngoài
thai hệ cơ đều phát triển mạnh và sớm. Ở giai đoạn ngoài thai sự phát triển

của hệ cơ cũng thay đổi:
+ Từ khi đẻ đến 6 tháng tuổi: hệ cơ phát triển cả về số lượng và kích
thước tế bào cơ nhưng chủ yếu là số lượng.
+ Từ 6 – 8 tháng tuổi: số lượng tế bào có tăng ít hoặc khơng tăng, mà
chủ yếu là tăng kích thước và tăng khối lượng.
Q trình tích lũy mỡ: ngay từ khi đẻ ra lợn con đã có q trình tích lũy
mỡ, sự tích lũy này cũng thay đổi theo thời gian. Lúc đầu là tích lũy mỡ, tiếp
theo là tích lũy mỡ ở cơ quan nội tạng, tiếp theo là sự tích lũy mỡ ở dưới da.
Khi lợn cịn non tỷ lệ nước trong cơ thể rất cao, sau giảm dần, trái lại tỷ
lệ mỡ càng về sau lại càng tăng.
Dựa vào quy luật này của lợn để định ra chế độ chăn ni hợp lý với
từng loại lợn (Vũ Đình Tôn, 2009) [14].
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng của lợn:
2.1.4.1. Yếu tố di truyền:
- Giống: Các giống khác nhau có sức sản xuất khác nhau, có khả năng
thích nghi với mơi trường sống khác nhau.
Các giống khác nhau cho năng suất khác nhau. Thông thường các giống
lợn nội cho năng suất thấp hơn so với những giống ngoại nhập. Lợn Ỉ, Móng
Cái ni 10 tháng tuổi trung bình đạt khoảng 60 kg trong khi đó lợn ngoại ni
tại Việt Nam có thể đạt 90 – 100kg lúc 6 tháng tuổi. Ngoài tốc độ tăng khối
lượng cao thì hiệu quả sử dụng thức ăn cũng có sự khác nhau rất lớn. Lợn nội
mức tiêu tốn thức ăn thường rất cao từ 4.5 – 5kg thức ăn cho 1kg tăng khối
lượng. Trong khi đó lợn ngoại nhập chỉ cần 3kg thức ăn hoặc thấp hơn cho 1kg
tăng khối lượng. Lợn lai ngoại x ngoại mức tiêu tốn thức ăn từ 2.46 – 2.57kg
cho 1kg tăng trọng và chỉ tiêu này là 2.8 – 3.0kg ở lợn lai có 3 - 4 máu ngoại.
11


Tuy nhiên ở đây chất lượng thức ăn sử dụng có sự khác nhau giữa các giống,
song rõ ràng khả năng chuyển hóa thức ăn của những giống lợn ngoại cải tiến

cao hơn rất nhiều so với giống lợn nội (Vũ Đình Tơn, 2009) [14].
2.1.4.2. Yếu tố ngoại cảnh
- Dinh dưỡng:
Dinh dưỡng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sinh trưởng của lợn,
thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng của lợn về cả số lượng và chất lượng thì năng
suất sẽ cao. Khi giảm thức ăn mà chất lượng thức ăn khơng thay đổi thì tăng
trọng/ngày giảm, độ dày mỡ lưng giảm và tiêu tốn thức ăn sẽ tăng lên.
- Mơi trường:
+ Nhiệt độ, độ ẩm:
Lợn ni trong chuồng có nhiệt độ, độ ẩm cao lợn phải tăng cường
quá trình thải nhiệt thông qua tăng cường hô hấp để duy trì thăng bằng thân
nhiệt nên tốc độ tăng trọng giảm và khả năng chuyển hóa thức ăn kém.
Nhiệt độ quá thấp lợn cũng tăng trọng kém do tốn nhiều năng lượng để
sinh nhiệt làm ấm cơ thể.
+ Mật độ nuôi:
Khi mật độ ni cao ảnh hưởng tới tính ổn định của đàn và khả năng
chuyển hóa thức ăn làm cho khả năng tăng trọng của lợn giảm.
+ Ánh sáng:
Ở giai đoạn lợn choai cần nhiều ánh sang nhưng đến giai đoạn lợn vỗ
béo thì giảm bớt ánh sáng để cho lợn tăng thêm thời gian ngủ.
- Chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng:
Việc nuôi dưỡng lợn tho các cách khác nhau như là cho ăn tự do hay
cho ăn hạn chế sẽ làm ảnh hưởng đến cả năng suất và phẩm chất thịt. Mức độ
ảnh hưởng này lại không giống nhau giữa lợn đực thiến và lợn cái.
Cho ăn tự do sẽ làm tăng tốc độ tăng khối lượng của cả lợn đực thiến
và lợn cái so với ăn hạn chế. Mức độ tiêu tốn thức ăn có phần tốn hơn ở
những con đực thiến, nhưng lại không thấy sự khác nhau đối với con cái. Về

