Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Điều tra tình hình mắc hội chúng tiêu chảy ở lợn giai đoạn từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi và thử nghiệm một số phác đồ điều trị tại công ty giống lợn Bắc Trung Bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 47 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập tại trường Đại học Hồng Đức và đợt thực
tập tốt nghiệp vừa qua tại Công ty TNHH lợn giống Bắc Trung Bộ tôi đã nhận
được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ, dạy bảo tận tình của các thầy cơ giáo
trong Khoa Nông Lâm Ngư nghiệp, Bộ môn Khoa học Vật nuôi ,cán bộ công
nhân viên trong công ty đã tạo điều kiện cho tơi hồn thành tốt cơng viêc trong
đợt thực tập cuối khố này.
Lời đầu tiên tơi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các thầy
cơ trong Bộ Môn Khoa học- Vật nuôi khoa Nông Lâm Ngư nghiệp, trường Đại
học Hồng Đức đã cho phép và góp ý kiến bổ ích giúp tơi thực hiện đề tài này.
Tôi xin bày tỏ sự biết ơn tới cô giáo Hồng Thị Bích đã tận tình hướng
dẫn tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Tơi xin cảm ơn đến cán bộ công nhân viên của quý Công ty đã tạo mọi
điều kiện để tơi hồn thành tốt cơng việc.
Do thời gian thực tập ngắn, kinh nghiệm thực tế của bản thân còn hạn
chế nên báo cáo còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của các
thầy cơ giáo.
Xin kính chúc các thầy cơ giáo ln ln mạnh khoẻ để tiếp tục cống
hiến sức lực, trí tuệ cho sự nghiệp trồng người cũng như trong quá trình cơng
nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.
Thanh Hố, Ngày ..... tháng 06 năm 2015
Sinh viên

Bùi Thị Lan Anh

i


MỤC LỤC
MỤC LỤC.........................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU..............................................................................iv


DANH MỤC BIỂU ĐỒ....................................................................................v
PHẦN 1: MỞ ĐẦU...........................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài..............................................................................1
1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài......................................................................2
1.2.1. Mục đích..................................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu của đề tài....................................................................................2
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài....................................................2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học.....................................................................................2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn.....................................................................................2
PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU...................................................................3
2.1 Một số đặc điểm của lợn con.......................................................................3
2.1.1. Tốc độ sinh trưởng cao nhưng không đồng đều ở lợn con......................3
2.1.2. Bộ máy tiêu hóa phát triển nhưng chưa hoàn thiện ở lợn con.................3
2.1.3. Chức năng điều hoà thân nhiệt chưa hoàn chỉnh ở lợn con.....................5
2.1.4 Sức đề kháng của cơ thể còn thấp ở lợn con............................................5
2.1.5 Nguyên nhân gây hội chứng tiêu chảy:....................................................6
2.1.5.1.Do vi sinh vật:.......................................................................................6
2.1.5.2. Do kí sinh trùng:...................................................................................8
2.1.5.3. Ảnh hưởng của mơi trường, khí hậu:...................................................8
2.1.6 Những kết quả nghiên cứu về phòng và trị tiêu chảy ở lợn.....................9
2.1.6.1. Những nghiên cứu về phòng tiêu chảy...............................................10
2.1.6.2 Những nghiên cứu về điều trị tiêu chảy..............................................12
2.2 Cơ sở khoa khoa học và công dụng của thuốc..........................................13
2.1.1 Genorfcoli (Hanvet )..............................................................................13
2.2.2 Hampiseptol (Hanvet )...........................................................................14
2.2.3 MULTIVIT–Forte ..................................................................................15
2.3 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước...............................................16
ii



2.3.1 Tình hình nghiên cứu trong nước...........................................................16
2.3.2 Các nghiên cứu ngoài nước....................................................................17
2.4 Tổng quan về cơ sở thực tập......................................................................18
2.4.1. Vị trí địa lý.............................................................................................18
2.4.2. Đặc điểm thời tiết khí hậu :...................................................................18
2.4.3. Cơ cấu tổ chức nhân sự và nhiệm vụ của cơng ty.................................19
2.4.4. Cơng tác vệ sinh phịng bệnh của trại....................................................20
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP.........................21
NGHIÊN CỨU................................................................................................21
3.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................21
3.2. Nội dung nghiên cứu................................................................................22
3.3. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................22
3.3.1. Thời gian, địa điểm và phạm vi nghiên cứu..........................................22
3.3.2. Bố trí thí nghiệm....................................................................................22
3.3.3. Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi các chỉ tiêu........................23
3.3.3.1. Chỉ tiêu theo dõi.................................................................................23
3.3.3.2. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu.....................................................23
3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu.....................................................................24
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................24
4.1. Kết quả điều tra tình hình hội chứng tiêu chảy trên đàn lợn sơ sinh –.....25
60 ngày tuổi tại Công ty TNHH giống lợn Bắc Trung Bộ..............................25
4.1.1 Kết quả điều tra tỷ lệ hội chứng tiêu chảy từ lợn sơ sinh – 60 ngày tuổi25
4.1.2 Tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở lợn con theo tháng giai đoạn sơ sinh
đến cai sữa.......................................................................................................28
4.1.3 Tình hình mắc bệnh theo tháng giai đoạn từ cai sữa đến 60 ngày tuổi.. 31
4.2 Kết quả theo dõi hiệu quả điều trị của các phác đồ...................................33
4.2.1. Tỷ lệ khỏi bệnh khi điều trị bằng hai phác đồ.......................................33
4.2.2. Kết quả theo dõi thời gian điều trị và chi phí điều trị............................36
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.............................................................39
5.1 Kết luận:....................................................................................................39

iii


5.1.1 Kết quả điều tra......................................................................................39
5.1.2. Kết quả điều trị bằng hai phác đồ..........................................................39
5.2 Đề nghị:.....................................................................................................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................41
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Tên bảng
Bảng 2.1. Lịch tiêm phòng vacxin cho đàn lợn nuôi tại Công ty
TNHH lợn giống Bắc Trung Bộ
Bảng 4.1: Kết quả điều tra tinh hình hội chứng tiêu chảy (HCTC) ở
lợn từ sơ sinh – 60 ngày tuổi tại Công ty giống lợn Bắc Trung Bộ
Bảng 4.2 Kết quả điều tra tình hình hội chứng tiêu chảy theo tháng
giai đoạn sơ sinh đến cai sữa
Bảng 4.3: Kết quả điều tra hội chứng tiêu chảy qua các tháng giai
đoạn từ cai sữa đến 60 ngày tuổi

Trang
21
25
28
31

Bảng 4.4 Kết quả theo dõi hiệu quả điều trị của các phác đồ

34

Bảng 4.5. Kết quả theo dõi thời gian khỏi bệnh và giá thành điều trị.


37

iv


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Tên biểu đồ
Biểu đồ 4.1. Tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở các lứa
tuổi lợn.
Biểu đồ 4.2: Tình hình mắc hội chứng tiêu chảy theo tháng
giai đoạn sơ sinh đến cai sữa.
Biểu đồ 4.3: Tình hình mắc bệnh theo tháng giai đoạn cai sữa
đến 60 ngày tuổi.

v

Trang
28
30
32


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi nước ta đã và đang phát
triển rất mạnh theo hướng trang trại và hộ gia đình, đặc biệt là ngành chăn ni
lợn. Chăn nuôi lợn là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng góp phần tăng
trưởng kinh tế trong đó phải nói đến sức sản xuất thịt có chất lượng tốt, đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Nói đến ngành chăn nuôi phải kể đến chăn nuôi lợn bởi tầm quan trọng
và ý nghĩa thiết thực của nó đối với đời sống kinh tế xã hội của nhân dân.
Chăn nuôi lợn đã góp phần giải quyết cơng ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo,
tăng thu nhập và là cơ hội làm giàu cho nông dân.
Cùng với việc tăng số đầu lợn, ngành chăn nuôi lợn đã và đang áp dụng
những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tế sản xuất nhằm cải tạo con giống
hồn thiện quy trình chăm sóc ni dưỡng, phịng trừ dịch bệnh, đảm bảo sức
khoẻ cho người tiêu dùng.
Ở Thanh Hoá hiện nay, việc phát triển chăn ni lợn theo hình thức
trang trại tập trung cũng đã và đang phát triển nhanh chóng, được phát triển
theo hướng chun mơn hố, điển hình như trang trại lợn giống Bắc Trung
Bộ. Đối với trang trại chăn nuôi lợn nái, vấn đề thường gặp hiện nay là ở
lợn con hay mắc hội chứng tiêu chảy. Bệnh xuất hiện lúc ồ ạt, lúc lẻ tẻ tuỳ
thuộc vào sự thay đổi ít nhiều của các yếu tố chăm sóc, ni dưỡng và sự
thay đổi của thời tiết khí hậu. Khi lợn con mắc bệnh hiệu quả chăn nuôi lợn
sẽ giảm do chi phí điều trị cao, lợn con bị cịi cọc, chậm lớn, ảnh hưởng
đến khả năng sinh trưởng, phát triển của lợn con sau này. Xuất phát từ tình
hình trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Điều tra tình hình mắc hội
chúng tiêu chảy ở lợn giai đoạn từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi và thử
nghiệm một số phác đồ điều trị tại công ty giống lợn Bắc Trung Bộ”.

1


1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
- Khảo sát, đánh giá tình hình hội chứng tiêu chảy ở lợn giai đoạn từ sơ
sinh đến 60 ngày tuổi tại công ty giống Bắc Trung Bộ.
- Thử nghiệm một số phác đồ điều trị.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài

- Đánh giá được tình hình hội chứng tiêu chảy ở lợn giai đoạn từ sơ
sinh đến 60 ngày tuổi tại Công ty giống Bắc Trung Bộ.
- Xác định được kết quả điều trị của một số phác đồ và có những
khuyến cáo cho cơ sở chăn nuôi trong việc sử dụng thuốc.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Đánh giá một cách khách quan về tỷ lệ mắc bệnh.
- Đánh giá được hiệu quả điều trị của một số loại thuốc từ đó làm cơ
sở để thực hiện các nghiên cứu tiếp theo.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Từ kết quả nghiên cứu được là cơ sở để ta đề xuất các biện pháp
phòng nhằm hạn chế hội chứng tiêu chảy ở lợn.
- Lựa chọn phác đồ điều trị hiệu quả cao, giá thành phù hợp nhắm nâng cao
chất lượng giống, giảm thiểu thiệt hại về kinh tế, nâng cao hiệu quả chăn nuôi.

2


PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Một số đặc điểm của lợn con
2.1.1. Tốc độ sinh trưởng cao nhưng không đồng đều ở lợn con
Lợn con bú sữa là lợn từ khi sinh ra cho đến khi tách mẹ. Giai đoạn này lợn
con sinh trưởng rất nhanh, sau 2 tuần lợn con có trọng lượng gấp đơi trọng lượng
sơ sinh, sau 4 tuần gấp 4 - 5 lần, sau 8 tuần gấp 10 - 15 lần nhưng tăng không
đồng đều.
Nguyên nhân của sự tăng trưởng không đều chủ yếu là do lượng sữa mẹ
theo quy luật giảm ở tuần thứ 3 sau khi đẻ mà nhu cầu dinh dưỡng của lợn con
không ngừng tăng lên. Tốc độ tăng trưởng nhanh nhất là 21 ngày đầu, khi lượng
sửa của lợn mẹ cịn cung cáp đủ cho lợn con,sau đó giảm dần, lượng thức ăn bổ
sung thêm chưa đủ điều này làm cho tăng trọng tuyệt đối của lợn con giảm. Thời

gian giảm tốc độ sinh trưởng kéo dài khoảng 2 tuần thường gọi là giai đoạn
khủng hoảng thứ hai của lợn con, có thể khắc phục giai đoạn này bằng cách tập
ăn cho lợn con, cho chúng ăn thêm thức ăn lúc 5 - 7 ngày tuổi.
2.1.2. Bộ máy tiêu hóa phát triển nhưng chưa hoàn thiện ở lợn con
Theo Võ Trọng Hốt và cs (2000), cơ quan tiêu hoá của lợn con phát
triển nhanh nhưng chưa hoàn thiện. Phát triển nhanh thể hiện ở sự tăng nhanh
về dung tích dạ dày, ruột non và ruột già. Dung tích dạ dày tăng gấp 50-60 lần
(lúc sơ sinh khoảng 30ml), dài ruột non tăng gấp 5 lần, dung tích ruột non
tăng gấp 50-60 lần (lúc sơ sinh 100-120ml), dài ruột già 4-5 lần, dung tích
ruột già tăng gấp 50-60 lần. Nhưng cơ quan tiêu hố của lợn con chưa được
hồn thiện do một số men tiêu hố thức ăn chưa có hoạt tính mạnh, nhất là ở 3
tuần tuổi đầu.
Đối với hàm lượng HCl, ở lợn con việc sản sinh HCl là không đáng kể
trong 3 tuần tuổi đầu. Lúc cai sữa pH chuyển từ 3 sang 4-5, điều này không
đủ để hoạt tính men pepsin đạt mức tối ưu. Từ đó mà tăng nguy cơ ỉa chảy.
Theo Vũ Đình Tơn và Trần Thị Thuận: Thời kỳ này đặc điểm nổi bật
của cơ quan tiêu hóa của lợn con chính là sự phát triển nhanh của cơ quan tiêu
hóa song chưa hồn thiện. Sự phát triển nhanh thể hiện ở sự tăng về dung tích
3


và khối lượng của bộ máy tiêu hóa, cịn chưa hoàn thiện thể hiện ở số lượng
cũng như hoạt lực của một số men trong đường tiêu hóa. Mặc dù dung tích
tăng lên rất nhanh song hệ thống men chưa phát triển chưa đầy đủ.
Men Pepsin: đây là men tiêu hóa có khả năng tiêu hóa Protein của thức
ăn, là men chủ yếu trong dịch vị dạ dày. Lợn con dưới 3 tuần tuổi trong dịch
vị dạ dày chưa có HCl tự do (thực ra có rất ít nhưng liên kết với dịch vị) nên
nó chưa có khả năng hoạt hóa Pepsinogen thành Pepsin ở dạng hoạt động, do
đó khả năng tiêu hóa Protein gặp nhiều khó khăn. Chỉ sau 3 tuần tuổi trong
dịch vị mới có HCl ở dạng tự do, lúc này Pepsinogen được hoạt hóa thành