12



độ dày mỡ lưng cao hơn hẳn ở những con được cho ăn tự do và tỷ lệ nạc lại
thấp hơn.
+ Cách cho ăn: Nên cho lợn ăn đúng, đủ, sạch, tức là cho ăn đúng thời
gin quy định, lượng thức ăn hợp lý, nguồn thức ăn đảm bảo sạch sẽ.
+ Chuồng trại đảm bảo vệ sinh, vệ sinh máng ăn, máng uống thường
xuyên được cọ rửa.
+ Đảm bảo gia súc sạch sẽ, mùa hè tắm, mùa đông chải lông cho lợn.
+ Cơng tác thú y: Có kế hoạch phịng bệnh đầy đủ cho lợn.
- Sức khỏe và khối lượng ban đầu:
Sức khỏe và khối lượng lúc cai sữa của lợn ảnh hưởng trực tiếp đến
năng suất. Đánh giá chủ yếu tập trung vào khối lượng con giống khi nhập
chuồng. Lợn có sức khoẻ tốt chứng tỏ trong giai đoạn theo mẹ không bị bệnh
tật, khả năng thu nhận thức ăn và tiêu hóa thức ăn tốt, có thể đạt được năng
suất tối đa trong giai đoạn ni thịt.
- Tính biệt và thiến:
Có sự khác nhau về các chỉ tiêu năng suất cũng như phẩm chất thịt giữa
những con đực, đực thiến và cái.
2.1.5. Nhu cầu dinh dưỡng của lợn:
2.1.5.1. Nhu cầu về năng lượng:
Năng lượng là thành phần dinh dưỡng quan trọng nhất, chi phí của nó
cao hơn bất kỳ thành phần dinh dưỡng nào cung cấp cho lợn do thức ăn tiêu
thụ chủ yếu cung cấp năng lượng. Cơ thể cần năng lượng hết vào quá trình
trao đổi chất. Qúa trình trao đổi chất bao gồm duy trì hoạt động của các hệ cơ
quan trong cơ thể như hoạt động của tim, phổi và hoạt động cơ, tái sinh lại
các tế bào. Năng lượng cũng cần thiết để tái sinh các mơ sinh trưởng mới, có
chửa, tiết sữa, protein, mỡ và đường lactoza. Ngồi ra năng lượng cịn được
chứa bên trong các kho dự trữ và các sản phẩm phân tiết. Nhu cầu cung cấp
cho lợn đang sinh trưởng trước hết là cho sự duy trì cơ thể, cho sự tăng trọng
hàng ngày và dùng để duy trì thân nhiệt trong điều kiện lạnh (Vũ Đình Tơn,

2009) [14].
13


Theo Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng (2003) [6]. thì:
Căn cứ vào nhu cầu để tính khẩu phần ăn cho từng loại lợn. Không bị
thiếu hoặc không bị thừa, tiết kiệm được thức ăn. Thức ăn động vật hay thực
vật đều chứa năng lượng tính theo kilocalo. Để có thể so sánh các loại thức ăn
về mặt năng lượng bằng cách dùng khái niệm đơn vị thức ăn, theo quy ước thì
một đơn vị thức ăn có giá trị 2500Kcal năng lượng trao đổi.
Thức ăn giàu năng lượng bao gồm các loại hạt ngũ cốc, củ quả thường
là thành phần chiếm tỷ lệ cao trong khẩu phần các loại lợn.
Theo Phạm Sỹ Tiệp, 2006 [13] thì:
+ Nhu cầu năng lượng cho duy trì là nhu cầu năng lượng cần thiết để
lợn bảo tồn thể trọng không tăng và cũng không giảm khối lượng cơ thể. Nhu
cầu năng lượng duy trì liên quan đến thể trọng của lợn và điều kiện nhiệt độ,
tốc độ gió trong chuồng ni của chúng. Nhu cầu năng lượng cho duy trì
được tính theo cơng thức:
Edt =1,77 x 70 x W0,75 kcal hay =0,50MJ x W0,75 Kcal.
+ Nhu cầu năng lượng cho tăng trọng:
Cũng theo Phạm Sỹ Tiệp (2006) [13] thì nhu cầu năng lượng để tổng
hợp ra 1kg protein ở lợn trung bình khoảng 69MJ. Bản thân 1kg protein có
chứa 2MJ nghĩa là cần có 45 MJ tiêu tốn cho q trình sinh tổng hợp. Năng
suất tổng hợp đạt khoảng 35%.
Như vậy, để tổng hợp protein, lợn cần tiêu tốn gấp 3 lần mô mỡ, chính
vì lý do đó mà khả năng chịu nóng của lợn ngoại là rất kém.
2.1.5.2. Nhu cầu về protein:
Protein là thành phần rất quan trọng trong khẩu phần thức ăn cung cấp
cho lợn. Đó là thành phần khơng thể thay thế được, protein cần thiết trước
tiên cho mọi hoạt động trao đổi chất trong cơ thể rồi tham gia cấu tạo các mô

trong cơ thể cũng như tạo sản phẩm.
Lợn sinh trưởng cần protein trước hết cho duy trì, tức bù vào lượng protein
mất đi trong chu kỳ trao đổi chất; Thứ hai là cần cho sự sinh trưởng nạc.

14


Theo Hội chăn ni Việt Nam (2009) [8] thì protein giữ vai trò quan
trọng trong các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể động vật và có các chức
năng quan trọng sau:
+ Tạo các enzym, nhờ các enzym mà tốc độ phản ứng hóa học trong cơ
thể nâng lên tới hàng ngàn tỷ lần.
+ Thực hiện chức năng vận chuyển và dự trữ.
+ Tham gia chức năng cơ giới như colagen tạo độ bền chắc của da,
xương và của răng.
+ Tham gia chức năng vậ động như sự co cơ, chức năng bảo vệ như các
chất kháng thể, các q trình thơng tin như các protein thị giác.
+ Protein của thức ăn vào trong cơ thể tạo nên tế bào mô cơ và các chất
sinh học khác. Protein cũng phân giải cho ra năng lượng.
Nhu cầu protein của động vật chính là nhu cầu axitamin. Lợn đang sinh
trưởng cần 10 loại axitamin không thay thế là acginin, histidin, izoloxin,
loxin, lizin, metionin, phenylalanin ,treonin, triptophan và valin. Lợn trưởng
thành chỉ cần 9 axitmin trừ acginin.
Trong chăn ni thường tính tỷ lệ protein tiêu hóa được so với đơn vị
thức ăn. Tỷ lệ này càng giảm khi lợn nhiều tuổi do thành phần các mô và tế
bào của lợn thay đổi.
Lợn thịt 20kg cần 140g protein tiêu hóa được trong 1 đơn vị thức ăn.
Lợn thịt 50kg cần 120g protein tiêu hóa được trong 1 đơn vị thức ăn.
Lợn thịt 80 -100kg cần 110g protein tiêu hóa được trong 1 đơn vị thức ăn.
(Trương Lăng và Xuân Giao, 2009) [4].