Pepsin hoạt động tiêu hóa Protein thức ăn. Thời kỳ thiếu HCl việc tiêu hóa
Protein sữa chủ yếu do Tripsin và Kimotripsin tiết ra nhờ dịch vị và dịch ruột
đảm nhiệm.
Men tiêu hóa Gluxit: mem Amilaza và Mantoza là hai loại men có khả
năng tiêu hóa tinh bột của thức ăn, hai loại men này có trong nước bọt và dịch
tụy từ khi lợn con mới sinh ra nhưng khi lợn con ở 2 - 5 tuần tuổi thì hoạt tính
cịn yếu nên khả năng tiêu hóa Gluxit thấp.
Men tiêu hóa Lipit: men Lipaza có khả năng tiêu hóa Lipit của thức ăn,
nó có sau khi đẻ ra vài ngày, lợn con có đủ khả năng tiêu hóa Lipit mặc dù
Lipit chiếm tới 40% vật chất khơ trong sữa.
Men tiêu hóa đường: men Saccaroza là men có khả năng phân giải
đường Saccaroza của thức ăn và được tiết ra ở ruột non. Với lợn con dưới 2
tuần tuổi men này có hoạt tính thấp.
Tóm lại men tiêu hóa các loại thức ăn ở lợn con tăng cao dần theo độ
tuổi, nhìn chung sau 5 tuần tuổi trở đi lợn con mới có thể tiêu hóa hồn tồn
các loại thức ăn. Căn cứ vào sự có mặt và khả năng tiêu hóa của các loại men
mà lựa chọn loại thức ăn và định thời gian cai sữa cho thích hợp.
Đặc biệt là hàm lượng HCl, ở lợn con việc sản sinh HCl là không đáng kể trong 3
tuần tuổi đầu. Lúc cai sữa pH chuyển từ 3 sang 4 - 5. Điều này khơng đủ để hoạt tính
men pepsin đạt mức tối ưu. Từ đó mà tăng nguy cơ ỉa chảy. Ở lợn con khi cho con vật ăn

4


thức ăn rất sớm, HCl sẽ tăng cao. Thức ăn protein và chất khống có năng lực đệm cao,
chống lại sự hạ thấp của pH dạ dày.
2.1.3. Chức năng điều hoà thân nhiệt chưa hoàn chỉnh ở lợn con
Theo giáo sư Vũ Duy Giảng, Nguyễn Thị Lương Hồng, Tôn Thất Sơn
(1997) Lúc mới sinh thân nhiệt của lợn con là 38,5 - 39 0C, thân nhiệt trung
bình là 33 - 350C. Khi ra khỏi cơ thể mẹ, thân nhịêt của lợn con tạm thời tụt

xuống, nguyên nhân chủ yếu là do trọng lượng lợn lúc này nhỏ, lớp mỡ dưới
da mỏng, lượng mỡ và glycogen dự trữ cịn ít, trên thân lông thưa nên khả
năng giữ nhiệt và sự chống lại yếu tố lạnh kém. Vì vậy thân nhiệt lợn con tuỳ
thuộc và nhiệt độ và độ ẩm chuồng nuôi. Ở giai đoạn này năng lượng điều hoà
thân nhiệt kém: nhiệt độ trực tràng giảm 2 0C khi nhiệt chuồng nuôi 18 0C
nhưng sẽ giảm 50C khi nhiệt độ chuồng ni là 110C (sau 20 phút). Thân nhiệt
trở lại bình thường sau 24 giờ.
Do khả năng tự điều tiết nhiệt chưa hồn chỉnh nên khi nhiệt độ mơi
trường thay đổi (lạnh hơn) thì lợn con điều tiết thân nhiệt chủ yếu bằng sự tiêu
tốn glucoza sẵn có trong cơ thể, nếu lạnh quá lợn con sẽ tiêu tốn nhiều
glucoza dẫn đến hiện tượng giảm glucoza huyết, hơn thế sữa mẹ khơng cung
cấp đủ lợn con lại chưa có khả năng tạo glucoza mới, việc giảm glucoza huyết
dẫn đến lợn con dẽ bị bệnh. Vì vây cần chống lạnh và sưởi ấm cho lợn bú sữa
nhất là trong 2-3 tuần sau khi đẻ.
2.1.4 Sức đề kháng của cơ thể còn thấp ở lợn con
Khi mới sinh ra miển dịch của lợn con dất kém hoàn toàn phụ
thuộc vào sữa mẹ, lúc này kháng thể gama.globulin rất thấp, lượng
kháng thể tăng nhanh khi lợn con được bú sữa đầu. Trong sữa đầu của
lợn nái, hàm lượng protein rất cao. Những ngày đầu mới đẻ hàm lượng
protein chiếm 18 - 19%, trong đó hàm lượng γ _globulin chiếm số
lượng khá lớn (34 - 35%). γ _globulin có tác dụng tạo sức đề kháng
cho nên sữa đầu có vai trị vơ cùng quan trọng đối với khả năng miễn
dịch của lợn con. γ _globulin trong sữa đầu được lợn con hấp thụ bằng
con đường ẩm bào. Quá trình hấp thụ nguyên vẹn phân tử γ _globulin
5


giảm rất nhanh theo thời gian.Do đó lợn con khơng được bú sữa đầu
sớm thì sức đề kháng rất kém,khả năng mắc bệnh rất cao, tỷ lệ chết
cao. Đây là một điều rất quan trọng, địi hỏi người chăn ni cần phải

biết, hiểu rõ để có phương pháp chăn ni tốt, nhất là chăn nuôi lợn
nái sinh sản.
Theo Nguyễn Như Thanh và cs (2001) trong quá trình đáp ứng miễn
dịch trên bề mặt kháng nguyên có thể tập trung nhiều Lymphocid tham gia
miễn dịch tế bào hoặc kháng thể là các globulin miễn dịch. Với lợn con mức
độ đáp ứng miễn dịch được xác định không những phụ thuộc vào sự có mặt
của kháng thể mà cịn phụ thuộc vào mức độ sẵn sàng của hệ thống miễn dịch
2.1.5 Nguyên nhân gây hội chứng tiêu chảy:
Hội chứng tiêu chảy ở lợn là một bệnh phổ biến đã và đang gây thiệt hại
lớn cho ngành chăn nuôi. Hội chứng tiêu chảy gây chết với tỷ lệ thấp, nhưng
tác hại của nó là làm tổn thương hệ nhung mao ruột non, giảm hấp thu thức ăn,
làm cho lợn con còi cọc, tăng chỉ số tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng. Nguy
hiểm hơn nguyên nhân của hội chứng tiêu chảy rất phức tạp đã gây ra sự nhầm
lẫn trong chẩn đoán và điều trị. Qua nhiều nghiên cứu cho thấy, tiêu chảy là
một hiện tượng bệnh lý ở đường tiêu hóa, có liên quan đến rất nhiều các yếu tố,
có yếu tố là nguyên nhân nguyên phát, có yếu tố là nguyên nhân thứ phát.
Các nghiên cứu bệnh lý tiêu chảy ở gia súc cho thấy biểu hiện bệnh lý
chủ yếu là tình trạng mất nước và chất điện giải và cuối cùng con vật trúng
độc, kiệt sức và chết. Vì lẽ đó, trong điều trị tiêu chảy việc bổ sung nước và
các chất điện giải là yếu tố cần thiết.
Bằng rất nhiều cơng trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã đưa ra
những nguyên nhân chính gây ra hội chứng tiêu chảy như sau:
2.1.5.1.Do vi sinh vật:
- Do vi khuẩn
Khi nghiên cứu về nguyên nhân gây hội chứng tiêu chảy nhiều tác
giả đã kết luận rằng trong bất cứ trường hợp nào của bệnh cũng có vai trị
tác động của vi khuẩn.
6



Theo Nguyễn Thị Nội (1985), các tác nhân gây bệnh tiêu chảy cho lợn
ngồi Salmonella cịn có nhiều loại vi khuẩn khác tham gia như E.coli,
Streptococcus, Klebsiella…
Trong đường ruột của gia súc nói chung và của lợn nói riêng, có rất
nhiều loài vi sinh vật sinh sống. Vi sinh vật trong đường ruột tồn tại dưới dạng
một hệ sinh thái. Hệ sinh thái vi sinh vật đường ruột ở trạng thái cân bằng
động theo hướng có lợi cho cơ thể vật chủ. Hoạt động sinh lý của gia súc chỉ
diễn ra bình thường khi mà hệ sinh thái đường ruột luôn ở trạng thái cân bằng.
Sự cân bằng này biểu hiện ở sự ổn định của môi trường đường tiêu hóa của
con vật và quan hệ cân bằng giữa các nhóm vi sinh vật với nhau trong hệ vi
sinh vật đường ruột. Dưới tác động của các yếu tố gây bệnh, trạng thái cân
bằng này bị phá vỡ dẫn đến loạn khuẩn và hậu quả là lợn bị tiêu chảy.
Tô Thị Phượng (2006) khi nghiên cứu biến động của Salmonella và Ecoli ở
lợn qua các lứa tuổi cho thấy, có 100 % các mẫu phân có vi khuẩn E.coli dù lợn bị
tiêu chảy hay không tiêu chảy. Số lượng vi khuẩn Salmonella cũng tăng lên từ
13,91 triệu đến 41,48 triệu vi khuẩn/1gram phân ở lợn từ 1 đến >60 ngày tuổi.
- Do virus
Đã có nhiều nghiên cứu chứng tỏ rằng vius cũng là nguyên nhân gây
tiêu chảy ở lợn. Nhiều tác giả đã nghiên cứu và kết luận một số virus như
Rota- virus, TGE, Enterovirus, Parvovirus, Adenovirus có vai trị nhất định
gây hội chứng tiêu chảy ở lợn. Sự xuất hiện của vius đã làm tổn thương niêm
mạc đường tiêu hóa, suy giảm sức đề kháng của cơ thể và gây ỉa chảy ở thể
cấp tính.
Trước tiên là vius TGE (Transmissible gastro enteritis) được chú ý
nhiều trong hội chứng tiêu chảy ở lợn. TGE gây bệnh viêm dạ dày ruột
truyền nhiễm ở lợn, là một bệnh có tính chất truyền nhiễm cao, biểu hiện đặc
trưng là nôn mửa và tiêu chảy nghiêm trọng. Bệnh thường xảy ra ở các cơ sở
chăn nuôi tập trung khi thời tiết rét, lạnh. Virus chỉ gây bệnh cho lợn, lợn con
2 đến 3 ngày tuổi hay mắc nhất và thường có tỷ lệ chết cao. ở lợn, virus nhân


7


lên mạnh nhất trong niêm mạc của không tràng và tá tràng rồi đến hồi tràng,
chúng không sinh sản trong dạ dày và kết tràng.
Theo Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Trương Văn Dung (1997) vius
TGE có sự liên hệ đặc biệt với các tế bào màng ruột non. Khi vius xâm nhập
vào tế bào nó nhân lên và phá hủy tế bào trong vòng 4 đến 5 tiếng. Sữa và các
thức ăn khác ăn vào khơng tiêu hóa được ở lợn nhiễm vius TGE. Các chất
dinh dưỡng không được tiêu hóa, nước khơng được hấp thu, con vật tiêu chảy,
mất dịch, mất chất điện giải và chết.
Rotavirus thường gây tiêu chảy cho lợn, bò và người. Lợn con từ 1 đến
6 tuần tuổi hay mắc với các biểu hiện lâm sàng như kém ăn hay bỏ ăn, tiêu
chảy nhiều lần trong ngày, gầy sút nhanh chóng do mất nước, nằm bẹp một
chỗ. Giai đoạn cuối, con bệnh biểu hiện thiếu máu, truỵ tim mạch và chết
trong vòng 2 đến 3 ngày. Lợn hậu bị thường mắc bệnh ở thể nhẹ, tỷ lệ chết ít
hơn nhưng để lại những biến chứng.
2.1.5.2. Do kí sinh trùng:
Ký sinh trùng ký sinh trong đường tiêu hóa là một trong những nguyên
nhân gây hội chứng tiêu chảy. Khi ký sinh trong đường tiêu hóa ngoài việc
chúng cướp đoạt chất dinh dưỡng của vật chủ, tiết độc tố đầu độc cơ thể vật
chủ, chúng còn gây tác động cơ giới làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa
và là cơ hội khởi đầu cho một q trình nhiễm trùng. Có rất nhiều loại ký sinh
trùng đường ruột tác động gây ra hội chứng tiêu chảy như sán lá ruột lợn
(Fasciolopsis busky), giun đũa lợn (Ascaris suum)…
Theo Phạm Văn Khuê, Phan Lục (1996), sán lá ruột lợn và giun đũa lợn
ký sinh trong đường tiêu hoá, chúng làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hoá
gây viêm ruột ỉa chảy.
2.1.5.3. Ảnh hưởng của mơi trường, khí hậu:
Mơi trường ngoại cảnh là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến súc