2.1.5.3.Nhu cầu về khoáng và vitamin
a. Nhu cầu về khoáng:
Trong cơ thể lợn, chất khống chiếm khoảng 3%, trong đó có tới 75% là
Ca và P, xấp xỉ 25% là Kali và Natri. Trong cơ thể cũng có Magie và một lượng
nhỏ Sắt, Kẽm và Đồng, cịn các chất khống khác chỉ tồn tại ở mức dấu vết.
Vai trò cũng như nhu cầu các chất khống có sự khác nhau tùy theo
từng loại lợn, lứa tuổi và nguồn cung cấp.
15


- Photpho (P) và Caxi (Ca):
Canxi và photpho là 2 nguyên tố đứng đầu trong bảng nguyên tố khoáng
đa lượng cần cho lợn. Chúng có nhiều trong bột xương, diphotphat, và chứa 1
lượng rất nhỏ trong thức ăn thực vật. Trong đá vơi Ca chiếm 35 – 36%.
Vai trị, chức năng: Ca và P giữ vai trị chính trong việc phát triển bộ
xương và thực hiện nhiều chức năng sinh lý khác. Trong cơ thể động vật Ca
chiếm 1,3 - 1,8%; P chiếm 0,8 - 1% khối lượng cơ thể. P tham gia vào các
thành phần hợp chất xúc tác sinh học, trong chuyển hóa năng lượng, trong dẫn
truyền thần kinh; ảnh hưởng đến sức sản xuất sữa, sinh sản và tăng trọng của
lợn. Ca cần cho sự đông máu, dẫn truyền thần kinh, cơ cổ và hoạt động của
các enzyme. Riêng trong xương Ca chiếm 36%, P chiếm 17%, Mg chỉ 1%.
Ca, P trong xương dễ dàng bị cơ thể huy động, khi khẩu phần ăn bị thiếu hụt.
Vitamin D có vai trị tương đối quan trọng đối với sự hấp thu Ca, P (Lê Hồng
Mận và Bùi Đức Lũng, 2003) [6].
Nhu cầu Ca, P ở lợn: đối với lợn, gia cầm, P trong thức ăn thực vật chỉ
tiêu hóa được 30%. Vì vậy ngồi tính P tổng số, phải ước tính P tiêu hóa. Bột
xương hoặc bột dicanxiphotphat chứa lượng P tiêu hóa xấp xỉ 100%.
- Natri (Na) và Clo (Cl):
Na và Cl có nhiều trong muối ăn, lá cỏ tranh. Các cation, anion Na và
Cl chủ yếu ở ngồi tế bào cơ thể. Cl là anion chính trong dịch dạ dày.

Vai trò của Na, Cl: hai nguên tố này tham gia giữ độ toan kiềm của
máu, giữ áp suất thẩm thấu của máu và mô bào, tham gia vào hệ đệm của
máu, làm ổn định nhịp tim và hơ hấp, làm tăng tính thèm ăn của lợn, là thành
phần của HCl tronh dịch dạ dày, giúp tiêu hóa protein thức ăn
Nhu cầu Na, Cl là các ion chính ảnh hưởng đến sự cân bằng chất điện
giải trong cơ thể. Trong thức ăn hỗn hợp lượng NaCl chiếm 0,3 - 0,5%
(TCVN, 1993). Nhu cầu Cl trong khẩu phần của lợn được xác định, ước tính
khơng q 0.08% đối với lợn choai. Bổ sung 0,02 - 0,25% NaCl sẽ đáp ứng
nhu cầu Na, Cl của lợn lớn khi cho ăn khẩu phần cơ bản là ngô và khô đậu

16


tương. Theo Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng (2003) [6] thì lợn con cai sữa
cần bổ sung lượng NaCl cao hơn lợn lớn.
- Magie (Mg):
Mg chiếm tới 0,05% khối lượng cơ thể, là thành phần của nhiều hệ
enzyme liên hệ với trao đổi Ca, P và cấu tạo xương, có trong enzyme trao đổi
đường. Sữa lợn mẹ chứa đủ yêu cầu Mg cho lợn con đang bú. Khẩu phần cơ
sở ngơ, khơ dầu đậu tương có đủ Mg.
- Kali (K):
Kali là nguyên tố khoáng chứa nhiều vào hàng thứ 3 trong cơ thể lợn,
chỉ sau Ca, P và là khoáng chất chứa nhiều nhất trong tế bào cơ. K là cation
để cân bằng anion trong tế bào và tham gia vào cơ chế sinh lý “bơm” Na – K.
Nhu cầu: lợn 1 - 4kg cần 0,27 - 0,39%; từ 5 - 10kg là 0,26 - 0,33%; từ
16kg là 0,23 - 0,26%; từ 20 - 35kg là 0,15%.
- Lưu huỳnh (S):
Lưu huỳnh là một trong những nguyên tố thiết yếu. S có trong các
axitamin như methionin, cystin.
- Khống vi lượng:

Những nguyên tố khoáng trong thức ăn gia súc cần một lượng rất thấp,
tính bằng mg/kg thức ăn gọi là khống vi lượng thuộc loại vi dinh dưỡng,
cũng giống như vitamin.
Lợn cần 8 loại nguyên tố vi lượng chủ yếu đó là Sắt, Đồng, Coban,
Mangan, Selen, Kẽm, Iot và Crom.