đề kháng của cơ thể gia súc khi có sự thay đổi bởi các yêu tố nhiệt
độ, mưa, nắng, điều kiện chuồng nuôi đều ánh hưởng đến sức khỏe
của lợn, đặc biệt là lợn con theo mẹ, do cấu tạo và chức năng sinh lý
8


chua ổn định và hoàn thiện, khi gặp các yếu tố bất lợi dễ bị stress dẫn
đến nhiều bệnh trong đó có tiêu chảy.
Theo Đồn Thị Kim Dung (2004), các yếu tố nóng, lạnh, mưa, nắng,
hanh, ẩm thay đổi bất thường và điều kiện chăm sóc ni dưỡng ảnh hưởng
trực tiếp đến cơ thể lợn, nhất là cơ thể lợn con chưa phát triển hồn chỉnh, các
phản ứng thích nghi của cơ thể cịn yếu.
Theo Đồn Thị Băng Tâm (1987), Lê Văn Tạo (1993) , Phan Thanh
Phượng và cs (1995), ở nước ta bệnh tiêu chảy xảy ra quanh năm, đặc biệt là
vào vụ đông xuân, khi thời tiết thay đổi đột ngột và vào những giai đoạn
chuyển mùa trong năm.
2.1.6 Những kết quả nghiên cứu về phòng và trị tiêu chảy ở lợn
Hội chứng tiêu chảy ở gia súc nói chung và ở lợn nói riêng xảy ra
thường xuyên và rất phức tạp bởi nguyên nhân gây bệnh rất khác nhau và có
tính chất tổng hợp bao gồm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, và các yếu tố khác
như thời tiết khí hâụ, vệ sinh chuồng trại, điều kiện chăm sóc ni dưỡng….
Các yếu tố như thời tiết khí hậu, chuồng trại bẩn thỉu, tối tăm ẩm thấp, thức
ăn kém chất lượng được coi là các yếu tố mở đường làm suy giảm sức đề
kháng của lợn tạo điều kiện cho các yếu tố quyết định như vi khuẩn, virus
phát huy tác dụng, tăng cường độc lực dẫn đến loạn khuẩn đường tiêu hóa
phát sinh tiêu chảy. Để kìm khuẩn người ta sử dụng kháng sinh bằng cách bổ
sung vào thức ăn và dùng kháng sinh trong điều trị mà khơng tính đến khả
năng kháng thuốc, tồn dư trong sản phẩm thịt và cả trường hợp vi sinh vật có
lợi trong đường tiêu hóa bị tiêu diệt nếu sử dụng lâu dài. Do vậy tìm ra biện
pháp tổng hợp, hiệu quả để phòng và trị hội chứng tiêu chảy nhằm hạn chế

đến mức thấp nhất tỷ lệ mắc bệnh, giảm thiệt hại cho người chăn nuôi là điều
cần thiết. Biện pháp tổng hợp đó là:
- Khống chế điều kiện nuôi dưỡng phù hợp với hoạt động sinh lý của
cơ thể lợn trong từng giai đoạn như vệ sinh chuồng trại, chế độ nhiệt độ, độ
ẩm trong chuồng nuôi, chế độ vận động, chế độ nuôi dưỡng.

9


- Tăng sức đề kháng bằng cách bổ sung các chất dinh dưỡng,
aminoacid, vitamin, chất khoáng, vi lượng.
- Tăng sự tiêu hóa bằng việc bổ sung các men tiêu hóa hoặc các vi sinh
vật đặc hiệu sinh enzim, dùng thức ăn có lên men axit lactic để tạo độ pH axit
trong dạ dày, ruột có lợi cho tiêu hóa.
- Tạo sự ổn định của hệ vi sinh vật trong đường tiêu hóa bằng cách bổ
sung các chế phẩm sinh học trong thức ăn, sử dụng kháng sinh và vaccin.
Các nhà chăn ni đã đưa ra một cơng thức trong phịng trị tổng hợp
hội chứng tiêu chảy là:
Phòng, trị = chế độ vệ sinh, nuôi dưỡng + chế phẩm sinh
học + kháng sinh.
2.1.6.1. Những nghiên cứu về phòng tiêu chảy
Tiêu chảy là bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra, để phòng chống bệnh
đường tiêu hoá cho lợn phải thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp, tác động đến
nhiều khâu, nhiều yếu tố như tác động vào môi trường, đối tượng lợn con và
lợn mẹ dựa trên nguyên tắc 3 nên, 3 chống.
- Nên cho lợn bú sữa đầu, nên chăm sóc lợn mẹ trước khi sinh, nên tập
ăn sớm cho lợn con.
- Chống ẩm, chống bẩn và chống lạnh.
* Phòng tiêu chảy bằng các biện pháp kỹ thuật
Trong chăn nuôi việc đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật là điều cần thiết,

chăm sóc ni dưỡng tốt sẽ tạo ra những gia súc khỏe mạnh, có khả năng
chống đỡ bệnh tật tốt và ngược lại.
Theo Trịnh Văn Thịnh (1985) trong quá trình chăm sóc ni dưỡng lợn,
nếu chuồng ni đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, thống khí, khơ ráo sẽ làm giảm tỷ
lệ bệnh đường tiêu hố.
Chăm sóc ni dưỡng lợn nái không đúng kỹ thuật cũng ảnh hưởng đến
tỷ lệ mắc tiêu chảy. Nếu chăm só lợn mẹ khi mang thai khơng tốt, thiếu dinh
dưỡng sẽ tạo ra con non có trọng lượng sơ sinh nhỏ, sức đề kháng kém dễ
mắc bệnh trong đó có tiêu chảy.
10


* Phòng bệnh bằng vaccine
Phòng bệnh bằng vaccin là phương pháp hữu hiệu nhất để ngăn ngừa
bệnh đặc biệt là các bệnh có nguyên nhân là vi sinh vật. Vaccine là chế phẩm
sinh học, được bào chế từ các vi sinh vật gây bệnh, trong đó mầm bệnh đã bị
giết chết hay giảm độc khơng cịn khả năng gây bệnh, khi đưa vào cơ thể có
khả năng kích thích hệ thống miễn dịch cơ thể vật chủ sản sinh ra kháng thể.
Vác xin phòng tiêu chảy cho lợn đã được nghiên cứu khá lâu và đã được sử
dụng để phòng ngừa tiêu chảy nhằm tạo miễn dịch chủ động cho đàn lợn
chống lại bệnh, các loại vaccine này đã và đang cho kết quả phòng bệnh một
cách khả quan, đạt được mục tiêu làm giảm tỷ lệ bệnh.
Lê Văn Tạo và cs (1993) cũng đã nghiên cứu chế tạo vaccin E.coli dạng
uống. Vaccin được chế tạo từ các chủng E.coli gây bệnh phân lập từ các địa
phương dùng cho lợn con uống 3 – 4 lần. Vaccin có tác dụng phòng bệnh đạt tỷ
lệ 70%.
* Phòng bệnh bằng chế phẩm sinh học
Chế phẩm sinh học là môi trường nuôi cấy một loại vi sinh vật có lợi
nào đó khi đưa vào cơ thể có tác dụng bổ sung các vi sinh vật hứu ích, giúp
duy trì và lập lại trạng thái cân bằng của hệ vi sinh vật trong đường tiêu hóa.

Trong đường ruột của động vật có rất nhiều loại vi sinh vật sinh sống
chúng tạo thành hệ vi sinh vật đường ruột. Khi hệ vi sinh vật đường ruột ở
trạng thái cân bằng thì các chủng vi sinh vật có lợi như vi khuẩn lactic,
Bacillus subtilis phát triển mạnh, các vi khuẩn này có tác dụng tốt trong q
trình tiêu hố của vật chủ. Ngược lại nếu trạng thái cân bằng bị phá vỡ thì các
vi sinh vật có hại sẽ phát triển gây rối loạn tiêu hố và ỉa chảy.
Theo Phan Địch Lân, Phạm Sỹ Lăng (1995) khi sử dụng Lactobacillus để
tạo sự cân bằng cho hệ vi sinh vật đường ruột, các chế phẩm sinh học này được
dùng dưới nhiều dạng canh trùng APK (dùng làm sữa chua) có tác dụng tốt
phịng tiêu chảy cho lợn con.

11


Chế phẩm sinh học EM do giáo sư Nhật Bản TernoHiga nghiên cứu,
gồm nhiều loại vi sinh vật được phân lập từ tự nhiên và được sử dụng trên
nhiều lĩnh vực. Trong thú y chế phẩm EM được sử dụng để phịng, trị bệnh
tiêu chảy và rối loạn tiêu hố cho kết quả tốt.
Theo Tô Thị Phượng (2006) dùng men vi sinh cho lợn uống hoặc ăn có tác
dụng giảm tỷ lệ lợn bị tiêu chảy, lợn tiêu hóa thức ăn tốt, ngồi ra cịn giảm mùi hơi
chuồng ni.
Sử dụng chế phẩm sinh học trong phòng bệnh tiêu chảy sẽ tạo sự bảo
hộ tốt với hệ sinh thái đường ruột. Chế phẩm sinh học tạo điều kiện thuận lợi
cho vi khuẩn có ích hoạt động, giữ cho hệ vi sinh vật đường ruột ở trạng thái
cân bằng ngăn ngừa sự rối loạn tiêu hóa, một mắt xích quan trọng gây hội
chứng tiêu chảy.
2.1.6.2 Những nghiên cứu về điều trị tiêu chảy
Khi nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy, nhiều nhà khoa học đã đi đến
kết luận cho dù bất kỳ nguyên nhân nào thì hậu quả của tiêu chảy cũng có
những nét chung đó là :

- Rối loạn chức năng tiêu hoá, hấp thu
- Rối loạn sự cân bằng của khu hệ vi sinh vật đường ruột
- Rối loạn cân bằng nước và chất điện giải.
Vì vậy để điều trị hội chứng tiêu chảy có hiệu quả cần phải điều trị sớm,
kịp thời, thực hiện biện pháp điều trị tổng hợp như kết hợp điều trị nguyên nhân,
điều trị triêụ chứng, và bổ sung nước và các chất điện giải cho gia súc, đồng thời
có chế độ chăm sóc ni dưỡng họp lý, bổ sung các loại vitamin và khoáng chất
cần thiết.
* Điều trị hội chứng tiêu chảy bằng kháng sinh
Kháng sinh hiện nay vẫn được coi là lựa chọn hàng đầu để điều trị nhiễm
khuẩn nói chung và hội chứng tiêu chảy nói riêng. Tuy nhiên hiện nay do việc
lạm dụng kháng sinh, sử dụng kháng sinh để điều trị nhiễm khuẩn đường tiêu
hóa ở lợn một cách thiếu khoa học ở các địa phương dẫn đến hiện tượng kháng
thuốc của một số chủng vi khuẩn đường ruột trong đó có E.coli và Salmonella.
12


Do vậy để đạt hiệu quả cao trong điều trị cần phân lập các chủng E.coli và
Salmonella và làm kháng sinh đồ để tìm kháng sinh mẫn cảm nhất.
Theo Bùi Thị Tho (1996), kháng sinh dùng trong điều trị bệnh cho kết
quả rất khác nhau ở các địa phương khác nhau. Tại một địa phương nếu một
loại kháng sinh nào đó được dùng một thời gian dài thì hiệu lực điều trị sẽ
giảm dần theo thời gian.
Theo kết quả nghiên cứu của Tô Thị Phượng (2006) kháng sinh
Enrofloxacinee, Enrofloxacine dùng điều trị tiêu chảy ở lợn cho kết quả cao
85,16% và 81,03% ở lợn 1 – 21 ngày tuổi. Khi kết hợp hai loại kháng sinh
này với chế phẩm sinh học Microcin để điều trị cho tỷ lệ khỏi bệnh cao hơn
93,33% và 91,94%.
* Điều trị hội chứng tiêu chảy bằng chế phẩm sinh học
Trong điều trị bệnh, đặc biệt điều trị các bệnh do nhiễm khuẩn, kháng

sinh vẫn là biện pháp được sử dụng nhiều nhất bởi hiệu quả diệt khuẩn hoặc
kìm khuẩn một cách đặc hiệu của nó. Tuy nhiên ngồi tác dụng chính, kháng
sinh cịn có những mặt hạn chế do những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sinh
trưởng và phát triển của vật nuôi, đặc biệt đối với gia súc non, thường gây còi
cọc, chậm lớn. Mặt khác một số kháng sinh còn gây tồn dư trong sản phẩm
thịt ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Ngoài ra do việc quá lạm dụng
kháng sinh trong điều trị đã dẫn đến hiện tượng kháng thuốc, nhờn thuốc của
các vi khuẩn gây bệnh, gây khó khăn trong việc điều trị.
Lê Thị Tài (1997) đã nuôi cấy vi khuẩn Bacillus subtilis trong môi
trường giàu dinh dưỡng, dùng chất hấp phụ thích hợp đã thu được chế phẩm
bột subtilis và bào chế ở dạng viên để điều trị bệnh phân trắng và tiêu chảy ở
lợn con. Theo kết quả thử nghiệm của tác giả thì viên subtilis chữa bệnh ỉa
chảy đạt hiệu quả trên 90%.
2.2 Cơ sở khoa khoa học và công dụng của thuốc
2.1.1 Genorfcoli (Hanvet )
Dung dịch tiêm đặc trị viêm ruột ỉa chảy
- Thành phần:
13


Mỗi ml chứa:
Gentamicin (dạng G. sulfat)

40 mg

Colistin (dạng C. sulfat)

250 000 IU

Dexamethson


0,2 mg

Tá dược vừa đủ

1 ml

- Cơ chế tác động:
Gentamicin là một kháng sinh thuộc nhóm aminoglycosid, hoạt phổ
rộng, có tác dụng mạnh với phần lớn các vi khuẩn gram âm (-)và gram (+) kể
cả tụ cầu khẩn...
Colistin là thuốc kháng sinh nhóm polymyxin, thường dùng để điều trị
những trường hợp nhiễm khuẩn nặng do vi khuẩn Gram âm, đặc biệt là các
trường hợp nhiễm Pseudomonas aeruginosa.
Dexamethason có các tác dụng chính của glucocorticoid là chống viêm,
chống dị ứng.
- Chỉ định:
Ỉa chảy, lỵ, phân trắng, phân vàng, phân xanh, phân đỏ ở lợn, trâu, bò,
gia cầm. Sưng phù đầu, suyễn, tụ huyết trùng, phó thương hàn, đóng dấu ở lợn.
Hen gà (CRD); sưng đầu, khẹc vịt.
- Cách dùng
Tiêm bắp thịt (I.M.) hoặc dưới da (S.C).
- Trâu, bò, ngựa:

1 ml/10 kg TT./12 giờ.