17


Bảng 2.1. Bảng nhu cầu chất khoáng của lợn thịt
Các chất khoáng

Lợn thịt (20 – 100kg)

Ca (g/ngày)

5

P tổng số (g/ngày)

2

K (g/ngày)

2

Na (g/ngày)

1


Cl (g/ngày)

0,8

Mg (g/ngày)

0,4

Cu (mg/ngày)

3,5

I (mg/ngày)

0,14

Fe (mg/ngày)

50

Mn (mg/ngày)

2

Se (mg/ngày)

0,15

Zn (mg/ngày)
b. Nhu cầu về vitamin:


50

Vitamin là những hợp chất hữu cơ, khi có mặt chúng trong khẩu phần
ăn dù với một lượng rất nhỏ, đã làm cho gia súc khỏe mạnh và tăng trưởng tốt
hơn. Hằng ngày vật ni địi hỏi một lượng vitamin rất nhỏ so với các chất
dinh dưỡng khác.
Vitamin rất quan trọng trong việc trao đổi chất của cơ thể gia súc. Thức
ăn lợn không thể thiếu các loại vitamin A, nhóm B, D, PP…Các loại nguyên
liệu thức ăn có nhiều loại vitamin nhưng thường thiếu so với nhu cầu của lợn,
cần phải bổ sung bằng các hỗn hợp premix vitamin cho lợn (Lê Hồng Mận và
Bùi Đức Lũng, 2003) [6].
Theo Hội chăn nuôi Việt Nam, 2009 [8] thì:
Cơ thể lợn cần các loại vitamin để phát triển cơ thể, sinh sản, phòng bệnh.
Vitamin vào cơ thể lợn qua nguồn thức ăn.
Vitamin A: giúp cho sinh sản tế bào đối với các loại lợn. Thiếu vitamin
A lợn còi cọc, chậm lớn, mặt sưng phù, đi siêu vẹo chân sau cứng, ỉa chảy và
chết dần. Lợn nái bị nân sổi, không thụ thai.
18


Vitamin D: đồng hóa thức ăn khống Ca, P. Thiếu vitamin D lợn con
sưng khớp, xương mềm, lợn quỳ lê đầu gối 2 chân trước, rên la, mặt sưng
phù. Cần thả nơi có ánh nắng buổi sớm, uống thêm dầu cá.
Vitamin E có tác dụng bảo hộ cho vitamin A khỏi bị phá hủy. Nó thúc
đẩy sự phát triển của tế bào, có trong khơ dầu, cám, ngơ, thóc mầm. Hàng
ngày cho lợn sinh sản ăn từ 7 - 8% tronh khẩu phần bồi dưỡng cho những lợn
chức năng sinh dục bị suy yếu.
Vitamin thuộc nhóm B: Tham gia sự cấu tạo các men trong cơ thể, men
cần thiết cho các tế bào sử dụng được nước, các chất dinh dưỡng đã tiêu hóa