- Lợn, bê, nghé, dê:

1 ml/10 kg TT./12 giờ.


2.2.2 Hampiseptol (Hanvet )
Dung dịch tiêm Đặc trị nhiễm khuẩn
- Thành phần
Mỗi ml chứa:
Sulfadimidin

200 mg

Trimethoprim

40 mg

Tá dược vđ

1 ml

14


- Cơ chế tác động:
Sulfadimidin, Trimethoprim có tác dụng kìm khuẩn, ức chế enzym
dihydrofolate - reductase của vi khuẩn, do vậy ngăn cản quá trình tổng hợp
acid Folic của vi khuẩn, acid tham gia vào cấu tạo AND, ARN của vi khuẩn.
Trimethoprim chống lại tác nhân gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu như E.
coli, Proteus, Klebsiella, Enterobacter, Staphylococcus saprophyticus,
Strepxococcus faecalis và chống lại nhiều vi khuẩn dạng coli.
- Chỉ định:
Đặc trị các bệnh viêm ruột-ỉa chảy , kiết lỵ, thương hàn, phó thương
hàn, tụ huyết trùng.
Chữa bệnh đường hơ hấp: CRD, viêm phổi, phế quản, khí quản, viêm

xoang. Viêm đường niệu dục, tử cung, viêm vú, viêm khớp móng.
- Cách dùng, liều dùng:
Tiêm bắp thịt (I.M.), hoặc dưới da (S.C.).
Dùng liên tục 3-5 ngày.
Gia súc:

1 ml/10-15 kg TT.

2.2.3 MULTIVIT–Forte
- Thành phần:
Mỗi ml chứa:
Vitamin A: ............. . 5000 IU.
Vitamin D: ............ ....500 IU.
Vitamin E: ............. .......1 mg.
Vitamin B1: .......... .....2,5 mg.
Vitamin B2: ..............0,25 mg.
Vitamin B6:.................. 1 mg.
Vitamin B12: ...............5 mcg.
Vitamin PP: ...................5 mg.
Ca-pantothenat: ............1 mg.
Tá dược vđ..................... 1 ml.

15


- Chỉ định:
Phòng và chữa các chứng thiếu vitamin, rối loại trao đổi chất, còi cọc,
chậm lớn, stress.
Tăng cường trao đổi chất, kích thích sinh trưởng, ăn nhiều, lớn nhanh.
Khi mắc bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng, và ỉa chảy, ..

- Cách dùng, liều dùng:
Tiêm bắp thịt (I.M.), hoặc dưới da (S.C.).
Dùng liên tục 3 ngày.
Gia súc:

1 ml/10-15 kg TT.

2.3 Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước
2.3.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
Năm 2006 TS. Nguyễn Ngọc Nhiên, đã phân lập vi khuẩn E.coli và
Salmonella. Ở lợn mắc bệnh tiêu chảy, đã xác định được các chủng E.coli
mẫn cảm cao với các loại kháng sinh Nitrofurazolidon (85%), Neomycine
(80%), Sulfonamid (75%).
Trương Quang (2005), cho rằng do một tác nhân nào đó, trạng thái cần
bằng của khu hệ vi sinh vật đường ruột bị phá vỡ, tất cả hoặc chỉ một loại nào đó
sinh sản lên quá nhiều sẽ gây ra hiện tượng loạn khuẩn. Loạn khuẩn đường ruột
là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh ở đường tiêu hoá, đặc biệt là gây ỉa chảy.
Theo Nguyễn Như Thanh và cs (2001), ở bệnh phân trắng lợn con, tác
nhân gây bệnh chủ yếu là E.coli, ngồi ra có sự tham gia của Salmonella và
vai trị thứ yếu là Proteus, Streptococcus.
Tơ Thị Phượng (2006) khi nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy ở lợn
ngoại tại Thanh Hố cho biết: Lợn ni trong chuồng nền, tỷ lệ lợn bị tiêu
chảy là 31,02%, tỷ lệ chết do tiêu chảy là 1,72%, lợn nuôi ở chuồng sàn có tỷ
lệ tiêu chảy là 22,57%, tỷ lệ chết là 1,41%.
Theo TS. Trần Văn Bình (2004), có thể dùng một số loại kháng sinh
như: Ceffiotus, Amikacin hoặc Apramycin để điều trị.
Khi điều trị phải tuân theo nguyên tắc: Dùng kháng sinh đặc hiệu kết
hợp với thuốc bổ trợ tăng sức đề kháng, mau hồi phục và bổ sung nước và
16



chất điện giải như: Vitamin C, B complex, Glucose, Orezol...
2.3.2 Các nghiên cứu ngoài nước
Các nhà khoa học trên thế giới đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về
bệnh, tiêu biểu như:
Hội chứng tiêu chảy lợn con đã được nghiên cứu từ rất lâu. Thông báo
đầu tiên là của Tolnay nghiên cứu về những sai sót trong ni dưỡng gia sú
non và những ảnh hưởng của khí hậu gây ỉa chảy ở gia suc non trong đo co
cả lợn con phân trắng.
Bệnh sảy ra ở nhiều nước như: Liên xô, Anh, Pháp, Mỹ, Hungary,
Bungary, Thụy Điển... Và việc giọi tên ở mỗi nước cũng khác nhau Dypepsia,
Thee Weks, Milks Cours, Colibacillosis...
Theo Archie Hunter (2001) đã cho biết trong quá trình chẩn đốn bệnh
phân trắng lợn con phát hiện thấy E.coli và đề nghị chú ý đến các Serotyp: O 5,
O8, O55, O64, O78, O149, O179 .Ông cũng cho rằng vi khuẩn E.coli có vai trị cộng
sinh thường trực trong đường ruột trở thành vi khuẩn gây bệnh là vì trong quá
trình sống, cá thể vi khuẩn tiếp nhận được các yếu tố gây bệnh mà theo ơng
đó là các yếu tố gây dung huyết (HY), yếu tố cạnh tranh (Col), yếu tố bám
dính (K88, K99), độc tố đường ruột (Enterotoxin), yếu tố kháng kháng sinh R.
Các yếu tố gây bệnh này không được truyền qua ADN của chromosome mà di
truyền bằng ADN nằm ngoài chromosome được gọi là Plasmid, qua hiện
tượng trao đổi di truyền bằng tiếp hợp. Chính nhờ các yếu tố gây bệnh này đã
giúp cho vi khuẩn bám dính vào tế bào nhung mao ruột non, từ đó gây dung
huyết, nhiễm độc huyết.
Theo J.P. Alno và cộng sự (1999) cho rằng ở giai đoạn chưa trưởng
thành, dạ dày lợn con chưa có axít HCl tự do nên tác dụng diệt khuẩn của dạ
dày chưa cao và khả năng tiêu hoá của dạ dày, ruột ở mức độ thấp. Đây là một
nguyên nhân hết sức quan trọng để quyết định sự hình thành bệnh, đồng thời
tác nhân stress cũng là nguyên nhân tác động vào cơ thể dễ gây ra cơ chế
bệnh lý, làm mất thăng bằng, giảm khả năng thích nghi của cơ thể với điều