và oxi do máu vận chuyển đi. Rất cần thiết cho việc tạo những tế bào mới
thay những tế bào và mô cũ (Trương Lăng và Xuân Giao, 2009) [4].
B2: Thúc đẩy việc hút qua màng ruột những chất dinh dưỡng đã tiêu
hóa được từ thức ăn có bột và đạm. Thiếu B2 lợn bị chảy nước ngồi da, chân
bị cong, khó thở. B2 có nhiều trong các loại men vi sinh vật, bột thịt, bột cá,
rau xanh.
B3: Giúp cơ thể đồng hóa chất mỡ. Thiếu B3 lợn đi lạch bạch như
ngỗng. ngũ cốc chứa ít vitamin B3. B3 có nhiều ở thức ăn động vật, men vi
sinh vật.
PP: Quan trọng trong đồng hóa các chất bột. Ngũ cốc, sữa đều thiếu
vitamin PP. Có nhiều trong các men vi sinh vật, bột cá, khô dầu, bột thịt.
B12: Giúp sự đồng hóa các chất lạ, thúc đẩy sinh trưởng, sinh sản, hình
thành hồng cầu trong máu. Nguồn chính B12 là trong bột thịt, bột cá.
2.1.5.4.Nhu cầu về nước uống:
Nhu cầu nước của lợn rất lớn, nước có vai trò quan trọng trong nhiều
hoạt động của cơ thể như vận chuyển trong cơ thể, làm sạch các sản phẩm
trong cơ thể thông qua con đường nước tiểu. Nước giúp cho duy trì sự cân
bằng các ion khống trong cơ thể, sử dụng các phản ứng hóa học cần nước.
Nó như một chất trung gian bên trong đó các phản ứng hóa học của cơ thể xảy
ra, làm cho sự vận chuyểncủa thức ăn trong dường tiêu hóa được dễ dàng, bôi
trơn các khớp…làm đầy các tế bào mô mềm và duy trì hình dạng cơ thể, giúp
19


cho sự điều hịa nhệt bằng sự tiết mồ hơi và bốc hơi nước từ bề mặt phổi cũng
tham gia vào sự hình thành nạc, sữa, bào thai.
Nếu nhu cầu nước tối thiểu khơng dược đảm bảo thì sự phịng vệ của
lợn sẽ bị ảnh hưởng, điều này liên quan đến tỷ lệ mất nước ở phổi, lượng sữa
tiết ra và mức protein khẩu phần.
Nếu uống nước quá nhiều cũng ảnh hưởng đến sự thải tiết các chất dinh

dưỡng có ích qua đường nước tiểu như một chất khoáng hay nitơ.
Ngồi các tác dụng trên thì khi bổ sung nước vào thức ăn khô sẽ làm
tăng khả năng thu nhận thức ăn của lợn, giảm sự hao hụt thức ăn do bụi và
làm tăng tính ngon miệng.
Nhu cầu nước uống của lợn rất lớn, giữa các cá thể lợn và từ ngày này sang
ngày khác, liên quan đến độ nước mất đi từ cơ thể. (Vũ Đình Tơn, 2009) [14].
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước
2.2.1. Các nghiên cứu trong nước
Một số nghiên cứu vế sử dụng thức ăn cho lợn:
Theo Đỗ Văn Quang và CS (2003) [9] thì: Thay thế bột sắn với tỷ lệ từ
25 - 50% trong khẩu phần thức ăn lợn thịt cho năng suất ngang bằng với khẩu
phần sử dụng 100% ngô và giảm 3,28% chi phí thức ăn.
Có thể thay thế 50% ngơ bằng bột sắn vẫn duy trì được năng suất và
chất lượng thịt, giảm giá thành thức ăn chăn nuôi.
Theo Lê Văn An và CS (2009) [1] thì: Với phương pháp phối hợp khẩu
phần dựa trên nguồn thức ăn ở nông hộ là cám gạo và bột ngô kết hợp với
thức ăn đậm đặc, trong điều kiện quy mô chăn nuôi nhỏ ở xã Dương Thủy,
huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, tốc độ tăng trọng của lợn ở tổ hợp lai F1(L
x Y) trong giai đoạn 20 – 60kg đạt 598,4 g/con/ngày và tốc độ tăng trọng của
lợn ở tổ hợp lai F2 (PIE x (Y x MC)) đạt 490,5 g/con/ngày. Tiêu tốn thức ăn
lần lượt là 3,23 và 3,56. Như vậy, tốc độ tăng trọng của lợn ở tổ hợp lai F1(L
x Y) nhanh hơn nhiều so với tốc độ tăng trọng của lợn ở tổ hợp lai F2 (PIE x
(Y x MC)) (lợn lai 3/4 máu ngoại). Trong khi đó, tiêu tốn thức ăn/kg tăng
trọng của lợn ở tổ hợp lai F1(L x Y) thấp hơn khi so với tiêu tốn thức ăn/kg
20


×