kiện ngoại cảnh, tạo điều kiện cho bệnh phát sinh.
17


2.4 Tổng quan về cơ sở thực tập
2.4.1. Vị trí địa lý
Công ty TNHH lợn giống Bắc Trung Bộ được xây dựng trên địa bàn
thôn Lễ Môn, xã Đông Hải, Thành Phố Thanh Hóa.
Xã Đơng Hải thuộc địa phận thành phố Thanh Hóa, là một xã cách
trung tâm thành phố 3km về phía Đơng. Nằm dọc theo đại lộ Lê Lợi, là con
đường được đầu tư xây dựng hiện đại nhất thành phố dẫn xuống khu công
nghiệp Lễ Môn và Thị Xã Sầm Sơn.
Đơng giáp (phía bên kia sơng là huyện Hồng Hóa )
Tây giáp xã Đơng Hương
Bắc giáp phường Nam Ngạn
Nam giáp xã Quảng Hưng
Tây Nam giáp phường Đông Sơn
Vị trí của Cơng ty rất thuận lợi cho việc vận chuyển, trao đổi, lưu thông
vật tư và sản phẩm
Công ty có tổng diện tích xây dựng cơ bản là 3,2 ha được chia làm 2
khu vực: Khu sản xuất và khu quản lý hành chính
- Khu vực sản xuất gồm: 17 dãy chuồng chăn ni, phịng kỹ thuật, nhà
kho, phòng khử trùng tiêu độc, khu cách ly… Giữa các khu là hệ thống đường
bê tông rộng 2m, xung quanh khu vực sản xuất và đường đi được trồng cây
xanh để che mát chuồng nuôi và làm sạch môi trường.
- Khu vực quản lý hành chính gồm: Văn phịng cơng ty, khu nhà ở của
công nhân và khu nhà ăn cho cơng nhân.
2.4.2. Đặc điểm thời tiết khí hậu :
- Đơng Hải chịu ảnh hưởng của khí hậu Miền Bắc nước ta vì vậy mà đựơc
chia làm 4 mùa rõ rệt trong năm, mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10,

mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.

18


2.4.3. Cơ cấu tổ chức nhân sự và nhiệm vụ của công ty
- Cơ cấu tổ chức nhân sự:
Công ty có tổng 20 cán bộ cơng nhân viên gồm bộ phận quản lý, bộ
phận trực tiếp sản xuất.
- Trình độ chuyên môn: + 1 Bác sĩ thú y
+ 1 Kỹ sư chăn nuôi thú y
+ 6 Trung cấp CNTY và kỹ thuật khác
Số cịn lại là cơng nhân lành nghề và lao động phổ thơng.
-Bộ máy hành chính gồm: giám đốc, kế toán trưởng
+Bộ phận quản lý: 2 chuyên viên
+Kế toán: 2 người
+Tổ sản xuất: 14 người
+Tổ bảo vệ: 1 người
+Tổ cơ khí: 2 người
+ Nấu ăn: 1 người
- Nhiệm vụ của công ty.
Công ty Cổ phần TNHH lợn giống Bắc Trung Bộ chăn nuôi giống gốc,
giống ông bà, chuyên sản xuất ra con bố mẹ, chuyển giao cho bà con nông
dân làm giống thương phẩm.
Hàng năm, công ty sản xuất và chuyển giao từ 1000 đến 1800 con lợn
hậu bị giống đực và cái và trên 100 tấn thịt lợn hơi xuất chuồng.
Dưới sự quan tâm của nhà nước, sự lãnh đạo của ban giám đốc và sự cố
gắng của cán bộ công nhân viên, Công ty đã và đang trên đà phát triển. Sản
phẩm của công ty không ngừng tăng lên cả về số lượng cũng như chất lượng,
từ đó doanh thu của Cơng ty cũng ngày một tăng lên, nâng cao đời sống cán

bộ công nhân viên, góp phần xây dựng đất nước, ổn định xã hội đồng thời giải
quyết được một phần gánh nặng việc làm cho địa phương.

19


2.4.4. Cơng tác vệ sinh phịng bệnh của trại.
- Cơng tác vệ sinh thú y trong chăn nuôi.
Công tác vệ sinh chăn nuôi bao gồm các khâu: rửa máng ăn máng
uống, rửa chuồng, dọn phân, tắm cho lợn, xử lý phân, nước thải, phun thuốc
sát trùng cho chuồng trại, phun thuốc sát trùng phương tiện vận chuyển, dụng
cụ chăn nuôi, dụng cụ thú y, xử lý nguồn nước, xử lý rác thải…
Tùy vào điều kiện thời tiết, mùa vụ để thực hiện vệ sinh, chăm sóc hợp
lý, cụ thể là:
+ Rửa máng ăn máng uống, dọn phân: là những việc làm hàng ngày.
Mỗi ngày thực hiện 2 lần.
+ Rửa chuồng, tắm chải: mùa hè tắm và rửa chuồng mỗi ngày một lần,
mùa đông chải cho lợn và 2- 3 ngày rửa chuồng 1 lần.
Sát trùng: trong chuồng phun Vikon S của hãng thuốc thú y Bayer 1
tuần 1 lần, bên ngoài phun Prophyl 1 tháng 1 lần. Các phương tiện ra vào phải
đi qua hố tiêu độc và phun thuốc sát trùng. Người ra vào phải đi qua phòng
khử trùng tiêu độc. Trước các cửa dãy chuồng và lối đi lại có hố vơi bột.
- Xử lý phân, nước thải: phân và nước thải được xử lý qua hệ thống Bio
gas tạo khí đốt và sản xuất điện.
- Xử lý rác thải: rác thải được phân loại để đốt hủy hoặc sử dụng vào
mục đích khác.
- Nguồn nước: nước được lấy từ 2 giếng khoan qua hệ thống bể lọc đưa
vào bể chứa dự trữ từ đó theo ống dẫn tới các chuồng ni.
- Cơng tác phịng bệnh bằng vacxin
Ngồi cơng tác phịng bệnh bằng vệ sinh chăn ni, cơng ty còn áp

dụng biện pháp phòng bệnh bằng vacxin. Lịch tiêm phịng cho đàn lợn tại
Cơng ty được trình bày ở bảng .

20


×